MỞ ĐẦU
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam. Đây là
một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được
mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên,
sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.
Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người,
cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm,
vịnh Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch. Dân số và du lịch
phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công vịnh Nha Trang.
Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi
ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư
trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa. Hiện có khoảng 380
lồng với gần 9.000 bè nuôi tôm hùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết
cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có
hầm chứa trên mặt nước.
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa
du lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600
khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển. Để thực hiện việc mở rộng 1ha
mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu
cảng. Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô xung quanh
đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc.
Với những vấn đề môi trường trên, và thông qua chuyến đi thực tập
giáo học nhóm chúng tôi đã tìm hiểu “ Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh
Hòa, đặc biệt đối với thành phố Nha Trang. Phương thức quản lý để bảo
vệ môi trường, đặc biệt đối với môi trường bãi biển Nha Trang ”.
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú
Yên; Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận; Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm
Đồng; Phía Đông giáp biển Đông.
Ngoài phần đất liền, Khánh Hòa có vùng biển, vùng thềm lục địa, các
đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Diện tíchtự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 5.217,6 km
2
Bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo
san hô trong quần đảo Trường Sa
Là tỉnh có 3 vịnh biển đẹp: Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.
Thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
hàng không.
Thuận lợi phát triển kinh tế nhất là kinh tế biển: du lịch biển, cảng biển,
khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số: 1.156.903 người (năm 2010). Gồm có 8 đơn vị hành chính: 02
thành phố: Nha Trang, Cam Ranh; 01 thị xã: Ninh Hòa; 5 huyện: Vạn Ninh,
Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Trường Sa.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – Xây dựng: 42,23 %; Thương mại - Dịch
vụ - Du lịch: 44,19 %; Nông – Lâm – Thủy sản: 13,58 %
GDP tăng bình quân: 11 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt: 1480
USD/người/năm.
2
1.1.4. Tiềm năng thiên nhiên và khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho
phát triển kinh tế xã hội.
a. Vịnh Cam Ranh
Vị trí: Phía nam tỉnh Khánh Hòa.
Có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế.
Sân bay Cam Ranh được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân
bay quốc tế.
Cảng Ba Ngòi là cảng quan trọng của vùng Nam Trung Bộ để phát
triển giao thương giữa Khánh Hoà với trong nước và quốc tế.
b. Vịnh Vân Phong
Vị trí: Phía bắc tỉnh Khánh Hòa; cách hải phận quốc tế 14 km, là ngã
ba các tuyến hàng hải quốc tế.
Là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương
đối kín gió. Thuận lợi phát triển cảnh nước sâu và cảng trung chuyển
container quốc tế, KKT đa ngành: thương mại, CN, du lịch…Cảng trung
chuyển container có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm.
Khí hậu ôn hoà, cảnh quan đẹp, HST biển đa dạng để phát triển du lịch
sinh thái, phát triển kinh tế thủy sản…
c. Cảng Nha Trang
Vị trí: ngay thành phố Nha Trang.
Là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới.
Cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiều di tích lịch sử và văn hoá,hệ sinh
thái biển đa dạng.
Giao thông thuận lợi cả về đường biển, hàng không, đường sắt, đường bộ…
Thuận lợi phát triển các loại hình kinh tế, nhất là du lịch.
1.1.5. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường
a. Tình hình phát triển đô thị
Đất xây dựng đô thị tăng; diện tích cây xanh thiết so với quy chuẩn;
3
Toàn tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch cho các KDC đô thị; 85% dân
nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 54% dân ven
biển và nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.
