Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

xuất khẩu lao động tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.17 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi
mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội
việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc
làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm và khai thác tối
đa, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Ở Việt Nam, từ năm 1991 đến nay, việc
xuất khẩu lao động đã thu lại được rất nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những bất cập còn tồn tại cần được
giải quyết. Đây là lý do mà nhóm em tham gia nghiên cứu đề tài này, để tìm
hiểu rõ hơn các khía cạnh về vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Mục đích hướng tới là làm rõ tình hình xuất khẩu lao động của Việt
Nam thời gian qua và và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn
chế, nhược điểm, phát huy những ưu điểm, thành tựu của lao động Việt Nam
để lao động xuất khẩu của nước ta ngày càng có vị thế vững chắc trên thị
trường lao động quốc tế.
NỘI DUNG
I. Tổng quan về xuất khẩu lao động
1. Khái niệm
Lao động là họat động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
thay đổi những vật thể tự nhiên, để phù hợp với lợi ích của mình. Lao động
là sự vận động của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư
kiệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức
lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao
động của nước đó với chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động
nước ngoài trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động.
2. Nguyên nhân dẫn đến XKLĐ
- Những biến động về nhu cầu sức lao động trên phạm vi toàn cầu do
sự phát triển không đều về các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất giữa
các quốc gia làm nảy sinh nhu cầu trao đổi quốc tế về hàng hóa sức lao


động.
- Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia ngày càng
tăng trở thành lực hút người lao dộng từ nước có thu nhập thấp sang nước có
thu nhập và mức sống cao.
- Sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các nước đã trở
thành lực đẩy người lao dộng từ nước có mức tăng dân số cao sang nước có
mức tăng dân số thấp hơn.
- Sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, về số lượng lao động của các
quốc gia.
- Nhiều nước không dư thừa lao động nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu
lao động vì nó có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng
xuất khẩu lao động với giá cao và ngược lại, họ nhập khẩu lao động từ
những nước có giá thấp hơn.
- Do tác động của xu thế toàn cầu hóa, phân công lao dộng quốc tế và
nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các nước.
3. Các hình thức của xuất khẩu lao động
Hoạt động XKLD ở Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức là :
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hình thức đầu
tư lao động sống ra nước ngoài nhằm thu hút thu nhập quốc dân từ nước
ngoài về cho đất nước.
- Xuất khẩu lao động tại chỗ: theo luật Đầu tư nước ngoài của nước ta,
là hình thức đầu tư lao động sống ở trong nước để thực hiện giá trị sức lao
động cho mình đối với nước ngoài.
4. Vai trò của xuất khẩu lao động
Một là, XKLĐ góp phần giải quyết việc làm trong nước, tạo việc làm
cho người lao động, giảm thất nghiệp.
Hai là, XKLĐ tạo thu nhập cao cho người lao động, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn nhiều
so với làm việc trong nước, tạo khả năng hiện thực để giảm nghèo nhanh

chóng.
Ba là, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Làm việc ở nước ngoài, người lao động được trực tiếp sử dụng và tiếp
thu công nghệ tiến tiến, nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, làm việc trong môi
trường công nghiệp hiện đại giúp họ rèn luyện tác phong công nghiệp, ý
thức tuân thủ kỷ luật công nghệ và tuân thủ pháp luật.
Bốn là, XKLĐ làm tăng nguồn thu cho nhà nước, tăng tích lũy và đầu
tư.
XKLĐ làm tăng thu nhập quốc gia thông qua các khoản thu dịch vụ
gia tăng như phí dịch vụ XKLĐ, tiền vé máy bay, các khoản dịch vụ khác
phục vụ người lao động và thông qua khoản thu nhập của người lao dộng
xuất khẩu gửi về nước. XKLĐ còn góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cà
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra, người lao động sau khi về
nước lại tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng đầu tư cả nước,
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Năm là, XKLĐ góp phần ổn định chính trị - xã hội, giảm bớt tệ nạn
xã hội.
XKLĐ giải quyết việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, tăng
thu nhập, từ đó ổn định cuộc sống, ổn định tâm lý cho người lao động và gia
đình họ, giảm bớt tệ nạn xã hội, đồng thời giữ vững lòng tin của mọi người
vào chế độ xã hội, giúp ổn định chính trị.
Sáu là, tăng cường hội nhập, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc
tế và hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
II. Tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam
1. Giai đoạn trước năm 2007
Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 -2003.
Đơn vị tính: (Người)
Năm
Số lượng
lao động

