Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên trường đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐHNN-ĐHQG HÀ NỘI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tập sư phạm (TTSP) là một hoạt động đặc biệt quan trọng khơng chỉ
đối với sinh viên sư phạm mà cịn đối với các chính bản thân các trường sư
phạm. Thơng qua TTSP, nhà trường sư phạm có được những đánh giá tương
đối khách quan về sản phẩm đào tạo của mình; nhờ đó, họ có được cơ sở để
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội với ngành
giáo dục. Đối với sinh viên các trường sư phạm, TTSP là cơ hội để đem các
kiến thức đã tích lũy được trong q trình đào tạo ở trường sư phạm vận dụng
vào công tác giảng dạy và giáo dục. Cũng thông qua TTSP, sinh viên được tiếp
tục hồn thiện trình độ, năng lực cũng như là nhân cách của một người giáo
viên. Thời điểm TTSP cũng là thời điểm sinh viên hình thành rõ nhất tình cảm
và thái độ đối với nghề giáo.
Mặc dù TTSP có một vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với cả giáo
sinh thực tập và các trường sư phạm, hiện nay, trong trường ĐHNN-ĐHQG Hà
Nội chưa có một đề tài nghiên cứu chính thức nào đánh giá lại thực trạng TTSP
nói chung và hiệu quả TTSP của sinh viên trong trường nói riêng. Chính vì
vậy, việc đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả TTSP trong trường có thể nói là
cịn thiếu một cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết. Đứng trước vấn đề này,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên
năm thứ 4 năm học 2003-2004 trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ hướng vào các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể như sau:
1


 Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thực tập sư phạm, vai trò,


nhiệm vụ và nội dung cơ bản mà thực tập sư phạm cần đạt được.
 Khảo sát thực tiễn công tác thực tập sư phạm của sinh viên trường
ĐHNN-ĐHQG Hà Nội (trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang…), các
khó khăn, thuận lợi mà sinh viên gặp phải trong quá trình thực tập.
 Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực tập sư
phạm cuối khóa và chất lượng đào tạo người giáo viên của sinh viên ĐHNNĐHQG Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ 4 trường ĐHNNĐHQG Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học
này bao gồm có:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nguồn tài liệu nghiên cứu lý luận được sử dụng trong đề tài NCKH này
bao gồm có sách báo, Internet, các văn bản quy định của bộ giáo dục và đào tạo
về thực tập sư phạm…
4.2. Phương pháp điều tra viết (xem phụ lục phiếu điều tra)
Bản điều tra viết của chúng tôi hướng tới khách thể là 300 sinh viên năm
thứ 4 hệ sư phạm năm học 2003-2004 ở 4 khoa trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội.
Số lượng nghiên cứu cụ thể như sau:
- Khoa NN&VH Anh Mỹ: 180 sinh viên
- Khoa NN&VH Trung Quốc:

40 sinh viên

- Khoa NN&VH Nga:

40 sinh viên

- Khoa NN&VH Pháp:


40 sinh viên.

4.3. Phương pháp phân tích
Thơng qua việc phân tích các kết quả thu thập được từ các phiếu điều tra,
chúng tôi sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm, những thành tựu đạt được cũng
2


như những hạn chế cịn tồn đọng. Thơng qua đó, chúng tơi sẽ tìm ra các biện
pháp tổ chức thực tập sư phạm nhằm từng bước nâng cao kết quả đợt thực tập
sư phạm này.
4.4. Phương pháp thống kê
Các kết quả điều tra thu được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê.
Phần nội dung
Chương i. Cơ sở lý luận
Theo Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Trung Thanh, TTSP là “một cơng
đoạn quan trọng trong q trình đào tạo người giáo viên, là thời gian người
giáo sinh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề
nghiệp, nhằm giúp giáo sinh củng cố, mở rộng, nâng cao…những gì đã được
học ở trường đại học” (Trg 16, 1996). TTSP có vị trí, vai trị đặc biệt quan
trọng trong quá trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm. Có thể nói một cách
khái qt về vai trị của TTSP như sau: “Thực tập sư phạm là điều kiện cần
thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp-sư phạm, hình thành nhân cách
của người giáo viên tương lai, đó cũng là điều kiện để giúp trường sư phạm có
khả năng kiểm tra mức độ khuynh hướng nghề nghiệp của sinh viên.” (Điều I.
Quy chế thực tập sư phạm – Bộ giáo dục và đào tạo, ngày 10/4/1986).
TTSP, theo Nguyễn Đình Chỉnh (1991), phải thực hiện được bốn chức
năng chính: (1) chức năng học tập; (2) chức năng giáo dục; (3) chức năng phát
triển giáo dục và (4) chức năng thăm dị, chẩn đốn. TTSP muốn có hiệu quả
thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc (1) tính hệ thống, liên tục; (2) tính nghề

