Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số biện pháp làm tốt công tác y tế học đường trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 32 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc
gia nào, đất nước nào cũng biết đến là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai”. Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào
cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của
mỗi quốc gia.
Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát triển và lớn nhanh
về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông
minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cho các em ngay từ tuổi đến trường. Trong cuộc đời của một con người,
người học sinh có khoảng 20 năm phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc
mầm non đến bậc trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ học tập của
mình. Đây chính là thời gian các em gặp phải khá nhiều bệnh tật từ môi
trường sống, môi trường học đường; bị ảnh hưởng bởi các tai nạn, thương
tích hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý Nếu không có sự chăm sóc
của gia đình và xã hội nói chung, của ngành y tế và ngành giáo dục - đào
tạo nói riêng thì những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của học
sinh là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề rất lớn của xã hội.
Nhiều loại bệnh tật sẽ để lại những di chứng suốt cả cuộc đời của các em
nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ.
Nhà trường là nơi tập trung nhiều học sinh, đối tượng này được sinh
hoạt, học tập trong một khoảng không gian hạn chế của trường học và
phòng học. Đây là những yếu tố và điều kiện thuận lợi để cho các loại tai
nạn, thương tích, bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây nhiễm. Vì thế, sự phát
triển lệch lạc trong giai đoạn này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường sau
này sẽ khó khắc phục.
1
Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ liên tục từ


hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, Y tế trường học là một
công tác quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho trẻ và là một công tác cần được quan tâm
triển khai hoạt động một cách liên tục nhằm chuyển biến các kiến thức
khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa
tuổi học đường.
Làm tốt công tác Y tế học đường là việc làm hết sức cần thiết để công
tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ -
Lao đng.
Điều đó góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục
và xa hơn nữa là sức khỏe của dân tộc mai sau.
Để có một thế hệ trẻ có đầy đủ đức tài và thể lực đáp ứng yêu cầu thời
đại Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thì chúng ta phải thực sự quan tâm
chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất
cũng như tinh thần là một yêu cầu vô cùng cấp thiết.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế ngành Mầm non đã thu hút được hơn 85% trẻ trong độ
tuổi đến trường. Vì vậy trẻ được chăm sóc sức khỏe trong trường Mầm non
chiếm tỷ tệ khá cao. Công tác chăm sóc sức khỏe trong trường Mầm non,
mặc dù đã được quan tâm nhưng mới chỉ chú ý đến bề ngoài còn mang
nặng tính hình thức mà chưa phát triển sâu rộng.
Trường Mầm non nơi tôi đang công tác là một trường trọng điểm nằm
ở trung tâm thành phố với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế phát triển.
Nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng
việc thực hiện chăm sóc sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị đã có nhưng còn ở mức độ thô sơ và chưa có
phòng Y tế riêng.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có trách nhiệm cao
nhưng trình độ chuyên môn chưa đồng đều, tuổi đời còn trẻ.
- Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh

về tiêu hóa, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn cao. Việc chăm sóc chủ yếu
2
dựa vào những kiến thức thực hành chăm sóc sức khỏe của giáo viên được
cung cấp ở các trường Sư phạm mầm non, qua học tập bồi dưỡng các
chuyên đề do các cấp tổ chức hoặc qua phối hợp với Y tế địa phương.
- Sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường tạo nên sự liên kết chặt chẽ
giữa trường Mầm non và cha mẹ trẻ nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ còn hạn chế.
Vì vậy thiết kế, đề xuất các biện pháp cụ thể để góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của bậc
học mầm non vào mục tiêu đào tạo phát triển toàn diện cho trẻ là hết sức
cần thiết.
Là một cán bộ Y Tế, xác định được tầm quan trọng của công tác y tế
học đường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp làm tốt công tác
Y tế học đường trong trường Mầm non"
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp chính để thực
hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe học đường cho trẻ trong độ tuổi mầm non.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Đề tài được nghiên cứu áp dụng đối với trẻ Mầm non tại trường Mầm
non nơi tôi đang công tác và có thể trao đổi với các trường mầm non khác
trong toàn bậc học.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm cung cấp một số biện pháp tăng cường công tác chăm sóc
nâng cao sức khoẻ học đường, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho
trẻ Mầm non.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành tốt đề tài này tôi đã áp dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Phương pháp học tập nghiên cứu tài liệu

2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
4. Phương pháp so sánh đối chứng
5. Phương pháp tuyên truyền
3
PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có sự phối hợp chỉ
đạo triển khai công tác y tế trường học trên phạm vi cả nước, ban hành
nhiều văn bản pháp quy quan trọng, tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh
những hoạt động trong lĩnh vực này và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển
khai công tác y tế trong trường học. Tạo tiền đề thúc đẩy cho công tác này
được hoạt động tốt, hạn chế tới mức thấp nhất trẻ mắc bệnh ở tuổi học
đường,
thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ trẻ
em”. Riêng bậc học mầm non những năm trở lại đây được sự quan tâm của
Đảng và nhà nước nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến
đáng kể, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại các cơ
sở mầm non.
Trước khi áp dụng “Một số biện pháp làm tốt công tác Y tế học
đường trong trường mầm non” tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1. Khảo sát kết quả theo dõi biểu đồ tăng trưởng
4
a. Kết quả theo dõi cân nặng
Năm học
TS
trẻ
cân
Trẻ phát triển BT

về cân nặng
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
SDD vừa SDD nặng
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
2009-2010
484 465 96,1 19 3,9 0 0
2010-2011
505 490 97,0 15 3,0 0 0
* Biểu đồ quần thể theo dõi cân nặng theo độ tuổi
Ghi chú:

