Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

hoạt động xóa đói giảm nghèo tại huyện an lão, tỉnh bình định giai đoạn 2009 – 2013. thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.24 KB, 56 trang )

Báo cáo tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến các thầy (cô) giáo khoa Lịch sử,
các thầy (cô) giáo trong và ngoài trường Đại học Khoa
học đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi cùng các bạn
những kiến thức căn bản về lý luận và thực tiễn trong
những năm vừa qua. Và cũng cho phép tôi được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trương Thị Yến đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đưa ra nhiều ý
kiến cần thiết giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành tốt báo cáo này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các cô,
các chú và các anh chị trong Ủy ban nhân dân huyện
An Lão, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã hướng dẫn, giúp đỡ
và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian tôi
làm báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 9 năm 2014
Sinh viên
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
Nguyễn Trung Quân
DANH MỤC CÁC BẢNG
 !
"#$%&'&()*
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ADB Dự án giảm nghèo miền Trung
LĐTBXH Lao động, Thương binh, Xã hội
CTXH Công tác xã hội
GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế
IFAD Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp
(International Fund for Agricultural Development)
ILO Tổ chức lao động Quốc tế
(UN Fund for Population Activities)
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NQ – CP Nghị Quyết – Chính Phủ
QĐ – TTg Quyết định, Thông tư
QĐ – UBND Quyết định của Ủy ban nhân dân
THCS Trung học cơ sở
VNĐ Việt Nam đồng
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
MỤC LỤC
+,-.,-/
+0123
.45&67
89::;(#7
!.<=>?@!
!+ABCA>?/
/+AD>>?/
*1EF7G$H>?*
IJEK;$;>?*
LJM>?I
NO@#7L
8PQ"38RN
-STU8RVW8RX3Y8Z[1\Y]88RSQ^8-_3Z]-`-OS`Q8Qa+C.bVS3cdV.Q^8X3Y8N

Vef#Y.g&Chi1<N
1Gj>N
Z<B<#4N
1<#iN
!klm
/OBn
*V7>>>
1GGopg
-K@5
1GG
!-K@7
/-KqMr
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
*"<A!
IViiB<#f;l!
+G$>f#@>?/
O$%&:/
V>(/
0Z8#/
-s%&*
V>(*
0Z8#*
!t:#:%&'&$H#$N
!+4>f#N
!Vu''&vN
!V#luw&''&vN
!!Vrm
-STU8RVSx-Vwy8RtzY1zQRQ{+8RS|}VyQS3ca8Y8.~}CV•8S€8S1\8S
VjM%&:MY.g&

X#Hp:#:%&#1787E(I
!8>%&:qY.g&CVhi1<N
!V>(N
!0Z8#N
!!8>%&:MY.g&m
-STU8R!RQ{QJS`JtzY1zQRQ{+8RS|}VyQS3ca8Y8.~}CV•8S€8S1\8S!
!+AD>7Ap:#:%&!
!+AD>!
!+AD>AH!!
!!8Ak$p:#:%&&•#(!!
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
!R;$;!/
!R;$;‚jG!/
!-H5<K@G!/
!+qGD;n#C)5A&%&!*
!!J$HKqMr&$pg%&!L
!R;$;pg!L
!VE•k$>C#&n?#E•5p:#:
%&!L
!R;$;7&M&Cf7&#&kk!N
!!-B$ƒFE•%&!m
!/-B$ƒFE•%&$&5A!m
!*SƒFE•%&7q!m
!ISƒFE•%&:#kD/
!LJ$HME(#pg/
!!R;$;H/
!!VE•5KqCD:#E•%&/
!!V„s$7B/
!!!17&M&#&j$…7k$p:#:%&/