nghiệp; (3) tính vừa sức với sinh viên và (4) tính giáo dục tư tưởng. Hai hình
thức TTSP chính là (1) hình thức TTSP có trưởng đồn và giáo viên hướng dẫn
và (2) hình thức TTSP có trưởng đồn và khơng có giáo viên hướng dẫn. Đề tài
đã khái quát lại những ưu và nhược điểm của cả hai hình thức này.
Trong đề tài NCKH này, chúng tôi cũng đã khái quát lại những nội dung
thực tập mà sinh viên sư phạm cần phải hoàn thành, đó là: Thực tập giảng dạy,
thực tập chủ nhiệm và thực tập tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng
3


thời, đề tài cũng nêu cụ thể những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thực tập
sư phạm, sự hoàn thiện tri thức, nghiệp vụ sư phạm cũng như là thái độ, tình
cảm nghề nghiệp của giáo sinh. Đó là các yếu tố khách quan (học sinh, nội
dung chương trình giảng dạy ở phổ thơng, thái độ của giáo viên hướng dẫn của
trường SP và trường PT và các cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy) và các
yếu tố chủ quan từ phía sinh viên sư phạm (sự trang bị kiến thức, lòng yêu
nghề, sự tự tin...).
Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến đề tài NCKH “Thực trạng thực
tập sư phạm của sinh viên năm thứ 4 năm học 2003-2004 trường ĐHNNĐHQG Hà Nội”. Chúng tơi đã lấy đó làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
của mình.
Chương iI. Kết quả nghiên cứu
A. Tổng hợp và phân tích số liệu toàn trường
I. Thực trạng thực tập giảng dạy
I. 1. Vai trị của mơn Tâm Lý học (TLH), Giáo Dục học (GDH) và
Phương Pháp Giảng Dạy (PPGD) trong việc giảng dạy của giáo sinh
Nhìn chung, sinh viên đánh giá cao vai trị của ba mơn TLH, GDH và
PPGD trong q trình thực tập sư phạm của mình. Có tới gần 40% sinh viên
cho rằng mơn PPGD có tác dụng rất nhiều và nhiều trong việc giảng dạy của
họ, mức này cho TLH là 42% và GDH là 44%. Số lượng sinh viên cho rằng ba
mơn học khơng có tác dụng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong số sinh viên được

hỏi (giao động từ 2.8% đến 4% sinh viên được hỏi cho ba môn). Điều này cho
thấy sự thiết thực của ba mơn học trong q trình đào tạo ở trường ĐHNNĐHQG Hà Nội cũng như tình cảm của sinh viên giành cho ba môn học.
I.2. Thực trạng lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH)
Các PPDH đã được sử dụng rộng rãi trong quá trình thực tập. Xu hướng
lựa chọn PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đã xuất hiện, tuy
khơng rõ rệt, song song với PP diễn giảng truyền thống. PP diễn giảng truyền
thống không phải là sự lựa chọn số một trong sinh viên; thay vào đó là PP
4


