MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay cuộc sống vật chất của con người đã
cơ bản được đảm bảo và nhu cầu về tinh thần của con người ngày càng cao. Tuy
nhiên những nhu cầu về tinh thần này hiện nay chủ yếu còn tập chung vào các
sân chơi giải trí như thể thao, âm nhạc, các trò chơi hiện đại khác mà lãng quên
đi những trò chơi dân gian, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính bởi
điều này mà lễ hội ít được quan tâm đến, bị biến tướng, mai một, thậm chí là
1
biến mất. Trước những nguy cơ này theo chúng tôi việc nghiên cứu các lễ hội
nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy chúng là một hướng nghiên cứu cấp thiết.
Nghiên cứu so sánh lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan huyện Tam Nông
tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Phúc sẽ góp phần vào công cuộc khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Xây dựng và củng cố môi
trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp tục
đẩy mạnh nếp sống văn minh, lịch sự trong sinh hoạt văn hóa lễ hội của từng
vùng miền địa phương cụ thể.
Hơn nữa, trên thực tế việc tổ chức lễ hội ở các địa phương khác nhau
đang đặt ra những vấn đề bức thiết. Loại hình Lễ hội cướp phết trong những
năm gần đây là một trong những biểu hiện của cả ưu và nhược điểm của trào lưu
lễ hội, điều này đặt ra những câu hỏi cần có lời đáp nhằm tác động điều chỉnh
đến định hướng tổ chức, các giải pháp bảo tồn và phát huy cũng như việc hạn
chế những nguy cơ và tiêu cực.
Nghiên cứu so sánh lễ hội cùng loại hình sẽ giúp ta, một mặt thấy được
những liên hệ giữa chúng trong cấu trúc văn hóa tổng thể mang đặc trưng truyền
thống văn hóa dân tộc, mặt khác có thể chỉ ra sự phân hóa, những biến thể, đặc
thù tương hợp giữa môi trường văn hóa cụ thể, những nét dị biệt sẽ tạo nên sự đa
dạng, nét riêng của lễ hội văn hóa cụ thể.
Những nét tương đồng và dị biệt giữa hai lễ hội cùng loại hình như lễ hội
Cướp Phết ở xã Hiền Quan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết
xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp chúng ta cắt nghĩa được
một số vấn đề cơ bản của quy luật văn hóa nói chung cũng như những đặc trưng
độc đáo của truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Đây cũng là cơ sở là hướng
đi cho sự phát triển du lịch văn hóa của hai địa phương góp phần phát triển kinh
tế.
2
Như vậy, đề tài “so sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam
Nông tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh
Vĩnh Phúc” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những tiếp cận về quá trình hình thành và phát triển của lễ hội
Trong tác phẩm “Những làng văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ”
của các tác giả Đoàn Hải Hưng - Trần Văn Thục - Nguyễn Phi Nga, lễ hội Cướp
Phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã có giới thiệu về lịch sử
hình thành của lễ hội theo góc độ truyền thuyết.
Tương truyền, năm 16 tuổi Thiều Hoa tới tu tại chùa Phúc Khánh (Hiền
Quan) nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được
khoảng 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết,
phóng lao rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Hàng năm tại đền thờ Thiều Hoa ở
Hiền Quan có tổ chức lễ hội tưởng niệm nữ tướng và chơi trò đánh Phết
vào ngày 12 – 13 tháng Giêng [4;325].
Tác phẩm “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam tổng tập” của tác
giả Phạm Gia Khiêm cũng đã nghiên cứu lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan, huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ dưới góc độ tiếp cận về quá trình hình thành và phát
triển của lễ hội. Tác giả đã giải thích về nguồn gốc hình thành lễ hội và bước
đầu đã giải mã một số mã văn hóa chứa đựng trong lễ hội như những tín ngưỡng
văn hóa cổ của cư dân nông nghiệp. Tác giả đã miêu thuật lại toàn bộ quá trình
diễn ra của lễ hội từ phần lễ cho đến phần hội. Đặc sắc của lễ hội còn chứa đựng
trong ý nghĩa của quả phết và hành động cướp phết (may mắn, bình an, mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt). Tác phẩm cũng đã trình bày về quá trình phát
triển của lễ hội trong suốt quá trình lịch sử cho tới ngày nay.
Tác phẩm “Lễ hội Việt Nam” của các tác giả Lê Hồng Lý – Lê Trung Vũ
cũng đã nghiên cứu lễ hội cướp phết Hiền Quan dưới góc độ tiếp cận quá trình
hình thành và phát triển. Các tác giả đã giải thích sự ra đời của hội cướp phết
theo truyền thuyết, là do tưởng nhớ tớ công lao của nữ tướng Thiều Hoa dưới
3
thời Hai Bà Trưng đã có công lớn đối với quê hương nói riêng và đất nước nói
chung. Trò chơi cướp phết hay còn gọi là hất phết là trò chơi dân gian được nữ
tướng Thiều Hoa thường chơi lúc thủa nhỏ khi đi chăn châu và khi luyện quân
cũng dùng trò này vừa để luyện quân vừa để cho quân sĩ vui chơi giải trí lúc giờ
nghỉ luyện binh “Bà cho đẽo phần gỗ Xoan làm quả cầu, lấy thân tre phần gốc
(có gộc) làm gậy ôn lại trò chơi thủa nhỏ chăn trâu, quân lính những lúc nghỉ
ngơi lại cùng nhau đánh vật, đánh phết vừa để rèn luyện vừa để giải trí”
[28;329].
Góc độ tiếp cận này cũng đã được của tác giả Lê Kim Thuyên đề cập
trong tác phẩm “Lễ hội Vĩnh Phúc”. Tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về
lịch sử hình thành của lễ hội qua góc độ truyền thuyết và nêu quá trình phát triển
của lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo tác
giả, lễ hội cướp phết Bàn Giản được hình thành nhằm ghi nhớ công ơn của bốn
vị đại vương “Đệ Nhất Xá Sơn, Đệ Nhị Lê Sơn, Đệ Tam Tròn Sơn, Đệ Tứ Xui
Sơn” đã có công lớn với làng. Trò chơi cướp phết cũng là trò “hí tiếu” mà bốn vị
đại vương thường chơi lúc rảnh rỗi và sau được dùng để luyện binh, có tác dụng
tăng sự dẻo dai, sức bền, sự nhanh nhẹn quan sát và đặc biệt là sự đoàn kết phối
hợp với nhau.
