Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 150 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM DUY ĐÔNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT
CHÈ ĐÔNG TẠI HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP







THÁI NGUYÊN - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng trong luận văn nào khác. Các số
liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả



Phạm Duy Đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo giảng dạy. Thầy giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp
đỡ của các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân trong địa bàn thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Đặng Văn Minh: Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường
Đại học nông lâm Thái Nguyên.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa nông học, Viện nghiên cứu khoa học
và sự sống – Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.
Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tỉnh Yên Bái
Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái.

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trấn Yên
Đảng ủy, UBND xã Nga Quán, xã Hưng Khánh.
Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Yên Bái, tháng 4 năm 2010
Tác giả


Phạm Duy Đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1. 3. Yêu cầu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố của cây chè 9
2.2.1. Nguồn gốc 9
2.2.2. Phân loại cây chè 10
2.2.3. Sự phân bố của cây chè 11
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam 12
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 12
2.3.1.1. Tình hình sản xuất chè 12
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ chè 15
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam và phương hướng
phát triển chè đến năm 2010 18
2.3.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè 18

2.3.2.2. Kế hoạch phát triển của ngành chè đến năm 2010 20
2.3.2.3. Tình hình sản xuất chè của tỉnh Yên Bái 21
2.3.2.4. Tình hình sản xuất chè của huyện Trấn Yên 24
2.3.2.5. Đánh giá tình hình chung về sản xuất chè ở nước ta 26
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây
chè 27
2.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng 27
2.4.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng 28
2.5. Nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước 31
2.5.1. Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.5.1.1. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của
cây chè 31
2.5.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đốn chè 33
2.5.1.3. Những kết quả nghiên cứu về giống chè 34
2.5.1.4. Những kết quả nghiên cứu về tưới nước cho chè 35
2.5.2. Những nghiên cứu về cây chè ở Việt Nam 35
2.5.2.1. Cơ sở khoa học của sản xuất chè đông 35
2.5.2.2. Những nghiên cứu và ứng dụng về giữ ẩm, tưới nước
cho chè đông 37
2.5.2.3. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của
chè 38
2.5.2.4. Những kết quả nghiên cứu về đất trồng chè 40
2.5.2.5. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại chè 41
2.5.2.6. Những nghiên cứu về thiên địch sâu hại chè 42
2.5.2.7. Những nghiên cứu về kỹ thuật hái chè 42
2.5.2.8. Những kết quả nghiên cứu về bón phân cho chè 43
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đối tượng nghiên cứu 44

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44
3.3. Nội dung nghiên cứu 44
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái tác động
đến sản xuất chè và tìm hiểu tình hình sản xuất chè qua đông tại xã
Nga Quán, huyện Trấn Yên 44
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh chè đông tới
năng suất chè và chất lượng đất 44
3.4. Phương pháp nghiên cứu 44
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp của huyện Trấn Yên và tỉnh Yên
Bái 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.4.2. Điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè đông, những thuận lợi
và khó khăn trong sản xuất chè qua đông 45
3.4.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất
chè đông tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 45
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi 48
3.4.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 49
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Trấn Yên 50
4.1.1. Vị trí địa lý 50
4.1.2. Địa hình 50
4.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng 51
4.1.4. Khí hậu thủy văn 53
4.1.5. Điều kiện kinh tế, xã hội liên quan tới sản xuất chè tại Yên
Bái 55
4.1.5.1. Điều kiện xã hội 55
4.1.5.2. Cơ chế chính sách, đầu tư và chỉ đạo sản xuất cho phát
triển chè 56
4.2. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sản xuất chè ở xã Nga Quán và Xã

Hưng Khánh 58
4.2.1. Thông tin về diện tích, giống và tuổi chè ở các hộ điều tra 58
4.2.2. Đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở các hộ điều
tra 58
4.2.3. Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông ở các hộ
điều tra 60
4.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè ở các
hộ điều tra 61
4.3. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất chè, hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu lý hóa tính của đất 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất chè và hiệu quả kinh tế 64
4.3.1.1. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến mật độ búp
chè 65
4.3.1.2. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến khối lượng
búp chè 66
4.3.1.3. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến tỷ lệ búp có
tôm của chè 67
4.3.1.4. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến năng suất
chè 68
4.3.1.5. Hạch toán kinh tế trên thí nghiệm tưới tủ giữ ẩm cho
chè 68
4.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến đến một số chỉ tiêu lý
hóa tính đất và động vật đất 70
4.3.2.1. Chỉ tiêu hóa tính đất 70
4.3.2.2. Chỉ tiêu lý tính đất và động vật đất 71
4.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng
suất chè, hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu lý hóa tính đất 74