luyện tập và PP vấn đáp. Chỉ khoảng 20% sinh viên ‘rất thường xuyên’ lựa
chọn PP diễn giảng so với 34% ‘rất thường xuyên’ sử dụng PP luyện tập và
25% cho phương pháp vấn đáp.
Một số PP được xem là rất hiệu quả trong dạy học ít được sinh viên áp
dụng như PP phân vai, PP hợp tác, và đặc biệt là PP Project. 80% sinh viên
được hỏi không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng PP Project. Điều này có thể lý
giải được bởi các PP này địi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị (đặc biệt là PP
Project) và kinh nghiệm ứng phó với các tình huống bất ngờ (đặc biệt là PP
Phân vai). Vì thế, cũng khó có thể địi hỏi sinh viên trong vịng 6 tuần thực tập
lại có thể thực hiện được điều này.
I. 3. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học
Bảng phấn vẫn là phương tiện dạy học phổ biến nhất (79,26% tổng số
sinh viên “rất thường xuyên” sử dụng). Tiếp theo bảng phấn là băng đài, video,
tài liệu phát tay, và tranh ảnh cũng được sinh viên sử dụng ở mức cao (48%;
57% và 64% tương ứng cho mức “rất thường xuyên” và “thường xuyên”).
Trong khi đó, chỉ có 3,1% sinh viên có sử dụng máy chiếu với các tờ trong, và
tuyệt đối không một sinh viên nào lựa chọn máy chiếu với phần mền
Powerpoint. Điều này có thể lý giải được bởi khơng phải trường phổ thơng nào
cũng có các phương tiện hỗ trợ cho việc sử dụng máy chiếu, và cũng khơng
phải sinh viên nào cũng có đủ trình độ kỹ thuật về vi tính để sử dụng các trang

thiết bị trên.
I. 4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy học đối với giáo sinh
I.4.1. Các thuận lợi
Có thể thấy yếu tố thuận lợi lớn nhất và cũng là nguồn động viên lớn nhất
với các giáo sinh trong quá trình thực tập là sự ủng hộ của học sinh. 33,7%
tổng số sinh viên được hỏi cho rằng sự ủng hộ của học sinh đã tạo thuận lợi rất
nhiều cho họ trong quá trình dạy học và 42,8% nhận thấy những thuận lợi họ
có được từ sự ủng hộ của học sinh là nhiều. Có thể nói, những con số trên là
5


một đấu hiệu đáng mừng về một đợt thực tập rất có kết quả và ý nghĩa với các
giáo sinh.
Tiếp sau sự ủng hộ của học sinh, một thuận lợi không nhỏ khác nữa đối
với các giáo sinh thực tâp là sự hướng dẫn và ủng hộ nhiệt tình của giáo viên
phổ thông. Sự hướng dẫn và ủng hộ rất có ý nghĩa và hiệu quả này là một thuận
lợi rất nhiều cho 18,01% sinh viên và tạo nhiều thuận lợi cho 37,87% khác.
Sự trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng dạy học cũng được xem là
một thuận lợi lớn khác với sinh viên. Có tới 17,65% sinh viên cho rằng sự trang
bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng dạy học tạo rất nhiều thuận lợi cho họ trong
quá trình thực tập. 37,25% nhận thấy sự thuận lợi ở mức độ nhiều.
Sự hướng dẫn và ủng hộ của giáo viên trường Đại Học Ngoại Ngữ và sự
tạo điều kiện của Ban chỉ dạo thực tập ở trường phổ thơng cũng có đóng góp
khơng nhỏ trong q trình thực tập của sinh viên.
I.4.2. Các khó khăn
I.4.2.1. Các khó khăn chủ quan
Thiếu kĩ năng soạn giáo án có thể coi là khó khăn lớn nhất trong số các
khó khăn kể trên. Trong tổng số sinh viên được hỏi, kĩ năng soạn giáo án gây
rất nhiều khó khăn cho 5,28% và nhiều khó khăn cho 13,38% sinh viên. Điều
này còn tồn tại là khi ở nhà trường sư phạm, sinh viên chưa có nhiều cơ hội thử

sức với việc soạn giáo án, và nếu có thì cũng được thực hiện qua loa, không sát
với thực tế ở phổ thông. Lúng túng trong việc lựa chọn PPDH và chưa thật sự
thuyết phục học sinh trong quá trình dạy học cũng gây trở ngại nhiều đối với
12,06% và 11,68% sinh viên. Bên cạnh đó kĩ năng trình bày bảng cũng là một
vấn đề lớn với 15,38% sinh viên.
I.4.2.1. Các khó khăn khách quan
Học sinh (thái độ và năng lực ngoại ngữ của học sinh) cũng là một
trong các yếu tố gây khó khăn cho sinh viên trong q trình thực tập. Về thái
độ của học sinh, 28% cho rằng đó chỉ là khó khăn vừa phải, 29% gặp ít khó
khăn và 12% khơng bao giờ gặp khó khăn về thái độ của học sinh. Tuy nhiên,
6


