Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 75 trang )

Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội,với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng
và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp ,dịch vụ ,du lịch kéo theo
mức sống của người dân càng ngày càng cao dẫn đến rác thải có số lượng ngày
một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc
hại với môi trường và sức khoẻ con người.Vấn đề rác thải là vấn đề quan trọng
trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Hiện nay, có rất nhiều
phương pháp xử lý CTR, trong đó chôn lấp là biện pháp được áp dụng rộng rãi
nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp CTR là một bài toán rất phức
tạp đối với các nhà quy hoạch vì nó yêu cầu phải tính đến tác động tổng hợp
của rất nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.Để giải quyết vấn
đề này thì phương pháp đánh giá ,phân tích đa chỉ tiêu va hệ thống thông tin địa lý
– GIS là công cụ hiệu quả.GIS cho phép phân tích, xử lý dữ liệu không gian, tính
toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định vị
trí bãi chôn lấp.
Trong những năm gần đây Bắc Ninh đã trở thành điểm sáng trong thu hút đầu
tư ,tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện
đáng kể. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở
nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải sinh hoạt ở các khu vực nông
thôn Theo Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh mỗi ngày đêm thải ra
khoảng gần 600 tấn rác sinh hoạt và khoảng 2 tấn rác thải y tế.Nếu không có biện
pháp xử lý thích hợp, lượng rác thải khổng lồ này sẽ trở thành thảm họa của đô
thị. Hiện nay, Bắc Ninh có 2 bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh phục vụ cho thành
phố Bắc Ninhvà thị xã Từ Sơn, còn lại là những bãi rác tự nhiên, lộ thiên chưa
được chôn lấp hợp vệ sinh, chưa đúng qui định đang gây ô nhiễm môi trường tiềm
tàng. Việc tồn tại những bãi chôn lấp sai quy định, mất vệ sinh như vậy, không
chỉ làm mất mỹ quan, gây khó khăn trong công tác quản lí đất đai, mà còn gây
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 1


Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng dân
cư như: ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Chính vì vậy, một nhiệm vụ
hết sức cấp bách là cần quy hoạch những bãi chôn lấp hợp vệ sinh để giải quyết
những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề rác thải và quan trọng hơn cả là
ngăn chặn hậu quả môi trường do nó gây ra.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng quy hoạch ,lựa chọn điạ điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn trên
cơ sở ứng dụng GIS
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn vị trí ,địa điểm bãi
chôn lấp ứng dụng phần mềm Arview 3.3 .Thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu:các nguồn tài liệu thu thập
được bao gồm giáo trình,báo chí,internet,các báo cáo…sẽ được nghiên
cứu,phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra thực nghiệm ,khảo sát : Để biết thực tế của khu vực
nghiên cứu và thu thập các nguồn dữ liệu cần cho đề tài
- Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn địa điểm hợp lý cho bãi chôn lấp chất thải rắn
- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên-xã hội của tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào trong GIS
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 2
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
- Ứng dụng GIS để xác định vị trí bãi chôn lấp hợp lý
- Xây dựng bản đồ quy hoạch bãi chôn lấp cho tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA
TỈNH BẮC NINH
1.1 
1.1. 
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng châu thổ
sông Hồng có diện tích tự nhiên không lớn và được xếp là tỉnh có diện tích tự nhiên
nhỏ nhất nước ta: 822,71 km
2
.
-Tọa độ :
Vĩ độ :20
o
58’ – 21
o
16’ Bắc
Kinh độ : 105
o
54’ – 106
o
19’ Đông
Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh
và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong
vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân
bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương -
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 3
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung
Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi

Vị trí địa lý,tỉnh có các mặt tiếp giáp như sau
-Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội
-Phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương
-Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên
-Phía bắc giáp huyện Việt Yên (Bắc Giang).
 
!Tỉnh Bắc Ninh được chia thành 8 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố.1 thị
xã,và 6 huyện :
+ Thành phố Bắc Ninh : 13 phường và 6 xã
+ Thị xã Từ Sơn:7 phường và 5 xã
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 4
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
+ Huyện Gia Bình:1 thị trấn và 13 xã
+ Huyện Lương Tài :1 thị trấn và 13 xã
+ Huyện Quế Võ :1 thị trấn và 20 xã
+ Huyện Thuận thành :1 thị trấn và 17 xã
+ Huyện Tiên Du :1 thị trấn và 13 xã
+ Huyện Yên Phong :1 thị trấn và 13 xã
Huyện,thị xã Diện tích (km
2
) Dân số (người) Mật độ dân
số(người/km
2
)
Tổng số 815.85 1028573 1260
Tp Bắc Ninh 82.61 153530 1858
Thị xã Từ
Sơn
61.33 143843