Góc độ tiếp cận về nguồn gốc hình thành của lễ hội cướp phết cũng đã
được nhắc tới trong tác phẩm “Văn hóa dân gian” của tác giả Bùi Đăng Sinh. Ở
góc độ tiếp cận này tác giả đã đưa ra nguồn gốc của lễ hội cướp phết thông qua
truyền thuyết của thôn Đông Lai (liên quan đến bốn vị đại vương tướng lĩnh thời
vua Hùng đã có công “hộ nước giúp dân” trong cuộc chiến tranh Hùng Thục) và
thôn Tây Hạ (liên quan đến một vị tưỡng lĩnh thời Hùng Vương đã có công lớn
trong cuộc chiến tranh Hùng Thục, ông là Trương Định Xá người thôn Tây Hạ).
Điều này cho thấy, lễ hội cướp phết có nguồn gốc hình thành từ việc cảm kích
và biết ơn những người có công với địa phương với đất nước. Dùng trò chơi
cướp phêt, trò hí tiếu mà những vị thần đã từng chơi tái hiện lại trong lễ hội để
toàn dân luôn biết ơn và nhớ đến công lao của các thần.
4
Nói chung dưới góc độ tiếp cận về nguồn gốc hình thành và phát triển của
lễ hội cướp phết, các công trình nêu trên khá hữu ích cho những ai quan tâm đến
lễ hội văn hóa này. Nhưng một hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy đó là các công
trình nghiên cứu này ra đời tương đối muộn và nhiều chỗ các tác giả còn giải
thích chưa thấu triệt về thời điểm khởi phát của Lễ hội. Dưới sự pha trộn của
quá trình thương mại hóa, kinh tế thị trường và những trào lưu văn hóa “Đông -
Tây” đã làm cho lễ hội cướp phết không còn thuần nhất như lúc khởi thủy. Và
như vậy, đương nhiên sẽ không thể nào tìm về ngọn nguồn của thời điểm ra đời
và các bước phát triển nhất là khi nó gắn với tư duy của mỗi hoàn cảnh thời đại
xã hội.
2.2. Những tiếp cận về đặc sắc của lễ hội Cướp Phết
Trong tác phẩm “Những làng văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ”
của các tác giả Đoàn Hải Hưng - Trần Văn Thục - Nguyễn Phi Nga đã giới thiệu
về đặc sắc của lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
thông qua việc tả thuật quá trình diễn ra của lễ hội và những nét đặc sắc độc đáo.
Tác phẩm đã nêu lên những sự đặc sắc độc đáo và giá trị văn hóa của lễ hội.
Từ sáng sớm, những con đường về Hiền Quan trở nên đông vui tấp nập.
Hàng vạn người đổ về đây để được đắm mình trong không khí của ngày
hội. Khi có ánh nắng mặt trời (khoảng giờ ngọ) thì lễ rước kiệu bắt đầu.
Cũng như hôm trước, dân làng rước kiệu, long ngai án gian ra đền, theo
sau là cả một đoàn quân trai thanh gái tú, thắt lưng màu xanh đỏ, tay giơ
cao dùi phết, cờ quạt, vừa đi vừa cất tiếng hú, tiếng reo, tiếng trống
chiêng vang động. Thật là một đám rước tưng bừng nhộn nhịp, rộn rã âm
thanh, lung linh màu sắc [4;325].
Tuy nhiên, những điều đó chỉ mang tính chất tả thuật, chưa cho người đọc
thấy được sự đặc sắc độc đáo của nó so với các lễ hội cùng loại hình.
Vấn đề đặc sắc của lễ hội cướp phết cũng đã được tiếp cận trong tác phẩm
“Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam tổng tập” của tác giả Phạm Gia
Khiêm thông qua nghiên cứu lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông,
5
tỉnh Phú Thọ. Tác phẩm đã nêu lên sự đặc sắc của lễ hội thông qua tả thuật và
giải mã một số mã văn hóa chứa đựng trong lễ hội. Theo tác giả thì rất có thể
quá trình cướp phết và những luật lệ có liên quan đến tín ngưỡng của cư dân
nông nghiệp đó là tín ngưỡng thờ mặt trời, hành động đưa phết xuống lồ phết
tượng trưng cho hành động tra hạt trong lao động của cư dân nông nghiệp. Tác
giả thể hiện sự độc đáo của lễ hội thông qua sức hấp dẫn, sự thu hút của lễ hội
và những ý nghĩa, những điều huyền bí chứa đựng trong quả phết (sự may mắn,
những ước mơ, nguyện vọng). Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khẳng định những
đặc sắc, độc đáo của lễ hội thông qua việc khẳng định giá trị của lễ hội trong hệ
thống lễ hội dân gian tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên tác phẩm chưa đặt lễ hội trong
tương quan so sánh với lễ hội cùng loại hình để thấy được sự đặc sắc, độc đáo
riêng của nó.
Dưới góc độ tiếp cận này tác giả Lê Hồng Lý – Lê Trung Vũ cũng đã đề
cập đến trong tác phẩm “Lễ hội Việt Nam”. Ở tác phẩm này đặc sắc của lễ hội
được thể hiện thông qua diễn trình lễ hội gồm rước kiệu, tế lễ, cướp phết và các
trò chơi dân gian. Bên cạnh đó đặc sắc của lễ hội còn được thể hiện ở ngay ở
quá trình chuẩn bị hội như là chuẩn bị lễ vật, chuẩn bị quả, phết dùi phết và đặc
biệt là tính thiêng của lễ hội (nhân khang vật thịnh, may mắn, mùa màng tốt
tươi).