xuất khẩu
Nữ
Tỷ lệ (%)
nữ
Lao động
có nghề
Tỷ lệ (%)
lao động
có nghề
Tiền gửi về
(USD)
1991 1.022 133 34,05 520 51,00 7.971.600
1992 810 79 33,33 423 52,22 14.289.600
1993 3.960 480 33,58 2.341 59,16 45.177.600
1994 9.230 980 41,60 4.679 50,69 109.200.000
1995 10.050 1.715 46,26 5.489 54.61 181.272.000
Tổng 25.072 3.387 13,51 13.452 53,65 357.910.800
Xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990
và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn
Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông,
Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản. Lượng lao động xuất khẩu năm 2004, 2005, 2006,
2007 lần lượt là 76.298, 78.855, 85.020, 85000. Đến năm 2007, theo Cục
Quản lý lao động nước ngoài ( Bộ LĐ-TB và XH ), ngoài các thị trường
truyền thống Việt Nam đã ký được bản ghi nhớ về hợp tác lao động với
Ôman, ký kết Hiệp định với các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Libi,
Liên bang Nga, Lào, thiết lập quan hệ chính thức với Cộng hòa Séc, Úc và
Mỹ.
2. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay
2.1 Quy mô xuất khẩu lao động
Kể từ năm 2007 cho đến nay, quy mô (số lượng) lao động Việt Nam

làm việc ở nước ngoài nhìn chung gia tăng nhưng với tốc độ không ổn định.
Bảng dưới đây thống kê số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam qua các
năm (theo số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước):
Năm Quy mô XKLĐ
(lao động)
Tỷ lệ gia tăng so với
năm trước (%)
2007 85.020 7,78
2008 87.936 3,43
2009 75.000 -14,71
2010 85.600 14,13
2011 88.298 3,15
- Năm 2007: có 85.020 lao động Việt Nam làm việc có thời hạn tại
nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm
trong cả nước. Số liệu cụ thể như sau: Malaysia - 26.704 người; Đài Loan -
23.640 người; Hàn Quốc - 12.187 người; Nhật Bản - 5.517 người; Lào -
3.068 người; Qatar - 4.685 người; UAE - 2.130 người; Makau - 2.132;
Arabia Saudi - 1.620; Sec - 423; Úc - 32 người; Các địa bàn khác - 2882
người.
- Năm 2008: Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, cả
nước đã đưa được 87.936 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, Đài
Loan 30.000 người, Malaysia 7.000, Hàn Quốc 12.000, Nhật Bản 5.200, Ma
Cao 2.800, Ả rập Xê út 2.700 và các thị trường khác là 15.700 người. Đặc
biệt, Hàn Quốc nhận thêm 12.000 lao động Việt Nam mới và tái tuyển dụng
6.000 lao động, tăng số lao động Việt Nam tại quốc gia này lên gần 50.000
lao động.
- Năm 2009: Quy mô XKLĐ giảm 14,71% so với năm 2008 do suy
thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài hạn chế tuyển
dụng, nhiều thị trường bị thu hẹp do chính sách giảm tuyển dụng lao động
nước ngoài tại nhiều nước. Số lượng lao động đưa đi một số thị trường chính

như sau: Đài Loan - 21.667 lao động; Hàn Quốc - 7.578 lao động (trong đó:
4.837 là số đi mới và 2.741 là đi lại); Nhật Bản - 5.456 tu nghiệp sinh và lao
động; Lào - 9.070 lao động; Lybia - 5.241 lao động; UAE - 4.733 lao động;
Malaysia - 2.792 lao động.
- Năm 2010: Khoảng 85,600 người Việt Nam đã được đưa đi XKLĐ,
tăng hơn 14,13% so với năm 2009 do nền kinh tế dần phục hồi và ổn định
trở lại sau khủng hoảng. Nhiều thị trường lao động lớn truyền thống của Việt
Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận
một số lượng lớn lao động; một số thị trường lao động như Li-bi, Các tiểu
vương quốc A Rập thống nhất, các nước Trung Đông tiếp tục có nhu cầu cao
về nguồn lao động tạo cơ hội cho thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam
phục hồi. Theo thống kê, lượng lao động xuất khẩu cao nhất là tại thị trường
Đài Loan với 30.000 người, kế đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ma
Cao, Lybia, Ả Rập Thống Nhất và Lào.
- Năm 2011: Tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài
là 88.298 (tăng 3,15% so với thực hiện năm 2010) tại 40 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Sự tăng trưởng về số lượng tại các thị trường rất khác nhau, chủ yếu vẫn
tăng mạnh ở một số thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Malaysia Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường
này là hơn 200.000 người (chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam tại nước
ngoài), tăng so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, trong năm này, Việt Nam cũng gặp khá nhiều biến cố
trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, điển hình là cuộc nội chiến tại Libya
khiến một lực lượng lớn lao động ngoại đang làm việc tại quốc gia này phải
nhanh chóng hồi hương, trong đó có hơn 10 nghìn lao động Việt Nam. Động
đất và sóng thần tại Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến lao động Việt Nam đang
làm việc tại đó. Thị trường xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc cũng gặp
nhiều khó khăn do tình trạng bỏ trốn của lao động Việt Nam đang ngày càng
gia tăng…
2.2 Thị trường xuất khẩu lao động:

Mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lao động, nhưng Việt
Nam vẫn xây dựng được thị trường xuất khẩu lao động đa dạng phong phú.
Tới nay, có thể thấy thị trường nhận lao động Việt Nam vào làm việc ngày
càng mở rộng. Tổng cộng, đến năm 2012 lao động Việt Nam đã có mặt ở
hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ (So với năm 1995 chỉ mới có 15 quốc gia
nhận lao động Việt Nam, với 10.050 người)
- Các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Malaysia không những duy trì số lao động đã có mà còn liên tục tăng thêm
qua các năm. Mặc dù kinh tế thế giới giai đoạn này đang có những diễn biến
phức tạp, nền kinh tế những thị trường này… vẫn tăng trưởng và có nhu cầu
cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động VN. Đơn
cử, việc ký thỏa thuận quốc gia về tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam của Nhật
Bản đã mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam được sang làm việc tại
thị trường này trong ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi trọng.
- Bên cạnh các thị trường truyền thống, Việt Nam đã và đang mở rộng
việc xuất khẩu lao động sang các thị trường khác như Brunây, Singapore và
một số nước khu vực Trung Đông như các Tiểu Vương quốc Ả rập thống
nhất (UAF), Cata, Arập Xê út, Oman.
- Bước đầu triển khai thí điểm đưa lao động sang những thị trường
mới có thu nhập cao như Australia, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Thụy Điển
và Italia.
2.3 Cơ cấu xuất khẩu lao động:
a. Theo trình độ tay nghề:
Có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng cả về số lượng và tỷ
lệ đối với chuyên gia, lao động có tay nghề và giảm về số lượng và tỷ lệ đối
với lao động phổ thông, điều này phản ánh xu hướng thay đổi cơ bản trong
xuất khẩu lao động Việt Nam những năm gần đây.
Năm Xuất khẩu lao
động
Lao động có nghề Lao động không

nghề.
2007 80000 52580 27420
2008 87000 59032 27968
2009 75000 58658 16342
Như vậy thời gian qua từ chỗ chủ yếu xuất khẩu lao động phổ thông,
tay nghề thấp, chúng ta đã tăng dần số lượng cũng như tỷ lệ chuyên gia, lao
động có chuyên môn kỹ thuật, góp phần dịch chuyển nhanh cơ cấu và chất
lượng lao động xuất khẩu theo hướng tăng khả năng cạnh tranh của lao động
Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn lao động có
tay nghề khi ra nước ngoài làm việc chưa thích nghi ngay được với điều kiện
làm việc, công nghệ của nước sở tại nên cần thời gian để đào tạo, đào tạo lại
mới có thể làm việc hiệu quả.
b. Theo ngành nghề
Ngành nghề xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây được mở rộng
từ lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và nông, lâm nghiệp nay đã mở rộng sang
một số lĩnh vực khác như giúp việc gia đình, thuyền viên sỹ quan trên tàu
đánh cá và vận tải, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng, bảo vệ tại các siêu
thị, cửa hàng, khu thương mại, Lao động Việt Nam hiện nay làm việc tại
nước ngoài trong môi trường đa dạng với hơn 30 nhóm nghề thuộc cả 4 khu
vực: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Cơ cấu ngành nghề có sự dịch chuyển dần từ khu vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, giúp việc gia đình là nơi công việc nặng nhọc, làm
việc đơn lẻ, nhiều rủi ro cho người lao động sang khu vực ít rủi ro và công
việc ổn định hơn, đó là công nghiệp và dịch vụ. Lao động nhà máy đã tăng
cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Từ hơn 137 ngàn người chiếm 53,38%
giai đoạn 2000-2004 đã tăng lên 223,26 ngàn người chiếm 56,62% giai đoạn
2005-2009. Lao động ngành xây dựng đã tăng từ 46,94 ngàn chiếm 18,32%
đến 90,42 ngàn 22,92% và đang có sự dịch chuyển từ khu vực Đông Á,
Đông Nam Á sang khu vực Trung Đông, Libya và Đông Âu. Trong khi lao
động nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 2,93% xuống 1,78%, thuyền viên giảm

