Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của nhno và ptnt huyện đông hải tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.61 KB, 70 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thì cơ chế quản lý
kinh tế chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, với nền
kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
ngày càng hợp lý, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển rất là đa dạng, đồng
thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng.
Do đó nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng có quan hệ mật thiết với tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế, từ lĩnh vực tiêu dùng cá nhân đến sản xuất kinh doanh
và một phần tham gia đầu tư phát triển. Với nhịp độ sôi nổi của nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và tại Bạc Liêu nói riêng – nó cũng chiếm một vị trí không nhỏ. Ở
đồng bằng sông Cửu Long, ngoài sự đóng góp của các ngành sản xuất hàng hoá
thì ngân hàng cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng
nền kinh tế ổn định và vững chắc.
Vài năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam vừa tham gia tổ chức thương mại
Thế Giới WTO vào tháng 11/2006 thì nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn
và ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua
hai chức năng là: huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân
cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu
cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả thông qua


hoạt động tín dụng.
Hiện nay, ở Bạc Liêu chủ yếu phát triển ngành nông, lâm, diêm nghiệp, như
nuôi tôm, cá, làm muối… ngoài ra còn có các ngành công nghiệp nhẹ như; kỹ
thuật điện, điện tử, may Do đó, nhu cầu về vốn cho các cơ sở, doanh nghiệp là
rất lớn và cung cấp tín dụng trở thành chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng.
Dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn phân nửa tổng tài sản có và thu nhập từ tín
dụng chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, cái rủi
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

2

ro cũng có thể xảy ra trong kinh doanh của ngân hàng, nó tập trung chủ yếu vào
danh mục hoạt động này. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn
nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không ngừng phát triển, về khoa học
kỹ thuật, công nghệ. Sự phát triển đó có thể thấy được trên nhiều phương diện: từ
sự ra đời các dịch vụ mới tới sự cải tiến đa dạng các nghiệp vụ cũ, đặc biệt là
nghiệp vụ tín dụng. Trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng giữ vai trò trọng yếu, việc
phát triển tín dụng không chỉ đem lại lợi ích cho chính ngân hàng mà còn đem lại
lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của các ngân hàng
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại như chất lượng tín
dụng kém, rủi ro cao, số lượng nợ quá hạn lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế. Vì vậy việc nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng là một vấn đề luôn được mọi người trong và ngoài ngành
quan tâm giải quyết.
Xuất phát từ sự cần thiết của việc nghiên cứu hoạt động tín dụng nêu trên

mà em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của
NHN
O
&PTNT huyện Đông Hải Tỉnh Bạc Liêu ” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, qua 3 năm
2005, 2006, 2007 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngày
này. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để nội dung đề tài đạt được các mục tiêu nêu trên cần phân tích rõ các hoạt
động và chỉ tiêu sau:
- Đánh giá tình hình chung của NHN
O
&PTNT qua việc phân tích sơ bộ về
công tác huy động vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3
năm 2005 – 2007.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

3

- Phân tích hoạt động cho vay qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn và các chỉ tiêu khác tại chi nhánh Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.
Mỗi chỉ tiêu sẽ được phân tích theo ngành nghề và theo thời gian để thấy rõ
tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng này.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu:
Dư nợ/Vốn huy động, Hệ số thu nợ, Tỷ lệ nợ quá hạn, Vòng quay vốn tín dụng.
Việc phân tích và đánh giá dựa trên các chỉ tiêu trên nhằm rút ra những mặt
đạt được và chưa được của ngân hàng để đưa ra phương hướng khắc phục, cũng
như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ đó,
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế được
rủi ro trong cho vay, tạo thêm uy tín cho ngân hàng và thu hút ngày càng nhiều
khách hàng để chi nhánh ngày càng phát triển.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2005 – 2007.
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian thực tập ở cơ quan.
1.4.3. Phạm vi về nội dung
Phân tích hiệu quả hoạt động tính dụng của NHN
O
&PTNT huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu qua các vấn đề như:
Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ
quá hạn… trong hoạt động tín dụng.
Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo
& PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc


4

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
“Phân tích thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Giá Rai” do chị Nguyễn Hoàng Oanh thực hiện. Đề tài đã phân tích và chỉ ra
những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và nêu ra một
số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh. Qua đó thấy được sự cần thiết
của việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro.
“Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành
A” do anh Lê Thiện Phúc thực hiện. Đề tài đã phân tích, đánh giá hoạt động tín
dụng và đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân
hàng trong thời gian tới.












Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O

&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán.
2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:
- Tạo tiền.
- Cơ chế thanh toán.
- Huy động tiết kiệm.
- Mở rộng tín dụng.
- Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương.
- Dịch vụ ủy thác.
- Bảo quản an toàn vật có giá.
- Dịch vụ kinh kỷ.
2.1.3. Các hình thức huy động
2.1.3.1 Các loại tiền gửi
a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tiền gửi của tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Nó bao gồm một
bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển

vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn
tại một thời điểm nhất định (các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính,
quỹ phúc lợi, khen thưởng…)


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

6

Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức sau:
 Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào,
khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào không cần báo trước cho ngân
hàng, và ngân hàng phải thỏa mãng yêu cầu đó của khách.
 Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự
thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng.
b) Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại
ngân hàng. Tiền gửi của dân cư gồm:
Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền cá nhân được gửi vào khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi.
Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Trong hình
thức huy động này, người gửi tiền được cấp một thẻ tiết kiệm. Thẻ này được coi
như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Tiền gửi tiết

kiệm của dân cư được chia làm hai loại: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi
không có kỳ hạn.
c) Tiền gửi khác
Ngoài các loại tiền gửi nói trên thì ngân hàng còn có các khoản tiền gửi như
sau:
 Tiền gửi vốn chuyên dùng.
 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
 Tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước
2.1.3.2. Phát hành các chứng từ có giá
Gồm kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu ngân hàng
- Kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích: là công cụ huy động vốn tiết kiệm
vào ngân hàng, do ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh
trong từng thời kỳ nhất định.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

7

- Trái phiếu ngân hàng: Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào
ngân hàng. Trái phiếu ngân hàng cũng được coi là sản phẩm của thị trường
chứng khoán, được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán.
- Lãi suất của hai loại này thường cao hơn các loại tiền gửi khác.
2.1.3.3. Vốn đi vay
a) Vay các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập
trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả
lãi tiền gửi. Tương tự, có thời điểm nhu cầu cho vay vốn lớn, nhưng khả năng
nguồn vốn mà ngân hàng huy động được lại không đáp ứng đủ. Vì vậy, trong

những trường hợp đó ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử
dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác có phát
sinh tình trạng thừa vốn để nhằm khôi phục khả năng thanh toán của ngân hàng.
b) Vay từ ngân hàng Trung Ương
Ngân hàng Trung Ương đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là
người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại. Việc cho vay vốn
của ngân hàng Trung Ương đối với các ngân hàng thương mại thông qua hình
thức tái cấp vốn.
2.1.4. Những vấn đề cơ bản về tín dụng
a. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng tiền tệ hay vật chất
mà trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi trong thời
gian nhất định.
b. Chức năng của tín dụng
Tín dụng có các chức năng chủ yếu sau đây:
 Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên,
thể hiện ở chỗ:
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

8

Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín
dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần
tài nguyên được phân phối lại.

 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất
Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị
nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình
thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
2.1.5. Phân loại tín dụng
2.1.5.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn tín dụng có ba loại.
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,
loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn
hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để
cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.1.5.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại.
Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu
động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất.
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố
định. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

9


2.1.5.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại.
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho
các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
2.1.6. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.6.1. Các nguyên tắc của tín dụng
Hoạt động của tín dụng ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.1.6.2. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là một hợp đồng dân sự
có tính chất đặc biệt nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa hai bên trong quan hệ
tín dụng. Do vậy tất yếu hợp đồng tín dụng phải đạt được những điều kiện sau
đây mới đảm bảo tính hợp pháp cần có:
- Hai bên ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý.
- Mục đích ký kết hợp đồng phải hợp pháp.
- Việc ký kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không
bắt buộc, không nhầm lẫn.
Hợp đồng tín dụng gồm các loại:
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp
tư nhân, công ty hợp danh.
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác.
- Sổ vay vốn dùng cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, ngân

hàng nhà nước Việt Nam.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

10

2.1.6.3. Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật .
Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ và
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
2.1.6.4 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính
cho năm, quý, tháng.
Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của NHNN trong từng thời kỳ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Đối với khách hàng thuộc diện ưu đãi (khách hàng vay vốn thuộc diện

vùng núi cao, hải đảo, vùng dân tộc ít người) được giảm 30% mức lãi suất cùng
loại.
Trường hợp lãi vay chuyển sang nợ quá hạn, khách hàng vay phải chịu lãi
suất phạt quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay cùng loại.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

