Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG bữa ăn CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.13 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào thiên niên kỷ mới, kỷ nguyên của khoa học kỹ
thuật hiện đại, đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải có trí tuệ, có sức
khoẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục
trẻ từ những năm đầu tiên của cuộc đời là một việc làm vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của
đất nước.
Trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em đang được
Đảng, nhà nước và toàn dân rất quan tâm, điều này được thể hiện qua việc ban
hành luật bảo vệ chăm sóc trẻ em và ký công ước quốc tế về trẻ em.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
tiền đề cho sự hình thành nhân cách của con người mới (con người phát triển
toàn diện). Lứa tuổi mầm non (từ 0 - 6 tuổi) là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển
nhanh cả về thể chất lẫn tâm hồn. Các cơ quan của cơ thể đang hoàn thiện về
mặt chức năng. Đây cũng là giai đoạn hình thành thói quen, tập quán ăn uống là
giai đoạn hình thành nhaâ cách của trẻ đồng thời chuẩn bị cho trẻ tâm thế chuẩn
bị bước vào những năm đầu của trường phổ thông. Tình trạng sức khoẻ của trẻ ở
giai đoạn này có liên quan đến năng lực học tập và sự phát triển của trẻ sau này.
Nuôi dưỡng trẻ có khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là
một công việc rất cần thiết. Vậy một vấn đề đặt ra làm thế nào để nâng cao chất
lượng bữa ăn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Với sự phát triển
của kinh tế xã hội, trẻ em được đến trường mầm non ngày càng đông. Như vậy
nhiệm vụ đặt ra cho các trường nói chung và trường mầm non Lê Lợi nói riêng
là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.


2. Mục đích nghiên cứu.


Tim ra những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
trường mầm non.
3. Kết quả cần đạt
- Xây dựng được một thực đơn hợp lý, cân đối chất dinh dưỡng phù hợp

theo nhu cầu cần thiết cung cấp đủ Calo cho trẻ, đảm bảo chất lượng bữa ãn để
thu hút trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
- Đảm bảo sức khỏe của trẻ,để thu hút trẻ đến trường ngày càng đông
4. Đối tượng, phạm vi và kê hoạch nghiên cứu

Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
Lê Lợi Thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.


PHẦN II- NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ cũng là một nội dung trong xu thế
phấn đấu của ngành học mầm non . Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và là
khâu đầu tiên của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn
minh trí tuệ - Giáo dục mầm non đang có những chuyển biến lớn trong sự đổi
mới chung của ngành Giáo dục- Đào tạo.
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan, tích cực và
tiêu cực tác động đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non, vai
trò của một bếp trưởng là phải biết lựa chọn và tìm ra những biện pháp thích
hợp với từng thời điểm, từng mức độ, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh bếp ăn của mình
để đưa ra biện pháp thực hiện nhằm phát huy tác dụng của những yếu tố tác
động tích cực đồng thời hạn chế hoặc điều chỉnh yếu tô' tiêu cực nhằm cải thiện
chất lượng bữa ăn ngày càng tốt hơn.
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là việc phải làm để tăng cường sức
khoẻ cho trẻ, lạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ sau này

chuẩn bị
cho trẻ vào học trường phổ thông, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
II. THỰC TRẠNG

Trong những năm qua việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường đã
được quan tâm sát sao xong thực tế chất lượng bữa ăn của trẻ còn nhiều mặt
hạn chế như:
- Các món ăn của trẻ chưa được phong phú, chưa hấp dẫn đối với trệ.
- Các loại thực phẩm phối hợp chưa tốt nên chất lượng bữa ăn của trẻ

chưa cao.
- Thao tác chế biến của cô còn lúng túng, chưa nhịp nhàng, chưa thuần

thục dẫn đến giờ ăn của trẻ còn muộn.
- Tiếp phẩm chưa chủ động, chưa linh hoạt nên việc lựa chọn và thay

thế thực phẩm còn hạn chế.


