Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

đánh giá chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam giai đoạn 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong chuyến đi khảo sát thực tế tại Trung tâm Dân số / Kế hoạch hóa gia
đình của Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tôi đã hoàn thành bài báo cáo
tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá chiến dịch truyền thông dân số- kế
hoạch hóa gia đình tại Thành phố Tam Kỳ , tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-
2010”
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các Thầy, Cô giáo
Trường Đại học khoa học Huế đã tạo điều kiện để tôi có chuyến thực tập, trải
nghiệm kiến thức đầy ý nghĩa này. Trong thời gian thực tập và thu thập tài liệu
viết bài, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại
Trung tâm Dân Số/ Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Tam Kỳ. Đặc biệt cô giáo
Trương Thị Yến – Giáo viên hướng dẫn thực tập, nhưng do đề tài khá rộng, thời
gian nghiên cứu còn hạn chế, tài liệu còn thiếu và không đầy đủ nên không
tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các Thầy, cô giáo để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cùng với các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước, chính sách Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình đã góp phần không nhỏ vào
công cuộc xây dựng gia đình hòa thuận ấm no, hạnh phúc; đất nước giàu mạnh,
phát triển và phồn vinh.
Công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới được Đảng và Nhà
nước khẳng định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến
đời sống kinh tế -xã hội của đất nước như quan điểm của Nghị quyết 4 ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII: “ Công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong
những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội
’’. Khi nào mọi người dân đều thấm nhuần một chân lý rằng: Trách nhiệm của
các bậc cha mẹ đối với con cái là ở chỗ tạo ra một giá trị về thể lực, trí lực và


văn hóa cao ở mỗi đứa con, thực hiện theo khẩu hiệu “Dù gái hay trai sinh hai là
đủ”. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang trong tình trạng gia tăng dân số đến
mức đáng báo động. Mỗi năm dân số nước tăng khoản 1,1triệu người. Như vậy,
tác động của chính sách đến cộng đồng, vai trò của nhà nước đối với chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội quốc gia như thế nào? Câu hỏi đang được đặt ra.Để tìm
hiểu thêm và trả lời cho câu hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá chiến dịch
Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2009-2010”.
2. Ý nghĩa khoa hoc, ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số
luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và một số lý thuyết được sử dụng
trong đề tài nói riêng về vấn đề Dân số hiện nay, sự biến đổi phức tạp về Dân số
ở các vùng miền khác nhau.
Dựa trên cơ sở , lý luận triết lý để đánh giá đúng thực trạng và các giải pháp để
giảm tỷ lệ gia tăng dân số trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
đảm bảo cơ sở khoa học. Chẳng hạn như: báo cáo của Trung tâm Dân số/ kế
hoạch hóa gia đình,báo cáo của Trung tâm giới thiệu việc làm của Thành
phố.v v. Với kết quả nghiên cứu các giải pháp giảm tỷ lệ gia tăng dân số trên
địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã góp phần làm rõ những nguyên
nhân , thực trạng và các giải pháp giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Nghiên cứu thực
trạng thì phải dựa vào lý thuyết như Bác Hồ đã nói: “ lý luận phải liên hệ với
thực tế. Nếu thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng.
Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn thì lý luận suông” ( Hồ Chí Minh, 1995,
tập 8, trang 496).Như vậy từ thực trạng đã làm rõ lý thuyết về nguyên nhân, các
giải pháp góp phần cho việc nghiên cứu mang tính chất cao hơn.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới được Đảng
và Nhà nước khẳng định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tác động rất
lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước như quan điểm của Nghị quyết 4

Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XII: “Công tác Dân số và Kế hoạch hóa
gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một
trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã
hội”. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang trong tình trạng gia tăng dân số đến
mức đáng báo động. Mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1,1 triệu người.
Trước tình hình đó Thành phố đã chấp hành chủ trương của Nhà nước,
thực hiện Chiến dịch truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình nhằm kìm
hãm tốc độ gia tăng dân số.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao sức khỏe sinh sản của người dân.Đồng thời cải thiện cuộc sống
của người dân tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tình hình gia tăng dân số trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
- Đánh giá việc thực hiện chiến dịch Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia
đình và một số biện pháp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chất
lượng dân số.
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Địa bàn dân cư thuộc 13 xã, phường trên toàn thành phố
Tam Kỳ
Thời gian: từ ngày 25/6 đến 25/7 năm 2014
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Người dân tại thành phố Tam Kỳ
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Qúa trình thực hiện chiến dịch Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình đi thực tế tại địa phương tôi thu nhập được rất nhiều tài
liệu như tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương

tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản, tình hình trợ cấp cho người dân.
Không chỉ thu thập tài liệu tại địa phương mà tôi còn thu thập các tài liệu liên
quan đến Dân số/ kế hoạch hóa gia đình khác thông qua mạng internet, các tạp
chí. Sau đó tôi tiến hành tổng hợp các tài liệu theo phương pháp tập hợp và chọn
lọc phân chia ra từng mảng và tiến hành phân tích các tài liệu đó.
7.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình vãng gia thăm các gia
đình đông con tại địa phương. Thông qua đó đã thu thập được những thông tin
từ thực tiễn do quá trình quan sát mang lại như môi trường sống, hoàn cảnh gia
đình, điều kiện vật chất, các hoạt động sống hàng ngày như lao động, làm các
công việc gia đình,…của người dân.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng 2 loại phỏng vấn đó là điều tra
bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu để hiểu sâu hơn về một số trường hợp cụ thể ví
dụ như thu nhập, đời sống tinh thần, nhu cầu
Tôi đã tiến hành phát bảng hỏi cho 10 gia đình trên địa bàn Thành phố và mỗi
bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khảo sát về đời sống tinh thần
vật chất và việc thực hiên kế hoạch hóa gia đình của người dân. Tiến hành
phỏng vấn sâu 30trường hợp trong đó phỏng vấn 10 trường hợp là gia đình đông
con,1 cán bộ Dân số,01 cán bộ Y tế (chăm sóc sức khỏe sinh sản), 01 phó chủ
tịch bên mảng văn hóa xã hội và 18 trường hợp là người dân để biết được những
suy nghĩ của họ đối với và các hướng trợ giúp của địa phương.
7.4. Phương pháp lắng nghe
Song song với phỏng vấn là phải lắng nghe để biết được những suy nghĩ,
những trăn trở hoặc những khó khăn của gia đình đông con và các khó khăn
của chính quyền trong quá trình trợ giúp gia đình đông con.
7.5. Phương pháp vãng gia
Để hiểu rõ hơn về đời sống của người dân tôi đã thực hiện phương pháp
vãng gia. Tôi đã đến nhà một số gia đình đông con trong xã để hiểu hơn về cuộc
sống của họ và qua đó có thể thực hiện phương pháp quan sát, phỏng vấn, lắng

nghe
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Bài báo
cáo chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các lý thuyết liên quan
Chương 2: Tình hình thực hiện chiến dịch truyền thông giáo dục chuyển đổi
hành vi về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2009-2010
Chương 3. Đánh giá chiến dịch Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình tại
Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2010
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và các khái
niệm, lý thuyết liên quan
1.1. Tổng quan về Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
1.1.1Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tam Kỳ được thành lập tại Nghị định số 113 ngày 29/9/2006 của Chính
phủ, Thành phố Tam Kỳ - trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam, với
diện tích tự nhiên là 10,406km bao gồm 13 đơn vị hành chính. Trong đó có
9 phường (An Mỹ, An Sơn, Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Phú,
Trường Xuân, Tân Thạnh, Hòa Thuận) và 4 xã (Tam Thăng, Tam Thanh,
Tam Phú, Tam Ngọc).
Phía Bắc: giáp huyện Thăng Bình
Phía Nam: giáp huyện Núi Thành
Phía Tây: giáp huyện Phú Ninh
Phía Đông: giáp Biển Đông
1.1.1.2. Địa hình
Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ,
là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng
bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng
đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa

trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị
bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang.
1.1.1.3. Khí hậu
Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và
mưa theo mùa. Nhiệt độ trung bình hang năm là 260
0
C, lượng mưa trung bình
hằng năm khoảng 249mm, giờ nắng trung bình trong ngày 5-9h, độ ẩm trung
bình trong năm 84%. Do vậy, bão lũ hạn hán thường xảy ra, ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống kinh tế-xã hội của địa phương.
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng
kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta, tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để thực hiện thắng lợi công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố là 13,26%. Cơ cấu kinh tế: Công
nghiệp-xã hội chiếm 36,8%; nông-lâm-ngư chiếm 5,4%. Giá trị sản xuất ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hơn743 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành nông-
lam-thủy sản đạt 132 tỷ đồng. Kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 332.612
triệu đồng.
Thu nhập bình quân đầu người: 1.146 USD/ năm (năm 2009).
Tuy nhiên, khoảng cách về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân
giữa các vùng vẫn còn lớn. Đặc biệt Quảng Nam là một trong những tỉnh có
điều kiện kinh tế, nghèo nhất cả nước. Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn, học vấn còn thấp, tình trạng
sức khỏe sinh sản kém, dịch vụ thông tin, giáo dục, y tế nghèo nàn. Do vậy, các
hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ về Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch
hóa gia đình ở những nơi này cần phải thực hiện và chú trọng tập trung tập
trung nhiều hơn. Ở những khu vực đông dân, kinh tế phát triển mạnh hơn gồm
các huyện, thị, đặc biệt Thành phố Hội An và Tam Kỳ là hai khu vực phức tạp