Hầu hết các đô thị chưa có hệ thống thoát nước thải tập trung; Nha
Trang đang thực hiện dự án cải thiện VSMT (XD hệ thống thu gom và 2 trạm
XLNT tập trung);
Các huyện, thị xã, thành phố chưa có bãi chôn lấp, xử lý rác thải hợp vệ
sinh theo quy định.
b. Tình hình phát triển công nghiệp
Tỉnh Khánh Hòa có KCN Suối Dầu với 42 dự án đầu tư, 30 DNđã đi
vào hoạt động, 8 dự án đang XD, 4 dự án đang triển khai các thủ tục xây dựng
cơ bản;
KKT Vân Phong có diện tích 150.000 ha, 84 DN đăng ký đầu tư (24
DA ĐTNN, 60 DA trong nước với tổng vốn 12.929 triệu USD và 31.897 tỷ
đồng; 27 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao
động).
Có 4 cụm CN : CCN Diên Phú, CCN chăn nuôi Khatoco tại Ninh Ích,
CCN chế biến nông sản thực phẩm ở Ninh Phụng của Khatoco và CCN Đắc
Lộc, giải quyết việc làm trên 2.000 lao động.
c. Thủy điện
Khánh Hòa có 1 nhà máy thuỷ điện đã hoạt động là Ea Krong Rou
(Ninh Hòa), công suất 28 MW.
Một số nhà máy đang thi công: Sông Chò 2, Sông Giang 1 và Sông
Giang 2 (Khánh Vĩnh).
Thuỷ điện ở Khánh Hòa có quy mô không lớn; Sông Chò 2 có công
suất 7 MW, Sông Giang 2 có công suất 37 MW.
Để thực hiện các dự án thuỷ điện nói trên không phải di dời dân trong
khu vực lòng hồ chứa nước nên không ảnh hưởng đến dân cư trong khu vực
dự án.
4
Nhà máy thuỷ điện Ea Krong Rou đã cung cấp 120 triệu kW; cung cấp
nước tưới cho gần 3.000 ha lúa và hoa màu ở Ninh Hòa.
Tác động của công nghiệp đối với môi trường
Hoạt động đóng, sửa chữa tàu của Công ty HVS phát sinh gần 1 triệu
tấn nix thải.
Hiện các nhà máy xi măng Hòn Khói (50.000 tấn/năm); nhà máy
nghiền xi măng Cam Ranh (500.000 tấn/năm); trạm nghiền xi măng Nghi Sơn
ở Ninh Hoà (1.000.000 tấn/năm); nhà máy xi măng Công Thanh ở Cam Ranh
(2.000.000 tấn/năm) khi sản xuất thải bụi làm ảnh hưởng môi trường.
Hiện có 123 cơ sở sản xuất gạch thủ công với 196 lò nung (Ninh Xuân,
Ninh Phụng) thải khói bụi, gây ô nhiễm môi trường; khai thác đất canh tác để
làm nguyên liệu sản xuất.
Khai thác – chế biến khoáng sản (khai thác cát, đá vật liệu xây dựng
thông thường, đất san lấp, cát trắng xuất khẩu…) làm ảnh hưởng đến nguồn
nước ngầm; phát tán bụi, ồn, sạt lở đất; thay đổi dòng chảy…
Chế biến thuỷ hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen kẽ trong các
khu dân cư xả nước thải, mùi hôi làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của
người dân.
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm xen kẽ trong khu dân cư không có
hệ thống xử lý nước thải, không thu gom chất thải rắn theo quy định gây ô
nhiễm môi trường và sức khỏe dân cư.
Các dự án đang đầu tư : Nhà máy nhiệt điện Sumitomo; Tổ hợp lọc hóa
dầu 10 triệu tấn/năm khi đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng các vấn đề về ô
nhiễm môi trường.
Các nhà máy thuỷ điện gây những tác động bất lợi: giảm diện tích rừng
đầu nguồn, thay đổi dòng chảy , suy giảm các hệ sinh thái, xả lũ gây hại vùng
hạ lưu, xâm nhập mặn vùng hạ lưu
Hoạt động của các cảng biển (dân sinh, vận tải hàng hoá, du lịch, đóng
tàu…) làm xuất hiện lại nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải từ
5
súc rửa tàu; sự cố dầu tràn; rơi vãi các chất ô nhiễm do bốc dỡ hàng hoá; xả
thải rác, nước sinh hoạt, sản xuất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
môi trường nước biển, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển; ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, suy giảm chất lượng nước biển
ven bờ.
d. Du lịch ở Khánh Hoà
Giai đoạn 2006-2010, các chỉ tiêu về du lịch Khánh Hòa đều đạt mức
tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao.
