Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.9 KB, 32 trang )

Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Chương 1: Tổng quan về nước rỉ rác.
Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp (còn gọi là nước rác) đang là vấn đề nhức nhối trong xã
hội về mặt môi trường và mỹ quan. Nước rò rỉ có nồng độ chất ô nhiễm cao, có mùi chua
nồng, có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất. Khi không
được tích trữ và xử lý tốt, một lượng lớn tràn ra ngoài vào mùa mưa sẽ gây ô nhiễm cho
các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống gần bãi chôn lấp. Đây là
vấn đề nan giải của các bãi rác không có trạm xử lý nước rò rỉ hiện nay.
Do thành phần phức tạp và khả năng gây ô nhiễm cao, nước rò rỉ từ bãi rác đòi hỏi
một dây chuyền công nghệ xử lý kết hợp, bao gồm nhiều khâu xử lý như xử lý sơ bộ, xử
lý bậc hai, xử lý bậc ba để đạt tiêu chuẩn thải. Thành phần và lưu lượng nước rò rỉ biến
động theo mùa và theo thời gian chôn lấp nên dây chuyền công nghệ xử lý nước rò rỉ
cũng sẽ thay đổi đối với các loại nước rác có thời gian chôn lấp khác nhau. Việc đề ra một
dây chuyền công nghệ thích hợp để xử lý nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp, thõa mãn các vấn
đề về kỹ thuật, điều kiện kinh tế… là cần thiết.
Chương2: Thành phần của nước rỉ rác
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 1
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
2.1. Thành phần nước rỉ rác.
Thành phần nước rác thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào tuổi của bãi chôn lấp, loại
rác, khí hậu. Mặt khác, độ dày, độ nén và lớp nguyên liệu phủ trên cùng cũng tác động lên
thành phần nước rác.
Thành phần và tính chất nước rò rỉ còn phụ thuộc vào các phản ứng lý, hóa, sinh xảy
ra trong bãi chôn lấp. Các quá trình sinh hóa xảy ra trong bãi chôn lấp chủ yếu do hoạt
động của các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ từ chất thải rắn làm nguồn dinh dưỡng
cho hoạt động sống của chúng.
Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải trong bãi chôn lấp được chia thành
các nhóm chủ yếu sau:


Các vi sinh vật ưa ẩm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 0-20
0
C
Các vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-40
0
C
Các vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh ở nhiệt độ 40-70
0
C
Sự phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn I – giai đoạn thích nghi ban đầu
Giai đoạn II – giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn III – giai đoạn lên men axit
Giai đoạn IV – giai đoạn lên men metan
Giai đoạn V- giai đoạn ổn định
Việc tổng hợp và đặc trưng thành phần nước rác là rất khó vì có nhiều yếu tố khác nhau
tác động lên sự hình thành nước rò rỉ. Nên tính chất của nó chỉ có thể xác định trong một
khoảng giá trị nhất định và được cho trong bảng 1
Bảng 1 : Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác của các
bãi chôn lấp mới và lâu năm.
Thành phần
Giá trị, mg/l
a
Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm
( Trên 10 năm)
Khoảng Trung bình
BOD
5
2.000-55.000 10.000 100-200
TOC 1.500-20.000 6.000 80-160

COD 3.000-90.000 18.000 100-500
Chất rắn hòa tan 10.000-55.000 10.000 1.200
Tổng chất rắn lơ lửng 200-2.000 500 100-400
Nitơ hữu cơ 10-800 200 80-120
Amoniac 10-800 200 20-40
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 2
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Nitrat 5-40 25 5-10
Tổng lượng photpho 5-100 30 5-10
Othophotpho 4-80 20 4-8
Độ kiềm theo CaCO
3
1.000-20.900 3.000 200-1.000
pH 4,5-7,5 6 6,6-9
Độ cứng theo CaCO
3
300- 25.000 3.500 200-500
Canxi 50-7.200 1.000 100-400
Magie 50-1.500 250 50-200
Clorua 200-5.000 500 100-400
Sunphat 50-1.825 300 20-50
Tổng sắt 50-5.000 60 20-200
Bảng 1 thống kê các chỉ tiêu của nước rò rỉ trong nhiều năm. Một điều có thể thấy rõ
là các thành phần ô nhiễm trong nước rò rỉ bãi rác mới chôn lấp đều cao, đặc biệt ô nhiễm
hữu cơ rất cao (COD, BOD
5
cao).
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước rò rỉ của bãi rác mới chôn lấp cao hơn rất nhiều so

với bãi rác chôn lấp lâu năm. Bởi vì trong bãi chôn lấp lâu năm, chất thải rắn đã được ổn
định do các phản ứng sinh hóa diễn ra trong thời gian dài, các chất hữu cơ đã được phân
hủy hầu như hoàn toàn, các chất vô cơ đã bị cuốn trôi đi. Trong bãi chôn lấp mới, thông
thường pH thấp, các thành phần khác như BOD
5
, COD, chất dinh dưỡng, kim loại nặng,
TDS có hàm lượng rất cao. Khi các quá trình sinh học trong bãi chôn lấp đã chuyển sang
giai đoạn metan hóa thì pH sẽ cao hơn (6,8 – 8,0), đồng thời BOD
5
, COD, TDS và nồng
độ các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) thấp đi. Hàm lượng kim loại nặng giảm xuống bởi
vì khi pH tăng thì hầu hết các kim loại ở trạng thái kém hòa tan.
Khả năng phân hủy của nước rác thay đổi theo thời gian. Khả năng phân hủy sinh
học có thể xét thông qua tỷ lệ BOD
5
/COD. Khi mới chôn lấp tỷ lệ này thường khoảng 0,5
hoặc lớn hơn. Khi tỷ lệ BOD
5
/COD trong khoảng 0,4-0,6 hoặc lớn hơn thì chất hữu cơ
trong nước rò rỉ dễ phân hủy sinh học. Trong các bãi rác lâu năm, tỷ lệ BOD
5
/COD rất
thấp, khoảng 0,005 – 0,2. Khi đó nước rò rỉ chứa nhiều axit humic và fulvic có khả năng
phân hủy sinh học thấp
Khi thành phần và tính chất nước rò rỉ thay đổi theo thời gian thì việc thiết kế hệ thống xử
lý cũng rất phức tạp. Chẳng hạn như, hệ thống xử lý nước rác cho bãi chôn lấp mới sẽ
khác so với hệ thống xử lý các bãi rác lâu năm. Đồng thời, việc phân tích tính chất nước
rò rỉ cũng rất phức tạp bởi nước rò rỉ có thể là hỗn hợp của nước ở các thời điểm khác
nhau. Từ đó, việc tìm ra công nghệ xử lý thích hợp cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải
SVTH: Hà Văn Công