Màu xanh Trẻ phát triển bình thường
Màu vàng Trẻ Suy dinh dưỡng vừa
Màu cam Trẻ Suy dinh dưỡng nặng
b. Kết quả theo dõi chiều cao
5
100
15 trẻ
80
40
20
0
465
trẻ
19 trẻ
490
trẻ
96.1%
97.0%
3.9%

3.0%
Năm học
2009-2010 2010-2011
Tỷ lệ %
60
Năm học
TS
trẻ
cân
Trẻ phát triển BT
về chiều cao
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
SDD vừa SDD nặng
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
Số
trẻ
Tỷ lệ %
2009-2010
484 463 95,7 21 4.3 0 0
2010-2011
505 489 96,8 16 3,2 0 0
Biểu đồ quần thể theo dõi chiều cao theo độ tuổi
Ghi chú:

Màu xanh Trẻ phát triển bình thường
Màu vàng Trẻ Thấp còi đ 1
Màu cam Trẻ Thấp còi đ 2
2. Khảo sát kết quả khám sức khỏe định kì
`Năm học
Tổng Số trẻ mắc các bệnh TS Tỷ lệ

6
100
16 trẻ
80
40
20
0
463
trẻ
21 trẻ
489
trẻ
95,7%
96,8%
4,3%
3.2%
Năm học2009-2010 2010-2011
Tỷ lệ %
60
số trẻ
khám
trẻ
mắc
bệnh
%
Tai,
mũi,
họng
Tỷ lệ
%

Răng
hàm
mặt
Tỷ lệ
%
Tim,
phổi
Tỷ lệ
%
Bệnh
khác
Tỷ lệ
%
2009-2010 480 17 3,5 68 14,2 1 0,2 3 0,6 89 18,5
2010-2011 501 17 3,4 67 13,4 0 0 2 0,4 86 17,2
3. Công tác tuyên truyền
Nhà trường đã chỉ đạo 100% nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền
song chưa hiệu quả, chưa cập nhật được những thông tin mang tính thời sự,
hình ảnh và nội dung còn nghèo nàn không được thay đổi thường xuyên.
Phụ huynh học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác phối
kết hợp giữa Nhà trường – Gia đình về chăm sức khoẻ cho trẻ. Do đó, công
tác tuyên truyền chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của họ.
Với thực tế khảo sát như vậy tôi đã tìm ra những giải pháp khắc phục
để có kết quả như ý muốn.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1:
Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường
Đây là công tác quan trọng hàng đầu được thực hiện vào đầu năm
học, công tác này là kim chỉ nam cho hoạt động. Một nhân viên y tế trường
học muốn công tác Y tế học đường hoạt động có hiệu quả thì phải xây dựng

được kế hoạch một cách thiết thực, hiệu quả nhất để trình lãnh đạo phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
Đầu năm học, cán bộ chuyên trách mảng y tế trường học của Phòng
giáo dục sẽ có kế hoạch thực hiện chung cho tất cả các đơn vị trường học
mà Phòng quản lý. Đây sẽ là định hướng chung cho kế hoạch hoạt động tại
đơn vị. Tùy theo đặc thù của đơn vị, chương trình y tế của địa phương mà
người cán bộ y tế trường học mới xây dựng chi tiết về kế hoạch của mình.
7
Khi lên kế hoạch, tôi luôn chú trọng đến việc thực hiện việc tuyên truyền, giáo
dục cho học sinh về việc phòng bệnh rải đều trong 9 tháng học tập, tháng nào
tại địa phương thường hay xuất hiện loại bệnh gì thì tuyên truyền, giáo dục
loại bệnh đó. Ngoài ra tôi còn đặc biệt chú trọng đến các đại dịch mang tính
chất thời sự mà thế giới và nước ta quan tâm, lo lắng. Ví dụ: Dịch cúm A
H1N1,
cúm AH5N1 hoặc
trong năm học có dịch Chân - Tay - Miệng… tôi sẽ
xây dựng một kế hoạch thực hiện riêng để đạt hiệu quả tuyên truyền giáo dục
cao hơn. Đó là kế hoạch hoạt động chung cho cả năm học.
Ngoài kế hoạch chung, tôi còn lên kế hoạch cho từng tuần cụ thể.
Từng ngày trong tuần thực hiện công việc gì nêu ra cho rõ ràng.
Sau khi lên được kế hoạch chi tiết, thiết thực tôi trình lãnh đạo phê
duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi cũng
luôn bám sát theo chỉ đạo của Phòng giáo dục, chương trình y tế địa
phương để kịp thời bổ sung vào kế hoạch thực hiện cũng như có được sự
chủ động để phối hợp với thực hiện các chương trình y tế cho đơn vị.
Kế hoạch Y tế trường học được tôi xây dựng như sau:
Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, trong sạch an toàn
Là cán bộ phụ trách y tế tôi thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh
môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Môi trường sạch sẽ phòng được 80% bệnh tật. Môi trường tốt sẽ là điều