2345
Gia Bình 107.86 102753 952
Lương Tài 105.66 103156 976
Quế Võ 149.06 140022 939
Thuận Thành 117.91 143688 1218
Tiên Du 96.21 119721 1244
Yên Phong 95.21 121860 1279
Nguồn :Cổng thông tin điện tử chính phủ
1.2. 
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh tương đối đồng
nhất: 99,5% diện tích là địa hình đồng bằng; 0,5% địa hình còn lại là địa hình đồi
núi thấp và phân cắt yếu. Nhìn chung địa hình có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông được thể hiện qua các dòng chảy mặt có hướng chảy đổ về sông
Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, với các vùng
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 5
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
đồng bằng thường có độ cao từ 3 - 7 m, chênh lệch giữa địa hình đồng bằng và địa
hình dạng núi và trung du thường là 100 - 200m, còn một số đồi bát úp nằm rải rác
ở một số huyện như Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh diện tích
chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành
phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ
60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến
là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và
núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m, còn lại đại bộ phận diện tích là bằng
phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Sinh vật
Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng
trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên,
diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện

tích chỉ xấp xỉ 1%.
Địa chất - Khoáng sản
Địa chất:
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt
của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên
cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng
cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có
tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như
toàn tỉnh. Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ, nằm trên các
thành tạo cổ, có thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột.
Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày
tăng dần từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng
trũng và dọc theo các con sông chính như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống,
sông Ngũ Huyện Khê. Các thành tạo Trias muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên
các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 6
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh
Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ
khác trong việc xây dựng công trình.
- Khoáng sản:
Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản đặc biệt là khoáng sản quý hiếm
và khoáng sản kim loại., Loại hình khoáng sản phổ biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu
thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và
than bùn. Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn
được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận
Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phòng và Tiên Du; Đất sét làm gạch chịu lửa phân
bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng

là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như
khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
Các điểm khoáng sản chỉ một số ít được thăm dò còn đa số chưa được đánh giá cụ
thể về qui mô và chất lượng. Theo kết quả khảo sát, thăm dò gần đây một số mỏ
sét: Sét Cao Lin có chất lượng khá tốt (Vân Dương, Việt Thống) có thể phục vụ
cho sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp (gốm sứ, gạch CEAMIC, GRANIT ).
1.3. "#$%
Bắc Ninh mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - Khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). có sự phân hoá khí
hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt
độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa hè kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính
nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá.
&'
Lượng mưa trung bình của các tháng dao động từ 5,7 - 428,8mm.
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 7
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
-Tổng lượng mưa trung bình cả năm dao động từ 1.224,4 - 1.639,4mm, phân
bổ không đều trong năm,càng về sau càng giảm.
-Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa
trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện
Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc
huyện Quế Võ.Tháng có lượng nước mưa trung bình thấp nhất là tháng 10, tháng
có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 6,8
()'*($'(+ ,$ /! .
Tháng Lượng mưa (mm)
2007 2008 2009 2010

TB năm 1.537,3 1.386,8 1.224,4 1.639,4
Tháng 1 19,3 39,5 7,7 13,9
Tháng 2 7,1 46,2 34,4 37,6
Tháng 3 10,1 7,8 37,2 29,5
Tháng 4 26,0 46,9 121,1 9,8
Tháng 5 331,3 181,1 204,2 220,7
Tháng 6 241,6 255,8 112,9 357,2
Tháng 7 272,1 240,5 290,0 229,6
Tháng 8 324,8 303,7 218,4 428,8
Tháng 9 115,6 167,7 80,5 257,1
Tháng 10 85,0 95,3 - 5,7
Tháng 11 65,3 - 17,9 17,9
Tháng 12 39,1 2,3 100,1 31,6
Nguồn : Niên giám thống kê 2010
(
Tổng số giờ nắng trong năm 1530-1776 giừo, trong đó tháng có giờ nắng
trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là
tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 8
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam
thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung
bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
(-01(2((+33(
Tháng Số giờ nắng (Giờ)
2007 2008 2009 2010
TB năm 1.302,8 1,714,4 1.481,2 1.387,3
Tháng 1 69,9 116,5 31,6 31,6