Đánh phết hay hất phết là trò chơi phong tục nổi tiếng nhất của
làng Hiền Quan nhằm nhắc lại sự luyện tập dân binh dấy cờ nghĩa của bà
Thiều Hoa. Tổ chức hội phết không chỉ để tưởng niệm Bà mà còn là một
sự nhắc nhở cho con cháu đương thời một giai đoạn lịch sử oanh liệt đã
qua của dân tộc. Thực hiện tục hất phết đồng thời cũng là lúc để dân làng
Hiền Quan cầu mong sự che chở tâm linh của đức thánh, phù hộ cho dân
làng được nhân khang vật thịnh, tránh được những tai ương, dịch bệnh
trong năm [28;231].
Trong tác phẩm “Di sản văn hóa huyện Tam Nông” của Chi hội văn nghệ
dân gian huyện Tam Nông đặc sắc lễ hội cũng đã được đề cập đến.
6
Hội phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống thể hiện tinh thần
thượng võ của dân tộc với lòng dũng cảm, mưu trí nhanh nhẹn linh hoạt
trong thời chiến cũng như thời bình. Hội phết diễn tả lại cảnh luyện tập
võ nghệ thuở xưa cái khí thế hào hùng của dân tộc ta được thể hiện trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước những năm đầu công nguyên. Hội
làng nói chung và hội phết Hiền Quan nói riêng ngoài ý nghĩa để mội
người cùng nhau tưởng nhớ những vị anh hùng có công trong công cuộc
và bảo vệ và xây dựng đất nước, nó còn phản ánh mặt nào đó triết lý
“Sinh vi danh tướng, tử vi thần” mang đậm đời sống tâm linh của không
chỉ một vùng quê mà còn thể hiện quốc hồn quốc túy của bản sắc dân tộc
Việt Nam [tr72].
Tác phẩm đã nêu khái quát về tiểu sử và công lao của nữ tướng Thiều
Hoa, lễ hội cũng được tái hiện lại qua sự mô tả tỉ mỉ. Tuy nhiên, tác phẩm chưa
đặt lễ hội trong tương quan so sánh với lễ hội cùng loại hình để làm bật lên nét
riêng đặc sắc của nó.
Tác phẩm “Lễ hội Vĩnh Phúc” của tác giả Lê Kim Thuyên, sự đặc sắc của
lễ hội cũng được đề cập tới thông qua quá trình miêu thuật lễ hội cướp phết xã
Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Điều này, giúp người đọc thấy
được những nét đặc sắc, hấp dẫn của nó. Lễ hội cướp phết Bàn Giản gồm có thi
làm cỗ thờ, có “Ông gà” và lễ “vật gà”, thi giã bánh Dầy. Diễn ra đồng thời là
phần tế lễ, rước kiệu và phần hấp dẫn nhất của lễ hội là trò chơi cướp phết cầu
may. Tuy nhiên những đặc sắc của lễ hội chưa được làm nổi bật thông qua sự so
sánh để thấy được những nét đặc sắc riêng của nó.
Đối với tác phẩm “Văn hóa dân gian” của tác giả Bùi Đăng Sinh, cũng
giống như Lê Kim Thuyên, ông thể hiện sự đặc sắc của lễ hội thông qua quá
trình miêu thuật lễ hội qua phần lễ, phần hội và những giá trị tâm linh của lễ hội.
Tác giả còn trình bày khá rõ về ý nghĩa và sự may mắn chứa đựng trong quả
phết mà người ta gọi là “ngọc cầu”. Tuy nhiên, tác giả chưa có những nhận định
về giá trị văn hóa của lễ hội, chưa đặt lễ hội cướp phết Bàn Giản trong tương
7
quan so sánh với các lễ hội cụ thể cùng loại hình để làm bật lên nét độc đáo vốn
có của nó.
Trong khóa luận tốt nghiệp, “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn
Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc” của tác giả Bùi Thị Hường, trường Đại
học Hùng Vương, những nét đặc sắc của lễ hội đã được tìm hiểu thông qua
những miêu thuật tỉ mỉ về lễ hội để người đọc thấy được sự đặc sắc của nó.
Công trình trên bước đầu đã có sự tiếp cận nghiên cứu lễ hội dưới góc độ so
sánh. Tuy nhiên cách so sánh vẫn chưa bao quát một cách kỹ càng những tiêu
chí cần nhận diện mà chỉ mang tính chất liên hệ. Cũng có thể tác giả không tập
trung so sánh lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
với một lễ hội cướp phết cụ thể nào mà chủ yếu so sánh để thấy nét khác biệt
của lễ hội cướp phết tại đây với lễ hội cướp phết ở những nơi khác, nhằm tìm ra
đặc sắc văn hóa.
Đặc sắc của hội phết Hiền Quan và Bàn Giản đã cùng được nhắc tới trong
cuốn sách “Địa chí Vĩnh Phú”. Tuy nhiên chỉ là sự tiếp cận như một trò chơi dân
gian chứ chưa nêu bật được nguồn gốc, đặc sắc hay ý nghĩa văn hóa của nó.
Hội làng người Việt có một hình thức đua tài vui khỏe rất hấp dẫn
đó là đánh phết, cướp cầu hay đả cầu cướp phết. Đánh phết là một hình
thức cầm vào chiếc gậy mà đánh vào quả cầu để đưa cầu đi, đòi hỏi sức
mạnh của tập thể và tinh thần đồng đội. Những người chơi phết chia làm
hai phe, số người tham gia không hạn chế. Trên bãi phết, mỗi đầu bãi có
một cái hố tròn đứng ngập tới đầu gối. Giữa bãi nhiều nơi còn đào một
hố nông làm vị trí để đặt quả cầu. Quả cầu hay quả phết được làm bằng
gỗ thường làm bằng gố mít, gỗ xoan hay củ tre to bằng quả bóng da ngày
nay, có nơi gọi là ngọc cầu. Các đấu thủ mỗi người cầm một gốc tre dài
bằng chiếc đòn gánh, gốc đẽo vát hình thìa được gọi là phết hay gậy phết.
