Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh và biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.05 KB, 36 trang )

Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
ĐỀ TÀI:
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HỒNG THU
Danh sách nhóm 11:
1. Hồ Văn Lương TM3
2. Nguyễn Hoàng Kiều My TM3
3. Nguyễn Thị Ái Vi TM3
4. Lý Thị Ý Nhị TM3
5. Phạm Thị Ánh Phương TM3
6. Trần Thạch TM3
7. Nguyễn Thế Minh TM3
8. Lê Thiên An TM4
9. Nguyễn Mạnh Hùng TM4
Nhóm 11 Trang1
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta
còn phải đối mặt với nhiều thử thách và những rủi ro không thể lường trước được. Các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ và chưa có những hiểu biết nhất định về nền thị trường
rộng lớn này. Và một vấn đề được đặt ra ở đây là những thiệt hại do rủi ro trong giao dịch kinh
doanh mang lại. Hay nói cách khác hoạt động trong nó đã chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn mà
không có cách gì loại trừ hoàn toàn được.
Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực của nó lại là điều có thể
làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp và sự trợ giúp hữu hiệu của Nhà
nước. Trước hết, không ai khác ngoài chính bản thân doanh nghiệp phải tự ý thức được rủi ro
và từ đó có biện pháp phòng tránh hoặc tận dụng nó một cách hiệu quả. Rủi ro trong giao dịch
kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các đối tác của doanh nghiệp: Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin


cậy về đạo đức, kinh nghiệm, tài chính, pháp lý, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan
hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông".
Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng trong đó,
mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn
trong các điều khoản, thanh toán, thực hiện hợp đồng, các biện pháp khắc phục và xử lý vi
phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp
đồng...
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh đang là một trong những nguy cơ lớn nhất của nhiều doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, bên cạnh nguy cơ sụt giảm về đơn hàng và thị trường trong hoàn cảnh
kinh tế toàn cầu biến động như hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp
nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro trong
giao dịch kinh doanh” để phần nào tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa và làm giảm
thiệt hại do rủi ro gây ra.
Trong quá trình thực hiện dù cẩn thận vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Mong cô và các
bạn góp ý để đề tài trở nên hoàn thiện hơn.
Nhóm 11 Trang2
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
- Mục đích nghiên cứu: của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro trong
giao dịch kinh doanh, giúp công ty nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi
ro từ đó đề ra các giải pháp phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể
xảy ra.
- Đối tượng nghiên cứu: của đề tài này là quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh, cụ
thể là trong quá trình thương lượng, kí kết hợp đồng, quá trình giao nhận và thanh toán.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro trong giao dịch kinh
doanh, thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tại Công ty cổ phần thương mại Toàn
Lực.
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích, mô tả, tổng hợp, phương pháp chuyên gia.
Nhóm 11 Trang3
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................2
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TOÀN LỰC..........................5
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..................................................................5
2. Bộ máy tổ chức của công ty................................................................................................7
3. Mặt hàng kinh doanh và đặc điểm thị trường của công ty.................................................8
4. Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.....................................................................9
5. Các phương thức thanh toán của công ty.........................................................................13
6. Thuận lợi và khó khăn của công ty...................................................................................14
7. Định hướng phát triển.......................................................................................................15
II. NHỮNG RỦI RO CÔNG TY TOÀN LỰC CÓ THỂ GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH..........................................................................................................................16
1. Rủi ro chung......................................................................................................................16
2. Rủi ro trong giao dịch kinh doanh....................................................................................18
2.1. Rủi ro đối tác............................................................................................................18
2.2. Rủi ro trong thương lượng kí kết hợp đồng............................................................19
2.3. Rủi ro trong giao nhận hàng....................................................................................20
2.4. Rủi ro trong chọn loại tiền thanh toán.....................................................................22
2.5. Rủi ro phương thức thanh toán................................................................................27
III. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY TOÀN LỰC............30
1. Các rủi ro công ty Toàn Lực đã gặp.................................................................................30
2. Đánh giá những biện pháp quản trị rủi ro........................................................................33
IV. KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................................34
1. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................................34
2. Tóm tắt các giải pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro.......................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................37
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CP TM TOÀN LỰC
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1 Giới thiệu chung:

Công ty Cổ phần Thương Mại Toàn Lực là một trong những công ty thương mại hàng đầu
trong ngành giấy Việt Nam. Công ty kinh doanh tất cả các mặt hàng giấy chất lượng cao như
giấy Couché, Duplex, catalogue, bao bì, hộp thuốc lá, giấy Woodfree, giấy mỹ thuật, khăn giấy
Paseo, tã giấy Bosomi, Softlove và các loại giấy chuyên dụng khác…
Nhóm 11 Trang4
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
Kể từ khi thành lập năm 1994, công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động để đáp ứng được
những yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Công ty cung cấp cho thị trường đủ các loại sản
phẩm theo yêu cầu, được sản xuất tại các nhà máy và các tập đoàn có uy tín hàng đầu trên thế
giới với chất lượng được chọn lọc và ổn định. Nhờ vào chính sách bán hàng vì khách hàng
“luôn chào giá cạnh tranh nhất cùng với điều kiện giao hàng và thanh toán thuận lợi nhất”,
công ty đã có được một lượng lớn khách hàng trung thành.
Không chỉ uy tín với khách hàng trong nước mà đối với thị trường thế giới công ty cũng đã tạo
được uy tín và vị trí nhất định vì công ty có mạng lưới khách hàng rộng khắp, hệ thống kho bãi
lớn và thuận tiện, có thể nhập và lưu giữ hàng hoá số lượng lớn cho khách hàng. Chính vì uy
tín này công ty tự hào là nhà phân phối độc quyền cho khăn giấy nhãn hiệu Paseo và Nice do
tập đoàn APP Indonesia sản xuất.
1.2 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VII đã định hướng cho nền kinh tế nước ta phát triển
theo cơ chế thị trường, là nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý và điều tiết của nhà nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển, hàng hóa sản xuất ra chất lượng chưa cao, còn nhiều
loại sản phẩm chúng ta chưa được sản xuất. Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh bằng cách mở
rộng mạng lưới nhập khẩu. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước nỗ lực tìm cách cải tiến quy
trình công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Nắm bắt tình hình đó, cộng với những quan hệ cá nhân mà giám đốc công ty sẵn có với các
doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và theo xu thế chung của Đảng
và Nhà nước, ngày 26/04/1994 công ty TNHH TM Toàn Lực đi vào kinh doanh bằng cách
nhập các loại hàng hóa chủ yếu là các loại giấy bán ra thị trường trong nước.
Giai đoạn 1 (1994 -1997)

Bắt đầu họat động kinh doanh, tìm hiểu và xác định mặt hàng kinh doanh, tập trung chuyên
môn hóa mặt hàng chiến lược – Giấy. Từ cuối năm 1994, công ty thực hiện mua hàng thông
qua dịch vụ ủy thác. Do mới thành lập nên công ty phải định hướng kinh doanh tìm khách
hàng, nguồn hàng… nên việc kinh doanh chỉ ở bước thăm dò, chủ yếu là tìm đại lý, dịch vụ
nhỏ.
Giai đoạn 2 (1997 -2000)
Giai đoạn phát triển tăng tốc mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng giấy. Đồng thời mở rộng cơ sở
vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh (xây dựng kho hàng, phân xưởng, lắp đặt máy móc…).
Nhóm 11 Trang5
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
Giai đoạn 3 (2000 -2002)
Phát triển mặt hàng giấy theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời tăng cường đội ngũ nhân
sự phục vụ cho việc phát triển kinh doanh. Đây thực sự là giai đoạn chuyển mình của công ty
để tiến tới phát triển nhanh và mạnh hơn cho giai đoạn sau này.
Được sự giúp đỡ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước
ngoài, mở rộng mạng lưới nhập khẩu… công ty đã trực tiếp nhập khẩu giấy.
Giai đoạn 4 (2002 - 2007)
Duy trì giữ vững tốc độ và phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt
hàng giấy. Đầu tư hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân sự với sự tham gia của các công
ty tư vấn nhân sự chuyên nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng (xây dựng văn phòng mới vào đầu
năm 2003). Công ty đã từng bước phát triển tạo cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường.
Năm 2007, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương Mại Toàn Lực.
Những thông tin chính về công ty CP TM Toàn Lực:
 Vốn điều lệ: 93.870.000.000 tỷ đồng
 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thương mại Toàn Lực
 Tên giao dịch: TOLUCO. Ltd
 Trụ sở: 34 - 36 Phan Văn Trị, Phường 2, Quận 5 TP.HCM
 Điện thọai: (84-8) 38363251 – 39233010 – 39233011
 Mã số thuế: 0301307242

 Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần
 Hình thức kinh doanh: Thương mại (nhập khẩu hàng hóa và mua bán tại thị trường
trong nước và nước ngoài)
 Mặt hàng kinh doanh: Khăn giấy, giấy in, giấy bao bì công nghiệp….
1.3 Chức năng - nhiệm vụ
Nhóm 11 Trang6
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
I.3.1 Chức năng:
Các doanh nghiệp luôn biết rằng: chỉ sản xuất và bán những gì khách hàng cần chứ không sản
xuất và bán những gì mình có. Công ty Toàn Lực nắm rõ quy luật này nên đã chọn kinh doanh
các mặt hàng mà thị trường trong nước có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
I.3.2 Nhiệm vụ:
 Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh.
 Bảo toàn, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản và vốn để không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
 Thực hiện nghĩa vụ vốn ngân sách Nhà nước.
 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên công ty.
 Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước Việt Nam cho phép.
 Mở rộng hoạt động kinh doanh và đa dạng hoá các mặt hàng giấy đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
 Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm theo đúng quy định của Nhà nước.
 Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy
định hiện hành của Bộ tài chính.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Nhóm 11 Trang7
Phó GĐ Tài chính
Phó GĐ Kinh doanh
Phòng Kinh doanh
Giám đốc

Phòng
Kế
toán
Phòng
XNK
&
Thống

T
h

n
g

k
ê
Phòng
Kho
vận
Phòng
Hành
chính –
Nhân
sự
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
3. Mặt hàng kinh doanh hiện tại của công ty và đặc điểm thị trường của công ty:
3.1. Mặt hàng kinh doanh hiện tại của công ty:
 Công ty kinh doanh tất cả các mặt hàng giấy chất lượng cao như giấy Couché, Duplex,
catalogue, bao bì, hộp thuốc lá, giấy Woodfree, giấy mỹ thuật, khăn giấy Paseo, tã giấy

Bosomi, Softlove và các lọai giấy chuyên dụng khác…
 Mặt hàng chính mà công ty kinh doanh là giấy các loại bằng cách nhập các loại giấy từ
nước ngoài về bán sỉ và lẻ cho thị trường nội địa: Couché, Bristol, Duplex, Ivory,
Crystal, giấy chống thấm làm nhãn bia và nước giải khát; giấy giữ ẩm, giữ lạnh, bảo vệ
thực phẩm, làm bao bì thực phẩm, giấy nhôm vàng, nhôm bạc dùng trong công nghiệp
thực phẩm và thuốc lá.
 Giấy mỹ thuật cao cấp ngoại nhập, giấy tiêu đề, giấy viết thư, thiệp mời, giấy in ấn mỹ
thuật, thiết kế, quảng cáo, catalogue, brochure, tờ bướm…
 Khăn giấy, giấy cuộn vệ sinh, khăn ăn, khăn giấy Paseo và Nice của tập đoàn APP
Indonesia.
 Mực in các loại gồm mực in offset, ống đồng, UV, flexco, kim loại…
3.2. Đặc điểm thị trường của công ty:
 Chủ yếu công ty kinh doanh các loại giấy dùng làm nguyên vật liệu như giấy ford,
woodfree… bán cho các công ty in ấn, các tờ báo và công ty sản xuất ximăng …
 Ngoài ra còn có các loại giấy phục vụ tiêu dùng như khăn giấy, giấy vệ sinh … bán cho
các cửa hàng, đại lý, nhà hàng …
Giấy là mặt hàng tất yếu trong cuộc sống chúng ta, để ghi chép, dùng gói quà bánh hay sử dụng
như chiếc khăn tay… Tuy nhiên giấy cao cấp thì sản phẩm nội địa chưa chinh phục được
khách hàng do đó trên thị trường Việt Nam phần lớn là giấy ngoại nhập từ Singapore, Nhật
Bản, Thái Lan, Đài Loan …
Nhóm 11 Trang8
Bộ phận
Giấy
Công
Nghiệp
Bộ phận
Giấy Mỹ
thuật
Bộ phận
Giấy