!/Z#l#>k$pg(k$p:#:%&MY
.g&Chi1</
OdV.3†8Z]OQd88RS\//
On//
O</*
1(7E(/*
1(Bf@;/*
!1(%&/I
"Y8S+,-V]Q.Qa3VSY+OS{}/L
SVTH: Nguyễn Trung Quân
Báo cáo tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta đói nghèo là vấn đề bức xúc trong xã hội, xóa đói giảm
nghèo là một cuộc cách mạng lâu dài và phức tạp. Những năm gần đây, nhờ
những chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có
những bước chuyển mình rất quan trọng. Những nhân tố đó đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được
nâng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đều đến
tất cả các vùng, các nhóm dân cư.
Một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư vùng cao, vùng sâu,
vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói chưa đảm bảo được những điều kiện tối
thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại. Chính vì vậy, phân hóa giàu nghèo ở nước ta
ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm của những nước
phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển
mình thì vấn đề phân hóa giàu nghèo được chú trọng hàng đầu. Để có thể
hoàn thành mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo thì trước tiên phải rút
ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ
máy lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Xóa đói giảm nghèo

đòi hỏi trách nhiệm của mọi cấp ngành quan tâm thường xuyên và liên tục để
từng bước thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Cùng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nước và tỉnh Bình
Định nói chung và huyện An Lão nói riêng, với đặc điểm là một huyện nghèo
trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cán bộ nhân
dân huyện An Lão đã phát động phong trào xóa đói giảm nghèo phát triển
kinh tế xã hội.
Đó là những chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo đã được
triển khai rộng khắp nhằm thực hiện những mục tiêu và các giải pháp cơ bản
SVTH: Nguyễn Trung Quân
1
Báo cáo tốt nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nhưng bên cạnh đó còn
nhiều những tồn tại và khó khăn thách thức cần được giải quyết.
Huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã có nhiều nỗ lực và cố gắng để thực
hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân. Song bên cạnh đó cũng
có những khó khăn nhất định.
Chính vì điều này đã làm cho nhà lãnh đạo, những người làm công tác
xóa đói giảm nghèo và các ban ngành liên quan luôn trăn trở tìm ra các giải
pháp để thực hiện tốt mục tiêu đã đặt ra.Vì những lý do đó mà tôi đã lựa chọn
và nghiên cứu đề tài : “Hoạt động xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão,
tỉnh Bình Định giai đoạn 2009 – 2013. Thực trạng và giải pháp”
2. Những đóng góp mới của đề tài
2.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích làm sáng tỏ một số lý thuyết
về xã hội học, tâm lý học, thuyết hành vi, thuyết ứng xử hành vi, thuyết lựa
chọn hành vi.
Ứng dụng các lý thuyết CTXH vào giải quyết một vấn đề bức xúc trong
thực tiễn. Đó là việc sử dụng các hệ thống, khái niệm, phạm trù, lý thuyết
CTXH vào việc mô tả, phân tích và giải thích tìm hiểu các vấn đề cần quan

tâm thuộc chính sách xã hội và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo có ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ngoài việc ứng dụng các lý
thuyết thì các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp chọn mẫu nghiên
cứu, phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân
tích tài liệu. Cũng góp phần làm rõ cho đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng ta thấy được thực trạng và
nguyên nhân nghèo đói đang diễn ra tại huyện An Lão. Đặc biệt là những
người dân đang sinh sống nơi đây.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
2
Báo cáo tốt nghiệp
Qua đó góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện các chính sách xóa
đói giảm nghèo có hiệu quả nhất định ở địa phương.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu về vấn
đề này như:
- Nguyễn Thị Hằng: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay” . Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 1997.
- Vũ Thị Ngọc Phùng “Vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và
vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội,
1993.
- Ngày 31/3/2008 tại trụ sở của Viện nghiên cứu Môi trường và phát
triển bền vững đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học:” Phát triển bền vững
vùng Tây Bắc: Xóa đói giảm nghèo, Bảo vệ tài nguyên nước”. Đây là một
trong các đề tài nhánh thuộc hệ đề tài khoa học cấp Viện năm 2007 của Viện
nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững. Đề tài do TS (Tiến sĩ) Phan Sĩ
Mẫn làm chủ nhiệm, với sự tham gia của nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện,
gồm TS.Đinh Thị Hoàng Uyên, TS.Lưu Bách Dũng, TS.Nguyễn Thị Bích Hà,

