Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

giới thiệu tổng quan hệ thống điện và kỹ thuật cơ bản vận hành hệ thống điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 103 trang )

MỤC LỤC
Chuyên đề 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ KỸ
THUẬT CƠ BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN 4
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TÒA NHÀ
TRUNG TÂM 4
1.2. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN 4
1.2.1. Mạng điện 4
1.2.2. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người 5
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện 7
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tai nạn điện 9
1.2.5. Tai nạn do tiếp xúc với điện cao áp 13
1.2.6. Tai nạn do tiếp xúc với mạng điện hạ áp có trung tính nối đất
trực tiếp 15
1.2.7. Nối trung tính (nối không), nối đất bảo vệ 17
1.3. NHỮNG QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN 19
1.3.1. Quy đinh an toàn đối với người lao động làm các công việc về
điện 19
1.3.2. Quy định an toàn điện trong nhà xưởng 20
1.3.3. Quy định an toàn với mạng điện tại nơi sản xuất 23
1.3.4. Quy định an toàn điện khi vận hành trạm phân phối điện 26
1.3.5. Quy định an toàn khi sử dụng các thiết bị cầm tay 26
1.3.6. Cấm 28
1.3.7. Cấm sử dụng máy khi phát hiện thấy dù chỉ 1 trong nhưng hư
hỏng sau 28
1.3.8. Ít nhất 6 tháng một lần thực hiện đo điện trỏ cách điện, thiết bị
điện cầm tay (không được nhỏ hơn 1 Mêga Ôm) 29
1.4. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT 29
1.4.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 29
1.5. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC
CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH 33


1.5.1. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan,
công sở 33
1.5.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực
hành chính sự nghiệp 38
1.5.3. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình 44
Chuyên đề 2. ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 47
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐHKK 47
2.1.1. Không khí ẩm 47
2.1.2. Nhiệt độ 47
1
2.1.3. Độ ẩm 49
2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường không khí đến con người 49
2.2. PHÂN LOẠI MÁY ĐHKK 52
2.2.1. Máy ĐHKK cục bộ 52
2.2.2. Hệ thống ĐHKK kiểu phân tán 54
2.3. GIỚI THIỆU HT ĐHKK TẠI TRUNG TÂM 58
2.4. AN TOÀN MÔI CHẤT LẠNH 59
2.4.1. Khái niện về môi chất lạnh 59
2.4.2. Các môi chất lạnh sử dụng cho máy ĐHKK 59
2.4.3. An toàn môi chất lạnh 59
2.4.3. An toàn môi chất lạnh 60
2.5. SỬ DỤNG MÁY ĐHKK 60
2.5.1. Sử dụng điều khiển từ xa (Remote) 60
2.6. BẢO DƯỠNG MÁY ĐHKK 62
2.6.1. Vệ sinh lọc không khí trong nhà 62
2.6.2. Vệ sinh định kỳ dàn nóng và dàn lạnh 62
2.6.3. Lưu ý trước khi cho máy nghỉ dài lâu 62
2.7. TIẾT KiỆM NĂNG LƯỢNG ĐHKK 62
2.8. XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP 63
2.8.1. Máy không hoạt động 63

2.8.2. Máy hoạt động nhưng phòng không lạnh 63
2.8.3. Phòng lạnh tạo ra mùi 63
Chuyên đề 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG THANG MÁY
64
5.1.1. Giới thiệu 64
5.1.2. Hướng dẫn vận hành thang máy cơ bản 64
5.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THANG MÁY 67
5.2.1. Mục đích 67
5.2.2. Hướng dẫn sử dụng thang máy 67
5.3. XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ VỀ THANG MÁY 68
Chuyên đề 4. HỆ THỐNG NƯỚC 70
4.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 70
4.1.1. Khái niệm hệ thống cấp nước 70
4.1.2. Hệ thống cấp nước gồm các bộ phận sau 70
4.1.3. Giới thiệu tổng quan Hệ thống nước Trung tâm ĐTBD CB tài
chính miền Trung (theo bản vẽ thiết kế) 71
4.2. HỆ THỐNG BƠM NƯỚC LÊN CÁC TẦNG CAO 71
4.2.2. Nguyên lý hoạt động của máy bơm nước 71
4.2.3. Cách chọn mua máy bơm 71
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy bơm nước 74
4.2.5. Các sự cố thường gặp khi sử dụng máy bơm nước 75
2
4.3. KIỂM TRA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG NƯỚC 77
4.3.1. Các chỉ tiêu cần biết trong nước sạch 77
4.3.2. Các chỉ tiêu lý hoá của nước uống đóng chai liên quan đến an
toàn thực phẩm 86
4.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng
chai và nước uống đóng chai 88
4.3.4 . Cách tự kiểm tra nguồn nước của bạn có bị nhiểm bẩn không
91