Tháng 2 30,4 76,5 62,0 18,3
Tháng 3 25,7 77,1 36,4 25,3
Tháng 4 116,3 120,7 79,7 77,6
Tháng 5 162,6 175,8 147,1 202,6
Tháng 6 135,0 187,8 194,8 129,5
Tháng 7 121,2 249,1 117,4 214,6
Tháng 8 173,3 138,2 184,6 165,9
Tháng 9 156,6 166,3 167,2 177,0
Tháng 10 147,9 159,1 168,5 148,4
Tháng 11 104,7 140,3 129,8 132,1
Tháng 12 59,2 107,0 162,1 64,4
Nguồn :Niên giám thống kê 2010
4
Nằm trong vùng nhiệt đới, Bắc Ninh quanh năm được tiếp nhận một lượng bức xạ
rất dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong
khoảng từ 23,9 - 24,4
0
C (tính trung bình theo Niên giám thống kê 2010). Tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ 15,9 - 19,8
0
C), tháng có nhiệt
độ trung bình lớn nhất là tháng 6, 7, 8 (nhiệt độ từ 28,7 - 29,6
0
C) .Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0
o
C.
(5 4(+ ,$ /! .
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 9

Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Tháng Nhiệt độ
0
C
2007 2008 2009 2010
TB năm 23,9 24,4 24,0 23,9
Tháng 1 17,1 16,4 19,8 15,9
Tháng 2 18,9 20,3 17,7 17,6
Tháng 3 21,9 21,3 20,1 18,9
Tháng 4 25,1 25,6 23,9 24,0
Tháng 5 27,1 28,3 26,1 28,7
Tháng 6 29,1 29,7 29,1 29,6
Tháng 7 29,3 29,5 28,8 29,5
Tháng 8 28,2 28,8 28,9 28,7
Tháng 9 27,0 27,2 27,9 28,4
Tháng 10 24,6 25,4 24,9 25,9
Tháng 11 20,6 22,9 22,5 22,2
Tháng 12 18,4 17,5 18,6 16,8
Nguồn :Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010
46$
Chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu biển, Bắc Ninh có độ ẩm tương đối lớn. Độ ẩm
tương đối trung bình là 79%, độ ẩm tương đối cao nhất trung bình khoảng 86 -
89% nằm rải rác ở các tháng trong năm
(746$ ,$ /! .
Tháng Độ ẩm(%)
2007 2008 2009 2010
TB năm 83.8 81.7 81.7 83,2
Tháng 1 79 75 79 80
Tháng 2 86 86 83 86
Tháng 3 84 82 84 87

Tháng 4 86 86 87 86
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 10
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Tháng 5 85 86 85 83
Tháng 6 85 83 81 80
Tháng 7 84 82 83 80
Tháng 8 85 88 86 89
Tháng 9 83 86 84 86
Tháng 10 83 78 75 83
Tháng 11 82 76 78 85
Tháng 12 84 72 75 73
Nguồn :Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010
789:;,
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 –
1,2km/km
2
(theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua
gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc
Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m
3
. ³. Sông Đuống có hàm lượng
phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. Tại Bến Hồ,
mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu
lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m
3
/s và mùa khô là 728m
3
/s.

Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 290 km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh
dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có
tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m
3
. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất
ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào
mùa mưa là khoảng 1288,5m
3
/s và vào mùa khô là 52,74m
3
/s. Sông Cầu chảy qua
địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê và một số làng
nghề ven sông.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình ,thuộc vào loại
sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m
3
. Do phần
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 11
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói
mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ
dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù
sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa
mưa là khoảng 2224,71m
3
/s và vào mùa khô là 336,45m
3
/s.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần
của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố
Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê : đoạn chảy qua
Bắc Ninh bắt nguồn từ Phường Châu Khê (TX Từ Sơn) và kết thúc ở Vạn An có
chiều dài 28km. Sông Ngũ Huyện Khê là thủy vực tiếp nhận nước thải của TP Bắc
Ninh và từ các làng nghề: Châu Khê, Phong Khê và Phú Lâm và các hộ dân cư
sinh sống ở ven 2 bờ sông., sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi,
sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn
của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu
thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.
1.4. <(=>?@(AB
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ
phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng
điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm
59,2%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,76%; đất chuyên dùng chiếm 21,02%; đất
ở chiếm 12,8%; còn lại 0,7% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng.
(CB<(=>?@((:A,$ .
Loại hình sử dụng
Năm 2010
Diện tích (ha )
%
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 12
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Tổng diện tích tự nhiên 8227,12 100
Đất nông nghiệp
5417,56
65,8
5