kiện để nâng cao thể lực và giáo dục trẻ. Đối với các cháu tuổi Mầm non
môi trường ấy chính là buồng lớp, sân chơi, nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi.
Mỗi tuần một lần chúng tôi tổ chức tổng vệ sinh chung trong trường vào
ngày quy định.
Ví dụ: Vệ sinh phòng nhóm, khu vệ sinh luôn sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi
được cọ rửa, phơi nắng, được cất ngăn nắp và được che đậy. Rác thải được thu
8
gom vào thùng rác có nắp đậy, hàng ngày rác được đổ vào xe rác công cộng,
không để tình trạng rác ứ đọng… Mỗi tháng một lần làm vệ sinh tỉ mỉ nhà cửa
và đồ dùng trong trường. Định ngày giặt chăn màn và rèm cửa, quét dọn toàn
bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh, xử lí rác thải hợp vệ sinh…Thường xuyên
quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà trường. Kết hợp với giáo viên
các lớp dạy trẻ cách trang trí nhóm lớp, vệ sinh đồ dùng đồ chơi.
Nhà trường luôn làm tốt công tác xây dựng môi trường thân thiện, an
toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, vệ sinh đồ
dùng đồ chơi sạch đẹp, thông thoáng phòng nhóm. Tạo môi trường phù hợp
gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp đến môi trường xung quanh
bằng các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo, trang trí sắp xếp theo chủ đề. Phát
động giáo viên và phụ huynh đóng góp và trồng nhiều cây xanh, bố trí cây
cảnh theo nhiều kiểu dáng để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho môi
trường Sư phạm.
Với khẩu hiệu “Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì mt thế giới trẻ
thơ”, tập thể sư phạm nhà trường luôn có hành vi, cử chỉ, đúng mực trong
việc làm và sinh hoạt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Có thái độ đúng
và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường
Xanh – Sạch - Đẹp.
9
Các bé đang dọn vệ sinh nhóm lớp
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích
Phòng chống tai nạn thương tích trong trường Mầm non là việc làm vô

cùng quan trọng. Vì thế, tôi đã kết hợp với Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch
trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Kiện
toàn củng cố công tác Y tế, mua sắm trang thiết bị để kịp thời xử trí những
tai nạn không may xảy ra trong trường. Để phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ, chúng tôi sử dụng các đồ chơi, đồ dùng dạy học tuyệt đối an toàn
như không có vật sắc nhọn, vật cứng, vật nặng. Chủ yếu sử dụng đồ dùng, đồ
chơi bằng nhựa mềm, cao su dẻo đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn. Riêng
với những đồ chơi dạng hột hạt liên quan đến việc học xâu chuỗi, hạt nảy
mầm , chúng tôi sử dụng những hạt to và giám sát kỹ quá trình các cháu
chơi, hết giờ chơi cất lên cao để tránh trẻ nuốt hoặc nhét vào tai, mũi. Đồ
chơi ngoài trời như xích đu, đu quay, cầu trượt , chúng tôi đều yêu cầu bọc
cao su vào các góc cạnh sắt để tránh cho các cháu những tình huống va đập.
Đồ chơi nào không còn đủ độ an toàn, nhà trường đều sửa chữa hoặc thay
mới để tránh sự cố cho trẻ.
10
Tụi cũn kt hp vi Ban ch o trc tip kim tra giỏm sỏt vic thc
hin phũng chng tai nn thng tớch, trng hc an ton trong tng nhúm lp
(Kim tra dựng chi, kim tra h thng in, ngun in phi cao,
xa khi tm tay vi ca tr m bo an ton)
Tụi tham mu vi lónh o nh trng ci ni h thng lan can hnh
lang cao hn trc v lp h thng mnh chng nng nhm ngn bt bi
bn, chng ụ nhim mi trng m bo sc khe cho tr v phũng
trỏnh cỏc tai nn thng tớch cú th xy ra.
Phi hp vi y t Phng v y t Thnh ph vn ng cỏn b giỏo
viờn, nhõn viờn, ph huynh v hc sinh tham gia tớch cc thỏng hnh ng
vỡ tr em, thỏng an ton giao thụng
Truyn thụng giỏo dc nõng cao nhn thc ca cng ng v xõy dng
trng hc an ton phũng chng tai nn thng tớch bng nhiu hỡnh thc nh
t ri, bng zụn, ỏp phớch, khu hiu, t chc cỏc hot ng ngoi khoỏ.
Ci to mụi trng hc tp v sinh hot an ton. Cú quy nh v phỏt

