Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

một số kinh nghiệm dạy ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.91 KB, 37 trang )

Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lí do chọn đề tài:
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của để tài:
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
I.4. Giới hạn, phạm vi áp dụng của đề tài:
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
II.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của
vấn đề nghiên cứu.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 1
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lí do chọn đề tài:
M. Gorki đã nói: “ Học văn là học để làm người”, chừng ấy đủ
để cho ta thấy vai trò to lớn của môn Văn trong việc giáo dục và


hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng để việc học văn trở
thành hứng thú, niềm say mê cho mỗi học trò quả thật không hề
đơn giản. Đặc biệt đối tượng học sinh đa số là con em đồng bào
dân tộc thiểu số như địa bàn huyện Cưmgar của chúng ta, khi mà
các em vào học lớp 6 vẫn đọc chưa thông, viết chưa thạo thì vấn
đề dạy cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của môn học này
quả là một vấn đề khó khăn.
Là một giáo viên công tác tại địa bàn CuôrĐăng – nơi mà tỉ lệ
học sinh là người đồng bào trên 70% thì câu hỏi làm thế nào để
nâng cao chất lượng môn Văn cho các em luôn là câu hỏi thường
trực trong tôi. Vì thế trong quá trình dạy học tôi luôn chú ý đúc rút
kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để từng bước giúp các em học sinh
của mình đọc thông viết thạo từ đó các em cảm thụ cái hay cái
đẹp của môn Ngữ văn.
Dạy Ngữ văn thật sự là một công việc vất vả, khó khăn. Đặc
biệt đối tượng học sinh là người đồng bào thiểu số. Qua thực tế
dạy học tại địa phương tôi thấy chất lượng học môn Ngữ văn của
các em học sinh là người đồng bào ở trường sở tại rất thấp. Số học
sinh nắm vữngvà học khá bộ môn còn ít. Các em hầu hết là người
dân tộc tại chỗ, nơi mà đời sống kinh tế, xã hội còn rất khó khăn
nên khả năng nhận thức của các em chưa nhanh nhạy, hạn chế
trong việc cập nhật thông tin. Những thao tác nhỏ cần thiết để
phục vụ cho việc học tốt môn Ngữ văn nhiều em cũng chưa thông
thạo. Bản thân các em là người đồng bào nên tinh thần ham học
còn hạn chế. Đối với các em động cơ và mục tiêu của việc học gần
như không có, đến trường, ghi chép, học bài như là điều bị ép
buộc. Cho nên có những học sinh ngồi trong lớp không chú ý,
không chịu phát biểu xây dựng bài và hoàn toàn thụ động. Vì vậy
sau khi học xong các em nắm bắt tác phẩm một cách hời hợt,
chưa sâu sắc. Hiểu về Tiếng Việt còn mơ hồ và gần như không biết

tạo lập một văn bản chuẩn mực. Sở dĩ có tình trạng trên là vì các
em không chịu tiếp xúc tác phẩm, không chuẩn bị bài, có chăng
chỉ đối phó cho qua chuyện. Sau khi học xong các em về nhà
cũng không học lại bài cũ chủ yếu đi chơi hoặc tham gia lao động
giúp gia đình. Về phía phụ huynh cũng không quan tâm phó mặc
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 2
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
cho nhà trường và giáo viên. Vì thế chất lượng học tập của các em
về môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung còn rất
thấp.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài
kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, để bạn bè
đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn tại những trường mà đa số học sinh là người đồng
bào dân tộc như Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, huyện CưM'gar
của chúng ta. Đây có thể chưa phải là “ sáng kiến” nhưng là những
kinh nghiệm - điều tôi tâm đắc và đúc rút trong quá trình dạy học
của mình. Tôi kính mong quý cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp
cùng chia sẻ và góp ý giúp tôi hoàn thiện hơn nữa trong công tác
giảng dạy của bản thân.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Qua đề tài nghiên cứu này có thể giúp người giáo viên có
những định hướng, dẫn dắt học sinh cảm thụ, bình giá được nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm, có hệ thống gợi mở, phát huy
tích tích cực, chủ động, sáng tạo và say mê chiếm lĩnh tri thức
trong mỗi tiết học Ngữ văn.
Dạy Ngữ văn là một công việc hết sức khó khăn, vất vả. Nó đòi
hỏi cả người dạy và người học phải kiên trì, nhẫn nại và có lòng
đam mê. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp và

hình thức dạy học hiệu quả đối với đối tượng học sinh là người
đồng bào thiểu số. Làm được điều này sẽ kích thích được niềm say
mê văn học, lòng yêu ngôn ngữ dân tộc, ý thức vươn lên của các
em học sinh vốn được xem là hay tự ti, ỉ lại, chậm hiểu nhưng lại
chiếm một tỉ lệ rất lớn trên địa bàn huyện nhà.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu đề tài, tôi chọn đối
tượng nghiên cứu là bộ môn Ngữ văn ở cấp THCS và học sinh trong
trường, cụ thể là học sinh hai lớp 9ª6 và 9ª8 Trường THCS Đinh
Tiên Hoàng năm học 2010 – 2011 mà tôi được phân công giảng
dạy.
I.4. Giới hạn, phạm vi của đề tài:
Nội dung đề tài tôi nghiên cứu luôn được đông đảo đồng
nghiệp quan tâm và nó có thể vận dụng ở toàn cấp học, ở mọi
khối lớp. Nhưng vì khả năng hạn chế và điều kiện chưa cho phép
nên tôi chỉ vận dụng vấn đề nghiên cứu ở hai lớp tôi trực tiếp
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 3
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
giảng dạy. Đó là lớp 9ª6 sĩ số 37 học sinh, 9ª8 sĩ số 40 học sinh
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, huyện CưMgar – Năm học 2010-
2011
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát kĩ năng, qua quá trình dạy học đúc rút
kinh nghiệm.
Trao đổi học hỏi thêm từ đồng nghiệp tìm ra các giải pháp hiệu
quả.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lí luận:
Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần hình