Lớp: MTK7 Trang 3
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
nghiên cứu thực tế mới có thể tìm ra công nghệ xử lý hiệu quả.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần tính chất nước rò rỉ
Rác được chọn trong bãi chôn lấp chịu hàng loạt các biến đổi lý, hóa, sinh cùng lúc
xảy ra. Khi nước chảy qua sẽ mang theo các chất hóa học đã được phân hủy từ rác. Thành
phần chất ô nhiễm trong nước rò rỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần chất thải
rắn, độ ẩm, thời gian chôn lấp, khí hậu, các mùa trong năm, chiều sâu bãi chôn lấp, độ
nén, loại và độ dày của nguyên liệu phủ trên cùng, tốc độ di chuyển của nước trong bãi
rác, độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm, sự có mặt của các chất ức chế, các chất
dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, việc thiết kế và hoạt động của bãi rác, việc chôn lấp
chất thải rắn, chất thải độc hại, bùn từ trạm xử lý nước thải… Ta sẽ lần lược xét qua các
yếu tố chính ảnh hưởng đến thành phần và tính chất nước rò rỉ :
a. Thời gian chôn lấp
Tính chất nước rò rỉ thay đổi theo thời gian chôn lấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy
rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ là một hàm theo thời gian. Theo thời gian
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác giảm dần. Thành phần của nước rò rỉ thay đổi
tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học đang diễn ra. Sau
giai đoạn hiếu khí ngắn (một vài tuần hoặc kéo dài đến vài tháng), thì giai đoạn phân hủy
yếm khí tạo ra axit xảy ra và cuối cùng là quá trình tạo ra khí metan. Trong giai đoạn axit,
các hợp chất đơn giản được hình thành như các axit dễ bay hơi, amino axit và một phần
fulvic với nồng độ nhỏ. Trong giai đọan này, khi rác mới được chôn hoặc có thể kéo dài
vài năm, nước rò rỉ có những đặc điểm sau :
– Nồng độ các axit béo dễ bay hơi (VFA) cao.
– pH nghiêng về tính axit.
– BOD cao.
– Tỷ lệ BOD/COD cao.
– Nồng độ NH
4

+
và nitơ hữu cơ cao.
– Vi sinh vật có số lượng lớn.
– Nồng độ các chất vô cơ hòa tan và kim loại nặng cao.
Khi rác được chôn càng lâu, quá trình metan hóa xảy ra. Khi đó chất thải rắn trong
bãi chôn lấp được ổn định dần, nồng độ ô nhiễm cũng giảm dần theo thời gian. Giai đoạn
tạo thành khí metan có thể kéo dài đến 100 năm hoặc lâu hơn nữa. Đặc điểm nước thải ở
giai đoạn này :
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 4
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
– Nồng độ các axit béo dễ bay hơi thấp.
– pH trung tính hoặc kiềm.
– BOD thấp.
– Tỷ lệ BOD/COD thấp.
– Nồng độ NH
4
+
thấp.
– Vi sinh vật có số lượng nhỏ.
– Nồng độ các chất vô cơ hòa tan và kim loại nặng thấp.
Theo thời gian chôn lấp đất thì các chất hữu cơ trong nước rò rỉ cũng có sự thay đổi.
Ban đầu, khi mới chôn lấp, nước rò rỉ chủ yếu axit béo bay hơi. Các axit thường là acetic,
propionic, butyric. Tiếp theo đó là axit fulvic với nhiều cacboxyl và nhân vòng thơm. Cả
axit béo bay hơi và axit fulvic làm cho pH của nước rác nghiên về tính axit. Rác chôn lấp
lâu thì thành phần chất hữu cơ trong nước rò rỉ có sự biến đổi thể hiện ở sự giảm xuống
của các axit béo bay hơi và sự tăng lên của axit fulvic và humic. Khi bãi rác đã đóng cửa
trong thời gian dài thì hầu như nước rò rỉ chỉ chứa một phần rất nhỏ các chất hữu cơ, mà
thường là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

Nghiên cứu của Lu (1984) về mối quan hệ thời gian chôn lấp và các thành phần của
nước rò rỉ đã đưa ra các phương trình tương quan giữa thời gian và sự sụt giảm của COD,
BOD
5
, TOC, độ kiềm, canxi, kali, natri, sulphat và clorua… trong nước rác tại nhiều bãi
chôn lấp. Trong các nghiên cứu này, hầu hết các trường hợp cho bãi chôn lấp hoạt động
trên 3 năm và thấp hơn 30 năm (xem bảng sau).
Bảng 2.2: Phương trình tốc độ phân hủy và hệ số.
Phương trình Đơn vị Hệ số, k
BOD
5
= 47.000 x10
-kt
mg/l 0,043
COD = 89.500 x 10
-kt
mg/l 0,0454
TOC = 1.600 x 10
-kt
mg/l 0.040
TVS = 24.000e-kt mg/l 0,185
TDS = 16.000e
-kt
mg/l 0,075
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 5
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Nitơ hữu cơ = 130e
-kt

mg/l 0,185
N– Amoniac = 12.000e
-kt
mg/l 0,1
Độ kiềm = 1.400e
-kt
mg/l CaCO
3
0,04
Ca = 9.360 x10
-kt
mg/l 0,050
Na = 1.805 x 10
-kt
mg/l 0,038
Cl
-
= 4.200 x 10
-kt
mg/l 0,050
K
+
= 3.800 x 10
-kt
mg/l 0,095
Nguồn: Lu, 1984.
Như vậy, các quá trình phân hủy sinh hóa trong bãi chôn lấp có ảnh hưởng rất lớn
đến thành phần và tính chất nước rò rỉ. Theo thời gian, các quá trình phân hủy trong bãi
chôn lấp sẽ có những biến đổi giai đoạn này sang giai đoạn khác làm thay đổi tính chất
nước rò rỉ.