có mật độ dân số cao, nãy sinh nhiều vấn đề về nhà ở, y tế, giáo dục, sức khỏe,
dân số… nhiều vấn đề khác cần phải chú trọng quan tâm. Công tác truyền thông
Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình là một trong những vấn đề được chú trọng quan
tâm hàng đầu tại địa phương.
1.1.3 Điều kiện văn hóa-xã hội
Nhìn chung đời sống văn hóa ở các xã, phường Thành phố Tam Kỳ phong
phú,đa dạng và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các phong
tục tập quán vẫn luôn được duy trì và phát huy như: tập quán thờ cúng ; tế lễ;
ma chay; cưới xin v v sinh hoạt văn hóa dân gian mang nhiều nét đẹp.
Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hóa-khoa học kỹ thuật của tỉnh
Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước. Thời gian đến Thành phố Tam Kỳ tập
trung
phát huy lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh tốc độ phát triển văn hóa-xã hội ngang
tầm với vị thế trung tâm chính trị-văn hóa của một tỉnh giàu truyền thông văn
hóa và đấu tranh cách mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng
cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phấn đấu xây dựng
Thành phố đạt các tiêu chí đô thị loạII, trung tâm xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống
nhất đồng bộ, có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh quốc
phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
1.1.4 Dân cư
Theo Niên giám thống kê của Thành phố Tam Kỳ Năm 2011, dân số của Thành
phố là 109.322 người. Trong đó:
Dân số thành thị là 82.587 người chiếm 75,5% tổng dân số Thành phố
Dân số nông thôn là 26.735 người chiếm 24,5% tổng dân số Thành phố
Tình hình phân bố dân cư không đều. Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đường
phố chính, đặc biệt là đường Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và một số khu
dân cư được xây dựng từ khi tái lập tỉnh (từ năm 1997), còn các khu vực khác
dân cư rất thưa thớt.
Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hóa và ngày càng chiếm tỷ

trọng cao trong tổng số thành phố.
1.1.5 Cơ cấu tổ chức
( chú thích: CBCT viết tắt của chữ Cán bộ chuyên trách)
1.2. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
1.2.1.1.Công tác xã hội
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xã hội:
Theo liên hiệp quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW- 1970): “ Công tác xã
hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường
hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo điều kiện thích
hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Theo hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế thông qua tháng 07/2000:
“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối
quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp
cho cuộc sống của họ ngày càng thỏa mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm
giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các
nguyên tắc cơ bản của nghề”.
Theo giới nghiên cứu và hoạt động công tác xã hội ở Vệt Nam định nghĩa
như sau: Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi của
con người và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc
đẩy sự thay đổi liên quan đến vi trí, địa vị, vai trò cá nhân, nhóm, cộng đồng
người yếu thế nhằm tiến tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Công tác xã hội còn là một dịch vụ chuyên môn hóa, góp phần giải quyết
những vấn đề xã hội liên quan đến con người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn
bản của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác góp phần giúp cá nhân tự
nhận thức về vị trí,vai trò của chính mình.
1.2.1.2. Truyền thông
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ
năng nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận, dẫn đến sự

thay đổi về hiểu biết, thái độ và hành động
1.2.1.3. Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình
Là quá trình truyền thông, nhưng coi nội dung về Dân số/ Kế hoạch hóa gia
đình là mục tiêu chính, là nền tảng bền vững của đối tượng trên cơ sở được
cung cấp đầy đủ thông tin, là thước đo để đánh giá mức độ thành công của
chương trình/dự án/kế hoạch truyền thông.
1.2.2. Một số lý thuyết liên quan
1.2.2.1. Học thuyết kinh tế vi mô về mức sinh (Malthus)
Trong các phân tích mức sinh dựa vào lý thuyết kinh tế vi mô, trẻ em được nhìn
nhận như những hàng hóa mang lại độ thỏa dụng cho người tiêu dùng trong một
thời gian dài. Theo lý thuyết hành vi người tiêu dùng, các cá nhân (trong trường
hợp này là các ông bố, bà mẹ) với mức thu nhập nhất định sẽ cố gắng tối đa hóa
mức thỏa dụng của mình thông qua việc lựa chọn tiêu dùng các hàng hóa hàng
ngày, các hình thức dịch vụ, nghỉ ngơi…và lựa chọn việc cần sinh bao nhiêu
con để có thể đảm bảo điều kiện thu nhập, lao động cũng như các nhu cầu học
hành, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống tinh thần cho con cái.
Mối quan hệ giữa phát triển và hành vi sinh con là quan hệ hai chiều. Tỷ lệ sinh
giảm xuống là do các yếu tố cơ bản:
Phụ nữ có trình độ ngày một cao, có việc làm và thu nhập ổn định, có vị trí xã
hội
Thu nhập của các gia đình tăng, nhu cầu nuôi dưỡng và chăm sóc con cái cao
hơn.Hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội tốt, có quan hệ xã hội tạo
cuộc sống tinh thần thoải mái.
Vận dụng lý thuyết này đánh giá nhận thức về hành vi sinh đẻ của người dân.
1.2.2.2. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ (Bruce)
Ban đầu được xây dựng chủ yếu cho các dịch vụ tránh thai trong việc đánh giá
chất lượng dịch vụ của các chương trình kế hoạch hóa gia đình. Sau này, khi
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được mở rộng hơn trong các chương trình sức
khỏe sinh sản thì khung lý thuyết này vẫn còn giữ nguyên giá trị và được nhiều
công trình nghiên cứu áp dụng. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ cũng được nhìn

