Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Bài giảng 18 thủ thuật xoa bóp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 39 trang )


Gồm 18 thủ thuật sau
1.Xoa 10. Điểm
2.Xát11. Bóp
3.Day 12. Đấm
4.Ấn 13. Lăn
5.Miết 14. Rung
6.Phân 15.Phát
7.Hợp 16.Vê
8.Véo 17. Vờn
9.Bấm 18. Vận động

Xoa bóp cua YHHĐ và YHCT

Tác dụng của xoa bóp: Là một kích thích vật lý,
tác động trực tiếp trên da, cơ, xương, khớp, các cơ
quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi
về thần kinh, thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng
đến toàn thân: hệ thần kinh, da, cơ, xương, khớp,
tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa…

Nguyên tắc khi xoa bóp:
-
Làm từ nhẹ đến mạnh
-
Làm từ chỗ không đau đến chỗ đau, từ xa đến gần
-
Xoa bóp cũng có thủ thuật bổ tả tùy theo chẩn
đoán và pháp điều trị
1.Xát:


1.1. Cách làm:
- Dùng gốc bàn tay, ô mô út hoặc ô mô cái xát lên
da theo hướng thẳng, lên trên, xuống dưới hoặc
sang phải sang trái.
- Tay thầy thuốc di chuyển trên da bệnh nhân.
1.2. Vị trí: Có thể làm ở tất cả các bộ phận.
1.3. Tác dụng: Thông kinh lạc, hành khí, giảm
sưng, chỉ thống, khu phong tán hàn, kiện Tỳ vị,
thanh nhiệt.
2.Xoa:
2.1. Cách làm:
- Dùng gốc bàn tay, ô mô út , vân ngón tay hoặc
ngón tay cái xoa tròn trên da.
- Tay thầy thuốc di chuyển trên da bệnh nhân.
-
Là thủ thuật mềm mại
2.2. Vị trí: Thường dùng ở bụng hoặc nơi có
sưng đỏ.
2.3. Tác dụng: Thôngkhí huyết, giảm sưng, chỉ
thống, tăng cường tiêu hóa.
3.Day:
3.1. Cách làm:
- Dùng gốc bàn tay, ô mô út hoặc ô mô cái, hơi dùng sức
ấn xuống da BN và di chuyển theo đường tròn.
- Tay thầy thuốc và da BN với nhau, da BN di động theo
tay thầy thuốc.
-Là thủ thuật mềm mại
3.2. Vị trí: hay dùng ở nơi đau, nơi có khối cơ dày.
3.3. Tác dụng: Giảm sưng, chỉ thống, khu phong , thanh
nhiệt, tăng cường tiêu hóa.

4.Ấn:
4.1. Cách làm:
- Dùng gốc bàn tay, ô mô út , ngón tay cái hoặc ô
mô cái, ấn vào một nơi nào đó hoặc vào huyệt.
- Tác động chính là sức qua da vào cơ, xương
hoặc vào huyệt.
4.2. Tác dụng: Thông kinh lạc, chỉ thống.
5.Miết:
5.1. Cách làm:
- Dùng vân ngón cái miết chặt vào da BN rồi miết
theo hướng lên hoặc xuống, hoặc sang phải, sang
trái.
- Tay thầy thuốc di động và kéo căng da của BN.
5.2. Vị trí: Hay dùng ở đầu, bụng.
5.3. Tác dụng: Khai khiếu, trấn tĩnh, bình Can
giáng hỏa, làm sáng mắt, tăng cường tiêu hóa
miết từ Trung quản xuống đến rốn.
t
6.Phân:
6.1. Cách làm:
- Dùng vân ngón cái, vân các ngón tay hoặc ô mô út của
hai tay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo chiều trái
ngược nhau.
- Tay thầy thuốc có thể chạy trên da của BN khi hai tay
phân ra và cách xa nhau hoặc có thể dính vào da BN, da
BN bị kéo căng ra hai hướng ngược nhau khi hai tay
phân ra và cách nhau không xa lắm.
6.2. Vị trí: Hay dùng ở đầu, ngực, lưng.
6.3. Tác dụng: Bình Can giáng hỏa, hành khí, hoạt huyết.
t

