Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 82 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DƢƠNG THỊ MINH HOÀ


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ASEN TRONG NƢỚC NGẦM
BẰNG PHƢƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC”

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phan Đỗ Hùng
Viện Công nghệ Môi trường Việt Nam
2. PGS.TS. Đặng Văn Minh
Khoa Tài nguyên và Môi trường


Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên



THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i

Lời cảm ơn


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Phan Đỗ Hùng, Viện Công nghệ Môi trường và thầy giáo
PGS. TS. Đặng Văn Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong
suốt qúa trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Viện Công nghệ Môi trường,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các thầy, các cô trong Khoa Tài
nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng em xin gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả



Dương Thị Minh Hoà






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Đỗ Hùng và PGS.TS Đặng Văn Minh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ
nguồn gốc.


Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả


Dƣơng Thị Minh Hoà













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC


Trang
Mở đầu
1
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục đích của đề tài
3
3. Yêu cầu của đề tài
4
4. Ý nghĩa của đề tài
4
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
5

1.2. Asen, tính chất hoá lý và các dạng tồn tại
6
1.3. Ảnh hưởng của asen đến sức khoẻ con người
11
1.4. Ô nhiễm asen trong nước ngầm trên thế giới và Việt Nam
12
1.4.1. Ô nhiễm asen trong nước ngầm trên thế giới
12
1.4.2. Ô nhiễm asen trong nước ngầm ở Việt Nam
14
1.5. Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm asen trong nước ngầm
17
1.6. Tiêu chuẩn về hàm lượng asen trong nước uống
19
1.7. Các phương pháp xử lý asen
19
1.7.1. Các phương pháp xử lý asen trên thế giới
19
1.7.2. Các phương pháp xử lý asen đang được nghiên cứu và áp
dụng tại Việt Nam
22
1.8. Cơ sở lý thuyết của phương pháp lọc sinh học
24
1.8.1. Cơ chế loại bỏ asen bằng phương pháp lọc sinh học
24
1.8.2. Vi khuẩn oxy hóa sắt và mangan
28
1.8.3. Các yếu tố ảnh hưởng
31
Chƣơng 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
33
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
33
2.3. Nội dung nghiên cứu
33
2.4. Phương pháp nghiên cứu
34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
39
3.1. Diễn biến của pH, nhiệt độ và nồng độ oxy hoà tan trong quá trình
thực nghiệm
39
3.2. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen
44
3.2.1. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với kích
thước vật liệu lọc từ 3 - 5 mm, nồng độ asen đầu vào khoảng 50 g/l
44
3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với kích
thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào khoảng 50 g/l
46
3.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với kích
thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào khoảng 100 g/l
48
3.3. Ảnh hưởng của kích thước hạt vật liệu lọc đến hiệu suất xử lý asen

50
3.3.1. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 100 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
50
3.3.2. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 400 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
52
3.3.3. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 600 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
54
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào đến hiệu
suất xử lý asen
55
3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3 mm
và tốc độ lọc 100 m/ngày
55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3 mm
và tốc độ lọc 210 m/ngày
57
3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3 mm

và tốc độ lọc 400 m/ngày
59
3.5. Ưu nhược điểm của phương pháp lọc sinh học sử dụng vi sinh vật
oxy hoá sắt và mangan
63
Kết luận và kiến nghị
65
1. Kết luận
65
2. Kiến nghị
66
Tài liệu tham khảo

Phụ lục





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT






Từ viết tắt
Viết đầy đủ
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
BYT
Bộ Y tế
IRB

Vi khuẩn oxy hoá sắt














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Hàm lượng Asen trong nước (µg/l) và trầm tích (ppm) biển
ven bờ một số vùng Việt Nam
10
Bảng 1.2. Tổng hợp những kết quả xét nghiệm asen do UNICEF hỗ
trợ năm 2004
15
Bảng 1.3.Tổng hợp một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước ngầm Thành
phố Hà Nội mùa khô 12/2000 - 2/2001

16
Bảng 2.1. Các thông số của nước ngầm đầu vào
33
Bảng 2.2. Các chế độ thực nghiệm
37
Bảng 3.1. Diễn biến của pH, nhiệt độ và nồng độ oxy hoà tan trong
quá trình thực nghiệm
41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 3 - 5 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
44
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
46
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 100 g/l
48
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 100 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 400 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


viii
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 600 m/ngày và nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
54
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3
mm và tốc độ lọc 100 m/ngày
56
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3
mm và tốc độ lọc 210 m/ngày
57
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào
tới hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 -
3 mm và tốc độ lọc 400 m/ngày
59
Bảng 3.11. Hiệu suất xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp
lọc sinh học
61