nhận thêm từ phía khách hàng chứ không chỉ đơn thuần từ phía người cung cấp
dịch vụ như trước đây. Do đó, sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ mà họ
nhận được cũng được coi như là một yếu tố để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Vận dụng lý thuyết này đánh giá việc sử dụng các biện pháp tránh thai của
người dân như thế nào và đánh giá chất lượng dịch vụ của các chương trình kế
hoạch hóa gia đình.
Chương 2. Tình hình thực hiện chiến dịch truyền thông giáo dục chuyển
đổi hành vi về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2010
2.1. Những vấn đề đặt ra cho công tác truyền thông tại Thành phố Tam Kỳ
2.1.1. Công tác vận động
Cần đẩy mạnh hơn nữa sự cam kết ủng hộ của các cấp ủy, Đảng, chính
quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những
người có uy tín trong cộng đồng. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các hoạt
động truyền thông chuyển đổi hành vi. Vận động sự tham gia tích cực, tự
nguyện của các cấp, các đơn vị và các cá nhân.
2.1.2. Công tác tuyên truyền
Thông điệp truyền thông cần tập trung vào sức khỏe sinh sản, phù hợp
hơn với từng nhóm đối tượng, vùng miền, khu vực (vùng có mức sinh cao, vùng
đã đạt mức sinh thay thế…). Từng bước khắc phục những rào cản về nhận thức,
tâm lý, tập quán sinh đẻ lạc hậu, khác biệt ngôn ngữ đối với các vùng đông dân
có mức sinh tăng trở lại, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tăng cường giám
sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá các can thiệp truyền thông. Nâng cao năng lực
chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ cán bộ truyền thông về Dân số/ Kế hoạch
hóa gia đình.
2.1.3. Công tác tư vấn
Cung cấp và tư vấn đầy đủ thông tin về các vấn đề sức khỏe sinh sản ưu
tiên và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện đúng, đầy đủ các bước tư vấn theo
chuẩn quốc gia và theo nhu cầu của đối tượng, lấy khách hàng làm trung tâm.
Tăng cường các dịch vụ tư vấn thân thiện cho Vị thành niên, Thanh niên.

2.1.4. Kiến thức, thái độ, hành vi
Tăng cường kiến thức và hiểu biết về Dân số/ Kê hoạch hóa gia đình cho
mọi đối tượng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Khắc phục
ảnh hưởng của tâm lý, tập quán và hành vi không có lợi đối với sức khỏe sinh
sản.
2.1.5. Công tác giáo dục cho Vị thành niên, Thanh niên
Nâng cao hiểu biết và nhận thức đầy đủ, đúng đắn của Vị thành niên,
Thanh niên về Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình cũng như các kỹ năng
cần thiết về chăm sóc sức khỏe (kỹ năng thuyết phục, sử dụng bao cao su…);
Hạn chế các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn,
các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS trong Vị thành niên,
thanh niên. Đẩy mạnh sự ủng hộ của xã hội dối với truyền thông giáo dục Dân
số/ Kế hoạch hóa gia đình cho Vị thành niên, Thanh niên trong và ngoài nhà
trường.
2.1.6. Truyền thông lồng ghép Dân số gia đình trẻ em
Các chương trình truyền thông về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình, gia
đình và trẻ em của các Bộ, ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội cần đổi
mới sự điều phối và lồng ghép về cả nội dung và phương pháp truyền thông, lấy
gia đình làm trung tâm, tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình
theo cách tiếp cận vòng đời (khi là trẻ nhỏ, vị thành niên, thanh niên, trung niên
đến tuổi già), nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng, vai trò và trách
nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
2.2. Tổ chức thực hiện
2.2.1. Đề nghị trung tâm DS/ KHHGĐ Thành phố Tam kỳ,tỉnh Quảng Nam
Trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình thành phố là cơ quan thường
trực của Ban chỉ đạo, Trung tâm có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch tổ chức
thực hiện chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 trên địa bàn thành phố và
phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện
Chiến dịch đạt kết quả.
Phối hợp với Đài Truyền thanh, Trung tâm văn hóa thông tin, Ủy Ban

Nhân Dân các xã, phường và các phòng, ban, đơn vị liên quan của thành phố tập
trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan với nhiều hình thức
đa dạng, phong phú về chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 trên toàn địa
bàn thành phố Tam Kỳ.
Phối hợp với các Uỷ Ban Nhân Dân của 13 xã, phường và các phòng,
ban, đơn vị, hội, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động các đối
tượng người dân tham gia Chiến dịch một cách tích cực, hiệu quả, giáo dục về
chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, tư vấn
không sinh con thứ 3,…
Hướng dẫn các Uỷ Ban Nhân Dân các xã, phường xây dụng kế hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện Chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 diễn ra
một cách nhanh và thuận lợi, phù hợp với kế hoạch đã được đưa ra tại địa
phương.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện chiến
dịch truyền thông dân số năm 2010 trên địa bàn thành phố và có trách nhiệm
tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện về Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố, Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng liên quan của tỉnh theo thời
gian quy định.
Làm việc với phòng Y tế, Trung tâm y tế Thành phố chuẩn bị các điều
kiện, phương tiện cần thiết để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình
thực hiện.
Lập dự trù kinh phí tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông Dân số/ Kế
hoạch hóa gia đình năm 2010, trình cấp có thẫm quyền phê duyệt, quyết định.
2.2.2. Đề nghị Trung tâm y tế Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Thành lập Đội dịch vụ lưu động thực hiện cung cấp các gói dịch vụ Sức
khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình, soi tươi,…
Phối hợp với Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình thành phố và các
phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận
động đối tượng tham gia chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 đạt kết quả.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tại các cơ sở y tế để phục vụ chiến dịch.

