Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

ĐỀ TÀI SẢN XUẤT SẠCH HƠN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.38 KB, 27 trang )

ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT SẠCH HƠN
NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Văn Hiền
Nhóm 02: Nguyễn Thu Hà
Phạm Thị Thúy Hà
Đoàn Mai Hiếu
Phạm Thị Quỳnh Hoa
Nguyễn Thị Hoài
Lương Đình Huế
Đinh Văn Hà




NỘI DUNG CHÍNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Mía là cây công nghiệp
lấy đường quan trọng của
ngành công nghiệp
đường.
- Đường là một loại thực
phẩm cần có trong cơ cấu
bữa ăn hàng ngày của
nhiều quốc gia trên thế
giới, cũng như là loại
nguyên liệu quan trọng
của nhiều ngành sản xuất


công nghiệp nhẹ và hàng
tiêu dùng như bánh kẹo.
- 10 nước sản xuất mía
đường hàng đầu - năm 2005
(tấn/năm)
Brasil 588.025
Ấn độ 232.300
Trung Quốc 87.768
Pakistan 47.244
Mexico 45.195
Thái Lan 43.665
Colombia 39.849
Australia 37.822
Indonesia 29.505
Hoa ky 25.307

Nước ta có khoảng 40 nhà
máy sản xuất mía đường
nằm rải rác từ bắc vào
nam với tổngcông suất
150.750 tấn mía cây/
ngày. Công suất bình
quân 2644 tấn mía cây/
ngày. Nhưng hoạt động
chỉ đạt 60,7% so với công
suất thiết kế.
Nguyên liệu

Vùng nguyên liệu trồng mía
của nước ta không ổn định và

thường xuyên thiếu hụt là một
trong những nguyên nhân dẫn
đến khó khăn bất ổn của
ngành sản xuất mía đường của
Việt Nam.

Từ năm 2000 trở lại đây diện
tích trồng mía trên cả nước
giảm dần do không cạnh tranh
được với loại cây trồng khác
có thu nhập cao hơn.

Nguyên liệu sản xuất

Thiếu mía nguyên liệu cho sản
xuất => nguồn đường của nước
ta thiếu hụt khoảng 200 nghìn
tấn và phải nhập khẩu 1 lượng
lớn để đáp ứng nhu cầu trong
năm 2009.

Để ngành mía đường có thể tồn
tại và phát triển thì phải xây dựng
và quy hoạch việc trồng mía
nguyên liệu bền vững và đồng
thời đổi mới dây chuyền sản xuất
ở các nhà máy.
SẢN PHẨM

Với công nghệ sản xuất hiện nay ,sản xuất 3 loại đường :


Đường tinh luyện cao cấp chiếm 40 – 50%

Đường tinh luyện chiếm 35 - 40%

Đường kính trắng cao cấp chiếm 15 – 20%


Ngoài ra còn có các loại sản phẩm phụ như :

Mật rỉ dùng để nấu cồn, sản xuất mì chính…

Bã mía, cặn bùn dùng để sản xuất phân vi sinh …
SẢN PHẨM
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Nước vào
Xử lý mía
Ép mía
Làm sạch
Bốc hơi
Nấu đường
Ly tâm
Sấy đường
Thành phẩm
Nước thải
Nước rửa trục ép, Bã mía
Nước thải, bùn
Nước bốc hơi hóa chế,
Nước khu lò hơi
Nước ngưng tụ, rỉ đường

Nước rửa máy ly tâm,
Rỉ đường
Nước ngưng tụ
CÂN MÍA
BÀN LÙA MÍA
DAO CHẶT MÍA
DAO BĂM MÍA
MÁY ÉP 5
MÁY ÉP 1,2,3,4
BÚA ĐẬP
NƯỚC MÍA HỖN HỢP
TUABIN HƠI
LÒ HƠI 1,2
BĂNG TẢI MÍA
BÃ MÍA THỪA
NƯỚC
THẨM
THẤU
CÔNG
ĐOẠN ÉP
MÍA
Công đoạn tiếp nhận, xử lý và ép mía

Mía được chở đến nhà máy bằng xe tải 15 – 20 tấn, đưa vào
bàn lùa mía để ép. Mía từ bàn lùa qua dao Khỏa bằng mía
trước khi rơi xuống băng tải. Mía được băng tải đưa vào Dao
chặt mía, Dao băm mía, chặt và xé nhỏ mía thành bã, và sau
đó được đưa lên Búa đập nhằm phá vỡ cấu trúc cây mía.