CN (cử nhân) Nguyễn Thị Kim Hoa, CN.Nguyễn Thị Hồng Hạnh, CN.Lê
Xuân Khôi, CN.Nghiêm Văn Khoa và CN.Ngô Tuấn Ngọc. Mục tiêu và nội
dung của đề tài là: Xem xét, đánh giá thực trạng nghèo đói và tình hình xóa
đói giảm nghèo ở Tây Bắc và thực trạng tài nguyên nước, tình hình khai thác,
sử dụng tài nguyên nước ở vùng này trong mối liên hệ với các mục tiêu Thiên
niên kỷ và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo
và khai thác sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên nước. Trên cơ sở đó đề
xuất các kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công
cuộc xóa đói giảm nghèo và quản lý, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả, bền
vững hơn cho vùng này.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
3
Báo cáo tốt nghiệp
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có đề cập đến vấn đề
nghèo đói ở những địa phương khác nhau. Các công trình trên đã đi vào
nghiên cứu nội dung của vấn đề đói nghèo, chuẩn nghèo đói, nguyên nhân
gây ra nghèo đói, ngưỡng nghèo đói và các kinh nghiệm tổng kết về công tác
xoá đói giảm nghèo ở các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và các biện pháp
xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Định, các tác giả còn rất ít đề cập, đặc biệt là
công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc
đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên nhằm góp phần vào việc đẩy
mạnh công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá một cách chính xác tình hình nghèo đói và công tác xóa đói
giảm nghèo tại huyện Lệ Thủy.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân nghèo đói trong thời gian từ năm
2006 - 2010 của huyện Lệ Thủy.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác

xóa đói giảm nghèo.
Riêng ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định thì chưa có công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão,
tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất một số giải pháp và làm rõ vai trò của nhân viên
công tác xã hội đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình
Định.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
4
Báo cáo tốt nghiệp
Phân tích hoạt động xóa đói giảm nghèo tại địa bàn huyện.
Đề xuất giải pháp pháp nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo
ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác xóa đói
giảm nghèo.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện An Lão
tỉnh Bình Định hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Cán bộ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Những người nghèo ở địa phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Báo cáo này được sử dụng một cách thích hợp các lý thuyết của xã hội

học và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đó là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho quá trình nghiên
cứu đề tài “ Xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định giai đoạn
2009 – 2013. Thực trạng và giải pháp”.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo không phải vừa xảy ra ở thời điểm hiện tại
mà nó đã xảy ra trong suốt quá trình lịch sử của đất nước.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã
hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng
của các hình thức sinh hoạt xã hội. Các lý thuyết hành vi xã hội giúp ta phát
hiện, giải thích tương tác hành vi của con người trong cuộc sống.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
5
Báo cáo tốt nghiệp
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Sử dụng phương
pháp này giúp người viết hiểu sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu (Xóa đói
giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định giai đoạn 2009 – 2013. Thực
trạng và giải pháp). Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn
những người dân ở địa bàn nghiên cứu, cán bộ huyện, xã.
Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình thực hiện của công tác xóa đói giảm nghèo, việc quan
sát như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những kết luận cho nghiên
cứu sau này
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Là phương pháp rất quan trọng được sử dụng chủ yếu và triệt để để thu
thập thông tin, số liệu phục vụ cho báo cáo, giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn
tổng quát khi thực tế tại địa phương và nắm rõ các nguồn tin từ tài liệu đã
phân tích.
Tiến hành thu thập và phân tích báo cáo trong các năm: 2009, 2010,