4.4. KIỂM TRA HỆ THỐNG ỐNG DẪN 92
4.5. VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG NƯỚC SINH HOẠT
(VĂN PHÒNG VÀ PHÒNG Ở) 92
4.5.1. Yêu cầu chung 92
4.5.2. Sử dụng hệ thống nước sinh hoạt 93
4.5.3. Các giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi
trường 95
4.6. CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ RÒ RỈ NƯỚC 96
4.6.1. Đối với những vị trí khe hở là nhựa PVC, như khe nứt ống
nước, khe hở giữa ống nước và các vị trí nối… bạn có thể dùng một
số cách như sau: 96
4.6.2. Những vị trí là khớp nối 97
4.6.3. Đối với các vị trí cố định có khe hở như nơi vặn vít mái tôn,
các lỗ thủng nhỏ trên mái… 97
4.6.4. Trong trường hợp nơi xử lý là tường, bê tông 97
4.7. HƯỚNG DẪN THÔNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC BỊ NGHẸT 97
4.7.1. Hướng dẫn vệ sinh đường ống nước thải chính bị nghẹt 98
4.7.2. Thông nhà vệ sinh bị nghẹt 98
4.7.3. Bồn tắm bị tắc 99
4.7.4. Vệ sinh bồn rửa (Lavabor) bị nghẹt 100
4.7.5 Mẹo xử lý nhanh 101
3
Chuyên đề 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ
THỐNG ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT CƠ
BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐIỆN
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TÒA
NHÀ TRUNG TÂM
(Giới thiệu theo bản vẽ thiết kế)
1.2. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

1.2.1. Mạng điện
a) Mạng điện 3 pha trung tính cách đất:
Sơ đồ 1.1: Mạng điện 3 pha trung tính cách đất
b) Mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính nối đất:
Sơ đồ 1.2: Mạng điện 3 pha trung tính cách đất
4
1
3
2
.
1
U
.
3
U
.
2
U
R
0
1
4
3
2
.
4
Y
.
2
U

.
1
Y
.
2
Y
.
3
Y
.
3
U
U
1
Cấp điện áp của mạng điện hạ áp lưới điện Quốc gia là
220V/380V
- Trị số điện áp giữa dây pha và dây trung tính (dây
nguội,đất ) là 220V
- Trị số điện áp giữa 2 dây pha (2 dây nóng) là 380V
- Tần số của điện áp lưới điện là 50HZ
1.2.2. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người
Khi tiếp xúc với nguồn điện con người có thể bị nguy
hiểm bởi :
- Tia hồ quang điện phát sinh do quá trình đóng cắt mạch
điện
- Dòng diện truyền qua người khi chạm vào mạch điện
- Phóng điện từ bộ phận mang điện qua không khí vào cơ
thể con người (khi đến gần các bộ phận mang điện cao áp
a) Tác hại của tia hồ quang:
Gây thương tích ngoài da: bỏng, cháy, có khi phá hoại cả

phần mềm, gân và xương
b) Tác hại của dòng diện truyền qua cơ thể con người
(bị điện giật):
Người bị điện giật là do tiếp xúc với mạch điện có điện
áp hay nói một cách khác là do có dòng điện chạy qua cơ thể
người. Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng
sau đây:
- Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim
não và các cơ quan nội tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm
trọng về chức năng.
- Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và
các chất lỏng hữu cơ dẫn đến phá huỷ thành phần hoá lý của
máu và các tế bào.
5
- Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các
tổ chức sống dẫn đến co rút các bắp thịt trong đó có tim và
phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm ngừng
hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn.
Các nguyên nhân chủ yếu gây chết người bởi dòng điện
thường là tim phổi ngừng làm việc và sốc điện:
- Tim ngừng đập là trường hợp nguy hiểm nhất và thường
hay gặp để cứu sống nạn nhân hơn là ngừng thở và sốc điện.
Tác dụng dòng điện đến cơ tim có thể gây ra ngừng tim hoặc
rung tim. Rung tim là hiện tượng co rút nhanh và lộn xộn các
sợi cơ tim làm cho các mạch máu trong cơ thể bị ngừng hoạt
động dẫn đến tim ngừng đập hoàn toàn. Ngừng thở thường xảy
ra nhiều hơn so với ngừng tim, Người ta thấy bắt đầu khó thở
do sự co rút do có dòng điện 20-25mA tần số 50Hz chạy qua
cơ thể. Nếu dòng điện tác dụng lâu thì sự co rút các cơ lồng
ngực mạnh thêm dẫn đến ngạt thở, dần dần nạn nhân mất ý