Đất nuôi trồng thuỷ sản
643,36
7,82
Đất lâm nghiệp
66,64
0,81
Đất chuyên dùng
1684,91
20,4
8
Đất ở
1055,54
12,8
3
Đất chưa sử dụng
69,11
0,84
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc
Ninh là 8227,12 km
2
; Diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong
đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; Đất phi nông nghiệp chiếm
33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.
Hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, chỉ đạt 2,2 lần; khả năng có thể đưa lên 2,5
lần. Toàn tỉnh vẫn còn 2.750 ha đất trũng ngập nước thuộc các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong. Đất mặt nước chưa sử dụng là 3.114,5 ha; diện
tích 1 vụ còn tới 7.462,5 ha.
Đây là một tiềm năng cần được khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất NN và phát triển dịch vụ.
Với tình hình phát triển mạnh công nghiệp của tỉnh hiện nay, diện tích đất

nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá trên địa
bàn toàn tỉnh.
-"#$DEF4
-814,('G(D;HAD
-8I(J(
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 13
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
- Tốc độ phát triển :
Băc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh nhất miền bắc cũng như của cả nước .Năm 2010 Bắc Ninh tăng trưởng
17,86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc
Ninh tăng trưởng 15,3 %.Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó
khăn Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16,2 %.Tổng sản phẩm (GDP)
tăng bình quân 15,1% năm đạt mục tiêu đề ra, trong đó công nghiệp - xây dựng
tăng 18,3%; dịch vụ tăng 19,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%.
Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm
từ năm 1997 đến nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 1.800
USD/năm, vượt 38% mục tiêu đề ra.
Nông nghiệp phát triển ổn định, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hiệu
quả được nâng cao
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, thời tiết diễn biến bất thường, nhưng
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,9% năm (theo giá năm 1994). Năm
2010 năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 445
nghìn tấn, giá trị trồng trọt ước đạt 71 triệu/ha, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu.
Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp
nông nghiệp, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển. Việc chuyển giao,
ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển dịch vụ nông nghiệp, “dồn điền,
đổi thửa” được coi trọng. Chăn nuôi bước đầu chuyển sang tập trung, giá trị sản
xuất tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm.

Trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát
triển.
Công nghiệp tăng trưởng cao, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ
trợ bước đầu hình thành, khu vực làng nghề và các khu công nghiệp tiếp tục phát
triển
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 14
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 23 nghìn tỷ đồng (giá so sánh
1994) vượt 11,4% mục tiêu, tăng bình quân 27,9%/năm đưa công nghiệp Bắc
Ninh từ vị trí thứ 19 (năm 2004) lên vị trí thứ 10 (năm 2009) trong toàn quốc. Sản
phẩm công nghiệp chiếm 98% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhiều sản phẩm có khả
năng cạnh tranh như: thức ăn gia súc, giấy, thép, gỗ, kính, thiết bị điện, điện tử.
Khu vực làng nghề tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 34,7%/năm. Khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài duy trì tăng trưởng cao, năm 2010 chiếm 49,8% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp, tăng bình quân 61,6%/năm. Toàn tỉnh đã quy hoạch 15
khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 7.525ha, trong đó 10 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy so với diện tích quy hoạch đạt 42,4%, so
với diện tích thu hồi đạt 61%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng 20,5%,
cảnh quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể.
Dịch vụ có bước biến bộ, bước đầu hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường
Tổng doanh thu dịch vụ tăng 17,7%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 25,9%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2010 ước đạt 1.250 triệu USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Tổng kim ngạch nhập
khẩu năm 2010 ước đạt 1.150 triệu USD, tăng bình quân 48,1%/năm.
Một số loại hình dịch vụ tăng trưởng cao như: vận chuyển hàng hóa và hành
khách, thương mại, khách sạn, viễn thông, tài chính, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp,
xúc tiến đầu tư… Hình thành 5 tuyến xe buýt từ thành phố Bắc Ninh đến các thị
trấn và trung tâm các huyện. Bưu chính, viễn thông mở rộng dịch vụ đến các xã,
thôn. Du lịch có chuyển biến tiến bộ, bước đầu phát huy tiềm năng du lịch văn

hóa, kết nối các tuyến điểm du lịch với Thủ đô và một số tỉnh.
- Cơ cấu kinh tế :
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp xây dựng
năm 2010 đạt 64,8% vượt 9,8% so với mục tiêu đề ra, dịch vụ 24,2% không đạt
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 15
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
mục tiêu, nông nghiệp 11,0%. Nhóm ngành chế biến tăng bình quân 31,3%/năm,
tỷ trọng giá trị trồng trọt giảm từ 56,6% năm 2005 ;năm 2010 còn 50,5%, tỷ trọng
chăn nuôi tăng từ 39,4% lên 43,3%, dịch vụ tăng từ 14,84% năm 2005 lên 16%
năm 2010.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 63,3% năm 2005, năm 2010 xuống
42%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,3% năm 2005, năm 2010 lên 33%; dịch
vụ tăng từ 14,4% năm 2005, năm 2010 lên 24,2%.
Công tác đổi mới sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã hoàn
thành; kinh tế hợp tác có chuyển biến tích cực, tăng về số lượng và nâng cao hiệu
quả hoạt động.
-8K,('G(93(
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong tỉnh theo năm (%)
(Nguồn: Niên
giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2010)