b.Thành phần và các biện pháp xử lý sơ bộ chất thải rắn
Rõ ràng thành phần chất thải rắn là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tính chất
nước rò rỉ. Khi các phản ứng trong bãi chôn lấp diễn ra thì chất thải rắn sẽ bị phân hủy.
Do đó, chất thải rắn có những đặc tính gì thì nước rò rỉ cũng có các đặc tính tương tự.
Chẳng hạn như, chất thải có chứa nhiều chất độc hại thì nước rác cũng chứa nhiều thành
phần độc hại…
Các biện pháp xử lý hoặc chế biến chất thải rắn cũng có những tác động đến tính
chất nước rác. Chẳng hạn như, các bãi rác có rác không được nghiền nhỏ. Bởi vì, khi rác
được cắt nhỏ thì tốc độ phân hủy tăng lên đáng kể so với khi không nghiền nhỏ rác. Tuy
nhiên, sau một thời gian dài thì tổng lượng chất ô nhiễm bị trôi ra từ chất thải rắn là như
nhau bất kể là rác có được xử lý sơ bộ hay không.
c.Chiều sâu bãi chôn lấp
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bãi chôn lấp có chiều sâu chôn lấp càng lớn thì
nồng độ chất ô nhiễm càng cao so với các bãi chôn lấp khác trong cùng điều kiện về
lượng mưa và quá trình thấm. Bãi rác càng sâu thì cần nhiều nước để đạt trạng thái bão
hòa, cần nhiều thời gian để phân hủy. Do vậy, bãi chôn lấp càng sâu thì thời gian tiếp xúc
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 6
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
giữa nước và rác sẽ lớn hơn và khoảng cách di chuyển của nước sẽ tăng. Từ đó quá trình
phân hủy sẽ xảy ra hoàn toàn hơn nên nước rò rỉ chứa một hàm lượng lớn các chất ô
nhiễm.
d. Các quá trình thấm, chảy tràn, bay hơi
Độ dày và khả năng chống thấm của vật liệu phủ có vai trò rất quan trọng trong ngăn
ngừa nước thấm vào bãi chôn lấp làm tăng nhanh thời gian tạo nước rò rỉ cũng như tăng
lưu lượng và pha loãng các chất ô nhiễm từ rác vào trong nước. Khi quá trình thấm xảy ra
nhanh thì nước rò rỉ sẽ có lưu lượng lớn và nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ. Quá trình bay
hơi làm cô đặc nước rác và tăng nồng độ ô nhiễm. Nhìn chung các quá trình thấm, chảy
tràn, bay hơi diễn ra rất phức tạp và phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, địa hình, vật

liệu phủ, thực vật phủ …
c. Độ ẩm rác và nhiệt độ
Độ ẩm thích hợp các phản ứng sinh học xảy ra tốt. Khi bãi chôn lấp đạt trạng thái
bão hòa, đạt tới khả năng giữ nước FC, thì độ ẩm trong rác là không thay đổi nhiều. Độ
ẩm là một trong những yếu tố quyết định thời gian nước rò rỉ được hình thành là nhanh
hay chậm sau khi rác được chôn lấp. Độ ẩm trong rác cao thì nước rò rỉ sẽ hình thành
nhanh hơn.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất nước rò rỉ. Khi nhiệt độ môi trường
cao thì quá trình bay hơi sẽ xảy ra tốt hơn là giảm lưu lượng nước rác. Đồng thời, nhiệt độ
càng cao thì các phản ứng phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp càng diễn ra nhanh
hơn làm cho nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao hơn.
e. Ảnh hưởng từ bùn cống rảnh và chất thải độc hại
Việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt với bùn cống rảnh và bùn của trạm xử lý nước
thải sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến tính chất nước rò rỉ. Bùn sẽ làm tăng độ ẩm của rác
và do đó tăng khả năng tạo thành nước rò rỉ. Đồng thời chất dinh dưỡng và vi sinh vật từ
bùn được chôn lấp sẽ làm tăng khả năng phân hủy và ổn định chất thải rắn. Nhiều nghiên
cứu cho thấy rằng, việc chôn lấp chất thải rắn cùng với bùn làm hoạt tính metan tăng lên,
nước rò rỉ có pH thấp và BOD
5
cao hơn.
Việc chôn lấp chất thải rắn đô thị với các chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến các
quá trình phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp do các chất ức chế như kim loại nặng,
các chất độc đối với vi sinh vật… Đồng thời, theo thời gian các chất độc hại sẽ bị phân
hủy và theo nước rò rỉ và khí thoát ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường cũng như các công
trình sinh học xử lý nước rác.
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 7
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Bảng 2.1: Tính chất nước rác BCL Gò Cát ở các mùa khác nhau

Thành phần Đơn vò Nước rò rỉ mới
mùa khô
Nước rò rỉ
mới mùa mưa
Nước rò rỉ

pH 4.8 - 6.2 6.5 - 6.9 7.81 - 7.89
TDS mg/l 7300 - 12200 5011 - 6420 6040 - 9145
COD mgO
2
/l 39614 - 59750 6621 - 31950 1186 - 1436
BOD
5
mgO
2
/l 30000 - 48000 4554 - 25130 200
VFA mgO
2
/l 21878 - 25182 2882 26
SS mg/l 1760 - 4310 896 - 1320 235
Nitơ tổng mg/l 974 – 1165 484.4 918.6
Phospho tổng mg/l 55.8 - 89.6 13.3 6.4 - 10.1
Độ cứng tổng mgCaCO
3/
/l 5833 - 9667 1840 - 4250 1260 - 1720
Ca
2+
mg/l 1670 - 2739 465 60 - 80
Mg
2+

