Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

giải pháp xóa đói giàm nghèo tại huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.06 KB, 71 trang )

trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA Kế HOạCH Và PHáT TRIểN


chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu
tỉnh Ngệ An 2006-2010

Sinh viên thực hiện

: HOàNG TUấN ANH

Chuyên ngành

: KINH Tế PHáT TRIểN

Lớp

: KINH Tế PHáT TRIểN 47B QN

Khóa

: 47

Hệ

: chính quy

Giáo viên hớng dẫn


: GS.TS. Vũ THị NGọC PHùNG

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
BẢNG BIỂU...................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 2
PHẦN I: MỘT SỐ QUAN NIÊM CHUNG VỀ XĐGN…………………. 4
I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐÓI NGHÈO…………………………………. 4
1. Quan niệm chung…………………………………………...................... 4
2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam………………………........................9
II. CÁC QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI,GIẢM NGHÈO………............... 10
1.Nguyên nhân của đói nghèo……………………………………….........10
2. Khái niệm về xóa đói,giảm nghèo…………………………….............. 12
2.1. khái niệm về xóa đói……………………………………………………........12
2.2.khái niệm về giảm nghèo……………………………………………….........12
3. XĐGN đối với các vấn đề trong đời sống xã hội……………………...13
3.1.đối với sự phát triển kinh tếi…………………………………......................13
3.2.đối với vấn đề chính trị xã hội………………………………………............13
3.3. đối với các vấn đề văn hóa…………………………………………….........15
3.4.đối với một số vấn đề khác có lien quan……………………………...........16
4. Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói…………………......17
2.1.các tiêu thức đánh giá nghèo đói……………………………………..........17
3.4.mức chuẩn đánh giá nghèo đói……………………………………..............18
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI HUYỆN QUỲ
CHÂU TỈNH NGHỆ AN………………………………………………… 25
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN...................................................... 25
1. Vị trí địa lí................................................................................................ 25
2. Kinh tế xã hội...........................................................................................25

2.1. Một số kết quả từ 2001-2005...................................................................27
2.2. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010.................................................................31


II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐĨI TẠI HUYỆN QUỲ
CHÂU……………………………………………………………............... 31
1 .Thực trạng nghèo đói huyện Quỳ Châu năm 2006………………….. 31
1.1- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2005 ( theo chuẩn cũ)
…………………………………………………………………………...................31
1.2- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2006(theo chuẩn mới)
…………………………………………………………………………...................34
2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006……................38
2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN
.......................................................................................................................38
2.1.1- Thuận lợi…………………………………………………………...............38
2.1.2- Khó khăn…………………………………………………………...............38
2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được……................40
2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo……………….................40
2.2.2- Cơng tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn
, chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo
đã được chú trọng……………………………………………………….............41.
2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất………………………………………………...............42
2.2.4- Công tác định canh định cư ở vùng kinh tế mới…………….................42
2.2.5- Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN.......43
2.2.6-Hỗ trợ khám và chữa bệnh cho người nghèo…………………...............43
2.2.7- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo……….................44
2.2.8- Xây dựng trung tâm cụm xã………………………………………...........45


2.3- Những tồn tại và hạn chế trong công tác XĐGN

huyện Quỳ châu…………………………………………………………….........45.
2.3.1- Về nhận thức trách nhiệm đối với cơng tác XĐGN……………............45
2.3.2- Về việc thực hiện các chương trình dự án, cơ chế chính sách............46.
2.4- Nguyên nhân của những tồn tại……………………………………............47
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XĐGN
HUYỆN QUỲ CHÂU TRONG NHỮNG NĂM TỚI…………………... 48
I- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VẤN ĐỀ XĐGN HUYỆN QUỲ
CHÂU……………………………………………………………………... 48
1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến , nâng cao nhận thức các cấp,
các ngành và người dân về XĐGN.................................................................48
2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững;
lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu
phát triển cộng đồng và XĐGN……………………………..............................49
3. Phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn để xố đói giảm
Nghèo……………………………………………………………………...............50
3.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp………………………………………………………………......................50
3.1.1. Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi…………………………….............50
3.1.2 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật……………………............................50
3.1.3 Về cơng tác đào tạo nghề………………………………………….............51
3.1.4. Thực hiện chính sách tín dụng…………………………………...............51
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hố thu nhập ở nơng thơn.........52
4. Phát triển cơng nghiệp tạo việc làm và nâng cao
mức sống cho người nghèo…………………………………………..................53