thức, mất cảm giác, rồi ngạt thở cuối cùng tim ngừng đập và
chết lâm sàng.
- Sốc điện là phản ứng phản xạ thần kinh đặc biệt của cơ
thể do sự hưng phấn mạnh bởi tác dụng của dòng điện dẫn đến
rối loạn nghiêm trọng tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi
chất. Tình trạng sốc điện kéo dài độ vài chục phút cho đến một
ngày đêm, nếu nạn nhân được cứu chữa kịp thời thì có thể bình
phục. Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định
nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất dẫn đến chết người.
Ý kiến thứ nhất cho rằng đó là do tim ngừng đập, song loại ý
kiến thứ hai lại cho rằng đó là do phổi ngừng thở vì theo họ
trong nhiều trường hợp tai nạn điện giật thì nạn nhân được
cứu sống chỉ đơn thuần bằng biện pháp hô hấp nhân tạo thôi.
6
Loại ý kiến thứ ba cho rằng khi có dòng điện qua người thì đầu
tiên nó phá hoại hệ thống hô hấp sau đó nó làm ngừng trệ hoạt
động tuần hoàn. Do có nhiều quan điểm khác nhau như vậy
nên hiện nay trong việc cứu chữa nạn nhân bị điện giật người
ta khuyên nên áp dụng tất cả các biện pháp để vừa phục hồi hệ
thống hô hấp (thực hiện hô hấp nhân tạo) vừa phục hồi hệ
thống tuần hoàn
c) Phóng điện từ bộ phận mang điện qua không khí vào cơ
thể con người (khi đến gần các bộ phận mang điện cao áp):
Trong trường hợp này con người vừa bị tác dụng nhiệt
đốt cháy 1 phần của cơ thể, vừa bị tác động của dòng điện đi
qua người.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện
Bảng 1.1: Bảng thống kê một số trường hợp bị tai nạn về điện
Các yếu tố liên quan Tỉ lệ bị điện
giật (%)

* Theo cấp điện áp:
U ≤ 1000V 76,4
U > 1000V 23,6
* Theo trình độ về điện:
- Nan nhân thuộc về nghề điện 42,2
- Nan nhân không có chuyên môn về điện 57,8
* Các dạng bị điện giật:
1. Chạm trực tiếp vào điện: xảy ra khi người tiếp xúc
trực tiếp với dây dẫn trần mang điện trong những tình
trạng bình thường.
55,9
- Do vô tình, không phải do công việc yêu cầu tiếp xúc 6,7
- Do công việc yêu cầu tiếp xúc với dây dẫn 25,6
- Đóng điện nhầm lúc đang tiến hành sửa chữa, kiểm tra 23,6
2. Chạm gián tiếp: Xảy ra khi người tiếp xúc với phần
mang điện mà lúc bình thường không có điện, nhưng do
một lý do nào đó trở nên mang điện. (VD: chạm vào vỏ
22,8
7
động cơ điện, tủ điện bị hỏng cách điện, chạm vỏ, …
mà không có biện pháp bảo vệ)
- Lúc thiết bị không được nối đất 22,2
- Lúc thiết bị có nối đất 0,6
3. Chạm vào vật không phải bằng kim loại có mang
điện áp như các tường, các vật cách điện, nền nhà,

20,1
4. Bị chấn thương do hồ quang sinh ra lúc thao tác
các thiết bị đóng cắt
1,2

* Nguyên nhân:
- Trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng,
sửa chữa công trình điện chưa tốt.
- Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có
người đang sửa chữa, thao tác vận hành thiết bị không đúng
quy trình…
- Chủ quan, bất cẩn, xem thường sự nguy hiểm của điện
khi thao tác, vận hành hệ thống điện ở cấp điện áp hạ thế (≤
1000V) – 220/380V. Ở cấp điện áp này người vận hành tiếp
xúc nhiều nhất.
Hình 1.1: Chạm trực tiếp vào điện Hình 1.2: Chạm gián tiếp
8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tai nạn điện
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tai nạn điện
* Mức độ tác hại biên độ dòng điện đi qua người.
Bảng 1.2: Bảng thống kê một số trường hợp bị tai nạn về điện
Ing
(mA)
Tác hại Đối Với Người (Thống kê theo IEC 479-1)
Điện AC 50-60Hz Điện DC
0,6 - 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
2 – 3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác
5 – 7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như kim châm
8 – 10 Tay khó rời vật mang điện Nóng tăng dần
20 – 25 Tay không rời vật mang
điện, bắt đầu khó thở
Bắp thịt co và rung
50 – 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu
đập mạnh
Tay khó rời vật có điện và

khó thở
90 – 100 Nếu kéo dài với t ≥ 3s, tim Hô hấp tê liệt
9
Tình trạng
bị điện giật
Biên độ
dòng điện
Tổng trở
người
Điện áp
tiếp xúc
Thời gian
tiếp xúc
Môi trường
làm việc
Tần số
dòng điện
Đường đi
dòng điện
Diện tích
tiếp xúc
ngừng đập
* Các yếu tố ảnh hưởng đến biên độ dòng điện đi qua
người
1.2.4.1. Điện trở của người:
Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:
- Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần
kinh của người, VD:
+ Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω]
+ Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da,

nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800
- 1000) [Ω]
- Môi trường xung quanh.
- Điều kiện tổn thương, VD:
+ Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực
điện, điện trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé (50 - 60)[V] có
thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.
+ Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần (10 - 30)[V],
thì sẽ có hiện tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể
xem như tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài.
+ Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi
toát ra làm điện trở người giảm xuống:
•Với dòng điện 0,1 [mA] điện trở người R
người = 500.000 [
Ω]
•Với dòng điện 10 [mA] điện trở người R
người = 8.000 [
Ω]
+ Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ
với thời gian tác dụng của dòng điện, vì da bị đốt nóng, mồ hôi
thoát ra và có sự thay đổi về điện phân.
1.2.4.2. Điện áp tiếp xúc
10
Giới hạn dòng điện nguy hiểm cho con người căn cứ vào
dòng điện nguy hiểm, trong nhiều trường hợp không xác định
được vì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài. Mặt khác,
giá trị điện trở người luôn thay đổi trong các điều kiện khác
nhau. Do đó, để giới hạn mức độ an toàn, trong tính toán, thiết
kế, người ta thường sử dụng đại lựợng điện áp cho phép. (Ucp)
Giá trị điện áp cho phép tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn quốc