2011, 2012, 2013 về việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa
phương. Các tài liệu về công tác xã hội liên quan đến vấn đề này.
Thu thập thông tin từ mạng Internet, qua các website và thanh công cụ
tìm kiếm google.
Các thể loại báo chí có liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Các chính sách, thông tư, quyết định liên quan đến công tác xóa đói
giảm nghèo.
7. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo được tiến hành
trong phạm vi địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
6
Báo cáo tốt nghiệp
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài chủ yếu từ năm 2010 - 2013
và một số định hướng giải pháp đến năm 2015.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương
Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các khái niệm, lý
thuyết liên quan
Chương 2.Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình
Định
Chương 3. Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định
SVTH: Nguyễn Trung Quân
7
Báo cáo tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan về huyện An Lão, tỉnh Bình Định
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý
An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách
Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115km về
hướng Bắc.
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh
- Phía Nam giáp huyện Hoài Ân
- Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An
Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. Nằm ở vị trí
phía Tây Bắc của tỉnh, xa các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn,
thách thức trong phát triển kinh tế. Nếu được quan tâm đầu tư thỏa đáng kết
cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế
mạnh để hội nhập và phát triển.
1.1.1.2. Địa hình
Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh
lệch cao lớn, thấp dần từ Tây Sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung
toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau:
Vùng thấp tương đối bằng phẳng bao gồm các xã An Hòa, An Tân, thị
trấn An Lão và một phần An Trung, An Hưng. Đặc trưng địa hình có độ dốc
nhỏ, thường dưới 5
0
, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bái bồi ven
SVTH: Nguyễn Trung Quân
8
Báo cáo tốt nghiệp
sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lương thực, nhất là cây lúa
nước và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng cao tương đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu

thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lượn sóng,
bên trong rải rác các đồi sót thoải, độ cao tương đối trên 300 mét và có độ dốc
nhỏ. Vùng này đất tốt thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển
lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng tương đối cao có độ chênh cao 500- 700 mét, độ dốc khá lớn gồm
các xã còn lại. Địa hình bị chia cắt mạnh, có những dãy núi cao co đỉnh nhọn
chạy theo hướng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và
sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng này quá
trình rữa trôi trên mặt diễn ra mạnh.
1.1.1.3. Sông ngòi
Quan trọng nhất trên địa bàn huyện là sông An Lão. Đây là phần đầu
nguồn của hệ thống sông Lại Giang. Sông An Lão quan trọng nhất của huyện
về nhiều mặt, cung cấp lượng nước tưới, nước sinh hoạt, cân bằng sinh thái
Diện tích lưu vực sông là 697 km
2
, lưu lượng dòng chảy bình quân năm
24 m
3
/s(với tần suất trung binh là 75%). Phụ lưu cuối của con sông này: sông
Vố, nước Đinh, nước Xáng có chiều dài đáng kể, tạo nên mật độ sông dày.
Ngoài các suối lớn cón có khá nhiều suối nhỏ, tổng chiều dài các suối nhỏ
khoảng 90km.
Nhìn chung, sông suối tại huyện An Lão có đặc điểm: ngắn, dốc nên
thường chảy xiết vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô, khả năng giữ nước
phục vụ sản xuất, sinh hoạt kém.
Lượng nước ngầm tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể, nhưng đối với
một số khu vực không thể lấy nước từ nguồn sông, suối thì các giếng đào để
lấy nước thướng có độ sâu trung bình từ 6- 8 mét.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
9

Báo cáo tốt nghiệp
1.1.1.4. Khí hậu
An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được giờ nắng rất
phong phú: 2.200- 2.300 giờ nắng trong năm. Tổng lượng bức xạ khá cao
(130- 140 Kcal/cm
2
) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân
bức xạ dương và lớn (80- 90 Kcal/cm
2
/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít
biến đổi trong năm.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của
huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và
thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 22- 24
0
C.
An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân
2.400- 3.200 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 chiếm khoảng 70%.
Độ ẩm tương đối trung bình năm 80- 90%, cao hơn mức trung bình của các
huyện khác trong tỉnh.
Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng
do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vậy vấn đề thủy lợi có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là cho phát triển sản xuất và cho sinh
hoạt của cư dân.
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Trong tổng diện tích tự nhiên 69.202 ha, đất nông nghiệp chiếm
7.505,29 ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 58.705,24 ha.
Về đặc điểm thổ nhưỡng, đất trên địa bàn huyện An Lão được phân
thành một số loại sau :