Hình 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các ngành năm 2009 và 2010
Cơ cấu kinh tế theo ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Sự
chuyển dịch đó khá rõ nét. Năm 2009, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ,Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ tương ứng là
12,65% - 63,52% - 23,83%.
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 16

STT
Ngành nghề 2009
2010
1 NN, lâm nghiệp, thuỷ sản 12,65 11
2 Công nghiệp, xây dựng 65,32 64,8
3 Dịch vụ 23,83 24,2
4 Tổng cộng 100 100
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Trong giai đoạn năm 2006-2010, khu vực nông nghiệp vượt qua nhiều khó
khăn, nhất là thời tiết, dịch bệnh để đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng
hoá. GTSX Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 2,74%, trong
đó nông nghiệp tăng 1,91%, lâm nghiệp tăng 2,89%. Thuỷ sản tăng 12,26%.
Trong trồng trọt, lấy cây lúa làm chủ lực, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo
hướng tăng diện tích xuân muộn và mùa sớm. Mặc dù diện tích lúa liên tục giảm
qua các năm nhưng do năng suất lúa tăng từ 54,8 tạ/ha năm 2005 lên 58,7 tạ/ha
năm 2009, góp phần ổn định sản lượng lương thực trên địa bàn. Năm 2009, ước
sản lượng lương thực có hạt đạt 456,3 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người
đạt 445 kg. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng từ 37,7 triệu đồng năm 2005
lên 67,5 triệu đồng năm 2009.
Chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo kiểu trang trại, công nghiệp tập
trung đang có xu hương phát triển, đưa giống, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao
vào sản xuất. Tính đến 01/10/2009, toàn tỉnh có 3,1 ngàn con trâu; 53,6 ngàn con
bò; 390,97 ngàn con lợn và trên 3.054 ngàn con gia cầm. Tỷ trọng GTSX ngành
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng dần trong nhóm ngành nông
nghiệp - thuỷ sản. Năm 2005 tỷ trọng này là 43,6%, năm 2007 tăng lên là 45,4%,
năm 2008 giảm còn 40,9% nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này gần đạt tỷ lệ cân
bằng so với trồng trọt, đạt mức 47,2%. GTSX nuôi, trồng thuỷ sản trên 1 ha canh
tác bình quân hàng năm tăng nhanh: năm 2005 đạt 51,2 triệu đồng; năm 2007 đạt
60,7 triệu đồng; năm 2008 đạt 88 triệu đồng và đến năm 2009 đạt 99,4 triệu đồng.

Lâm nghiệp từ 2006 đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 205 ha rừng và 2,2
triệu cây phân tán.
- Công nghiệp và xây dựng
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 17
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 19,15
nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 2006-2009 ở mức 27%,
cao hơn mức bình quân 26,3% của giai đoạn 2001-2005 và cao hơn 5,7% so với
mục tiêu đã đề ra. Vì thế, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ở
mức 18,02%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh
là 14,75%/năm.
Qui mô và năng lực sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng nhanh đã
không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu ở trong và ngoài tỉnh mà còn đóng góp lớn cho xuất
khẩu. Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu luôn chiếm trên 90% tổng kim ngạch
xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu lớn như hàng may
mặc, máy in, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng điện tử,…
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nhiều khu, cụm công nghiệp được Chính phủ phê
duyệt xây dựng. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư theo hướng hiện đại, chính
sách đầu tư thông thoáng, cởi mở. Vì thế, trong những năm qua đã có thêm nhiều
nhà máy với công suất lớn, dây truyền và công nghệ sản xuất hiện đại đi vào hoạt
động thuộc các ngành sản xuất rượu, bia; vật liệu xây dựng; máy móc và thiết bị
điện tử; thiết bị văn phòng và máy tính; thiết bị truyền thông,…Đây sẽ là những
ngành công nghiệp mũi nhọn của Bắc Ninh trong vài năm tới.
Ngành xây dựng đã có bước tiến dài trong việc xây dựng và quy hoạch phát
triển đô thị và nhà ở gắn với khu công nghiệp, khu dịch vụ vui chơi giải trí. Giá trị
sản xuất ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng 10%/năm và giá trị gia tăng đạt
9%/năm.
- Các ngành dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá bình quân mỗi năm tăng 24,5% (chưa loại trừ yếu