thành, phát triển và hòa thiện nhân cách cho học sinh. Từ việc
khám phá ý nghĩa của các tác phẩm học sinh có thể tự ý thức về
mình, sống có nhân cách, trong sạch và cao thượng. Bộ môn Ngữ
văn bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào dân tộc, yêu lao động và những đức tính tốt đẹp cần có ở con
người thời đại mới.
Đối với các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số thì
việc nói và viết tiếng Việt đã là một việc khó khăn còn để khám
phá vẻ đẹp lấp lánh của các áng văn chương cũng như để tạo
được một văn bản hoàn chỉnh truyền tải được một nội dung cụ thể
thì thật quả là một vấn đề không nhỏ. Môn Ngữ văn sẽ giúp các
em có vốn từ phong phú, đồng thời rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết; rèn luyện năng lực ngôn ngữ và tư duy như một công cụ để
học tập các môn học khác. Từ đó các em có thể tự tin trong mọi
hoàn cảnh giao tiếp của cuộc sống.
II.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy gồm 77 em thuộc các xã
CuôrĐăng, Adrơng – vùng đồng bào dân tộc Êđê chiếm đa số
(80%). Đời sống kinh tế hết sức khó khăn, gia đình ít quan tâm
nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Rất ít học sinh
có ý thức tự giác, say mê khám phá khoa học. Đặc biệt là những
môn thuộc khoa học xã hội, vì theo các em nó dài, vừa khó học lại
khó nhớ mà bản thân các em là người đồng bào nên tính kiên trì
nhẫn nại gần như không có. Đặc biệt môn học mang tính tư duy
trừu tượng như môn Ngữ văn thì đối với các em lại càng khó khăn.
Các em cho rằng môn học này là môn học khó hiểu, khó nhớ lại
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 4
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
đòi hỏi phải liên tưởng tưởng tượng. Các em thấy khá phức tạp nên

thường học qua loa đối phó.
Dạy tại một địa bàn như ở CuôrĐăng chúng tôi luôn được sự
quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nghành, sự giúp đỡ của BGH nhà
trường, sự đồng thuận, tin tưởng của phụ huynh và sự yêu quý
vâng lời của các em học sinh đã phần nào giúp sức cho chúng tôi
có thêm nghị lực, niềm tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
phó. Bên cạnh đó bản thân chúng tôi giảng dạy tại địa bàn được
xem là “ vùng trũng” của giáo dục thì khó khăn, vất vả là không
cùng. Ví như tại trường tôi nói chung và hai lớp tôi dạy nói riêng số
học sinh người đồng bào trình bày hoàn chỉnh một văn bản là rất
hạn chế. Các em rất thụ động, không tự giác tìm tòi khám phá. Đa
số học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, không say mê hứng thú
trong học tập. Nên giáo viên phải làm gì để giúp các em thật sự có
ý thức, tích cực, chủ động trong học tập môn Ngữ văn là câu hỏi
thường trực trong mỗi giáo viên dạy tại địa bàn đặc thù như địa
bàn xã CuôrĐăng. Đó cũng là điều tôi hằng trăn trở và luôn có
gắng tìm tòi các giải pháp để khắc phục.
II.3. Các giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, đổi mới phương pháp, nâng
cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cho đối tượng học sinh là
người đồng bào, đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản trong
dạy học Ngữ văn bậc THCS.
+ Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và quan điểm lịch sử
+ Nguyên tắc tích hợp trong vận dụng kiến thức và kĩ năng
+ Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư
duy logic và tư duy hình tượng
+ Nguyên tắc xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách
(cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng.
+ Nguyên tắc khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ

động của người học
Đặc biệt giúp các có niềm say mê, yêu thích bộ môn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện
pháp:
b.1. Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà:
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 5
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số các em học sinh là
người đồng bào thiếu số có tính ì, không chịu tham gia phát biểu ý
kiến xây dựng bài. Sở dĩ có hiện tượng này là các em không chịu
soạn bài, hoặc có soạn cũng sơ sài đối phó, cho qua chuyện. Đến
lớp nghe cô giảng bài cũng như lần đầu tiên đọc tới bài học, tất cả
đều mới mẻ xa lạ. Như vậy làm sao có thể phát huy tính chủ động,
tích cực, nâng cao chất lượng bộ môn. Để phần nào khắc phục tình
trạng này tôi coi trọng việc hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà.
Đối với phần văn bản, trước hết xác định cho các em thấy rõ
việc tiếp xúc với văn bản là hết sức cần thiết và quan trọng. Vì đọc
là hành động đánh thức tác phẩm với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đọc
văn là bước khởi động để đi vào thế giới tác phẩm. Đọc để hiểu để
cảm thụ tác phẩm. Cần phải đọc chậm, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ.
Không chỉ đọc văn bản mà còn đọc cả tiểu sử của tác giả, tác
phẩm. Giáo viên cần thường xuyên nhấn mạnh cho học sinh thấy
tác dụng to lớn của việc làm này để giúp các em bước đầu tự do
cảm thụ văn bản. Từ việc cảm thụ sẽ dẫn dắt các em đến việc
hiểu ý nghĩa của bài văn. Khi ít nhiều có sự hiểu biết về bài văn
rồi, các em chuyển sang giai đoạn thứ hai là suy nghĩ các câu hỏi
trong phần đọc hiểu văn bản ở SGK. Sau đó trả lời các câu hỏi ấy
theo cách hiểu của bản thân.
Đối với phần Tiếng Việt và Tập làm văn cũng vậy, nếu khâu

chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh mà chu đáo thì viêc học trên
lớp thật sự rất hiệu quả
Qua quá trình dạy học tại đây tôi thấy tuy các em học sinh là
người đồng bào thiếu số ý thức chuẩn bị bài ở nhà là rất hạn chế.
Nhưng nếu người giáo viên tận tình, khéo léo hướng dẫn cho các
em có hệ thống câu hỏi chi tiết cụ thể thì việc soạn bài lại được
các em tích cực chú trọng. Để việc soạn bài thật sự có hiệu quả và
hữu ích thì bản thân người giáo viên phải thật sự nhiệt tình hướng
dẫn học sinh soạn đúng và đủ theo tinh thần là tìm hiểu trước.
Nhắc các em không được chép sách giải hay viết dài vào vở soạn
cho có lệ mà cần chuẩn bị thật tốt những gì để thầy và trò cùng có
một giờ khám phá hiệu quả. Muốn làm được điều đó – để truyền
được ngọn lửa đam mê văn học vào các em thì người giáo viên
cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị của mình. Tôi tin chắc rằng
một giáo viên không nghiên cứu trước bài, không chuẩn bị tốt thì
cũng không thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt được. Vì thế để
hướng dẫn các em chuẩn bị tốt bản thân ta cần chuẩn bị tốt đã.
Đặc biệt là dạy phần văn bản giáo viên cần đọc kĩ tác phẩm trước,
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 6
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
nghiền ngẫm bằng cả tâm hồn để khám phá cái hay cái đẹp về nội
dung và nghệ thuật. Cũng cần nghiên cứu kĩ về phần tác giả, hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm để thấy được thông điệp mà văn bản
muốn gửi gắm. Sau đó hướng dẫn các em thông qua hệ thống câu
hỏi mà SGK đề cập.
Ta có thể đặt ra cho các em các câu hỏi buộc các em phải
chuẩn bị trước để trả lời được như: - Tác phẩm viết về điều gì?
- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Tác giả sử dụng cách viết như thế nào?

- Trong tác phẩm, em có ấn tượng nhất với chi tiết (sự việc)
nào?
- Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì?
VD: khi dạy hướng dẫn học sinh chuẩn bị soạn các bài: “ Mùa
xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác” ngoài các câu hỏi trong SGK giáo
viên có thể gợi ý thêm các câu hỏi khác như: Thanh Hải sáng tác
bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có
tác dụng gì khi thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ?
Tác giả Viễn Phương sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác vào thời
gian nào? Hoàn cảnh ra sao? Hoàn cảnh ấy tác động đến cảm xúc
của tác giả như thế nào?
Còn đối với phần Tập làm văn và phần Tiếng Việt nếu giáo viên
không hướng dẫn các em soạn bài trước thì với 45 phút không đủ
để các em nắm được kiến thức và vận dụng nó vào thực hành. Vì
vậy với bất kì tiết học nào cũng cần hướng dẫn cho học sinh xem
trước và soạn bài ở nhà. Đồng thời chúng ta cần kiểm tra việc
chuẩn bị của các em qua khâu kiểm tra bài cũ.
b.2. Cách thức ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ:
Khi bắt đầu tiết học giáo viên thường hỏi: “ Lớp hôm nay vắng
mấy, lớp trưởng? Đó là những bạn nào?” Theo tôi thay vì hỏi như
vậy người giáo viên khi đã nhận lớp một vài tuần hãy cố gắng nhớ
tên từng học sinh, kết hợp với sơ đồ chỗ ngồi có thể kiểm tra sĩ số
bằng việc quan sát lớp nêu tên học sinh vắng và tìm hiểu nguyên
nhân về sự vắng mặt của các em rồi ghi lại vào sổ theo dõi của
mình để tiết học sau có thể nhắc nhở các em đi học chuyên cần
hơn. Đối với học sinh là người đồng bào dân tộc thì việc các em
vắng học, bỏ tiết là chuyện rất thường tình. Các em học yếu,
không thích những nội quy gò bó nên thường trốn học. Nếu giáo
viên mà la mắng, bắt phạt thì các em bỏ học luôn. Với đặc thù
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -

CưM'gar 7
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
vùng CuôrĐăng nói riêng và CưM'gar nói chung công tác duy trì số
lượng có tốt mới có thể từng bước nâng cao chất lượng. Vì vậy việc
kiểm tra sĩ số hằng ngày và động viên các em kịp thời có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc “ ngăn dòng bỏ học”. Từ việc tìm hiểu
nguyên nhân ta gần gũi nhẹ nhàng khuyên bảo và giúp các em
hiểu sự cần thiết của việc học tập.
Còn việc kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn
nhưng áp dụng với vùng đặc thù như địa bàn của chúng ta thì đòi
hỏi người giáo viên cần hết sức khéo léo và linh hoạt. Ta có thể ví
nó “như con dao hai lưỡi” nếu không kiểm tra lâu dần khiến học
sinh có ý thức lười biếng, không học bài, không soạn bài cũ mà
cũng chẳng làm bài tập. Và như vậy chắc chắn không thể nâng
cao chất lượng môn Ngữ văn lên được. Nhưng nếu ta thường
xuyên kiểm tra mà thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc sẽ
gây áp lực, sự lo lắng cho học sinh. Đặc biệt học sinh là người
đồng bào dân tộc kĩ năng nhớ và diễn đạt còn rất yếu đặt vào tình
huống giáo viên quá nghiêm nghị sẽ khiến các em không nói được
gì đồng thời còn rất căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến cả tiết
học. Để việc kiểm tra bài cũ có hiệu quả theo tôi giáo viên không
nên đặt những câu hỏi dài, có nội dung buộc học sinh thuộc lòng
kiến thức mà nên sử dụng những câu hỏi dạng bài tập trắc
nghiệm, vừa đảm bảo thời gian vừa khái quát được nội dung bài cũ
và đồng thời phù hợp với đặc điểm học sinh địa bàn huyện chúng
ta. Các em rất hứng thú với câu hỏi, bài tâp dạng này vì khá dễ trả
lời lại ngắn gọn dễ nhớ. Nên khi đưa ra các dạng bài tập để làm
câu hỏi kiểm tra bài cũ đa số các em sôi nổi xung phong trả bài.
Nhưng để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị
tốt có thể viết vào bảng phụ, hoặc làm phiếu học tâp.