Đất đỏ nâu : Phân bố không tập trung ở các thung lũng . Loại đất này
giàu mùn, giàu đạm, lân, kali có thể trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, dài
ngày như tiêu, chè, lạc…
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất : Chủ yếu nằm ở các sườn núi, loại
đất này chiếm 45% diện tích toàn vùng.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
10
Báo cáo tốt nghiệp
Đất mùn và mùn vàng đỏ trên núi đá cao : Đất này giàu mùn, độ ẩm
khá, tầng dày vừa phải.
Nhìn chung đất ở An Lão được hình thành từ đất đá mẹ là sa phiến
thạch đá vôi và có địa hình bị chia cắt lớn nên cũng đất cũng đa dạng.
Tài nguyên rừng
Toàn huyện có 22.204 ha đất rừng đặc dụng, 19.151 ha đất rừng sản
xuất, 16.359 ha đất rừng phòng hộ. Trong ba loại đất rừng trên thì loại đất có
rừng là 41.592 ha, đất chưa có rừng là 17.113 ha. Đây là tiềm năng thế mạnh
của huyện, là vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm gỗ cho các ngành sản xuất
công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Cơ cấu dân số
Năm 2013, huyện An Lão có khoảng 22.029 người, với 5.836 hộ gồm
các dân tộc Kinh, Bana, Hre.
Mật độ dân số là 19 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.38%. Tổng
số lao động của huyện 15.126 người. Qua cân đối nguồn lao động xã hội
phân công vào việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân của huyên cho thấy
rằng: ngoài số lao động trong độ tuổi đã được bố trí thì huyện An Lão còn
khoảng 6926 người trong độ tuổi thiếu việc làm thường xuyên, chưa kể học
sinh tốt nghiệp phổ thông và các trường chuyên nghiệp ra trường hàng năm.

Ngoài ra, số lao động thiếu việc làm, làm theo thời vụ khá phổ biến.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế
An Lão có nền kinh tế với cơ cấu nông - lâm – ngư chiếm tỷ trọng lớn.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng, sự
điều hành của chính quyền và sự nổ lực của toàn thể nhân dân trong huyện,
bộ mặt kinh tế xã hội của xã đã có sự thay đổi rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân trong xã được nâng cao đáng kể. Nền kinh tế của huyện đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
11
Báo cáo tốt nghiệp
1.1.2.3. Cơ cấu ngành nghề
Huyện An Lão là một xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu
bằng sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Ngoài ra còn có các ngành nghề dịch
vụ và tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống điện
Huyện An Lão nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung nằm trong vùng
thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, hệ thống truyền tải và phân
phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu
cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng cung cấp điện
ngày càng được cải thiện rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp
chính quyền tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện của huyện đã cơ bản
hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế huyện trong
tương lai là một huyện phát triển về công nghiệp và dịch vụ, lưới điện của
huyện vẫn cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa.
* Giao thông
An Lão ngoài loại hình vận tải chính là đường bộ còn có hệ thống