gia, điện áp cho phép ở mỗi nước mỗi khác:
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở các quốc gia tham khảo
Điện áp tối đa cho phép (Ucp)
Theo tiêu chuẩn Theo
tần số
Nơi
khô ráo
Nơi
ẩm ướt
Ba Lan, Thụy Sỹ, Đức, IEC
AC
DC
50 V
120V
25 V
60V
Hà Lan, Thụy Điển
AC
DC
24 V
50V
12 V
25V
Việt Nam
AC
DC
50 V
80V
25 V
50V

1.2.4.3. Diện tích tiếp xúc
Diện tích tiếp xúc càng lớn, càng nguy hiểm
1.2.4.4. Thời gian tiếp xúc
Con người có khả năng chịu được dòng điện lớn hơn nếu
thời gian dòng điện qua người ngắn hơn
Thời gian tiếp xúc càng lâu, điện trở thân người càng bị
giảm thấp hơn do quá trình phân hủy lớp da và hiện tượng
điện phân phát triển và tác hại của dòng điện đối với cơ thể
càng tăng
11
Bảng 1.4. Thời gian tiếp xúc tối đa cho phép
Uac (V) Udc (V)
Thời gian tiếp xúc tối đa cho phép
(theo IEC 634-4-4.1)
50 10 ≥ 5s
75 140 1s
90 160 0,5s
110 175 0,2s
150 200 0,1s
220 250 0,05
280 310 0,03s
1.2.4.5. Đường đi của dòng điện qua người
Các thí nghiệm trên động vật xác định lượng dòng điện đi
qua tim như sau:
Bảng 1.5. Đường đi của dòng điện qua người
Đường đi của Ing Tỉ lệ Ing đi qua tim
Tay- Thân - tay 3,3 %
Tay phải - Thân - Chân 6,7 %
Tay trái - Thân - Chân 3,7 %
Chân - Thân - Chân 0,4 %

1.2.4.6. Tần số dòng điện
Bảng 1.6. Tần số dòng điện
Tần Số - F (Hz)
Giới hạn dòng điện nguy
hiểm I (mA)
0 50
10 20
20 12
50 10
60 12
70 14
100 20
500 50
1000 80
12
1.2.4.7. Môi trường làm việc
Môi trường ẩm ướt, có hóa chất mức độ nguy hiểm sẽ
tăng lên
1.2.5. Tai nạn do tiếp xúc với điện cao áp
1.2.5.1. Vi phạm khoảng cách an toàn
- Con người tiếp xúc với điện cao áp (như: cuốc phải dây
cáp ngầm. gần chạm vào dây cao thế khi xây nhà…. ) chịu
điện áp bằng điện áp pha nên đa số bị cháy và bỏng nặng
- Con người tới quá gần đường dây cao áp hoặc thanh cái
trong trạm biến áp sẽ bị phóng điện vào cơ thể
* Biện pháp phòng ngừa
- Phải giữ khoảng cách an toan tối thiểu giữa người với
đường dây tải điện hoặc các bộ phận mang điện như sau:
Điện áp(Kv) 6÷35 15÷35 35÷110
Khoảng cách (m) O,75 1, 1,5

- Nhà ở công trình được phép tồn tại trong hành lang bảo
vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, không được vi phạm
khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp như sau:
Điện áp Đến
22KV
35 KV 66-110
KV
220 KV
Dây
bọc
Dây
trần
Dây
bọc

y
trần
Dây
trần
Khoảng cách an
toàn
1 m 2 m 1,5
m
3 m 4 m 6 m
c) Lúa hoa màu, cây trồng chỉ được trồng cách mép móng
cột điện ít nhất là 0,5 m
1.2.5.2. Vào vùng có điện áp bước
13
Khi cham đất ở mạch điện 3 pha có trung tính nối đất, sẽ
xuất hiện dòng điện ngắn mạch 1 pha, gọi là gắn mạch chạm

đất 1 pha. Dòng điện này đi vào trong đất qua điểm chạm đất
và qua cọc nối đất để về nguồn . Khi đó xung quanh điểm
chạm đất cũng như xung quanh cọc nối đất sẽ có sự phân bố
điện thế như hình vẽ (Hình 1)
Điện áp bước:
* Định nghĩa: Là điện áp đặt lên giữa hai chân người khi
người đứng trong vùng chạm đất.
- Độ dài bước chân càng ngắn (a nhỏ) thì điện áp bước
càng bé
- Bước di trong vùng càng xa nơi chạm đất (x lớn ) thì điện
áp bước càng bé
- Cách nơi chạm đất ≥ 20m thì xem như điện áp bước = 0
Hình 1
* Biện pháp phòng ngừa:
- Hạn chế sự cố đứt dây
14
a
U
b
= U
d
- U
a
U
b
= 0
U
d
= I
d

