Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát hiện sớm an thiệp sớm trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.77 KB, 21 trang )

PHÁT HIỆN SỚM CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT
Mục tiêu:
1. Phân tích được khái niệm PHS-CTS và sự khác nhau giữa sàng lọc phát
triển và điều tra khuyết tật.
2. Mô tả quy trình PHS-CTS (vẽ sơ đồ và giải thích) và nhân lực thực hiện
PHS-CTS
3. Mô tả 6 bước của hoạt động PHS- CTS trẻ khuyết tật ở cộng đồng.
4. Trình bày 6 nhóm khuyết tật trẻ em theo phân loại của BYT 2010.
1. ĐỊNH NGHĨA
1.1. PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT
Phát hiện sớm là sàng lọc phát triển của trẻ theo độ tuổi nhằm phát hiện
những trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật, bị chậm phát triển hoặc bị khuyết
tật để có biện pháp hỗ trợ và can thiệp.
Đối tượng phát hiện sớm can thiệp sớm là trẻ em trong độ tuổi từ 0-6
tuổi.
1.2. CAN THIỆP SỚM KHUYẾT TẬT
Can thiệp sớm là áp dụng bất kỳ một dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ nào
nhằm vào trẻ, vào cha mẹ trẻ hoặc gia đình và môi trường xung quanh
nhằm hỗ trợ phát triển và hoà nhập của trẻ.
+ Đối với trẻ: Can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn
tới chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng, tạo ra những kích thích tốt
với trẻ và giúp trẻ có mối tương tác với môi trường xung quanh. Đối với
trẻ bị chậm phát triển, can thiệp sớm là một biện pháp hiệu chỉnh chức
năng, giúp trẻ duy trì nhịp độ phát triển, nhờ đó ngăn cản không cho trẻ
bị chậm hơn. Can thiệp sớm sẽ giảm tác dụng phụ của các bệnh mãn tính
và suy giảm chức năng vĩnh viễn, ngăn ngừa được khuyết tật phối hợp.
+ Đối với cha mẹ trẻ: Can thiệp sớm khiến cha mẹ bị lôi cuốn một
cách tích cực vào quá trình can thiệp, nhờ đó, họ phát hiện được khả năng
và tiềm năng của bản thân. Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ hàng ngày, duy
trì tư thế đúng, bế ẵm, tập luyện… Can thiệp sớm khiến cha mẹ phải
đương đầu với các vấn đề cảm xúc, giúp họ dễ chấp nhận khuyết tật của


trẻ. Nhờ can thiệp sớm, cha mẹ có kỹ năng xử trí với các vấn đề của trẻ,
tăng cường tương tác trẻ- cha mẹ… Thêm vào đó, can thiệp sớm khiến
cha mẹ tiếp cận thông tin tốt hơn. Thông tin về: chẩn đoán, nguyên nhân
khuyết tật, hiểu biết về sự phát triển bình thường của trẻ, về hệ thống
cung cấp dịch vụ hiện có và làm thế nào để kích thích sự phát triển đang
bị chậm hoặc rối loạn của trẻ.
+ Đối với gia đình: Can thiệp sớm giúp anh chị em ruột của trẻ có thái
độ và hành vi đúng mức với các vấn đề của trẻ. Can thiệp sớm đảm bảo
gia đình (ông bà, chú bác, cô dì…) sẽ tham gia mạng lưới và hệ thống,
cùng phối hợp đối phó với các khó khăn của trẻ đồng thời làm nhẹ gánh
nặng cho gia đình thông qua các hoạt động trợ giúp gia đình, chăm sóc
trẻ và các phương tiện khác (vật chất, dụng cụ thích ứng, cải tạo nhà
cửa…).
+ Đối với xã hội: Can thiệp sớm giúp xã hội nhận thức được thực tế có
nhiều trẻ nhỏ có vấn đề về phát triển trong cộng đồng và quyền được hỗ
trợ của chúng. Can thiệp sớm cũng làm tăng cơ hội tiếp cận giáo dục của
trẻ, và do vậy sẽ làm giảm các chi phí xã hội do tội phạm, thất nghiệp,
hoặc trợ cấp xã hội.
2. PHÂN BIỆT PHS KT VỚI ĐIỀU TRA KHUYẾT TẬT
SÀNG LỌC PHÁT TRIỂN ĐIỀU TRA KHUYẾT TẬT
Mục tiêu Phát hiện sớm trẻ khuyết tật Phát hiện ra trẻ khuyết tật
Đối
tượng
Trẻ 0-6 tuổi bình thường hoặc
KT
Trẻ em dưới 16 tuổi nghi ngờ
hoặc bị KT
Cách
thực
hiện