4.4.1. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất chè và hiệu quả kinh tế 75
4.4.1.1. Ảnh hưởng của việc bón phân vô cơ đến mật độ búp
chè 75
4.4.1.2. Ảnh hưởng của việc bón phân vô cơ đến khối lượng
búp chè 76
4.4.1.3. Ảnh hưởng của việc bón phân vô cơ đến tỷ lệ búp có
tôm 77
4.4.1.4. Ảnh hưởng của việc bón phân vô cơ đến năng suất
chè 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.4.1.5. Hạch toàn kinh tế trên thí ngiệm bón phân cho
chè 79
4.4.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu lý
hóa tính đất và động vật đất 80
4.4.2.1. Chỉ tiêu hóa tính đất 80
4.4.2.2. Chỉ tiêu lý tính đất và động vật 81
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
5. 1. Kết luận 83
5.2. Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.01. Diện tích chè của thế giới và một số nước có diện tích chè lớn từ
năm 2003 – 2008 13
Bảng 2.02: Diễn biến năng suất chè của thế giới và một số nước có năng suất
chè lớn từ năm 2003- 2008 14
Bảng 2.03: Tình hình sản lượng chè của thế giới và một số nước có sản
lượng chè cao từ năm 2003- 2008 15
Bảng 2.04. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2000 –
2008 20
Bảng 2.05. Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè giai đoạn 2010 – 2015 20
Bảng 2.06. Tình hình sản xuất chè tại Yên Bái 22
Bảng 2.07. Tình hình sản xuất chè của huyện Trấn Yên 25
Bảng 4.01. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của huyện Trấn Yên năm 2008
(tính đến ngày 31/12/2008) 52
Bảng 4.02: Thông tin về diện tích, giống và tuổi chè ở các hộ điều tra 58
Bảng 4.03: Tình hình đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở các
hộ điều tra xã Hưng Khánh 59
Bảng 4.04: Tình hình đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở các
hộ điều tra xã Nga Quán 60
Bảng 4.05: Đánh giá việc áp dụng cac biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chè
đông 61
Bảng 4.06: Đánh giá những thuận lợi trong sản xuất chè đông 62
Bảng 4.07: Đánh giá những khó khăn trong sản xuất chè đông 63
Bảng 4.08: ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến mật độ búp chè 65
Bảng 4.09: Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến khối lượng búp
chè 66

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến tỷ lệ búp có tôm 67
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến năng suất chè 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của các biện pháp giữ ẩm cho chè 69
Bảng 4.13: Kết quả phân tích N dễ tiêu và mùn tổng số của đất trên các công
thức thí nghiệm tưới tủ cho chè 70
Bảng 4.14: Diễn biến ẩm độ trên các công thức tưới tủ cho chè 71
Bảng 4.15: Dung trọng, độ xốp của đất trên các công thức tưới tủ cho
chè 73
Bảng 4.16: Số lượng giun đất của các công thức thí nghiệm tưới tủ cho
chè 74
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ búp chè 75
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khối lượng búp chè 76
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đên tỷ lệ búp có tôm 77
Bảng 4.20: ảnh hưởng của các công thức phân bon đến năng suất chè 78
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế trên thí nghiệm bón phân cho chè 79
Bảng 4.22: Kết quả phân tích N dễ tiêu và mùn tổng số của đất trên các công
thức thí nghiệm bón phân cho chè 80
Bảng 4.23: Dung trọng, độ xốp đất trên các công thức bón phân cho
chè 81
Bảng 4.24: Số lượng giun đất của các công thức thí nghiệm bón phân cho
chè 82

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.01: 10 Nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất năm 2008 17
Đồ thị 2.02: Dự báo giá chè năm 2009 của thế giới và Việt Nam 17
Đồ thị 4.01: Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ không khí trung bình
các mùa đông – xuân năm 2009 – 2010 54

Đồ thị 4.02: Diến biến ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tưới tủ cho
chè 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis) là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế
cao, nhiệm kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn
định.
Cây chè là cây trồng có lịch sử lâu đời và có nguồn gốc ở châu Á, gắn liền
với vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới với những nước có số dân đông như Trung
Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Indônêsia, Việt Nam. Từ khi được phát hiện, sử dụng,
truyền bá và phát triển đến nay đã gần 5000 năm. Do đặc tính sinh trưởng của cây
chè, sự giao lưu văn hoá của loài người, sự hoạt động chính trị xã hội, sự buôn bán
thương mại, thậm chí đến cả sự truyền bá của tôn giáo (nhất là đạo phật), nên diện
tích trồng chè đã lan truyền nhanh chóng trên hành tinh. Đến nay đã có 58 nước
trồng chè, cùng với việc mở rộng diện tích trồng chè, là sự tăng cường trao đổi và
hợp tác quốc tế, làm cho cây chè ngày càng phát triển. Trong các loại cây công
nghiệp dài ngày, cây chè đã phát triển thành một chuyên ngành khoa học được cả
thế giới công nhận.
Việt Nam được xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều kiện
địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng cao.
Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị
trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế
giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Hiện Việt Nam có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng,