Tiêu
dùng
Phòng
XNK
&
Thống

T
h

n
g

k
ê
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
Trên thị trường giấy ở nước ta đang có xu hướng cung lớn hơn cầu, năm 2009 vừa qua lượng
giấy nhập khẩu tăng cao đến 39% về số lượng vì giá nhập khẩu giấy thấp hơn giá sản xuất
trong nước. Tình hình thị trường giấy đang biến động…
4. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty CP TM Toàn Lực trong năm
2008-2009:
Trước tiên muốn phân tích được tình hình tài chính của công ty thì chúng ta phải thấy được
hiện trạng của công ty, để làm được điều đó ta phải nhìn thấy được những quyết định đầu tư,
quyết định tài trợ … thông qua những gì thể hiện trên các bản báo cáo tài chính.
4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán (CĐKT)
Bảng cân đối kế toán là bức tranh tài chính tại một thời điểm, phản ánh tất cả tài sản do công ty
sở hữu và những nguồn tài chính (nguồn vốn) để hình thành các tài sản này. Thời điểm được
đề cập đến ở đây là vào ngày 31/12 của các năm dùng làm dữ liệu phân tích. Đặc điểm của
bảng CĐKT là tổng tài sản luôn luôn bằng với tổng các nguồn hình thành nên tài sản (tổng

nguồn vốn).
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TOÀN LỰC
TÀI SẢN 2007 2008 2009
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 277,315,222,886 308,479,146,440 541,724,738,110
I Tiền và các khoản tương đương tiền 9,318,755,401 14,404,692,358 12,295,341,444
1 Tiền 9,318,755,401 14,404,692,358 12,295,341,444
2 Các khoản tương đương tiền
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 54,303,932,000
1 Đầu tư ngắn hạn 54,303,932,000
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 138,591,810,663 205,281,659,346 339,737,597,067
1 Phải thu khách hàng 115,894,175,261 127,171,368,368 175,834,606,235
2 Trả trước cho người bán 20,825,557,825 16,912,396,753 24,060,924,781
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn
4 Các khoản phải thu khác 2,017,036,730 61,242,143,378 139,842,066,051
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (144,959,153) (44,249,153)
IV Hàng tồn kho 89,557,220,057 83,693,368,869 116,588,681,385
1 Hàng tồn kho 89,557,220,057 83,693,368,869 116,588,681,385
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V Tài sản ngắn hạn khác 39,847,436,765 5,099,425,867 18,799,186,214
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 619,775,866 434,502,975 12,982,686,640
Nhóm 11 Trang9
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
2 Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ 3,061,891,167 2,330,331,759 2,106,502,963
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà
nước 478,141,461 52,435,999
4 Tài sản ngắn hạn khác 36,165,769,732 1,856,449,672 3,657,560,612
B TÀI SẢN DÀI HẠN 135,820,628,876 214,416,100,295 167,911,039,307
I Tài sản cố định 5,484,182,801 34,919,794,735 33,775,072,520