5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, người
nghèo tiếp cận dịch vụ công...........................................................................53
5.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo.........................................53
5.2. Về phát triển đường giao thông..............................................................54

5.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch
cho các xã nghèo............................................................................................56
5.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc,
hệ thống phát thanh.......................................................................................57
6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương
trình kế hoạch hố cho người nghèo............................................................57.
6.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo
dục đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng
giáo dục cho người nghèo..............................................................................57
6.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí
y tế cho người nghèo......................................................................................58
6.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch
hố gia đình và giảm tốc độ tăng dân số.......................................................59
7. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ
người nghèo..................................................................................................60.
8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá cơng tác xố đói
giảm nghèo.....................................................................................................61
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 63
KẾT LUẬN.................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 65


BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp kết quả xác định hộ nghèo huyện quỳ châu
Bảng 2: Số liệu điều tra hộ nghèo năm 2006(theo chuẩn mới)
Bảng 3: Một số chỉ tiêu bình qn đối với các hộ nghèo đói của
huyện Quỳ Châu vào năm 2006

-6-



LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng
cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất tồn cầu. Nó chứa
đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau
nhân loại là nghèo đói vẫn cịn trầm trọng trên một phạm vi vơ cùng rộng
lớn. Nghèo, đói ln là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên
con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn
về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng
vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng
con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 7 tỷ người
của thế giới, thường xuyên có khoảng 3 tỷ người sống dưới mức sống
2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày.
Ở nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi
sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư
giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư
nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam cịn rất cao (11% năm 2000) đang là
một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung,
vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề
giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một
nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh.
Quán triệt qua điểm của Đảng huyện Quỳ Châu đã ln quan tâm đến
cơng tác xố đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được
những thành tựu tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm vẫn có một khoảng
cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của huyện Quỳ Châu là đến năm 2010
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 26,5 % ( theo chuẩn mới). Đây là một việc

-7-



hết sức khó khăn địi hỏi phải có sự phối hợp nỗ lực của toàn thể cộng đồng
cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo.
Qua q trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực
tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác xố đói
giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quỳ Châu nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu
đề tài này: “Giải pháp XĐGN tại huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Một số quan niệm chung về xố đói giảm nghèo.
Phần II: Phân tích thực trạng đói nghèo ở huyện Quỳ châu
Phần III: Phương hướng mục tiêu và giải pháp XĐGN huyện Quỳ
Châu trong những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ chú trong phịng quan hệ và lao động
thuộc viên lao động và xã hội, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:GS.TS VŨ
THỊ NGỌC PHÙNG đã giúp em hồn thành chun đề nay`.
Do nhận thức cịn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên chun đề
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của thầy cơ, của các bạn để bài viết này hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

-8-


PHẦN 1: MỘT SỐ QUAN NIỆM CHUNG VỀ XĐGN
I- CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐĨI, NGHÈO:
1- Quan niệm chung
Xã hội lồi người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ
lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác
thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và

những nhu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày
càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất
lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo
đói.
Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải
khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng
nghèo đói.
Trong thời kỳ tiền sử mơng muội, lồi người trong khi bức ra, tách khỏi
thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời
sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường
xuyên đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc
hậu, mơng muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người.
Trong đời sống thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề
KTXH, chúng ta thấy khái niệm đói, nghèo hay nghèo khổ, giàu nghèo, phân
hố giàu nghèo. Ngay khái niệm đói nghèo nếu tách riêng để phân tích và
nhận dạng cũng thấy giữa đói và nghèo, trong cặp đơi này vừa có quan hệ
mật thiết với nhau, vừa có khác biệt về mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình
trạng đói (mà ý nghĩa trực tiếp của nó là đói ăn, thiếu lương thực thực phẩm
để duy trì sự tồn tại của sinh vật và con người) thì đương nhiên là nghèo.
Đây vẫn thuần tuý là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế- vật chất. Nó
-9-