tố giá); qui mô tiêu dùng bình quân tăng từ 4,16 triệu đồng/người năm 2005 lên
11,4 triệu đồng năm 2009.
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 18
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
Trong lĩnh vực giao thông - vận tải, hệ thống đường giao thông tiếp tục được
nâng cấp và mở rộng với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng, các tuyến xe buýt nội
tỉnh, liên tỉnh được đưa vào hoạt động đã tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân
trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy thông thương phát triển. Khối lượng hành khách luân
chuyển bình quân tăng 14,5%/năm. Phương tiện vận tải hàng hoá tăng nhanh và
được thay thế hiện đại hơn đã đáp ứng tốt nhu cầu san lấp mặt bằng xây dựng và
vận chuyển hàng hoá trong tỉnh. Khối lượng hàng hoá luân chuyển bình quân tăng
25,3%/năm.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tăng nhanh. Từ năm 2006 đến 2009,
phát triển mới được hàng nghìn thuê bao điện thoại các loại. Như vậy, tính đến hết
năm 2009 toàn tỉnh sẽ có tổng cộng 1.040 nghìn thuê bao điện thoại, đạt trên 1
thuê bao cho 1 người dân; trong đó, có 226,6 nghìn thuê bao cố định, bình quân
đạt 22,1 thuê bao/100 dân và trên 66 ngàn thuê bao di động trả sau, bình quân đạt
6,4 thuê bao/100 dân. Dịch vụ Internet cũng phát triển với tốc độ nhanh.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng. Đến năm 2009, đã
có trên 20 chi nhánh ngân hàng cấp 1 với hơn 200 điểm giao dịch và gần 30 quỹ tín
dụng nhân dân được phân bố rộng khắp trong tỉnh. Bình quân từ 2006-2009, giá trị
tăng thêm của hoạt động tài chính, tín dụng tăng 33,3%/năm. Hoạt động bảo hiểm
với nhiều hình thức từ bảo hiểm con người, phương tiện đến bảo hiểm cho sản
xuất, kinh doanh nên đạt tốc độ tăng 21,3%/năm. Dịch vụ bất động sản hoạt động
hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Các
dịch vụ kế toán, cung cấp thông tin, lao động - việc làm,… tuy mới xuất hiện nhưng
đã được xã hội sử dụng, góp phần làm phong phú các loại hình dịch vụ trên địa
bàn tỉnh.
Các dịch vụ công cộng về giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể thao,… có giá trị

tăng thêm 22,5%/năm.
--8L3#?M=1;NO
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 19
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
--4(?M=1
Dân số của tỉnh Bắc Ninh tăng lên khá nhanh .Năm 2004 dân số của tỉnh là
997400 người với thành phần dân số 85% nông thôn và 15 % thành thị ,năm
2009 dân số Bắc Ninh có 1024151 người với thành phần dân số 74,1 % nông
thôn và 25,9 % thành thị .Năm 2010 dân số tỉnh Bắc Ninh có 1038229 người Dân
số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của
cả nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế - xã hội là chủ
yếu.
Tốc độ gia tăng dân số của Bắc Nnh trong những năm gần đây giảm xuống
đáng kể do tỷ lệ sinh giảm . Nhờ những biện pháp đồng bộ và tích cực trong công
tác dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2000 tốc độ tăng tự nhiên là 1,2 % ,năm
2010 còn 0,87 % dự kiến năm 2020 giảm xuồng tới 0,62%
--- (P4(
Cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-
64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi.Năm 2010, dân số trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với
khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng
thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt
1,33%/năm. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn lao
động trẻ chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc
làm.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả
nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ
Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61%

tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%. Năm 2010, tỉ
lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 20
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn
nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%).
Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Lao động
từ khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) được đào tạo ngành
nghề để chuyển sang làm việc cho khu vực khác, chủ yếu là trong Công nghiệp -
Xây dựng. Qua 4 năm, sự chuyển dịch này diễn ra khá nhanh. Năm 2005, cơ cấu
lao động tương ứng 3 khu vực Nông nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ
là 63,9% - 21,8% - 14,3%. Đến năm 2009, tỷ lệ tương ứng đạt 12,65% - 63,52%
và 23,83%. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài đã thu hút được đông đảo lao động vào 2 thành phần này. Tỷ trọng lao động
làm trong các cơ sở cá thể có xu hướng giảm khá nhanh do lao động chuyển sang
làm cho các khu vực kinh tế khác mà chủ yếu vào các doanh nghiệp.
--50LM+1?M';NP3
- Bắc Ninh là một trong những tỉnh có mật độ dân số trù mật nhất ở đồng
bằng sông Hồng. Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông
thôn với tỉ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn
so tỉ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của
tỉnh là 1257 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố.
Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3
của thành phố Bắc Ninh
- Đô thị hoá
Trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các khu công nghiệp, khu
đô thị và vùng sản xuất hàng hóa tập trung đang được hình thành từng bước và tạo
ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng đều hơn trong phạm vi không gian của các địa
phương trong tỉnh.

