Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ TÍNH
Tiểu luận Marketing quốc tế:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM (VINACAFE)
2004 – 2008
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
GVHD: HUỲNH QUANG VINH
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM
(VINACAFE)
1. Sơ lược về tổng công ty cà phê Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Tính 1
Long Xuyên, tháng 3 năm
2011
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
Tổng công ty cà phê Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam National
Coffee Corporation (Viết tắt là VINACAFE) được thành lập theo quyết định 251/TTg
ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm
theo Nghị định số : 44 – CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của
Tổng công ty là Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982
theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ).
Hiện nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và đạt được
những thành tựu to lớn. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành cà phê gặp
nhiều khó khăn do giá xuất khẩu xuống thấp, nhưng VINACAFE vẫn bảo đảm đời sống
cho hơn 30 nghìn công nhân, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, xuất khẩu được gần
230.000 tấn cà phê (chiếm 20,4% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước), đạt kim
ngạch xuất khẩu 331 triệu USD, doanh thu 8.526 tỷ đồng, lợi nhuận 190 tỷ, nộp ngân
sách Nhà nước 120 tỷ đồng.
Năm 2010, Tổng công ty đã và đang thanh lý 11 nghìn ha cà-phê già cỗi và tái
canh đến năm 2015, đồng thời vừa chính thức thành lập trung tâm xuất nhập khẩu cà-
phê nhằm tập trung sản phẩm cà-phê xuất khẩu của các đơn vị thành viên, hoàn thiện
đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu, giúp lãnh đạo công ty hoạch
định chiến lược phát triển lâu dài, xây dựng hệ thống phân phối bán sỉ và lẻ cà-phê tiêu
dùng.
Ðến nay, Tổng Công ty cà phê Việt Nam hiện có 19.221 ha cà phê, nằm trên các
địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Quảng Trị, trong đó, các đơn
vị thành viên nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk quản lý nhiều diện tích cà phê nhất, với
11.582 ha. Hiện trung tâm xuất nhập khẩu đã ký hợp đồng tập trung sản phẩm khoảng
40.000 tấn, nhận và mua 10 nghìn tấn của các đơn vị trong Tổng công ty. Theo kế hoạch
năm 2010, VINACAFE khẳng định sẽ duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng đạt
mức cao hơn năm 2009. Cụ thể, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sẽ đạt 250.000 tấn
(bằng 109% so với năm 2009), đạt kim ngạch 344,5 triệu USD (bằng 104% so với năm
2009).
Tổng công ty cà phê Việt Nam phần lớn xuất khẩu sản phẩm cà phê chủ yếu qua
các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Tổng
công ty do Mỹ có dân số đông và có thói quen tiêu dùng cà phê.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tổng công ty VVINACAFE
SVTH: Nguyễn Thị Tính 2
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Ban kiểm soát
Các chi nhánh
của Tổng công ty
Các ban chức năng
Ban xuất
nhập
khẩu
Ban tài
chính kế
toán
Ban kế
hoạch đầu
tư
Ban dự
án
Ban tổ
chức cán
bộ và
thanh tra
Văn
phòng
Ban kinh
doanh
tổng hợp
Các đơn vị thành viên
Các công ty
xuất nhập
khẩu
Các công ty
sản xuất kinh
doanh
Các đơn vị
hành chính
sự nghiệp
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XUẤT
KHẨU Ở TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM
1. Những kết quả sản xuất và kinh doanh xuất khẩu
1.1. Về sản xuất:
Chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/1995, VINACAFE đã từng bước phát
triển trên thị trường thế giới, có nhiệm vụ là tăng cường sản xuất, mở rộng quy mô sản
xuất, tăng sản lượng cà phê và tăng cường xuất khẩu. Hơn 20 năm hoạt động
VINACAFE đã từng bước khẳng định được vai trò nồng cốt của mình trong việc xuất
khẩu cà phê Việt Nam. Qua các cuộc khảo sát gần đây cho thấy diện tích và sản lượng
cà phê tăng dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê và tạo rất
nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người.
Bảng 1: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CỦA VINACAFE
SVTH: Nguyễn Thị Tính 3
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
Năm Diện tích( ngìn ha) Sản lượng (ngìn tấn)
2004 496.8 836.0
2005 497.4 752.1
2006 497.0 985.3
2007 506.4 961.2
2008 525.1 996.3
Nguồn: Vicofa
Theo bảng trên ta thấy diện tích năm 2008 tăng 5.69% so với năm 2004 nhưng
sản lượng cà phê tăng 19.17%, có được kết quả như vậy là do VINACAFE có chính
sách đầu tư thâm canh hợp lý và có cải tiến công nghệ. Nhờ có sự quan tâm của nhà
nước mà đã làm thay đổi một phần bộ mặt kinh tế xã hội cho những người ở vùng hẻo
lánh, vùng núi, tạo ra nhiều sản phẩm cho hoạt động xuất khẩu và giải quyết được nhiều
lao động.