Khi chơi người ta lấy cây gậy phết đó mà đưa cầu, bên nào giành được
cầu đánh cho lọt vào cái hố hay lò phết của phe mình là thắng [13; 220-
221],
8
Xã Hiền Quan (huyện Tam Nông) có hội phết lớn vào ngày 12, 13
tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chơi phết ở đây được tổ chức chơi ba
ván gọi là ba bàn phết với luật chơi hay còn gọi là lệ khá nghiêm ngặt đó
là khi chơi phết lúc nào cũng phải để cho phết sệt đất, không được hất
tung lên khỏi mặt đất”[13;221]
Xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch cũng có hội phết rất độc đáo. Lễ
hội được tổ chức vào ngày 6, 7 tháng giêng âm lịch hàng năm. Xã có ba
thôn Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, thường thì năm nào cả ba thôn
cũng tổ chức đánh phết. Tuy nhiên, năm nào mất mùa chỉ có duy nhất
thôn Đông Lai mở hội. Hội phết Bàn Giản xưa kia quả phết được làm
bằng gỗ Mít có khía cạnh hình múi và người ta lấy rào cắm thành một
con đường từ cửa đình ra gò đất gọi là “mô cắc phết”, cuộc đấu phết chỉ
diễn ra trong con đường cắm rào đó. Ngày nay, cũng như hội phết khác
cướp phết Bàn Giản là cướp phết bằng tay không trên bãi rộng thậm chí
là ở khắp làng và quả phết không còn khía múi như trước[13;222].
Vẫn với những thao tác này chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc đặt lễ hội
cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong tương quan với
lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ mà quan trọng
hơn là còn lý giải sự tương đồng, khác biệt từ chính quan niệm của người dân
hai địa phương. Việc làm này sẽ giúp ích cho việc tìm ra những nét đặc sắc văn
hóa của từng địa phương một cách thấu đáo hơn.
2.3. Những tiếp cận về kinh tế - du lịch
Hướng tìm hiểu nghiên cứu lễ hội cướp phết dưới góc độ kinh tế - du lịch
đã được đề cập đến trong khóa luận tốt nghiệp “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp
phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc” của Bùi Thị Hường,
trường Đại học Hùng Vương một cách khái quát. Tác giả cho rằng, lễ hội cướp
phết là một tiềm năng du lịch văn hóa lớn và lại được tổ chức vào đầu xuân vùa
đúng dịp nhân dân đi lễ cầu may đầu xuân nên sẽ là một cơ hội để lễ hội cướp
9
phết có thể kết nối với các lễ hội lân cận để hình thành các tuyến điểm du lịch
văn hóa.
Qua thực tiễn đi khảo sát nhiều lần tại địa phương chúng tôi thấy
du khách tới tham dự lễ hội thường có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi, ăn
uống trong ngày hội. Tuy nhiên, hiện nay ở xã Bàn Giản chưa có một
dịch vụ lưu trú, ăn uống nào tại đây nhằm tạo điều kiện tốt để du khách
tham dự lễ hội được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mình. Việc làm
này rất thiết thực, nó giúp người dân nơi đây có thêm việc làm, nguồn thu
nhập từ khách du lịch và quảng bá những đặc sản ẩm thực của vùng
miền[5; 68].
Tác giả đã đưa ra một số hướng và giải pháp để phát triển lễ hội dưới khía cạnh
kinh tế - du lịch
Ngoài ra, khía cạnh tiếp cận này cũng được đề cập trên một số tờ báo,
trang web (trang thông tin điện tử Vĩnh Phúc, Phú Thọ…) nhưng chủ yếu là khái
quát, chung chung, chưa đưa ra được những hướng đi và biện pháp cụ thể rõ
ràng có tính khả thi.
Qua những công trình nghiên cứu tìm hiểu hai lễ hội cướp phết xã Bàn
Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ, ta có thể nhận thấy dưới các quan điểm tiếp cận khác nhau hai lễ
hội cướp phết đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, khai thác ở nhiều lĩnh vực
cả bao quát chung lẫn nhỏ lẻ, cụ thể. Điều này, làm cho hướng nghiên cứu của lễ
hội cướp phết ngày càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, đặt hai lễ hội cướp phết
này trong tương quan so sánh chúng tôi muốn hướng tới một cái nhìn biện
chứng, không chỉ dừng lại ở tiếp cận văn hóa. Như thế vấn đề sẽ được sâu sắc và
đáng tin cậy hơn.
Qua việc tiếp cận hai lễ hội cướp phết dưới góc độ “so sánh” chúng tôi
mong muốn sẽ quay lại làm rõ những nét văn hóa đặc trưng và hết sức độc đáo
của hai địa phương.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
10
3.1. Mục tiêu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những nét tương đồng và nét
khác biệt của hai lễ hội cùng loại hình ở hai địa phương trên cùng một vùng văn
hóa. Đồng thời nhận diện đặc sắc văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ. Qua đó, đánh giá về những liên hệ trong cấu trúc tổng thể
của nền văn hóa dân tộc nói chung, sinh hoạt lễ hội nói riêng của văn hóa Việt
Nam, góp phần phát huy và khai thác hiệu quả giá trị văn hóa phục vụ đời sống
của nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, hệ thống hóa các dữ liệu về hai lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ.
So sánh để xác định nét đặc sắc của hai lễ hội ở cả các điểm giống và
khác nhau.