Tôi lầy ví dụ khi kiểm tra bài cũ tiết 16, 17 bài Chuyện người
con gái Nam Xương ( Trích Truyện kì mạn lục – Nguyễn Dữ).
Tôi đưa ra phiếu trắc nghiệm như sau để các em có thể hệ thống
lại kiến thức cũ một cách nhanh nhất và dễ nhớ, các em dễ dàng
làm được, dễ đạt điểm cao tạo tâm thế vui vẻ, ham học và tích cực
ở các em.
Đây chỉ là những câu hỏi gợi ý, còn tùy vào thời gian để giáo
viên lựa chọn bao nhiêu câu, nội dung nào cho phù hợp. Điều đó
cần sự vận dụng linh hoạt của mỗi giáo viên.
PHIẾU TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA BÀI CŨ
Chuyện người con gái Nam Xương
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 8
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
( Trích Truyện kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
1. Em hiểu thế nào về tên tác phẩm "Truyền kì mạn
lục" của Nguyễn Dữ ?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ.
C. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ được lưu
truyền.
D. Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu
truyền (trong dân gian).
2. "Truyền kì mạn lục" được viết bằng:
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Quốc ngữ.
3. Ý kiến nào là xác đáng, trong 4 ý kiến cho rằng
"Truyền kì mạn lục" là tập truyện có đặc điểm:
A. Văn xuôi cổ viết bằng chữ Hán.

B. Văn xuôi cổ (lối văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán.
C. Văn xuôi cổ (biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử
dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích.
D. Văn xuôi cổ (văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử
dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích; cuối mỗi truyện
có lời bình; một số truyện có xen câu thơ, bài thơ.
4. Theo em, trong các ý kiến sau, ý kiến nào là xác
đáng ?
A. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông là 2
tác phẩm khác nhau.
B. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông là 2
tác phẩm giống nhau.
C. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông vừa có
điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau:
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 9
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
- Giống nhau về đối tượng (nhân vật Vũ Nương) về đề
tài (số phận của người phụ nữ), về cảm hứng nhân đạo.
- Khác nhau về ngôn ngữ (chữ Hán, chữ Nôm), về thể
loại (truyện văn xuôi cổ/ thơ thất ngôn bát cú Đường luật),
vv…
5. Nhân vân chính của "Chuyện người con gái Nam
Xương" là ai ?
A. Trương Sinh
B. Vũ Nương và Trương Sinh.
C. Bé Đản.

D. Phan Lang và Linh Phi.
6. Phần 2 của "Chuyện người con gái Nam Xương" có ý
nghĩa gì về nội dung và nghệ thuật ?
A. Câu chuyện có hậu , cái kết có hậu.
B. Làm nổi bật chất thần kì của câu chuyện.
C. Khắc hoạ, tô đậm, hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách
của Vũ Nương.
D. Thể hiện tính bi kịch và giá trị nhân đạo của tác
phẩm.
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng.
7. Trong các câu văn sau, câu nào nói lên được vẻ đẹp
tâm hồn, vẻ đẹp nhan sắc của Vũ Nương - mẫu người phụ
nữ lí tưởng ngày xưa ?
A. Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ
đem trăm lạng vàng cưới về.
B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính
đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
C. Có lẽ không thể giữ hình ẩn bóng ở đây, để mang
tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt
đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
D. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm
phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén
gót.
8. Câu này nói lên ước mong gì của Vũ Nương khi tiễn
chồng lên đường ra trận ?
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 10
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn
phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang

theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi".
A. Vũ Nương không màng công danh phú quý.
B. Vũ Nương chỉ cầu mong ngày chồng trở về bình
yên, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc.
C. Cả A và B.
9. Câu văn này nói lên tâm trạng gì của Vũ Nương ?
"Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong
ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu
xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên
núi Vọng Phu kia nữa".
A. Lời tự thương đau khổ.
B. Lời oán trách chàng Trương.
C. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng trước bi kịch, cảm
thương mình mệnh bạc.
D. Khao khát được sống trong yên vui, hạnh phúc.
10. Câu văn biền ngẫu là câu văn có hai hay nhiều vế
đối. Những câu văn này có phải là câu văn biền ngẫu
không ?
- Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa;//
trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất
thú.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước
xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.// Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá
tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ…
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng,// phần
mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt…
A. Đúng là câu văn biền ngẫu.
B. Không đúng.
11. Các chi tiết nghệ thuật sau đây cho thấy bút pháp

đặc sắc gì của Nguyễn Dữ ?
- ngõ liễu tường hoa
- bình rơi trâm gãy
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 11
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
- sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió
- khóc tuyết bông hoa rụng cuống
- kêu xuân cái én lìa đàn.
A. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
B. Hình ảnh tượng trưng.
C. Điển tích.
D. Thi liệu, văn liệu (cổ điển).
12. Ý kiến nào chính xác nhất nói lên giá trị nội dung
tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Chuyện
người con gái Nam Xương" ?
A. Giàu giá trị nhân đạo
B. Cốt truyện li kì, hấp dẫn, chặt chẽ.
C. Kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và trữ tình.
D. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc làm nổi bật bi
kịch điển hình về người phụ nữ thời loạn lạc.
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng.
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trả lời D A D C B E B C C A D E
Ta cũng có thể sử dụng câu hỏi tự luận nhưng nên sử dụng
những câu có vấn đề để học sinh suy nghĩ liên hệ, xâu chuỗi dựa
trên những hiểu biết, cảm nhận của mình để trả lời theo cách hiểu
của các em. Các câu hỏi như:
Qua bài thơ “ Con cò” em cảm nhận những điều cao đẹp nào