Tiếp nhận và cung cấp kịp thời các nguồn thuốc thiết yếu phục vụ chiến
dịch và thanh quyết toán theo quy định.
Kịp thời tiếp nhận, xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình triển khai
thực hiện; chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để tiếp nhận đối tượng thực
hiện cấy thuốc tránh thai, đình sản tại Trung tâm.
2.2.3. Phòng Y tế Thành phố Tam Kỳ
Đối với phòng y tế cần quan tâm bố trí cán bộ tham gia công tác tuyên
truyền, tư vấn đối tượng tham gia chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 và
phối hợp với Trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình thành phố triển khai
thực hiện chiến dịch đạt kết quả.
Cung cấp các dụng cụ phục vụ cho quá trình thực hện
2.2.4. Đài truyền thanh Thành phố Tam Kỳ
Chủ động phối hợp với Trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình thành
phố thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền; phản ánh tình hình tổ chức
thực hiện trong quá trình triển khai Chiến dịch thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng trên địa bàn Thành phố.
Xây dụng phóng sự về công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình trong quá
trình triển khai chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 trên địa bàn thành phố
đạt kết quả.
2.2.5. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố
Tham mưu Uỷ Ban Nhân Dân thành phố hỗ trợ một phần kinh phí (ngoài nguồn
kinh phí của Trung ương) để triển khai chiến dịch truyền thông dân số năm
2010 trên địa bàn thành phố đạt kết quả.
2.2.6. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố và các hội,
đoàn thể có liên quan
Quan tâm phối hợp với trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình thành
phố để triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 đạt kết
quả.
Hướng dẫn xã, phường triển khai thực hiện các hoạt đông truyền thông, giáo
dục chuyển đổi hành vi về Dân số/ Kế hoạch hoá gia đình năm 2009.

Cung cấp thông tin về tình hình Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình cho các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các cấp uỷ Đảng, tham mưu ban hành các
văn bản chỉ đạo và chính sách về công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình của cấp uỷ
Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Nhân Dân các cấp.
Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhân ngày Dân số Thế Giới 11/7 và
Tháng hành động nhân ngày Dân số Việt Nam 26/12, các đợt Chiến dịch truyền
thông.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền các chủ trương, chính
sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực Dân số kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép
đưa các nội dung Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình vào các hoạt động của các ban,
ngành, đoàn thể.
Tổ chức liên hoan tuyên truyền viên về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình và
tham gia tại tỉnh.
Tổ chức Hội nghị tôn vinh Cộng tác viên tiêu biểu.
Tiếp tục đẩy mạnh, nhân rộng và xây dựng các mô hình truyền thôn tại cơ
sở.
Làm mới và thay đổi các thông điệp trên panô, áp phích về chủ đề dân số,
Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn
hoá xã hội hiện nay tại một số xã, phường.
Tiếp nhận và phân phối các sản phẩm, tài liệu truyền thông do Trung Ương
và tỉnh cung cấp cho cơ sở.
Tiếp tục duy trì và tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên và thanh niên tại An Sơn và Tân Thạnh.
Tổ chức Chiến dịch truyền thông dân số năm 2010 tại 13/13 xã, phường,
đồng thời tổ chức giám sát 100% xã, phường trong thời gian diễn ra Chiến dịch.
Tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát chiến dịch truyền
thông tại xã, phường.
2.2.7. Uỷ Ban Nhân Dân các xã, phường
Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân xã, phường, thường
xuyên tham mưu và cung cấp các nội dung Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình cho lãnh

đạo. kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm và đột xuất trên địa bàn xã, phường để
tổ chức truyền thông có hiệu quả và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh.
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, phường đưa nội dung truyền thông
về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình vào các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể,
tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về Dân số/ Kế hoạch
hóa gia đình, tập trung tuyên truyền mạnh vào các ngày kỷ niệm của ngành.
Tập trung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng chưa
sử dụng các biện pháp tránh thai trong các đợt chiến dịch truyền trông Dân số/ Kế
hoạch hóa gia đình, đặc biệt chú trọng đến các thôn, xóm, tổ dân phố khó khăn, có
mức sinh và sinh 3
+
cao.
Tham mưu Uỷ Ban Nhân Dân xã, phường tổ chức bình chọn, tập luyện và
tham gia liên hoan tuyên truyền viên Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình tại thành phố.
Vận động thuyết phục những người cao tuổi nhắc nhỡ con cháu thực hiện
chính sách Dân số/ Kế hoạch hoá gia đình; tích cực tham gia và thực hiện tốt các
quy định của hương ước, quy ước ở thôn, khối phố đã được tập thể cộng đồng thông
qua.
Tổ chức các đợt truyền thông lưu động, các buổi nói chuyện chuyên đề về
Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình/ Sức khỏe sinh sản tại cộng đồng dân cư; tư vấn cho
vị thành niên và thành niên trong các trường học và địa bàn dân cư; truyền thông
trực tiếp, tư vấn tại hộ gia đình để nâng cao hiểu biết cụ thể cho đối tượng, thúc đẩy
sử dụng các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình trong mỗi
gia đình và cộng đồng.
Tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề, gặp mặt giao lưu, biểu diễn văn nghệ,
biểu dương cá nhân điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm các ngày truyền thống của
ngành như ngày 11/7, ngày 26/12,
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo quý, 6 tháng và năm gửi về
Trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình theo mẫu quy định trước đây.
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông dân số năm 2010