- Các điều kiện phục vụ vệ sinh và chế biến chưa đồng bộ nên ảnh

hưởng đến hiệu quá công việc chưa cao.
l.Thuận lợi
- Bản thân có trình độ chuyên môn về nuôi dưỡng , nhiệt tình nhanh

nhẹn trong công việc.
- Số trẻ ăn ngủ tại trường 100%
- Bếp ăn tập trung ở một khu, có đủ trang thiết bị, nguồn nước sạch


phục vụ cho công tác nuôi dưỡng trẻ tại trường.
Bên cạnh những thuận lợi thì bếp ăn còn gặp không ít khó khăn sau
l. Khó khăn :
- Trường xa chợ lớn chỉ có chợ cóc nhỏ nên hạn chế về thực phấm.
- Bếp ăn được tận dụng từ nhà kho cũ nên chưa đúng quy cách bếp một

chiều.
- Tiếp phẩm không chuyên nên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn,

phối hợp , thay thế thực phẩm
Trước những tình hình thực tế của bếp ăn , phát huy những thuận lợi và
khắc phục khó khăn để tìm ra những biên pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ trong trường mầm non.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ÃN CHO

TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
*Biện pháp 1 : Tự học tập bồi dưỡng để nâng cao nhận thức và trình độ cho bản thân.
Để có được chất lượng bữa ăn cho trẻ hàng ngày thì trước tiên bản thân
phải có kiến thức cơ bản, có hiểu biết nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.Từ nhận thức đó tôi đã
không ngừng học tập để có kiến thức, kinh nghiệm đưa vào công việc thực tế
hàng ngày.
Nghiên cứu chuyên san, tài liệu, sách báo có nội dung về dinh dưỡng,
cách chế biến, lựa chọn, thay thế thực phẩmvv
VD :Nghiên cứu sách báo, tạp chí có nội dung về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sách
về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non, sách về cách chế biến các món ăn dành


cho trẻ mầm non.


VD: Nghiên cứu qua công việc hàng ngày như lựa chọn thực phẩm tươi ngon bằng cách
sờ, nắn, ngửi (chọn cá: cá còn bơi, bụng thon, mắt sáng, vảy còn bám chặt vào thân. Chọn
thịt: màu sắc hồng sáng tự nhiên, sự đàn hồi tốt. Chọn rau: rau không dập nát, héo úa,
không có mùi lạ).

VD: Cách chế biến thực đơn là Thịt + Đậu tôi thấy định lượng chia ăn theo khẩu phần thì
nhiều nhung trẻ chán ăn mà tỉ lệ chất dinh dưỡng không cân đối, đạm thực vật cao hơn
đạm động vật nên tôi đã thay đổi bằng Thịt+ Tôm + Đậu đưa tôm kết hợp vào vừa tạo
màu sắc, mùi vị hấp dẫn thu hút trẻ ăn ngon miệng hơn và cân đối được tỉ lệ dinh dưỡng
giữa đạm động vật và thực vật.

Bên cạnh việc nghiên cứu chuyên san, tài liệu, sách báo tôi còn tự học qua
thực tế, qua đồng nghiệp trong các hội thi “Cô nuôi giỏi” các cấp, thi nữ công
gia chánh 8/3 do trường, do ngành tổ chức.
Tích cực theo học các lớp bồi dưỡng hàng năm do ngành tổ chức, tham
gia lớp học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Dựa vào những kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm trong thực tế giúp
tôi xây dựng một thực đơn hợp lý phù hợp với từng độ tuổi.
*Biên pháp 2: Xây dựng, thực hiện khẩu phần thực đơn theo mùa phù hợp với tre.
Việc xây dựng, thực hiện thực đơn cho trẻ là một biện pháp mang tính
khoa học nhằm phân phối hợp lý tiền ăn của trẻ, tránh sự chi tiêu không hợp lý
giảm tối đa sự thâm thừa tiền ăn trong ngày, giúp cho người tiếp phẩm khai thác
được đa dạng các loại thực phẩm chế biến các món ăn, làm cho bữa ãn của trẻ
thêm phong phú. không lặp lại, không đơn điệu. Như vậy trẻ ăn không chán và
tạo cho trẻ cơ hội được thướng thức nhiều món ăn từ nhiều loại thực phấm khác
nhau. Để có thực đơn đa dạng, phong phú đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với
mức đóng góp của phụ huynh.
Xây dựng, thực hiện khẩu phần thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ là rất
quan trọng nó giúp cho tiếp phẩm chủ động trong việc lựa chọn, thay thế thực
phẩm sẵn có của địa phương một cách dễ dàng, thuận lợi. Phối hợp được các

loại thực phẩm hợp lý đê tạo cho món ăn hấp dẫn hơn. Giúp cho cân đối lượng
dinh dưỡng giữa các chất phù hợp với nhu cầu.