vẫn còn tới 31% sinh viên cho rằng thái độ học tập của học sinh gây “rất nhiều”
hoặc “nhiều” khó khăn cho sinh viên. Năng lực học ngoại ngữ của học sinh
không phải là vấn đề lớn với đa số sinh viên với 29% cho rằng năng lực của
học sinh gây khó khăn ít, 26% ở mức vừa phải và 7% ở mức không bao giờ.
Tuy nhiên năng lực học ngoại ngữ của học sinh phổ thơng có vẻ như gây khó
khăn hơn so với tình cảm của chúng. 15% sinh viên cảm thấy đây là khó khăn
rất lớn đối với họ, và 23% cho rằng đây là khó khăn lớn.
Giáo viên hướng dẫn nhìn chung khơng phải là trở ngại lớn đối với
sinh viên. Việc thiếu nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn thực tập chỉ thấy ở
18% trong số họ, và việc không ủng hộ áp dụng PPDH mới cũng chỉ là vấn đề
lớn với 15% sinh viên. Số cịn lại chỉ dừng ở mức vừa phải, ít, hay không bao
giờ.
II. Thực trạng thực tập chủ nhiệm
II.1. Kiến thức Tâm lý học (TLH) và Giáo dục học (GDH) với thực tập
chủ nhiệm
Cũng như thực tập dạy học, sinh viên có những đánh giá khá cao về sự
hỗ trợ của bộ mơn TLH và GDH trong q trình thực tập chủ nhiệm. 13% tổng

số sinh viên cho rằng họ được hỗ trợ rất nhiều và 30% cho rằng họ được hỗ trợ
nhiều bởi kiến thức của bộ môn này trong công tác thực tập chủ nhiệm. Tuy
nhiên, vẫn cần phải lưu lý 12% sinh viên cho rằng hai môn này chỉ có tác dụng
ít và 1% cho rằng hai mơn khơng có tác dụng gì.
II.2. Học sinh
Nhìn chung, học sinh là yếu tố đặc biệt có ảnh hưởng đến thái độ, tình
cảm sư phạm của giáo sinh thực tập. Sự tin tưởng và thái độ tích cực của học
sinh có tác dụng to lớn đối với 90% tổng số giáo sinh thực tập được hỏi; tuy
nhiên, vẫn có tới 10% cho rằng sự thờ ơ của học sinh làm họ nản lòng.
II.3. Giáo viên hướng dẫn và nhà trường phổ thông
Phần lớn sinh viên gặp thuận lợi trong với giáo viên hướng dẫn và nhà
trường phổ thông. Biểu hiện là phần lớn trong số họ nhận được sự chỉ dẫn rất
7


nhiều, nhiều, hoặc vừa phải từ giáo viên hướng dẫn với các con số tương ứng là
10,15%, 36.96%, và 26,86%. Trường phổ thông cũng tạo điều kiện tốt cho giáo
sinh trong thực tập sư phạm. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng còn tồn tại
một số cản trở nhỏ trong công tác chủ nhiệm của các giáo sinh thực tập. Đó là
sự can thiệp quá sâu của giáo viên vào công tác chủ nhiệm, khiến các bạn sinh
viên đôi khi khơng thể thực hiện các ý tưởng của mình.
III. ý nghĩa của đợt thực tập sư phạm:
III.1. Kĩ năng, kiến thức, và kinh nghiệm giảng dạy
82% sinh viên cho rằng sau đợt thực tập này các kĩ năng dạy học của họ
được nâng cao và 86% sinh viên thấy ý nghĩa tương tự của đợt thực tập sư
phạm này với các kĩ năng tổ chức lớp học của mình. Những con số cho thấy
nhìn chung, mục đích đợt thực tập sư phạm này đã bước đầu thu được những
thắng lợi nhất định. Các kĩ năng dạy học, giáo dục, các kinh nghiệm xử lý tình
huống dạy học, giáo dục, và khả năng giáo tiếp của sinh viên được nâng cao.
III.2. Thái độ của sinh viên với nghễ dạy học sau đợt thực tập