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH


Tên hình
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ vòng tuần hoàn của Asen trong môi trường
7
Hình 1.2. Một số hình ảnh biểu hiện các bệnh do nhiễm độc Asen
gây ra
12
Hình 1.3. Bản đồ ô nhiễm Asen
14
Hình 1.4. Cơ chế loại bỏ asen trong nước ngầm bằng phương pháp
lọc sinh học

25
Hình 1.5. Cơ chế loại bỏ asen(III)
27
Hình 1.6. Vi khuẩn sắt (Gallionella)
28
Hình 1.7. Miền hoạt động của vi khuẩn oxy hoá sắt
29
Hình 1.8. Vi sinh vật bản địa phát triển trong cột lọc sinh học
31
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống xử lý asen trong nước ngầm bằng phương
pháp lọc sinh học
34
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 3 - 5 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
45
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 50 g/l
47
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ lọc đến hiệu suất xử lý asen đối với
kích thước vật liệu lọc từ 1 - 3 mm, nồng độ asen đầu vào
khoảng 100 g/l
49
Hình 3.4. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 100 m/ngày và nồng độ asen đầu
vào khoảng 50 g/l
51
Hình 3.5. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
53


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

x
asen đối với tốc độ lọc 400 m/ngày và nồng độ asen đầu
vào khoảng 50 g/l
Hình 3.6. Ảnh hưởng của kích thước vật liệu lọc tới hiệu suất xử lý
asen đối với tốc độ lọc 600 m/ngày và nồng độ asen đầu
vào khoảng 50 g/l
54
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 -
3 mm và tốc độ lọc 100 m/ngày
56
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 -
3 mm và tốc độ lọc 210 m/ngày
58
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ asen trong nước ngầm đầu vào tới
hiệu suất xử lý asen đối với vật liệu lọc có kích thước từ 1 -
3 mm và tốc độ lọc 400 m/ngày
60













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài chục năm trở lại đây, nước ngầm được sử dụng rất phổ biến
cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của người dân Việt Nam, đặc biệt tại các
vùng đồng bằng, đô thị đông dân cư. Nước ngầm thường được coi là sạch
hơn nước mặt do không tiếp xúc trực tiếp với các nguồn thải do con người
gây ra. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho thấy
nguồn nước ngầm có chứa hàm lượng các chất asen, sắt, mangan, amoni,
clo, v.vv cao hơn qui chuẩn cho phép trong nước ăn uống. Trong các chất
kể trên thì asen là kim loại nặng có độc tính cao, sự tích luỹ asen vào cơ thể
trong thời gian dài kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây nên nhiều tác hại cho
sức khoẻ. Phần lớn sự nhiễm độc asen thông qua việc sử dụng nguồn nước,
lương thực, thực phẩm ở những vùng đất, nước, không khí nhiễm asen
(Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự, 2010) [11].
Nhiễm độc asen có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong
như ung thư da và các cơ quan nội tạng (Đào Bích Thuỷ, 2005) [19]. Các triệu
chứng của nhiễm độc asen bao gồm sự thay đổi màu da, hình thành các vết
cứng trên da, ung thư da, ung thư phổi, ung thư thận và bàng quang cũng như
có thể dẫn tới hoại tử. Đáng lo ngại là hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả
để điều trị những căn bệnh nguy hiểm này. Trên thế giới hàng chục triệu
người đã bị bệnh đen và rụng móng chân, sừng hoá da, ung thư da do sử dụng
nguồn nước sinh hoạt có nồng độ asen cao (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
Vấn đề ô nhiễm Asen trong nước ngầm đã trở thành mối quan tâm đặc