hin, x lý tai nn thng tớch ti trng, cú phng ỏn khc phc nh
khụng cho xe i li trong sõn trng, xe ỳng ni quy nh, ún tr tr
ỳng gi Ngoi ra, tụi cũn kt hp giỏo viờn nhúm lp tớch hp phũng
chng tai nn thng tớch vo cỏc mụn hc v hot ng.
Bin phỏp 4: Tng cng v sinh cỏ nhõn cho tr
Tr em l thi k c th ang phỏt trin, h thn kinh cha hon chnh
sc khỏng vi bnh tt núi chung cng nh kh nng thớch ng ca da
cũn yu nờn tr d mc bnh nhim khun cng nh d b nh hng bi
yu t thi tit v mụi trng. Vỡ vy, nờn giỏo dc tr em cú thúi quen v
sinh da trờn s hỡnh thnh phn x cú iu kin, giỳp tr cú c nhng
thúi quen tt cú li cho sc khe.
a.V sinh tr:
Chỉ đạo tốt công tác vệ sinh cá nhân tạo thói quen cho
trẻ, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ tr
c
khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
11
Việc tạo nề nếp, thói quen cho trẻ tại các lớp đã được thực hiện
nghiêm túc hàng ngày với kế hoạch chỉ đạo hàng tháng, hàng tuần. Nhờ đó,
các lớp đã vận dụng cụ thể thời gian, sắp xếp hợp lý tạo cơ hội cho trẻ tham
gia các trò chơi được tổ chức trên tiết học hoặc hoạt động vui chơi được
tích hợp hài hoà.
b. Thường xuyên giữ cho trẻ sạch: Đối với trẻ phải được rửa tay,
được chăm sóc chu đáo về khâu vệ sinh, được sử dụng nước sạch, lau khăn
sạch đã được sấy hấp đảm bảo vệ sinh. Đối với trẻ bé cô giáo là người trực
tiếp giúp trẻ vệ sinh cá nhân.
c. Rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân: Chỉ đạo các lớp triển khai dạy trẻ các kỹ
năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quen lau mặt theo quy trình, rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng nước muối… Từ đó hình
thành ở trẻ thói quen vệ sinh, lao động tự phục vụ: Với trẻ lớn biết lau bàn ăn,

chia bát, chia thìa, phơi khăn… Vệ sinh văn minh lịch sự, biết lấy tay che
miệng khi ho, ngáp, hắt hơi. Không ăn quả xanh uống nước lã…
Dạy trẻ biết thu dọn rác sạch sẽ, sau khi làm xong và bỏ rác vào sọt, không
vứt rác bừa bãi. Biết dọn dẹp đồ dùng đồ chơi cẩn thận vào nơi quy định.
Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho
trẻ, tôi đã tạo ra xung quanh trẻ những điều kiện đầy đủ thuận lợi. Ví dụ:
Khi ở lớp cũng như ở nhà mỗi trẻ cũng cần có những đồ dùng vệ sinh cá
nhân như khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, ca cốc, lược… những đồ
dùng đó được để ở chỗ quy định mà trẻ có thể tự lấy và cất đi dễ dàng. Tôi
luôn lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân vào các tiết
học và các hoạt động hàng ngày của trẻ, dần dần giúp trẻ hiểu được cái đẹp,
cái sạch của con người, học được những tác phong nếp sống văn minh, vệ
sinh thân thể, vệ sinh ăn uống Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc
giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: Sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp.
12
Bé rửa tay bằng xà phòng Bé rửa mặt
Biện pháp 5:
Tổ chức mạng lưới giám sát của trường để phát hiện
sớm các bệnh truyền nhiễm và các bệnh thường gặp khác:
a. Các bệnh truyền nhiễm như:
+ Bệnh truyền qua đường hô hấp (Ho gà, bệnh cúm, bệnh sởi …)
+ Bệnh truyền qua đường tiêu hóa (Tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn …)
+ Bệnh truyền qua đường máu (Sốt xuất huyết , HIV/ AIDS…)
+ Bệnh truyền qua đường da và niêm mạc (Bệnh Chân – Tay -
Miệng, nấm móng tay, ghẻ…)
b. Các bệnh thường gặp khác:
+ Bệnh đau mắt hột, thấp tim, suy dinh dưỡng …
+ Các bệnh do thiếu các vi chất (Iode, sắt, vitamin A, … ) .
c. Biện pháp phòng chống:
Tôi đã cùng Ban sức khỏe nhà trường và giáo viên thường xuyên quan

