Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ngiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá lăng nha từ 25 đến 85 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.66 KB, 63 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG BÙ
CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)
GIAI ĐOẠN TỪ 25 ĐẾN 85 NGÀY TUỔI
Sinh viên thực hiện
Lâm Thị Cẩm Tiên
MSSV: 1053040021
Lớp: NTTS K5
Cần thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG BÙ
CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)
GIAI ĐOẠN 25 ĐẾN 85 NGÀY TUỔI
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths Nguyễn Hữu Lộc Lâm Thị Cẩm Tiên
MSSV: 1053040021
Lớp: NTTS K5
Cần Thơ, 2014
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi chân thành cảm ơn:
Ba, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ tôi nên người và luôn hỗ trợ vật chất, tinh thần cho tôi
hoàn thành tốt khóa luận này.
Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Đô.
Ban chủ nhiệm khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.
Cùng toàn thể quý thầy cô khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Nuôi Trồng Thủy Sản 5 đã động viên giúp
đỡ tôi trong những năm dài học tập và trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn đề tài, Thạc sĩ
Nguyễn Hữu Lộc - khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Tây Đô đã tận tình
dìu dắt, động viên, giúp đỡ và cho tôi những kinh nghiệm quý báo trong suốt quá
trình học tập cũng như khi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
Lâm Thị Cẩm Tiên
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng
trưởng bù cá Lăng nha (Mystus wyckioides)”, kết quả này chưa dùng cho bất cứ
khóa luận nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Lâm Thị Cẩm Tiên
iii
TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá Lăng
nha (Mystus wyckioides)”, được thiện hiện tại Trại thực nghiệm sản xuất giống
thủy sản Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô, Khu vực Thạnh Mỹ,

phường Lê Bình, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ và được tiến hành trong thời
gian 60 ngày. Cá Lăng nha sau 25 ngày tuổi có khối lượng và chiều dài trung bình
lần lượt là 0,133 – 0,149 g/con và 2,30 – 2,50 cm/con. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm
thức và được lặp lại 3 lần: NT đối chứng, NT1: 1 (-1), NT2: 2 (-1), NT3: 2 (-2). Mật
độ 30 con/bể và ở tất cả các nghiệm thức những ngày được cho ăn, cho cá ăn theo
nhu cầu (cho ăn 3 lần/ngày), thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên.
Sau 60 ngày thí nghiệm, các yếu tố môi trường: nhiệt độ dao động 28,0 ± 0,52
0
C –
30,0 ± 0,79
0
C và pH dao động 7,9 ± 0,20 đến 8,1 ± 0,16 đều tương đối thích hợp
cho sự phát triển của cá. Về sự tăng trưởng khối lượng và chiều dài, cá ở NT đối
chứng cao nhất (1,81± 0,28 g/con và 5,79 ± 0,32 g/con) nhưng lại không khác biệt
với NT2 (1,76 ± 0,14 g/con và 5,74 ± 0,19 g/con. Bên cạnh đó, hệ số thức ăn của cá
ở NT2 nhỏ nhất (0,64 ± 0,01) đồng thời có hiệu thời hiệu quả sử dụng thức ăn (1,56
± 0,03) cao nhất nhưng khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức NT đối chứng
(1,49 ± 0,07). Như vậy, nhịp cho ăn 2 ngày và bỏ đói 2 ngày không ảnh hưởng đáng
kể đến sự tăng trưởng của cá.Tỷ lệ sống đạt cao 85,6 – 100%.
Từ khóa: cá Lăng nha, tăng trưởng bù.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
LỜI CAM KẾT ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lăng nha 2
2.1.1 Phân loại 2
2.1.2 Đặc điểm phân bố và hình thái
2
2.1.3 Tập tính sống 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ương nuôi cá lăng 4
2.3 Cơ sở sinh lý của tăng trưởng bù (compensatory growth) ở động vật thủy
sản 5
2.4 Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn và phương pháp cho ăn ở một số loài
cá 6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
3.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Vật liệu nghiên cứu 10
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 10
3.4.1 Chuẩn bị thí nghiệm 10
3.4.2 Bố trí thí nghiệm 12
v
3.4.4 Tính toán một số chỉ tiêu 13
3.5 Ghi nhận và xử lý số liệu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Các yếu tố môi trường 16
4.1.1 Nhiệt độ 16
4.1.2 pH 17
4.2 Ảnh hưởng của nhịp cho ăn đến sự tăng trưởng bù của cá Lăng nha 17
4.2.1 Tăng trưởng khối lượng của cá Lăng nha 17