Xây dựng hệ thống luận điểm, lập báo cáo về kết quả nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa lễ hội cướp phết ở xã Hiền
Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
4.2. Phạm vi nghiên cứu
So sánh về nguồn gốc, diễn trình của lễ hội cướp phết ở xã Hiền Quan,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc từ góc độ văn hóa lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận loại hình: Đối với việc so sánh hai lễ hội cùng loại
hình thì phương pháp này rất cần thiết và hữu dụng. Muốn tìm hiểu lễ hội ta cần
tiếp cận và tìm hiểu loại hình của nó, đặt nó trong tương quan loại hình. Sẽ
11
không có bất cứ nghĩa lý gì nếu ta đem so sánh hai đối tượng chẳng liên quan gì
tới nhau. Để việc nghiên cứu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả ta nên chọn những
phương pháp cụ thể, phù hợp với từng loại hình nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành: Lễ hội cướp phết là một diễn trình tổng hợp và
chúng ta cần tìm hiểu lễ hội qua nhiều cách tiếp cận như nghe kể lại, qua ngọc
phả, qua truyền thuyết, qua diễn trình lễ hội và qua thần tích. Vì vậy, vận dụng
phương pháp liên ngành sẽ giúp chúng ta có cái nhìn dưới nhiều góc độ khác
nhau như góc độ văn học, sử học, địa lý học, dân tộc học, lễ hội tín ngưỡng dân
gian…nhằm chỉ ra các biểu hiện, các khía cạnh cụ thể của vấn đề. Từ đó phương
pháp này sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết vấn đề mới mẻ, chính xác và thuyết
phục hơn.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Lễ hội cướp phết có ở nhiều
địa phương khác nhau trong vùng văn hóa Bắc Bộ, đặc biệt là vùng ven sông Lô
của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta phải đặt lễ
hội trong tương quan so sánh với lễ hội cùng hệ thống để khảo cứu. Việc phân
tích tổng hợp sẽ giúp ta phát hiện và giải mã được nhiều vấn đề trong lễ hội
cũng như giúp chúng ta đưa ra những kết luận có cơ sở khoa học và thỏa đáng
hơn.
Phương pháp chuyên gia phỏng vấn: Cũng giống như nhiều lễ hội cổ
truyền khác, giá trị của lễ hội cướp phết đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu
nhưng giá trị thực sự của nó lại chủ yếu nằm trong tâm thức cộng đồng, đặc biệt
là các vị cao niên sống trong làng. Từng chứng kiến rất nhiều lần các dịp lễ hội
diễn ra gắn liền với những biến cố, thăng trầm của làng, người dân trong làng có
cái nhìn chân thật, chính xác hơn về những giá trị của lễ hội. Lễ hội cướp phết
cũng là chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà văn hóa như Lê Kim Thuyên, Trần
Văn Thục, Phạm Gia Khiêm, Lê Hồng Lý…. Bởi vậy, phương pháp phỏng vấn
người dân và hỏi ý kiến chuyên gia là cực kỳ thiết thực. Các kết quả nghiên cứu
của người đi trước sẽ giúp chúng tôi có thêm một điểm tựa tin cậy để triển khai
nội dung nghiên cứu của mình. Những thông tin của phương pháp chuyên gia,
12
phỏng vấn cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết để so sánh đối
chứng, các kết luận sẽ chuẩn xác và không mang tính võ đoán.
Phương pháp sưu tầm, điền dã xâm nhập, thống kê, phân loại: Lễ hội
cướp phết đã sớm được nhiều nhà nghiên cứu như Phạm Gia Khiêm, Trần Văn
Thục, Lê Kim Thuyên… ghi chép. Tuy nhiên, gắn với một vấn đề nghiên cứu
khá chuyên biệt mà chúng tôi lựa chọn, chúng tôi còn nhiều việc phải làm hơn
nữa, trong đó không thể thiếu điền dã văn hóa. Bởi vậy, chúng tôi xác định việc
cần làm trước hết là sưu tầm để bao quát tài liệu nghiên cứu, điền dã – thâm
nhập thực tế rồi tiến hành thống kê, phân loại để có được một cái nhìn toàn diện
và có hệ thống về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử: Lễ hội cướp phết là một minh chứng cho sự hội
nhập văn hóa và lịch sử. Từ nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển lễ hội
chúng ta đã thấy rõ vai trò của lịch sử trong đó. Chúng ta tìm hiểu về lễ hội cũng
chính là tìm hiểu về lịch sử, tái hiện lại cuộc sống vật chất và tinh thần của ông
cha ta ngày trước. Phương pháp lịch sử sẽ cho ta những đánh giá có căn cứ xác
thực và thuyết phục.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận chúng tôi cấu trúc đề tài làm ba chương:
Chương 1: Khái quát về lễ hội và lễ hội cướp phết
Chương 2: Lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và
lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc – những tương
đồng và dị biệt
Chương 3: Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết từ cái nhìn tương quan giữa lễ
hội ở Hiền Quan và lễ hội ở Bàn Giản
13
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CƯỚP PHẾT
1.1. Khái quát về lễ hội
1.1.1. Khái niệm về lễ hội
Cho đến nay, có nhiều quan niệm, cách gọi và sự giải thích khác nhau về
thuật ngữ “lễ hội”. Có người gọi là lễ hội là “hội lễ”, có người gọi là “hội hè
14
đình đám” và cũng có người gọi là “lễ, hội”…. Tuy tên gọi và cách diễn đạt
khác nhau nhưng các ý kiến đó không có mâu thuẫn mà thống nhất với nhau
trong một nội dung: “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền
thống của cộng đồng”.
Như vậy trong khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố: Lễ và hội, hai yếu tố
này luôn tồn tại song song, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau.
Lễ: Theo từ điển tiếng việt, “lễ” là “Những nghi thức tiến hành nhằm
đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”. Trong thực tế,
lễ có sự hình thành khá phức tạp.
Trong cuốn sách “Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía
Bắc” của PGS.TS Hoàng Lương, ông cho rằng chữ “lễ” được hình thành và biết
tới từ thời Chu ( thế kỷ thứ XII trước Công Nguyên). Lúc đầu chữ lễ được hiểu
là lễ vật của các gia đình quý tộc nhà chu cúng tế thần tổ tông, gọi là tế lễ.
Dần dần chữ Lễ được mở rộng nghĩa là “hình thức phép tắc để phân biệt
trên dưới, hèn sang, thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hóa
thành đẳng cấp”. Theo tác giả Đoàn Văn Chúc trong cuốn sách “văn hóa học”.
Cho đến nay, trong một xã hội phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng
như: Lễ Thành hoàng, lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu mưa, lễ
cầu tạnh, lễ cầu mùa…
Ngày nay do càng mở rộng phạm vi nên đến đây lễ đã mang ý nghĩa bao
quát cho mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội.