sát, theo dõi các dấu hiệu mầm bệnh của học sinh để kịp thời xử trí cách ly
và chuyển tuyến trên điều trị, phòng chống lây nhiễm rộng từ trường tới gia
đình và xã hội .
Đối với các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp có hướng báo động
thành đại dịch như bệnh cúm gia cầm cúm AH5N1, cúm AH1N1, bệnh
Chân – Tay - Miệng… tôi kết hợp với cán bộ y tế tuyến trên tổ chức thông
13
tin tuyên truyền rộng rãi trong trường học, ngoài cộng đồng dân cư về các
dấu hiệu của người mắc bệnh, truyền thông các biện pháp phòng chống
dịch Khi phát hiện ca bệnh phải báo cáo ngay với cơ sở y tế gần nhất để
cách ly, theo dõi điều trị, xử lý môi trường: vệ sinh tiêu độc, khử trùng,…
Khi phát hiện học sinh mắc bệnh dịch, trước hết tôi thông tin hướng
dẫn phụ huynh học sinh cách chăm sóc trẻ tại nhà như làm hạ sốt (lau mát
bằng khăn ấm, uống thuốc hạ nhiệt …), theo dõi tình trạng của trẻ. Từ ngày
thứ ba trở đi nếu thấy bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào hoặc tình trạng sức khỏe
bị nặng hơn phải đưa tới trạm y tế hoặc bệnh viện tiếp tục theo dõi và điều
trị để ngăn chặn lây truyền bệnh từ người này sang nguời khác .
Trong quá trình dạy ở lớp, giáo viên phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc
bệnh truyền nhiễm cần thông báo kịp thời với Ban sức khỏe của nhà
trường. Tôi cùng với Ban sức khỏe nhà trường trực tiếp theo dõi triệu
chứng của bệnh, liên hệ với cán bộ y tế Phường chẩn đoán và điều trị đồng
thời thông báo với phụ huynh học sinh chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
điều trị với những trường hợp bệnh nặng .
Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh
Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, trước
tiên tôi phải hiểu được quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng
chống dịch, vệ sinh trường học và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống
dịch bệnh như sau:
a. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh Y tế học đường:
- Kết hợp với Ban Giám Hiệu thường xuyên kiểm tra vệ sinh Y tế học

đường, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng
ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong công
tác phòng chống dịch.
Nhằm mục đích đề phòng bệnh lây lan rộng, khi có dịch tôi đã kết hợp
với Y tế Phường diệt khuẩn dự phòng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy
14
sinh. Đặc biệt chú ý khử khuẩn nước, xử lí phân, rác thực hiện đúng quy tắc
về vệ sinh cá nhân.
Hàng năm tôi kết hợp với Y tế Phường và Viện vệ sinh dịch tễ thực
hiện đúng lịch phun thuốc muỗi và chống côn trùng 6 tháng 1 lần bằng thuốc
của Viện vệ sinh dịch tễ trước mùa truyền bệnh của chúng. (Để đảm bảo không
đc hại với trẻ vào buổi chiều ngày thứ bảy sau khi trẻ về hết mới phun thuốc)
Thường xuyên kiểm tra định kì các khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước
tháng một lần. Đồng thời cho khơi nạo vét cống, hố ga, đường thoát nước
b. Công tác phối kết hợp giữa các b phận trong nhà trường và cng
đồng
- Tôi kết hợp với Ban Giám hiệu tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công
tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh những hiểu
biết tối thiểu về phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân,
vệ sinh thân thể, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới
cuộc sống…
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những
nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả những biện
pháp đã thực hiện ở trường.
- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cho phụ huynh học
sinh và các thành viên trong nhà trường, huy động các lực lượng này tuyên
truyền trong cộng đồng dân cư bằng những hình thức phong phú như phát
tờ rơi, tranh cổ động, bảng tin, truyền thanh nội bộ…, huy động đoàn thanh
niên tình nguyện tham gia phòng chống dịch bệnh.

- Gặp gỡ tư vấn cho cha mẹ trẻ về tình hình sức khoẻ của trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ với Y tế Phường và Y tế Thành phố để có kế hoạch đối
phó, không để dịch bệnh xảy ra. Định kì tiêm phòng Vac-xin cho trẻ theo quy định.
c. Nắm bắt thông tin kịp thời chính xác:
15
Tôi luôn nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác để tham mưu với nhà
trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch
bệnh xuất hiện. Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa
xuống đặc biệt là các đợt dịch lớn như: Tả, Cúm AH1N1, Cúm AH5N1, sốt
xuất huyết, dịch lợn tai xanh, dịch Chân – Tay - Miệng
Với khẩu hiệu tuyên truyền: “Phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm
của mỗi người, mỗi tập thể và toàn trường” nên nhiều năm qua trường tôi
không có dịch bệnh xảy ra.
Bé học cách đeo khẩu trang Cô và trẻ cùng phòng chống dịch cúm
Biện pháp 7: Kết hợp với bộ phận dinh dưỡng xây dựng khẩu
phần ăn và thực đơn cho trẻ
* Khi xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cho trẻ cần tuân thủ theo
các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cho khẩu phần đủ về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ đạm
động vật và thực vật, mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các Vitamin và
chất khoáng.
- Đảm bảo khẩu phần của trẻ ở trường chiếm 60-70% khẩu phần cả
ngày, trong đó tỷ lệ:
Bữa trưa = 30-35 % Bữa chiều = 25-30% Bữa phụ = 1/2 bữa chính
- Thực đơn được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng và theo mùa để
dễ điều hòa thực phẩm.
16
- Xây dựng thực đơn nhiều ngày cần thay đổi món ăn cho trẻ đỡ chán
và đảm bảo đủ đa dạng các chất dinh dưỡng. Khi thay đổi cần đảm bảo thay