biệt trên toàn thế giới khi xảy ra thảm họa nhiễm độc Asen trên diện rộng ở
Bangladesh và Tây Bengan Ấn Độ vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
20. Ngày nay, người ta đã phát hiện thấy ngoài Bangladesh và Tây Bengan Ấn
Độ, nhiều nước đã phát hiện hàm lượng asen rất cao trong nguồn nước sinh
hoạt như: Canada, Mỹ, Italia, Nhật, Trung Quốc, Alaska, Chile, Arhentina,
Indonexina, Thái Lan, Việt Nam,… (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
Ở Việt Nam, những điều tra khảo sát về tình trạng ô nhiễm asen đã được
tiến hành và bản đồ các khu vực ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
thành. Những báo cáo đầu tiên về hiện tượng nhiễm asen trong nước ngầm ở
Việt Nam đã được công bố trong hội thảo “Tài nguyên nước dưới đất phục vụ
chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” năm
1997. Từ đó đến nay có rất nhiều nghiên cứu, điều tra khảo sát hiện trạng
cũng như công nghệ xử lý asen được tiến hành trong cả nước. Một kết quả
khảo sát về mức độ ô nhiễm asen trong nước ngầm của Viện Công nghệ Môi
trường năm 2004 thuộc dự án “Điều tra diện rộng phát hiện sự ô nhiễm asen
trong nước giếng khoan ở 12 tỉnh của Việt Nam” cho thấy, trong 12 tỉnh
thành được khảo sát chỉ có 2 tỉnh thành là Thành phố Hồ Chí Minh và Long
An chưa phát hiện thấy nhiễm asen, còn các tỉnh thành còn lại bị ô nhiễm khá
trầm trọng. Các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng (tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hà
Tây, Hưng Yên và Hải Dương) đều bị phát hiện có nhiễm asen trong nước
ngầm. Trầm trọng nhất là các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Hà Tây. Kết quả
khảo sát 7 huyện trong tỉnh Hà Nam cho thấy 58,56 % số giếng khoan có hàm
lượng asen vượt quá 10 g/l, trong đó số lượng giếng có hàm lượng asen vượt
quá 200 g/l lên tới 10,35 %. Tại tỉnh Nam Định có 28,96 % số giếng có hàm
lượng asen vượt quá 10 g/l, trong đó số giếng có hàm lượng asen vượt quá
200 g/l chiếm khoảng 7,5 %. Tại tỉnh Hà Tây có tới 46,78 % số giếng có

hàm lượng asen vượt quá 10 g/l, trong đó số giếng có hàm lượng asen vượt
quá 200 g/l chiếm khoảng 3,14 %. Ở lưu vực sông Mêkông, trong 4 tỉnh
được khảo sát, đáng chú ý là tại tỉnh Đồng Tháp có 41,51 % số giếng có hàm
lượng asen vượt quá 10 g/l, trong đó hàm lượng asen vượt quá 200 g/l lên
tới 23,58 %, thậm chí có nơi hàm lượng asen lên tới 1000 g/l (Nguyễn Thị
Phương Thảo, Đỗ Trọng Sự, 1999) [17].
Từ những kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng, nguồn nước ngầm ở
Việt Nam bị ô nhiễm asen trên diện rộng, mức độ ô nhiễm khá trầm trọng,
tương đương với mức độ ô nhiễm ở Bangladesh. Trong khi đó, theo thống kê,
có hơn 17 triệu người (hơn 21% dân số) đang phải sử dụng nước ăn từ nguồn
nước giếng khoan. Do đó, nguy cơ người dân bị nhiễm các bệnh liên quan tới
sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen trong thời gian dài là khó tránh khỏi.
Chính vì vậy, vấn đề tìm kiếm công nghệ xử lý asen đạt hiệu quả cao, chi phí
thấp, phù hợp với điều kiện nông thôn Việt Nam là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Các phương pháp xử lý asen trong nước ngầm chủ yếu hiện nay là: oxy
hoá - kết tủa - lắng - lọc sử dụng các chất ôxy hoá như clo và chất tạo kết tủa
như muối sắt, nhôm; phương pháp hấp phụ trên vật liệu nhôm ôxit, sắt oxit,
mangan oxit; trao đổi ion trên nhựa Anionit; phương pháp thẩm thấu ngược
Tuy nhiên, các công nghệ này hoặc là phức tạp, hoặc là chi phí đầu tư và xử
lý cao, hoặc là chỉ phù hợp với qui mô xử lý tập trung, vì vậy không phù hợp
với qui mô nhỏ, qui mô hộ gia đình và điều kiện của nông dân Việt Nam.
Thông thường, nước ngầm bị nhiễm asen, đồng thời cũng bị nhiễm sắt.
Lợi dụng đặc điểm này, Trường Đại học OSAKA SANGYO, Nhật Bản đã
nghiên cứu phát triển thành công hệ thiết bị sinh học cố định được các vi
khuẩn oxi hóa sắt và mangan có trong nước ngầm. Các vi khuẩn này oxy hoá
các thành phần sắt, mangan hoà tan trong nước ngầm thành các sản phẩm oxy