1. 2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu:
Hiện nay trên thế giới có tới 169 nước nhập khẩu, phần lớn được tiêu thụ ở các
nước công nghiệp phát triển, là những nước có nhịp sống hiện đại, nhu cầu về cà phê
ngày càng tăng. Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên, tuy
nhiên sản lượng sản xuất luôn tăng cao hơn so với nhu cầu thế giới. Do đó nhu cầu tiêu
thụ cà phê thế giới chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, các nước này có tỷ lệ tăng
dân số rất thấp, thu nhập bình quân không tăng nhiều.
Hiện nay VINACAFE đã xuất khẩu rất nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là các
quốc gia như: Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật…
Bảng 2: CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH CỦA VINACAFE NĂM 2008
SVTH: Nguyễn Thị Tính 4
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
Thông qua số liệu, ta thấy cà phê được tiêu thụ chủ yếu ở các nước công nghiệp
phát triển, nơi mà cà phê là một loại đồ uống không thể thiếu được trong cuộc sống
hàng ngày. Có thể nói thị trường của VINANAFE rất ổn định và không ngừng được mở
rộng, hiện Mỹ đang là bạn hàng lớn nhất của VINACAFE.
Châu Âu nổi lên một thị trường lớn là Đức. Đây là quốc gia Trung Âu có nền
kinh tế phát triển và là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất,
SVTH: Nguyễn Thị Tính 5
Thị trường Lượng ( tấn) Trị giá (USD)
Đức 136,022.68 273,834,872.74
Ý 86,437.98 171,164,263.25
Nhật 59,189.70 127,432,231.53
Mỹ 106,393.01 210,770,065.70
Pháp 24,361.90 47,462,247.29
Singapore 23,342.13 46,602,527.24
Thái Lan 13,425.58 29,876,954.18
Tây Ban Nha 73,709.28 148,369,192.44
Thụy Sỹ 29,370.18 54,365,830.55
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ở tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)
2004 -2008
chế biến đồ uống. Tiếp đó là các thị trường khá ổn định như Pháp, Thụy Sỹ, Ý, Tây Ban
Nha…
Ở thị trường Châu Á thì VINACAFE xuất khẩu nhiều cho Nhật và Singapore.
Nhật Bản là thị trường chỉ chấp nhận cà phê có chất lượng cao. Tuy vậy, khối lượng
xuất khẩu của VINANAFE sang Nhật Bản luôn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, chứng tỏ
chất lượng cà phê của VINANAFE đang ngày càng được khẳng định trên thị trường.
Singapo cũng chiếm một thị phần đáng kể, về thực chất đây là thị trường trung chuyển.
Cho đến nay, Singapo vẫn là thị trường trung chuyển lớn nhất của cà phê Việt Nam.
Ngoài ra VINACAFE còn xuất khẩu cà phê sang Thái Lan, mặc dù là một nước sản xuất
cà phê nhưng cũng nhập khẩu hằng năm từ VINANAFE khoảng 13.000 tấn.
Như vậy chỉ trong thời gian không dài, VINANAFE đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong việc duy trì và mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường được coi
là khó tính nhất với khối lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên để có thể phát huy thế mạnh
của mình, VINANAFE cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu thị trường
nhằm ổn định, giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng việc tìm kiếm các thị
trường mới nổi lên như Trung Quốc, Hàn Quốc…
Bảng 3: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE 2004 – 2008
Năm Khối lượng(tấn) Kim ngạch (USD)
Giá bình quân
(USD/tấn)
2004 889,705 576,087,360 647.50 USD/ tấn
2005 803,647 634,230,772 789.19 USD/ tấn
2006 822,299 976,919,435.27 1,188.03 USD/ tấn
2007 1,074,709 1,643,457,644.16 1,529.21 USD/ tấn
2008 1,059,506.05 2,111,187,051.45 1,992.61 USD/ tấn
Năm 1995, khi mới thành lập VINANAFE xuất khẩu với số lượng là 39,966 tấn
cà phê, kim ngạch đạt 99 triệu USD, giá bình quân 2,477 USD/tấn, đến năm 2004 thì
sản lượng cà phê tăng thêm 21.26%, kim ngạch xuất khẩu đạt được 576,087,360 USD
với giá bình quân là 647.50 USD/tấn, như vậy giá đã giảm rất nhiều so với năm 1995.
Vì cà phê là một mặt hàng mang tính quốc tế nên giá cả của nó phụ thuộc rất lớn vào
các nước xuất khẩu có thị phần quốc tế lớn, mà chủ yếu là Brazin và Côlômbia. Ngoài
ra nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về cà phê, sự tích trữ cà phê của các nhà rang
xay quốc tế, tình hình thời tiết các vùng sản xuất cà phê chủ yếu của thế giới và khối
lượng tồn kho của các nước sản xuất và nhập khẩu cà phê. Đến nay, Việt Nam trở thành
một nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng khả năng chi phối về giá hết sức hạn
SVTH: Nguyễn Thị Tính 6