Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.57 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải
từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới.Trong mỗi quốc gia thì vốn không thể thiếu được, nó
thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó phát triển.Đặc biệt là Việt Nam đang trong quá trình thực
hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, cần phải có một lượng vốn đầu tư vượt ra ngoài khả
năng tự cung cấp. Trong khi nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc
tế đều có hạn thì việc đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn trực tiếp nước ngoài là rất cần
thiết.
Rõ ràng FDI đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong một
phần tư thế kỷ qua trên nhiều mặt: đem lại nguồn vốn quan trọng, tăng thu ngân sách, thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, tạo nhiều công ăn việc làm, mở rộng thị trường thế
giới …
Mặc dù vậy trong việc huy động FDI cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét,
hơn nữa ngày nay nước ta đang nhằm tới mục tiêu mươi năm nữa về cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại nên càng cần thiết để nhìn lại quá trình thu hút FDI có những
điều gì cần phát huy, điều gì cần căn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Trong phạm vi kiến thức tìm hiểu được và dựa trên những hiểu biết của mình, nhóm
chúng em lựa chọn đề tài 12: “Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
trong thời gian qua? Cần phải có những giải pháp gì để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn này trong thời gian tới? (có thể đề xuất các giải pháp theo đối tác đầu tư hoặc theo lĩnh vực
đầu tư…)” để đưa ra những góc nhìn về thực trạng vấn đề này ở Việt Nam thời gian qua.
1
Đề Tài 12: Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua?
Cần phải có những giải pháp gì để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong thời
gian tới? (có thể đề xuất các giải pháp theo đối tác đầu tư hoặc theo lĩnh vực đầu tư…)
Bài Làm
I. Hệ thống lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là
một loại hình của đầu tư quốc tế về vốn, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người
trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.


Tổ chức thương mại quốc tế đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý
là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2. Nội dung, tính chất
Nguồn vốn FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm
mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
ngoài.
FDI ít phụ thuộc vào quan hệ chính trị của các Chính phủ vì nó diễn ra theo cơ chế thị
trường với mục đích lợi nhuận thuần túy là chính.
3. Đặc điểm:
-Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo
luật doanh nghiệp của mỗi nước.
-Các chủ đầu tư nước ngoài có quyền trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử
dụng vốn.
-Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp
100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
-Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
2
-FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng Doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay
từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập các
doanh nghiệp với nhau.
4.Tác động
Thực tế cho thấy, đầu tư quốc tế có những tác động mang tính hai mặt (tác động tích cực
và tác động tiêu cực) cả đối với nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
a) Đối với nước chủ đầu tư:

*Tác động tích cực:
-Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều kiện thu được lợi
nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu tư thuận lợi hơn;
-Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường; tận dụng
triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư.
-Khuyến trương được sản phẩm danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị thế của họ trên
thị trường thế giới;
-Khai thác được nguồn yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí thấp hơn so với đầu tư trong
nước.
*Tác động tiêu cực:
-Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh
doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh, do đó quốc gia có nguy cơ tụt hậu;
-Dẫn đến làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư;
-Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công ngh;
-Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư…
b) Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
*Tác động tích cực:
-Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn;
-Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nước;
-Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại
từ nước chủ đầu tư;
-Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả;
3
-Giúp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ cho quá
trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
-Góp phần khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vấn đề xã hội.
*Tác động tiêu cực:
-Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thái quá, gây ô nhiễm môi trường;
-Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân
cư;

-Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật;
-Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
5.Các yếu tố tác động
-Do sự mất cân đối về yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả
các yếu tố, đầu sự khác biệt nguồn lực của các quốc gia.
-Do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia. Đầu tư quốc tế mang lại lợi ích cho các
bên tham gia.
-Trong nhiều trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như
xây dựng các công trình có quy mô vượt ra khỏi phạm vi biên giới các quốc gia nên đòi hỏi có
sự tham gia của các quốc gia.
II. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Những vấn đề chung về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.1 Quá trình ban hành sửa đổi:
-Năm 1977 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành “Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do những khó khăn về môi trường kinh tế (kế hoạch
hóa tập trung) và chính trị ở nước ta lúc đó nên việc triển khai điều lệ trên thực tế không có
hiệu quả.
-Sau đại hội VI của Đảng ta, năm 1987, Quốc hội khóa VIII đã thông qua và ban hành
“Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” với mục tiêu hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài
nói riêng, cho đến nay “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” đã được sửa đổi bổ sung và ban
hành mới 4 lần:
+Lần thứ nhất được Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm 1990: Luật sửa đổi, bổ sung
4
+Lần thứ hai được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1992: Luật sửa đổi, bổ sung
+Lần thứ ba được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1996: Luật đầu tư nước ngoài
(ban hành mới)
+Lần thứ tư được Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm 2000: Luật sửa đổi; bổ sung
Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư, đây là luật điều chỉnh chung
thống nhất cả hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài. Bên cạnh luật đầu

tư thì Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan còn ban hành hệ thống các văn
bản dưới luật nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
1.2 Tư tưởng chỉ đạo của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-Theo Điều 1 (Luật đầu tư nước ngoài tại VN): Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cở sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các
quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ
tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Điều 1(LĐT 2005) qui định phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động đầu tư
nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam
và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Như vậy tư tưởng chủ đạo của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam là tạo khung cảnh
pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho môi trường đầu tư tại Việt Nam (vừa tạo được sự hấp dẫn
đầu tư, vừa bảo vệ được lợi ích đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế).
Luật xử lý thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa các bên:
+Đảm bảo lợi ích chính đáng cho bên nước ngoài về: an toàn về vốn, thu lợi nhuận tương
đối cao và được xét xử công khai khi có tranh chấp.
+Bên Việt Nam phải được nhìn nhận một cách toàn diện và lâu dài cả về kinh tế, chính trị
và xã hội.
1.3 Quy định của Luật đầu tư về đối tượng, lĩnh vực và hình thức đầu tư.
a) Đối tượng đầu tư:
5
Theo quy định của Luật hiện hành, đối tượng đầu tư tại Việt Nam là các doanh nghiệp,
các cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài có đủ năng lực pháp lý
được phép tham gia liên doanh với bên Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh
nghiệp tư nhân để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
b) Lĩnh vực đầu tư:

Cho đến nay, các dự án FDI được phép triển khai trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt
Nam, kể cả các ngành y tế và đào tạo. Trong đó có sự khuyến khích và ưu đãi đối với những dự
án đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ cao và xây dựng
cơ sở hạ tầng.
c) Hình thức đầu tư, bao gồm chủ yếu:
-Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract BCC): là hình thức đầu
tư, trong đó bên Việt Nam và bên nước ngoài, cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa
hai bên, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong hoạt động
sản xuất kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới.
-Doanh nghiệp liên doanh: Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng nhau góp vốn theo tỷ
lệ nhất định để thành lập một doanh nghiệp mới (thường là dưới hình thức công ty tránh nhiệm
hữu hạn) có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng. Doanh nghiệp liên doanh có tư
cách pháp nhân Việt Nam. Mỗi bên liên doanh được chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ
góp vốn.
-Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Trong hình thức đầu tư này, bên nước ngoài chịu
trách nhiệm đầu tư toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt
Nam (doanh nghiệp là một pháp nhân Việt Nam). Phía Việt Nam không góp vốn, chỉ thực hiện
việc cung cấp các dịch vụ điện, nước, cho thuê đất, lao động… đảm bảo cho quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chủ đầu tư nước ngoài có toàn quyền quyết
định và tự chịu trácg nhiệm cũng như hưởng lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật còn quy định các hình thức đầu tư khác như:
-Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
6
tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công
trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
-Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ

dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận.
-Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Ngoài ra Luật cũng quy định các biện pháp bảo hộ đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư
2. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua
Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất
vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và
Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ
USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
2.1 Những kết quả đạt được:
-Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ quan
trọng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Quy mô bình quân của một số dự án đầu tư ngày càng lớn, trong đó có những dự án có
số vốn hàng trăm triệu đến hơn 1 tỷ USD. Một số dự án lớn được cấp phép trong 5 tháng đầu
năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình
Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone
VN; dự án sản xuất và xuất khẩu 100% sản phẩm lốp cao su do Nhật Bản đầu tư tại Hải Phòng
với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại
Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD; dự án nhà máy sản xuất sợi tại KCN Hải Yên,
TP Móng Cái, Quảng Ninh của nhà đầu tư Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD; dự
7
án Công ty TNHH Công nghiệp Nishina Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 250 triệu
USD.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và tổng vốn được thực hiện từ 2000-2011
-Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, bằng