đường sắt Bắc Nam đi qua.
Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện những năm qua đã
được đầu tư nâng cấp đáng kể (kể cả đương huyện lộ và đường nông thôn )
nhưng do mạng lưới giao thông đã xuống cấp nặng, các tuyến đường giao thông
liên xã, giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp, chất lượng các loại đường còn hạn
chế, không bảo đảm với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Giáo dục
Có bước phát triển mới, chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể.
Tỷ lệ người biết chữ so với tổng dân số (trong độ tuổi) là trên 98%. Đến nay
SVTH: Nguyễn Trung Quân
12
Báo cáo tốt nghiệp
có 99% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Cơ sở
vật chất kỹ thuật được nâng cấp, hoàn thiện đầy đủ. Hệ thống các trường học,
phòng học phổ thông được kiên cố hóa.
Cơ sở vật chất trang bị cho ngành giáo dục ngày càng được nâng cấp,
đổi mới toàn diện.
* Y tế
Mạng lưới y tế được phủ kín trong toàn huyện 100% ,chất lượng khám
chữa bệnh từng bước được nâng lên, trang thiết bị y tế đã được nâng cấp, y tế
xã đã được cũng cố.
1.1.2.5. Dịch vụ
Về bưu chính viễn thông: đã hiện đại hóa bưu chính viễn thông trong
toàn huyện, hoàn thiện cơ bản mạng lưới thông tin liên lạc đối với toàn huyện.
Đến nay có 98% số xã đã có điện thoại.
Hệ thống truyền hình đã được phủ sóng 100% số xã trong toàn huyện.
Mạng lưới chợ, xăng dầu, trung tâm dịch vụ được hình thành. Các
trung tâm và cụm điểm du lịch đang được quan tâm đầu tư.
1.1.2.6. Tình hình chính trị an ninh quốc phòng
Tình hình chính trị an ninh quốc phòng ở huyện An Lão tương đối ổn

định, mọi người luôn làm theo pháp luật và có ít người vi phạm pháp luật
Ở huyện cũng như các xã, luôn có một đội an ninh trật tự để bảo vệ
thôn xóm, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh nhau.
Quốc phòng: hàng năm huyện vẫn tổ chức các đợt tập huấn dân quân tự
vệ để phòng thủ khi có địch xâm phạm.
Các điều kiện về kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương đã có một
phần không nhỏ tác động tới sự phát triển của huyện nhà như sông ngòi, đất
đai, khí hậu góp phần vào việc sản xuất nông nghiệp của địa phương , song
bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu. Các điều kiện đó làm cho
SVTH: Nguyễn Trung Quân
13
Báo cáo tốt nghiệp
quá trình phỏng vấn và thu thập thông tin khó khăn hơn vì địa hình chia cắt,
giao thông đi lại không đảm bảo.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm nghèo đói
1.2.1.1. Trên thế giới
Nghèo đói là vấn đề bức xúc của toàn thế giới nó không chỉ diễn ra ở
các nền kinh tế lạc hậu chậm phát triển mà nó còn diễn ra ở các nước đang
phát triển và các nước công nghiệp. Trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế
tài chính, sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm, kéo theo
đó là thất nghiệp, nghèo đói gia tăng nhanh chóng. Tùy vào từng điều kiện
mỗi nước mà có nhiều cách định nghĩa nghèo đói khác nhau.
Theo Liên Hợp Quốc “Người nghèo là người sống dưới mức tối thiểu
để duy trì nhân phẩm, sự lành mạnh xã hội bao gồm nhu cầu cơ bản về thực
phẩm, áo mặc, nhà ở, giáo dục, y tế,…”
Ngân hàng Thế giới (1944a) xác định mức calori tối thiểu theo đầu
người là 2100 calori mỗi ngày, người đáp ứng dưới mức ấy xem là nghèo.
Tại hội nghị giảm đói nghèo Châu Á - Thái Bình Dương tại Băngkôk,
Thái Lan tháng 09/1993 đã đưa ra khái niệm “Nghèo là tình trạng của một bộ

phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo tùy theo trình
độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển được xếp danh sách
là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp. Chính vì vậy qua
nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu các nhà nghiên cứu và quản lý ở các bộ
ngành đã đi đến thống nhất về khái niệm nghèo đói ở Việt Nam như sau:
SVTH: Nguyễn Trung Quân
14
Báo cáo tốt nghiệp
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn
một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
1.2.2. Chuẩn nghèo
1.2.2.1. Trên thế giới
Hiện nay trên Thế giới có nhiều thước đo khác nhau tùy theo từng
vùng, điều kiện cụ thể mà các quốc gia có thể lựa chọn cho nước mình làm
chuẩn đói nghèo riêng.
Theo Mỹ đưa ra chuẩn nghèo họ là hộ gia đình có 4 người thu nhập
dưới 16000 USD.
Theo Ngân hàng Thế giới: Nghèo là những người có thu nhập dưới
0,5 USD / người.
Đối với các nước đang phát triển: Nghèo là người có thu nhập 1
USD / ngày.
Theo chuẩn nghèo tại các nước Công nghiệp phát triển thì người nghèo
là những người có thu nhập dưới 14,4 USD / ngày.
Hiện nay chuẩn nghèo của Thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình

quân người hằng năm là 735 USD (mức thu nhập 2 USD / người / ngày).
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam ngèo đói hiểu theo hai mức độ nghèo và đói. Lấy các tiêu
chí sau phân định nghèo đói :
Lấy mức lương thực tế tối thiểu làm cơ sở.
Lấy chi phí tối thiểu cho tiêu dùng để mua thực phẩm, chi xài cho
những nhu cầu thiết yếu nhất làm cơ sở. Theo cách đo lường này Ngân hàng
thế giới định mức calori mỗi ngày theo đầu người là 2100. Các cơ quan Việt
SVTH: Nguyễn Trung Quân
15
Báo cáo tốt nghiệp
Nam cũng có một số chỉ báo khác về chất và lượng để xác định mức nghèo
đói như:
Lấy lương thực làm cơ sở: Người nghèo là người có mức thu nhập
tương đương 16,2 kg gạo/ tháng. Hoặc là người thiếu lương thực từ 3 - 6
tháng trong năm (Bộ Nông nghiệp, Ủy ban Dân tộc và Miền núi).
Lấy tài sản làm cơ sở: Người nghèo là người không có tài sản như đất
ở, nhà ở tồi tàn, không có gia súc, thiếu gạo, thiếu vốn, thiếu sức kéo (theo
hội Liên hiệp Phụ nữ)
Lấy những chỉ dẫn cụ thể làm cơ sở: Như tỷ lệ hộ có con bỏ học, suy
dinh dưỡng trầm trọng, nợ nần nhiều (tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào Tạo,
UNICEF)
Lấy tài sản kết hợp thu nhập làm cơ sở: Người nghèo không có tài sản
hoặc có thu nhập thấp (Tổng cục Thống kê)
Lấy thu nhập làm cơ sở ( dưới x.000 VNĐ mỗi năm hoặc tháng)
Khi nói đến nghèo đói là nói đến cá nhân con người. Nhưng khi xác
định chuẩn nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ gia đình
để xem xét, vì vậy chuẩn mực nghèo đói đưa ra là chuẩn nghèo cho hộ gia
đình, lấy hộ là đơn vị để áp dụng chuẩn. Ở Việt Nam tùy theo từng năm khác
nhau mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định từng mức chuẩn

nghèo đói khác nhau, cụ thể:
Lần thứ nhất Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội quy định năm 1993:
+ Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân một người / một tháng quy đổi ra
gạo dưới 13 kg gạo ở thành thị, 8 kg gạo ở nông thôn.
+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng quy đổi ra
gạo dưới 20 kg gạo ở thành thị, 15 kg gạo ở nông thôn.
Lần thứ hai công bố vào năm 1996 :
+ Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng quy đổi ra gạo
dưới 13kg (cho mọi vùng).
SVTH: Nguyễn Trung Quân
16
Báo cáo tốt nghiệp
+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng quy đổi ra
gạo dưới 25 kg gạo đối với thành thị, dưới 20 kg đối với nông thôn, đồng
bằng và trung du và dưới 15 kg đối với nông thôn, miền núi và hải đảo.
Lần thứ ba công bố vào năm 1997 (Công văn số 1751 / LĐTBXH):
Về cơ bản tính bằng gạo theo thu nhập đầu người ở lần công bố thứ ba
không có sự thay đổi, song do biến động về giá cả và tính bất hợp lý nếu chỉ
dùng gạo và tính không thuận lợi của nó đối với vùng kinh tế phát triển mọi
thứ đều được tiền tệ hóa, do vậy năm 1997 thước đo nghèo đói được dùng
bằng cả gạo và tính theo thu nhập bình quân đầu người, cụ thể như sau:
+ Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo / người
/ tháng, tương ứng 45.000 đồng.
+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 15 kg gạo /
người / tháng, tương ứng 55.000 đồng đối với vùng núi, hải đảo, 20 kg gạo,
tương ứng với 70.000 đồng đối với nông thôn, đồng bằng và 25 kg gạo tương
ứng với 90.000 đồng.
Lần thứ tư công bố vào năm 2000 (Quyết định số 1143 / QĐ -
LĐTBXH) chuẩn nghèo hộ gia đình được đưa ra như sau:
+ Vùng miền núi, hải đảo 80.000 đồng / người / tháng.