Sàng lọc định kỳ hàng năm
vào tháng sinh nhật của trẻ
Đi điều tra từng nhà
Tính
định kỳ
Liên tục hàng năm với tất cả
trẻ
Khi có dự án/ khi có yêu cầu điều
tra KT
Công cụ Bộ Công cụ sàng lọc phát triển Bộ câu hỏi phát hiện khuyết tật
Nhân lực Cha mẹ/ người C.sóc / GV mẫu Nhân viên PHCN DVCĐ/ Trạm y tế
trực tiếp giáo xã.
3. QUY TRÌNH PHS-CTS KT
3.1. Các bước PHS- CTS
Triển khai phát hiện sớm-can thiệp sớm cần qua các bước sau:
Bước 1. Phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ:
Những trẻ bình thường hoặc trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển được sàng
lọc phát triển bằng công cụ sàng lọc.
Bước 2. Xác định trẻ khuyết tật:
Xác định trẻ có dấu hiệu chậm phát triển đồng thời xác định nhu cầu can
thiệp y tế, giáo dục và xã hội. Việc xác định được thực hiện nhờ các tiêu
chuẩn chẩn đoán hoặc các test phát hiện khuyết tật.
Những trẻ bị nghi ngờ chậm phát triển hoặc trẻ bình thường cần được hẹn
để sàng lọc lại vào mốc phát triển kế tiếp sau.
Bước 3. Can thiệp phù hợp:
Mọi biện pháp can thiệp nhằm tác động trực tiếp lên trẻ hoặc môi trường
xung quanh trẻ ( gồm có biện pháp y tế- phục hồi chức năng, giáo dục và
xã hội)
+ Sơ đồ quy trình phát hiện sớm- can thiệp sớm:
Trong sơ đồ này, trẻ ở độ tuổi 0-6 tuổi được sàng lọc lần đầu tiên sau khi

sinh 1 tháng. Nếu trẻ phát triển bình thường, sẽ thực hiện sàng lọc trong
kỳ tiếp theo (lúc trẻ được 6 tháng tuổi).
Nếu trẻ bị chậm phát triển, sẽ được khám xác định khuyết tật, nhu cầu
của trẻ và thiết lập mục tiêu, đưa vào chương trình can thiệp. Nếu nghi
Nghi ngờ khuyết tật
hoặc chậm phát triển
3. CAN THIỆP
Bình thường
Sàng lọc lại
kỳ tới
2. Khám xác định
khuyết tật
TRẺ
0-6 TUỔI
1. Sàng lọc
ngờ bị chậm phát triển, bị khuyết tật, sẽ được sàng lọc lại vào mốc phát
triển kế sau đó
3.2. Nhân lực thực hiện PHS-CTS
+ Sàng lọc để phát hiện trẻ chậm phát triển:
Bất kỳ ai có thể tham gia vào công tác phát hiện sớm trẻ khuyết tật, trong
đó người có vai trò chính là:
+ Cha mẹ
+ Người trông trẻ
+ Giáo viên mầm non công lập và tư thục
+ Nhân viên y tế xã
Công cụ: Bộ phiếu sàng lọc phát triển ASQ hiện được Bộ Y tế thử nghiệm
áp dụng.
2 Khám xác định trẻ bị chậm phát triển/ bị khuyết tật:
Người thực hiện: Các nhà chuyên môn bao gồm: bác sỹ các chuyên
ngành: Phục hồi chức năng, Nhi khoa, Tâm bệnh, Tai mũi họng và thanh