Số lượt khách lưu trú bình quân là 1.580.080 lượt khách, (281.200 lượt
khách quốc tế, 1.298.880 lượt khách nội địa); doanh thu du lịch bình quân
1.562,6 tỷ đồng; số phòng tiêu chuẩn 4-5 sao là 1.560 phòng.
Toàn tỉnh có 61 cơ sở /doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Các phương tiện thủy phục vụ du lịch ngày càng được tăng cường về số
lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo nhu cầu phục vụ du lịch các tuyến đảo
cùng mạng lưới taxi, xe bus với hàng trăm đầu xe vận chuyển khách trên bộ.
Tác động của phát triển du lịch đến môi trường
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cao, xả thải nhiều, nếu thu gom, XL
đạt quy chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường các nguồn nước tiếp nhận;
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn (khoảng 7,15 tấn); ngoài ra
còn cặn bùn do XLNT phát sinh cần thu gom và xử lý đúng quy định; tránh ô
nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
Đấu tư xây dựng CSHT cho du lịch làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự
nhiên, phát sinh các vấn đề môi trường khác như: ô nhiễm không khí tiếng ồn,
suy thoái ĐDSH…
1.2. Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang
1.2.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang nằm sát bờ biển Đông, có tọa độ địa lý là 12,15
o
vĩ Bắc và 109, 12
o
kinh đông là một thành phố nằm ở điểm cực Đông của đất
6
nước, gần hai phận quốc tế nhất, có mối giao thông thuận lợi đối với cả nước
bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, có cảng biển
thuận lợi liên hệ với quốc tế.
Nha Trang có diện tích tự nhiên là 238 km
2
.
b.Khí hậu
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương nên mát mẻ, ôn hòa trong cả năm, mùa hè nắng nhiều nhưng không
nóng bức, mùa đông có mưa nhưng không lạnh, rất phù hợp cho phát triển du
lịch nghỉ dưỡng.
Nhiệt độ trung bình năm là 26, 5
0
C. Tổng nhiệt trong năm là 9820
0
C.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, 85%lượng mưa tập trung
vào những tháng mùa mưa(Tháng IX đến tháng XII) gây ra ngập úng cục bộ ở
nhiều nơi.
c. Hệ thực vật
Ở Nha Trang hiện còn chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng tạp xen lẫn các
trảng cây bụi,cỏ và thảm cây trồng ăn trái, hoa màu khác.
d.Thủy văn
Sông ngồi có hai lưu vực:
+ Sông Cái Nha Trang: Dài 60km chảy qua Diên Khánh và Nha Trang,
thượng nguồn có nhiều chi lưu(Sông Khế, sông Giang, sông Cầu, sông Chò )
và nhiều thác ( thác Ngựa, thác Trâu) lưu lượng 40m
3
/s, lưu lượng mùa kiệt
11-14m
3
/s. Diện tích lưu vực 1750km
2
. Mực nước sông trung bình 1,36m;
mực nước sông cao nhất 2,05m và thấp nhất 0,48m.
+ Sông Cửa Bé: Là một nhánh phân lưu của sông Cái Nha Trang, về
mùa khô không có nước nên gọi là sông Cân hoặc sông Tắc, về mùa mưa do
sông Cái chảy qua và nước của đồng ruộng vùng Diên khánh tập trung lại
chảy qua Phú Vinh rồi ra Cửa Bé.