.R
d
x
20m
- Có biển cảnh báo để cấm người đi vào vùng có điện áp bước
- Thực hiện tốt nối đất , sử dụng các thiết bị bảo vệ tác
động nhanh
1.2.6. Tai nạn do tiếp xúc với mạng điện hạ áp có
trung tính nối đất trực tiếp
Khi cơ thể người tiếp xúc vơi hai cực của nguồn điện sẽ
có dòng chạy qua cơ thể người, mức độ nguy hiểm phụ thuộc
vào cấp điện áp và tư thế chạm điện
1.2.6.1. Chạm trực tiếp vào dây pha
Hình 2
Ing = Up/Rn + Rcđ +Rđ
* Biện pháp phòng ngừa:
- Dây điện phải bọc cách điện tốt
- Cần phải có cách điện tốt giữa người và đất
1.2.6.2. Chạm trực tiếp đồng thời vào dây pha và dây
trung tính
15
R
0
1
4
3
2
.
2
U

.
1
Y
.
2
Y
.
3
Y
.
3
U
U
1
R
0
1
4
3
2
.
2
U
.
3
Y
.
3
U
U

1
1.2.6.3. Chạm trực tiếp đồng thời vào 2 dây pha
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, điện áp đặt vào người
là 380V, trường hợp này ít gặp, chỉ xảy ra ở điện hạ áp do:
d) Sửa chữa không cắt điện, hoặc cắt rồi do nhầm lẫn hoặc
do sự cố có điện lại
e) Do đấu nối dây điện, nối dây vào cầu dao mà không cắt điện
f) Chạm vào 2 pha của cầu dao
* Biện pháp phòng ngừa:
- Thực hiện cắt điện trước khi sửa chữa, cầu dao phải có
nắp che chắn
- Cắt điện khi sửa chữa đường dây, sau khi kiểm tra
không có điện nối ngắn mạch các pha và nối xuống hệ thống
nối đất di động
Hình 3
1.2.6.4. Chạm điện vào võ thiết bị
16
1
4
3
2
.
2
U
.
3
U
U
1
Đa số các thiết bị hoặc dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại.

Khi cách điện giữa phần mang điện và vỏ của thiết bị hư hỏng,
điện sẽ truyền ra vỏ kim loại của thiết bị điện.Khi đó nếu
người đứng trên mặt đất và chạm vào vỏ của thiết bị điện, thì
trường hợp này tương tự như đứng trên nền đất và chạm vào
dây dẫn 1 pha.Chạm vỏ thường xảy ra là do cách điện bằng
cao su hay bằng chất dẻo bị lão hóa theo thời gian; do dây điện
bị co, kéo, cách điện bị nứt, gãy. Cách điện còn bị hư hỏng
nhanh ở môi trường có hóa chất ăn mòn.
* Biện pháp phòng ngừa: Định kỳ kiểm tra, loại bỏ các
thiết bị, dụng cụ có chất lượng cách điện kém, sử dụng các
biện pháp bảo vệ để cắt nhanh sự cố: nối trung tính (nối
không) thiết bị, máy cắt dòng rò, máy cắt điện áp rò.
1.2.7. Nối trung tính (nối không), nối đất bảo vệ
Chạm vỏ là trường hợp hay gặp nguy hiểm tới tính mạng
con người. Muốn giảm sự nguy hiểm cho người, phải áp dụng
các biện pháp bảo vệ đồng thời giảm nhỏ điện áp chạm và cắt
nhanh nguồn điện dẫn tới chổ chạm vỏ. Có thể tùy từng trường
hợp mà áp dụng từng biện pháp phối hợp hai trong các biện
pháp sau:
- Nối dây trung tính (nối không) bảo vệ
- Nối đất bảo vệ
- Cắt mạch bảo vệ
1.2.7.1. Nối dây trung tính (nối không) bảo vệ
- Tất cả các thiết bị điện dùng điện từ nguồn điện 3 pha 4
dây có điểm trung tính nối đất trực tiếp, các bộ phận không mang
điện mà người có thể chạm vào phải được nối với dây không.
- Tác dụng: Khi có chạm vỏ của một pha nào đó, nhờ có
biện pháp nối không sẽ có ngắn mạch một pha, bộ phận tác
17
động (cầu chảy, Áp tô mát) sẽ cắt dòng điện dẫn tới chỗ