của tình mẹ và những lời ru? Qua đó ta giáo dục các em về tình
cảm gia đình, tình yêu thương cha me.
Bài thơ “ Viếng lăng Bác” đã nói hộ lòng ta những tình cảm
nào đối với Bác Hồ? Từ câu hỏi bài cũ ta có thể giáo dục đạo đức,
nhân cách cho học sinh. Đó là giáo dục lòng biết ơn kính trọng
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 12
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Bác, ý thức học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người và
sống xứng đáng.
Song song với việc kiểm tra bài cũ ta cũng cần kiểm tra việc
soạn bài và làm bài tập ở nhà của các em. Cần chú ý vì có nhiều
em soạn qua loa đối phó, chép sách giải, chép bài của bạn
Những trường hợp này cần nhắc nhở phê bình còn những học sinh
chuẩn bị tốt ta có thể tuyên dương cộng điểm, cũng cần thu vở
soạn của cả lớp chấm theo đợt.
Ta nên nhớ rằng các em là học sinh vùng đặc biệt này không
thể lấy việc kiểm tra bài cũ, theo dõi sự vắng mặt của các em để
đưa ra các biện pháp mạnh: “đình chỉ học, hạ hạnh kiểm, mời phụ
huynh, phạt lao động ” như đối với các học sinh người kinh nơi
thành thị. Với học sinh là người đồng bào dân tộc rất hay tự ti và
tự ái nên chúng ta phải thật khéo léo làm thế nào để các em hiểu
được tất cả việc chúng ta làm là mong muốn mang lại điều tốt đẹp
cho các em. Người giáo viên cần duy trì thái độ vui vẻ, thân thiện,
chân thành, cởi mở tạo tâm thế tự tin, chủ động hào hứng cho các
em từ đầu tiết học và thật sự nhiệt tình với học sinh trong suốt
quá trình truyền tải kiến thức. Và để bắt đầu vào giờ học khâu giới
thiệu bài giáo viên cũng cần chú ý không nên bỏ qua.
b.3. Khâu giới thiệu bài:
Chúng ta không nên bỏ qua bước này. Vì nó được xem như

hình thức “quảng cáo, tiếp thị”. Nếu làm tốt sẽ tạo được hứng thú,
gợi trí tò mò và gợi cảm xúc cho học sinh. Các em sẽ khát khao
háo hức giờ học đề tìm đến với những điều kì diệu, bí ẩn, cái hay
cái hưu ích.
VD: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” hay bài “ Viếng lăng Bác”
chúng ta nên cho các em nghe bài hát đã được phổ nhạc từ hai bài
thơ này. Từ cảm xúc dạt dào đó ta có thể dẫn dắt vào bài bằng
cách giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Hoặc khi dạy bài “
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ta có thể treo hai bức tranh
chụp lại hai thành phố của Nhật Bản là Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki
bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử cho học sinh quan sát:
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 13
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Hirosima – 1945: 140.000 người chết
Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném
xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km – Hơn 70.000
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 14
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
người chết
Và đặt các câu hỏi:
Em có biết hai bức tranh này không?
Nhờ đâu mà em biết? (có thể qua tivi, đài, báo )
Nó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Từ đó ta có thể giới thiệu: đầu tháng 8 năm 1945 Mĩ đã ném
hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hi-
rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki làm hơn hai triệu người dân Nhật Bản thiệt
mạng và còn di họa đến bây giờ. Thế kỉ XX, thế giới phát minh ra
nguyên tử hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra vũ khí hủy diệt,

giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay và cả trong tương
lai mai sau nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế
giới luôn luôn tiềm ẩn và đe dọa nhân loại. Đấu tranh vì một thế
giới hòa bình luôn là những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó
khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay chúng ta nghe tiếng
nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ ( Cô-lôm-bi-a) đã đạt giải
thưởng Nô ben văn học, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực
huyền ảo lừng dang: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
Để tiết học thật sự sôi nổi, lí thú cho các đối tượng học sinh
vốn rất thụ động theo tôi nghĩ bản thân người thầy phải vững kiến
thức, lòng đam mê và nhiệt huyết với nghề. Có người nói muốn
dạy văn hay bản thân người thầy phải có tâm hồn nghệ sĩ – tôi
thấy rất đúng. Chúng ta cần truyền ngọn lửa đam mê đó sang học
sinh ngay từ đầu tiết học. Khâu giới thiệu bài hay, hấp dẫn sẽ gợi
trí tò mò cho học sinh, chính vì vậy mà tiết học sẽ thú vị. Học sinh
sẽ tích cực đọc, tìm hiểu văn bản như lời thầy giới thiệu.
b.4. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
Trong dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn văn bản nói
riêng thì khâu đọc rất quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn
bản. Đọc là tiếp nhận thông tin qua mắt nhìn và truyền thông tin
qua giọng đọc. Đọc có nhiều cách: đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc
phân vai, đọc diễn cảm Đọc là khâu quan trọng để hiểu bài.
Thực tế cho thấy đọc tốt mới cảm thụ văn bản tốt. Đọc với ý
thức là thể hiện tình cảm trong tác phẩm – đặc biệt là tác phẩm
trữ tình, đọc đúng, đọc diễn cảm mới thấy được cái hay cái đẹp
của văn bản. Vì vậy nên hướng dẫn cho các em phát âm đúng, đọc
to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, tròn vành rõ chữ.
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 15
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số