khác với đói thơng tin, đói hưởng thụ văn hố thuộc phạm trù đời sống tinh
thần. Quan niệm về nghèo thì có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Tất
nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói. Nghèo là
một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình trạng hiểu nhiên của nghèo. Sự nghèo
và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi cái vịng luẩn quẩn của cảnh trì trệ,
túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai,
đau ốm, bệnh tật, rủi ro…) là con người dễ dàng rơi vào cảnh đói (đói khổ,

đói rách). Ở đây ta xem xét hiện tượng đói nghèo ở góc độ đời sống vật chất,
góc độ kinh tế tức tính vật chất của nó.
Cần thấy rằng, tuy đói nghèo và phân hoá giàu nghèo biểu đạt nội
dung kinh tế, có nguồn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, song với tư cách là
một hiện tưọng tồn tại phổ biến ở tất cả quốc gia dân tộc trong tiến trình phát
triển, đói nghèo và phân hố giàu nghèo khơng bao giờ là hiện tượng kinh tế
thuần tuý mà thực chất là hiện tượng kinh tế- xã hội. Nhưng nó có những nội
dung vật chất, gốc rễ kinh tế bên trong và có quan hệ biện chứng với xã hội
chính trị và văn hố. Như vậy, đói nghèo và phân hố giàu nghèo là những
khái niệm kép vừa có mặt kinh tế vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó,
trong sự phát sinh diễn biến của nó. Nhân tố chính trị và văn hóa cũng có
phần tác động, gây ảnh hưởng tới hiện trạng, xu hướng và cách thức giải
quyết nó. Điều này đặc biệt rõ trong sự vận động của kinh tế thị trường, của
bước chuyển đổi mô hình, cơ chế, chính sách quản lý, kể cả những biến đổi
của cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá độ như ở nước ta. Đặc
điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, bởi vì đây là cơ sở
của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp, biện pháp xố đói giảm nghèo ở
nước ta, nhất là những vùng cư dân nông nghiệp- nông thôn.
Thực tế cho thấy rõ, các chỉ số xác định đói- nghèo và giàu- nghèo luôn
di động. Ở một thời điểm, với mỗi vùng, mỗi nước nào đó, thì chỉ số đo
- 10


được đói, giàu, nghèo nhưng sang một thời điểm khác, so sánh một vùng
khác, nước khác, cộng đồng khác thì chỉ số đo đó có thể mất ý nghĩa. Đây là
điểm giải thích vì sao các nhà nghiên cứu lý luận về vấn đề đói nghèo và
phân hố giàu nghèo lại thường gắn nó với lý thuyết phát triển.
Sau khi làm rõ những luận cứ chung như những tiền đề phương pháp
luận, chúng ta tìm hiểu quan niệm cụ thể về đói nghèo, chỉ tiêu và chuẩn
mực đánh giá nó.

Vậy “đói nghèo” là gì?
Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9/1993 đã
đưa ra định nghĩa nghèo đói như sau:“ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư khơng được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của con người
đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và
phong tục tập quán của các địa phương”.
Như vậy, đói nghèo gồm các khía cạnh cơ bản sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu
chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về
giáo dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia
đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng khơng có tiếng nói và quyền lực của người
nghèo.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân
làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
- 11


Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết
yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét
thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá
nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so
sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ

tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo
khổ có tính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia,
giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này
với quốc gia thuộc khu vực khác…).
Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần
chú ý mấy điểm:
Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu
cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất.
Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân
tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nơng thơn và đơ
thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầu
người trong ngày.
Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn
vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm
thước đo.
Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi
cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ.