Xây dựng khẩu phần thực đơn phải chú ý đến việc đảm bảo lượng
Calo, cân đối giữa các chất, giữa lượng thực phẩm động vật và thực vật cho
trẻ hàng ngày trong bữa ăn.
VD: Lượng Calo từ 700 - 800 Calo / trẻ / ngày.
Cân đối các chất theo tỉ lệ p : L : G = 16 : 14 : 70.
Cân đối thực phẩm ĐV : TV = 60/40 hoặc tối thiểu là 50 / 50.
Muôn xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo chất lượng trước tiên phải
nắm chắc nguyên tắc quy đổi lượng thực phẩm tương đương và giá trị dinh
dưỡng của từng loại thực phẩm bổ sung cho hợp lý và cân đối.
VD: 100 gam Thịt = 100 gam Tôm hoặc 200 gam Cá
100 gam Thịt = 100 gam Trứng hoặc 100 gam Lươn
100 gam Thịt = 300 gam Cua vv..
Muốn xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo chất lượng trước tiên phải nắm
chắc nguyên tấc quy đổi lượng thực phẩm tương đương và giá trị dinh dưỡng
của từng loại thực phẩm khi cần thay thế thực phẩm bổ sung cho hợp lý và cân
đối.
VD : 100 g thịt = l00g tôm hoặc 200g cá
l00 g thịt = l00 g trứng hoặc l00g lươn
l00g thịt = 300g cua...........
Xây dựng thực đơn theo tuần, mùa để không có sự lặp lại của món ăn
chính cũng như ăn phụ. Nếu để trẻ ãn một loại thức ãn sẽ làm trẻ nhàm chán,
nếu tình trạng nhàm chán kéo dài sẽ dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Chính vì thế
khi xây dựng thực đơn tôi đã iựa chọn các thực phẩm sao cho cầ tuần các món
ăn không trùng lặp nhưng vẫn đám bảo dinh dưỡng và cân đối các chất.



VD : THỰC ĐƠN 1 TUẦN ( MÙA ĐÔNG)

Thời gian Thứ2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đậu+ Thịt + Tôm rim cà Cá + Thịt sốt Tôm + Thịt Trứng + Thịt Ruốc Lạc +
Canh cua Sáng mồng tơi, bí cà chua Canh rim cà Canh rim cà Canh
xanh

thịt cải cúc, tôm rau cải,

Ăn

cà rốt, xu xu

bí xanh

Hoa quả

Uống sữa

sườn khoai


Thịt
Canh hến

tây, cà rốt, bí mồng tơi, bầu
xanh
Hoa
quả

Uống sữa

Cháo trai

Miến lươn

Uống sữa
An

Xôi gấc hoặc Bánh đa cua

chiều(MG)

bánh

Thịt rim -

Súp lươn -

Cháo sườn

Thịt rim-


canh cua

canh thịt

Ăn chiều (NT)

canh tôm

Khi đã xây dựng được thực đơn đảm bảo chất lượng bữa ăn thì việc tìm
nguồn thực phẩm sạch cũng rất cần thiết.
* Biên pháp 3 : Khai thác nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương để hợp đồng cam
kết cho bếp ăn.