chạm vỏ,
- Muốn áp dụng biện pháp này phải có hai yếu tố sau đây:
+ Mạch bảo vệ dây không phải có điện trở đủ nhỏ
+ Giá trị chỉnh định của bộ phận tác động phải đúng.
Hai yếu tố này có liên quan khăng khít với nhau để thời
gian tác động của bộ phận tác động đủ ngắn (tốt nhất trong
khoảng 1 giây) → nhanh chóng loại trừ nguy hiểm. Đây là
biện pháp thông dụng và rẻ tiền nhất.
* Đối với mạng điện 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp:
+ Khi bảo vệ nối "không" cho thiết bị điện 3 pha, vỏ thiết
bị điện được nối với dây " không"
* Khi nối "không" cho thiết bị điện 1 pha, phải tách dây "
không" thành dây trung tính (N) và dây bảo vệ (PE) và vỏ của
thiết bị điện được nối với dây bảo vệ (PE), còn dây trung tính
(N) để cung cấp điện cho thiết bị điện.
1.2.7.2. Nối đất bảo vệ
Cách nối: Vỏ thiết bị được nối với hệ thống nối đất
Tác dụng: tạo nên giữa vỏ thiết bị và đất một điện trở nhỏ
để làm giảm phân lượng dòng điện qua Người (hay nói cách
khác là làm giảm điện áp trên vỏ thiết bị) đến một trị số an toàn
cho người khi chạm vào vỏ thiết bị có sự cố chạm vỏ, đồng thời
lại tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị kiểm tra cách điện
tác động, kịp thời cắt nguồn điện tới chỗ chạm vỏ.
Nối đất thiết bị được phép sử dụng thay thế cho nối
không ở các điểm cơ khí nhỏ, trên các công trường xây dựng
hoặc các xưởng thủ công thường sử dụng các máy điện, thiết
bị điện di động, cầm tay có công suất nhỏ, với điều kiện phải
đảm bảo điều kiện cắt.
18
Thiết bị sau khi nối không, có thể cho phép nối đất bảo vệ

để tăng cường
Trị số điện trở nối đất được quy định như sau:
* Đối với các thiết bị có điện áp đến 1000V:
- Nối đất điểm trung tính nguồn : 4Ω
- Nối đất lặp lại của 1 cụm: 10 Ω
- Nối đất bảo vệ: 4 Ω
* Đối với các thiết bị có điện áp đến 1000V và công suất
nguồn nhỏ hơn 100 KVA:
- Nối đất điểm trung tính nguồn : 10Ω
- Nối đất lặp lại của 1 cụm: 30 Ω
- Nối đất bảo vệ: 10Ω
1.3. NHỮNG QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN
1.3.1. Quy đinh an toàn đối với người lao động làm các
công việc về điện
1. Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên, đủ tiên chuẩn sức
khỏe, không mắc các bệnh về tim, thần kinh, mắt kém, tai điếc,
đã qua đào tạo chuyên môn về điện và được huấn luyện, cấp
thẻ an toàn theo quy định, mới được phép làm các công việc
về điện. Cần phải chuyên môn hóa những người làm công việc
về điện, tránh những sự thay đổi không cần thiết.
2. Người lao động làm các công việc về điện phải thành
thạo về phương pháp cấp cứu người bị điện giật.
3. Không được làm việc khi cơ thể đang ở trạng thái
không bình thường như: ốm đau, mệt mỏi, suy nhược Khi
làm các công việc về điện ở trên cao từ 1,5 m trở lên, dưới
nước hoặc trong các đường hầm nhỏ hẹp còn phải được kiểm
tra tim mạch, huyết áp trước mỗi đợt công tác.
19
4. Người lao động có trách nhiệm sử dụng đầy đủ trang
bị, dụng cụ làm việc an toàn và trang bị phương tiện bảo vệ cá

nhân được trang cấp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và phù hợp
với công việc giao.
5. Các dụng cụ làm việc an toàn và phương tiện bảo vệ cá
nhân có yêu cầu về sức bền và độ cách điện như: dây an toàn,
mũ cách điện và mũ an toàn công nghiệp, kìm cách điện, ủng
cách điện, bao tay cách điện, ghế hoặc thảm cách điện phải
được kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc hướng
dẫn của nhà sản xuất.
6. Các thiết bị điện, máy điện đang vận hành, muốn tiến
hành bất kì công việc gì trên nó đều phải cắt điện, trừ các việc
như vặn lại bulông máy hoặc bệ máy.
7. Khi làm việc trên cao phải sử dụng dây an toàn. Các
dụng cụ đưa từ dưới lên phải dùng dây hoặc sào, không được
ném từ dưới lên. Không được để người đứng dưới chỗ đang
làm việc để đề phòng dụng cụ rơi vào người.
8. Người đứng quan sát, cảnh giới phải luôn luôn chú ý
theo dõi người đang làm việc, không được bỏ đi nơi khác
9. Khi có mưa giông, nước chảy thành dòng không được
tiến hành bất kỳ công việc gì trên đường dây và trên thiết bị
điện ngoài trời.
1.3.2. Quy định an toàn điện trong nhà xưởng
1. Máy điện phải đặt ở những nơi khô ráo (trừ các máy
điện có cấu tạo đặc biệt để làm việc ở những nơi ẩm ướt) và
phải dùng bu lông bắt chặt vào bệ máy. hộp đầu nối dây của
máy phải có nắp bảo vệ; cấm lấy nắp ra trong khi máy đang
làm việc.
20
2. Cầu dao điện phải đặt ở vị trí dễ dàng thao tác, phía
dưới không để vật gì vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi, sáng
sủa, phải bắt chặt vào tường hay cột nhà, phải có hộp che cẩn