Đối với trường tôi đối tượng học sinh phần đa là người đồng
bào thiếu số tôi thấy các em đều đọc chưa thông còn sai dấu và
lủng củng vì vậy các em ngại đứng đọc trước lớp. Đọc lí nhí, không
tự tin. Em bàn trên đọc thì em bàn dưới không nghe thấy, em cuối
lớp đọc thì bản thân tôi không nghe được gì. Khi các em đọc những
chỗ sai dấu, sai chữ thì một vài em người kinh ở trong lớp lại cười ồ
lên. Và vì đọc sai nên các em học sinh người đồng bào rất hay viết
sai. Qua việc chấm bài của các em tôi thấy 100% học sinh viết sai
lỗi chính tả. Như vậy làm sao có thế cảm thụ được văn bản, giờ
học làm sao có hiệu quả.
Tôi tìm hiểu nguyên nhân thực chất của hiện tượng này và để
tìm ra một vài giải pháp để từng bước khắc phục nó. Do các em là
người đồng bào thiếu số vốn phát âm chưa chuẩn lại đọc chậm
nên giáo viên ngại gọi các em đọc trước lớp vì sợ mất thời gian sợ
ảnh hưởng đến tiết học. Để khắc phục tình trạng trên tôi phải
thường xuyên gọi các em đứng dậy đọc trước lớp. Ban đầu tôi cho
các em đọc đoạn ngắn, đọc chậm, to để uốn nắn, sửa chữa chỗ
đọc sai, hướng dẫn các em đọc lại cho đúng. Các em đọc nhỏ là do
chưa mạnh dạn. Đối với những học sinh này tôi khuyến khích các
em tính mạnh dạn, tự tin trước lớp bằng cách cộng điểm cho các
em những lần các em xung phong đọc bài và đọc trôi chảy để từ
đó nhắc các em đọc to, rõ ràng và mạnh dạn hơn. Bên cạnh đó tôi
cũng hướng dẫn các em đọc thầm, cách đọc này làm tăng số
lượng người đọc trong một giờ gọc. Ví dụ tôi gọi một em đọc thì
yêu cầu các em còn lại phải đọc bằng mắt, không thành tiếng chú
ý đọc kịp với bạn đọc to, để khi tôi gọi bất kì em nào cũng có thế
đọc tiếp đựơc. Việc này nghe có vẻ rất cũ và nhỏ nhặt nhưng đối
với cá nhân tôi thì lúc nào cũng chú trọng thực hiện và không bao
giờ quên nhắc các em vì đối tượng học sinh của tôi là những đứa
trẻ rất e ngại việc học tập và rèn luyện. Các em thường ít chú ý,

không quan tâm đến hiệu quả giờ học, chỉ mong thật sự nhanh
chóng hết tiết học để được ra chơi, nên tôi phải thường xuyên,
kiên trì rèn luyện cho các em những thói quen dù là nhỏ nhất.
Còn đối với các em đọc tốt thì tôi yêu cầu cao hơn, như đòi hỏi
các em phải chú ý đến câu, nhịp điệu, hình ảnh. VD khi đọc các
đoạn văn: “ Nắng bây giờ đã đã bát đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón
tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng
nhô cái đầu màu hoa lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi
xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 16
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
lại ” “ Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường
nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào
nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ,
nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một
bó đuốc lơn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm
cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo ” trong văn bản “ Lặng lẽ
Sapa” của Nguyễn Thành Long
Với những đoạn văn này phải đọc thật sự trôi chảy, mạch lạc,
nhẹ nhàng, uyển chuyển mới cảm nhận được phần nào cảm xúc
dạt dào của tác giả trong một tác truyện ngắn đầy chất thơ.
Đọc đúng và truyền cảm không chỉ có tác dụng với phân môn
Văn mà cả phân môn Tập làm văn, Tiếng Việt cũng cần thiết. Nếu
các em đọc không đúng, không hay các ngữ liệu thì việc phân tích
để tìm ra các đơn vị kiến thức sẽ rất khó khăn.
VD văn bản mẫu: “ Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời”
của tiết 126 bài “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” SGK Ngữ văn

9 tập 2 trang 76, 77. Đây là một văn bản hay, giàu cảm xúc, hình
ảnh. Nếu đọc tốt các em đã cảm nhận được vẻ đẹp lấp lánh của
một bài nghị luận văn hoc. Và từ đó kích thích sự tò mò khám phá
ở các em và chúng ta dễ dàng dẫn dắt học trò đi vào tìm hiểu các
đơn vị kiến thức khác như: Khái niệm nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ; yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ
Học sinh là thế - đặc biệt là học sinh người đồng bào, việc gì
các em thích thú các em mới tự giác và tích cực. Do vậy nhờ giọng
đọc chuẩn mực, diễn cảm và sự nhiệt tình hướng dẫn các em đọc
tốt chắc chắn giờ học Ngữ văn sẽ trở nên hấp dẫn thú vị, lôi cuốn
học sinh. Bên cạnh đó muốn giờ học thật sự có chất lượng đòi hỏi
người giáo viên cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi phát triển tư
duy cho các em.
b.5. Đưa hệ thống câu hỏi để phát triển tư duy cho học
sinh:
Tư duy có tư duy bậc thấp và tư duy bậc cao.
Tư duy bậc thấp gồm biết và hiểu:
- Biết: Là khả năng nhận biết và nhớ lại thông tin.
- Hiểu: Là khả năng hiểu được ý nghiã của các khái niệm, hiện
tượng…
Tư duy bậc cao: Gồm
- Vận dụng : Sử dụng khái niệm trong các tình huống mới.
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 17
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
- Phân tích: Chia nhỏ thông tin thành các phần có liên quan với
nhau
- Tổng hợp: sắp xếp thông tin để tạo ra một tổng thể mới.
- Đánh giá: Định giá trị dựa trên các tiêu chí.