- 12


Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói
thơng qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho
chúng ta những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là
quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và
lạc hậu. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn

nữa, thực hành tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là
tay trái của hạnh phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với cơng
tác xố đói giảm nghèo nói riêng và khơng ngừng nâng cao đời sống nhân
dân nói chung. Đặc biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì
đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người,
xố đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải
vượt qua, phải tiến tới giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì
nước mới mạnh”. Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu
có, phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, văn minh và văn hoá. Quan
niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng
tư tưởng và tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của
tồn xã hội vì hạnh phúc của con người.
Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tịi về con
đường, cách đi, mơ hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề nghèo đói vẫn
cịn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi.
Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so
với các nước trên thế giới và trong khu vực, con đường phải đi của chúng ta
là phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả - 13


trong đó có việc phải xố đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2- Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam
Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, đồng thời
qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các Bộ, Ngành đã đi đến
thống nhất cần tách riêng đói nghèo thành hai khái niệm riêng (Giáo trình
kinh tế lao động):
2.1Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc

sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng,
thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo.
Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm
hai dạng (theo mốc đánh giá năm 1993):
Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức
thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư
ở nơng thơn có thu nhập dưới mức 20.400 đồng/người/tháng và ở thành thị
là 24.500 đồng/người/tháng.
Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập
dưới mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưịi/tháng.
2.2Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn
một phần của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

- 14


Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế,
Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào
điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng
thời kỳ.
Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người
như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả
năng chi tiêu tối thiểu.
Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là khơng có khả năng

thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác
định như sự khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi
lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở
những nước khác nhau.
Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những
chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng
này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập.
Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn
mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là
1USD/người/ngày.
II- CÁC QUAN NIỆM VỀ XỐ ĐĨI, GIẢM NGHÈO.
1.Ngun nhân của đói nghèo
Con người sinh ra ai cũng muốn được học hành, có cơm ăn, có áo mặc
có cơng cụ sản xuất từ đơn sơ đến hiện đại. Song do môi trường và điều kiện
- 15


kinh tế xã hội khác nhau nên hiện nay trên tồn cầu có 1,5 tỷ người đang
phải sống trong tình trạng nghèo đói. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở
nước ta thì có nhiều, song qua nghiên cứu tổng kết chúng ta có thể đưa ra
được 6 ngun nhân chính (bao gồm cả khách quan và chủ quan) sau:
Do trình độ sản xuất: hiện nay ở nước ta, tỷ lệ lao động có chun mơn
kỹ thuật rất thấp 14% trong khi đó khu vực thành thị chiếm từ 40 – 60%.
Việc đào tạo lao động dó chun mơn kỹ thuật còn nhiều hận chế như: giáo
dục xuống cấp, kinh tế nhiều vùng thấp kém khơng có điều kiện để theo học.
Nhà nước chưa có chính sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động kỹ
thuật cho nông thôn.
Do bản thân người nghèo: người nghèo là người thiếu hầu hết các yếu
tố để tạo lập lên một cuộc sống bình thường. Hộ thiếu vốn thiếu kỹ năng lao

động, thiếu trình độ họ vấn và thiếu cả ý thức vươn lên thốt khỏi cảnh
nghèo đói.
Do thất nghiệp: Việt Nam là một nước đang phát triển có cung lao động
lớn do dân số tăng nhanh, cầu lao động thấp do trình độ kinh tế kém phát
triển thường gây lên tình trạng thất nghiệp cao làm cho các vấn đề xã hội
càng trở lên phức tạp kết cục là lại tăng thêm người nghèo.
Do điều kiện tự nhiên và môi trường: là một nước nơng nghiệp nghèo
bởi điều kiện tự nhiên ít thuận lợi thường bị thiên tai và khả năng hạn chế
thiên tai là rất hạn chế. Theo ước tính mỗi năm ngân sách tăng khoảng 4000
tỷ trong khi thiệt hại do thiên tai trung bình là 6000 tỷ.
Do cơ chế chính sách: hệ thống cơ chế chính ở nước ta hiện nay còn
đang khập khễnh chưa đồng bộ chưa thoả đáng. Gần 80% dân số ở nông