1 Tài sản cố định hữu hình 5,457,791,636 34,865,601,158 33,708,943,199
Nguyên giá 7,695,452,746 38,297,192,642 38,364,398,146
Giá trị hao mòn lũy kế (2,237,661,110) (3,431,591,484) (4,655,454,947)
2 Tài sản cố định thuê tài chính - -
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
3 Tài sản cố định vô hình 26,391,165 19,193,577 66,129,321
Nguyên giá 35,987,952 35,987,952 91,987,952
Giá trị hao mòn lũy kế (9,596,787) (16,794,375) (25,858,631)
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 35,000,000
III Bất động sản đầu tư - - -
1 Nguyên giá
2 Giá trị hao mòn lũy kế
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 119,622,858,800 164,303,973,300 111,383,246,620
1 Đầu tư dài hạn khác 119,622,858,800 164,303,973,300 111,383,246,620
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chínnh
dài hạn
V Lợi thế thương mại
VI Tài sản dài hạn khác 10,713,587,275 15,192,332,260 22,752,720,167
1 Chi phí trả trước dài hạn 10,713,587,275 15,192,332,260 22,752,720,167
2 Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 413,135,851,762 522,895,246,735 709,635,777,417
NGUỒN VỐN 2007 2008 2009
A NỢ PHẢI TRẢ 377,705,796,292 407,334,893,942 586,568,972,461
I Nợ ngắn hạn 377,705,796,292 407,334,893,942 586,568,972,461
1 Vay và nợ ngắn hạn 199,900,050,291 214,493,616,176 276,938,886,600
2 Phải trả người bán 155,167,447,815 186,824,756,053 292,131,343,237
3 Người mua trả tiền trước 16,857,150,990 2,659,624,847 5,839,877,835
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3,753,307,382 2,570,329,860 2,867,310,081
5 Phải trả người lao động

6 Chi phí phải trả 4,051,200 4,981,071 99,558,817
7 Phải trả nội bộ
Nhóm 11 Trang10
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
8 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác 2,023,788,614 781,585,935 8,691,995,891
II Nợ dài hạn - - -
1 Phải trả dài hạn khác
2 Vay và nợ dài hạn
3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 35,430,055,470 115,560,352,793 123,066,804,956
I Vốn chủ sở hữu 35,557,275,425 116,611,219,395 124,267,076,893
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 33,000,000,000 93,870,000,000 93,870,000,000
2 Thặng dư vốn cổ phần 17,055,000,000 17,055,000,000
3 Cổ phiếu ngân quỹ
4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2,557,275,425 5,686,219,395 13,342,076,893
5 Vốn khác của chủ sở hữu
II Nguồn kính phí và quỹ khác (127,219,955) (1,050,866,602) (1,200,271,937)
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (127,219,955) (1,050,866,602) (1,200,271,937)
2 Quỹ đầu tư phát triển
3 Quỹ dự phòng tài chính
III Lợi ích của cổ đông thiểu số
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 413,135,851,762 522,895,246,735 709,635,777,417
Tổng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty CP TM Toàn Lực qua 3 năm qua đã tăng trưởng
một cách nhanh chóng từ hơn 403.1 tỷ năm 2007 lên đến 709.6 tỷ vào năm 2009. Với mức tăng
gần 71.77% ta thấy doanh nghiệp đã tăng trưởng rất nhanh, các khoản đầu tư của doanh nghiệp
vào các loại tài sản và nguồn tài trợ ngày càng gia tăng về giá trị. Mức tăng nhanh nhất là trong
năm 2009 tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng hơn 186.74 tỷ so với năm 2008, mức tăng
tương đối hơn 35.71%.