11

2.1.6.5. Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của NHN
O
&PTNT huyện Đông Hải bao gồm:
Chi phí cho trồng trọt và chăn nuôi: Phân bón, thuốc trừ sâu, công làm đất,
hạt giống, con giống, thức ăn gia súc, dịch vụ thú y. Đặc biệt hiện nay ngân hàng
đang tập trung cho đầu tư chuyển dịch cơ cấu của huyện từ trồng lúa kém hiệu
quả chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản.
Vật tư, chi phí sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhà máy
nước đá như: nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, tiền thuê nhân công, chi phí
sửa chữa máy móc…
Vật tư, hàng hóa đối với các hộ sản xuất kinh doanh, thương nghiệp, dịch
vụ.
Các nhu cầu vốn cho chế biến, bảo quản, tiêu thụ cho sản phẩm nông
nghiệp, thủy sản.
Các nhu cầu phục vụ đời sống như: Xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở, mua
sắm phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi học…
Đầu tư cho các chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn như: Cải
tạo vườn tạp, cho vay kéo điện, cho vay làm nhà ở nông thôn.

Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư vốn theo chỉ định của Chính Phủ để khắc
phục hậu quả của bão số 5 năm 1997 gây ra và làm ủy thác cho vay hộ nghèo đến
giữa năm 2004 thì bàn giao cho ngân hàng chính sách xã hội.
2.1.6.6. Mức cho vay
Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt so với tổng nhu cầu vốn hợp lý
cần thiết của dự án sau khi trừ đi vốn tự có.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – Vốn tự có
Để bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng các tổ chức tín dụng cho vay
theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.
Đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do ngân hàng giữ tài sản: Mức
cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản tính theo giá gốc.
Đối với tài sản cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ ba giữ:
mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

12

2.1.6.7. Quy trình cho vay
Sau đây là quy trình cho vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.

Khách hàng (7) P. Ngân qũy
(1) (8) (6)
(5)
Cán bộ tín dụng P. Kế toán
(2)


Trưởng phòng kinh doanh (4c) (4b) Giám Đốc
(3)
(4a)
Phó Giám Đốc

Hình 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN HỒ SƠ VAY VỐN
(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng trực tiếp đến gặp
cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi
cán bộ tín dụng xem xét tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của
khách hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(2) Sau khi đã xem xét và ký duyệt hồ sơ, cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho
Trưởng (Phó) Phòng tín dụng duyệt lại.
(3) Nếu có vấn đề cần bổ sung hay sai sót, Trưởng (Phó) phòng tín dụng
yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Phó Giám Đốc phê duyệt.
(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Trưởng (Phó) phòng tín dụng phó Giám Đốc
xem xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên
hợp đồng, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Nếu trên mức phán quyết thì
chuyển hồ sơ đến Giám Đốc hoặc đưa ra hội đồng xem xét.
(4b) Sau khi Giám đốc đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về
cho cán bộ tín dụng. Giám Đốc phê duyệt hồ sơ khi Phó Giám Đốc đi công tác.
(4c) Cán bộ tín dụng giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ không cần
thiết thì trả lại cho khách hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

13

(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ đến phòng kế toán.

(6) Khi nhận hồ sơ từ cán bộ tín dụng thì bộ phận kế toán có trách nhiệm
lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ
phận ngân quỹ nếu khách hàng yêu cầu rút tiền mặt.
(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải
ngân, phát tiền vay cho khách hàng.
(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
+ Kiểm tra giấy báo đôn đốc thu lãi và thu nợ.
+ Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu khách hàng yêu cầu.
+ Thanh lý, giải tỏa thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.
2.1.7. Rủi ro trong tín dụng
a. Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hay nói cách khác rủi ro tín
dụng xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên
nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng
một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động, và
có thể làm cho ngân hàng đó bị phá sản.
b. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
 Đối với ngân hàng
Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngân hàng càng
giảm đi dẫn đến lỗ lã và mất khả năng thanh toán cuối cùng ngân hàng đi vào con
đường phá sản.
 Đối với kinh tế - xã hội
Hoạt động ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã hội, đến hoạt động của nền
kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanh nghiệp lớn khác,
các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi rủi to tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài
ngân hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến các ngân hàng khác,
tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau đến rút tiền trước thời hạn. Điều đó
có thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽ đi vào

khủng hoảng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

14

c. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
• Từ khách hàng vay vốn
Khách hàng là cá nhân: Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị
tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định
hay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý.
Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
ngân hàng do lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu
bị biến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn
bất ngờ.
• Từ những nguyên nhân khách quan
Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới hoặc do
thiên tai lũ lụt hoặc dịch bệnh trong sản xuất cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng.
• Rủi ro từ việc bảo đảm tín dụng
Đối với bảo đảm đối vật: Do đánh giá tài sản thế chấp không chính xác bị
mất giá khi bán tài sản thế chấp, hoặc tài sản không được lưu chuyển…
Đối với bảo đảm đối nhân: Gặp rủi ro khi người bảo lãnh không khả năng
thực hiện cam kết của mình hoặc bị chết, bị sự cố về chính trị hình sự….
• Rủi ro do chính bản thân ngân hàng
Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các
khoản cho vay lành mạnh.
Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn (ví
dụ như cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng), thiếu tài sản

thế chấp và cầm cố, cho vay khống…
Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác
thực.
Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

15

d. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Phải tiến hành phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay.
Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá tài sản
thế chấp một cách chính xác, thường dùng các tiêu chuẩn đánh giá tài sản thế
chấp và giá trị thực tế của tài sản đó so với giá cả thị trường hiện tại.
Ngân hàng phải quyết định mức cho vay phù hợp với từng khách hàng vì
món vay càng lớn thì người vay càng có nhiều ý muốn thực hiện những hoạt
động mạo hiểm trong kinh doanh, thậm chí ngân hàng có thể không thu được nợ.
Tìm hiểu chính sách của ngân hàng Trung Ương thông qua chức năng
chiết khấu, tái chiết khấu, tình hình thị trường hối đoái, thị trường vốn…
Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng.
e. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả tín dụng mà ngân hàng cho
khách hàng vay trong thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu
hồi.
- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn một thời điểm nhất định nào đó.
- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
hồi được vào một thời điểm nhất định.

- Để xác định được chỉ tiêu dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh hai chỉ tiêu doanh
số cho vay và doanh số thu nợ.
- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng khi đó
ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang nợ quá hạn.
f. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
 Dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn
huy động.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

16


Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) = * 100(%)
Tổng vốn huy động

 Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng
nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Công thức tính:
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = *100(%)
Tổng nguồn vốn
 Doạnh số thu nợ/Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,

phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay
vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển
liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (lần) =
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao. Công thức tính:
Nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = * 100(%)
Dư nợ

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

17

 Tỷ suất lợi nhuận: Là tỷ số tính theo % giữa lợi nhuận và số vốn
đầu tư của ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho ngân hàng biết đầu tư vào đâu
thì có hiệu quả. Lĩnh vực đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì đầu tư có
hiệu quả.

Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x100%
Dư nợ bình quân
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Tham khảo các tài liệu đã học, các sách, tạp chí ngân hàng, báo kinh tế,
thông tin trên Internet và các tài liệu liên quan đến tín dụng.
- Thu thập số liệu thực tế tại NHN
O
&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
qua 3 năm 2005 – 2007.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007.
- Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Tổng hợp dữ liệu thu thập.
- Phương pháp mô tả thống kê.
- Thiết lập bảng, đồ thị, biểu đồ.
- Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm nổi
rõ vấn đề nghiên cứu. Áp dụng phương pháp tỷ số, phương pháp số tuyệt đối, số
tương đối qua các năm.

 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Được biểu hiện bằng con số cụ thể thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch
hay chỉ tiêu đề ra.
 Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ
tiêu phân tích.




Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

18

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU

3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH - ĐẶC ĐIỂM KT - XH
CỦA HUYỆN ĐÔNG HẢI
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Huyện Đông Hải nằm về hướng Tây Nam của tỉnh Bạc Liêu, có bờ biển dài
23 km.
- Hướng Đông giáp huyện Vĩnh Lợi và biển Đông.
- Hướng Tây giáp huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) và Thành phố Cà Mau.
- Hướng Bắc giáp huyện Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi.
- Hướng Nam giáp biển Đông và huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).
Huyện Đông Hải là huyện ven biển có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có
cửa sông Gành Hào tiếp giáp biển Đông, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy
sản, khai thác muối và đánh bắt thủy sản trên biển. Nơi đây được xác định là địa
bàn trọng yếu về kinh tế cũng như quốc phòng an ninh của tỉnh Bạc Liêu nói
chung và huyện Đông Hải nói riêng.
Tổng diện tích của huyện là 539,2668 km vuông.
Bảng 1: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA
HUYỆN ĐÔNG HẢI NĂM 2007
STT


Tên đơn vị Diện tích (km vuông) Số ấp
01 Thị Trấn Rành Hào 16.0155 05
02 Xã Long Điền 84.3618 15
03 Xã Long Điền Tây 104.3178 12
04 Xã Long Điền Đông A 44.3068 08
05 Xã Long Điền Đông 81.3769 06
06 Xã An Phúc 53.7536 07
07 Xã An Trạch 96.5959 17
08 Xã Định Thành 28.6760 05
09 Xã Định Thành A 29.8650 05
(Nguồn: phòng kế hoạch - kinh doanh)
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

19

3.1.2. Dân số
Huyện Đông Hải được thành lập vào ngày 01/03/2002 trên cơ sở tách ra từ
huyện Giá Rai nên dân số dẫn còn thưa thớt so với các huyện khác nên chỉ có 9
xã, 1 thị trấn, và với số hộ là 25.501 hộ, dân số 132.608 người.
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Đông Hải là vùng sinh thái nhiễm mặn ven biển (Nam Quốc Lộ 1A),
có khả năng phát triển sản xuất đa dạng và tổng hợp các ngành nghề như nông -
ngư - lâm - diêm nghiệp.
Trong những năm vừa qua, sản xuất lúa đạt được năng suất rất thấp so với
các huyện khác một phần là do điều kiện, khí hậu không thuận lợi như đất bị
nhiễm mặn, lúa chỉ làm được một vụ, sâu và dịch bệnh thường xuyên phá hoại…
Vì vậy nông dân thường xuyên gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ

hộ nghèo cao hơn so với chỉ tiêu của cả nước.
Trước những khó khăn đó, để vực dậy tiềm năng có sẵn của địa phương từ
trước đến nay chưa được quan tâm, chưa được đầu tư nhiều. Vì vậy lãnh đạo tỉnh
và Trung Ương đã quyết định chuyển vùng sản xuất trồng lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm. Đây là một quyết định mang tính chất
đột phá trong lĩnh vực điều chỉnh cơ cấu vật nuôi cây trồng của tỉnh Bạc Liêu nói
chung và huyện Đông Hải nói riêng. Hiện nay, toàn huyện có diện tích nuôi trồng
thủy sản là 41.056 ha (chuyên tôm 33.238 ha, riêng các xã, thị trấn là 17.371 ha),
sản lượng đạt 25.250 tấn. Đến nay cơ bản việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư từ trồng
lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản tương đối ổn định, nông dân tận
dụng mặt nước để nuôi các loài thủy sản có giá trị cao như tôm sú, nghêu, ốc
len,… bên cạnh nuôi tôm quảng canh theo mô hình truyền thống. Trong những
năm qua, Ủy ban nhân dân các huyện các sở, ban ngành có chức năng liên quan
đã chỉ đạo thí điểm nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, mô hình công
nghiệp, bán công nghiệp cho năng suất cao trên diện tích 300 ha. Ngoài ra người
dân còn tận dụng lợi thế là vùng ven biển nên việc làm muối cũng phát triển song
song với việc nuôi tôm, nó làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

20

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NHN
O
&PTNT HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC
LIÊU
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc

Liêu được thành lập theo quyết định số 73/QĐ - HĐQT - TCCB ngày 30/03/2002
của Tổng Giám Đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
trên cơ sở tách ra từ NHN
O
&PTNT huyện Giá Rai. Ngân hàng chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 02/25/2002. Hiện nay, ngân hàng đã mở được chi nhánh cấp
III tại Định Thành (hoạt động từ ngày 02/02/2005) và phòng giao dịch Long Điền
(khai trương từ tháng 11/2005).
Trụ sở chính của chi nhánh: Khu vực 3, thị trấn Gành Hào.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH HỘI SỞ NHN
O
&PTNT
HUYỆN ĐÔNG HẢI
3.2.3. Một số nét cơ bản về tổ chức nhân sự của ngân hàng
Công tác tổ chức cán bộ luôn được ban Giám Đốc NHN
O
&PTNT huyện
Đông Hải quan tâm. Việc tuyển chọn đề bạt, bố trí cán bộ được tổ chức một cách
rất là thận trọng, chính xác trên cơ sở trình độ học vấn, nâng lực sở trường của
từng người; bố trí đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất; những người
có đức có tài được thận trọng đào tạo và phát huy tài năng; những cán bộ hạn chế
về trình độ, có khó khăn được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đủ khả năng
hoàn thành công việc. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
KHO QUỸ

PHÒNG KẾ
HOẠCH - KD
CHI NHÁNH CẤP
III, PHÒNG GD
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

21

cán bộ học tập và làm việc tốt. Trong cơ quan luôn có sự đoàn kết nhất trí cao,
quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch
hàng năm, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và
phát triển bền vững của ngành, của cơ quan trong cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng
khác.
3.2.4. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
a. Ban Giám Đốc
- Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực
hiện tốt các quy định, chế độ ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân
các cấp, chịu trách nhiệm trước NHN
O
&PTNT tỉnh Bạc Liêu về kết quả kinh
doanh của đơn vị.
- Ban Giám Đốc gồm có 2 người:
+ Giám Đốc chỉ đạo chung và trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ
chức cán bộ.
+ Phó Giám Đốc giúp việc cho Giám Đốc theo phân công ủy quyền.
b. Phòng kế hoạch kinh doanh

Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất trong đơn vị, gồm một trưởng
phòng, một phó phòng và các cán bộ tín dụng. Phòng kế hoạch kinh doanh chủ
yếu thực hiện cấp tín dụng và thu hồi nợ. Cụ thể là:
- Thống kê phân tích thông tin số liệu, xây dựng đề xuất chiến lược kinh
doanh.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chỉ đạo của ngân hàng Nông
nghiệp tỉnh và chỉ định của Chính Phủ (nếu có).
- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương
án khả thi để đầu tư.
- Điều chuyển vốn giữa ngân hàng cấp III và phòng giao dịch.
- Thực hiện chế độ báo cáo với ngân hàng Nhà Nước tỉnh và NHN
O
&PTNT
Việt Nam theo chế độ.
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

22

- Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng.
c. Phòng kế toán – kho quỹ
Đây là phòng ban chiếm vị trí trung gian trong đơn vị, gồm một trưởng
phòng, một phó phòng và các kế toán viên. Các công việc của phòng ban này là:
- Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo quy định của bộ tài chính hiện hành của hệ thống

NHN
O
&PTNT Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi tình
hình và sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị quản lý.
- Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh.
- Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu lãnh đạo trong công tác quản
lý tài chính, vốn, tài sản.
- Thực hiện các nghiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.
- Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của
NHN
O
&PTNT Việt Nam.
3.2.5. Một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn
bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các thành phần kinh tế ở
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống trong đó chiếm tỷ
trọng cao vẫn là cho vay sản xuất.
- Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho các nhân và tổ chức.
- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Nhận làm dịch vụ phục vụ cho người nghèo.
- Nhận phục vụ và mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp Nhà Nước.
- Cho vay các chương trình chỉ định của Chính Phủ.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT

GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

23

3.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM 2005 - 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm Năm Năm So sánh So sánh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động
56.265

38.315

65.544


(17.950)

(31,92)

27.229

78,90


Tiền gửi

không kỳ hạn
45.386

20.028

31.436

(25.358)

( 55,85)

11.408

56,95

Tiền gửi có
kỳ hạn
10.879

18.287

37.108

7.408

68,09

18.821

102,95


Cho vay







Dư nợ cho
vay
221.815

103.351

82.245

(118464)

(53,41)

(21.106)

25,66

Doanh số cho
vay
130.066

106.280


102.037

(23786)

(18,29)

(4.243)

4,56

Doanh số thu
nợ
142.761

224.744

123.143

81983

57,43

(101.601)

82,51

Nợ quá hạn 89.327

5.720


980

(83607)

(93,60)

408

483,67

Lợi nhuận 3.088

4.880

9.202

1.792

58,03

4.322

88,57

Thu nhập 24.061

23.528

35.728


(533)

(2,215)