thế thực phẩm trong cùng nhóm (Ví dụ: Thay thịt bằng cá, trứng hoặc
tôm… hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh
dưỡng tương đương).
- Trong cùng một ngày nên dùng thực phẩm giống nhau cho các chế
độ ăn để tiện cho tiếp phẩm đi chợ.
Trong điều kiện tiếp phẩm đi chợ không có các loại thực phẩm theo như
thực đơn thì có thể thay thế các loại thực phẩm khác nhưng cần đảm bảo:
+ Chỉ được thay thế thực phẩm theo cùng nhóm. (Ví dụ: Thay gạo
bằng bánh phở hoặc bún, bánh mì Thay thịt lợn bằng thịt bò, thịt gà,
trứng, cá,… Các loại rau thay bằng đậu đỗ, giá, bí, khoai tây…)
+ Khi thay đổi cần chú ý lượng tương đương để cho giá trị dinh dưỡng
và tính cân đối trong khẩu phần không bị thay đổi.
* Để góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh
dưỡng cho thực phẩm, trường tôi thường xuyên thực hiện tốt “Mười nguyên
tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” của tổ chức Y tế thế giới:
- Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.
- Thực hiện “Ăn chín uống sôi”, rửa sạch, ngâm kỹ, gọt vỏ rau quả
tươi trước khi sử dụng.
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
- Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín
- Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh
hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác.
- Đun kỹ lại thức ăn trước khi sử dụng.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng
chung dụng cụ chế biến giữa thực phẩm sống và chín.
- Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng
sạch sẽ, hợp vệ sinh.
17
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc quá hạn.
- Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn trong chế biến thực phẩm.

* Kết hợp với quản lý ăn, tổ dinh dưỡng đi kiểm tra bữa ăn hàng ngày
của trẻ và lắng nghe ý kiến phản ánh của giáo viên nhóm lớp để điều chỉnh
thực đơn ăn cho phù hợp, đảm bảo giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất.
Biện pháp 8: Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng
cụ nhà bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
a. Vệ sinh khu vực bếp:
Xây dựng bếp theo quy định một chiều: Cửa đưa thực phẩm tươi sống
- sơ chế thực phẩm - tinh chế thực phẩm - chia thức ăn chín - cửa vận
chuyển thức ăn chín lên các nhóm lớp. Thực hiện nguyên tắc bếp một
chiều, hợp vệ sinh nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối
đi. Các dụng cụ chế biến sống và chín phải riêng biệt.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng và có biển đề
rõ ràng nơi tiếp phẩm và nơi sơ chế khu nấu chín và nơi chia cơm từng lớp,
nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: Người nấu chính, người nấu
phụ, người tiếp phẩm, người sơ chế.
Bếp ăn phải có thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng
ngày và công khai tài chính. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần
ăn cho trẻ và vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần, tháng, khi nấu xong
phải dọn dẹp, xếp đồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định.
b. Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến
Đồ dùng dụng cụ phục vụ trong bếp được đầu tư đầy đủ đảm bảo an
toàn thuận tiện sử dụng, hàng năm có bổ sung theo kế hoạch của tổ song
việc giữ gìn bảo quản và vệ sinh được quan tâm hàng đầu. Các dụng cụ chế
biến thực phẩm sống - chín đều có biển hiệu đề rõ ràng tránh nhầm lẫn. Tủ
lạnh, tủ đá được vệ sinh sạch 2–3 lần/tuần không có mùi.
Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng, bát hàng ngày phải được rửa
sạch và tráng bằng nước đun sôi, phải có rổ úp bát, không dùng bát nhựa,
18
các dụng cụ xoong nồi phải sạch sẽ, rá rổ dao thớt phải khô ráo được treo
và kê cao thoáng.

Không đựng mắm muối vào đồ có chứa chì, đồng, sắt gây ô nhiễm
thực phẩm, các dụng cụ đều bằng I - nox được vệ sinh theo lịch phân công
hàng tuần đảm bảo vệ sinh.
c. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn
xã hội hiện nay. Ngoài những biện pháp quy định trong các chương trình,
chúng tôi đã ký hợp đồng cam kết đảm bảo mua thực phẩm sạch đồng thời
liên tục kiểm tra các mẫu thực phẩm theo định kỳ, thường xuyên giám sát
kiểm tra gửi mẫu thực phẩm đi kiểm tra tại Viện vệ sinh dịch tễ.
- Phải thực hiện kí hợp đồng thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin
cậy, có địa chỉ rõ ràng.
- Chế biến đúng quy trình, thực hiện thực đơn của trường. Đảm bảo vệ
sinh và dinh dưỡng cho trẻ.
- Bảo đảm thức ăn nước uống cho trẻ an toàn.
- Phải lưu mẫu thức ăn, đó là việc làm hết sức cần thiết đối với bếp ăn
tập thể đông người. Chính vì vậy tôi thường xuyên đôn đốc chị em trong tổ
Dinh dưỡng để thức ăn lưu nghiệm đầy đủ, đúng quy định một xuất ăn của
các món ăn trong ngày, kể cả ăn phụ, có nhãn mác ghi ngày giờ rõ ràng
(Thức ăn lưu nghiệm phải để đúng 24 giờ sau mới được huỷ). Việc làm này
phòng khi có xảy ra ngộ độc, bác sĩ tìm nguyên nhân ngộ độc do thức ăn
hay lí do khác được dễ dàng.
d. Vệ sinh môi trường: Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng
nơi quy định, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để hôm sau mới xử lý
gây mất vệ sinh, rác phải để xa nơi chế biến, cống rãnh phải được khơi
thoáng không ứ đọng.
19
Đồ dùng đựng thức ăn
Hình ảnh bếp ăn tại trường
Biện pháp 9: Quản lý theo dõi biểu đồ tăng trưởng, tổ chức khám
sức khỏe định kì và tiêm phòng cho trẻ