4.2.2 Tăng trưởng chiều dài của cá 21
4.3 Tỷ lệ sống 25
4.4 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) 27
4.5 Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng 28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Đề xuất 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC A A
PHỤ LỤC B K
PHỤ LỤC C P
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái cá Lăng nha 2
Hình 3.1 Bộ dụng cụ kiểm tra điều kiện môi trường 10
Hình 3.2 Cá Lăng nha thí nghiệm 11
Hình 3.2 Thức ăn thí nghiệm 12
Hình 3.3 Hệ thống bể thí nghiệm 13
Hình 4.1 Tăng trưởng khối lượng của cá Lăng nha trong suốt thời gian thí nghiệm
19
Hình 4.2 Tăng trưởng chiều dài của cá Lăng nha trong suốt thời gian thí nghiệm 22
Hình 4.3 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức 26
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (theo nhà sản xuất) 11
Bảng 4.1 Biến động của nhiệt độ và pH trong quá trình thí nghiệm 16
Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Lăng nha 18
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Lăng nha ở các nghiệm
thức 20
Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều trung bình của cá Lăng nha 21

Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng chiều tuyệt đối của cá Lăng nha ở các nghiệm thức. 24
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Lăng nha ở các nghiệm thức 25
Bảng 4.7 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) 27
Bảng 4.8 Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng 28
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ctv: Cộng tác viên
TACB: Thức ăn chế biến
NXB: Nhà xuất bản
NT: Nghiệm thức
ĐC: Đối chứng
1 (-1): cho ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói 1 ngày
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thủy
sản thì nghề nuôi trồng thủy sản cũng ngày một phát triển với quy mô sâu và rộng.
Bên cạnh những loài cá nước ngọt truyền thống được nuôi cho nhu cầu tiêu thụ nội
địa và cho xuất khẩu thì việc nghiên cứu sản xuất giống các loài cá nước ngọt bản
địa có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu đã được các nhà khoa học đặc
biệt quan tâm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Cá Lăng nha (Mystus wyckioides) là một trong những loài cá bản địa có giá trị kinh
tế cao, kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối dễ nuôi. Hiện nay, cá
Lăng nha đã được nuôi rộng rãi trong lồng bè và ao đất ở các tỉnh miền Nam, nhất
là vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do thời gian nuôi thương phẩm cá
Lăng nha khá dài nên đã gây không ít khó khăn cho các hộ nuôi nhất là về thức ăn
(Ngô Văn Ngọc và Phùng Cẩm Hà 2005).

Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), trong nuôi trồng thủy sản
muốn nuôi thành công một đối tượng cá nào đó người nuôi cần phải hiểu rõ tầm
quan trọng của nhịp cho ăn cũng như khẩu phần ăn trên đối tượng nuôi đó để mang
lại lợi nhuận cao, tránh dùng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường gây bệnh cho
cá.
Khi các điều kiện sống phù hợp, cá có khả năng tăng trưởng bù. Đó là sự tăng
trưởng rất nhanh của cá khi bị bỏ đói trong khoảng thời gian hợp lý và được cho ăn
trở lại. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều loài cá như: cá Tra, cá Chép, cá
Hồi,… Có nhiều yếu tố gây nên hiện tượng tăng trưởng bù ở cá như: chất lượng
nước, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời gian cho ăn bù (Abdel et al.,
2009). Để giảm chi phí cho người nuôi, một trong những xu hướng hiện nay là lợi
dụng khả năng nhịn đói với thời gian hợp lý mà tăng trưởng của cá bị ảnh hưởng
không đáng kể. Do vậy, đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng
trưởng bù cá Lăng nha (Mystus wyckioides)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra nhịp cho ăn phù hợp để giảm chi phí sản xuất và hạn chế được thức ăn dư
thừa trong ương nuôi cá Lăng nha.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tăng trưởng của cá Lăng nha khi cho ăn ở các nhịp cho ăn khác nhau.
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhịp cho ăn khác nhau đến tỷ lệ sống của cá Lăng nha.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lăng nha
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Lăng nha thuộc:
Ngành: Chordata (Ngành có dây sống)
Lớp: Osteichthyes (Lớp cá xương)
Bộ: Siluriformes (Bộ cá Nheo)
Họ: Bagridae (Họ cá Lăng)

Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949.
Tên địa phương: Cá Lăng nha, cá Lăng đuôi đỏ.
Các tên gọi khác: Hemibagrus wyckioides (Chaux và Fang, 1949), Macrones
wyckioides (Chaux và Fang, 1949),
Hình 2.1 Hình thái cá Lăng nha
2.1.2 Đặc điểm phân bố và hình thái
Cá Lăng nha phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á, chủ yếu ở các
con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông. Tại Việt Nam cá Lăng nha
phân bố nhiều ở các sông rạch thuộc miền nam (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ,
2001).
3
Cá Lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá da trơn, có hình dáng tương tự cá Trê,
thân cá thon dài về hướng đuôi, số lược mang 11 – 15. Đầu dạng hình chóp, xương
đầu dẹp ngang tương đối bằng phẳng và đối xứng trở thành hình nón với một khúc
xương chẩm ngắn, không dựa vào kết cấu xương của phần vây lưng. Có 4 đôi râu:
một đôi râu mũi kéo dài đến mắt, một đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên màu trắng
kéo dài đến vây hậu môn và một đôi râu hàm dưới cũng màu trắng. Miệng dưới và
rộng, hướng về phía trước. Môi trên dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm
dưới đều có răng nhỏ, nhọn. Mắt trung bình nằm gần đỉnh đầu, khoảng cách giữa
hai ổ mắt rộng, khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang. Cá có vây mỡ, vây
ngực và vây lưng có tia cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa
nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa
(Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009).
Giai đoạn cá còn nhỏ màu đỏ của các vây cá chưa rõ rệt đặc biệt là cá được sinh sản
nhân tạo, với khối lượng dưới 20g toàn thân cá có màu đen và sau khi nuôi một thời
gian đuôi cá mới chuyển sang màu đỏ. Cá nuôi trong lồng có màu sắc đậm hơn cá
nuôi ngoài ao nhưng màu đỏ của đuôi lại nhạt hơn. Cá trưởng thành da cá có màu
xám xanh nhạt hoặc xanh đen, dưới bụng có màu hơi trắng, ở vùng vây đuôi
và phần đầu các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ, vây đuôi đỏ đậm còn

đầu các vây khác đỏ nhạt hơn. Cá càng to màu đỏ của các vây nhất là vây đuôi càng
đậm. Màu sắc của đuôi là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt loài cá
này với các loài cá Lăng khác (Bùi Thanh Loan, 2009).
2.1.3 Tập tính sống
Cá Lăng nha là loài ưa tối, cá sống thành từng đàn ở tầng đáy nơi có nước chảy nhẹ,
cá thích sống sạch, thích trú ẩn trong các bụi cây, hóc đá, nếu nuôi cá trong ao thì
chúng thích sống trên gió, ở nơi có nhiều giá thể để trú ẩn. Cá thích yên tĩnh không
thích bị quấy rối bởi các loài cá khác, cá hoạt động bắt mồi về đêm, không tranh ăn
với các loài cá khác khi sống chung. Cá sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt và lợ nhẹ
có độ mặn 5 – 7
0
/
00
, cá sống và phát triển tốt ở vùng nước có độ pH 6,5 – 8,0 nhưng
pH thích hợp nhất là 6,5 – 7,5. Nhiệt độ thích hợp 28 – 32
0
C, tốt nhất là 28 – 30
0
C.
Do cá không có cơ quan hô hấp phụ nên đòi hỏi hàm lượng oxy hòa tan phải cao từ
3 mg/l trở lên, cá nuôi bè phát triển tốt hơn cá nuôi ao (Ngô Văn Ngọc, 2009).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kì đầu noãn hoàng là nguồn vật chất dinh
dưỡng chính cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển và được cá Lăng nha tiêu
thụ chủ yếu. Sau khi noãn hoàng tiêu biến thì cá chuyển sang ăn thức ăn ngoài. Khi
cá còn nhỏ thức ăn của cá là các côn trùng có trong nước như: ấu trùng muỗi, côn
4
trùng nước, giun ít tơ, rễ cây, Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm, cua, cá con,…
(Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001).
Cá Lăng nha có thể thay đổi thức ăn khi môi trường thiếu thức ăn thích hợp của loài.