7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang
Qua hơn 30 năm xaay dựng và phát triển, thành phố Nha Trang đã
được mở rộng gấp 3 lần. Nhiều ngành sản xuất được mở rộng với quy mô lớn,
đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nhờ khai thác thực
hiện các chính sách khuyến khích, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư,
đẩy mạnh phát triển sản xuất, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10 -15%.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nhưng nông lâm
ngư vẫn được duy trì. Diện tích nông nghiệp của thành phố không lớn, sản
lượng lương thực hằng năm khoảng 12 nghìn tấn .
Việc khai thác thủy hải sản đã bước đàu tực hiện hợp lý hóa và hiện đại
hóa theo hướng đánh bắt xa bờ. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo
hướng công nghiệp, nuôi trên biển phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế
cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, tôm hùm và các loại thủy hải sản.
1.2.3. Các tiềm năng của thành phố Nha Trang
a. Tiềm năng du lịch
Nha Trang nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003 Nha Trang
được thế giới công nhận là 1 trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh
đẹp nhất thế giới.
Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương
Sơn, Bãi Tiên, Cầu Đá, Sông Lô và hàng loạt bãi rạm tạo nên các cụm công
trình, các loại hình dịch vụ vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp.
Trục du lịch Trần Phú – Cầu Đá – bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này.
Cảnh Nha Trang cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều
dưỡng, săn bắn, bơi lội, leo núi, tắm biển. Một trong những điểm du lịch quan
trọng nhất của Nha Trang là Vịnh Vân Phong, đảo Hòn Gốm là phức hợp du
lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất
trong khu vực Châu Á- Viễn Đông. Ngoài bãi biển Nha Trang còn có nhiều
8
điểm tham quan du lịch khác như: Đền miếu, tháp Chàm, chùa Long Sơn, lầu
Bảo Đại, hòn Chương, hòn Yến, suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lếch, khu di tích
Yersin tại Hòn Bà, nhà thờ Đá…
b.Du lịch sinh thái
Với lợi thế các đảo núi, vịnh và bãi biển tạo thành quần thể du lịch đa
dạng, liên hoàn, Nha Trang hấp dẫn khách du lịch bởi quần thể khu du lịch
sinh thái, làng du lịch bãi trú, Đầm Già trên đảo hòn Tre. Khu nghi mát cao
cấp và sân gôn Rusalca ở bãi Tiên, khu du lịch sông Lô, khu du lịch Bãi Dài,
Cam Ranh Vân Phong.
c. Thủy hải sản
Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Nha Trang có khoảng 150
nghìn tấn, trong đó chủ yêu là cá nổi cho phép khai thác hằng năm 70 nghìn
tấn. Đặc biệt thành Phố Nha Trang – Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi về tự
nhiên cũng như về cơ sở đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành( viện Hải Dương
Học) để phát triển tôm giống.
Nước biển có nồng độ muối tương đối cao thuận lợi cho việc sản xuất
muối tập trung và các sản phẩm sau muối nhất là muối công nghiệp.
Biển Nha Trang là nơi tập trung số lượng lớn chim yến, hằng năm cho
phép khai thác 2000kg yến sào.
9
Chương 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA
VÀ THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1. Hiện trạng môi trường
2.1.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa
a. Môi trường không khí
10
* Độ ồn
Biểu đồ quan trắc tiếng ồn một số địa điểm ở tỉnh Khánh Hòa
Nhìn chung tiếng ồn đang ở dưới mức tiêu chuẩn nhưng có xu hướng
tăng do hoạt dộng giao thông vận tải ngày càng nhiều, các công trình xây
dựng càng tăng.
Ở khu vực ngã ba cây dầu đôi do tập trung nhiều loại hình giao thông
nên có tiếng ồn lơn hơn tiêu chuẩn cho phép vì vậy cần thực hiện các biện
pháp như phân công giờ hoạt động giao thông để giảm tiếng ồn và ùn tắc giao
thông.
11
*Bụi
Bụi ở các trạm quan trắc đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, nó có ảnh
hưởng lớn đên sức khỏe và sinh hoạt của người dân trong vùng.
*Hydrocarbon(HC)
HC cao hơn mức cho phép nhưng trong nhưng năm gầm đây có xu
hướng giảm xuống.