từ 8,52% xuống còn 5,92% và nhất là lao động giúp việc gia đình đã giảm
mạnh từ 14,26% giai đoạn 2000-2004 xuống còn 8,83% giai đoạn 2005-
2009 do Đài Loan đóng cửa đối với loại hình lao động này. Thời gian gần
đây đang xuất hiện các ngành nghề mới và có xu hướng tăng như phục vụ
nhà hàng, khách sạn. sân golf, bảo vệ, quản lý chung cư.
c. Theo giới tính
Hiện tại cơ cấu xuất khẩu lao động theo giới tính có tỷ lệ 1 nữ, 2 nam
tuy vậy tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động đưa đi hàng năm đang có xu
hướng tăng trong những năm gần đây từ 21,21% năm 2000 lên 28,84% năm
2005 và 10,05% năm 2009; tập trung chủ yếu tại thị trường Đài Loan với
63,22%, Macao với 90,86% trong khi đó lao động nam lại tập trung chủ yếu
ở Trung Đông chiếm gần 96%, ở Hàn Quốc gần 84,5% và Nhật Bản với hơn
67,6%.
d. Theo vùng, miền, địa phương
Cơ cấu không có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Hiện nay
tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có
những tỉnh phong trào xuất khẩu lao động được duy trì thường xuyên và đạt
hiệu quả cao như Thanh Hóa có số lao động xuất khẩu hàng năm gần 10
ngàn người, Nghệ An với gần 9 ngàn người/năm.
Nếu tính theo vùng miền, năm 2008-2009, đứng đầu là đồng bằng
sông Hồng chiếm khoảng 38,6% số lao động xuất khẩu trên cả nước, tiếp
theo là Bắc Trung Bộ 32,5%, Đông Bắc Bộ 15,1%, Đồng bằng sông Cửu
Long 6,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 4,2%, Tây Nguyên 3,4%. Rõ ràng
việc xuất khẩu lao động hiện nay đang tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc
từ Hà Tĩnh trở ra, chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 84%) trong số lao động hằng
năm, điều này phù hợp với tính cách cần cù, chịu khó, ham làm giàu, chấp
nhận đi xa, của lao động miền Bắc so với công việc, ngành nghề và thị
trường xuất khẩu lao động hiện nay. Trong khi đó lao động miền Nam, nhất
là khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại có những tính cách khác nhau như
ngại đi xa, an phận, ít tiết kiệm, thụ động nên thời gian gần đây khi mà

phong trào xuất khẩu lao động đi Malaysia giảm xuống thì số lao động xuất
khẩu của khu vực này cũng giảm đáng kể.
III. Thành tựu, hạn chế
1. Thành tựu
- Việt Nam đã xuất khẩu lao động đến trên 40 nước và vùng lãnh thổ
với khoảng 700.000 lao động phổ thông và chuyên gia trong đó tỷ lệ lao
động có tay nghề chiếm khoảng 30%. Từ đó giúp giải quyết được tình trạng
thiếu việc làm trong nước.
- Lượng lao động xuất khẩu tăng nhanh. Và số ngoại tệ do lao động
xuất khẩu gửi về qua con đường chính thức hàng năm cũng tăng từ mức
khoảng 1,25 tỷ USD lên 2,5 tỷ USD trong những năm gần đây.
- Xuất khẩu lao động Việt Nam đã tiếp cận được những thị trường
khác ngoài Ma-lai-xi-a và Đài Loan với mức lương hấp dẫn tăng: Hàn Quốc,
Nhật Bản Đến 2007, ngoài các thị trường truyền thống VN đã ký được
Bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Ôman, ký kết hiệp định với các Tiểu
vương quốc Arap thống nhất, Libi, liên bang Nga, Lào, thiết lập quan hệ
chính thức với Cộng hòa Séc, cộng hòa Cyprus, Úc và Mỹ
2. Hạn chế - Tồn đọng
- Kết quả xuất khẩu lao động chưa tương xứng với tiềm năng của đất
nước giàu lao động, sức ép về việc làm và thu nhập cao, thiếu chiến lược dài
hạn.
- Thị trường xuất khẩu lao động chưa ổn định, quy mô còn nhỏ hẹp
chủ yếu ở khu vực Đông Á và tiếp cận hạn chế với khu vực khác như Bắc
Mỹ, vùng Vịnh.
- Hạn chế của các doanh nghiệp XKLD như thông tin, quan hệ, nguồn
vốn và nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.
- Nguồn lao động xuất khẩu còn dựa vào các nguồn lao động có sẵn
hạn chế về trinh độ, tay nghề, năng lực ứng xử, tác phong công nghiệp
- Các chính sách và pháp luật về XKLD thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể và
mức độ hỗ trợ chưa cao từ các cấp, các ngành đối với doanh nghiệp và người