7.Hợp:
7.1. Cách làm:
- Dùng vân ngón cái, vân các ngón tay hoặc ô mô
út của hai tay, từ hai chỗ khác nhau đi ngược
chiều và cùng đến một chỗ.
- Tay thầy thuốc như ở thủ thuật phân nhưng đi
theo chiều ngược lại.
7.2. Vị trí: Hay dùng ở đầu, bụng, lưng.
7.3. Tác dụng: Bình Can giáng hỏa,trợ chính khí,
tăng cường tiêu hóa.
t
8.Véo:
8.1. Cách làm:
- Dùng ngón cái, ngón trỏ hoặc đốt 2 ngón cái với
đốt ba của ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm
liên tiếp làm cho da BN luôn bị cuộn ở giữa các
ngón tay của thầy thuốc.
8.2. Vị trí: Hay dùng ở trán, lưng.
8.3. Tác dụng: Bình Can giáng hỏa,trợ chính khí,
thanh nhiệt, khu phong tán hàn.
t
9.Bấm:
9.1. Cách làm:
- Dùng đầu ngón cái bấm vào vị trí huyệt.
9.2. Vị trí: Hay dùng ở đầu ngón tay, đầu mặt,
Nhân trung.
9.3. Tác dụng: Khai khiếu tỉnh thần.
t
10.Điểm:
10.1. Cách làm:

- Dùng ngón cái, đốt hai ngón trỏ, ngón giữa hoặc
khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc
vị trí nhất định.
-
Là thủ thuật mạnh nhất của xoa bóp, cần chú ý
tình trạng hư thực của BN.
10.2. Vị trí: Thường làm ở mông, lưng, thắt lưng,
tứ chi.
10.3. Tác dụng: Khai thông chỗ tắc, tán hàn, chỉ
thống.
11.Bóp:
11.1. Cách làm:
- Dùng ngón cái và các ngón còn lại bóp vào cơ hoặc gân
nơi bị bệnh. Có thể bóp bằng hai, ba, bốn, năm ngón tay.
- Vừa bóp vừa hơi kéo lên, không để cơ, gân trượt dưới
tay. Nên dùng đốt thứ ba các ngón tay để bóp, không nên
dung đầu các ngón tay.
11.2. Vị trí: Thường làm ở cổ gáy, vai, tứ chi.
11.3. Tác dụng: Khai khiếu, khu phong, tán hàn, chỉ
thống, giải nhiệt.
12.Đấm (Chặt):
12.1. Cách làm:
-
Dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh khi nắm tay hoặc
dùng ô mô út chặt lên tiếp vào chỗ bị bệnh khi duỗi bàn
tay.
- Nếu xoa bóp ở đầu thì xoè tay, dùng ngón út chặt vào
đầu BN. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón nhẫn, ngón
nay đập vào ngón giữa, ngón giữa đập vào ngón trỏ tạo
thành tiếng kêu.

12.2. Vị trí: Thường làm ở nơi nhiều cơ.
12.3. Tác dụng: Khu phong, tán hàn, chỉ thống.
13.Lăn:
13.1. Cách làm:
- Dùng khớp ngón tay, bàn tay của các ngón út, ngón
nhẫn, ngón giữa với một sức ép nhất định vận động
khớp cổ tay để làm 3 khớp ngón tay, bàn tay lần lượt lăn
trên bộ phận cần XB.
- Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào lớp cơ, diện
kích thích lớn nên hay được dùng trong xoa bóp.
13.2. Vị trí: Thường làm ở nơi nhiều cơ như mông, thắt
lưng, tứ chi.
13.2. Tác dụng: Khu phong, tán hàn, chỉ thống, làm khớp
vận động dễ dàng
14.Rung:
14.1. Cách làm:
- BN ngồi thẳng, tay buông thõng, thầy thuốc
đứng chếch trước mặt BN, hai tay cùng nắm cổ
tay BN, hơi dùng sức kéo ra và rung từ tay lên vai
để tay BN rung như làn sóng.
14.2. Vị trí: Làm ở tay.
14.3. Tác dụng: Làm trơn khớp, thư cân, thanh
nhiệt, giảm mệt mỏi.
15.Phát:
15.1. Cách làm:
-
Bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm,
phát từ nhẹ đến mạnh vào chỗ bị bệnh.
- Khi phát làm da bị đỏ lên do áp lực không khí
trong bàn tay thay đổi.