chế biến và kinh doanh chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, với tổng diện tích hơn 131.500 ha. Bình
quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở
sản xuất chè khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Do giá trị dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe con người nên cây chè đã được xây dựng thành một trong mười chương
trình trọng điểm về phát triển nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam đến năm 2010.
Yên bái là tỉnh miền núi có diện tích đồi gò lớn, điều kiện đất đai khí hậu
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè đã có ở Yên Bái từ
rất lâu đời bắt đầu từ những cây chè thủy tổ Suối Giàng. Tuy có thời điểm thị
trường tiêu thụ không ổn định, giá chè xuống thấp làm cho đời sống người làm chè
gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cây chè vẫn giữ một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của tỉnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn nhân dân
trong tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, Cây chè vẫn được xác định là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.
Tỉnh Yên Bái có chủ trương phát triển sản xuất chè theo cả hai hướng, mở rộng diện
tích và thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè cùng với cải tiến công nghệ chế
biến. Đến nay diện tích chè của tỉnh Yên Bái là 12.035 ha trong đó có 11.093 ha chè
kinh doanh.
Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất chè gặp không ít khó khăn cả
khâu sản xuất và tiêu thụ do thị trường tại những nước truyền thống có phần giảm
sút, đã làm cho sản xuất chè có những thời điểm xuống thấp. Mấy năm gần đây, thị
trường xuất khẩu có những chuyển biến tích cực, bà con nông dân có những cách
nhìn đầy đủ hơn về cây chè, yên tâm hơn và có những thay đổi về các biện pháp kỹ
thuật thâm canh để sản xuất chè đông, xuân nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho gia
đình, kể cả khi các nhà máy ngừng thu mua sản phẩm chè búp tươi để chế biến chè

đen. Nhiều hộ gia đình tại một số huyện như Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn đã tìm
tòi, học hỏi những cách làm hay của bà con nông dân ở những tỉnh lân cận để sản
xuất chè qua đông, nhằm tăng sản phẩm và hiệu quả kinh tế phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của gia đình.
Dựa vào quy luật sinh trưởng, phát triển của cây chè, cùng với các kết quả
nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học về cây chè cho thấy: nhiệt độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
và lượng mưa trong năm có là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra búp
của cây chè. Vụ đông trong năm nếu được tưới đủ nước, giữ ẩm cho chè thì cây chè
vẫn cho búp bình thường. Dựa vào đặc điểm này nhiều tỉnh trên cả nước như Thái
Nguyên, Phú Thọ đã tiến hành thực hiện xây dựng nhiều mô hình sản xuất chè qua
đông khuyến cáo cho bà con nông dân phát triển trên diện rộng và đã đạt được những
kết quả tốt ngoài mong đợi. Vụ đốn chè sẽ được chuyển sang tháng 4 năm sau (vào
chu kỳ nghỉ sinh lý ngắn của cây chè).
Nhu cầu sử dụng chè của người dân ngày càng cao, đặc biệt là trong vụ đông
- xuân, xung quanh dịp tết nguyên đán, ngày lễ cổ truyền của dân tộc thì nhu cầu sử
dụng chè cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, vụ đông – xuân là thời điểm giá rét, mưa
ít, sương muối nhiều làm cho cây chè sinh trưởng chậm, năng suất thấp gây ra hiện
tượng giá chè xanh tăng đột ngột làm mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật để sản xuất chè qua đông trên những diện tích có thể tưới tại
huyện Trấn Yên là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại
huyện Trấn Yên- tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè đông tại huyện
Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
- Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sản xuất chè đông.

- Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tới một số chỉ tiêu lý, hóa
tính đất nhằm đề ra các giải pháp bảo vệ và nâng cao chất lượng đất.
1. 3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Trấn Yên tác động
đến sản xuất chè đông.
- Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông đến một
số chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài xuất phát từ yêu cầu giải quyết vẫn đề giữa sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm chè đông ở huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
Dựa trên cơ sở điều tra đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình
hình sản xuất chè đông ở huyện Trấn Yên, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
sản xuất chè đông nhằm nâng cao năng suất chè, bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
Thông qua việc nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông, đề
tài sẽ góp phần giải quyết sự mất cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng cao về chè và sự
giảm nhanh sản lượng chè trong vụ đông xuân, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân. Đồng thời bước đầu xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho
chè qua đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Sản xuất chè vụ đông – xuân là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thích hợp nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt trong cả vụ đông –
xuân, khi nhiệt độ thấp, ít mưa. Sản xuất chè đông – xuân có tác dụng rải vụ thu
hoạch chè, tạo việc làm cho người làm chè trong các tháng vụ đông – xuân, tạo
ra sản phẩm chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người làm
chè.
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng búp
chè, các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam đều cho rằng độ không sinh vật học
của cây chè là 10
0
C, tức là trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 10
0
C thì cây chè vẫn
sinh trưởng búp. Mặt khác sản lượng búp chè hàng tháng có quan hệ rất chặt với
lượng mưa, những tháng có lượng mưa nhỏ hơn 50mm/tháng thì sản lượng chè chỉ
đạt dưới 5% tổng sản lượng cả năm, những tháng có lượng mưa 50 - 100mm/tháng
sản lượng chè hàng tháng đạt từ 5 - 10% tổng sản lượng cả năm, những tháng có
lượng mưa trên 100mm/tháng, sản lượng hàng tháng đạt trên 10% tổng sản lượng cả
năm. Như vậy trong các tháng vụ đông, vụ xuân ở vùng trung du và miền núi phía
bắc nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất đều trên 10
0
C thì yếu tố hạn chế năng suất
chính là lượng mưa, nếu tưới đủ ẩm cây sẽ sinh trưởng búp và cho thu hoạch.
Thực tế ở vùng trung du miền núi phía bắc cho thấy sản lượng chè các tháng
vụ đông, vụ xuân giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè tăng nhanh làm cho
giá chè tăng mạnh có khi gấp 2 – 2,5 lần những tháng giữa vụ.
Một trong những khó khăn của sản xuất chè là sản lượng chè phân bố không
đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 (chiếm 40-
50%) tổng sản lượng cả năm. Sản xuất chè vụ đông – xuân sẽ rải vụ thu hoạch chè,
rải vụ chế biến chè, tạo việc làm cho người làm chè vào các tháng vụ đông – xuân.

Khi tiến hành sản xuất chè vụ đông, cần thay đổi thời gian đốn chè, chuyển
từ đốn theo truyền thống cũ là vào tháng 11, 12 trong năm sang đốn vào thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
tháng 4 năm sau (vào chu kỳ nghỉ sinh lý ngắn của cây chè) để tăng thu nhập, rải vụ
chè, giải quyết việc làm cho người dân trong những tháng nông nhàn. Tuy nhiên,
vấn đề sản xuất chè qua đông chỉ áp dụng ở những nương chè có độ dốc vừa phải,
gần nguồn nước tưới hoặc phải xây bể để dự trữ nước tưới cho chè.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
tương đối cao trong nền kinh tế, trong đó cây chè vẫn là cây trồng mũi nhọn của
tỉnh. Hiện nay, vấn đề tăng thu nhập cho người nông dân được Tỉnh uỷ, Uỷ ban
nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó việc ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chè còn gặp nhiều khó khăn do trình độ của
người dân chưa đồng đều, ngại thay đổi phương thức canh tác theo truyền thống cũ,
đặc biệt chưa có nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất chè vụ đông để bán trên thị
trường trong những tháng gần tết.
* Điều kiện sinh thái của cây chè
- Điều kiện khí hậu:
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm thích hợp cho sinh trưởng
của cây chè trên thế giới là 1500- 2000 mm. Ở nước ta lượng mưa trung bình các
vùng trồng chè là 1750- 2500 mm/năm, phù hợp với sinh trưởng cây chè.
Số ngày mưa ảnh hưởng rất lớn đến lao động hái chè, cũng như chế biến chè.
Mưa còn ảnh hưởng đến chất lượng chè, vụ đông- xuân chè có chất lượng cao, vụ
hè thu chè có chất lượng thấp. Mưa phùn, mưa xuân có lợi cho sinh trưởng của cây
chè vì tăng độ ẩm không khí. Mưa ít phân phối đều, xen kẽ vài ngày nắng thúc đẩy
sinh trưởng của cây chè. Độ ẩm không khí tương đối cần thiết cho cây chè là 80-
85%.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của cây chè là 22-
28