Thực tế tại trường tôi học sinh là người đồng bào thiếu số các
em rất thụ động, ỷ lại. Muốn phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh thì trong giờ học cần có hệ thống câu hỏi đa dạng và
phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ vào tính chất
hoạt động nhận thức có thể có các loại vấn đáp như:
- Vấn đáp tái hiện (dựa vào trí nhớ không cần suy luận được sử
dụng khi cần tái hiện, củng cố thiết lập mối quan hệ với những
kiến thức đã học)
- Vấn đáp giải thích minh họa (nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào
đó có dẫn chứng minh họa)
- Vấn đáp tìm tòi (phát hiện, đàm thoại để tìm lời đáp cho những
câu hỏi)
Qua hệ thống câu hỏi học sinh sẽ có được những định hướng cơ
bản để tìm hiểu, đánh giá, thưởng thức tác phẩm văn học.
Căn cứ vào đạc trưng của hoạt động học tập Ngữ văn có thể sử
dụng các kiểu câu hỏi đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao, từ cụ thể đến khái quát.
Các kiểu câu hỏi tương ứng cho từng giai đoạn như sau:
- Loại câu hỏi, bài tập nhận biết phát hiện.
- Loại câu hỏi, bài tập kích thích tư duy liên tưởng, tưởng
tượng.
- Loại câu hỏi, bài tập tái hiện kiến thức.
- Loại câu hỏi, bài tập phân tích đánh giá hay tổng kết
khái quát các vấn đề văn học.
- Loại câu hỏi, bài tập sáng tạo ( trình bày những suy nghĩ
cá nhân, vận dụng linh hoạt những gì đã học vào các ngữ cảnh
khác nhau)
Theo tôi cũng có thể xây dựng hệ thống câu hỏi căn cứ trên
nhiệm vụ cụ thể của mỗi giờ Ngữ văn. Làm thế nào đó để có hệ
thống câu hỏi phù hợp với mỗi giờ học và phát huy một cách có

hiệu quả, giúp học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập
sôi nổi có hứng thú. Các bước chuẩn bị cũng rất quan trọng nhưng
tiết học có thành công, hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 18
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra để học sinh tìm tòi khám phá
tri thức.
Ví dụ khi dạy truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân để học sinh
cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước ở
nhân vật ông Hai thì giáo viên cần có hệ thống từ thấp đến cao, từ
cụ thể đến khái quát, vừa có thêm câu hỏi gợi mở:
Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc
nghe tin làng mình theo giạc cho đến khi kết thúc truyện?
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì thái độ, tâm trạng của
ông Hai như thế nào? ( Câu hỏi tái hiện)
Tại sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? (Câu hỏi có tính
chất suy luận)
Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út? Qua những lời trò
chuyện ấy em cảm nhận được gì ở tấm lòng ông vi làng quê đất
nước, với cuộc kháng chiến? (câu hỏi, bài tập phân tích đánh giá,
khái quát các vấn đề)
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như
thế nào?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp
viết truyện ngắn của nhà văn Kim Lân? ( Câu hỏi sáng tạo)
Em học được gì qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông
Hai của nhà văn. (câu hỏi vận dụng)
Đến phần luyện tập có thể đưa thêm câu hỏi sáng tạo: Nêu
những nét riêng của tình cảm đối với quê hương trong truyện ngắn

Làng so với những bài thơ nói về tình cảm quê hương mà em đã
học?
b.6. Sử dụng các phương pháp mới thích hợp:
Đối với một trường mà tỉ lệ học sinh là người đồng bào cao như
trường tôi thì việc đổi mới các phương pháp trong dạy học là rất
khó khăn nhưng cần thiết. Bản thân các em học yếu, chậm tiếp
thu nên khi nghe giảng và ghi chép nhiều thì các em không hứng
thú. Vì vậy trong qua trình dạy Ngữ văn cho đối tượng học sinh
này chúng ta cần vận dụng các phương pháp mới cũng như sử
dụng đồ dùng trực quan sinh động như tranh ảnh, sơ đồ sẽ giúp
các em chú ý, tích cực và sôi nổi hơn trong giờ học.
Trước hết chúng ta cần xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng đăc
biệt là những câu hỏi tích hợp giữa ba phân môn: Văn bản, Tiếng
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 19
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Việt và Tập làm văn. Câu hỏi tích hợp sẽ giúp các em hệ thống
kiến thức hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa ba phân môn này
trong mạch tư duy logic.
Ví dụ khi dạy phân môn văn bản ta đặt các câu hỏi dạng:
- Xác định giọng văn, thể loại văn bản? Xác định ngôi kể, thứ
tự kể, tác dụng? (tích hợp phân môn Tập làm văn)
- Giải thích các từ khó (tích hợp phân môn Tiếng Việt)
- Tóm tắt văn bản (tích hợp phân môn Tập làm văn)
Ví dụ cụ thể khi bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có
thể sử dụng một số câu hỏi tích hợp gợi ý sau:
ST
T
Câu hỏi Hướng trả lời Hướng
tích hợp

Phần I. Tìm hiểu chung:
1 Em hiểu như thế nào
về nhan đề: Viếng lăng
Bác
Nhan đề ngắn gọn, dùng
động từ viếng mang sắc
thái trân trọng, thành
kính, trang nghiêm mà
xúc động.
Tích hợp
Tiếng
Việt
2 Phương thức biểu đạt
của văn bản này là gì?
Tác dụng nghệ thuật
của phương thức ấy?
Kết hợp miêu tả với biểu
cảm.
Biểu cảm là phương thức
chính
-> Giúp nhân vật trữ tình
tự bộc lộ cảm xúc.
Tích hợp
TLV
3 Giữa nhà thơ và nhân
vật trữ tình có mối
quan hệ như thế nào?
Dựa vào đâu mà em
biết
Nhân vật trữ tình là tác

giả.
Qua từ “con”
Tích hợp
Tiếng
Việt
Phần II. Phân tích:
Phần 1. Cảm xúc khi ở trước lăng Bác:
4
Cách xưng “con” của
tác giả mở đầu bài thơ
Bày tỏ tình cam thương
nhớ, kính yêu, trân trọng
Tích hợp
Tiếng
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 20
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
có ý nghĩa gì mà gần gũi Việt
5
Tính từ “xanh xanh” và
thành ngữ “ bão táp
mưa sa” có sức diễn tả
điều gì?
Vẻ đẹp thanh cao và sức
sống bền bỉ, mãnh liệt
của cây tre Việt Nam.
Tích hợp
Tiếng
Việt
6