Thực phẩm hiện nay là một vấn đề bức xúc nhất trong toàn xã hội do sự
kiểm soát của các cơ quan có chức năng chưa chặt chẽ và người nuôi trồng,
tăng gia chưa nhận thức đúng đắn hoặc coi thường về tác hại của việc dùng các
loại thuốc kích thích, tăng trọng nên thực phẩm kém chất lượng còn chứa lượng
hóa chất độc hại cao tràn nan trên thị trường, mắt thường khó phát hiện mà chỉ
khi nấu lên hoặc xảy ra ngộ độc mới biết nên việc lựa chọn thực phẩm sạch thật
khó khăn. Để giải quyết khó khặn đó tôi đã tham mưu với BGH nhà trường tìm
cách giải quyết bằng cách:
- Khai thác nguồn thực phẩm ngay trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh

học sinh.
- Tận dụng đất vườn trồng rau sạch vào những ngày nghỉ, giờ nghỉ để

phục vụ cho các cháu tại trường mà cũng tăng thêm thu nhập cho chị em.
- Vận động, tuyên truyền trao đổi với phụ huynh và gia đình giáo viên



nắm được nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết cung cấp cho bếp ãn hàng
ngày.
Khi đã tìm nguồn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy
cao để ký hợp đồng phải bằng văn bản, nội dung hợp đồng phải cụ thể về thời
gian mang thực phẩm, số lượng và chất lượng thực phẩm, yêu cầu giá cả thực
phẩm phải phù hợp với giá cả thị trường hiện tại, quy trách nhiệm cụ thể cho
bên cung cấp thực phẩm có xác nhận của chính quyền địa phương.
Tất cả các loại hợp đồng được ký, cam kết trách nhiệm rõ ràng giữa Nhà
trường- Bên cung cấp thực phẩm- Chính quyền địa phương- Hội phụ huynh
học sinh có văn bản và chữ ký đầy đủ và lưu giữ tại trường. Từ đó bếp ăn của
trường luôn được cung cấp thực phẩm sạch cần thiết phục vụ cho các cháu
hàng ngày theo thực đơn.
VD:- Phụ huynh cháu Trần Trọng Tú lớp 3 tuổi cung cấp thịt lợn, sườn.
- Phụ huynh cháu Tô Tuấn Minh lớp 4 tuổi cung cấp trứng, hoa quả.
- Phụ huynh cháu Hoàng Tuấn Đạt lớp 4 tuổi cung cấp gạo , hàng khô.

Khi đã có nguồn thực phẩm sạch tôi lại chú trọng đến việc chế biến món
ăn sao cho hấp dẫn để thu hút trẻ ăn ngon miêng hơn.
*Biẽn pháp 4: Chế biến món ăn hợp lý tạo sự hấp dẫn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết
xuất

Để có được chất lượng bữa ăn cho trẻ thì việc chế biến, thay đổi các món
ăn mà vẫn đảm bảo cân đối lượng dinh dưỡng là việc làm hết sức cần thiết. Phụ
huynh gửi con đến trường không mong con ăn no mà muốn con ăn ngon, được
thưởng thức các món ăn ngon, đủ dinh dưỡng, trẻ được hình thành về nghệ
thuật ăn uống, khám phá món ăn mới lạ.
Việc phối kết hợp giữa các thực phẩm để tạo sự hấp dẫn thu hút trẻ ăn nhiều
hơn do vậy khi chế biến cần lưu ý đến việc thái, băm , nặn... sao cho hấp dẫn về
màu sắc, hình thái, ngửi thấy mùi vị thơm ngon, vị ăn vừa miệng.

VD : Món canh củ quả : thái vuông con cờ có màu đỏ của cà rốt, màu xanh của bí, màu
vàng của khoai tây.

Mùi vị của thức ăn cũng hết sức quan trọng bởi nó kích thích giác quan tạo


cảm giác thèm ăn ở trẻ . Vì thế tôi chú trọng chế biến các món ăn phù hợp với
từng loại gia vị phù hợp.
VD : Canh bí xanh, bí đỏ thì cho mùi tàu, Lươn ốc thì lá tía tô, tiêu bắc....
Khi chế biến cần nắm vững nguyên tắc các nhóm thực phẩm khi phối hợp
không gây phản ứng và làm mất chất dinh dưỡng của nhau
VD : Gan lợn không nấu với giá đỗ bởi 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm
mất VTMC trong giá đỗ.