lao động.
- Công tác quản lý lao động hiệu quả chưa cao, chi phí lớn, nhiều tiêu
cực, các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến XKLD xử lý thiếu kịp
thời vừa gây thiệt hại về lợi ích đối với người lao động, vừa làm giảm lòng
tin từ phía đối tác
- Tình trạng lừa XKLD còn tồn tại. Một số doanh nghiệp chưa minh
bạch trong các khoản thu phí của người lao động, không tuân thủ các quy
định về kí kết HDLD.
- Vai trò của các DNXK, ban quản lý lao động ở nước ngoài còn mở
nhạt trong hỗ trợ người lao động khi có các vấn đề/tranh chấp phát sinh hay
khó khăn trong quá trình sống và làm việc ở nước ngoài.
- LDXK về nước gặp khó khăn trong tìm kiếm và tạo việc làm.
IV. Định hướng, Giải pháp
1. Những định hướng cho xuất khẩu lao động tại Việt Nam
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
- Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi.
Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển
thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có
chất lượng, có ngoại ngữ. Đào tạo kỹ năng, kỷ luật lao động và tác phong
làm việc cho người lao động. Tập trung khai thác những thị trường có
chuyên môn.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế, biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động,
người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục tăng cường công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng
cường hợp tác lao động với các nước trong khu vực Châu Á, kí kết các hiệp
định hợp tác về lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam
khi làm việc ở nước ngoài.
- Tiếp tục xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc để làm căn cứ để phát
triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động đi làm việc ở
nước ngoài.

2. Những giải pháp:
2.1. Những giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng
bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc
phát triển thị trường và công tác quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện
có; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và
quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ
đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường
giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về
xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động
có chất lượng;
- Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời
và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp,
xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, quản lý việc đào tạo
nguồn lao động. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các
doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực
hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của
Chính phủ;
- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước
ngoài: Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi
cho người lao động; Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết
hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định
- Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến
tận người dân với nhiều hình thức phù hợp.
- Cần phải có chính sách để mở rộng đối tượng của quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2.2. Những giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
- Tích cực đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, nâng cao
trình độ, năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất chuyên môn tốt, đáp ứng
nhiệm vụ mở rộng thị trường và quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia
của doanh nghiệp.
- Tự chủ động nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký kết hợp
đồng với nước ngoài theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu
vực.
- Tổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng người, đúng đối tượng, đúng tiêu
chuẩn
- Cương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao
động.
- Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh
nghiệp cần phải phối kết hợp với các chính quyền địa phương và các cơ
quan đoàn thể, các ban ngành ở cơ sở, để tuyển chọn được những lao động
có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên các đối tượng con em, gia đình chính
sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn, góp phần ổn định thường xuyên nguồn
cung cấp lao động cho công tác xuất khẩu không bị gián đoạn do thiếu
nguồn.
- Chú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho
người lao động trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước
đã quy định.
- Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi, đồng thời phải
tăng cường quản lý và xử lý kịp thời các vướng mắc, chanh chấp lao động
trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện
hợp đồng và chế độ thông tin báo cáo…
2.3. Những giải pháp đối với người lao động
- Chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy,

liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động –
Thương binh và xã hội địa phương nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự
giác, tinh thần trách nhiệm để đảm bảo các điều kiện: có trình độ tay nghề,
ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, khám và kiểm tra sức khỏe phát hiện bệnh
kịp thời,… tránh lãng phí thời gian, tiền bạc.
- Nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Người lao động
Việt Nam đi lao động ở nước ngoài giúp người lao động nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc.
Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với
doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm
vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có dấu hiệu trái pháp luật thì người lao động
cần thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan chức
năng xử lý những sai phạm đó.
KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua xuất khẩu lao động của Việt Nam đã thu được
không ít thành tựu, cải thiện được đời sống người lao động cũng như mang
lại lợi ích cho đất nước. Tuy còn nhiều bất cập hạn chế nhưng nếu có sự phối
hợp hiệu quả của Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động thì những tồn
tại đó sẽ sớm được giải quyết, đem lại những kết quả tốt đẹp hơn trong
tương lai.

×