của thành phố Tam Kỳ, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, phường có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch tổ chức Chiến dịch tại địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, cổ động trực quan và tuyên truyền vận động đối tượng tham gia chiến
dịch truyền thông dân số năm 2010.
Bố trí địa điểm thực hiện chiến dịch hợp lý và chuẩn bị các điều kiện liên
quan cần thiết để triển khai thực hiện Chiến dịch đạt kết quả cao nhất.
2.3. Tình hình thực hiện chiến dịch truyền thông năm 2010 tại Thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Mục tiêu tổng quát
Căn cứ kế hoạch hành động Dân số, Gia đình & Trẻ em tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2001-2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ 18, các chỉ tiêu của Uỷ
Ban Nhân Dân thành phố giao và chương trình hành động Dân số, Gia đình & Trẻ
em Tam Kỳ giai đoạn 2001 - 2010, năm 2010 cần tập trung:
Tiếp tục duy trì mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh 3
+
, chú trọng nâng cao
chất lượng Dân số. Đáp ứng đầy đủ kịp thời, thuận lợi các dịch vụ Sức khỏe sinh
sản/ Kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản, tăng tỷ lệ sử
dụng các Biện pháp tránh thai hiện đại nhất là các Biện pháp tránh thai lâm sàng so
với năm 2009.
Chú trọng đến vấn đề cơ cấu dân số, trong đó sẽ tập trung vào lĩnh vực
khống chế tốc độ gia tăng của tỉ số giới tính khi sinh.
Tập trung xây dựng các mô hình mới trong lĩnh vực Dân số nhằm nâng cao
chất lượng dân số, đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tư vấn chăm sóc Sức
khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục xây dựng và duy trì các mô hình
thôn, khối phố không có người sinh con thứ 3
+
.
Mặt khác, Trung tâm cần huy động các cấp, các ngành, đoàn thể tăng
cường tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch

hóa gia đình tại các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn,
đặc biệt là đối với các xã trực thuộc thành phố có điều kiện kinh tế khó khăn.
Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia
đình và thực hiện chỉ tiêu công tác Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình năm 2010.
Tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực, dư luận xã hội để mỗi
cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhận thức, thái độ, hành vi có lợi và bền vũng
về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược dân số trên địa bàn
thành phố đạt kết quả cao.
Bằng các hình thức vận động và tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao
nhận thức của người dân về kiến thức Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia
đình, từ đó tại các địa phương thực hiện tốt chỉ tiêu giảm sinh, đảm bảo sức
khỏe và có điều kiện nuôi dạy con cái tốt.
2.3.2 Mục tiêu cụ thể
Triển khai thực hiện chiến dịch 13 xã, phường theo đúng kế hoạch về thời
gian và địa điểm diễn ra chiến dịch.
Phấn đấu có 90% trở lên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc 13
xã, phường trên địa bàn diễn ra Chiến dịch được cung cấp thông tin, tư vấn để
nâng cao hiểu biết cơ bản về Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình và ngăn ngừa viêm
nhiễm đường sinh sản khi thực hiên các biện pháp kế hoạch hóa gia đình,…
Tại địa bàn triển khai chiến dịch, đảm bảo thực hiện trên 95% chỉ tiêu kế
hoạch năm về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàn trong thời gian diễn ra
Chiến dịch.
Điều trị và hướng dẫn điều trị bệnh phụ khoa cho các đối tượng khi phát
hiện bị mắc bệnh.
Bên cạnh đó, trung tâm cần thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu dưới
đây:
- Giảm tỷ suất sinh thô: 0,38 %o.
- Giảm tỷ lệ sinh 3
+