74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã
có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010
(54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn
đăng ký (trong khi năm 2010 lĩnh vực này chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký). Vốn đăng ký tăng
thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD).
Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư
kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối với
các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc,
đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn
nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các
nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO đối với các doanh
nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei,
Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ
và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn
Độ và Indonesia.
-Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã thâm nhập vào
quá trình sản xuất kinh doanh của nước ta. Cụ thể là, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần
xây dựng một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ công nghệ cao, khai thác tốt hơn
lợi thế của Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, lắp ráp ô tô xe máy, viễn thông, công
nghệ thông tin… Điều đó góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
8
-Các dự án FDI đã có những đóng góp đáng kể vào tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng
cao trình độ cho đội ngũ lao động Việt Nam. Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm
2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội.

-Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho
ngân sách của chính phủ và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định,…
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất
khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI (không kể dầu
thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu
của khu vực FDI là 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010.
Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2010
(3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD. Khu vực FDI
góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.
2.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại:
-Vẫn còn những dự án bị rút phép trước thời hạn gây ra thua thiệt cho cả hai bên.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự phát triển
mất cân đối không đồng bộ giữa các cùng, ngành, địa phương trong cả nước.
-Tỷ lệ góp vốn trong nhiều dự án liên doanh của bên Việt Nam chỉ xấp xỉ 30% đã gây khó
khăn cho việc tổ chức, quản lý, do đó dễ dẫn đến sự thiệt thòi cho bên Việt Nam.
-Một số hợp đồng liên doanh ở tình trạng bất hợp lý như: tiếp nhận công nghệ lạc hậu với
giá cao hơn giá thị trường, vai trò của bên Việt Nam bị lấn át, công nhân bị ngược đãi…
-Một số văn bản chính sách liên quan đến đầu tư trong quá trình thực hiện vẫn đang còn
không ít bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ.
Nguyên nhân: phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những
khó khăn nội tại ở trong nước đặc biệt là trình độ tổ chức, quản lý còn rất hạn chế.
2.3 Một số kết quả đạt được 5 tháng đầu năm 2012:
Tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 5 tháng 2012 là 5,32 tỷ
USD, bằng 68,2% so với cùng kỳ năm 2011.
-Theo lĩnh vực đầu tư:
9
Trong 5 tháng đầu năm 2012 lĩnh vực công nghiệp chế biến có 127 dự án đầu tư đăng ký
mới và 66 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 3,3 tỷ USD (chiếm 62,3% tổng vốn
đầu tư đăng ký). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với vốn đăng ký cấp mới và tăng

thêm là 1,57 tỷ USD (chiếm 29,6% vốn đầu tư), lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 182 triệu USD (chiếm 3,4%).
-Theo đối tác đầu tư:
Trong 5 tháng đầu năm 2012 có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,68 tỷ USD,
chiếm 69,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; British Virgin Islands đứng vị trí thứ hai với tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 440,8 triệu USD, chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư; vị
trí thứ 3 là Hồng Kông với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 399,6 triệu USD,
chiếm 7,5%.
-Theo địa bàn đầu tư:
Trong 5 tháng đầu năm 2012 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh thành phố của
Việt Nam, trong đó Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 1,6 tỷ USD
vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 30,1% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 928,8 triệu USD, chiếm 17,4%. Đồng Nai đứng thứ 3 với
tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 698 triệu USD, chiếm 13,1%.
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn
đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 2,82 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả
nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt
1,96 tỷ USD, chiếm 36,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
3. Những giải pháp gì để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam.
3.1 Bối cảnh hiện nay
Kinh tế thế giới vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng, chưa có nhiều chuyển biến khả
quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường. Ở trong
nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do lãi suất vay và huy động
vốn cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp.
10
Việt Nam tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN, tham gia AFTA, và các diễn
đàn ASEM, APEC Ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
WTO.