- 16


thôn trong khi đầu tư ngân sách nhà nước vào khu vức này chỉ chiếm 10%
còn lại là khu vực đơ thị.
Do thiếu trình độ để trao đổi thơng tin và sản phẩm: hệ thống cơ sở hạ
tầng ở nước ta nhất là vùng sâu, vùng xa đang còn lạc hậu kếm phát triển
làm cho người dân khơng có điều kiện phát triển thông tin nắm bắt được
nhứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp cận với thị trường làm cho họ ngày
càng tụt hậu với sự ph rủi ro khác, tại thời điểm đang xét.
2- Khái niệm về xố đói, giảm nghèo.
1.1- Khái niệm về xố đói.
Xố đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để
đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
1.2- Khái niệm giảm nghèo.

Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng
người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình
chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa
chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống
mọi mặt của mỗi người.
ở góc độ nước nghèo: giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực
hiện quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu cịn tồn đọng trong xã
hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản
xuất tiến tiến của thời đại.
- 17


ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là q trình tạo điều kiện giúp đỡ
người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thốt khỏi tình
trạng.
3.Xóa đói,giảm nghèo đới với các vấn đề trong đời sớng xã hợi
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất tồn cầu, tất cả các quốc gia trên
thế giới đều phải quan tâm đến vấn đề xố đói giảm nghèo trong q trình
phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy xố đói giảm nghèo là một bộ phận
trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước, đó cũng là một
trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam. Chính vì lẽ đó xố đói giảm nghèo và các vấn đề trong đời sống
xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong q trình phát triển kinh
tế, xố đói giảm nghèo có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, giải quyết
các vấn đề văn hoá củng cố an ninh chính trị xã hội và một số chính sách
khác có liên quan.
3.1-Xóa đói giảm nghèo đới với sự phát triển kinh tế

Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn đối với
phát triển. Nói cách khác, xố đói giảm nghèo là tiền đề của phát triển.
Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc gắn với tăng trưởng kinh
tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong cơng tác xố
đói giảm nghèo. Thơng qua hiện trạng nghèo, đói người ta thường nhận thấy
sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ
thấp kém của phân cơng lao động xã hội. Nó dẫn tới năng xuất lao động xã
hội mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp gia tăng,
thu nhập không đủ cho chi dùng vật phẩm tối thiểu, do đó càng khơng thể có
điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt qua ngưỡng
- 18


tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượng con
người. Đó là hiện trạng nghèo đói về kinh tế của dân cư.
Nhìn từ góc độ xã hội, nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao
động thất nghiệp (tuyệt đối và tương đối), chỉ số về tổng số sản phẩm quốc
nội, thu nhập bình quân theo đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho
phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn
hoá và các lĩnh vực khác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã
hội. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển kinh tế càng bị kìm hãm. Trình độ
phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong
để khắc phục đói nghèo.
3.2-Đối với vấn đề chính trị - xã hội.
Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội chính trị. Các tệ
nạn xã hội phát sinh như chộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm... đạo đức bị
suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể
dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói khơng được chú ý giải quyết, tỷ lệ và
cấp độ của nghèo đói vượt q giới hạn an tồn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt
chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt nguy cơ “diễn

biến hồ bình” và “chiến tranh biên giới mềm”.
Nghèo đói về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về chính trị
xã hội. Trong q trình hội nhập sự lệ thuộc của nước nghèo đối với nước
giàu là điều khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hố, hệ
tư tưởng và chính trị. Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế
giới đã quốc tế hoá như ngày nay, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể giữ vững
chế độ chính trị độc lập tự do chủ quyền của mình với một tiềm lực kinh tế
khá mạnh. Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể giải quyết
được các vấn đề phát triển trong một mơ hình đóng kín, biệt lập như một ốc
- 19