hoá của sắt, mangan có khả năng kết tủa. Các kết tủa này đồng thời kết tủa,
hấp phụ và loại bỏ asen ra khỏi nước. Hệ thiết bị này có thể sử dụng để xử lý
đồng thời sắt, mangan, asen (III) và asen (IV) trong nước mà không cần phải
thêm quá trình tiền xử lý (Y. Fujikawa và cộng sự, 2011) [28]. Hàm lượng sắt
và mangan trong nước ngầm Việt Nam khá cao, vì vậy rất phù hợp để ứng
dụng phương pháp này. Tuy nhiên, hệ thống thiết bị này được thiết kế làm
việc liên tục và được điều khiển hoàn toàn tự động, vì vậy để có thể phổ cập
ứng dụng ở Việt Nam, cần thiết tiếp tục nghiên cứu tối ưu hoá và cải tiến thiết
bị cho phù hợp với đặc trưng nước ngầm Việt Nam và điều kiện của nông
thôn Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo TS. Phan Đỗ Hùng và PGS.TS. Đặng Văn Minh, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương
pháp lọc sinh học”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu phát triển hệ thống xử lý asen bằng phương pháp lọc sinh học
sử dụng vi khuẩn oxy hóa sắt và mangan (IRB), ứng dụng xử lý nước ăn uống
nhằm phổ cập cho các hộ gia đình ở nông thôn và phát triển các hệ thống xử lý
phi tập trung cung cấp nước ăn uống an toàn cho các khu vực có nước ngầm bị
ô nhiễm asen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Lắp đặt hệ thí nghiệm xử lý asen bằng phương pháp lọc sinh học sử
dụng vi khuẩn oxy hóa sắt và mangan (IRB);
- Lấy mẫu, phân tích hàm lượng asen và các chỉ tiêu liên quan trong
nước ngầm đầu vào và nước sau khi qua hệ thống thí nghiệm.
- So sánh, đánh giá kết quả phân tích hàm lượng asen trong nước ngầm

trước và sau xử lý, đưa ra được hiệu suất xử lý.
- Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý asen bằng
phương pháp sinh học.
- Đưa ra được mô hình xử lý asen trong nước ngầm phù hợp với điều
kiện của Việt Nam.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về xử lý asen
trong nước ngầm, nước thải và nước mặt bằng các phương pháp sinh học.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài rất có ý nghĩa trong bảo vệ sức khoẻ của con người. Kết quả của
đề tài sẽ đưa ra được mô hình xử lý asen trong nước ngầm, phổ cập sử dụng
trong các hộ gia đình và các khu vực có nguồn nước ngầm bị ô nhiễm asen.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lí luận
Để loại bỏ asen trong nước ngầm có thể ứng dụng nhiều phương pháp
như keo tụ, kết tủa, hấp phụ, lọc, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện thẩm

tách…. Tuy nhiên hầu hết các công nghệ này chỉ áp dụng với hệ xử lý công
suất lớn, chỉ có ít công nghệ có thể áp dụng ở cộng đồng nhỏ và hộ gia đình.
Ở Việt Nam, phần lớn dân số dùng nước giếng khoan với quy mô hộ gia
đình. Nồng độ sắt trong nước ngầm tương đối cao khoảng từ 1 - 30 mg/l . Kết
quả nghiên cứu còn cho thấy asen thường xuất hiện đồng thời với nơi nồng độ
sắt cao. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp xử lý asen cùng với quá
trình xử lý sắt và mangan bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng vi sinh vật
oxy hoá sắt và mangan.
Sắt trong nước thường tồn tại dưới dạng sắt (II), dưới tác dụng của các vi
sinh vật oxy hoá sắt bản địa sẽ chuyển hoá thành sắt (III) kết tủa tạo thành
những chất keo bám vào bề mặt các hạt cát và tạo thành các hạt keo tụ. Asen
trong nước sẽ bám vào bề mặt các hạt keo tụ này và bị loại ra khỏi nước.
Vận dụng nguyên lý đó, chúng tôi đã nghiên cứu khả năng xử lý asen
trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng vi sinh vật oxy hoá
sắt và mangan, một nguyên tố rất phổ biến trong nước ngầm ở Việt Nam.
Nhằm mục đích phát triển các công nghệ xử lý asen trong nước sinh hoạt quy
mô hộ gia đình với mục tiêu: các công nghệ xử lý này cần đơn giản, chi phí
đầu tư thấp, giá thành rẻ, dễ vận hành và bảo dưỡng và có thể sử dụng các vật
liệu sẵn có trong nước.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước ngầm của Việt Nam đang bị ô
nhiễm Asen trên diện rộng, mức độ ô nhiễm khá trầm trọng, tương đương với
mức độ ô nhiễm ở Bangladesh (Đào Bích Thuỷ, 2005) [19]. Theo thống kê
chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đó có
nhiều giếng có nồng độ Asen cao hơn từ 20 - 50 lần nồng độ cho phép (0,01