Mía sau khi qua búa đập được đưa vào hệ thống 05 Máy ép để

ép lấy nước mía. Các máy ép từ che ép 1 đến che ép 4 đều có
bố trí hệ thống nước mía của che ép trước đó để thẩm thấu
nhằm trích ly đường trong các tế bào mía, riêng che ép 5 bố
trí nước nóng thẩm thấu. Nước mía sau khi ép gọi là nước mía
hỗn hợp, sau đó qua công đoạn hóa chế và nấu đường thô. Bã
mía sau khi ép kiệt đạt độ ẩm dưới 50%, Pol bã = 1,8 đến 2,
được băng tải bã đưa qua lò hơi đốt lấy hơi, hơi quá nhiệt đưa
qua tuabin phục vụ cho các quá trình tiếp theo.
NƯỚC MÍA HỖN HỢP
ĐỊNH LƯỢNG
NƯỚC MÍA THÔ
GIA NHIỆT 1
LẮNG TRONG
GIA NHIỆT 2
GIA VÔI
NƯỚC MÍA TRONG
NƯỚC MÍA BÙN
LỌC BÙN
BÙN MÍA
MẬT CHÈ
(SYRO)
BỐC HƠI
GIA NHIỆT 3
CÔNG
ĐOẠN
HÓA CHẾ
CÔNG ĐOẠN HÓA CHẾ

Nước mía hỗn hợp được bơm vào thùng định lượng, tại đây
nước mía được bổ sung phốtphát, sau đó gia nhiệt lần 1 đến 70

0
C
nhằm tạo điều kiện cho các chất trong nước mía phản ứng với
vôi tạo kết tủa CaCO
3
, Ca
3
(PO
4
)
3
, CaSO
4
… đồng thời tiêu diệt vi
khuẩn tránh chuyễn hóa đường Sac. Sau đó nước mía được gia
vôi và đưa qua gia nhiệt 2 đến 105
0
C sau đó đưa vào thiết bị lắng.
Tại thiết bị lắng có bổ sung chất trợ lắng Magnafloc LT 27. Tại
đây được tách thành 2 phần:

Nước mía trong được đưa đi gia nhiệt

Nước mía bùn cho vào thiết bị lọc bùn, nước mía được lọc trong
và trở về thùng nước mía trong, bùn thải ra ngoài làm phân vi
sinh.

Nước mía trong được gia nhiệt lần 3 rồi vào hệ thống bốc hơi,
gồm nhiều nồi bốc hơi. Tại đây nước mía được cô đặc đến nồng
độ 60 – 65 Brix thành mật chè để đưa vào nấu đường.

NẤU ĐƯỜNG THÔ

Mục đích

Mục đích của nấu đường là tách nước từ mật chè đưa
dung dịch đến trạng thái quá bảo hòa từ đó làm xuất hiện
những tinh thể đường. Sản phẩm của quá trình nấu
đường gọi là đường non gồm có tinh thể đường và mật
cái.
HỒI DUNG
BỒN PHẢN ỨNG
BIN
ĐƯỜNG
R1
SÀN PHÂN LOẠI
CÂN VÀ ĐÓNG BAO
LẮNG TALO
DUNG DỊCH LẮNG
NẤU ĐƯỜNG TINH LUYỆN
TRAO ĐỔI ION & TẨY MÀU
LỌC QUA GIẤY
THẤM(DBF)
LY TÂM
SẤY ĐƯỜNG
TRỢ TINH
KHO ĐƯỜNG
BIN
ĐƯỜNG
R3
BIN

ĐƯỜNG
R2
Sữa
vôi,H3PO4,
Talofoc wax,
Taloflote 100
Đường thô
Nước ngọt
CÔNG NGHỆ
ĐƯỜNG
TINH LUYỆN
Tinh chế và nấu đường tinh luyện

Đường thô là sản phẩm trung gian và là nguyên liệu của nhà
máy đường tinh luyện, được hồi dung thành dung dịch và được
bơm vào thùng phản ứng.

Tại bồn phản ứng, sữa vôi, H
3
PO
4
, Talofloc được đưa vào nhằm
tách cặn và tẩy trắng. Cặn bùn được đưa qua thiết bị lắng Talo,
nước đường trong đưa sang thiết bị trao đổi ion bằng resin
hoạt tính nhằm loại bỏ chất màu làm đường trắng hơn.

Dung dịch đường trắng được đưa vào hệ thống nấu đường 3
hệ R1, R2, R3 qua các công đoạn nấu, trợ tinh, ly tâm. Đường
sau khi ly tâm qua thiết bị sấy đến độ ẩm yêu cầu được đưa
sang sàng phân loại hạt.


Sau đó được cân, đóng bao và bảo quản

A,Nước thải:

-Do rửa thiết bị và rửa sàn,giặt vải lọc chứa bùn đất,dầu
mỡ,bã mía và còn chứa một lượng đường khá lớn trong
thiết bị

-Nước thái do làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng
axit và kiềm nên mang tính axit hay kiềm

-Nước thải do làm sạch máy nén tuabin và cổ trục nồi cô
và nấu đường,nước cấp cho nồi hơi…
Các chất thải của phân xưởng sản
xuất mía đường
B,khí thải

-Khí thải của lò hơi,lò đốt lưu huỳnh và tháp xông lưu
huỳnh và cacsbonic các khí độ như CO2,NOX
-tiếng ồn,nhiệt độ
C,chất thải rắn:
-Chủ yếu là bã bùn lọc hầu hết các loại này có thể tận dụng
được,có thể đốt hay làm phân bón,đốt hoặc làm phân
bón
MỘT SỐ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TRONG NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Giải pháp 1: Kiểm soát chất lượng mía đầu vào theo vụ
thu mua.