Cá kiếm ăn ở bề mặt tầng đáy, là loài ăn tạp, thức ăn ưa thích là động vật đáy cỡ
nhỏ. Tính ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể giống như những loài cá
nước ngọt khác. Khi còn nhỏ (sau khi nở 48 giờ đến một tuần tuổi) thức ăn ưa thích
nhất là động vật phù du cỡ nhỏ, di động chậm như: moina, artemia. Thời kì này cá
ăn nhau mạnh là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sống thấp nếu môi trường thiếu thức
ăn hoặc ương nuôi với mật độ cao (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2008).
Ngoài ra, theo Ngô Văn Ngọc và Phùng Cẩm Hà (2005) thì cá Lăng nha hoàn toàn
thích hợp với thức ăn công nghiệp trong điều kiện nuôi nhân tạo. Thức ăn viên độ
đạm ít nhất 35%.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Lăng nha là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá Lăng. Chiều dài chúng có
thể đạt 95cm, một số trường hợp lên đến 130cm và khối lượng đạt 80 kg/con.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá Lăng nha như: giai đoạn
phát triển, loại thức ăn, mật độ thả nuôi, điều kiện môi trường. Giai đoạn dưới 2
tuần tuổi khi cho cá ăn bằng artemia thì khối lượng trung bình của cá tăng nhanh
hơn khi nuôi bằng thức ăn viên. Bên cạnh đó, tốc độ sinh trưởng của cá tỷ lệ nghịch
với mật độ thả, khi mật độ tăng 1,5 lần thì tốc độ sinh trưởng giảm khoảng 10 –
15% (Hứa Chấn Bình, 2001).
Theo Phạm Thị Hằng (2005) cá Lăng nha mới nở 3 ngày tuổi có chiều dài trung
bình 4,7mm, sau 14 ngày tuổi có chiều dài trung bình 20,3mm và sau 30 ngày tuổi
có chiều dài trung bình 49,9mm.
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ương nuôi cá lăng
Theo Châu Thanh An (2005), ương cá Lăng nha với 6 loại thức ăn khác nhau: 100%
cá tạp hấp chín, 100% thức ăn công nghiệp dạng viên, thức ăn tự chế với 19,34%
đạm, thức ăn tự chế với 23,73% đạm, thức ăn tự chế với 32,54% đạm, thức ăn tự
chế với 39,52% đạm. Sau 3 tháng ương ở nghiệm thức cho cá ăn 100% thức ăn
công nghiệp dạng viên có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tỷ lệ sống đạt 60,83%,
chiều dài trung bình là 8,06cm và trọng lượng trung bình là 3,40g.
Theo nghiên cứu của Ngô Văn Ngọc (2006), ương cá Lăng nha trong bể composite
có sục khí liên tục, với mật độ 4 – 6 con/lít, cho ăn moina tỷ lệ sống sau 10 ngày

ương là 88 – 90%, chiều dài cá đạt 1,9 – 2 cm/con và khối lượng đạt 0,11 – 0,12
g/con.
5
Theo Ngô Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Trúc và ctv., (2010), tiến hành nghiên cứu
xác định mật độ và tần số cho ăn trong ương cá Lăng nha từ 3 đến 30 ngày tuổi. Kết
quả tần số cho ăn và mật độ ương khác nhau đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của
cá Lăng nha giai đoạn 3 đến 30 ngày tuổi nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và
tỷ lệ phân hóa sinh trưởng của cá. Ở nghiệm thức với tần số cho ăn 5 lần/ngày và
mật độ 4 con/lít cho tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao nhất lần lượt là 3,83
± 0,05cm và 0,56 ± 0,02g.
Thử nghiệm ương cá Lăng nha giai đoạn bột lên hương bằng các loại thức ăn khác
nhau, với mật độ 5 con/lít. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với 3 loại thức ăn khác
nhau lần lượt là cá tạp, TACB + cá tạp, TACB. TACB dùng trong thí nghiệm là
thức ăn dạng miễn của Công ty Cargill. Sau 30 ngày ương, ở nghiệm thức cho cá ăn
bằng TACB có tỷ lệ sống cao nhất 94,7%, đạt tăng trưởng về khối lượng và chiều
dài lần lượt là 632,99 mg/con, 29 mm/con (Lê Văn Đức, 2012).
2.3 Cơ sở sinh lý của tăng trưởng bù (compensatory growth) ở động vật thủy
sản
Tăng trưởng bù ở một số loài cá là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh, xuất hiện sau
khi cá được cho ăn trở lại sau một giai đoạn bị bỏ đói, kèm theo sự tăng trưởng bù
là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá (hyperphagia). Hiện tượng hyperphagia
này đã được ghi nhận trên nhiều loài cá như cá Hồi, cá Chép, cá Tra… Tăng trưởng
bù của cá liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần
protein và năng lượng trong suốt thời gian cho ăn bù (Abdel et al., 2009).
Những loài cá khác nhau có những biểu hiện tăng trưởng bù khác nhau. Tùy vào
khả năng phục hồi của cá mà sự tăng trưởng bù được phân thành 3 loại:
Một là tăng trưởng bù một phần (Partial compensation): sau khi bị bỏ đói cá được
cho ăn bù, chúng tăng tưởng nhanh hơn nhưng không đạt kích cỡ bằng cá được cho
ăn liên tục (Weatherley et al., 1987; Paul et al., 1995; trích bởi Nguyễn Thanh Tâm
và ctv., 2009).