+ Nông thôn, trung du 100.000 đồng / người / tháng.
+ Thành thị 150.000 đồng / người / tháng.
Lần thứ năm theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam số
170 / 2005/ QĐ - TT ký giao ngày 08 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010.
+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng / người / tháng (2.400.000 đồng / người / năm) trở xuống là hộ nghèo.
+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng / người / tháng ( dưới 3.120.000 đồng / người / năm) trở xuống là hộ
nghèo.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
17
Báo cáo tốt nghiệp
Và hiện nay Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ
cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015:
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ
400.000 đồng / người / tháng (từ 4.800.000 đồng / người / năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng / người / tháng ( từ 6.000.000 đồng / người / năm) trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 - 520.000 đồng / người / tháng.
+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 - 650.000 đồng / người / tháng.
1.2.3. Xóa đói giảm nghèo theo cách hiểu của tác giả
Xóa đói giảm nghèo là quá trình làm giảm sự nghèo đói cho mọi người
dân thông qua các chương trình, các hoạt động có tổ chức để hỗ trợ cho người
nghèo có thể giảm nghèo một cách bền vững.
1.3. Một số lý thuyết liên quan
1.3.1. Thuyết hệ thống (Systems theory)
Hệ thống là tập hợp của một bộ phận những thành phần, mỗi thành

phần có phần hành riêng, khi tập trung lại một cách trật tự sẽ tạo thành một hệ
thống với chức năng riêng của hệ thống. Cá nhân cũng là một hệ thống, vì cá
nhân là kết quả của nhiều hợp phần: phần tâm lí, phần sức khoẻ vật chất, phần
ảnh hưởng văn hoá, tôn giáo, gia đình, nghề nghiệp, chức vụ mỗi thành phần
có một tác động riêng tạo thành cá tính và ứng xử của cá nhân.
Thuyết hệ thống giúp nhà CTXH có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên
cứu, xác định được điều cần thay đổi trong tình hình hiện tại của địa phương,
ở trạng thái động.
1.3.2. Thuyết vai trò(Role theory)
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho
mỗi chức vị trí của con người trong xã hội đó.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
18
Báo cáo tốt nghiệp
Vai trò của người làm CTXH là giúp mọi người nhận thức được vai trò
của mình trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về hoạt động xóa
đói giảm nghèo và những tài nguyên có thể
Qua đó nhân viên CTXH thể hiện vai trò là nhà giáo dục, tư vấn, kết
nối và truyền thông trong hoạt động xóa đói giảm nghèo cho người dân trên
địa bàn.
1.3.3. Thuyết nhu cầu
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai
nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như
mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ
bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được
đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh
để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.
Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công

bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu
cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ
không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng
Qua thuyết này chúng ta có thể xác định được nhu cầu cơ bản của
người dân của người dân nơi đây. Trước hết là nhu cầu về vật chất phục vụ
cho ăn uống vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ Nhu cầu về an ninh: được đảm bảo
một cuộc sống an toàn về thể chất tinh thần lẫn sức khoẻ.
SVTH: Nguyễn Trung Quân
19

×