3.2. Về mục tiêu thực hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tới mục tiêu đầu tư vốn
đầu tư phát triển kinh tế xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh
tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Tạo điều kiện đầu tư thích đáng
cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.
3.3. Các giải pháp với đối tác đầu tư và lĩnh vực đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được đổi mới: Năm 2011 đã đổi mới cách triển khai theo
hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, thể hiện tính khu vực, liên vùng,
liên ngành cao và mang tính chuyên đề.
*Về đối tác đầu tư:
+Thứ nhất, tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư với các nước, tranh thủ các đối tác đầu tư dưới
mọi hình thức thích hợp trong khuôn khổ luật định.
+Thứ hai, Việt Nam cần quan tâm tới các đối tác nước ngoài có điều kiện cùng các đặc
điểm nhất định, phù hợp với đòi hỏi về phát triển những ngành kinh tế ưu tiên trong nước.
+Thứ ba, với các đối tác trong nước, phương hướng chung là xây dựng các tập đoàn kinh
tế và tiến hành kinh doanh xuyên quốc gia. Đây là vấn đề mới mẻ (tuy đã và đang thực hiện)
song không thể chậm trễ và càng không thể bỏ qua và không có tập đoàn mạnh thì sẽ không có
những đối tác có tiềm lực để quan hệ và rơi vào thế bất lợi trong đàm phán, hợp tác.
*Về lĩnh vực đầu tư và vùng kinh tế:
Ưu tiên cho các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng rừng xây dựng các vùng nguyên
liệu, chế biến lương thực-thực phẩm và các dự án đầu tư vào các tỉnh trung du, miền núi, tây
nguyên, Duyên Hải miền trung và miền Tây Nam Bộ. Trong đó đặc biệt là nồn nghiệp – với vai
trò ngành chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, tạo nhiều công ăn việc làm, có lợi thế lớn… Nên
cần phải thu hút đầu tư vào nông nghiệp với mức độ hợp lý nhằm khai thác, tận dụng những thế
mạnh của ngành. Đồng thơi còn góp phần nâng cao mạng lưới giao thông nông thôn (đường –
trường – trạm). Đó là điều căn bản để hiện đại hóa khu vực nông nghiệp và đảm bảo một số
mẫu hình phát triển kinh tế cân đối.
11
Đối với ngành công nghiệp – một ngành có nhiều hứa hẹn, cần phải đảm bảo xây dựng
tốt, có hiệu quả nhằm tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế bước vào giai đoạn “cất cánh”

phương hướng xác định.
Phát triển rộng khắp công nghiệp công nghiệp chế biến nông – lâm thủy sản kết hợp
nhiều hình thức, trình độ công nghệ hợp tác liên doanh với nước ngoài, nâng cao chất lượng
sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
+Thu hút đầu tư nhằm phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng bằng nhiều hình thức,
quy mô với công nghệ thích hợp. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu
sản xuất khai thác, chế biến khoáng sản.
+Trong sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có thể chia làm 2 thời kỳ lớn:
-Thời kỳ đầu: các ngành có lợi thế tương đối về lao động và tài nguyên sẽ phát triển mạnh
và chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu ngành.
-Thời kỳ sau là thời kỳ của ngành kỹ thuật cao, hàm lượng khoa học công nghệ lớn.
Chính vì vậy trước mắt cần thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động tương
đối đơn giản, dễ huấn luyện (như dệt may, chế biến lương thực thực phẩm…).
Đối với ngành dịch vụ, phương hướng đầu tư đặt ra là cần tập trung đến đầu tư dịch vụ và
vận tải biển. Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn với trên 300 km đường biển, nhiều phong cảnh
đẹp, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng …
Tất cả tạo nên sức hấp dẫn ngành du lịch với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra cần
phải có sự quan tâm thích đáng với các dự án vào lĩnh vực dịch vụ vận tải như: Cảng sân bay
và vào lĩnh vực liên lạc viễn thông.
3.4. Các biện pháp chủ yếu của Việt Nam để thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài
-Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong xu thế hội
nhập quốc tế.
-Chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế.
-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ
hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn.
-Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí ngân sách Nhà
nước và không sách nhiễu và tạo thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế.
12
-Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
thành phần kinh tế phát huy sức mạnh, đầu tư sản xuất kinh doanh.

-Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động
trên lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế.
-Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợp chặt chẽ
với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái
định cư, giải quyết việc làm phải được chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng hạn chế các tiêu
cực phát sinh,…
3.5. Một số giải pháp chủ yếu đã và đang được thực hiện
*Trong năm 2012 và thời gian tới, quản lý FDI sẽ chú trọng và tăng cường theo hướng:
- nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI;
- nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước;
- hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI.
Đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung nêu tại
Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hút FDI sẽ không đặt
nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI. Thu hút FDI phù hợp với
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020. Đồng thời, thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng,
công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế
khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu;
lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực Hạn chế thu
hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài
nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
*Về giải pháp về công tác quản lý nhà nước được tăng cường
- Công tác cấp phép đầu tư: Các cơ quan cấp phép trong năm qua nhìn chung đã xem xét
kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tư thiếu năng lực. Thời
gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp GCNĐT đã có những chuyển
biến tích cực theo hướng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một
số những bất cập do luật pháp còn chưa đồng bộ, quy hoạch chưa rõ ràng.
13
- Về quản lý sau cấp phép: Trong năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa
phương tuy đã có cố gắng nhưng đôi khi còn quá tải, chưa chủ động nên chưa sâu sát tình hình

triển khai thực hiện dự án. Năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ, ngành tiến
hành một số cuộc kiểm tra trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, chuyển giá; rà soát việc vay
vốn trong nước để nắm bắt tình hình thức tế, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp từ đó đề
xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
- Về công tác phối hợp giữa các cơ quan: Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng
đã triển khai công tác phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thông qua các cuộc giao
ban định kỳ về ĐTNN; tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại chính sách với cộng đồng doanh
nghiệp thông qua kênh diễn đàn doanh nghiệp, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, gặp mặt
với một số Hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Về công tác thông tin: Để tăng cường công tác quản lý, hệ thống thông tin quốc gia về
ĐTNN đang được xây dựng. Các thông tư quy định về báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát
hoạt động đầu tư đã được dự thảo, chuẩn bị ban hành. Làm tốt công tác này cũng sẽ phục vụ tốt
cho việc phân tích xây dựng chính sách. Năm 2012 Bộ KHĐT sẽ triển khai hệ thống thông tin
nối mạng với các địa phương để thực hiện tốt công tác báo cáo thông kê, từ đó có thông tin kịp
thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách.
III. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1. Lũy kế đến thời điểm 30/12/2011:
Có 627 dự án đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt
Nam đăng ký đạt 10,8 tỷ USD tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại Lào (3,4
tỷ USD), Campuchia (2,1, tỷ USD), Venuezela (1,8 tỷ USD), Nga (776 triệu USD), Peru (508
triệu USD), Malaysia (412 triệu USD), Modambic (345 triệu USD)
Vốn thực hiện lũy kế đến nay ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD; trong đó khoảng 1,4 tỷ USD
trong lĩnh vực dầu khí; Lào đạt khoảng 480 triệu USD; Campuchia đạt khoảng trên 200 triệu
USD V
2. Về cấp dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2011:
14
a. Vốn đăng ký:
Trong năm 2011, đã cấp mới cho 75 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 26 quốc gia, vùng
lãnh thổ và điều chỉnh điều chỉnh 33 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng ký (bao gồm cả cấp
mới và tăng vốn) đạt 2,12 tỷ USD, bằng dự kiến của năm 2011.