Như vậy, “Lễ là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí hiểm và
thách đố - những câu hỏi không dễ gì giải đáp”. Các nghi thức, nghi lễ của lễ
toát lên sự cầu mong phù hộ, độ trì của các thần giúp con người tìm ra những
giải pháp tâm lý. Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức nghi lễ
liên quan đến cầu mùa, cầu cho “nhân khang, vật thịnh”. Có thể nói, “Lễ là phần
đạo – tâm linh của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền
nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn”.
15
Hội: Theo từ điển tiếng Việt, “Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông
đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” – hội là đám vui đông
người, gồm hai đặc điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa điểm và
vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy thì nhiều khi chưa hẳn đã thành hội.
Muốn được gọi là hội theo nghĩa Dân tộc học phải gồm các yếu tố:
- Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó và liên
quan đến cộng đồng như làng, bản…
- Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang
tính cộng đồng cả ở tư cách tổ chức lẫn mục đích tổ chức. có khi tính cộng đồng
đó được mở rộng đến các làng, bản khác (liên làng).
- Có nhiều trò vui đến mức hỗn độn, đến vô số, tả tơi cả người. Đây là sự
cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày tháng lao động vất
vả với những dồn nén cần được giải tỏa và thăng bằng trở lại.
Như vậy, Hội là cuộc vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công
cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp có các cuộc lễ kỷ niệm một sự
kiện lịch sử xã hội hay tự nhiên nhằm “diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công
chúng dự lễ hội”. “Nếu lễ là phần đạo thì hội là phần đời”, là khát vọng của mọi
thành viên trong cộng đồng nhằm vươn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng
đó thường được khái quát hóa, lý tưởng hóa hay nhân cách hóa bởi những nghi
thức hay những hoạt động thật cụ thể, thật sinh động và rất đời thường. Vì vậy,
nên phần hội thường được kéo dài hơn phần lễ rất nhiều và thường diễn ra rất
sôi động với sự tham gia của đông đảo quần chúng. Mọi người đều “vào hội” để
lãng quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn quên đi sự bất công ngang trái… mà hướng
tới niềm vui sống và những tương lai tốt đẹp trong thời gian sắp tới.
Lễ và Hội là hai yếu tố có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời nhau
mà chúng luôn song song tồn tại, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau. Giữa lễ
và hội khó có thể tách rời mà chúng quyện lại với nhau, có thể nói hội là từ dùng
để chỉ thành phần ngoài lễ hay hội có thể coi là hình thức của lễ.
16
Lễ hội: theo từ điển tiếng Việt, lễ hội là cuộc vui chung, có tổ chức, có
các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống.
Tóm lại, có thể hiểu Lễ hội là sinh hoạt văn hóa với sự tham gia đông đảo
của người đi hội. Lễ hội gồm hai phần, phần một là phần lễ có tính cách nghiêm
trang để tưởng niệm công lao của nhân vật được thờ phụng mà ngày lễ hội đó đề
cập đến, phần hai là phần hội là tổ chức vui chơi cho cộng đồng.
1.1.2. Đặc trưng của lễ hội
Lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang
“tính thiêng”, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời
sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài
là trần tục, như các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồn
thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên
nó vẫn thuộc về tính thiêng, như tôn sùng sinh thực khí mà hội Trò Trám (Phú
Thọ) là điển hình.
Tính tâm linh và tính thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội
là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của
đời sống thường ngày. Ví dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong Hội Gióng,
diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, diễn xướng rước Chúa gái (Mỵ
Nương) trong Hội Tản Viên… Chính các diễn xướng mang tính biểu tượng này
tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.
Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức
hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các
phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín
ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng
dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm
thực, mua bán… Không có một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta
lại có thể sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa
dạng vừa nguyên hợp này.
17
Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng
đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn
cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác không có lễ hội nào lại không
thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là
chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.
Ba đặc trưng trên quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức,
thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt với các
loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại Festival
Lễ hội cũng như bất cứ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào cũng đều chịu
sự tác động bối cảnh kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thích ứng
biến đổi theo. Tuy nhiên, với loại hình lễ hội truyền thống thì ba đặc trưng nêu
trên là thuộc về bản chất, là yếu tố bất biến, là hằng số, chỉ có những biểu hiện
của ba đặc tính trên là có thể biến đổi, là khả biến để phù hợp với từng bối cảnh
xã hội. Khẳng định điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc phục
hồi, bảo tồn và phát huy lễ hội trong xã hội hiện nay. Việc phục dựng, làm mất
đi các đặc trưng trên của lễ hội cổ truyền thực chất là làm biến dạng và phá hoại
các lễ hội đó.
1.1.3. Chức năng của lễ hội
*Chức năng cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có
thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng
đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền
Hùng – quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ chính lễ hội
là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết
cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn
kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ (cộng cư), gắn kết về sở hữu
tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối
của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng
18
cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)… Lễ hội là
môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức
mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng
khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng”
bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương
tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ
hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố
kết cộng đồng ấy.
*Chức năng hướng về cội nguồn:
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên
mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội
cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá Hơn
thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống
nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ
cũng gắn với hành hương - du lịch.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn
cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự
nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị
mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con
người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà
mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc
cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại.
Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng,
có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và
sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.
*Chức năng cân bằng đời sống tâm linh:
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời
sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng -
19
chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có
niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống
tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngưỡng.
Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về
đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái
“thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người
dường như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng
thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống
như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và
tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở, xô bồ, “tháo
khoán” Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm
thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống
như vậy không có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng
cháy” và “thăng hoa”.
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như
được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng
những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả -
chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng
đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản
thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn
mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa”
từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã
thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với
cái trần tục của đời sống hiện thực.
*Chức năng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của
nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng
ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và
20
hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm
đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh”
của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hoà trong không khí thiêng liêng, hứng
khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá
nhoà, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình.
Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã hội
phát triển, khi mà phân công lao động xã hội đã được chuyên môn hoá, nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người đã phần nào tách biệt.
Đấy là chưa kể trong xã hội nhất định, một lớp người có đặc quyền có
tham vọng “cướp đoạt” các sáng tạo văn hoá cộng đồng để phục vụ cho lợi ích
riêng của mình. Đến như nhu cầu giao tiếp với thần linh của con người cũng tập
trung vào một lớp người có “khả năng đặc biệt”. Như vậy, con người, đứng từ
góc độ quảng đại quần chúng, không còn thực sự là chủ thể của quá trình sáng
tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá một cách bình đẳng nữa. Xu hướng đó phần
nào xói mòn tinh thần nhân bản của văn hoá, làm tha hoá chính bản thân con
người. Do vậy, con người trong xã hội hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hoá
về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra quá trình dân chủ hoá về văn hoá. Chính nền
văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là môi trường tiềm ẩn những
nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy.
*Chức năng bảo tồn và trao truyền văn hóa:
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là
môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.
Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội,
mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi
“xuân thu nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê
vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi đình chùa
mở hội. Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con
người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu như không có nghi lễ và hội hè thì
21
các làn điệu dân ca như quan họ, hát xoan ; các điệu múa xanh tiền, con đĩ
đánh bồng, múa rồng, múa lân ; các hình thức sân khấu chèo, hát bội, rối nước,
cải lương ; các trò chơi, trò diễn: Đánh cờ người, chọi gà, chơi đu, đánh vật,
bơi trải, đánh phết, trò trám sẽ ra đời và duy trì như thế nào trong lòng dân tộc
suốt hàng nghìn năm qua.
Làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hoá truyền
thống của dân tộc nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lược và đồng hoá. Trong cái
làng xã nghèo nàn ấy, ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với
“xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nôi văn hoá đó. Không có làng xã
Việt Nam thì cũng không có văn hoá Việt Nam.
Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và
phát huy văn hoá truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì
làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm
giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2. Khái quát về lễ hội cướp phết
1.2.1. Khái quát về lễ hội cướp phết ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lễ hội cướp phết có khá nhiều ở các làng người Việt và chủ
yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc trong đó tiêu biểu là hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh
Phúc. Theo thống kê tài liệu hầu hết các huyện của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh
Phúc đều có lễ hội cướp phết nhưng mỗi địa phương lại có những tục lệ và hình
thức chơi phết khác nhau.
Đánh phết là một hình thức cầm vào chiếc gậy mà đánh vào quả cầu để
đưa cầu đi, đòi hỏi sức mạnh của tập thể và tinh thần đồng đội. Những người
chơi phết chia làm hai phe, số người tham gia không hạn chế. Trên bãi phết, mỗi
đầu bãi có một cái hố tròn đứng ngập tới đầu gối. Giữa bãi nhiều nơi còn đào
một hố nông làm vị trí để đặt quả cầu. Quả cầu hay quả phết được làm bằng gỗ
thường làm bằng gố Mít, gỗ Xoan hay củ Tre to bằng quả bóng da ngày nay, có
nơi gọi là ngọc cầu. Các đấu thủ mỗi người cầm một gốc tre dài bằng chiếc đòn
22
gánh, gốc đẽo vát hình thìa được gọi là phết hay gậy phết. Khi chơi người ta lấy
cây gậy phết đó mà đưa cầu, bên nào giành được cầu đánh cho lọt vào cái hố
hay lò phết của phe mình là thắng.
Hình thức chơi phết như trên gọi là “phết bộ”, hình thức phổ biến nhất ở
các hội làng Việt ở các tỉnh phía bắc. Ngoài phết bộ còn có phết cưỡi ngựa. Từ
triều Lý phết đã là môn điền kinh dân tộc được ưa chuộng, từ vua, hoàng tộc đến
thường dân đều chơi phết.
“Đánh phết” là hình thức đánh cầu bằng gậy còn “cướp phết” là hình thức
chơi cầu bằng tay không. Trong cuốn sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” có miêu
tả hình thức chơi cầu của xã Điêu Lương huyện cẩm khê như sau:
Xã Điêu Lương huyện Cẩm Khê vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch
hàng năm thường tổ chức lễ tế thần và rước bài vị thần ra ngoài nội đặt ở
trước đàn, đào ba cái huyệt ở giữa và ở hai đầu tả hữu rồi đem quả cầu
bằng gỗ sơn son bóng thả vào huyệt giữa, người già người trẻ chia nhau
đứng ở hai bên chạy đến cái huyệt ở giữa để tranh nhau quả cầu. Người
bên hữu tranh được thì đem quả cầu đó về bên hữu, người bên tả tranh
được thì đem quả cầu đó về bên tả gọi là cướp cầu.
Theo bà con kể lại sau này, cái hố giữa bãi đó địa phương gọi là “lò
doanh”. Bàn thờ thành hoàng đặt trước lò doanh. Người vào cướp cầu là trai
đinh khỏe mạnh được chọn lựa kỹ càng. Lúc cướp cầu khí thế rất hăng phải có
sức khỏe mới tham gia được. Có người khư khư ôm cầu trước bụng, các đấu thủ
xông vào đánh đấm để giành cầu, còn phe giữ cầu thì xúm lại để bảo vệ cầu đưa
về phía phe mình.
Làng Nội Mật nay thuộc xã Tam Hợp, huyện Tam Đảo, tổ chức hội cướp
cầu vào ngày tiệc Tam Nương (ba vị tướng của địa phương đã theo Hai Bà
Trưng khởi nghĩa). Cái hố đặt cầu ở giữa gọi là “lồ”. Xã có bốn giáp chia làm
hai phe Đông và Tây, mỗi giáp cử ra 10 trai đinh, vậy là mỗi phe có 20 đấu thủ.