0
C, nhiệt độ từ 10- 18
0
C và > 30
0
C cây chè sinh trưởng chậm. Biên độ nhiệt độ
ngày đêm lớn có lợi cho chất lượng chè.
+ Ánh sáng: Cây chè là một cây trung tính, trong giai đoạn cây con cây chè
ưa bóng râm, khi lớn lên ưa ánh sáng. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt và nhiệt độ
thấp ở núi cao là nơi sản xuất chè chất lượng cao trên thế giới.
- Điều kiện đất đai:
Đất phải sâu từ 60- 100cm, mực nước ngầm dưới 100 cm. Đất phải chua, độ
chua pH
KCL
thích hợp cho cây chè 4,5- 5,5 đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến
đời sống cây chè. Đất giàu mùn và chất dinh dưỡng, nhất là đối với đạm.
Kết cấu đất: Đất kết cấu viên, hạt tơi xốp giữ nước nhiều, thấm nước nhanh
có lợi cho sự phát triển của bộ rễ và vi sinh vật trong đất.
Thành phần cơ giới: Đất thị pha cát đến thịt nặng, có chế độ nước và không
khí điều hòa thuận lợi cho hoạt động của các quá trình hóa học và vi sinh vật trong
đất.
- Độ cao và địa hình:
+ Độ cao so với mặt nước biển có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng chè,
chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp
+ Địa hình: Có ảnh hưởng đến tiểu khí hậu vùng chè, xói mòn đất và việc sử
dụng cơ giới canh tác và thu hoạch chè. Độ dốc 8- 20

0
thích hợp cho trồng chè.
Qua cơ sở khoa học nêu trên và yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây chè,
thì tỉnh Yên Bái tương đối thích hợp cho sản xuất chè vụ đông, thông qua các biện
pháp tưới, tủ, làm đất giữ ẩm cho chè nhằm khắc phục yếu tố hạn chế lớn nhất đến
cây chè vụ động là mưa ít, nhờ vậy mà cây chè sinh trưởng búp thuận lợi và cho thu
hoạch sản lượng.
* Điều kiện để chuyển nương chè sang sản xuất chè vụ đông - xuân
- Chỉ sản xuất chè vụ đông - xuân trên những diện tích chè có khả năng tưới
nước
- Sản xuất chè vụ đông - xuân chỉ có hiệu quả kinh tế cao ở vùng chè có ưu
thế sản xuất chè xanh.
* Sản xuất chè vụ đông- xuân
- Đốn chè: Đốn từ 15 đến 30 tháng 4 (đốn vào giai đoạn cây chè có chu kỳ
nghỉ sinh lý ngắn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Tưới nước: Là biện pháp quyết định đối với sản xuất chè vụ đông - xuân.
Thời kỳ tưới: Bắt đầu tưới có hiệu quả khi lượng mưa giảm. Ở Yên Bái có
thể tưới vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 trở đi, kết thúc tưới khi có mưa rào (tháng 4,
tháng 5).
Lượng nước tưới: 600 - 700 m
3
/ha/tháng, chia làm 3- 4 lần/tháng (tương
đương 7- 8 m
3
/sào/tháng/lần, tháng tưới 3- 4 lần). Lượng nước tưới, số lần tưới phụ
thuộc vào lượng mưa, mưa nhiều thì tưới ít và ngược lại. Tháng 2, tháng 3 hàng
năm khi ẩm độ không khí lớn cần tăng lượng nước tưới trong một lần và giảm số

lần tưới/tháng nhằm hạn chế bệnh phồng lá.
- Các biện pháp giữ ẩm: Dùng cuốc lật đất rộng 50- 60 cm giữa hai hàng chè
vào tháng 9, tháng 10 khi bắt đầu tưới và tháng 4, tháng 5 sau đốn
Tủ giữ ẩm: Vật liệu tủ là rơm, rạ, guột, cỏ dại, cỏ lạc và các sản phẩm phụ
của nông nghiệp như thân ngô, đỗ, cành lá già
Lượng tủ: 30 tấn/ha (1- 1,1 tấn/sào). Thời gian tủ vào tháng 9, tháng 10 khi
đất còn ẩm, sau khi cuốc lật đất hoặc vào tháng 4, tháng 5 sau đốn.
- Bón phân: Phân hữu cơ bón 20- 30 tấn/ha (0,72- 1,08 tấn/sào). Tùy thuộc
vào khả năng sinh trưởng của nương chè, khả năng cho năng suất của nương chè mà
tính lượng phân vô cơ cho thích hợp
Bón 3,6 kg super lân/sào/vụ + 05 mức phân đạm thí nghiệm (0 kg N; 25 kg
N; 50 kg N; 75 kg N; 100 kg N/ha/lứa) + 1,13 kg kaliclorua/sào/lứa/vụ. Các tháng
từ tháng 5 đến tháng 9 bón theo mức của địa phương, hai tháng bón một lần. Các
tháng vụ đông xuân từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mỗi tháng bón 1 lần, bón sau
khi hái chè.
Phương pháp bón: Phân lân bón sau đốn cùng với ép xanh cành lá già, bón
sâu 15- 20 cm. Phân đạm, kali bón sâu 6- 8 cm, bón sau khi hái chè, bón trước khi
tưới.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sản xuất chè vụ đông- xuân có lợi thế là nhiệt độ thấp,
sâu hại, bệnh phát sinh phát triển chậm. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi xuất hiện sâu
bệnh hại nặng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Lưu ý, phòng bệnh phồng lá: Tháng 2, tháng 3, ẩm độ không khí cao cần
giảm số lần tưới, tăng lượng nước tưới trong một lần tưới, dọn cắt cành la, cây che
bóng giúp cho vườn chè thông thoáng.
- Thu hoạch: Thu búp một tôm hai lá, các tháng sản xuất chè vụ đông - xuân
(tháng 10 đến tháng 3 năm sau, không chừa lá thật, chỉ chừa lá cá và lá vảy ốc). Các
biện pháp kỹ thuật khác cần tiến hành như đối với những nương chè bình thường.