đảo. Muốn phát triển được phải mở cửa, hội nhập hợp tác song phương và
đa phương nhưng phải trên cơ sở giữ vững chủ quyền và không đánh mất
bản sắc dân tộc. Do đó, chỉ khi nào làm chủ chiến lược và sách lược phát
triển, định hình những điều kiện và bước đi trong chiến lược phát triển và có
thể khai thác mọi nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào nhân tố tiềm lực từ
bên trong nhằm vào mục tiêu phát triển thì quá trình tham gia hợp tác cạnh
tranh với bên ngồi thì mới có tác dụng tích cực, hiệu quả và đạt tới sự phát
triển bền vững. Nghèo đói của dân cư (nhất là các tầng lớp cơ bản của xã hội
) đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay
trong q trình phát triển. Và khơng có khn mẫu duy nhất nào có thể sao
chép, áp dụng hệt như nhau cho việc giải quyết bài toán kinh tế - xã hội này.
Như vậy, nghèo đói và lạc hậu sóng đơi với nhau, là xiềng xích trói
buộc các nước nghèo, là một trong những vấn dề bức xúc nhất hiện nay mà
mỗi quốc gia dân tộc và cộng đồng quốc tế phải cùng hợp tác giải quyết.
3.3-Đối với các vấn đề về văn hố.
Từ nghèo đói về kinh tế dẫn tới nghèo đói văn hố. Nguy cơ này rất
tiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với sự phát triển không chỉ
ở từng người, từng hộ gia đình mà cịn cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển

xã hội.
ở một trình độ phát triển thấp, nghèo đói về kinh tế là sự nổi trội gay
gắt nhất. Do đó mục tiêu phấn đấu là đạt được sự giàu có. Nhưng sự giàu có
chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bóng sự phát triển văn hoá, tinh thần,
sự định hướng giá trị sẽ chỉ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thực dụng,
sự thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người .… Đi
vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất có nguy cơ phát triển cái xấu, cái
ác, làm nghèo nàn biến dạng cái chân thiện mỹ. Nếu tình trạng đó xảy ra ở
- 20


lớp trẻ sẽ càng nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi, về văn hố nhân
cách. Nó kìm hãm sự phát triển khơng kém gì lực cản đói nghèo về kinh tế,
thậm chí cịn tệ hại hơn vì nó thẩm lậu vào những yếu tố phản phát triển,
chứa chấp các mầm mống của bệnh hoạn, suy thối.
“Nghèo đói về kinh tế dễ nhận thấy và ít ai dám coi thường nó. Cũng
do đó, giàu về kinh tế dễ trở thành một khát vọng đam mê thậm chí cực
đoan, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ. Nghèo đói về văn hố khó
nhận thấy hơn và rễ rơi vào sự nhận thức muộn màng, có khi phải trả giá”.
Do đó trong khi tập trung mọi nỗ lực chống đói nghèo về kinh tế, cần
sớm cảnh báo xã hội những nguy cơ tác hại của đói nghèo văn hố. Khơng
sớm dự phịng nó một cách chủ động, xã hội khó tránh khỏi sự thua thiệt bởi
phải trả giá đắt cho sự thiếu hụt văn hố.
3.4-Xố đói giảm nghèo với một số vấn đề khác có liên quan.
Xố đói giảm nghèo là một bộ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Do đó, nó có mối quan hệ với rất nhiều các chính sách phát
triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, chính sách đào tạo nghề cho người
lao động, chính sách đầu tư ... và nhiều chính sách khác. Tất cả chính sách
đó đều có mối quan hệ tác động qua lại với chương trình xố đói giảm
nghèo. Chẳng hạn với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động,

xoá đối giảm nghèo là làm sao cho người lao động đặc biệt là lao động ở các
hộ nghèo có cơng ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và như vậy là
việc xố đói giảm nghèo đã gián tiếp tác động đến việc giải quyết công ăn
việc cho người lao động, hơn thế nữa còn giải quyết việc làm cho một bộ
phận lớn lao động, bởi vì ở nước ta hiện nay đa số thất nghiệp là người
nghèo.