Nếu như những nhận định phía trên tương đối tích cực, thì sự thay đổi
thái độ của sinh viên đối với đợt thực tập lại không mấy khả quan. Tổng số sinh
viên có thái độ theo hướng tích cực đạt mức 67% (lúc đầu ghét nghề sư phạm,
sau thích; lúc đầu thích sau thích hơn; hoặc vẫn thích). Tuy nhiên, vẫn có tới
33% tổng số sinh viên có thái độ theo hướng tiêu cực (lúc đầu thích sau chán;
lúc đầu chán sau chán hơn; hay vẫn chán). Nguyên nhân của việc này là do: (1)
Học sinh không hợp tác; (2) Giáo viên phổ thơng cản trở, và có thái độ ép buộc
sinh viên; (3) Nội dung giảng dạy ở phổ thơng khơng phù hợp với trình độ hay
(4) công việc mệt mỏi.
B. Những so sánh giữa các khoa
Bệnh cạnh việc phân tích thực trạng thực tập sư phạm của tồn trường, đề
tài NCKH này cịn đi vào phân tích các đặc điểm khác nhau giữa bốn khoa
(Anh, Pháp, Trung và Nga) bởi trên thực tế, trình độ sinh viên cũng như cơ hội
8


nghề nghiệp (là các yếu tố ảnh hưởng trong thực tập) có sự khác biệt giữa bốn
khoa.
I. Về phương pháp dạy học (PPDH)
Nhìn chung, sinh viên khoa Anh ít sử dụng PP diễn giảng đơn thuần
nhất, trong khi đó, khoa Nga lại thiên về việc sử dụng PP này (56% sinh viên
‘rất thường xuyên’ hoặc ‘thường xuyên’ sử dụng PP diễn giảng. Khoa Pháp là
khoa có số lượng khơng bao giờ sử dụng các PP tích cực ít nhất. Như vậy, ta có
thể thấy sự trênh lệch ở mức độ sử dụng các PPDH giữa các khoa, và điều dễ
nhận thấy là sinh viên khoa Anh và Trung (là khoa mà sinh viên được đánh giá
nói chung là năng động hơn) đã chứng tỏ sự nhanh nhạy hơn trong việc áp
dụng các PP mới.
II. Về phương tiện dạy học (PTDH)
PTDH cũng là một tiêu chí có sự khác biệt giữa các khoa. Có thể thấy,
khoa Anh vẫn là khoa có số lượng sử dụng các PTDH “hiện đại” cao nhất.

Trong khi đó, khoa Trung lại là khoa đi muộn nhất trong việc sử dụng các
PTDH hiện đại.
III. Những thuận lợi trong quá trình thực tập
Nhìn chung sinh viên các khoa đều tương đối thuận lợi trong quá trình
thực tập sư phạm, phần lớn sinh viên có rất nhiều, và nhiều thuận lợi với những
tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên vẫn có một chút khác biệt giữa các khoa. Sinh viên khoa
Pháp may mắn hơn cả, 28% và 40% sinh viên khoa này gặp rất nhiều, và nhiều,
chiếm 68% tổng số sinh viên. Sinh viên khoa Anh lại là những người kém may
mắn nhất. Chỉ có 53% tổng số sinh viên khoa này gặp rất nhiều và nhiều thuận
lợi trong khi đó con số sinh viên khơng may mắn lên đến 16%.
IV. Các khó khăn trong q trình thực tập
Sinh viên khoa Anh có vẻ tự tin hơn cả trong việc khẳng định mình, họ
cho biết họ gặp ít khó khăn hơn sinh viên các khoa khác với các vấn đề về năng
lực của chính mình. Trong khi đó, sinh viên khoa Pháp gặp nhiều khó khăn
nhất. Tương tự với các khó khăn do tình cảm của học sinh tạo ra, sinh viên
9