mg/l 404 - 687 165 297 - 381
Cl
-
mg/l 3960 - 4100 1075 2450 - 2697
SO
4
2-
mg/l 1400 - 1590 - 14
Fe tổng mg/l 204 - 208 46.8 4.5
Cr tổng mg/l 0.04 - 0.05 - -
Zn mg/l 93 - 202 - -
Pb mg/l 0.32 - 1.9 - -
Cd mg/l 0.02 - 0.1
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 8
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Ni mg/l 2.21 - 8.02 - -
Mn mg/l 14.5 - 32.17 - -
Cu mg/l 3.5 - 4.0 - -
Nguoàn : CENTEMA, 2002.
Chương 3. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác
3.1. Xử lý nước rỉ rác.
3.1.1. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác.
Phương pháp xử lý nước rỉ rác gồm có xử lý sinh học, cơ học, hóa học hoặc liên kết
các phương pháp này, xử lý cùng với nước thải sinh hoạt. Để xử lý nước rỉ rác thì nên sử
dụng phương pháp cơ học kết hợp xử lý sinh học và hóa học bởi vì quá trình cơ học có
chi phí thấp và thích hợp với sự thay đổi thành phần tính chất của nước rỉ rác. Tuy nhiên,
nước rỉ rác từ bãi rác mới chôn lấp thường có thành phần chất hữu cơ phân hủy sinh học
cao, do đó việc sử dụng các quá trình xử lý sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Quá

trình xử lý hóa học thích hợp đối với xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp lâu năm.
Các phương pháp xử lý nước rỉ rác được cho trong bảng sau:
Bảng 2.3: Các phương pháp xử lý nước rỉ rác
Phương pháp xử lý Đặc điểm
PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 9
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
A. Điều hòa
Điều hòa lưu lượng và nồng độ trên dòng thải và ngoài dòng
thải.
B. Chắn rác
Các loại mảnh vụn, rác được loại bỏ bằng song chắn, lưới
chắn rác.
C. Lắng
Chất lơ lững và bông cặn được loại bỏ do trọng lực.
D. Tuyển nổi
Các hạt nhỏ được tụ lại và đưa lên khỏi mặt nước nhờ các
bọt khí và loại khỏi mặt nước nhờ cánh gạt. Khuấy trộn, sục
các bọt khí nhỏ được sử dụng.
E. Khử khí
Nước và không khí tiếp xúc với nhau trong các dòng xoáy
trộn trong tháp khử khí. Ammonia, VOC và một số khí khác
được loại bỏ khỏi nước rỉ rác.
F. Lọc
SS và độ đục được loại bỏ.
G. Quá trình màng
Đây là quá trình khử khoáng. Các chất rắn hòa tan được loại
bỏ bằng phân tách màng. Quá trình siêu lọc (Ultrafiltrtion),

thẩm thấu ngược (RO) và điện thẩm tách (electrodialysis)
hay được sử dụng.
H. Bay hơi
Bay hơi nước rỉ rác. Phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, độ ẩm và
mưa.
Bảng 2.3 (tiếp theo)
Phương pháp xử lý Đặc điểm
PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ
A. Keo tụ, tạo
bông
Hệ keo bị mất ổn định do sự phân tán nhanh của hóa chất keo
tụ. Chất hữu cơ, SS, photphate, một số kim loại và độ đục bị
loại bỏ khỏi nước. Các loại muối nhôm, sắt và polymer hay
được sử dụng làm hóa chất keo tụ.
B. Kết tủa Giảm độ hòa tan bằng các phản ứng hóa học. Độ cứng,
photphat và nhiều kim loại nặng được loại ra khỏi nước rỉ rác.
C. Oxy hóa Các chất oxy hóa như ozon, H
2
O
2
, clo, kali permanganate…
được sử dụng để oxy hóa các chất hữu cơ, H
2
S, sắt và một số
kim loại khác. Ammonia và cianua chỉ bị oxy hóa bởi các chất
oxy hóa mạnh.
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 10
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.

D. Phản ứng khử Kim loại được khử thành các dạng kết tủa và chuyển thành
dạng ít độc hơn (ví dụ: Crom). Các chất oxy hóa cũng bị khử
(quá trình loại do clo dư trong nước). Các hóa chất khử hay sử
dụng: SO
2
, NaHSO
3
, FeSO
4
.
E. Trao đổi ion Dùng để khử các ion vô cơ có trong nước rỉ rác.
F. Hấp thụ bằng
cacbon hoạt
tính.
Dùng để khử COD, BOD còn lại, các chất độc và các chất hữu
cơ khó phân hủy. Một số kim loại cũng được hấp thụ. Cacbon
thường được sử dụng dưới dạng bột và dạng hạt.
PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
A. Hiếu khí Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn khi có O
2
.
a. Sinh trưởng lơ lững
- Bùn hoạt tính Trong quá trình hoạt tính chất hữu cơ và vi sinh được sục khí.
Bùn hoạt tính lắng xuống và được tuần hoàn về bể phản ứng.
Các quá trình bùn hoạt tính bao gồm: dòng chảy đều, khuấy
trộn hoàn chỉnh, nạp nước vào bể theo cấp, làm thoáng kéo
dài, quá trình ổn định tiếp xúc…
- Nitrat hóa Ammonia được oxy hóa thành nitrat. Quá trình khử BOD có
thể thực hiện trong cùng một bể hay trong bể riêng biệt.
- Hồ sục khí Thời gian lưu nước trong hồ có thể vài ngày. Khí được sục để

tăng cường quá trình oxy hóa chất hữu cơ.
Bảng 2.3 (tiếp theo)
Phương pháp xử lý Đặc điểm
- SBR Các quá trình tương tự bùn hoạt tính. Tuy nhiên, việc ổn
định chất hữu cơ lắng và tách nước sạch sau xử lý chỉ xảy
ra trong một bể.
b. Sinh trưởng dính bám
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 11
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
- Bể lọc sinh học
(Tricling Filter)
Nước được đưa vào bể có các vật liệu tiếp xúc…Bể lọc
sinh học gồm có các loại: tải trọng thấp, tải trọng cao, lọc
hai bậc…Các vi sinh vật sống và phát triển trên bể mặt vật
liệu tiếp xúc, hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ. Cung cấp
không khí và tuần hoàn nước là rất cần thiết trong quá trình
hoạt động.
-Bể tiếp xúc sinh học
quay (RBC)
Gồm các đĩa tròn bằng vật liệu tổng hợp đặt sát gần nhau.
Các đĩa quay này một phần ngập trong nước.
B. Kị khí
a. Sinh trưởng lơ lững Nước thải đước trộn với sinh khối vi sinh vật. Nước thải
trong bể phản ứng thường được khuấy trộn và đưa đến
nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh học kị khí xảy ra.
- Quá trình kị khí cổ điển
(conventional)
Chất thải nồng độ cao hoặc bùn được ổn định trong bể