12
1.1.2. Chất lượng môi trường nước
13
*Chất lượng nước mặt
14
*Chất lượng nước ven bờ
15
*Chât lượng môi trường trầm tích biển
16
1.1.3. Hiện trạng chất thải rắn
Việc thu gom CTRSH chủ yếu là phương thức thủ công, CTR được thu
gom bằng các xe đẩy tay từ các hộ gia đình, các khu dân cư đến các điểm
trung chuyển sau đó được chuyên chở đến các bãi tiếp nhận và xử lý bằng xe
ép rác. CTRSH từ các đảo được thu gom chở về đất liền để xử lý.
CTRSH được thu gom chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các chộ gia đình,
khu công cộng ở khu vực đô thị và một số khu dân cư nông thôn. Rác thải
sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn phần lớn được xử lý tại chỗ (chôn lấp
hoặc đốt trong vườn nhà).
Một lượng lớn CTR thông thường từ SX nông nghiệp, CBTS, chăn
nuôi gia súc gia cầm,… được xử lý tại chỗ hoặc tái sử dụng làm nguyên liệu
cho các ngành sản xuất khác.
Phân loại CTR tại nguồn được thực hiện các cơ sở sản xuất nhằm thu
hồi CTR có thể tái chế và quản lý đối với CTRNH. Một số cơ sở như các nhà
máy đường, chế biến thủy sản, …CTRCN được tái sử dụng làm nguyên liệu
cho các ngành sản xuất khác.
Ở các bệnh viện và trung tâm y tế huyện, việc phân loại CTR thực hiện
tương đối tốt, các BV có các thùng riêng biệt để chứa CTRSH và chất thải y
tế nguy hại. Các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám tư nhân) chất thải y tế
nguy hại còn để lẫn trong CTRSH.
Ở hộ gia đình, việc phân loại CTR tại nguồn chủ yếu theo phương thức
các hộ gia đình giữ lại các vật liệu có thể tái chế để bán cho những người thu
gom phế liệu, một lượng nhỏ CTRNH vẫn chưa được phân lập, còn để chung
với CTR thông thường.
Nha Trang hiện có DA Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố đang
tiến hành xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại Thôn Lương Hòa, xã Vĩnh
Lương để đóng cửa bãi rác Rù rì.
Hiện CTRSH được XL chủ yếu bằng phương pháp đốt và chôn lấp thủ
công; trên địa bàn tỉnh đến nay chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
17
CTR công nghiệp (SX mía đường, thủy sản …) phần lớn được tái sử
dụng: Bã mía đốt chạy máy phát điện theo chương trình sản xuất sạch hơn,
các phụ phẩm trong chế biến thủy sản làm thức ăn gia súc hoặc phân bón.
Nix thải của nhà máy HVS còn nhiều tồn tại.
Chất thải y tế nguy hại được đốt trong các lò đốt chuyên dụng ở các
bệnh viện;
2.1.2. Hiện trạng môi trường thành phố Nha Trang
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước
a. Nước mặt
Nguồn nước mặ ở Khánh Hòa chủ yếu lấy từ sông, suối trên địa bàn
tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
Trong những năm gân đây Khánh Hòa thực hiện việc quan trắc chất
lượng môi trường nước mặt hằng năm với tần suất giám sát 4 lần/năm tại một
số điểm quan trắc trên sông lớn ở Khánh Hòa như sông Cái(Nha Trang), sông
Dinh(Ninh Hòa) và kênh mương ở Khánh Hòa cho thấy trạm Thanh Minh ở
sông Cái nơi lấy nước trạm cấp nước sinh hoạt cho thahf phố Nha Trang thì
thấy hầu hết các chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn của môi trường đối với nguồn
nước cấp sinh hoạt.
Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục
đích khác như: Cầu Bình Tân, cầu Sắt thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều
đạt chuẩn.