Kinh tế nông thôn trong những năm qua đã có sự tiến bộ nhiều mặt. Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được xây dựng theo hướng phát triển toàn diện,
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 21
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
đáp ứng nhu cầu và những đòi hỏi phát triển nông thôn mới. Khu vực nông thôn
đã xuất hiện các đô thị nhỏ, thị tứ, phố làng, phố chợ, các tụ điểm dân cư tập trung.
Đặc biệt là, sự hình thành và đi vào hoạt động của 14 khu công nghiệp tập trung
và 26 khu, cụm công nghiệp đã góp phần làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn góp
phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng sâu,
vùng xa với các trung tâm đô thị.
Khu vực thành thị tiếp tục phát triển. Các thị trấn, trung tâm kinh tế xã hội
của các huyện, các đô thị cũ được nâng cấp, cải tạo và mở rộng theo qui hoạch
ngày càng văn minh, hiện đại. Đến năm 2007, Bắc Ninh đã được mở rộng về qui
mô và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Đến năm 2009, nhiều công trình trọng
điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Trung tâm văn hoá Kinh Bắc; Thư
viện tỉnh; Nhà thi đấu đa năng; Bảo tàng,… tạo nên chuyển biến mới về chất của
Thành phố tỉnh lỵ trên giác độ đô thị hoá, HĐH. Cũng trong thời gian này, huyện
Từ Sơn trở thành thị xã và đô thị trẻ này đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
giữ gìn không gian mang đậm nét văn hoá truyền thống để xứng tầm là quê hương
của các bậc vua Lý.
-58L3#H=G<Q(
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi với đường quốc
lộ 1A (Chiều dài qua Bắc Ninh 19,8 km), quốc lộ 38 (Chiều dài qua Bắc Ninh 23
km) và đường sắt xuyên Việt, trong những năm gần đây hệ thống giao thông phát
triển mạnh với các trục quốc lộ 1B (Chiều dài qua Bắc Ninh 19 km), đường cao
tốc 18 và hàng loạt các đường giao thông nội tỉnh như tỉnh lộ 270, 271, 272, 280,
281 ngày càng được đầu tư nâng cấp, hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh và
nhân dân quan tâm đầu tư thực hiện với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cầu Hồ nối liền

đôi bờ sông Đuống là điều kiện thuận lợi để phát triển tuyến Du lịch phía nam của
tỉnh. Hệ thống giao thông phát triển tạo thuận lợi cho việc đi đến các cảng biển,
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 22
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
sân bay và cửa khẩu của du khách góp phần quan trọng, tạo động lực để Bắc Ninh
trở thành nơi hội tụ của du khách từ mọi nơi.
Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt, còn hệ thống giao thông
đường thuỷ của tỉnh Bắc Ninh cũng khá thuận lợi với hệ thống sông Đuống, sông Cầu ,
sông Thái bình. Đó chính là điều kiện để giao lưu phát triển đồng thời để ngành Du
lịch nói riêng có tiềm năng mở rộng, đa dạng loại hình Du lịch.
Bắc Ninh có hệ thống lưới điện từ tỉnh về tới huyện được xây dựng từ lâu. Hệ
thống lưới điện từ huyện về các xã và từ các xã về từng thôn xóm đã được xây dựng
đáp ứng điện sinh hoạt cho nhân dân. Song thực trạng mạng lưới điện không đồng
bộ cần có biện pháp đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh theo qui hoạch của ngành điện mới
đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và phát triển của cả tỉnh.
Hiện nay nhà máy nước có công suất 20.000m
3
/ngày đêm mới chỉ cung cấp
cục bộ tại thị xã Bắc Ninh. Một số dự án cũng đang được nghiên cứu và triển khai
như trạm cấp nước Lương Tài, Đình Bảng Nước dùng hiện tại chủ yếu khai thác
bằng giếng khoan
53(3<((:$N'G(, 
5<($N'2( 
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lên môi trường. Hiện
trạng môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường ở
nhiều nơi có xu hướng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, suy thoái môi trường có
biểu hiện ngày càng gia tăng; đặc biệt tại các khu vực làng nghề, khu công nghiệp
vừa và nhỏ, đô thị và lưu vực sông.
1. Môi trường nước: Nước mặt tại nhiều nơi trên địa bàn đang ngày càng bị ô