2.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố của cây chè
2.2.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây chè rất phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác
nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học cây chè. Một số
quan điểm được nhiều người công nhận là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
Năm 1753. Carl Von Linnacus, nhà thực vật học người Thụy Điển lần đầu
tiên trên thế giới xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè của thế giới và
định tên khoa học của cây chè là Thea sinensis, phân thành hai thứ: Thea bohea (chè
đen) và Thea viridis (chè xanh) [17].
Các nhà khoa học Trung Quốc như Sucheupen – Jaoding, đã giải thích sự
phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng
loạt các con sông đổ về các nước khác như Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma
theo dòng sông cây chè di thực từ Vân Nam- Trung Quốc đến các nước khác
Năm 1951. Đào Thừa Trân (Trung Quốc) cho rằng: Nơi nguyên sản của cây
chè là tỉnh Vân Nam, chúng di thực về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên bị ảnh hưởng
của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây nam là Ấn
Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống chè lá to [17].
Trang Vãn Phương – 1968 kết luận rằng: cây chè ở tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc hiện nay là loại chè nguyên thủy, già nhất thế giới
Ngoài ra các nhà khoa học Hà Lan khác như JJ.Bdeuss (1933), J.Werkhoven
(1974) cũng cho rằng cây chè có nguồn gốc ở vùng đông cao nguyên Tây Tạng và
vùng Đông nam- Trung Quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Nhiều công trình nghiên cứu khác cho thấy cách đây 4000 năm người Trung
Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu và sau đó để uống [15].
- Cây chè có nguồn gốc ở Ấn Độ
Năm 1823, Robert Bruel đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng

Atxam (Ấn Độ). Qua nghiên cứu ông cho rằng nguyên sản của cây chè là ở vùng
Atxam (Ấn Độ) chứ không phải là vùng Vân Nam- Trung Quốc [15].
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Những công trình của Djemukhatde (1961- 1971) về phức catechin của lá
chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh thành phần các catechin giữa chè được trồng
và chè hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và từ đó
ông đã đi đến kết luận: “ Nguồn gốc cây chè chính là ở vùng tây bắc Việt Nam” [5].
Các quan điểm trên tuy có sự khác nhau về địa điểm nhưng đều có sự thống
nhất rằng: Nguyên sản của cây chè là ở Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng và
ẩm.
2.2.2. Phân loại cây chè
Tên gọi của cây chè đầu tiên được nhà khoa học Thụy Điển Line đặt là Thea
sinensis vào năm 1973, sau đó có rất nhiều cách đặt tên cho cây chè. Đến nay tên
khoa học của cây chè được nhiều người công nhận nhất là: Camellia sinensis (L)
Okuntze. [15], xếp trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
- Ngành Ngọc Lan (hạt kín): Angiosepermae
- Lớp Ngọc Lan (hai lá mầm): Dicotyleonae
- Bộ chè: Theales
- Họ chè: Theaceae
- Chi chè: Camellia (Thea)
- Loài: Sinensis
Cây chè được chia thành nhiều thứ chè (Varietas)
,
căn cứ vào đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và tính chống chịu có nhiều cách phân loại nhưng
bảng phân loại của nhà bác học Hà Lan Cohen Stuart (1916) được nhiều người công
nhận nhất [15], [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Cohen Stuart chia chè ra làm 4 thứ sau đây:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis Var Mcrophylla): Cây không
lớn, thân bụi (nhiều thân mọc từ đất), cây khỏe, có khả năng chịu lạnh tốt;
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var Macrophylla): Cây thân gỗ
nhỡ, lá to trung bình màu xanh nhạt, có năng suất khá;
- Chè Shan (Cammellia sinensis Var Shan): Cây thân gỗ, lá to, búp dài, có
tuyết trắng, cho năng suất cao ở vùng núi có độ ẩm và ánh sáng yếu;
- Chè Atxam (chè Ấn Độ) (Camellia sinensis Var Atxamica): Cây thân gỗ
lớn, lá to, thích ứng với điều kiện nhiệt đới, năng suất cao chất lượng tốt.
Hiện nay cả bốn thứ chè trên đều đã được trồng ở Việt Nam nhưng phổ biến
hơn cả là hai thứ chè Trung Quốc lá to (chè trung du xanh) và chè Shan.
2.2.3. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên khí
hậu. Các kết quả nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu thích
hợp của cây chè là vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.
Ngày nay, sinh trưởng của cây chè thiên về 5 châu lục, trong đó nhiều nhất là
ở Châu Á, sau đó là Châu Phi, Châu Mỹ, rồi đến Châu Đại Dương là ít nhất [30]
Đến nay trên thế giới có 58 nước trồng chè, sản xuất chế biến chè ở các quy
mô khác nhau, phân bố ở khắp 5 châu [17].
Châu Á có 20 nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonexia, Nhật
Bản, Thổ Nhĩ Kì, Băng la đét, Iran, Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Malaysia,
Campuchia, Nêpan, Philippin, Triều Tiên, Apganistan và Pakistan.
Châu Phi có 21 nước bao gồm Kenia, Malavi, Uganda, Tanzania,
Mozambich, Ruanda, Mali, Ghine, Morixơ, Nam phi, Ai Cập, Công gô, Camơrun,
Đảo Reuynion, Tchat, Rodezia, Abitxini, Brundi, Maroc, Angieri và Zimbabue.
Châu Mỹ có 12 nước bao gồm Achentina, Braxin, Peru, Columbia, Ecuado,
Guatemala, Paragoay, Jamica, Mehico, Bolivia, Guyanna và Mỹ.
Châu Đại Dương có 3 nước sản xuất chè bao gồm: Paqua Tân Ghinê, Fiji và
Australia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Châu Âu có Cộng hòa liên bang Nga, Bồ Đào Nha
Các nhà khoa học cho rằng: Chè trồng ở những nơi có độ cao lớn hơn so với
mực nước biển thường có chất lượng tốt hơn chè trồng ở vùng thấp. Chè trồng ở
Hoàng Sơn (An Huy – Trung Quốc), Sư Tử Phong (Chiết Giang – Trung Quốc),
Dacjilling (Ấn Độ) có độ cao lớn hơn so với mực nước biển có chất lượng nổi tiếng
trên thế giới. Ở Việt Nam chè được trồng ở vùng núi cao Hà Giang, Mộc Châu,
Suối Giàng (Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái) cũng đều có chất lượng cao.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất chè
Chè là cây trồng có giá trị lịch sử lâu đời (trên 4000 năm). Ngày nay chè là
thứ nước uống chủ yếu và phổ biến trên thế giới với những sản phẩm chế biến đa
dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng, chữa
bệnh thì thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với những
nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Chè được xem như là vị thuốc cổ xưa, nó còn cổ hơn nhiều loại thuốc nổi
tiếng từ hàng ngàn năm trước đây. Từ lâu, chè được dùng để chế biến các loại thuốc
trợ tim, cầm máu, lợi tiểu Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy uống
nước chè có tác dụng làm giảm quá trình viêm ở người bệnh thấp khớp, viêm gan
mãn tính, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu. Nước chè được dùng điều trị
có kết quả các bệnh như lị, xuất huyết dạ dày, xuất huyết não và suy yếu mao mạch
do tuổi già, làm giảm tác hại của phóng xạ [18].
Hiện nay trên thế giới có hàng tỷ người dùng chè làm thứ nước uống hàng
ngày và xu hướng hiện nay ở một số nước phương tây, đặc biệt là các nước theo đạo
hồi số người uống chè rất nhiều.
Theo FAO (2009) thì tình hình sản xuất chè, tiêu thụ chè trên thế giới tính
đến năm 2008 như sau:
*Về diện tích:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Bảng 2.01. Diện tích chè của thế giới và một số nƣớc có diện tích chè lớn từ
năm 2003 – 2008
(Đơn vị tính: Ha)
Tên nƣớc
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Trung Quốc
943.400
989.262
1.058.564
1.117.040
1.175.732
1.215.174
Ấn Độ
516.000
520.000
521.000
555.611
567.020
474.000
Srilanka
210.620

212.720
212.720
212.720
212.720
212.720
Kenya
131.450
136.700
141.300
147.080
149.190
157.700
Việt Nam
86.100
120.800
122.500
122.900
126.200
129.300
Indonesia
116.200
116.200
142.847
111.055
110.524
106.948
Turkey
76.640
76.632
76.625