Ý nghĩa của từ “Ôi”
trong lời thơ này?
Bộc lộ trực tiếp cảm xúc
thương mến, tự hào đối
với đất nước, dân tộc
Tích hợp
Tiếng
Việt
7 Em có nhận xét gì về
giọng điệu của khổ thơ
này? Tác dụng của nó?
Giọng điệu thành kính,
trang trọng thể hiện
được cảm xúc dồn nén
chất chứa.
Tích hợp
TLV
8 Khổ thơ thứ hai tác giả
sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì? Ý
nghĩa?
Ẩn dụ
Ý nghĩa: Ca ngợi sự
trường tồn, vĩnh hằng
của hình ảnh Bác. Con
người Bác với những biểu
hiện sáng chói về tư
tưởng yêu nước và lòng
nhân ái mênh mông có
sức tỏa sáng mãi mãi.

Tình cảm biết ơn ngưỡng
vọng của tác giả đối với
Bác.
Tích hợp
Tiếng
Việt
9 Phương thức biểu đạt
trong hai câu thơ
“Ngày ngày dòng
người đi trong thương
nhớ.
Kết tràng hoa…mùa
xuân” là gì? Từ đó tình
cảm, cảm xúc nào của
nhà thơ được bộc lộ?
Phương thức miêu tả và
biểu cảm, cảm xúc thành
kinh, tình cảm yêu quý
và ngưỡng vọng.
Tích hợp
TLV
Phần 2. Cảm xúc khi ở trong lăng Bác
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 21
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
10 Trong khổ thơ tiếp theo
xuất hiện một hình
ảnh ẩn dụ, đó là hình
ảnh nào? Ý nghĩa của
hình ảnh này?

“trời xanh là mãi mãi”
-> Công đức của Bác đối
với mọi người là cao đẹp,
vĩnh hằng.
Tích hợp
Tiếng
Việt
11
Từ nào trong câu “ Mà
sao nghe nhói ở trong
tim” có sức biểu cảm
trực tiếp? Tác dụng của
nó?
Động từ “nhói”
-> đau đột ngột, quặn
thắt.
Tác giả cảm thấy đau
đớn, mất mát về sự ra đi
của Bác
Tích hợp
Tiếng
Việt
12 Giọng điệu của đoạn
thơ này là gì? Nó thể
hiện nỗi niềm nào của
tác giả
Giọng điệu trầm lắng,
nghẹn ngào thể hiện
niềm tiếc thương vô hạn,
sự xót xa đau đớn

Tích hợp
TLV
Phần 3. Cảm xúc khi rời lăng Bác
13 Khổ thơ cuối tác giả sử
dụng các biện pháp
nghệ thuật nào? Tác
dụng của các biện
pháp nghệ thuật ấy?
Điệp ngữ “muốn làm”,
biểu cảm trực tiếp, gián
tiếp
-> Tình cảm chân thành,
ước mong tha thiết được
ở bên Bác
Tích hợp
Tiếng
Việt
Tích hợp
TLV
Phần II. Tổng kết:
14 Em học tập được gì từ
nghệ thuật biểu cảm
của tác giả trong bài
thơ này?
Kết hợp miêu tả với biểu
cảm, biểu cảm trực tiếp
với biểu cảm gián tiếp.
giọng điệu trang trọng và
thiết tha.
Tạo hình ảnh ẩn dụ

tượng trưng
Tích hợp
TLV
15 Ngoài bài thơ này em
còn biết tác phẩm nào
viết về Bác Hồ nữa
không?
“ Đêm nay Bác không
ngủ”
“ Phong cách Hồ Chí
Tích hợp
ngang,
dọc
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 22
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Em đã học được gì ở
Bác qua các văn bản
viết về Người?
Minh”
“Đức tính giản dị của Bác
Hồ”
->Sống giản dị, cống
hiến, hi sinh và có lí
tưởng cao đẹp…
Tích hợp
giáo dục
kĩ năng
sống,
giáo dục

tư tưởng
đạo đức
Hồ Chí
Minh
16
Bài thơ “ Viếng lăng
Bác” đã nói hộ lòng ta
những tình cảm nào
với Bác Hồ?
Lòng kính trọng, biết ơn,
ngưỡng vọng, nguyện
sống xứng đáng…
Tích hợp
liên hệ
thực tế
đời sống
Sau khi dạy văn bản này ngoài việc cho các em nghe bài hát
“Viếng lăng Bác” do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, ta có thể cho học
sinh quan sát các bức ảnh sinh động về Bác để cho bài dạy thêm
sinh động hấp dẫn. Bằng cách tìm kiếm từ mạng Internet rồi photo
cung cấp cho các em. Ta có thể tìm hiểu các thông tin khác về Bác
để giúp các em hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp của Hồ Chủ
Tịch. Qua đó giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em hiệu quả
hơn. Giáo dục các em lòng kính yêu biết ơn Bác, định hướng học
tập tấm gương đạo đức của Người, ý thức sống xứng đáng có lí
tưởng…
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 23
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Bác đi thăm đơn vị Quân đội miền Nam tập kết (1957)

Bác Hồ thǎm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc (1958)
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 24
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (1957)
Bụi tre bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng -
CưM'gar 25

×