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
mg/l), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng. Tại vùng đồng

bằng châu thổ sông Hồng, những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía
nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ
Asen cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang. Sự ô nhiễm Asen ở miền Bắc phổ
biến và cao hơn miền Nam. Gần 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước
ngầm không qua xử lý. Theo ước tính của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam
hiện nay, số người có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với Asen lên tới 10 triệu
người (Hồ Vương Bính và cộng sự, 2000) [3]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
xử lý asen trong nước ngầm là rất cần thiết nhằm đưa ra được một công nghệ
xử lý asen hiệu quả, rẻ tiền, dễ làm phù hợp với điều kiện nông thôn Việt
Nam để bảo vệ sức khoẻ của con người.
1.2. ASEN, TÍNH CHẤT HOÁ LÝ VÀ CÁC DẠNG TỒN TẠI
Asen (còn được gọi là thạch tín) là nguyên tố số 33 trong bảng tuần hoàn
hoá học Menđeleep, có tên tiếng anh là Arsenic. Kí hiệu là As. Asen có thể
tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ với bốn
mức hoá trị là -3, 0, +3 và +5 trong đó các hợp chất chứa As(III) và As(V) là
quan trọng nhất.
Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước (ngay cả ở hàm
lượng có thể gây chết người), khó phân huỷ. Asen là nguyên tố phổ biến thứ
20 trong các nguyên tố có trên bề mặt trái đất (Lê Huy Bá, 2006) [2].
Asen là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhưng ở liều lượng
cao Asen là một chất độc cực mạnh đối với cơ thể con người và các sinh vật
khác. Chúng tồn tại phổ biến trong thiên nhiên và cũng có mặt nhiều trong sản
xuất công nghiệp. Asen là một á kim màu xám trắng, mùi tỏi, tỷ trọng là 5,7. Khi
làm nóng asen chảy ra và thăng hoa ở nhiệt độ 613
0
C. Asen cháy trong không
khí tạo thành khói trắng là trioxit asen rất độc (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
Asen là một nguyên tố có mặt ở khắp nơi trong môi trường. Sự phân bố của
asen trong hệ thống tự nhiên phụ thuộc vào sự ổn định liên kết của asen với các

hình thái nước và phụ thuộc vào khả năng hấp thụ asen lên bề mặt của đất (Đỗ
Văn Ái và cộng sự, 2000) [1]. Dưới tác động của các quá trình tự nhiên và nhân
sinh khác nhau mà asen có thể di chuyển từ hợp phần môi trường này sang hợp
phần môi trường khác dẫn đến sự phân bố phức tạp của asen trong tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7























* Asen trong đất và vỏ phong hoá
* Asen trong đá và quặng



Hình 1.1. Sơ đồ vòng tuần hoàn của Asen trong môi trường [1]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
* Asen trong đá và quặng
Trong tự nhiên, asen không tồn tại ở dạng đơn chất, mà luôn tồn tại ở dạng
hợp chất với hoá trị III hoặc hoá trị V. Asen tồn tại trong khoảng hơn 200 loại
khoáng khác nhau, bao gồm các loại asen cơ bản là Arsenic, Sulphide, oxit,
Arsenate. Trong cấu trúc của các loại khoáng vật này, asen thường đi kèm với
một số nguyên tố khác như Fe, Ni, Co, Cu, S, Ca, Mg. Asen thường xuất hiện
trong mạch nước địa nhiệt, núi lửa, suối nước nóng v.v Loại quặng chứa
nhiều asen nhất là quặng Arsenopyrit (Đào Bích Thuỷ, 2005) [19].
Hàm lượng asen trong một số loại khoáng đá phổ biến dao động nhiều. Ở
Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhiều phức hệ đá xâm nhập có
chứa arsenopyrit với mức hàm lượng asen từ <100 ppm đến 1000 ppm. Hàm
lượng asen trong quặng vàng kiểu thạch anh - vàng - sulfur trong các đá phun
trào bazan thuộc hệ tầng Viên Nam, khu vực Đồi Bù (Hoà Bình) dao động
trong khoảng từ 50 - 204 ppm. Hàm lượng trung bình asen trong đá phiến
sericit, phiến sét hệ tầng Cốc Xô thuộc vùng mỏ chì kẽm Chợ Đồn (Bắc Kạn)
đạt tới 97,8 ppm còn hàm lượng asen trong quặng chì kẽm đạt tới 8.205 -
61.824 ppm (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
* Asen trong đất và vỏ phong hoá
Một số nghiên cứu gần đây về sự phân bố asen trong đất và vỏ phong
hoá ở Việt Nam cho thấy: hàm lượng trung bình của asen trong đất Tây Bắc