thận; nếu hộp che bằng kim loại thì phải nối đất bảo vệ.
3. Tại các nút bấm, khóa điều khiển, các thiết bị đóng cắt
phải ghi rõ tên phụ tải dùng điện và chỉ dẫn đóng điện, cắt điện
rõ ràng bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
4. Tại các bảng điện cung cấp điện cho từ 2 đường dây
tiêu thụ trở lên phải có sơ đồ mạng điện, tránh việt đóng cắt
nhầm lẫn.
5. Khi nối dây điện, các mối nối phải được vặn xoắn, kẹp,
hàn chắc chắn và sole nhau. Phải được cuốn cách điện cẩn thận.
6. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn điện có mức điện áp
khác nhau (nguồn 220V, 110V, 36V, 12V ) thì các ổ cắm, phích
cắm sử dụng ứng với mỗi loại điện áp khác nhau phải có kết cấu
sao cho không thê cắm lẫn, tránh nhầm lẫn nguồn điện.
7. Trong mạch điện 3 pha bốn dây, cấm đặt thiết bị đóng
cắt (áp tô mát, cầu dao, cầu chì ) trên dây trung tính.
8. Trong mạch điện một pha một trung tính, cầu chì và
công tắc đơn phải đặt trên dây pha (dây lửa). Cấm đặt cầu
chảy, công tắc đơn trên dây trung tính. Cho phép đặt áp tô mát,
cầu dao 2 cực để đóng cắt đồng thời cả 2 dây.
9. Khi xảy ra tai nạn hoặc phát hiện thấy có những hiện
tượng không bình thường như: sau khi đóng điện mà động cơ
không quay, khi đang làm việc thấy khói hoặc tóe lửa trong
máy điện, số vòng quay bị giảm, đồng thời máy điện bị nóng
lên rất nhanh thì phải cắt điện ngay. Sau khi kiểm tra tìm ra
nguyên nhân và sửa chữa xong mới được đóng điện chạy lại.
21
10. Cắt tất cả các nguồn điện cung cấp đến bộ phận dự
định tiến hành công việc sửa chữa, bảo dưỡng. Tại đó phải treo
biển "Cấm đóng điện, có người làm việc" ở tay cần dao hoặc
áp tô mát vừa cắt; thử điện đường dây đã cắt; đặt dây nối đất di

dộng tạm thời và ngắn mạch phần đã cắt điện; đặt rào chắn và
treo biển báo ở 2 đầu đường dây đang sửa chữa.
11. Nếu trong lúc tiến hành sữa chửa mà công nhân có
thể chạm vào các bộ phận đang có điện khác hoặc có thể xảy
ra có điện, thì phải cắt điện cả những bộ phận đó. Nếu vì lí do
nào đó không cắt điện được thì phải rào chắn sao cho người
làm việc vô cũng không chạm vào được.
12. Khi thay cầu chì phải cắt cầu dao cách ly để đảm bảo
làm việc an toàn không có điện. trường hợp không thể cắt điện
được, cho phép thay cầu chì trong điều kiện có điện với loại
cầu chì kiểu nút vặn và loại ống kín, nhưng phải đảm bảo chắc
chắn là đường dây không mang tải, không bị ngắn mạch;
người thực hiện việc này phải đeo kính, mang găng tay cách
điện hoặc dùng kìm cách điện. Cấm thay cần chì kiểu hở mà
không cắt điện.
13. Việc thay cầu chì trong điều kiện có điện phải do
công nhâu điện có kinh nghiệm và kỹ năng an toàn thực hiện.
Khi thay cầu chì ở trên cao có dùng thang thì phải có hai
người.
14. Nghiêm cấm tháo chao đèn hoặc lưới bảo vệ của các
đèn chiều sáng khi đang sử dụng.
15. Làm việc trên cột ở độ cao từ 2m trở lên phải đeo dây
an toàn. Dây an toàn phải được mắc vào những vật cố định ,
chắc chắn. Định kỳ 6 tháng 1 lần phải thử dây an toàn, đạt yêu
cầu mới được sử dụng.
22
16. Các đèn chiếu sáng di dộng cầm tay dùng trong sửa
chữa, các đèn chiếu sáng cục bộ ở các máy, thiết bị, phải được
cung cấp từ nguồn điện < hoặc = 36V.
17. Khi làm việc trong thùng, bề kim loại hoặc những nơi