76.136
76.000
75.826
Myanmar
70.800
71.712
72.400
74.000
74.500
74.500
Bangladesh
50.977
53.215
53.239
52.609
57.580
58.005
Nhật Bản
49.500
49.100
48.700
48.500
48.200
48.200
Toàn TG
2.508.339
2.601.131
2.716.475
2.763.062
2.847.323

2.806.443
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2003 – 2008)
Qua bảng 2.01 cho thấy: Tính đến năm 2008, diện tích chè toàn thế giới là
2.806.443 ha, giảm 40.880 ha so với năm 2007
Trong đó Trung Quốc vẫn là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện
tích đạt 1.215.174 ha, chiếm 43,3% diện tích chè toàn thế giới. Thấp nhất là Nhật
Bản với 48.200 ha, chiếm 1.72% diện tích chè toàn thế giới. Diện tích chè của Việt
Nam chỉ chiếm 4.61% diện tích chè của thế giới.
* Về năng suất:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Bảng 2.02: Diễn biến năng suất chè của thế giới và một số nƣớc có năng suất
chè lớn từ năm 2003- 2008
(Đơn vị tính: Tạ khô/ha)
Tên nƣớc
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Kenya
22,34
23,75
23,25
21,12
24,77
21,93

Nhật Bản
18,57
20,51
20,53
18,93
19,52
19,52
Ấn Độ
16,24
16,88
17,14
16,70
16,74
16,99
Srilanka
14,40
14,48
14,91
14,61
14,35
14,97
Turkey
20,07
26,32
28,39
26,51
27,13
14,51
Indonesia
14,61

14,73
12,44
13,22
13,59
14,11
Việt Nam
12,11
9,89
10,82
12,29
13,00
13,53
Trung Quốc
8,36
8,65
9,01
9,38
10,06
10,35
Bangladesh
11,28
10,82
10,82
11,02
10,16
10,17
Myanmar
3,23
3,44
3,45

3,51
3,56
3,56
Toàn TG
13,38
12,99
12,49
14,88
15,46
17,73
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2003 – 2008)
Qua bảng 2.02 cho thấy: Năng suất chè khô trung bình toàn thế giới năm
2008 đạt 17,73 tạ/ha tăng 2,27 tạ/ha so với năm 2007. Các nước đạt năng suất cao
như Kenya, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka đạt từ 14,97 – 21,93 tạ/ha, thấp nhất là
Myanmar chỉ đạt 3,56 tạ/ha.
*Về sản lượng:
Qua bảng 2.03 cho thấy: Sản lượng chè trung bình toàn thế giới năm 2008
đạt 4.735.961 tấn, tăng 833.080 tấn. Đứng đầu về sản lượng là Trung Quốc đạt
1.257.384 tấn, chiếm 26,5% so với tổng sản lượng toàn thế giới. Sản lượng thấp
nhất là Myanmar đạt 26.500 tấn, chiếm 0,55% so với tổng sản lượng chè toàn thế
giới. Sản lượng chè của Việt Nam chiếm tỷ lệ là 3,69% so với tổng sản lượng chè
toàn thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Bảng 2.03: Tình hình sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc có sản lƣợng
chè cao từ năm 2003- 2008
(Đơn vị tính: Tấn)
Tên nƣớc
Năm

2003
2004
2005
2006
2007
2008
Trung Quốc
788.815
855.422
953.660
1.047.345
1.183.002
1.257.384
Turkey
153.800
201.663
217.540
201.866
206.160
1.100.257
Ấn Độ
838.000
878.000
893.000
928.000
949.220
805.180
Kenya
293.670
324.600

328.500
310.580
369.600
345.800
Srilanka
303.230
308.090
317.200
310.800
305.220
318.470
Việt Nam
104.300
119.500
132.525
151.000
164.000
174.900
Indonesia
169.818
171.200
177.700
146.858
150.224
150.851
Nhật Bản
91.900
100.700
100.000
91.800

94.100
94.100
Bangladesh
57.500
57.580
57.580
58.000
58.500
59.000
Myanmar
22.840
24.640
25.000
26.000
26.500
26.500
Toàn TG
3.212.516
3.409.055
3.603.197
3.649.170
3.902.881
4.735.961
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2003 – 2008)
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ chè
* Về tiêu thụ
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt
2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới. So
với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình
16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga

(510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1
triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la).
Theo số liệu thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng năm thường phải nhập
khẩu chè bao gồm 115 nước: 34 nước châu Phi, 29 nước châu Á, 28 nước châu Âu,
19 nước châu Mỹ, 5 nước châu Đại Dương.

×