phản ứng.
- Quá trình tiếp xúc Chất thải được phân hủy trong bể kị khí khuấy trộn hoàn
chỉnh. Bùn đựơc lắng tại bể lắng và tuẩn hoàn trở lại bể
phản ứng
- UASB Nước thải được đưa vào bể từ đáy. Bùn trong bể dưới lực
nặng của nước và khí biogas từ quá trình phân hủy sinh
học tạo thành lớp bùn lơ lững, xốn trộn liên tục. Vi sinh vật
kị khí có điểu kiện rất tốt để hấp thụ và chuyển đổi chất
hữu cơ thành khí metan và cacbonic. Bùn được tách và tự
tuần hoàn lại bể UASB bằng cách sử dụng thiết bị tách rắn
- lỏng – khí.
- Khử nitrat Nitrit và nitrat bị khử thành khí nitơ trong môi trường thiếu
khí. Cần phải có một số chất hữu cơ làm nguồn cung cấp
cacbon như methanol, axit acetic, đường…
Bảng 2.3 (tiếp theo)
Phương pháp xử lý Đặc điểm
- Hệ thống kết hợp các
quá trình kị khí, thiếu khí
và hiếu khí
Photpho và nitơ được loại bỏ trong hệ thống này. Nitơ
được loại trong quá trình thiếu khí. Photpho được giải
phóng nhờ các quá trình kị khí và thiếu khí. Việc sử dụng
photpho, ổn định chất hữu cơ và nitrat hóa ammonia được
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 12
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
thực hiện trong bể phản ứng hiếu khí.
b. Sinh trưởng dính bám
- Bể lọc khí Nước thải được đưa từ phía trên xuống qua các vật liệu tiếp

xúc trong mơi trường kị khí. Có thể xử lý nước thải có
nồng độ trung bình với thời gian lưu nước ngắn.
- EBR và FBR Bể gồm các vật liệu tiếp xúc như các, than, sỏi. Nước và
dòng tuần hồn được bơm từ đáy bể đi lên sao cho duy trì
vật liệu tiếp xúc ở trạng thái trương nở hoặc giả lỏng.
Thích hợp với khi xử lý nước thải có nồng độ cao vì nồng
độ sinh khối được duy trì trong bể khá lớn. Tuy nhiên, thời
gian satart-up tương đối lâu.
- Đĩa sinh học quay Các đĩa tròn được gắn vào trục trung tâm và quay trong khi
chìm hồn tồn trong nước. Màng vi sinh vật phát triển
trong điều kiện kị khí và ổn định chất hữu cơ.
- Khử nitrat Q trình sinh trưởng dính bám trong mơi trường kị khí và
có mặt của nguồn cung cấp cacbon, khử nitrit và nitrat
thành khí nitơ.
c. Sinh trường lơ lửng
và dính bám kết hợp.
Kết hợp q trình sinh trưởng lơ lửng và dính bám để ổn
định chất hữu cơ.
C. Hồ xử lý hiếu khí-kị
khí
Hồ xử lý dạng này thường là những hồ tự nhiên hoặc nhân
tạo và được lắp đặt lớp lót chống thấm. Q trình sinh học
xảy ra trong hồ có thể là kị khí, tùy tiện hoặc hiếu khí.
D. Xử lý đất (land
treatment)
Tận dụng thực vật, đặc tính của đất và các hiện tượng tự
nhiên khác để xử lý nước rỉ rác bằng việc kết hợp các q
trình lý – hóa – sinh cùng xảy ra.
E. Tuần hồn nước Nước rỉ rác có nồng độ cao được tuần hồn về bãi rác.
Việc lựa chọn cơng nghệ xử lý căn cứ rất nhiều vào lượng chất ơ nhiễm cần loại bỏ

để đạt tiêu chuẩn thải. Thơng thường, cơng nghệ xử lý tùy thuộc chủ yếu vào đặc tính của
nước rỉ rác. Đồng thời, các điều kiện vị trí địa lý và tự nhiên của bãi chơn lấp cũng có vai
trò nhất định trong việc quyết định lựa chọn cơng nghệ xử lý.
3.2. Hiện trạng xử lý nước rỉ rác
3.2.1. Hiện trạng xử lý nước rỉ rác trong nước
a.Bãi chôn lấp Gò Cát
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 13
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Bãi chơn l p Gò Cát mới hoạt động 2/2002 nên nước rò rỉ còn mới nhưng có mứcấ
độ ô nhiễm hữu cơ cao hơn nhiều khi so với các số liệu về thành phần và tính chất
nước rò rỉ đã được ghi nhận trên thế giới (Tchobanoglous et. al.,1993), có thể do
không có quá trình phân loại CTR tại nguồn và không xử lí trước khi đưa vào BCL và
thay đổi theo mùa trong năm.Chất lượng nước rỉ rác ở các BCL Gò Cát gần tương tự
như số liệu của Quasim và Chiang (1994). Hàm lượng BOD giảm nhiều theo thời gian,
trong khi đó tỉ lệ lượng chất hữu cơ khó phân huỷ tăng lên (tỉ lệ BOD:COD giảm).
Nước rác có độ kiềm và độ cứng rất cao. Có khi lên đến trên 9000 mg CaCO
3
/l
vào mùa khô. Độ cứng giảm theo tuổi, trong khi đó độ kiềm tăng lên. Điều này có thể
do hàm lượng VFA giảm từ quá trình phân huỷ kò khí ngay trong lòng BCL. Hàm
lượng kim loại nặng đều thấp hơn tiêu chuẩn. Hàm lượng muối (TDS) khá cao (8-10 g
NaCl/l) tương đương với độ mặn của nước lợ. Theo Quasim và Chiang (1994) hàm
lượng muối giảm theo tuổi BCL do một phần hàm lượng sulfate (SO
4
2-
) chuyển thành
sulfit trong quá trình phân huỷ kò khí. Đồng thời cả hàm lượng sulphate và chlorua đều
giảm theo tuổi do kết tủa với sắt, canxi và các kim loại nặng khác như kẽm.