có nguy hiểm về điện tương tự, điên áp cấp cho đèn chiếu sáng
phải được cấp từ nguồn điện < hoặc = 12V. Nguồn điện cấp từ
máy biến áp cách ly.
18. Khi vệ sinh máy, thiết bị, phải cắt điện. Trong trường
hợp cần thiết, cho phép vệ sinh máy, thiết bị không phải cắt
điện nhưng phải tuân theo các yêu cấu sau đây: + Mang găng
tay điện, đứng trên tấm cách điện,thả ống tay áo cài khuy cẩn
thận và phải đội mũ trang khi làm việc.
+ Dùng chổi có tay cầm cách điện để quét trên thiết bị.
+ Làm theo phiếu công tác và ít nhất phải có hai người.
1.3.3. Quy định an toàn với mạng điện tại nơi sản xuất
1.3.3.1. Mạng điện trong nhà xưởng
+ Dây dẫn trong các phân xưởng phải là dây bọc cách
điện. Nếu chôn ngầm phải chọn đúng loai cáp. Dây dẫn qua
tường,sàn nhà,trên mái nhà không được chạm vào các bộ phận
kim loại để đề phòng dòng điện rò khi cách điện hỏng. Dây
dẫn xuyên qua tường phải được luồng trong ống sứ cách điện.
Dây dẫn đi trên cao phải bắt trên sứ cách điện.
+ Dây dẫn điện từ cầu dao ở bảng điều khiển đến động cơ
điện nên đặt ngầm hoặc dùng dây cáp bọc cao su cách điện đặt
nổi và không được kéo lê dây dẫn trên mặt đất, nhất là ở các
lối đi lại.
1.3.3.2. Mạng điện ngoài trời
+ Phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của
đường dây dẫn dẫn điện hạ áp trên không đến:
23
- Mặt đất khu vực đông dân cư; đường giao thông có ô tô,
xe lửa qua lại: 6m
- Mặt đất khu vực thưa dân cu: 5m
- Vỉa hè, đường dành cho người đi bộ ở đoạn nhánh rẻ

vào nhà: 3,5m
- Mái nhà, sân thượng: 2,5m
- Cây trồng dưới đường dây phải cách dây cuối cùng : 1m
+ Không được đăt trực tiếp dây dẫn điện ở trên mái nhà.
Không được kéo dây dẫn điện đi qua trên mái nhà tranh. Dây
dẫn đi qua mái nhà phải đặt trong ống thép và phải đảm bảo
khoảng cách giữa dây dẫn với bất cứ điểm nào của nhà phải ít
nhất là 2m.
+ Đường dây dẫn điện lực 3 pha phải dùng dây nhiều sợi
dạng xoắn(nếu là dây trần). Đường dây dẫn điện thắp sáng dùng
dây đơn, nhưng khi qua đường có nhiều xe cộ và người đi lại, thì
tiết diện tối thiểu của dây dẫn phải 10mm2 nếu là dây nhôm.
+ Dây súp hoặc dây dẫn bọc điện tương tự, khi cần đặt
ngoài trời thì không được bện vào nhau.
+ Tuyệt đối cấm tháo dây nhiều sợi vạn xoắn để làm dây đơn.
+ Cấm cuốn dây dẫn điện trên cộtt điện và các cây cối
khác, nhất là cuốn dây trên các cột hoặc cây mà khoảng cách
giữa các pha đặt theo chiều thẳng đứng. Có thể lợi dụng những
cây còn chắc để mắc dây điện nhưng phải đặt dây trên sứ và
chặt hết các cành cây có thể chạm vào dây.
+ Đường dây dẫn có đi qua chỗ cây cối thì phải đảm bào
sao cho khi có gió bão cành cây hoặc cây không chạm hoặc đổ
vào đường dây. Hàng năm, trước mùa mưa bão phải chặt các
cành cây có thể chạm vào dây dẫn dọc theo tuyến của nó.
24
+ Việc chặt cây và phát cành cây mọc nhô ra trên tuyến
có thể tiến hành khi đường dây có điện nhưng phải dùng dụng
cụ có cán cách điện và đứng dưới đất làm việc. Cấm chặt cây
đang lúc có gió to. Khi chặt cây phải có biện pháp không để
cây đổ vào đường dây dẫn. Phải dùng ít nhất 2 dây néo có

chiều dài đủ lớn để khi cây dổ cành cây không quật vào người
giữ đầu dậy. Dây néo phải buộc trước khi chặt cây. Cấm trèo
lên cây đang chặt hoặc đang cưa dở dang.
+ Đối với cây khô, mục, cháy, bị nghiêng về phía các
dây dẫn và các cây không thể chặt được từ phía tránh khỏi đổ
vào đường dây, thì phải chặt cây vào lúc đường dây dẫn đã cắt
điện và dây dẫn đã được thả xuống đất.
+ Với điện áp lớn hơn 1000v phải dùng dây dẫn nhiều
sợi. Khi các dây cao áp và hạ áp đi chéo nhau, phải đặt dây cao
áp trên dậy hạ áp và nếu đi ngầm thì phải đặt dây hạ áp trên
dây cao áp, giữa chúng phải đặt một lớp gạch và phải cách
nhau tối thiểu 0,35m.
+ Các máy xây dựng(cần trục, máy xúc, máy đóng cọc ).
Chỉ được làm việc trong vùng nguy hiểm của đường dây tải
điện trên không khi đường dây này dã được cắt điện.
+ Cho phép các máy xây dựng trên làm việc trong hành
lang bảo vệ của đường dây tải điện trên không đang mang điện,
nếu ngoài việc tuân theo các quy định về quản lý còn phải thỏa
mãn yêu cầu về khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp.
+ Cấm sử dụng các nguồn điên trên công trường để làm
hành rào bảo vệ công trường.
+ Phải thường xuyên kiểm tra, xem xét đường dây, nhất
là khi có giông bão, sấm sét. Nếu thấy dây điện bị đứt, cột đổ
hoặc có nguy cơ đổ, thì người kiểm tra phải báo cho bộ phận
25

×