I. Mục tiêu nghiên cứu:
• Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích được những khó khăn và
thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và so
sánh với sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới, từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm phát triển TMDDT ở Việt Nam.
• Hiểu được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề
về thương mại điện tử.
• Hiểu được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với
ứng dụng thương mại điện tử.
II. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính:
- Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, Internet để thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm
hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và thấy được những thuận lợi và khó khăn
trong sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
III. Nội dung nghiên cứu:
1. Tổng quan thương mại điện tử
1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.
1.2 Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT
Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử là:
1. Máy điện thoại.
2. Máy fax.
3. Truyền hình.
4. Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá
trị gia tăng);
5. Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);
6. Mạng toàn cầu Internet, Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến,
giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet,
các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ
Internet.
1.3 Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT
1.3.1 Các hình thức hoạt động:
a. Thư điện tử (Email)
Email giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một
cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí.
Một địa chỉ email tốt:
• Ngắn gọn -> dễ nhớ, tránh gõ nhầm, ...
• Gắn với địa chỉ website và thương hiệu.
=> Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email-> lấy địa
chỉ website làm phần gốc
b. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - electronic data interchange
EDI là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" giữa
các máy tính điện tử của các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với
nhau, một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người.
Sự tiện lợi
• Chi phí giao dịch thấp
• Khả năng đối chiếu chứng từ tự động, hiệu quả, nhanh chóng và chính
xác
• Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao
c. Bán hàng qua mạng
Website bán lẻ là hình thức để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và
bán hàng hoá cho người tiêu dùng.
Kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu
dùng thường ngày, hàng hoá có thể số hoá, dịch vụ, ...
Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau:
• xem hàng
• “Đặt mua”
• Sau khi xem và chọn hàng xong->“Giỏ mua hàng”
• Thanh toán-> người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc
điền các thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán.
=> Là 1 nhà phân phối hàng hoá, không trực tiếp sản xuất, không cần
diện tích quá lớn để làm cửa hàng.
d. Quảng cáo trực tuyến
Hình thành một website riêng -> đăng hình quảng cáo, trực tiếp gửi thư
điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng...
e. Thanh toán trực tuyến
Là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ
thống thanh toán điện tử.
Được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và
thanh toán qua mạng.
1.3.2 Các hình thức Giao dịch của thương mại điện tử
a. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C
Các doanh nghiệp bán cho công chúng thường thông qua danh mục sử
dụng phần mềm giỏ mua hàng
b. Giữa các doanh nghiệp với nhau; B2B
Các công ty kinh doanh với nhau.
c. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ; B2G
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà
nước đóng vai trò khách hàng.
d. Giữa người tiêu dùng với nhau; C2C
Các cá nhân có thể mua bán với nhau nhờ hệ thống thanh toán trực tuyến
e. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ; C2G
Là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là
các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của
TMĐT.
Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp
với nhau B2B là quan hệ chủ yếu.
1.4 Vai trò của TMĐT
Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc
trong ngành công Nghệ Thông tin.
Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một
cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống Việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái
niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại
điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh
cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả
hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…vv.
Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và việt nam nói
riêng TMDT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát
triển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
• Các doanh nghiệp và các cá nhân có thể dùng TMĐT để giảm các chi phí
giao dịch bằng cách đẩy luồng thông tin và tăng cường thêm sự phối hợp
các hoạt động để giảm bớt tình trạng không rõ ràng. Bằng việc giảm bớt
chi phí tìm kiếm thông tin về người kinh doanh, người bán và tăng số
lượng tham gia thị trường, TMĐT có thể thay đổi sự thu hút thống nhất
theo chiều thẳng đứng đối với rất nhiều công ty. Cũng chưa thể chắc rằng
là việc chấp nhận TMĐT sẽ khiến cho các tổ chức theo cấu trúc vòm
quay trở lại cấu trúc thị trường cũ của họ, nhưng đây cũng là một khả
năng hoàn toàn có thể.
• TMĐT có thể khiến cho các mạng lưới dựa hoàn toàn vào chia sẻ thông
tin này có thể duy trì và quản lý dễ dàng hơn. Một số nhà nghiên cứu tin
tưởng rằng những hình thức tổ chức thương mại này sắp tới sẽ trở nên có
ưu thế.
Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứng dụng và phát triển TMDT
và trở thành điển hình trong lĩnh vực này như công ty Vietgo, công ty cổ phần
vật giá với sàn giao dịch TMĐT: vatgia.com; công ty peaceoft solution với trang
web: chodientu.vn, …vv.
Tuy nhiên, việc khai thác và ứng dụng TMDT luôn là hai mặt của một
vấn đề:
• Thứ nhất chúng ta đang ở giao thời giữa kinh doanh truyền thống và
phương thức kinh doanh TMDT, do vậy luôn có sự so sánh thực dụng và
ngắn hạn về tính hiệu quả giữa hai phương thức này.
• Thứ hai TMDT cũng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khác hơn, trí tuệ hơn
và.. khó hơn (không theo lối tư duy cũ), việc ứng dụng và phát triển
TMDT đỏi hỏi sự nhận thức sâu rộng trong xã hội và môi trường làm việc
cũng như quản lý và hạn chế các mặt tiêu cực như việc gian lận, niềm tin,
phá hoại vv.. đã và đang ở trên rất khó kiểm soát vì tính nhanh, mạnh và
kỹ thuật cao của loại hình này.
1.5 Ưu điểm và nhược điểm của Thương mại điện tử
Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể giúp họ
tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí.
Quảng cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty
nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới.
Chi phí cho việc sử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu đòi hỏi
về giá cả, và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ TMĐT trong hỗ trợ
kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp. Năm 1998, Cisco
Systems đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của mình qua Web, bởi
không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho những hoạt động kinh
doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được 500.000 cuộc gọi mỗi
tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la.
TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho
người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT
trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT
thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có
thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ
và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí
cho cả hai bên trong các giao dịch.
TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền
thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ
nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng
thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi
những người khác không cần nhiều như vậy.
TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh các
cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ, mang
theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí nhanh
hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người kinh doanh có thể truy cập
ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần
mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet,
giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng.
Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử
của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh
chóng khi giao dịch qua Internet. Hơn nữa các thanh toán điện tử có thể kiểm
toán và điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc có thể chống thất thoát
và gian lận.
TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi
xa xôi.
Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT.
Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức
hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công
nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi
của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh
của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện
và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và
dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn
sàng mua qua Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ
thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều
khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự
tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.
Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ
đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện
trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức
năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian
ngắn thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một
cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển
dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá
trình kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các
công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc
thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết
kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT.
Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải
đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người
tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet,
có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với
sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn
hình máy tính hơn là xem trực tiếp.
Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không
rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các tài
liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều
các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì những
bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.
2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử
2.1 Trên thế giới
Với khu vực thị trường nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm
trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng
bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngoài. Nhưng theo xu h-
ướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ
tăng 15% trong hai năm tới.