dao động trong khoảng 2,6 - 11 ppm. Đất hình thành trên các đá biến chất:
phiến sericit, phiến mica, phiến amphibolit thuộc hệ tầng Nậm Cô, đất trên
các đá biến chất thuộc hệ tầng Suối Chiềng có hàm lượng asen không cao,
khoảng 2,6 ppm. Đất dốc tụ trên đá vôi thuộc diệp Đồng Giao - 2,87 ppm, đất
phát triển trên cát kết, bột kết, sét kết thuộc hệ tầng Cẩm Thuỷ, trên cát kết,
bột kết thuộc diệp Yên Châu trung bình từ 7,1 - 8,4 ppm, đất trên phiến sét
thuộc diệp Sông Mã - 9,35 ppm, vỏ phong hoá trên quặng vàng ở Đồi Bù giàu
asen hơn (5 - 2550 ppm, trung bình 372 ppm). Hàm lượng asen trong đất và
vỏ phong hoá feralit trên các đá bazan hệ tầng Viên Nam ở khu quặng Đồi Bù
là 5 - 220 ppm, trung bình 161 ppm (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
* Asen trong trầm tích bở rời
Hàm lượng tổng asen trong bùn biển đại dương thế giới là 1 ppm, trong
trầm tích Đệ Tứ hạt mịn ở Osaka, Kobe, Kyoto, Chiaba, Fukuoka, Sendai
(Nhật Bản) khoảng 1 - 30 ppm, trong trầm tích sét biển tuổi Plio-Pléitocên ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Osaka là 200 ppm. Theo Nguyễn Thị Chuyền, Phạm Hùng Việt (2000), hàm
lượng Asen trong trầm tích Đệ Tứ ở các lỗ khoan nước ở Hà Nội có quan hệ
tuyến tính với hàm lượng Fe(OH)
3
, FeOOH (R = 0,94). Trầm tích biển ven bờ
Việt Nam có hàm lượng Asen dao động trong khoảng 0,1 - 6,1 ppm, cao nhất
là vùng ven bờ Bạc Liêu - Cà Mau, và Phú Yên, Quảng Ngãi (Đỗ Văn Ái và
cộng sự, 2000) [1].
* Asen trong không khí và nƣớc
Hàm lượng As trong không khí (mg/m
3
) của thế giới khoảng 0,007 - 2,3

(trung bình 0,5), vùng ô nhiễm là 1,5 - 190 (trung bình 15); Châu Phi 0,6 - 1,2;
Nam Mỹ 0,9 - 1,6; Châu Âu, Bắc Mỹ 2,4; Nhật Bản 0,3 - 150; Liên Bang Đức
1,5 - 5,3. Theo Phạm Ngọc Hồ và cộng sự (2000), hàm lượng Asen trong không
khí ở khu vực xung quanh Ngã Tư Sở là 0,036 - 0,071 (trung bình 0,044) [1, 2].
Hàm lượng asen ở trong nước mưa (µg/l) ở Thái Bình Dương là 0,6; ở
Nhật 1,6; ở Thụy Điển 2,5; vùng không bị nhiễm ở Bắc Âu là 0,005 - 0,018
(trung bình 0,08), vùng ô nhiễm ở Bắc Âu là 3,6 - 8,4 (trung bình 12,3) (Lê
Huy Bá, 2006) [2].
Hàm lượng asen trong (µg/l) nước biển thế giới khoảng 3,7; nước sông thế
giới 4; nước sông ở Mỹ 1,5; Nhật 1,7; Liên Bang Đức 3,6; Thuỵ Điển 0,2-10;
Anh 15 [1, 2]. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển và
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, nước biển
ven bờ Việt Nam có biểu hiện ô nhiễm Asen. Hàm lượng asen trong nước biển
Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.1 (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
Hàm lượng asen trong nước dưới đất (µg/l) ở Na Uy 0,002 - 11; Ireland
0,2 - 0,4; Liên Xô 3; Nhật 0,3 - 3,4 ; Thụy Điển 0,08 - 22 [1, 2].
* Asen trong sinh vật
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, cây trồng
cũng chứa một lượng As nhất định, đôi khi khá cao. Như ở Mỹ, hàm lượng
As trong cỏ chăn nuôi 0,06 - 0,7 ppm; trong lúa khô 110 - 200 ppm; ngô 30 -
40 ppm; bắp cải 20 - 50 ppm; hành tươi 50 - 200 ppm; cà chua tươi 9 - 12000
ppm. As chủ yếu tích tụ ở rễ, ở những khu vực đất bị ô nhiễm thì rễ cây hấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
thụ khá nhiều As (1000 - 6000 ppm), còn phần trên mặt đất là 100 ppm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, hàm lượng As trong lúa cao hơn trong ngô
và sắn. Sinh vật biển nói chung thường giàu asen, hàm lượng trung bình của
As trong cá biển từ 0,6 - 4,7 ppm (trung bình 2,7 ppm), còn cá nước ngọt là