Các dự án quy mô lớn tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp năng lượng, truyền thông,
tập trung tại các địa bàn quen thuộc, phù hợp với các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam.
Một số dự án đầu tư quy mô lớn trong năm 2011 là Dự án Nhà máy thủy điện Hạ Sê San
II tai Campuchia, có tổng đầu tư 806 triệu USD, công suất 400MW; Dự án viễn thông của tập
đoàn Viettel đầu tư dự án sang Peru, với tổng đầu tư 408 triệu USD; Dự án Thủy điện Sê Kông
3 Thượng và Hạ lưu tại tỉnh Sê Kông, với tổng đầu tư 275.2 triệu USD, công suất thiết kế
205MW…
b. Về vốn thực hiện và tình thình thực hiện dự án đầu tư
Thống kê từ báo cáo của các Tập đoàn, doanh nghiệp có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài
cho thấy trong năm 2011, vốn thực hiện ước đạt khoảng 950 triệu USD. Trong đó, đứng đầu là
Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn chuyển ra nước ngoài khoảng 347 triệu USD; thứ hai
là Tập đoàn Viettel với tổng cốn đầu tư chuyển ra nước ngoài khoảng 185 triệu USD; thứ ba là
Tập đoàn cao su Việt Nam với tổng vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài khoảng 134,6 triệu USD;

Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có một phần đáng kể vốn
được thực hiện trong nước (không chuyển ra nước ngoài). Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí
Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Viettel,
Hoàng Anh - Gia Lai… một phần vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện để trả cho các nhà
thầu của Việt Nam hoặc mua háng hóa, dịch vụ của Việt Nam để chuyển ra nước ngoài thực
hiện dự án.
15
Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngoài nên hiện đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Một số dự án đầu tư khác đã đi vào
hoạt động, đạt hiệu quả tốt như dự án của Viettel tại Campuchia và Lào (Viettel là một trong
những nhà cung cấp dịch vụ lớn và hiệu quả nhất tại Campuchia và Lào); dự án 10.000 ha cao
su của Công ty cao su Đăk Lăk đã đi vào khai tác được trên 1.000 ha; dự án 5.000ha cao su của
Hoàng Anh Gia Lai sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2012; dự án Thủy điện Sekaman 3, với công
suất 250 MW, dự kiến sẽ phát hành tổ máy đầu tiên trong Quý I/2012
3. Về công tác quản lý nhà nước sau cấp phép:

Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì một số các hoạt động liên quan đến
công tác quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:
a. Rà soát về tình hình đầu tư ra nước ngoài theo hướng cân đối lại kế hoạch đầu tư.
Chuyển vốn ra nước ngoài trong năm 2011 cho phù hợp
Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/1011 của Chính phủ của
Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm án sinh xã hội, Phòng đã dự thảo và trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký văn bản số
1751/BKHĐT-ĐTNN ngày 23/3/2011 yêu cầu các Tập đoàn/doanh nghiệp có đầu tư ra nước
ngoài rà soát về tình hình đầu tư ra nước ngoài theo hướng cân đối lại kế hoạch đầu tư, chuyển
vốn ra nước ngoài trong năm 2011 cho phù hợp.
Theo đó cần tập trung ưu tiên cho các dự án đang triển khai thực hiện, sắp hoàn thành và
đi vào hoạt động nhằm bảo tồn vốn đầu tư ra nước ngoài, đem lại hiệu quả đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư
cần xác định rõ nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra cũng như lộ trình thực hiện dự án đầu tư nhằm
đáp ứng với yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án; đông thời cần đảm bảo phù hợp với chủ trương
của Chính Phủ trong việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng nhằm kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
16
Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, ngoài các
yêu cầu nêu trên, chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về
việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đầu tư hiệu quả, minh bạch, tập
trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn của
Nhà nước.
b. Thực hiện chính sách thắt chặt cho vay ra nước ngoài:
Thực hiện chính sách thắt chặt việc cho vay và đầu tư bằng ngoại tệ, việc xem xét cấp
giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cũng đã thắt chặt lại theo hướng không cho phép ngân
hàng thương mại cho vay ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp
phải thu xếp vốn thương mại từ Ngân hàng nước ngoài thay vì chuyển toàn bộ vốn từ Việt Nam
ra để đầu tư ra nước ngoài.
c. Công tác giám sát đầu tư ra nước ngoài được coi trọng:

-Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4224/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2011 gửi
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đề nghị tăng cường cơ chế theo dõi, giám sát các giao dịch
ngoại hối liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm quản lý dòng vốn đầu tư ra nước
ngoài chặt chẽ và hiệu quả. Đồng thời đề nghi Ngân hàng nhà nước nghiên cứu có giới hạn trần
về tổng vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài phù hợp với việc duy trì cán cân thanh toán quốc tế
theo từng thời kỳ. Trên cơ sở đó ngân hàng nhà nước cho phép chuyển vốn đầu tư ra nước
ngoài.
-Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản số 7057/BKHĐT-ĐTNN ngày 17/10/2011 đề
nghị rà soát tình hình cấp tính dụng của các ngân hàng thương mại cho các dự án đầu tư ra
nước ngoài.
-Để chấn chỉnh việc thực chế độ báo cáo về đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã có văn bản yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về đầu tư
ra nước ngoài.
17
d. Tăng cường kiểm tra hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Ngoài ra, trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 3 đoàn công tác liên Bộ rà
soát tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư ra nước ngoài tại một số doanh nghiệp, tập đoàn
lớn tại TP.HCM, Hà Nội và Nghệ An.
4. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài cũng được triển khai đồng
bộ:
Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định 78/2006/NĐ-CP và dự thảo văn bản thay thế Quyết
định số 1175/2007/QĐ-BKH qui định về mẫu hỗ sơ đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản
hơn về quy trình, thủ tục, đồng bọ về mặt pháp luật; tăng cường vai trò quản lý của cơ quan
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài; nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là
các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước. Các văn bản nêu trên sẽ
được xem xét ban hành trong Quý I/2012.
5. Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh:
Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
tổ chức thành công các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Campuchia, Myanmar và Lào nhân các

chuyến thăm hữu nghị chính thức của Lãnh đạo Chính phủ tại các nước này; đồng thời cũng đã
ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư với Sri-Lanka nhân chuyên thăm hữu nghị chính thức của
Chủ tịch nước đến nước này.
Ngoài ra, trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chủ trì Hội nghị xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du lịch lần thứ 6 Khu vực Tam giác phát triển ba nước CLV, tổ chức tại tỉnh
Attapeu, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tháng 12/2011.
Điều tra nhận được phản hồi của 346 nhà đầu tư, trong đó gần 70% câu trả lời chọn Việt
Nam, trong khi Ấn Độ đứng thứ 2 chỉ với trên 40% và Thái Lan đứng thứ 3 là 40%
18
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã, đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự phát
triển của mỗi quốc gia. Với lợi thế và cũng có những bất lợi, Việt Nam cần phải tăng cường
hợp tác, cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, cần có những chiến lược để thu hút và huy động vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Song đồng thời nước ta cũng cần phải đưa ra
những giải pháp đúng đắn và hợp lí để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả nhất, góp phần
phất triển bền vững đất nước.
Những tìm hiểu và phân tích của chúng em trên đây cũng chỉ phản ánh được phần nào
thực trạng và giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hi vọng bài
tập nhóm sẽ cung cấp một phần thông tin quan trọng đối với các bạn sinh viên cũng như những
ai có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Do hạn chế về nhiều mặt nên bài làm còn có những sai sót. Chúng em rất mong nhận
được những góp ý chân thành từ thầy và các bạn, để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn!
19
Mục lục và danh mục tài liệu
I. Hệ thống lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Khái niệm
2. Nội dung, tính chất
3. Đặc điểm
4.Tác động

5.Các yếu tố tác động
II. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Những vấn đề chung về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua
3. Những giải pháp gì để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam
III. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1. Lũy kế đến thời điểm 30/12/2011
2. Về cấp dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2011
3. Về công tác quản lý nhà nước sau cấp phép
4. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài cũng được triển khai đồng bộ
5. Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh
Tài liệu tham khảo:
-Giáo trình Kinh tế quốc tế-trường ĐH KTQD.
-trang web cục đầu tư nước ngoài: www.fia.mpi.gov.vn
20
-trang web Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
-trang web www.tailieu.vn
21

×