18
STT Trạm Thông số Đơn vị đo Kết quả đo
TCVN
5942-
2004 2005 2006
1 Thanh
Minh
pH
TSS
DO
BOD
5
NO
3
-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/100ml
7,2
28,5
6,54
1,98
0,11
0,019
0,003
0,004
0,409
191900
7,2
35
6,6,
1,56
0,1332
0,018
0,003
0,005
0,595
257750
7,4
36,9
6,61
1,62
0,068
0,018
0,002
0,004
0,548
128775
6,0-8,5
20
>6
<4
10
1
0,1
0,05
5000
2 Cầu Sắt pH
TSS
DO
BOD
5
NO
3
-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/100ml
7,1
33,2
5,75
2,3
0,121
0,022
0,003
0,004
0,332
231700
7,6
33,7
6,11
1,98
0,155
0,019
0,002
0,004
0,58616
55875
7,7
41,6
6,49
3,28
0,081
0,02
0,002
0,004
0,465
30525
5,5-9
80
>2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10000
3 Cầu
Bình
Tân
pH
TSS
DO
BOD
5
NO
3
-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/100ml
7,9
41,7
7,06
3,36
0,146
0,022
0,003
0,004
0,402
1421800
8,0
54,1
5,32
3,52
0,157
0,016
0,003
0,004
0,402
1421800
8,8
68
5,7
4,91
0,104
0,023
0,004
0,004
0,444
242125
5,5-9
80
>2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10000
*Nhận xét:
19
+ Đối với các trạm Thanh Minh, Cầu Sắt, cầu Bình Tân có hàm lượng
TSS có xu thế tăng hằng năm có thể là do các hoạt động khai thác cát, xây
dựng công trình đang diễn ra ngày càng tăng ở khu vực này.
+ Chỉ tiêu BOD
5
có thể không thay đổi hoặc giảm dần theo các năm so
với các trạm nước mặt.
+ Chỉ tiêu DO không thay đổi hoặc có xu thế tăng ở hầu hết các trạm,
riêng trạm cầu Bình Tân có xu hướng giảm do hoạt động nuôi trồng thủy sản
và sinh hoạt dân cư khu vực thải xuống sông.
+ Chỉ tiêu Nitrat hầu như không thay đổi ở trạm cầu Bình Tân, co thế
do chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt dân cư khu vực thải
xuống sông.
+ Chỉ tiêu Zn có xu thế giảm dàn hặc không thay đổi theo năm.
+ Chỉ tiêu coliform có xu thế giảm theo năm ở các trạm, nó có xu
hướng tăng nhưng không đều và không theo quy luật.
b. Hiện trạng nước ven bờ
các chỉ tiêu pH đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ở tất cả các trạm
quan trắc và ít biến động theo thời gian.
Một số chỉ tiêu quan trắc: váng dầu mỡ, coliform cao hơn tiêu chuản
cho phép, điều này có liên quan đến việc phát triển du lịch và nuôi trồng thủy
sản ở các khu vực này.
2.1.2.2. Môi trường không khí
Các trạm quan trắc và tiếng ồn được thực hiện nhằm đánh giá chất
lượng môi trường không khí xung quanh tại các khu dân cư, bên cạnh một số
đường giao thông chính, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, bến xe, chợ, trường học, cơ quan hành chính…
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quang ở các
khu vực trong thành phố Nha Trang trong các chỉ tiêu NO
2
, SO
2
còn nằm
trong tiêu chuẩn môi trường cho phép.
20
Bảng thông số về chất lượng môi trường không khí ở thành phố Nha
Trang
Vị trí
Thông
số
Đơn vị Thời gian đo TCVN5949-1995
2004 2005 2006
Thành
phố
Nha
Trang
Độ ồn
Bụi
NO
2
SO
2
HC
dBAmg/m
3
mg/m
3
mg/m
3
mg/m
3
74
0,598
0,006
0,045
3,7
73
0,598
0,006
0,045
3,7
74
1,125
0,005
0,064
8,28
60
0.3
0,4
0,5
5,0
Các kêt quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại
một số khu vực dân cư thành phố Nha Trang cho thấy môi trường không khí
chưa bị ô nhiễm bở các khí acid như NO
2
, SO
2
. Một số tiêu chuẩn như tiếng
ồn, bụi, HC cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ có những ảnh hưởng
nhất định đến đời sống tinh thần, sức khỏe của người dân.