Tổng hàm lượng nitơ rất cao trong nước rỉ rác (600 – 1200 mg/l). Hàm lượng
nitơ cao sẽ kích thích sự phát triển của phiêu sinh thực vật như rong tảo, tạo điều kiện
phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận. Điều này có thể dẫn đến làm bẩn trở lại nguồn nước,
gây thiếu hụt oxy hòa tan (DO) trong nước.
Hiện nay, tại bãi rác Gò Cát có 2 đơn vò đang vận hành hệ thống xử lí nước rỉ
rác: một là của CENTEMA (bắt đầu vận hành đầu năm 2002) và một là của Vermeer-
Hà Lan (bắt đầu vận hành đầu năm 2003). Theo báo cáo tiến độ trạm xử lý nước rỉ rác
Gò Cát có công suất 400 m
3
/ngđ đã bắt đầu vận hành từ tháng 8/2002. Hệ thống bao
gồm hồ tiếp nhận nước rỉ rác có thể tích là 25 000 m
3
, bể UASB nối tiếp bể sinh học
từng mẽ (SBR) và xả vào hồ sinh học trước khi ra kênh Đen.
Khí
KH2PO4
Khí
Khí
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 14
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
ra
vào
Bể pha loãng
UASB
SBR
Hồ sinh vật
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý của BCL Gò Cát (CENTEMA 2002)


Thành
phần
Đơn vò Trước xử lý Ra UASB Ra SBR Ra hồ sinh
học
pH mg/L 5,8 – 6,2 7,5 – 7,7 7,5 – 7,9 7,2 – 7,8
COD mg/L 2650 – 6850 1812 – 2230 550 –780 56 – 71
BOD5 mg/L 2130 – 5850 1650 – 2000 480 - 560 22 – 30
Nitơ mg/L 225 – 586 152 – 356 88 – 165 12 – 22
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 15
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Photpho mg/L 33 – 42 19 – 23 12 – 19 0,5 – 0,.6
SS mg/L 1340 – 1890 - - 0-6
Coliform MPN/100m
l
- - - 2000 - 4000
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của BCL Gò Cát
Nguồn :CENTEMA, 12/2002
Bảng 2.2 cho thấy COD của hồ tiếp nhận bò loãng đi do nước mưa (2650-6850
mg/l), COD sau xử lý hiếu khí SBR vẫn còn cao (550-780 mgCOD/l). Hồ sinh học đã
xử lý phần chất hữu cơ còn lại, đạt COD giới hạn xả ra nguồn tiếp nhận (100 mg/l).
Tuy nhiên thực tế cho thấy vào mùa khô, nước rỉ rác không bò pha loãng (50000-60000
mg/l), khi đó có thể giá trò nbCOD (COD không phân hủy sinh học) xả ra nguồn vượt
cao dao động trong khoảng 380 – 1100 mg/l.
Bùn dư
Vào
Khử cứng
Aerobic
1

UASB Anoxic 1
Anoxic 2 Oxic 2
Lắng
Lọc cát
Polymer H
2
SO
4
Na
2
CO
3
Bể keo tụkết hợp lắng
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 16
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Ra
Tuần hoàn bùn
Khí
Khí
FeCl
3
Tuần hoàn dòng nitrate
Công nghệ Vermeer của Hà Lan được thể hiện trong hình 2.4. Công nghệ này
bao gồm khử cứng, khử BOD, nitơ, khử màu và cặn. Nước rỉ rác sau khi qua cột khử
cứng, đi vào bể kò khí UASB để khử phần lớn BOD. Sau đó nước rỉ rác qua cụm bể
Anoxic 1 và Aerobic 1 thực hiện quá trình khử BOD còn lại sau UASB, nitrate hoá (ở
Aerobic 1) và khử nitrate kết hợp (ở Anoxic 1). Bể Anoxic 2 là giai đoạn khử nitrate
bổ sung, sử dụng nitrate sinh ra ở bể Aerobic 1. Nguồn carbon mà vi khuẩn khử nitrate

sử dụng ở bể Anoxic 2 chính là nguồn carbon từ quá trình phân huỷ nội bào của bùn.
Hình 2.3: Công nghệ xử lý nước rỉ rác BCL Gò Cát theo thiết kế Vermeer
Giai đoạn Aerobic 2 nhằm tách khí N
2
sinh ra từ bể Anoxic 2. Bùn lắng ở bể
lắng được tuần hoàn về bể Anoxic 1.Nước rỉ rác khử BOD và nitơ tiếp tục khử màu
đồng thời giảm nbCOD, ở bể keo tụ-tạo bông kết hợp lắng. Bông cặn nhỏ khó lắng sẽ
được giữ lại ở bể lọc cát. Dung dòch H
2
SO
4
được châm vào để đưa về pH thích hợp cho
quá trình keo tụ. Chất keo tụ sử dụng ở đây là phèn sắt (FeCl
3
) và chất trợ keo tụ
polymer. Trước khi lọc cát, pH được đưa lên giá trò trung hòa bằng dung dòch Na
2
CO
3
.
Bảng 2.3: Chất lượng nước rỉ rác của hệ thống Vermeer ở BCL Gò Cát 5/2003
Thông số Đơn vò Đầu vào Đầu ra
COD mg/l 17500 420
BOD
5
mg/l 9700 35
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 17
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.