0,54 ppm. As tập trung trong gan và mỡ [1, 2].
Đối với cơ thể người, asen đi vào cơ thể trong một ngày đêm thông
qua chuỗi thức ăn khoảng 1 mg, qua bụi không khí 1,4 µg và các đường
khác 0,04 - 1,4 µg. Hàm lượng asen trong cơ thể người khoảng 0,08 - 0,2
ppm, tổng lượng asen trong người trung bình khoảng 1,4 mg. Asen tập
trung trong gan, thận, hồng cầu, hemoglobin và đặc biệt tập trung trong
não, xương, da, phổi, tóc (UNICEF, 2002) [20].
Bảng 1.1. Hàm lượng Asen trong nước (µg/l) và trầm tích (ppm) biển
ven bờ một số vùng Việt Nam [1]
TT
Vùng
Nƣớc biển ven bờ
(<10 m nƣớc)
Nƣớc biển ở độ sâu
(10 - 30 m)
Trầm
tích biển
1
Móng Cái - Hải Phòng
1,2
7,41,0 

0,3
1,41,2 

5,1
1,62,0 

2
Hải Phòng - Nga Sơn

8,1
6,31,0 

5,2
6,81,0 

31,0
89,01,0 

3
Nga Sơn - Đèo Ngang
Đèo Ngang - Hải Vân
7,2
5,71,0 

5,2
6,81,0 

31,0
89,01,0 

4
Đông Hòn Trân (Phú
Yên), Đông mũi An Hoà
(Quảng Ngãi)
-
-
190-200
5
Vũng Tàu - Trà Vinh -

Bạc Liêu
3,3
6,52

6,3
7,52

1,2-3,6
6
Bạc Liêu - Cà Mau
7,3
0,46,1 

2,5
392 

1,2
6,38,0 

7
Cà Mau - Hà Tiên
9,1
2,44,0 

21,2
0,42,0 

43,0
9,011,0 


8
TCVN
0,05 mg/l
-
-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA ASEN ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƢỜI
Asen có vai trò trong trao đổi nuclêin, tổng hợp protit và hêmoglobin
nhưng về mặt sinh học, asen là chất độc có thể gây 19 bệnh khác nhau,
trong đó có các bệnh nan y như ung thư da và phổi (Đào Bích Thuỷ,
2005) [19].
Asen tồn tại phổ biến trong môi trường xung quanh, mọi người đều
tiếp xúc với một lượng nhỏ của chúng. Con đường xâm nhập chủ yếu của
asen vào cơ thể là qua đường thức ăn (trung bình 25 - 50 g/ngày.đêm),
ngoài ra còn một lượng nhỏ qua nước uống và không khí.
Asen tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong hợp chất thì hợp
chất của As(III) là độc nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào
nhóm độc loại A gồm: Hg, Pb, Se, Cd và As. Người bị nhiễm độc asen
thường tỷ lệ bị đột biến nhiễm sắc thể rất cao. Ngoài việc gây nhiễm độc
cấp tính, asen còn gây độc mãn tính do tích luỹ trong gan với các mức độ
khác nhau, liều gây tử vong là 0,1g (tính theo As
2
O
3
) (Trần Thị Thanh
Hương, Lê Quốc Tuấn, 2010) [10].
Asen đi vào cơ thể qua đường nước sinh hoạt nhưng phải sau 5 - 15

năm mới bắt đầu gây tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sự nhiễm độc
asen được gọi là arsenicosis. Biểu hiện của bệnh là chứng sạm da
(melanosis), dầy biểu bì (keratosis) từ đó dẫn đến hoại thư hay ung thư
da, khởi đầu là sự phá huỷ da ngoài, ngón tay, ngón chân, sau đó là các bộ
phận nội tạng, cuối cùng là ung thư, hoại thư…. Một biểu hiện đặc trưng
khi bị nhiễm độc asen dạng hợp chất vô cơ qua đường miệng là sự xuất
hiện các vết màu đen và sáng trên da, những hạt ngô nhỏ trong lòng bàn
tay, lòng bàn chân và trên mình bệnh nhân. Sau đó những hạt nhỏ này có
thể sẽ biến chứng, gây ung thư da. Ngoài ra người ta còn phát hiện thấy
rằng nhiễm asen còn làm tăng nguy cơ gây ung thư trong cơ thể, nhất là ở
gan, thận, bàng quang và phổi [2, 10, 19].
Điều nguy hiểm là asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong
nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện.
Vì vậy, các nhà khoa học còn gọi asen là “sát thủ vô hình”, “thảm họa
môi trường” (Anh Thi, 2011) [18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12


