4.2 Bảng KQKD công ty TM Toàn Lực:
Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng 567,187,540,944 799,193,381,481 1,027,416,327,350
2. Các khoản giảm trừ 107,956,535 1,016,202,923 1,205,697,986
3. Doanh thu thuần về bán hàng 567,079,584,409 798,177,178,558 1,026,210,629,364
4. Giá vốn hàng bán 559,986,137,635 764,980,118,720 1,006,805,307,026
5. Lợi nhuận gộp 7,093,446,774 33,197,059,838 19,405,322,338
6. Chi phí bán hàng 1,696,004,162 4,107,165,330 5,366,110,969
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,861,078,217 7,369,966,013 11,589,721,916
8. Lãi trước thuế từ HĐKD (463,635,605) 21,719,928,495 2,449,489,453
Nhóm 11 Trang11
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
9. Doanh thu hoạt động tài chính 4,568,164,161 17,022,550,239 46,706,825,954
10. Chi phí tài chính 2,820,940,033 37,736,501,302 44,801,700,330
11. Trong đó: chi phí lãi vay 2,491,757,648 28,009,924,035 14,784,077,780
12. Lợi nhận từ HĐTC 1,747,224,128 (20,713,951,063) 1,905,125,624
13. Thu nhập khác 1,693,834,157 3,081,820,007 2,805,846,491
14. Chi Phí khác 107,714,975 772,983,914 277,048,222
15. Lợi nhuận khác 1,586,119,182 2,308,836,093 2,528,798,269
16. Tổng lợi nhuận trước thuế 2,869,707,705 3,314,813,525 6,883,413,346
17. Thuế TNDN 509,360,220 97,953,278
18. Lãi Ròng 2,360,347,485 3,314,813,525 6,785,460,068
Nhìn vào bảng báo cáo KQKD ta thấy rằng doanh thu của công ty ngày càng tăng đồng thời lợi
nhuận cũng không ngừng tăng theo thời gian. Lợi nhuận từ hơn 2.36 tỷ đồng năm 2006 lên hơn
6.785 tỷ đồng năm 2009, với mức tăng 287.48% như vậy ta thấy rằng đây là một nỗ lực tuyệt
vời trong việc gia tăng lợi nhuận những năm qua.
5. Các hình thức thanh toán của công ty
5.1. Tiền mặt khi giao hàng:
Áp dụng đối với khách hàng ở nội thành Hồ Chí Minh. Quý khách sẽ thanh toán bằng tiền mặt

với nhân viên giao nhận ngay khi nhận hàng. Trong trường hợp Quý khách muốn mua trước
nhưng lấy hàng sau xin liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ:
Phòng phát triển dịch vụ trực tuyến – TL
34-36 Phan Văn Trị Phường 2, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Tel: (+84.8) 38363251 - Fax: 84.8 39235414
Email:
Sau đó chúng tôi sẽ nhanh chóng chuyển hàng tới đúng địa chỉ Quý khách yêu cầu.
5.2. Chuyển khoản qua ngân hàng:
Hình thức nộp tiền hoặc chuyển khoản vào Tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương cho
phép khách hàng có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản tại bất cứ Ngân hàng nào trên địa bàn
khách hàng cư trú. Chi tiết tài khoản như sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu
Số tài khoản: 0021000775308
Nhóm 11 Trang12
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
Ngân hàng Ngoại thương TP.Hồ Chí Minh - Chi nhánh Chợ Lớn.
5.3. Chuyển tiền qua Bưu điện:
Áp dụng đối với khách hàng ở ngoài phạm vi nội thành Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được thông
tin xác nhận đơn hàng của công ty Toàn Lực, khách hàng sẽ thực hiện chuyển tiền trước cho
công ty. Ngay sau khi nhận được Giấy báo nhận tiền của Bưu điện, công ty cam kết thực hiện
giao hàng theo đúng yêu cầu của Quý khách.
5.4. Chuyển tiền thông qua dịch vụ chuyển tiền Western Union:
Hình thức thanh toán này phù hợp với khách hàng ở nước ngoài. Quý khách có thể chuyển tiền
về Việt Nam cho chúng tôi từ chi nhánh của Western Union có tại nhiều nước trên thế giới (vui
lòng tham khảo tại website: ). Sau khi chuyển tiền thành công,
quý khách có thể thông báo mã code chuyển tiền cho chúng tôi qua đường Fax hoặc Email.
Chúng tôi sẽ xác minh tính xác thực của mã code và nhanh chóng chuyển hàng tới địa chỉ Quý
khách yêu cầu.
Địa chỉ chuyển tiền:

Nguyễn Thị Thu
Phòng Phát triển dịch vụ trực tuyến TL.
34-36 Phan Văn Trị Phường 2, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Tel: 84.8 38363251 Fax: 84.8 39235414.
Email:
5.5. Phát hàng thu tiền COD:
Dịch vụ Phát hàng thu tiền (COD) là dịch vụ đặc biệt mà TL uỷ thác cho đối tác khác có uy tín
là "Bưu điện" giao hàng và thu hộ khoản tiền mà khách hàng TL phải trả khi khi đặt hàng trên
website: .
6. Thuận lợi và khó khăn của công ty:
a. Thuận lợi:
Thành lập và phát triển lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này, đặc
biệt là có đội ngũ nhân viên làm việc tốt, trình độ cao, năng lực tốt, lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Từ khi hình thành lập đến nay đã tạo được uy tín đối với bạn hàng cả trong lẫn ngoài nước
cũng như nhà cung cấp và khách hàng.
Nhóm 11 Trang13
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu
b. Khó khăn:
 Do nhập khẩu nên nguồn nguyên liệu phải phụ thuộc vào nước ngoài, đồng thời do trình
độ kỹ thuật sản xuất trong nước chưa cao nên chưa thể tự sản xuất nên công ty gặp rất
nhiều khó khăn trong việc xác định giá đầu vào.
 Tình hình tỷ giá biến động bất lợi, Việt Nam đồng thường có xu hướng điều chỉnh giảm
giá trị so với các đồng tiền sử dụng trong thanh toán chủ yếu như: USD, EUR …
 Quy mô công ty ngày càng phát triển nhưng bộ máy kế toán không có nhiều thay đổi,
đồng thời hệ thống cơ sở phục vụ cho công tác kế toán không đáp ứng được yêu cầu nên
phòng kế toán phải xử lý rất nhiều công việc trong thời gian qua, áp lực cho các nhân
viên kế toán ngày càng lớn, việc lưu trữ chứng từ ngày càng khó khăn.
 …
7. Định hướng phát triển của công ty:

Trong những năm qua xu hướng chung của công ty ngày càng tăng trưởng nhanh chóng bất
chấp tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, nền kinh tế trong nước bị lạm phát, tỷ giá hối
đoái tăng ….
Trong vài năm tới thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao vì vậy
các ngành nghề trong nước cũng có động lực và đòn bẩy để phát triển kéo theo nhu cầu của
nhiều loại sản phẩm tăng, trong đó có những sản phẩm mà công ty cung cấp, ngoài ra thị
trường cung cấp giấy trong nước trong vài năm tới cũng chưa kéo theo nhu cầu của nhiều loại
sản phẩm tăng, trong đó có những sản phẩm mà công ty cung cấp, ngoài ra thị trường cung cấp
giấy trong nước trong vài năm tới cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Do đó ta có thể
hy vọng về một mùa kinh doanh tốt hơn những năm trong quá khứ mang lại nhiều lợi nhuận
hơn cho các cổ đông và tình hình đời sống công nhân viên tại công ty ngày càng được cải thiện
hơn.
Ngoài những khía cạnh tích cực thì con đường đến thành công của công ty trong vài năm tới sẽ
còn nhiều khó khăn vì dù điều kiện kinh tế, kinh doanh có thuận lợi thì công ty cũng không thể
nào thay đổi tình hình một cách nhanh chóng được. Những vấn đề về tìm nguồn cung cấp đầu
vào giá rẻ hơn, các vấn đề xoay quanh việc thu hồi nợ, thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, cơ
cấu lại các khoản đầu tư, tìm nguồn tài trợ bền vững, hoàn thiện hơn hệ thống kinh doanh … là
những vấn đề mà công ty cần phải vượt qua trong thời gian tới. Mặt khác, dù nền kinh tế Việt
Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao nhưng cũng sẽ vẫn còn nhiều biến động
Nhóm 11 Trang14

×