Đưa ra quy định đối với nông dân từ khâu trồng, thu hoạch,
phân loại mía .

Chất lượng mía được phân ra thành nhiều loại : loại1, loại 2.

Khi thu mua mía, tiến hành kiểm tra chất lượng mía đầu vào
theo từng ca, từng mẻ.
=> Do chênh lệch giá mía loại 1, loại 2 khác nhau nên nhờ có
biện pháp phân loại mía đã làm lợi cho nhà máy, thời gian
thu hồi vốn nhanh.

Giải pháp 2: Thay thế các phần thép thường hay
gây nhiễm bẩn sản phẩm bằng thép không rỉ.

Tất cả các ống dẫn nguyên liệu, thùng chứa mật chè ,
mật trung gian được thay thế bằng thép không rỉ.

Ở trong môi trường chứa axit, thiết bị làm bằng thép
thường dễ bị han rỉ, ăn mòn. Khi rỉ sắt bong ra đi theo
nguyên liệu và vào đường thành phẩm sẽ làm cho đường
bỉ rỉ sắt không đưa đi tái chế lại, đường tái chế lại mất
khá nhiều thời gian, công lao động, tiêu tốn nguyên liệu
điện năng vừa mất mát đường do tổn thất làm ảnh
hưởng đến hiệu suất thu hồi và hiệu quả kinh doanh

Giải pháp 3: Nghiên cứu thay đổi 1 số thiết bị và
công nghệ kéo dài chu kỳ vệ sinh của máy móc.

Chi phí đầu tư và kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị thấp, chủ

yếu là tiền lương nhân công =>đây là giải pháp quản lý nội
vi tốt đem lại lợi ích lớn như máy móc làm việc ổn định,
chất lượng đường ổn định hơn.

Nguyên nhân: Do trong nước mía có nhiều chất không
đường, theo thời gian chất này bám vào thành thiết bị,
đường ống =>ảnh hưởng tới công suất ép, chất lượng
đường thành phẩm giảm.

Do quá trình làm việc liên tục nên máy móc bị dơ, khô dầu
mỡ cần được bảo dưỡng và thay thế.

Giải pháp 4: Nghiên cứu, chế tạo hệ thống lọc
mật chè qua hệ thống túi lọc.

Muốn có đường thành phẩm tinh khiết thì phải có chất
lượng mật chè tinh khiết vì vậy nghiên cứu, chế tạo hệ
thống lọc mật chè qua hệ thống túi lọc. Mật chè qua hệ
thống túi lọc các hạt lơ lửng được giữ lại do đó mật chè
qua túi lọc được tinh khiết hơn, ổn định chất lượng đường
thành phẩm

Ưu điểm: -Vốn đầu tư thấp.

- Đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh sản phẩm.

.

.
Giải pháp 5: Bổ sung chất

chống cặn.
Do đặc điểm của các nhà
máy ép đường có lò hơi
hoạt động ở nhiệt độ cao
nên cặn bẩn bám vào thành
ống=> bên cạnh việc xử lý
thật tốt nước trước khi cho
vào nồi hơi cần phải bổ
sung chất chống cặn để nồi
hơi hoạt động liên tục, cung
cấp hơi ổn định cho dây
chuyền sản xuất.
Giải pháp 6:Bảo ôn tất cả
các thiết bị đường ống sử
dụng điện, sửa chữa kịp
thời các vị trí rò rỉ hơi.
Việc này giảm tổn thất
nhiệt, ổn định điện cho sản
xuất, ngăn nhiệt tỏa ra môi
trường.
Bảo vệ sức khỏe người lao
động và tạo môi trường lao
động an toàn.
Giải pháp 7: Bảo dưỡng thiết
bị tốt
Mục đích: Nâng cao tuổi thọ
của nhà máy, giúp máy móc
thiết bị làm việc ổn định hơn
Ưu điểm: Không mất chi phí
đầu tư

Giải pháp 8: Thay đổi hệ
thống chiếu sáng trong các
xưởng sản xuất.
+ Sử dụng đèn compac hoặc
đèn T8 công suất 36W.
+ Giải pháp này chỉ với chi ít
ít nhưng tiết kiệm điện năng
lớn.
Giải pháp 9: Cân bằng
điện áp và điều chỉnh
điện áp.
+ Nhà máy mía đường làm
việc liên tục 24/24 h và tiêu
thụ điện năng lớn => lãng
phí.
Do đó, giải pháp này góp
phần vào việc ổn định điện
cho sản xuất. Hơn nữa, việc
ổn định điện áp 380V đảm
bảo an toàn cho thiết bị điện
góp phần giảm giá thành sản
phẩm.
KẾT LUẬN

SXSH giúp doanh nghiệp : tiết kiệm nguyên vật liệu.

Giảm chi phí sản xuất.

Nâng cao chất lượng sản phẩm


Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp SXSH sẽ hạn chế các
phát sinh ô nhiễm ngay tại nguồn, đảm bảo quá trình sản
xuất an toàn, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định
của nhà nước về luật BVMT phục vụ cho mục đích sản xuất
và phát triển bền vững.

×