15.2. Vị trí: Thường làm ở nơi nhiều cơ như vai,
thắt lưng, tứ chi.
15.3. Tác dụng:
Chỉ thống, thông kinh lạc, thư cân.
16.Vê:
16.1. Cách làm:
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vê theo đường
thẳng, ngược chiều nhau.
16.2. Vị trí: Thường làm ở ngón tay, ngón chân và
các khớp nhỏ.
16.3. Tác dụng:
- Chỉ thống, thông kinh lạc, làm trơn khớp.
17.Vờn:
17.1. Cách làm:
-
Hai bàn tay hơi khum, bao lấy một vị trí ròi chuyển
động ngược chiều nhau, kéo cả da, cơ Bn ở vùng đó
chuyển động theo.
- Dùng sức nhẹ nhàng, vờn từ trên xuống dưới hoặc
ngược lại.
17.2. Vị trí: Thường làm ở vai, tứ chi.
17.3. Tác dụng: Thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, bình
Can giải uất.
18.Vận động:
18.1. Cách làm:
- Một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay
vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của
mỗi khớp.
- Nếu khớp bị hạn chế vận động cần kéo dãn khớp trong
khi vận động và phải chú ý phạm vi hoạt động của khớp

lúc đó. Tránh làm quá mạnh.
18.2. Tác dụng: Mở khớp, làm tăng sức hoạt động của
các chi.
- XB là 1 PP chữa bệnh và phòng bệnh.
- Có thể dùng XB để chữa 1 số bệnh như: Vẹo cổ
cấp, đau lưng cấp, hạn chế vận động các khớp,
liệt nửa người do TBMMN, liệt chi, đau thần
kinh tọa, phòng teo cơ ở 1 số bệnh, tiêu hóa
kém, mệt mỏi, SNTK, cảm mạo…
- Có thể dùng các PP chữa bệnh khác kết hợp với
XB trong 1 số chứng bệnh như: Các bệnh cấp
tính, sốt cao, nhiễm trùng, bệnh ở tạng phủ…
- Không nên XB ở những BN ụng thư hoặc bệnh
quá nặng…

Chú ý:
- Cần tạo sự tin tưởng để BN phối hơp với TT.
- Không làm xoa bóp khi BN quá đói hoặc quá no.
- Phải có chẩn đoán rõ ràng trước khi tiến hành XB.
- Phải có thái độ hòa nhã, nghiêm túc với BN, nhất là
BN nữ và phải theo dõi BN.

Liệu trình:
- Với bệnh cấp tính: 1 lần/ngày, 10-15 lần/đợt.
- Với bệnh mạn tính: Cách ngày 1 lần hoặc 2 lần/tuần

Thời gian:
- XB toàn toàn thân: 30-45 phút
- XB bộ phận: 10-15 phút

1.1. Thủ thuật: Xoa, xát, day, lăn, bóp, ấn, vờn,
vận động, rung, phát.
1.2. Chỉ định: Viêm quanh khớp vai, liệt chi
trên…
1.3. Thao tác:
- Xoa và xát vùng vai
- Day vùng vai.
- Lăn vùng vai.
- Bóp cánh tay.
- Tìm điểm đau và day điểm đau.
- Ấn các huyệt Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên
tông, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Dương trì.

×