N-hữu cơ mg/l - -
N-
ammonia
mg/l - 230
N-nitrite mg/l - 3,0
N-nitrate mg/l - 3,0
pH 7,2 8,5
b. Bãi chôn lấp Phước Hiệp
Bãi chôn lắp Phước Hiệp đặt tại xã Tam Tân,huyện Củ Chi vừa mới khởi công
năm 2003 theo công nghệ BCL hợp vệ sinh như BCL gò Cát. Trạm xử lý nước rỉ rác
do CENTEMA lắp đặt có công nghệ tương tự như công nghệ xử lý nước rỉ rác Gò Cát.
c. Bãi chôn lấp Nam Sơn Hà Nội
Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, nơi tập trung xử lý rác lớn nhất cho thành
Phố Hà Nội với qui mô 83 ha, nằm trên đia bàn 3 xã Nam Sơn, Bc81 Sơn và Hồng Kỳ.
Bãi chôn lắp có lót lớp chống thấm HDPE ( high density polyethylen), có hệ thống thu
khí đột trực tiếp, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Mỗi ngày bãi tiếp nhân
khoảng 1200 tấn rác. Nước rác đïc chứa trong các hồ nhân tạo (120000 m
3
), mực
nước ngày càng dân cao, khi mùa mưa đến nước tràn ra khu dân cư gây ô nhiễm trầm
trọng. UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án xây dựng khẩn cấp trạm xử lý với công
suất 1000-1500 m
3
/ngđ để giải quyết nước tồn đọng. Sơ đồ công nghệ, cũng tương tự
như công nghệ của CENTEMA, gồm UASB nối tiếp bùn hoạt tính và xử lý bổ sung
bằng hệ hồ sinh học.
d. Bãi chôn lấp Đông Thạnh.
Công nghệ xử lý nước rác BCL Đông Thạnh của công ty Quốc Việt gồm các quá trình
sau: sinh học hồ kò khí, nối tiếp keo tụ khử màu bằng vôi, sau đó tiếp tục xử lý sinh
học hồ hiếu khí hai bậc và hệ hồ sinh học có sự tham gia của hệ thực vật nước. Cuối

cùng là khử trùng bằng chất oxi hoá mạnh H
2
O
2
hay Clorine
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 18
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Nước rác tươi
Hồ rác số 7
( có hoá chất)
Hồ rác số 3
( có hoa 1chất)
Hồ kò khí
Hồ xử lý vôi
Hồ lắng vôi
Hồ xử lý hoá
Hồ sinh học
Khử trùng
Nguồn tiếp nhận
Hình 2.4 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác Đơng Thạnh theo thiết kế của
cơng ty TNHH Quốc Việt
3.2.2 Hiện trạng xử lý nước rò rỉ rác ở nước ngoài.
a. Bãi chôn lấp Hempsted.
Thông số Nước rò rỉ Đầu ra
pH 6.9 7.7
COD, mg/l 229 201
BOD
5

, mg/l 50 19
N-hữu cơ, mg/l 95 -
N- amonia, mg/l 168 < 0.3
N-NO
3
,mg/l < 0.3 247
N-NO
2
, mg/l < 0.1 < 0.1
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 19
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Bảng 2.4: chất lượng nước rỉ rác sau xử lí của hệ thống SBR cho bãi chôn lấp
Hempsted ở Anh.
Bãi chôn lấp này có diện tích khoảng 100 ha ở Gloucester, nằm cạnh sông
Severn và chòu ảnh hưởng của thuỷ triều. Hệ rhống xử lí nước rỉ rác này có công suất
xử lí 280 m
3
/ngày sử dụng bể sinh học từng mẽ xử lí kết hợp BOD và Nitrat hoá.
“Nguồn: Robinson, 1999”
b. Bãi chôn lấp Trecatti.
Chất lượng nước rỉ rác xử lý sinh học bằng SBR, công suất 180 m
3
/ngđ cho bãi
chon lấp Trecatti, Merthyr Tydfil, South Wales ( Anh) thể hiện bảng sau:
Bảng 2.5: Chất lượng nước rỉ rác xử lí sinh học bằng SBR cho bãi chôn lấp
trecatti, Anh.
Thông số Nước rò rỉ Đầu ra
pH 7.1 7.6

COD, mg/l 1000 299
BOD
5
, mg/l 210 3
Clorua 1070 991
N- amonia, mg/l 541 0.5
N-NO
3
,mg/l < 0.1 616
N-NO
2
, mg/l 0.6 < 0.1
TOC 299 115
Kẽm 0.53 0.12
Sắt 10.4 < 0.6
“Nguồn: Robinson, 1996”
c. Bãi chôn lấp Sarnia-Canada
Bãi chôn lắp Sarnia, ontario Canada có diện tích 21 ha. Nước rỉ rác có khoảng
75% là nước rác cũ và còn lại là nước mới. Trạm xử lí có công suất 90 m
3
/ngày. Hệ
thống xử lí gồm có: xử lí sinh học khử BOD, lọc cát và hồ sinh học làm thoáng nitrat
hoá. Sau xử lí nước được thải ra đầm lầy và ra sông.
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 20
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Bảng 2.6: Chất lượng nước rỉ rác sau xử lí sinh học nitơ của bãi chôn lấp Sarnia,
Canada.
Thông số Đầu vào Đầu ra Tiêu chuẩn

TSS, mg/l 42 5 15
COD, mg/l 2000 390 15
BOD
5
, mg/l 570 7 -
TKN, mg/l 347 25 -
N- amonia, mg/l 237 0.4 10
N-NO
3
,mg/l 7.5 340 -
TOC, mg/l 419 111 -
“ nguồn Quasim S.R và Chiang, 1994”
d.Bãi chơn lấp Buckden South
Bãi chơn lấp Buckden South miền Đơng nước Anh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng
thuỷ triều của sơng Great Ouse. Hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi chơn lấp này gồm hai
bể SBR hoạt động song song nhằm khử BOD và nitrate hố. Nước sau xử lý sinh học tiếp
tục xử lý bổ sung bằng bãi lau sậy 1 (reed constructed wetland) có diện tích 2000 m
2
tiếp
theo là oxy hố mạnh bằng ozone nhằm phá vỡ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thành các
chất hữu cơ phân tử nhỏ hơn. Các chất hữu cơ này phân huỷ sinh học ở bãi sậy thứ 2 (500
m
2
) trước khi xả vào sơng Ouse.
Hình 2.7: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi chơn lấp Buckden South
Kết quả hoạt động hơn 8 năm cho thấy mặc dù nước rỉ rác sau xử lý có hàm lượng
COD (350 mg/l) vượt q giới hạn cho phép (200 mg/l), nhưng thật sự khơng ảnh hưởng
đến cá hồi sống trong sơng Ouse. Điều này cho thấy chất hữu cơ còn lại sau xử lý chủ yếu
là các sản phẩm vơ hại đối với thuỷ sinh, như axit fulvic và axit humic
e. Hệ thống xử lý nước rỉ rác của hai BCL rác sinh hoạt ở Mỹ.

SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 21
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Hình 2.8: Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 1 (USEPA)
Công nghệ xử lý ở BCL 1 bao gồm kết tủa hydroxyde, xử lý sinh học (tháp sinh học
kị khí và hiếu khí) và cuối cùng xử lý bằng lọc nhiều lớp Xử lý sinh học được sử dụng ở
đây chủ yếu để khử N-ammonia (99%) và COD (91%). Hàm lượng COD và N-ammonia
còn lại trước khi xả ra sông là 159 mg COD/l và 1,2 mg N-ammonia/l. Các hàm lượng
chất hữu cơ độc và kim loại nặng giảm đáng kể.
Hệ thống xử lý ở BCL 2 gồm bể keo tụ vôi, sinh học từng mẻ (SBR), lọc cát, cột
than hoạt tính và tiếp xúc chlorine. Sơ đồ công nghệ thể hiện ở hình 2.9.
COD đầu ra vẫn khoảng 160 – 250 mg/l. Kết quả trên cho thấy với công nghệ xử lý
bậc cao (sau xử lý sinh học) như trên (lọc, than hoạt tính) để đạt COD <100 mg/l là không
thể.
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 22
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Hình 2.9: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý của bãi chơn lấp 2 (USEPA)
Qua các cơng nghệ xử lý nước rác trong và ngồi nước cho thấy nhiệm vụ chủ yếu
trong xử lý nước rác mới là khử BOD và N hữu cơ, chưa được đầu tư đúng mức cho việc
xử lý nitơ ammonia trong nước thải.
Mokrane et al. (1997) đã thống kê một số công nghệ xử lý thường áp dụng cho
nước rỉ rác. Các công nghệ bao gồm: sinh học ( phân huỷ kò khí , hiếu khí), oxi hoá
hoá học, keo tụ – tạo bông, than hoạt tính và quá trình màng. Quá trình xử lý sinh học
đạt hiệu quả cao cho nùc rỉ rác trẻ và xử lý nitơ ( nitrat hoá và khử nitrat). Do hàm
lượng photpho trong nước rỉ rác thấp, việc bổ sung photpho là cần thiết. Nước rỉ rác
qua quá trình sinh học hàm lượng COD còn khá cao ( 185 – 374mg/l). để giảm hàm
lượng COD này cần tiếp tục bổ sung qua nhiều công đoạn tốn kém như keo tụ, oxi hoá

fenton và hấp phụ than hoạt tính.
Quá trình màng MF, màng siêu lọc UF và màng RO thường được sử dụng
trong xử lý nước rác. Màng lọc MF và màng siêu lọc UF thường được đặt trứơc màng
RO. Nhiều bãi chôn lấp có tuổi > 10 năm, nước rò rỉ trở nên ổn đònh, các quá trình
phân huỷ sinh học, xử lý hoá lý và hấp phụ than hoạt tính không còn phù hợp cho xử
lý nước rác cũ này.trong khí đó màng RO có thể làm giảm COD đến 95%. Tuy nhiên,
xử lý nước rác bằng màng RO chỉ khả thi khi lựa chọn các công trình tiền xử lý hợp lý.
Đối với nước rỉ rác cũ, các quá trình sinh học cho tiền xử lý đã được chứng minh là
không hiệu quả. Màng lọc MF và màng siêu lọc UF là hiệu quả hơ. Nhưng trước đó
phải có quá trình xử lý bằng hoá lý như keo tụ - tạo bông hợac kết tủa bằng vôi. Hiệu
quả của một số công nghệ xử lý thường được áp dụng tuỳ theo tuổi của bãi chôn lấp
thể hiên bảng sau:
Bảng 2.7: Tính chất nước rỉ rác và hiệâu quả của các quá trình xử lý chất hữu cơ.
Tính chất nước rỉ rác < 5 năm 5 – 10 năm > 10 năm
pH < 6.5 6.5 – 7.5 > 7.5
COD (g/l) > 10 < 10 < 5.0
COD/TOC < 2.7 2.0 – 2.7 > 2.0
BOD
5
/COD < 0.5 0.1 – 0.5 < 0.1
VFA (%TOC) > 70 5 – 30 < 5.0
Qáu trình xứ lý
Sinh học Tốt Khá Kém
Oxi hoá Khá - Kém Khá Khá
Than hoạt tính Khá - Kém Tốt - Khá Tốt
Keo tụ – tạo bông Khá - Kém Tốt - Khá Tốt
Màng RO khá Tốt Tốt
“Nguồn: Amokrane et al.,1997”
SVTH: Hà Văn Cơng
Lớp: MTK7 Trang 23

Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
Chương4. Một số công nghệ xử lý rác
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 24
Tổng quan công nghệ xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc và Asean.
4.1.Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác bằng phương pháp sinh học kết hợp hóa
học
Nước rò rỉ bãi rác lúc ban đầu có nồng độ đậm đặc, pH thấp, nhu cầu oxy sinh hóa BOD
và nhu cầu oxy hóa hóa học COD cao, đồng thời có mặt của các chất độc hại. Hơn nữa,
chất lượng nước rò rỉ biến động rất khác nhau tùy thuộc từng bãi chôn lấp và thời gian
chôn lấp. Do vậy, cả quá trình xử lý sinh học và hóa học đều chưa có thể ứng dụng riêng
lẽ để xử lý nước rò rỉ trong suốt quá trình tồn tại của bãi chôn lấp. Vì vậy công ty chúng
tôi đã đưa ra hệ thống xử lý nước thải rỉ rác kết hợp cả phương pháp hóa học và sinh học
để đáp ứng được chuẩn đầu ra.
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước rác mới
SVTH: Hà Văn Công
Lớp: MTK7 Trang 25

×