trở lên: 0,84%
- Xây dựng mô hình thôn, khối phố không sinh 3
+
là: 60
- Tăng tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại từ 2 - 3% so với năm
2009.
- Tổng biện pháp tránh thai: 4.538 ca. Trong đó:Vòng tránh thai 1190 ca,
đình sản 28 ca, thuốc tiêm tránh thai 190 ca, thuốc cấy tránh thai 30 ca, thuốc uống
tránh thai 700 ca, bao cao su 2.400 ca.
2.3.3. Kết quả chiến dịch truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ kinh phí và thuốc thiết yếu của
Chi cục Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam và Uỷ Ban Nhân Dân thành
phố Tam Kỳ, Trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình thành phố đã tổ chức được
02 đợt Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ Sức khỏe
sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình tại 13/13 xã, phường; đồng thời chỉ đạo xã, phường
tăng cường công tác truyền thông vận động, tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô
và tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến điểm
dịch vụ thực hiện Kế hoạch hóa gia đình; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tổ
chức truyền thông được 65 nhóm có trên 2600 đối tượng tham gia.
- Kết quả có 2.207 đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám tại
điểm dịch vụ, trong đó số người được phát hiện mắc bệnh phụ khoa là 905 người,
chiếm 41,01% so với tổng số phụ nữ đến điểm dịch vụ khám.
- Tổ chức thực hiện được 788 ca vòng tránh thai, 09 ca đình sản, 50 ca thuốc
tiêm tránh thai và 24 ca thuốc cấy tránh thai.
- Tổ chức xét nghiệm tế bào âm đạo được 325 ca, trong đó: Bình thường 115
ca, viêm nhẹ 72 ca, viêm vừa 55 ca, viêm nặng 72 ca, chuyển giải phẩu bệnh 11 ca.
- Tổ chức xét nghiệm soi tươi được 1036 ca, trong đó: Trichomonas 58 ca,
nấm 184 ca, tạp khuẩn 605 ca và bình thường 189 ca.
- Để phục vụ cho Chiến dịch năm 2010, ngoài nguồn thuốc tỉnh cân đối, Uỷ
Ban Nhân Dân thành phố đã hỗ trợ thêm trên 28 triệu đồng để mua thuốc thiết yếu

điều trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ. Ngoài ra, nhiều xã, phường đã tranh thủ sự ủng
hộ của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương hỗ trợ thêm nguồn kinh phí
trọng Chiến dịch gần 6 triệu đồng; tổng kinh phí để tổ chức thực hiện Chiến dịch
năm 2010 là gần 79 triệu đồng.
- Kết quả chung Chiến dịch đạt chưa cao so với kế hoạch đề ra, trong đó
có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do chưa tập trung quyết liệt
trong
thời gian diễn ra Chiến dịch, đối tượng đến điểm dịch vụ khám còn thấp, bên
cạnh đó tỷ lệ phụ nữ viêm nhiễm đường sinh sản vẫn còn cao nên ảnh hưởng
đến việc thực hiện các chỉ tiêu trong Chiến dịch. Tuy nhiên có 02 đơn vị nổi bậc
là phường An Phú và xã Tam Thăng đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra, được Chi cục
Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình tỉnh khen thưởng, và 02 đơn vị đạt chỉ tiêu thấp
nhất là Tân Thạnh, Trường Xuân.
2.3.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu
Thực hiện dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình
• Biện pháp tránh thai lâm sang:
Theo số liệu báo cáo thống kê từ các xã, phường thì tổng biện pháp tránh
thai thực hiện từ đầu năm đến 30/4/2010 có 4037/4708 ca đạt 85.75% kế hoạch
năm. Trong đó tổng biện pháp tránh thai lâm sàng là 875/1438 ca đạt 60.85%,
thực hiện trong Chiến dịch là 512/770 ca đạt 66.49% kế hoạch Chiến dịch về
biện pháp tránh thai lâm sàng. Đến nay có 03/13 đơn vị hoàn thành trên 90% chỉ
tiêu tổng biện pháp tránh thai hiện đại là An Phú, An Xuân và Tam Ngọc; có
03/13 đơn vị đạt trên 70% chỉ tiêu biện pháp tránh thai lâm sàng là Tân Thạnh,
An Phú và Tam Thanh.
+ Về Đình sản: Toàn thành phố thực hiện được 04/28 ca đạt 14% so với
kế hoạch năm, có 03/13 đơn vị hoàn thành chỉ tiêu này từ 50% trở lên là An
Mỹ, Tam Thăng và Tam Thanh.
+ Về Vòng tránh thai: Thực hiện được 625/1190 ca đạt 52.5% kế hoạch
năm. Thực hiện trong Chiến dịch được 447/699 ca đạt 63.9% kế hoạch Chiến
dịch. Chưa có đơn vị nào hoàn thành chỉ tiêu này, có 04 đơn vị đạt chỉ tiêu trên

60% kế hoạch năm là Tân Thạnh, Phước Hoà, An Phú và Tam Thanh.
+ Về thuốc tiêm tránh thai: Toàn thành phố đã duy trì và thực hiện mới
được 242/190 ca đạt 127.4% kế hoạch năm, thực hiện mới trong Chiến dịch 60
ca. Hầu hết các đơn vị đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu này, chỉ trừ đơn vị Phước
Hoà mới đạt 60% kế hoạch năm.
+ Về chỉ tiêu thuốc cấy tránh thai: Toàn thành phố thực hiện mới được
04/30 ca, đạt 13.3% kế hoạch năm, trong đó đơn vị Tam Thanh thực hiện được
03 ca, An Xuân 01 ca.
• Biện pháp tránh thai phi lâm sàng:
+ Về viên uống tránh thai: Đến nay toàn thành phố thực hiện được
704/700 ca, đạt 100.57% kế hoạch cả năm.
+ Về chỉ tiêu bao cao su: Toàn thành phố duy trì số cũ và thực hiện mới
2458/2570 ca đạt 95.64% chỉ tiêu kế hoạch năm.
2.3.5. Kết quả gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản
+ Chiến dịch đã tổ chức khám phụ khoa cho 1092/2310 đối tượng đạt
47% kế hoạch Chiến dịch là phụ nữ trọng độ tuổi sinh đẻ, phát hiện và điều
trị bệnh cho 383 đối tượng, chiếm 35% so với tổng số phụ nữ đến khám tại
điểm dịch vụ.
+ Về xét nghiệm soi tươi: Thực hiện được 392/486 ca, đạt 80.6% Kế
hoạch chiến dịch, trong đó Trichomonas là 03 ca, Nấm 63 ca, tạp khuẩn: 295,
bình thường 31 ca.
+ Về xét nghiệm tế bào âm đạo: Thực hiện được 262/262 ca, đạt 100%
Kế hoạch chiến dịch, trong đó: viêm nhẹ 69 ca, viêm vừa 85 ca, viêm nặng 30
ca, chuyển giải phẩu bệnh 03 ca và bình thường.
Chương 3. Đánh giá chiến dịch Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia
đình tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2010
Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình là một trong những giải
pháp quan trọng nhằm giảm tỷ lệ sinh, kìm hãm sự gia tăng dân số. Truyền
thông cũng nhằm thay đổi nhận thức của người dân từ đó có sự thay đổi hành vi
về sinh đẻ. Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình là chiến lược lâu dài