nhiễm do ảnh hưởng của các hoạt động xả thải từ các khu công nghiệp, đô thị,
làng nghề, sản xuất nông nghiệp không được xử lý đã và đang xả thải trực tiếp vào
các ao hồ, kênh, mương, lưu vực sông, Nhiều nơi chất lượng nước mặt bị suy
giảm mạnh; các chỉ tiêu như: BOD
5
, COD, TSS, Amoni, Fe cao hơn nhiều lần so
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 23
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
với Quy chuẩn Việt Nam. Nước ngầm cũng đang bị suy giảm cả về trữ lượng và
chất lượng, tại các khu vực làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ chất lượng
nước ngầm đã không đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
2. Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí ở Bắc Ninh nhìn
chung còn khá tốt đặc biệt ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, ở các khu vực làng nghề,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các đô thị ô nhiễm bụi, SO
2
, CO
2
đang trở
thành vấn đề nóng; nồng độ các khí này ở một số khu vực vượt nhiều lần so với
Quy chuẩn Việt Nam.
3. Môi trường đất: Ô nhiễm và suy thoái đất do nước thải, chất thải rắn và hoạt
động canh tác không đúng kỹ thuật, lạm dụng việc sử dụng các loại hoá chất bảo
vệ thực vật trên địa bàn có xu hướng gia tăng. Nhiều khu vực phải tiếp nhận nguồn
nước thải từ các hoạt động của CCN, làng nghề đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,
không thể canh tác được đang là vấn đề bức bối của nhiều người dân.
4. Chất thải rắn:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mới chỉ thu gom được khoảng 51,1% và
chủ yếu tập trung ở các khu vực nội thị, còn vùng nông thôn chỉ đạt khoảng 20 -
25%. Cơ bản chất thải phát sinh đều chưa được phân loại, xử lý đơn giản bằng

phương pháp chôn lấp thông thường không đảm bảo vệ sinh.
- 100% các khu công nghiệp, CCN đều chưa có bãi tập kết chất thải trước khi đem
xử lý.
- Việc quản lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng để lẫn với
các loại chất thải khác.
5. Môi trường đô thị: Môi trường ở một số đô thị bị ô nhiễm do bụi, các khí phát
sinh từ hoạt động giao thông, đặc biệt hiện nay việc cải tạo, nâng cấp giao thông
nội thị đang là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm. Hầu hết nước thải đô thị đều
chưa được xử lý, đang xả trực tiếp ra môi trường; rác thải không được thu gom
triệt để, trong quá trình vận chuyển vẫn còn để rơi vãi ra mặt đường.
6. Môi trường khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ:
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 24
Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp tại tỉnh BắcNinh
- Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và
nhỏ có chiều hướng gia tăng. Nhiều hệ thống sông, ngòi tiếp nhận nguồn nước thải
từ hoạt động công nghiệp đã bị ô nhiễm nghiêm trọng; đặc biệt là lưu vực sông
Ngũ Huyện Khê đã ô nhiễm ở mức báo động và trở thành kênh dẫn nước thải của
nhiều làng nghề, CCN. Đặc biệt là khu vực làng nghề tái chế giấy Phong Khê, sắt
thép Đa Hội, đúc nhôm chì Văn Môn, CCN Mả Ông, CCN Châu Khê, CCN Đại
Bái, CCN Phong Khê, CCN Phú Lâm,
- Tại một số cụm công nghiệp nồng độ bụi, SO
2
, CO
2
vượt nhiều lần so với Quy
chuẩn Việt Nam.
7. Môi trường làng nghề: Môi trường làng nghề đang là một trong các vấn đề cấp
bách hiện nay. Mức độ ô nhiễm có chiều hướng gia tăng, một số ngành nghề tái
chế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đang hình thành và có xu hướng mở

rộng ra địa bàn xung quanh tạo ra các điểm ô nhiễm mới. Chất lượng môi trường
sống tại các khu vực làng nghề đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng.
8. Khu vực nông thôn: Chất lượng môi trường tại các khu vực nông thôn thuần tuý
cơ bản vẫn còn khá trong lành. Tuy nhiên, một số vấn đề về chất thải rắn sinh
hoạt, nước thải từ hoạt động chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành
nghề mới nảy sinh như tái chế nhựa trong khu dân cư, bao bì đựng thuốc bảo vệ
thực vật đang trở thành điểm nóng tại nhiều nơi.
5-<(A 
5- (L3=A=P<RN((L;:D
Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng ngày càng gia
tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công
nghiệp tăng 15%, chất thải y tế tăng 8%; năm 2006 lượng chất thải rắn phát sinh
512 tấn/ngày đến năm 2009 là 735 tấn/ngày. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm
tới 70%; lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và y tế. Lượng
chất thải rắn công nghiệp nguy hại và y tế tuy phát sinh không lớn nhưng lại là
nguồn chất thải chứa nhiều nguy cơ gây tác hại cho sức khoẻ con người và môi
trường xung quanh nếu không được xử lý đảm bảo an toàn.
GVHD : Th.S Tạ Đăng Thuần
SVTH :Chu Thị Ngọc Bắc 25

×