Hai là tăng trưởng bù hoàn toàn (Complete compensation): sau khi bị bỏ đói cá
được cho ăn bù thì chúng phục hồi tốc độ tăng trưởng và đạt cùng khối lượng so với
cá được cho ăn liên tục (Jobing et al., 1999; Kim và Lovell, 1995; Nicieza và ctv.,
1997).
Ba là tăng trưởng bù vượt (Over – compensation): cá sau khi bị bỏ đói được cho ăn
trở lại thì chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những cá được cho ăn liên
tục (Hayward et al., 1997).
Trong đó, tăng trưởng bù hoàn toàn đã được ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần
đây trên một số loài cá như cá Hồi (Rainbow trout, Salmo gairdneri), gibel carp,
6
Rainbow trout Oncorhynchus mykiss, Oncor – hynchus, cá Chẽm (Lates calcarifer)
(Tian et al., 2003).
Đối với tăng trưởng bù một phần lại được ghi nhận trên các loài cá như: cá Rô Phi
Mozambique Oreochromic mosambicus nuôi trong nước ngọt (Chritensesn et al.,
1998), cá Tráp gilthead sea bream (Eroldogan et al., 2008).
Theo Wieser et al., (1992; trích bởi Lê Thị Tiểu Mi, 2009) sự phản ứng của cơ thể
cá từ lúc cho ăn gián đoạn đến giai đoạn cho ăn lại trải qua 4 giai đoạn như sau: giai
đoạn thứ nhất là giai đoạn stress: giai đoạn hoạt động mạnh (hyperactivity) để tìm
kiếm thức ăn; giai đoạn thứ hai là giai đoạn chuyển tiếp: cá tiếp tục thiếu thức ăn,
giảm tỷ lệ các hoạt động có liên quan tới trao đổi chất và giảm một số hoạt tính của
enzyme phân giải glucose trong cơ vận động của cá; giai đoạn thứ 3 là giai đoạn
thích ứng: giai đoạn này ổn định sự chuyển hóa vật chất trong cơ thể, nếu cơ thể cá
thiếu dưỡng chất trong thời gian dài thì có thể thay thế lipid bằng protein như một
nguyên liệu chuyển hóa chính và giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi: giai
đoạn phục hồi nhanh chóng thông qua tăng tỷ lệ oxy tiêu thụ và tăng trưởng. Phục
hồi tăng trưởng bù tích cực theo độ dài của thời gian gián đoạn. Vì vậy các nghiên
cứu về ảnh hưởng cho việc gián đoạn lên tỷ lệ trao đổi chất tiêu chuẩn để kiểm soát
hoạt động của cá thì rất quan trọng, ngoài ra sẽ khó khăn hơn trong việc phân biệt
giảm tỷ lệ trao đổi chất để thích nghi với điều kiện đó và sự điều chỉnh lại sau khi
tăng hoạt động lúc đầu trong giai đoạn stress.

2.4 Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn và phương pháp cho ăn ở một số loài