khoa Trung may mắn nhất với tỉ số đó là 0,25; tiếp sau khoa Trung là khoa Anh
với tỉ số 0,76; và sau khoa Nga với 0,81 là khoa Pháp với tỉ số rất lớn là 1,86.
Những khác biệt trong tình cảm và năng lực học ngoại ngữ của học
sinh với các mơn ngoại ngữ là điều hồn tồn rõ ràng phản ảnh xu thế học
ngoại ngữ hiện nay. Tiếng Anh đã khơng cịn là mơn ngoại ngữ độc tơn, thay
vào đó là sự thịnh hành của tiếng Trung. Tiếng Nga và tiếng Pháp vẫn là hai
ngoại ngữ có chịu nhiều thiệt thòi nhất. Xu thế này chắc chắn sẽ phần nào ảnh
hưởng đến sự đam mê học tập của học sinh. Chính vì thế nó sẽ chi phối tình
cảm của ngay cả sinh viên theo học các ngoại ngữ này.
C. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh
viên ĐHNN - ĐHQG Hà nội
Mặc dù TTSP được đánh giá nói chung là có hiệu quả, ngay trong bản

thân việc thực tập vẫn còn tồn tại một số điểm đáng lưu ý. Vì thế chúng tơi có
nêu một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên
trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội.
2.1. Ngay từ trong trường sư phạm, sinh viên cần được làm quen với nội
dung chương trình giảng dạy môn ngoại ngữ ở phổ thông: Nhằm giúp sinh viên
tránh được các bỡ ngỡ khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường phổ thông.
2.2. Tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên: Thời gian thực tập 6
tuần có thể nói là tương đối ngắn và nó chưa đủ để có thể giúp sinh viên hình
thành một cách tốt nhất các kỹ năng cần thiết của một người giáo viên.
2.3. Tổ chức thực hành thường xuyên từ năm thứ nhất: Nhằm đảm bảo
tính hệ thống, liên tục của thực tập sư phạm; giúp sinh viên có thể dần dần hình
thành, tích lũy được các kỹ năng sư phạm.
2.4. Tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm: Nhằm thúc đẩy sinh viên tích
cực học tập, tích lũy kinh nghiệm của nhà giáo; đồng thời, đó là cơ hội giúp
sinh viên trau dồi kiến thức sư phạm.
10


2.5. Ký hợp đồng với các sở giáo dục đào tạo, các trường phổ thông trung
học: Nhằm nâng cao trách nhiệm của các trường có sinh viên thực tập sư phạm
Phần Kết luận
Thực tập sư phạm là một hoạt động hữu hiệu và cần thiết giúp sinh viên
được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp; nhằm
giúp giáo sinh củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ, khả năng ứng xử... (Nguyễn Thạc, 1992). Trường ĐHNNĐHQG Hà Nội là cơ sở đào tạo giáo viên ngoại ngữ hàng đầu của cả nước.
Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường gặt hái được những thành tựu
hết sức quan trọng trong công tác đào tạo giáo viên. Trong đó, ta khơng thể
khơng kể đến nỗ lực của nhà trường trong công tác tổ chức thực tập sư phạm.
Nhìn chung, sinh viên đi thực tập đánh giá khá cao công tác thực tập sư
phạm; phần lớn sinh viên cho rằng sau đợt thực tập sư phạm, các kỹ năng giảng

dạy, tổ chức lớp… đều tăng lên đáng kể và họ đều có thái độ tích cực đối với
nghề dạy học sau đợt thực tập sư phạm. Tuy nhiên, sinh viên cũng gặp phải
một số vấn đề không nhỏ trong q trình thực tập sư phạm của mình. Những
khó khăn đó có thể xuất phát từ các lý do khách quan (từ phía học sinh, nội
dung chương trình giảng dạy phổ thông, giáo viên hướng dẫn,…) hay các lý do
chủ quan (như giáo sinh chưa được trang bị kỹ càng các kiến thức, kỹ năng dạy
học…). Dù là nguyên nhân gì, thì nó cũng có ảnh hưởng đến kết quả thực tập
sư phạm của sinh viên. Vì thế, chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất nhằm ở mức
có thể, tăng cường hiệu quả của thực tập sư phạm ở trường ĐHNN-ĐHQG.

11



×