2.1.2.3. Chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Thành phố Nha Trang là nơi tập trung đông đúc dân cư và là nơi phát
thải một lượng lớn khí thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân ngày càng
cao nên lượng rác thải tính theo bình quân đầu người ngày càng cao.
Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Nha Trang thay đổi theo
mùa và tùy theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ số trung bình rác thải tại thành phố
Nha Trang thì chủ yếu là các chất hữu cơ chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các
chất trơ như xơ bần, chất thải tiểu thủ công nghiệp…
b. Chất thải rắn y tế
Các chất thải rắn y tế nguy hại được lưu trữ và vận chuyển về lò đốt
chất thải rắn y tế ở Nha Trang bằng các thiết bị chuyên dùng.
21
2.2. Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Khánh Hòa và môi trường biển
thành phố Nha Trang
2.2.1. Ở tỉnh Khánh Hòa nói chung
a. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 13/06/2006 của UBND tỉnh về
Kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất
nước.
Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 21/12/2007 của HĐND tỉnh về thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và phí vệ sinh phục vụ cho
Dự án cải thiện VSMT thành phố Nha Trang.
Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/02/2008 của UBND tỉnh
Quy định chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và phí
vệ sinh phục vụ cho Dự án cái thiện VSMT thành phố Nha Trang.
Quyết định số 2649/ QĐ-UBND ngày 08/10/2008 của UBND tỉnh về
Kế hoạch triển khai một số nội dung quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về
Kế hoạch phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
trong thời ký hội nhập.
Quyết định số 03/2009/ QĐ-UBND ngày 03/02/2009 của UBND tỉnh
Quy định về việc thẩm định đề cương, nghiệm thu và thực hiện đề án, dự án
nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của UBND tỉnh Phê
duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 22/4/2009 của UBND tỉnh
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Kế hoạch thực hiện bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2006-2010
ban hành kèm theo quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 13/06/2006
UBND của tỉnh.
22
Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 22/04/2009 của UBND tỉnh Chỉ thị về
tăng cường công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 17/06/2009 của UBND tỉnh
Quyết định về việc phê duyệt dự án: Quản lý tổng hợp đới bờ TP Nha Trang.
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND Quyết định
về việc ban hành kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn
sinh học đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
b. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Ở cấp tỉnh: Chi cục bảo vệ môi trường được thành lập theo quyết định
số 1669/QĐ-UBND ngày 03/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa ; 3 phòng
chuyên môn; 14 biên chế.
Ở cấp huyện: 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường; biên chế: 2 - 3 cán
bộ quản lý môi trường.
Cấp xã phường: Cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác quản lý môi
trường.
Ban Quản lý KKT Vân Phong: Phòng TNMT với 4 biên chế.
Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh.
Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
được thành lập từ năm 2007 có chức năng điều tra, quan trắc tài nguyên và
Môi trường; có 15 biên chế và 15 hợp đồng.
c. Công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải
Kiểm soát ô nhiễm nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm,
suy thoái môi trường.
Công tác kiểm soát ô nhiễm các cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp.
Theo phân cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn các các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tự thực
hiện chương trình giám sát môi trường.
Hàng năm, Chi cục bảo vệ môi trường lấy mẫu phân tích các thông số
môi trường để đánh giá, phân loại cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên
23
và Môi trường. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát sinh thêm cơ sở gây
ô nhiễm nghiêm trọng phải di dời ngoài 4 cơ sở trong danh sách tại Quyết
định số 64/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường:
+ Việc thu gom CTRSH được thực hiện chủ yếu ở các đô thị trong tỉnh,
do các Công ty Môi trường thực hiện. Ở các xã do UBND xã tổ chức thu gom
tại khu vực chợ và nơi đông dân cư. Công tác XHH thu gom CTRSH từ các
khu dân cư, đặc biệt là khu dân cư nông thôn và các đảo được đẩy mạnh.