Thôn Đông Viên, xã Đông Phú (nay thuộc huyện Cẩm Khê) cướp cầu vào
ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch. Chủ tế mặc áo thụng đóng khố, trịnh trọng
23
nhấc quả cầu đặt trên bàn thờ rồi đi giật lùi ra sân đình. Ở đây, trai 7 giáp xếp
thành hai hay ba hàng đều mặc áo dài và đóng khố. Một hồi chiêng trống nổi
lên, mọi người cởi khuy áo. Hồi thứ hai mọi người cởi hết áo đặt trước mặt. Tới
hồi thứ ba chủ tế vẫn quay mặt vào bàn thờ, tung quả cầu ra sau lưng, trai làng
xông vào cướp. Lệ ở đây cấm không được để cầu rơi xuống và không được
giằng cầu ngang bụng, mọi người phải giơ cao tay để giữ và truyền cầu.
Ngoài cầu gậy, cầu tay còn có một hình thức chơi cầu khác nữa đó là “cầu
giỏ hay cầu giọ”. Bãi cầu có chôn hai đầu hai cây tre mỗi cây có treo một cái giỏ
hay giọ thủng trôn. Người dự đấu đóng khổ cởi trần chia làm hai phe, các phe
đều cố giành lấy quả cầu ném cho lọt qua cái giỏ thủng bên phe mình là được.
Những địa phương chơi cầu giỏ trong hội làng như là xã Xuân Huy, xã Vực
Trường, xã Danh Hựu, xã Lương Lỗ.
Còn một hình thức chơi cầu khác là đá cầu bằng chân được gọi là “đả
cầu” giống như môn bóng đá ngày nay. Những thôn chơi trò này như là Cựu Ấp,
Liên Châu (xã Vĩnh Lại) mà đấu thủ là các cụ già.
Mỗi địa phương lại có nhứng quy tắc, luật lệ riêng trong chơi phết tạo nên
những nét đặc sắc cho mỗi địa phương, không nơi nào giống nơi nào.
Lễ hội đánh phết xã Trương Xá (huyện Cẩm Khê) đánh quả phết bằng gỗ,
hố đặt phết được gọi là “cối”. Các phe đấu giành nhau đưa quả phết về địa phận
giáp mình. Họ tin rằng giáp nào giành được phết là năm đó làm ăn phấn chấn,
gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu.
Xã Hiền Quan (huyện Tam Nông) có hội phết lớn vào ngày 12, 13 tháng
Giêng hàng năm. Chơi phết ở đây được tổ chức chơi ba ván gọi là ba bàn phết
với luật chơi hay còn gọi là “lệ” khá nghiêm ngặt đó là khi chơi phết lúc nào
cũng phải để cho phết sệt đất, không được hất tung lên khỏi mặt đất.
Ngược lại với Hiền Quan, lệ phết Thượng Lạp (nay thuộc xã Vĩnh Lại
huyện Lâm Thao) buộc đấu thủ phải hất tung quả phết lên, không được để phết
lê sệt đất. Quả phết xã này làm bằng gỗ Xoan, sơn son thếp vàng. Xong một bàn
phết, các đấu thủ lại chạy vòng vèo trên bãi vài vòng rồi nghỉ trước khi vào bàn
24
sau. Đó có lẽ là cách vận động cho dãn xương cốt, cho thân thể thoải mái hơn
trước khi vào một ván đấu mới.
Xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch cũng có hội phết rất độc đáo. Lễ hội được
tổ chức vào ngày 6, 7 tháng giêng hàng năm. Xã có ba thôn Đông Lai, Trụ
Thạch, Ngọc Xuân, thường thì năm nào cả ba thôn cũng tổ chức đánh phết. Tuy
nhiên, năm nào mất mùa chỉ có duy nhất thôn Đông Lai mở hội. Hội phết Bàn
Giản xưa kia quả phết được làm bằng gỗ Mít có khía cạnh hình múi và người ta
lấy rào cắm thành một con đường từ cửa đình ra gò đất gọi là “mô cắc phết”,
cuộc đấu phết chỉ diễn ra trong con đường cắm rào đó. Ngày nay cũng như hội
phết khác cướp phết Bàn Giản là cướp phết bằng tay không trên bãi rộng, thậm
chí là ở khắp làng và quả phết không còn khía múi như trước.
Hội phết Sơn Vi cũng là hội phết lớn của huyện Lâm Thao xưa. Quả phết
to như cái ủ ấm lại bằng gỗ Lim nên rất nặng. Giữa bãi đào một hố sâu ngập đầu
người, đường kính khoảng 1,5m. Chủ tế đọc bài giáo phết rồi thả quả cầu xuống
hố, dưới hố có hai người của hai phe đã đợi sẵn để đón cầu. Khi họ mang cầu
nhảy lên miệng hố là hai bên đấu thủ xông vào tranh cướp. Điều khác so với
cướp phết ở các nơi là Sơn Vi vừa cướp cầu truyền tay vừa đánh cầu bằng gậy
nhưng phần cướp tay là nhiều hơn. Ngày thứ nhất, mồng một Tết chơi một bàn
phết, mồng hai chơi hai bàn và mồng ba chơi hai bàn rồi kết thúc bàn phết. Lệ
chơi ở đây cứ bên nào đưa được cầu về địa phận thôn mình là thắng. Theo
truyền thuyết phết Sơn Vi là hình thức luyện quân trước khi cất quân đánh Thục
chúa của Tản Viên và Mộc Sanh, những nhân vật thần thoại địa phương.
Ngoài các địa phương trên còn một số địa phương khác cũng chơi phết
trong hội làng như là thôn Cự Ấp xã Liên Châu (xã Vĩnh Lại ngày nay), xã Dữu
Lâu (Việt Trì) ở đây còn gọi là đánh “lốc”, xã Tích Sơn (nay thuộc thành phố
Vĩnh Yên), thôn Trấn Yên xã Đông Đạo (nay thuộc huyện Tam Đảo).
Cho đến ngày nay, Lễ hội cướp phết chỉ còn tồn tại ở hai địa phương đó là
lễ hội cướp phết xã Hiền Quan huyện, Tam Nông và lễ hội cướp phết xã Bàn
Giản, huyện Lập Thạch.
25