Sữa đậu nành với trứng gà ăn cùng nhau sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Bên cạnh việc kết hợp nhóm thực phẩm gây phản ứng tôi còn quan tâm đến
việc phối hợp thực phẩm có lợi bổ sung cho sự hấp thụ trong cơ thể.
VD : Nấu xôi gấc một điều quan trọng là cho thêm dầu mỡ và đường giúp cho hấp thụ
tối đa lượng VitaminA trong gấc và còn giúp cho phòng tránh bệnh khô mắt.

Ngoài việc xây dựng thực đơn hợp lý cũng như phối kết hợp và chế biến món
ăn phù hợp với trẻ thì việc quản lý chặt chẽ thực phẩm, khẩu phần ăn của trẻ là
một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết hiện nay trong các trường mầm
non.
* Biên pháp 5 : Quản lý chặt chẽ lượng lương thực, thực phẩm trong bếp ăn

Để nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ và tránh thất thoát định lượng
khẩu phần ăn của trẻ trong bếp ăn là điều hết sức cần thiết. Muốn làm được tốt
việc này tôi đã thành lập hệ thống hồ sơ sổ sách bếp ăn cụ thể theo đúng quy
định. Hàng ngày lương thực, thực phẩm được giao nhận tay ba, có ký giao ký

nhận rõ ràng về số lượng, chất lượng, có nhận xét cụ thể. Công khai thực đơn,
thực phẩm hàng ngày cho phụ huynh, CBGV, phụ huynh học sinh biết, ghi
bảng tài chính công khai cần có đủ số cháu, số tiền chi, tiền đã chi và định
lượng chia ăn rõ ràng.
Ngoài việc công khai thực đơn thì việc quản lý chặt chẽ lương thực, thực
phẩm, khẩu phần ăn của trẻ trong ngày là rất quan trọng. Vì vậy mỗi khi thay
đổi mức tiền ãn hoặc thay đổi giá cả thực phẩm tôi đã tiến hành thử nghiệm 1
tuần từ sơ chế đến chế biến chín thành món ăn cho trẻ đê biết được định lượng
cụ thể VD : Cá nguyên con lkg khi làm sạch = 0,7 kg hấp chín gỡ lấy thịt= 0,5 kg lkg


thịt sống khi luộc chín = 0,7 kg 1 kg Lạc sống khi rang chín = 0,95 kg.

Để thuận tiện cho việc chia ăn một cách nhanh chóng, chính xác, rõ ràng,
cụ thê cho từng trẻ, từng lớp trước khi đưa lên bảng công khai tôi đã cân đong
lượng thực phẩm cũng như lượng nước nấu cho món ăn từ khi sơ chế đến chế
biến chín sau đó cân lổng lượng thức ăn chia cho số cháu để có một khấu phần
ăn chính xác cúa trẻ và đưa lên bảng
VD : - Thực đơn là : Tôm + Thịt rim cà ( cho 230 cháu)
Thực phẩm là : Tôm rảo : 6,0 kg + 4 kg thịt + 1 kg cà chua + 6 lít nước
Qua sơ chế, chế biến được tổng lượng thức ăn là 11,7 kg thức ăn / 230 =50g /
trẻ
- Thực đơn là : Ruốc Lạc + Thịt ( 230 cháu)

Thực phẩm là : Lạc nhân : 5 kg + 4 kg thịt
Qua sơ chế và chế biến được 6,9 kg thức ăn 230 = 30g/ trẻ
Nắm được sô' liệu trên nhà trường cũng như giáo viên , phụ huynh có thể kiểm
tra thường xuyên cả về sô lượng và chất lượng còn cô nuôi cũng có trách nhiệm
cao hem trong công việc để tránh thất thoát thực phẩm cũng như để nâng cao
chất lượng

bữa ăn cho trẻ
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau khi thực hiện các biện pháp cho bữa ăn của trẻ tôi thấy chất lượng
bữa ãn được nâng lên rõ rệt và thu được kết quả như sau:
Các nội dung
Tiếp phẩm

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện biện

biện pháp
pháp
Còn lúng túng trong việc Đã chủ động trong tiếp
lựa chọn và thay thế thực phẩm và lựa chọn, thay
phẩm