Trong nuôi trồng thủy sản, dưới bất kỳ hình thức nào, thức ăn luôn đóng vai trò
quan trọng đối với sự thành công và lợi nhuận. Việc quản lý thức ăn không hiệu quả
như cho ăn dư thừa không những làm lãng phí thức ăn, tăng chi phí sản xuất mà còn
làm ô nhiễm môi trường nuôi. Ngược lại, nếu người nuôi cung cấp lượng thức ăn
không đủ sẽ làm giảm tăng trưởng và có thể gây chết cho đối tượng nuôi. Quản lý
thức ăn tốt sẽ giảm thiểu hao hụt thức ăn, FCR ăn giảm, các ảnh hưởng của điều
kiện môi trường được hạn chế nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt nhất cho đối
tượng nuôi và góp phần làm giảm chi phí cho thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,
2009). Có nhiều yếu tố tác động đến việc quản lý thức ăn, trong đó xác định nhịp
cho ăn thích hợp cho vật nuôi đang được nghiên cứu và áp dụng cho nhiều đối
tượng thủy sản.
Theo Silva et al., (1995) xác định tần số cho ăn tối ưu cho đối tượng nuôi là bước
quan trọng trong chiến lược cho ăn nhằm mục đích đạt được FCR cực tiểu và khối
lượng sinh vật nuôi đạt cực đại. Tần số cho ăn là số lần cho cá ăn trong ngày, nó
7
ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của chúng (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2009).
Tần số cho ăn ở mỗi loài cá, mỗi giai đoạn và trong từng điều kiện nuôi là khác
nhau. Đối với cá Hồi (Oncorhynchus mykiss), tần số cho ăn cho ăn ở giai đoạn cá
bột tốt nhất là 9 lần/ngày và giảm dần theo sự phát triển của cơ thể. Đến giai đoạn
cá đạt trên 45 con/g tần số cho ăn tôt nhất là 2 lần/ngày (Piper et al., 1982; trích bởi
Silva et al., 1995). Đối với các loài cá da trơn, tần số cho ăn tối ưu là 8 – 10
lần/ngày lúc bắt đầu ăn ngoài sau đó giảm xuống 3 lần/ ngày khi chiều dài cá đạt
khoảng 7cm, tần số cho ăn tốt nhất ở giai đoạn cá giống là 2 lần/ngày (Silva et al.,
1995).
Khi các điều kiện sống phù hợp được khôi phục sau giai đoạn gián đoạn tăng trưởng,
ở cá xuất hiện tăng trưởng nhanh chống, khi đó cá xảy ra hiện tượng tăng trưởng bù
(Wootton và ctv., 2003).

Theo Amin et al.,(2005), khối lượng mất đi trong khoảng thời gian gián đoạn sẽ
tăng cân trở lại hay có khả năng phục hồi tăng trưởng sau khi bị giới hạn nguồn
thức ăn ăn vào.
Mức tăng trưởng bù của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) phụ thuộc vào thời
gian không cho ăn đã được ghi nhận bởi Ali and Jauncey (2004) trên cá Trê phi
(Clarias gariepinus) giai đoạn giống. Các tác giả cho rằng thời gian cắt giảm thức
ăn càng ngắn sẽ kéo theo tỷ lệ tăng trưởng sau khi cho ăn lại càng cao. Kết quả
tương tự cũng được ghi nhận bởi Eroldogan et al., (2006) khi tiến hành thí nghiệm
trên cá Vền đầu vàng (Sparus aurata).
Mức tăng trưởng bù của cá Rô Phi vằn (Oreochromis niloticus) phụ thuộc vào thời
gian không cho ăn, điều này đã được ghi nhận bởi Ali and Jauncey (2004) trên cá
Trê Phi (Clarias gariepinus) giai đoạn giống. Các tác giả cho rằng thời gian cắt
giảm thức ăn càng ngắn sẽ kéo theo tỷ lệ tăng trưởng sau khi cho ăn lại càng cao.
Kết quả tương tự cũng được ghi nhận bởi Eroldogan et al., (2006) khi tiến hành thí
nghiệm trên cá Vền đầu vàng (Sparus aurata).
Thí nghiệm của Amin et al., (2005) được thực hiện trong 18 tuần được thực hiện
trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. So sánh tăng trưởng,
nhu cầu thức ăn hằng ngày, hệ số thức ăn của cá được cho ăn hằng ngày theo nhu
cầu với nhóm cá được cho ăn gián đoạn theo chu kì: 1 ngày cho ăn: 1 ngày không
cho ăn, 2 ngày cho ăn: 2 ngày không cho ăn, 5 ngày cho ăn: 5 ngày không cho ăn.
Kết quả trọng lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng của cá ở chế độ cho ăn 1 ngày: 1
ngày không cho ăn không có khác biệt so với cá được cho ăn hằng ngày và lớn hơn
các chế độ cho ăn còn lại trong các thí nghiệm. Hơn nữa, cá được cho ăn hằng ngày
8
có FCR lớn nhất. Từ kết quả thí nghiệm nuôi cá Tra có thể giảm được chi phí thức
ăn với chế độ cho ăn 1 ngày: 1 ngày không cho ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng,
hạn chế ô nhiễm môi trường.
Theo Kim và ctv., (1995) khi nghiên cứu trên cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thì
khi không cho cá ăn 0, 3, 6, 9 tuần sau đó tiếp tục cho cá ăn trở lại hằng ngày theo
nhu cầu thì sau 18 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức không cho ăn 3 tuần cho kết