- 21


Như vậy, xố đói giảm nghèo và các chính sách kinh tế xã hội khác có
liên quan chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Thực hiện mục tiêu
này là góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Vì vậy đòi hỏi phải được sự quan tâm sâu sắc của toàn Đảng toàn dân
và phải tiến hành được thường xuyên, liên tục góp phần phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước.
4- Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói.
2.1- Các tiêu thức đánh giá nghèo đói.
Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau.
Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao
gồm ba mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù
chữ.
Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của
hệ thống ba mục tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình
quân trên đầu người trong năm.
Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra
kilocalo cho một người trong một ngày.
Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: đây là
chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác
định giàu nghèo.
Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận

các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh
giá khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.

- 22


2.2- Mức chuẩn đánh giá nghèo đói.
a- Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước
nghèo).
ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu
vực, một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình
độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ lực lượng sản xuất nói
riêng ở vùng, miền, quốc gia đó ở tại một thời điểm nhất định.
Ví dụ: với chỉ số nghèo là 400 USD/người/ năm cho biết đây là nước
đang phát triển. Với chỉ số nghèo là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là
nước phát triển.
Như vậy trên thế giới tương đương với ba nhóm nước có ba dạng nghèo
khác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ kinh tế phát triển cao; nghèo ở các
nước có trình độ phát triển kinh tế chậm và nghèo ở các nước có trình độ
phát triển kinh tế trung bình. Việc phân định ba dạng nghèo như vậy có ý
nghĩa rất lớn trong việc xem xét đánh giá nghèo ở mỗi nước thuộc dạng nào,
tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nào để có cách nhìn tổng
qt trong q trình giải quyết vấn đề xố đói giảm nghèo.
Với cách đánh giá nghèo như trên, nghèo ở Việt Nam mang đầy đủ
những đặc trưng cơ bản này nhưng nổi bật ở hai đặc trưngsau:
- Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời nay sang đời khác.
- Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa thu nhập quan sát được với
ngưỡng nghèo được quy định ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Biểu
hiện là, Việt Nam vẫn cịn một bộ phận dân cư bị đói.


- 23


Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng ở Việt Nam là nước cịn rất
nghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn thấp kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều
đến trình độ xố đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
Nếu căn cứ vào GDP trên đầu người/ năm ở vào thời điểm năm 1990 để
phân tích cho thấy:
Trên 25.000 USD

: nước cực giàu

Trên 20.000 – 25000 USD

: nước giàu

Trên 10000 – 20000 USD

: nước khá giàu

Trên 2500 – 10000 USD

: nước trung lưu

Trên 500 – 2500 USD

: nước nghèo

Dưới 500 USD


: nước cực nghèo

Việt Nam mới đạt được 386 USD/người/năm (Năm2000) được xếp thứ
110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm cực nghèo.
Chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập bình quân 1,25
USD/người/ngày (tương đương với 600.000 đồng/người/tháng); chuẩn
nghèo của châu Á là 1,35 USD/người/ngày (650.000 đồng/
người/tháng). Theo tính tốn của Ngân hàng Thế giới (WB), với chuẩn
thu nhập 1,25 USD/người/ngày, trên thế giới hiện có đến 1,4 tỉ người
(hơn 20% dân số thế giới) sống ở mức nghèo khổ.
b- Mức chuẩn nghèo đói đối với Việt Nam
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được
nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước
qua từng thời kỳ.

- 24


Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1997 là :
- Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình qn đầu người dưới 13 kg/tháng,
(tương đương 45.000đ).
- Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình qn quy ra gạo:
+ Vùng nơng thơn miền núi. hải đảo: dưới 15kg/người/tháng(tương
đương 55.000đ)
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương
đương 70.000đ)
+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng(tương đương 90.000đ)
- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 40% trở lên và thiếu cơ sở hạ
tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ).

Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh năm 2000 như sau:
- Hộ nghèo : Là hộ có thu nhập bình qn
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 50.000đ/người/tháng.
+ Vùng thành thị:dưới 150.000đ/người/tháng.
- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa đủ cơ sở hạ
tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ).
Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày là
2.100 calo/ người/ ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo
từng vùng của một số nhóm hàng hố lương thực, thực phẩm thiết yếu đã
đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói tại Việt Nam là:
Tính bình qn: 1.090.000 đồng/ người/ năm

- 25


×