Thực đơn

thế thực phẩmhàng ngày

cho bếp ăn
- Xây dựng khẩu phần - Xây dựng được thực
thực đơn chưa phù hợp

đơn hợp lý theo tuần,

- Chưa biết phối kết hợp


theo mùa


nhiều loại thực phẩm - Phối hợp được từ 2- 3
trong ngày

loại thực phẩm trở lên,
món ăn hấp dẫn hơn

Nguồn thực phẩm

Tiếp phẩm còn mua nhặt Đã hợp đồng được các
ơ chợ nên thực phẩm loại thực phẩm từ giáo
không rõ nguồn gốc, viên,
không đáng tin cậy

phụ

huynh



nguồn thực phẩm có
nguồn

gốc



ràng,


phong phú đa dạng sẵn
có tại địa phương theo
Khẩu phần ăn của trẻ

- Tỉ lệ giữa các chất

đúng thực đơn
- Cân đối giữa các chất

chưa cân đối

( cân đối giữa đạm ĐV

- Lượng Calo cung cấp

và đạm TV)

cho trẻ trong ngày còn

- Cung cấp đủ lượng

thấp

Calo cho trẻ từ 650700Calo / trẻ /ngày

Chế biến món ăn và định

Thao tác còn lúng túng,


Thao tác thuần thục,

lượng chia ăn

định lượng chia còn chia

thường xuyên thay đổi

theo

chưa

món ăn, phối hợp thực

chính xác tuyệt đối. Trẻ

phẩm cũng như gia vị

ãn chưa ngon miệng,

tạo ! cảm giác thèm ăn

chưa hết xuất

ở trẻ giúp trẻ ăn ngon

- Trẻ ở kênh phát triển

miệng, ăn hết xuất
- 100% trẻ tăng cân


bình thường là 83%

- Trẻ kênh phát triển

- Kênh nguy cơ dưới

bình thường là 93,5%

mức độ 1 là 14%

tăng 10,5%

- Kênh nguy cơ dưới

- Trẻ ở nguy cơ dưới

Sức khoẻ của trẻ

cảm

tính


mức độ 2 là 3%

mức độ 1 là 6,5% giảm
7,5% và không còn trẻ ở
kênh nguy cơ dưới mức


Thực phẩm

Tiếp phẩm còn phải

độ 2
Đã hợp đồng được các

mua nhặt ở chợ nên thực

loại thực phẩm từ giáo

phẩm không có độ tin cậy

viên, từ phụ huynh và

cao

nguồn thực phẩm có nguồn
gốc rõ ràng, phong phú đa
dạng sẵn có tại địa phương
theo đúng thực đơn.

Chế biến món ăn và định

Thao tác còn lúng túng,

Thường xuyên thay đổi

lượng chia ăn


không thay đổi cách chế

món ăn, phối hợp thực

biến và khẩu vị ăn cho

phẩm cũng như gia vị tạo

trẻ, định lượng chia ăn

cảm giác thèm ãn ở trẻ

còn chia theo cảm tính

thu hút trẻ ăn ngon

không chính xác.

miệng ăn hết xuất.


PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp trên để nâng cao chất lượng
bữa ăn tôi đã thu được rất nhiều điều bổ ích và đúc rút được một số kinh
nghiệm như sau:
Muốn nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non thì trước
tiên bản thân phải nhận thức đúng đắn và có hiểu biết, có irình độ về chăm sóc
nuôi dưỡng trẻvà đặc biệt là kiến thức chế biến nấu ăn cho trẻ
Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phải xây dựng và thực hiện khẩu phần
thực đơn hàng ngày một cách hợp lý, phù hợp theo mùa và biết tận dụng nguồn

thực phẩm sẩn có ở địa phương để hợp đồng cam kết cho bếp ăn.
Muốn trẻ ăn ngon miệng, ãn hết xuất thì phải lựa chọn, phối hựp, chế biến các
loại thực phẩm tạo màu sắc, mùi vị hấp dẫn cho món ăn để thu hút trẻ hứng thú
ăn và kết quá mong muốn nhất là trẻ tãng cân, phát triển cả về thể lực và trí tuệ
có sức khỏe tốt chuẩn bị bước vào phổ thông.



×