12.200

51,85

Chi phí 20.973

18.648

26.526

(2.327)

(11,09)

7.880

42,26

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh)
Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng trong 3 năm 2005 – 2007.
Năm 2006 tăng 1.792 triệu đồng so với năm 2005, tăng 58,03%, còn năm 2007
tăng so với năm 2006 là 4.322 triệu đồng, tăng 87,57%. Lợi nhuận của ngân hàng
năm 2006 tăng lên 1.792 triệu đồng so với năm 2005 là do là các khoản chi phí
của ngân hàng năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2.327 triệu đồng, giảm
11,09% so với năm 2005, còn năm 2007 lợi nhuận tăng lên so với năm 2006 là

4.322 triệu đồng, thứ nhất là do các khoản chi phí tăng lên 7.880 triệu đồng tăng
42,26% so với năm 2006 và các khoản thu nhập của ngân hàng cũng tăng 12.200
triệu đồng, tăng với tốc độ là 51,85% như vậy thu nhập với tốc độ tăng trưởng
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

24

nhanh hơn nên đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Sau đây là biểu đồ
thể hiện sự tăng trưởng của lợi nhuận.

ĐVT: Triệu đồng














Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2005 - 2007

3.2.7. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong quá trình hoạt
động
3.2.7.1. Thuận lợi
NHN
O
&PTNT Việt Nam có nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh.
Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trực tiếp tham gia xử
lý, thu hồi nợ của ngân hàng, cũng như trong việc phối hợp công việc quản lý,
đầu tư vốn đối với hộ sản xuất.
Năm 2007, kinh tế của huyện Đông Hải vẫn tăng trưởng khá, GDP tăng
trên 14%, tăng 1,10% so với năm 2006, trong đó:
+ Nông – ngư – lâm nghiệp chiếm 67%
+ Công nghiệp và xây dựng chiếm 13%
20,973
24,061
3,088
18,648
23,528
4,880
26,526
35,728
9,202
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000

35,000
40,000
N
ă
m 2005 N
ă
m 2006 N
ă
m 2007
Chi phí
Thu nh

p
L

i
nhu

n

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng NHN
O
&PTNT
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Hồ Văn Phúc

25

+ Thương mại – dịch vụ chiếm 20%
- Do vị trí địa lý thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa
nước kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản từ năm 2005 đến nay đã lên tới

39.617 ha với các mô hình như: Công nghiệp và bán công nghiệp là 836,6 ha;
quảng canh cải tiến và kết hợp 38.545,4 ha; nuôi trồng thủy sản khác là 235 ha.
Diện tích muối là 1.253 ha; diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại 797 ha.
- Ngoài ra đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình, năng động, chịu khó
từng bước khắc phục khó khăn, tự nâng cao trình độ để đủ sức nắm bắt và đáp
ứng kịp thời yêu cầu đổi mới ngày càng cao của ngành, của cơ quan, có khả năng
tư vấn và phục vụ mọi nhu cầu vốn chính đáng của người dân.
- Số khách hàng truyền thống, có uy tín qua quá trình hoạt động của ngân
hàng vẫn tiếp tục ổn định và ngày càng tạo được mối quan hệ bình đẳng khăn
khíc hơn. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao thể hiện
qua số hộ vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng.
- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh hơn tạo ra nhiều cơ hội cho
người dân yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng
mở rộng đầu tư vốn, thực hiện từng bước chủ trương của chính phủ là kích cầu
để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển qua kênh tín dụng.
 Tóm lại: Trên đây là những thuận lợi cơ bản để cho Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải mở rộng kinh doanh và đạt hiệu
quả cao nhất.
3.2.7.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì huyện cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng
đến hoạt động của ngân hàng.
- Hệ thống giao thông nông thôn của huyện chưa được phát triển nên việc
đi lại của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Là huyện mới tách ra từ huyện Giá Rai nên bước đầu cũng gặp nhiều khó
khăn trong quá trình kinh doanh.
- Trong những năm gần đây tình hình nuôi trồng thủy sản của nông dân
gặp nhiều khó khăn do thời tiết không ổn định, người dân chưa có kinh nghiệm
trong việc chọn giống, kỹ thuật nuôi tôm còn hạn chế, giá cả nguyên vật liệu tăng
cao trong khi giá tôm thì không tăng bao nhiêu so với các mặt hàng khác.

×