Hình 1.2. Một số hình ảnh biểu hiện các bệnh do nhiễm độc asen gây ra
1.4. Ô NHIỄM ASEN TRONG NƢỚC NGẦM TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm trên thế giới
Các điều tra khảo sát sự ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được thực
hiện ở nhiều nước như Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Slovakia, Argentina, Thái Lan,
Mehico, Chilê, Trung Quốc, Bangladesh, Mông Cổ. Các kết quả khảo sát cho
thấy có rất nhiều vùng sử dụng nước ngầm bị nhiễm asen một cách nghiêm
trọng như: Tây Bengan (Ấn Độ), Bangladesh, Đài Loan, Alaska, Achentina,
Canađa, Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm tại Bangladesh là một điển hình.
Bangladesh đã hình thành được một hệ thống cơ sở thông tin tư liệu tương đối
hoàn chỉnh, về cả quan trắc, thống kê, nghiên cứu khoa học, giải thích nguồn
gốc ô nhiễm asen trong nước ngầm và những thành công cũng như kinh
nghiệm của Bangladesh về xử lý asen trong nước ngầm. Bangladesh có
khoảng 2 - 4 triệu giếng khoan khai thác nước. Thử nghiệm 8000 giếng khoan
ở 60 trong 64 tỉnh cả nước cho thấy tới 51% số mẫu nước có hàm lượng asen
vượt quá 0,05 mg/l (ngưỡng quy định của tổ chức WHO là 0,01 mg/l). Ở
Manikganj, Harirampar, Faridpur, Gopalganj có 14 trong 19 mẫu phân tích
vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bangladesh (50 g/l), riêng vùng

Harirampar cả 4 mẫu phân tích đều trên 100 g/l (Fields, 2000) [27]. Nồng độ
cao của asen có thể tìm thấy lên tới 1000 g/l (Chowdhury, 1999) [24].
Ở phía Tây Nam Đài Loan nồng độ asen trung bình 147.671g/l và
người dân sử dụng nước ở đây đã bị bệnh đen chân (blackfoot).
Hai khu vực bắc Achentina: San Antonio delos Codres và Taco Pozo,
mỗi nơi nồng độ asen khoảng 200 g/l (Ioannis, 2002) [29].
Sự nhiễm asen trong nước ngầm ở phía Đông sông Hoogky, một
nhánh của sông Hằng phía Tây Bengal đã được báo cáo từ đầu năm 1978.
Nhóm bệnh nhân đầu tiên được phát hiện vào tháng 7/1983. Kể từ đó
phạm vi ảnh hưởng và số bệnh nhân mới ngày càng tăng. Khu vực ảnh
hưởng rộng 3.400 km
2
, xấp xỉ 30 triệu dân, số người sử dụng nước nhiễm
độc asen lên tới hơn 1 triệu người, trong đó hơn 200.000 người đã được
xác nhận là có triệu trứng nhiễm độc asen. Đây là vụ nhiễm độc asen lớn
nhất trong lịch sử (UNICEF, 1998) [26].
Trong nước dưới đất ở vùng Ronphiboon (Thái Lan), hàm lượng trung
bình của As trong đất từ 15 - 300 ppm, trong đó lớp đất tầng A từ 50 - 5000
ppm. Nước ở những lỗ khoan sâu có hàm lượng As nhỏ hơn 0,05 mg/1 trong
lúc đó ở những lỗ khoan tầng nông và các giếng đào thì hàm lượng As tới
1,62 mg/1 (dao động 0,08 - 9 mg/1) (Đỗ Văn Ái và cộng sự, 2000) [1].
Ở mỗi quốc gia, với đặc điểm địa lý, địa chất khác nhau, các nguyên
nhân tìm được chưa hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, sự có mặt của asen
trong nước ngầm là có thật và tồn tại như một thách thức lớn với chính phủ và
chính quyền các địa phương trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
1.4.2. Ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Ái và cộng sự (2000)[1], Việt
Nam hiện có 3 vùng ô nhiễm asen:
- Vùng núi với các đá biến đổi nhiệt dịch, quặng vàng, đa kim, sunfua và
vỏ phong hoá cũng như đất phát triển trên chúng (Bản Phúng, Đồi Bù, Khâu
Âu, Chợ Đồn). Nguồn ô nhiễm là do các quá trình tự nhiên (quá trình nhiệt
dịch, tạo quặng sunfua, đa kim, vàng, hoạt động núi lửa, phong hoá…).
- Một số nơi ở đồng bằng có hàm lượng asen vượt quá quy định về tiêu
chuẩn nước sinh hoạt TCVN-1995. Nguồn ô nhiễm asen là các quá trình tự
nhiên (ôxy hoá khoáng vật sunfua và khoáng vật chứa asen trong trầm tích,
khử các hydroxit sắt chứa asen…) và hoạt động nhân sinh.
- Đới duyên hải (trầm tích biển ven bờ một số vùng ở Quảng Ngãi, Phú
Yên). Nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạt động nhân sinh, đặc biệt là do sử dụng
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, vũ khí hoá học…).












Hình 1.3. Bản đồ ô nhiễm Asen
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐƯỢC PHÂN THEO MÀU SẮC
(Nguồn: UNICEP - Phần màu trắng là phần chưa được đánh giá thực trạng)

×