quả khối lượng như cá ở nghiệm thức được cho ăn hằng ngày và tăng trưởng cao
hơn các nghiệm thức còn lại.
Cá Pikeperch được nuôi với các chế độ cho ăn hàng ngày, cho ăn 1 ngày và không
cho ăn 1 ngày, cho ăn 1 ngày và không cho ăn 3 ngày, cho ăn 1 ngày và không cho
ăn 6 ngày. Kết quả ở nghiệm thức cho ăn 1 ngày và không cho ăn 1 ngày đạt tăng
trưởng bù hoàn toàn so với nghiệm cho ăn hàng ngày, hai nghiệm thức còn lại chỉ
tăng trưởng bù 1 phần (Jaakaro et al., 2009; trích bởi Dương Hải Toàn, 2010).
Theo Singh et al., (2005) thí nghiệm trong 8 tuần trên cá Chép Ấn Độ (Cirrhinus
mrigala) ở giai đoạn giống, so sánh tăng trưởng và thành phần cở thể của cá giữa
các chế độ cho ăn: cá được cho ăn hàng ngày (2 lần) và cá cho ăn gián đoạn 1, 2 và
4 tuần sau đó được cho ăn trở lại theo nhu cầu của cá. Kết quả cá cho ăn gián đoạn
2 tuần có trọng lượng cở thể cao hơn và FCR thấp hơn cá được cho ăn hàng ngày.
Các thành phần chất đạm, chất béo, tro, độ ẩm sau khi kết thúc thí nghiệm không có
sự khác nhau giữa các chế độ cho ăn (trừ thành phần chất đạm ở nghiệm thức cho
ăn gián đoạn 4 tuần thì thấp hơn).
Nghiên cứu về cho cá ăn gián đoạn trên bể được thực hiện bởi Chatakondi et al.,
(2001) với cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) giai đoạn giống, cá được cho ăn hằng
ngày (đối chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng trưởng với cá được cho ăn gián đoạn
1, 2 và 3 ngày sau đó cho ăn trở lại thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho ăn hàng
ngày. Sau 10 tuần thí nghiệm, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cá ở các nghiệm
thức cho ăn gián đoạn là 40%, 180% và 191% tương ứng với các nghiệm thức cho
ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày, cao hơn cá trong nghiệm thức đối chứng. Hơn nữa,
khối lượng cuối của cá chu kì gián đoạn cho ăn 3 ngày cao hơn so với các nghiệm
thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn nghiệm thức đối
chứng. Như vậy, thí nghiệm cho cá ăn gián đoạn trong ao làm gia tăng sản lượng,
hiệu quả sử dụng thức ăn tăng thì người nuôi có thể giảm chi phí thức ăn và những
vấn đề về chất lượng nước.
Tóm lại, những nghiên cứu trên đã cho thấy khả năng tăng trưởng nhanh hơn ở cá
(giai đoạn giống) được phóng thích sau giai đoạn ức chế lượng thức ăn ăn vào. Theo
Ali et al., (2003) cho rằng khả năng trên có được là do sự thay đổi quá trình trao đổi

9
chất, tăng tính thèm ăn và thay đổi khả năng chứa của cơ quan tiêu hóa của cá bị cắt
giảm thức ăn trước đó.
10
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/01/2014 đến ngày 30/6/2014.
Đề tài được thiện hiện tại Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Khoa Sinh học
Ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô, Khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận
Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá Lăng nha (Mystus wyckioides) được mua từ Trại sản xuất giống ở Tp.HCM.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Bể 60 lít: 12 bể;
Bể composite có thể tích 500lít: 2 bể;
Cân điện tử, thước kẻ, giấy ô li;
Các hóa chất: chlorine, formol,
Nước ngọt trong thí nghiệm là nước máy được bơm qua túi lọc;
Nhiệt kế, test pH ;
Hệ thống sục khí (cung cấp oxy cho hệ thống thí nghiệm);
Hệ thống cấp và thoát nước;
Vợt thu cá;
Một số dụng cụ khác có liên quan hỗ trợ cho thí nghiệm.
11
Hình 3.1 Bộ dụng cụ kiểm tra điều kiện môi trường
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.1 Chuẩn bị thí nghiệm
3.4.1.1 Cá thí nghiệm
Cá bột sau khi nở 3 ngày tuổi có nguồn gốc sinh sản nhân tạo. Cá mua về được tắm