+ Việc thu gom CTRSH chủ yếu vẫn theo phương thức thủ công: CTR
thu gom bằng các xe đẩy tay từ các hộ gia đình, KDC đến các điểm trung
chuyển, chuyên chở đến các bãi rác. CTRSH từ các đảo được thu gom chở về
đất liền để xử lý.
CTRSH được xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt và chôn lấp thủ công.
Chất thải nguy hại (CTNH):
+ CTNH của các cơ sở sản xuất kinh doanh được các cơ sở phát thải
đăng ký chủ nguồn thải theo quy định. Từ 2007 đến nay, Sở đã cấp cho 93 sổ
đăng ký chủ nguồn thải cho các cơ sở có phát sinh CTNH. CTNH chủ yếu là:
dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu thải, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy
thải,…
+ Tỉnh Khánh Hòa chưa có cơ sở xử lý CTNH, chỉ có 01 cơ sở có chức
năng thu mua dầu, nhớt thải, chủ nguồn thải vẫn tự quản lý CTNH tại cơ sở.
Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin (Công ty HVS) có
lượng CTNH lớn từ hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu biển được hợp đồng
với Công ty Tân Thuận Phong có trụ sở tại Hải Dương vận chuyển, xử lý.
+ Chất thải y tế nguy hại được đốt trong các lò đốt chuyên dụng ở bệnh
viện Da liễu tỉnh và các lò đốt chuyên dụng khác ở các Trung tâm y tế cấp huyện.
d. Bảo tồn đa dạng sinh học
Rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm nghiêm trọng,
chỉ còn 3,04% diện tích so với năm 1975 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
24
Hệ sinh thái RSH: Khánh Hoà có RSH phát triển, đa dạng sinh học cao
về thành phần loài với 435 loài san hô thuộc 79 giống và 21 họ; 274 loài cá
rạn san hô thuộc 111 giống và 35 họ; động vật không xương sống trong các
RSH khá phong phú với 121 loài thân mềm thuộc 62 giống và 34 họ.
Hệ sinh thái thảm cỏ biển: đã xác định có 12 loài cỏ biển thuộc 7 chi và
2 họ.
e. Hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về BVMT được tổ chức
dưới nhiều hình thức, chủ đề với sự tham gia của đông đảo các lực lượng
trong toàn xã hội.
Từ năm 2006, các Chương trình hành động liên tịch giữa Sở Tài
nguyên và Môi trường với các tổ chức như: UBMTTQ, Hội nông dân, Hội
Liên hiệp phụ nữ, Liên đòan lao động, Liên hiệp các hội KHKT, Tỉnh Đòan
TNCS Hồ Chí Minh, Liên minh các HTX, Hội CCB đã được ký kết.
Hàng năm, các hoạt động của chương trình hành động liên tịch đều
được cấp kinh phí từ nguồn kinh phí SNMT để thực hiện công tác truyền
thông.
Trong 10 năm, các tổ chức, đoàn thể đã thực hiện 105 lớp tập huấn
(mỗi lớp khoảng 80-100 người tham gia) về môi trường cho các đối tượng là
hội viên của các tổ chức hội với nội dung, chuyên đề phù hợp và dần đi vào
nề nếp trong các khu dân cư.
Các chương trình thu gom bao bì hóa chất, hạn chế sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh- sạch - an toàn được Hội
Nông dân triển khai hàng năm kết hợp với chương trình khuyến nông- lâm
-ngư đã đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường.
Các hoạt động KT-XH và BVMT đã bắt đầu tạo được mối liên kết, tác
động hỗ trợ lẫn nhau và đã hình thành nên những viên gạch vững chắc ban
đầu làm cơ sở để "phát triển bền vững".
25