của Đảng và Nhà nước. Qua chiến dịch truyền thông đợt này tôi rút ra một số
đánh gia sau:
3.1. Đánh giá về mục tiêu đề ra
Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra cho thấy đường lối, chủ trương của Tỉnh và
Trung Tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình là hoàn toàn đúng đắn. Các mục tiêu
đề ra liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, chính trị và dân số.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch
hóa gia đình.
Như mục tiêu đã nêu, phấn đấu có 90% trở lên các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) thuộc 13 xã, phường được tư vấn để hiểu cơ bản về
vấn đề Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình và kể cả vấn đề Sức khỏe sinh sản. 95%
chỉ tiêu về sử dụng các biện pháp tránh thai. Như vậy đây là chỉ tiêu rất cao, nếu
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các cá nhân và hộ gia đình thì sẽ hoàn
thành mục tiêu, góp phần khống chế gia tăng dân số.
Hơn nữa việc xây dụng các mô hình nông thôn, khối phố không có người
sinh con thứ 3 trở lên là rất khó thực hiện. Chỉ tiêu này nếu thực hiện trong 1
giai đoạn sẽ không khả thi, nếu muốn đạt được đó là cả một quá trình lâu dài.
Do vậy về phía trung tâm cũng như lãnh đạo địa phương cần có những biện
pháp tích cực và hữu hiệu hơn.
Mặt khác mục tiêu chính của Chiến dịch truyền thông Dân số/ Kế hoạch
hóa gia đình là giảm tỷ lệ sinh, kìm hãm sự gia tăng dân số. Đây là chiến lược
lâu dài của cơ quan chức năng có liên quan. Việc hoàn thành mục tiêu sẽ góp
phần làm cho kinh tế phát triển, cuộc sống người dân ổn định, có điều kiện nâng
cao chất lượng nuôi dạy con cái, góp phần làm cho địa phương giàu mạnh. Do
vậy việc thực hiện các mục tiêu là rất cần thiết đối với địa phương nói riêng và
toàn tỉnh nói chung.
3.2. Về đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là những người đóng vai trò nòng cốt, nhũng người chủ
lực trong công tác truyền thông đợt này. Tuy nhiên đối vợi họ, bên cạnh những
mặt tích cực sẽ không tránh khỏi những hạn chế.

+ Đối với cán bộ cấp Trung tâm:
Là nhũng người chủ lực, có vai trò vạch ra đường lối chính sách để
truyền xuống cấp cơ sở thực hiện. Đội ngũ cán bộ Trung tâm đa số là những
người đã qua đào tạo, hiểu sâu và rộng về lĩnh vực Dân số/ Kế hoạch hóa gia
đình. Vì vậy cần có sự duy trì và ổn định tổ chức để thực hiện tốt vai trò của cá
nhân và nhiệm vụ của Trung tâm.
Bên cạnh đó những tồn tại là số lượng cán bộ ở Trung tâm còn ít, một số
ít người chưa có sự nhiệt tình, chưa phát huy hết khả năng và vai trò của mình.
Ngoài ra cần có sự pối hợp giữa những người lãnh đạo cấp trên, cán bộ
thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, cán bộ Chi cục Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình và
cán bộ trung tâm Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình với nhau. Đó là những móc nối
quan trọng, chung sức lập kế hoạch, đề ra chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho
mỗi chiến dịch. Cần có chế độ ưu đãi cũng như chính sách thưởng, phạt để làm
việc tốt hơn.
+ Đối với cán bộ xã, phường:
Đội ngũ cán bộ xã, phường gồm 13 cán bộ chuyên trách, 155 cộng tác
viên. Đội ngũ này đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền vừa qua cho các
đối tượng tại cộng đồng. Làm việc rất nhiệt tình, do đông về số lượng nên đáp
ứng nhu cầu về truyền thông, tư vấn và hướng dẫn người dân tham gia chiến
dịch truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình. Họ nhận thức đúng tầm quan
trọng của chiến dịch đối

×