qua nước muối với nồng độ 2 – 3% khoảng 30 phút. Sau đó cá được ương lên trong
bể composite có thể tích 500lít trong 20 ngày và cá được tập cho ăn thức ăn công
nghiệp dạng viên.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, bỏ đói cá 1 ngày để cá tiêu hóa hết thức ăn cũ. Tiến
hành chọn 360 con cá từ đàn cá ban đầu, lựa chọn những con cá không mất nhớt,
đuôi và râu không bạc màu, không dị tật, bơi lội khỏe. Cân và đo ngẫu nhiên 50 cá
để xác định khối lượng và chiều dài cá ban đầu. Lúc bố trí thí nghiệm cá có khối
lượng và chiều dài lần lượt là 0,1326 – 0,1490 g/con và 2,30 – 2,50 cm/con. Sau đó,
cá được bố trí ngẫu nhiên vào bể với mật độ 30 con/bể, để tiến hành đánh giá tăng
trưởng về khối lượng, chiều dài, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn qua 4 nghiệm thức cho ăn
ở các nhịp khác nhau.
Hình 3.2 Cá Lăng nha thí nghiệm
3.4.1.2 Bể thí nghiệm
Bể thí nghiệm là 12 bể có tổng thể tích là 60 lít/bể, mỗi bể chứa 40lít nước. Các bể
được đánh số từ 1 đến 12 để bố trí thí nghiệm và để tiện theo dõi. Trước khi thí
nghiệm, các bể được vệ sinh sạch sẽ bằng chlorine và xà phòng rồi rửa lại bằng
12
nước sạch. Sau đó, bể được lắp đặt ống sục khí và cho nước vào (nước cấp cho bể là
nước máy được lọc qua túi lọc) và sục khí 1 tuần cho bay hết chlorine.
3.4.1.3 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp dạng viên dùng cho cá da trơn với
độ đạm 35% cho suốt thời gian thí nghiệm.
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (theo nhà sản xuất)
Chỉ tiêu dinh dưỡng Chỉ tiêu dinh dưỡng
Protein tối thiểu (%) 35
Lipid tối thiểu (%) 6
Độ ẩm tối đa (%) 11
Tro tối đa (%) 14
Xơ tối đa (%) 6
Năng lượng (KJ/kg) 2.800

Hình 3.2 Thức ăn thí nghiệm
3.4.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lập lại với
thới gian 60 ngày. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Nghiệm thức đối chứng: cá được cho ăn thỏa mãn hàng ngày.
Nghiệm thức 1: cho cá ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói cá 1 ngày.
Nghiệm thức 2: cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 1 ngày.
Nghiệm thức 3: cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 2 ngày.
13
Trong quá trình thí nghiệm cho cá ăn 3 lần/ngày (6 giờ, 14 giờ, 19giờ). Theo dõi khi
cá ăn no thì dừng lại.
Thường xuyên theo dõi hoạt động, tình trạng sức khỏe của cá, để xử lý kịp thời khi
sự cố xảy ra, ghi nhận số cá chết (nếu có).
Thay nước: nước trong xô được thay 30 – 50% hàng ngày. Siphon khi thấy đáy bể
dơ.
Hình 3.3 Hệ thống bể thí nghiệm
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Nhịp cho ăn và lượng thức ăn ở mỗi nghiệm thức khác nhau với cùng một loại thức
ăn. Lượng thức ăn ở mỗi nghiệm thức được điều chỉnh qua mỗi giai đoạn kiểm tra.
Cho ăn cá từ từ để cá kịp bắt mồi và tiện cho việc theo dõi hoạt động, sự bắt mồi
của cá và hạn chế lượng thức ăn dư thừa làm bẩn nguồn nước. Lượng cho ăn cũng
tùy vào khả năng và tình trạng sức khỏe của cá.
3.4.3.1 Các yếu tố môi trường:
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế, đo 2 lần/ngày (sáng 6 giờ, chiều 14 giờ).
pH: đo bằng test pH, đo 2 lần/ngày (sáng 6 giờ, chiều 14 giờ).
3.4.3.2 Kiểm tra tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
Định kỳ 30 ngày/lần bắt toàn bộ cá trong các bể để kiểm tra tăng trưởng chiều dài
và khối lượng của cá. Khối lượng cá được xác định bằng cân điện tử và chiều dài
được xác định bằng thước đo, giấy kẻ ô li (mỗi ô li là 1mm). Chiều dài được tính là
chiều dài chuẩn (từ chót mõm đến cuối vây đuôi). Sau khi cân đo xong cá được thả

trở lại.

×