1. Theo dõi Biểu đồ tăng trưởng
Các cháu đến trường Mầm non được cân - đo theo dõi biểu đồ tăng
trưởng 3 tháng/lần. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng giúp cha mẹ trẻ và cô
giáo:
- Theo dõi đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng.
- Phát hiện kịp thời tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy
dinh dưỡng thể thấp còi.
- Theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ giúp cho các bậc phụ
huynh và những người chăm sóc trẻ điều chỉnh chế độ ăn và các biện pháp
chăm sóc trẻ cho phù hợp.
- Kết hợp với giáo viên các nhóm lớp đo chiều cao, cân nặng lấy kết
quả và tập hợp vào sổ theo dõi sức khoẻ, chấm biểu đồ tăng trưởng. Có như
vậy, việc cân đo mới có ý nghĩa trong vấn đề theo dõi sức khoẻ của trẻ.
Sau mỗi lần cân, đo tôi tập hợp số liệu chính xác, thông báo kịp thời
những trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi với giáo
viên chủ nhiệm và phụ huynh để có biện pháp kết hợp thúc đẩy cân nặng và
20
chiều cao cho trẻ, có chế độ dinh dưỡng riêng như động viên trẻ ăn hết
xuất, ăn đầy đủ các loại thức ăn, xúc cho trẻ ăn… Cần cho trẻ ăn đầy đủ các
thức ăn giàu Vitamin và muối khoáng để trẻ tăng trưởng tốt cả về chiều cao
lẫn cân nặng
Đồng thời chúng tôi đã mời các bậc phụ huynh họp bàn thống nhất bổ
sung chế độ dinh dưỡng cho các cháu SDD, thấp còi ở gia đình. Cụ thể: đề
nghị các bậc phụ huynh gửi cho các cháu mỗi tuần từ 1 đến 2 hộp sữa tươi
hoặc các loại sữa phát triển chiều cao để các cháu ăn thêm.
Các cháu mới đến trường, buổi đầu kiểm tra sức khoẻ các cháu suy
dinh dưỡng, thấp còi và cháu sau khi ốm dậy đều có phân công giáo viên
chăm sóc riêng.
2. Khám sức khoẻ định kỳ:
Khám sức khoẻ định kì để đánh giá và kiểm tra tình trạng sức khoẻ

của trẻ, phát hiện sớm những trẻ cần đi khám chuyên khoa như: răng, tai,
mũi, họng, mắt… hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện những trẻ
có mang vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, một năm 2 lần tôi đã phối kết
hợp với y tế Phường và y tế Thành phố tổ chức khám sức khoẻ định kì cho
các cháu. Trong mỗi đợt chuẩn bị kiểm tra sức khoẻ, tôi đều liên hệ với
Trạm y tế Phường thông báo thời gian kiểm tra, kế hoạch kiểm tra. Đặc biệt
với những trẻ suy dinh dưỡng, có sức khoẻ không tốt, chúng tôi đều mời
cha mẹ đến để nghe bác sỹ tư vấn và có những lời khuyên hay biện pháp
khắc phục tình trạng sa sút về sức khoẻ của con em mình. Sau mỗi lần
khám tôi tổng hợp kết quả và phiếu khám sức khoẻ được gửi lại cho phụ
huynh giúp phụ huynh nắm được tình hình bệnh tật của trẻ, kết hợp cùng
nhà trường, trạm y tế tìm nguyên nhân và cách giải quyết, điều trị kịp thời
nếu cháu bị mắc bệnh. Mỗi lần khám các cháu đều được y tế Phường trực
tiếp cho uống Vitamin A, B1, C và thuốc giun với điều kiện cháu chưa
uống thuốc giun ở nhà.
Việc khám sức khoẻ định kì cho các cháu được phụ huynh rất ủng hộ,
những cháu nghỉ học ở nhà cũng được gia đình đưa đến trường để khám.
3. Tiêm phòng cho trẻ
21
Tôi còn kết hợp với các bậc phụ huynh thực hiện tích cực các biện pháp
phòng bệnh theo mùa và tiêm phòng dịch cho trẻ như: Phối kết hợp với viện Vệ
sinh dịch tễ của Thành phố, Y tế phường tiêm và uống vắc xin phòng 6 bệnh
truyền nhiễm cho trẻ: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao, bại liệt, tiêm phòng
viêm não Nhật bản B, Viêm gan B, tổ chức uống vac-xin phòng tả …cho các
cháu. Kết hợp với sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế TW I xét nghiệm
trứng giun cho trẻ.
Kết hợp với Y tế Phường và Y tế Thành phố khám sức khoẻ cho trẻ
Biện pháp 10: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ
Là một trong 3 nhiệm vụ (Theo quyết định số 55 ngày 3/2/1999) của
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục là: “Chủ đng phối hợp với gia đình trẻ trong việc

chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học
tới các bậc cha mẹ…”. Vì môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ là bố mẹ –
gia đình. Thông qua công tác tuyên truyền là các cô giáo, đã tạo nề nếp
hàng ngày, trao đổi các diễn biến của trẻ với các bậc phụ huynh
1. Tổ chức các góc tuyên truyền ở nhóm lớp:
Có thể nói đây là hình thức, biện pháp mà 100% nhóm lớp đã thực
hiện. Song để góc tuyên truyền với các bậc cha mẹ thực sự có ý nghĩa và
22
đạt kết quả như mong muốn, tôi đã cùng trao đổi, thảo luận và hướng dẫn
cho chị em giáo viên vấn đề này.
Yêu cầu góc tuyên truyền phải gây được sự chú ý của các bậc phụ
huynh và phải thường xuyên thay đổi mới theo tháng, theo chủ đề hoặc
chuyên đề mà trường đang chỉ đạo hoặc những thông tin có tính thời sự về
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Góc tuyên truyền nên đặt ở vị trí các bậc
phụ huynh thường xuyên qua lại dễ nhìn, dễ thấy. Chữ viết to, nội dung,
thông tin không quá nhiều hình ảnh minh họa rõ ràng, có thể đứng xa 2 đến
3 mét vẫn thấy thông tin được trọn vẹn.
Tôi đã kết hợp với các nhóm lớp sưu tầm sách báo và tự làm nhiều loại tranh
ảnh, bảng biểu có nội dung giáo dục sâu sắc để trang trí tại góc tuyên truyền của
các nhóm với nhiều nội dung và chủ đề chăm sóc sức khoẻ của trẻ như:
+ Phòng và chống mt số bệnh thường gặp ở trẻ em.
+ Cách phòng mt số bệnh nhiễm khuẩn
+ Tác dụng của việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng, lịch tiêm chủng.
+ Phòng và điều trị bệnh Chân – Tay - Miệng
+ Bé cần gì để lớn và khoẻ mạnh.
+ Hãy giúp bé giữ vệ sinh sạch sẽ.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo đ tuổi…
Qua đó phụ huynh được xem tranh ảnh kết hợp với những lời minh
hoạ cụ thể giúp họ dễ tiếp thu. Chính vì vậy, góc tuyên truyền ở các nhóm
lớp thu hút được nhiều phụ huynh đến quan sát, học tập và để việc làm này

được thực hiện thường xuyên tôi đã đề nghị nhà trường đưa vào tiêu chí thi
đua hàng tháng hoặc nêu những ý kiến nhận xét về góc tuyên truyền tạo nên
tính thi đua trong tập thể nhà trường.
23
Ảnh minh họa góc tuyên truyền của lớp
2. Tuyên truyền thông qua các hi thi
Hội thi vốn là sân chơi bổ ích và hấp dẫn, tổ chức tốt hội thi là cách
thức tuyên truyền công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt hiệu quả
cao tới các bậc cha mẹ. Vì vậy hàng năm trường chúng tôi rất chú trọng đến
24
tổ chức các hội thi và đã thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
học sinh.
+ Năm học: 2010 - 2011: Hội thi: “Bé với môi trường thân thiện”
+ Năm học: 2011 - 2012: “Liên hoan gia đình, nhà trường và sức
khỏe trẻ thơ”
Hội thi đã tạo được sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi
người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, về phòng chống suy dinh dưỡng
và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nó đem đến cho các bậc cha mẹ
và cộng đồng những thông tin cần thiết, những cẩm nang chăm sóc sức
khỏe cho trẻ một cách hiệu quả và khẳng định được vị trí, tầm quan trọng
của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
3. Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng
Hàng quý trong năm tôi cùng các cô giáo trên nhóm lớp thường
cung cấp tư liệu về kết quả chăm sóc sức khoẻ của trẻ, những tấm
gương người tốt việc tốt nhờ đài phát thanh của phường viết và đọc bài
tuyên truyền.
Khuyến khích các bậc cha mẹ cùng tham gia viết bài với đề tài tự
chọn. Vì thế công tác tuyên truyền qua hệ thống thông tin chất lượng
ngày càng cao. Bên cạnh đó tôi còn tranh thủ các cơ hội khác để tuyên
truyền các kiến thức nuôi trẻ cho khoa học như thông qua các buổi họp

phụ huynh, sinh hoạt Câu lạc bộ phụ nữ Phường, Đoàn thanh niên…
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ nhận thức suy nghĩ và các biện pháp thực hiện nhất là được sự
giúp đỡ của Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp, sau khi áp dụng “Mt
số biện pháp làm tốt công tác Y tế học đường trong trường mầm non”,
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường được Y tế Thành
25

×