thính học, Răng Hàm mặt. Chuyên gia tâm lý, cán bộ xã hội hoặc giáo
viên giáo dục đặc biệt được đào tạo chuyên sâu về đánh giá phát triển ở
trẻ em.
Công cụ: Các phiếu khám và kỹ thuật khám chuyên ngành hoặc công cụ
đánh giá chậm phát triển đã được thế giới công nhận và được chuẩn hóa
tại Việt Nam.
+ Can thiệp sớm:
Toàn bộ nhân lực trong hệ thống y tế- giáo dục và cộng đồng xã hội; trong
đó trực tiếp và chủ yếu là cha mẹ, người chăm sóc, giáo viên và nhân viên
y tế ở tuyến cộng đồng.
Kỹ thuật: áp dụng kỹ thuật can thiệp sớm về y tế- phục hồi chức năng,
giáo dục dụng cụ thích nghi và môi trường phù hợp với tổ chức và trang bị
của các tuyến.
3.3. Công cụ sàng lọc khuyết tật ở trẻ em:
Bộ công cụ sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ em Việt nam bao gồm 8 phiếu:
Phiếu 1. Sàng lọc phát triển ở trẻ 0-28 ngày
Phiếu 2. Sàng lọc phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi
Phiếu 3. Sàng lọc phát triển ở trẻ12 tháng tuổi
Phiếu 4. Sàng lọc phát triển ở trẻ 24 tháng tuổi
Phiếu 5. Sàng lọc phát triển ở trẻ 36 tháng tuổi
Phiếu 6. Sàng lọc phát triển ở trẻ 48 tháng tuổi
Phiếu 7. Sàng lọc phát triển ở trẻ 60 tháng tuổi
Phiếu 8. Sàng lọc phát triển ở trẻ 72 tháng tuổi
4. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI PHÁT HIỆN SỚM CAN THIỆP SỚM
Hoạt động PHS-CTS ở cộng đồng được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Thành lập Ban điều hành và phân công nhiệm vụ trong
các thành viên Ban điều hành.
Nếu địa phương đang thực hiện Chương trình Phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng và đã có Ban Điều hành (BĐH) của chương trình thì không
cần thành lập BĐH mới. Nếu địa phương chưa có chương trình đó, nhất

thiết phải thành lập BĐH. Ban Điều hành PHS-CTS gồm các thành viên
sau:
-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (Tỉnh/ Huyện/ Xã) là Trưởng BĐH
-Giám đốc Sở Y tế (Trưởng phòng Y tế Huyện hoặc Trưởng Trạm Y tế xã)
là phó BĐH, phụ trách chuyên môn. Ngành y tế sẽ là cơ quan đầu mối
của chương trình.
-Giám đốc Sở Giáo dục (Trưởng Phòng Giáo dục Huyện, Hiệu trưởng
trưởng Mầm non, Tiểu học xã) là Ủy viên.
-Các thành viên khác: Đại diện Sở (Phòng) Lao động Thương binh và Xã
hội, Ban Tài chính và các đoàn thể xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Chữ
Thập đỏ, Hội Cựu Chiến Binh
Bước 2. Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức và tập huấn kỹ
thuật cho lãnh đạo địa phương, cộng đồng, gia đình và cán bộ
chuyên môn (y tế, giáo dục và xã hội).
+ Hội thảo các cấp (tỉnh, huyện và xã)
+ Tập huấn cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh
+ Tập huấn cấp huyện
+ Tập huấn cấp xã
Bước 3. Thực hiện sàng lọc phát triển, lên danh sách trẻ nghi ngờ
bị chậm phát triển (hoặc nghi ngờ bị khuyết tật). Sau đó tổ chức
đoàn khám xác định trẻ khuyết tật hoặc trẻ có vấn đề chậm phát triển.
Việc khám xác định nhu cầu can thiệp của trẻ có thể thực hiện tùy theo
ngân sách của từng địa phương. Đoàn khám cần bao gồm các chuyên gia
y tế (chuyên ngành phục hồi chức năng, mắt, thính học, tai mũi họng, tâm
bệnh và chuyên gia tâm lý phát triển trẻ em; giáo viên giáo dục đặc biệt)
Bước 4. Khám xác định KT và nhu cầu của trẻ/ xây dựng kế hoạch
can thiệp cho từng trẻ bị chậm phát triển/ khuyết tật
Bước 5. Thực hiện can thiệp sớm:
+ Tại gia đình: Trẻ được thành viên gia đình tập luyện các kỹ năng vận
động, lời nói, giao tiếp dưới sự hướng dẫn của y tế thôn bản. Gia đình

thay đổi các điều kiện kiến trúc, giúp trẻ sinh hoạt một cách thích ứng
và độc lập. Trẻ được tham gia vào cuộc sống gia đình và cộng đồng.
+ Tại các trường mầm non, mẫu giáo: trẻ có môi trường phát triển phù
hợp, tham gia các hoạt động của lớp với bạn bè cùng lứa. Tổ chức “góc
can thiệp đặc biệt” tại các trường Mầm non xã.
+ Tại các cơ sở y tế: Trẻ được tập luyện phục hồi chức năng và chăm sóc
sức khỏe (phẫu thuật, dụng cụ chỉnh hình…). Ở trạm y tế xã có một bộ
dụng cụ tập luyện và cho gia đình trẻ mượn làm mẫu để chế tạo tại
nhà.
Bước 6. Theo dõi, giám sát hoạt động, đánh giá kết quả, báo cáo.
Các hoạt động quản lý được thực hiện theo định kỳ nhằm điều chỉnh nội
dung và kế hoạch can thiệp cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Các cấp
quản lý cũng điều chỉnh kế hoạch và nội dung hoạt động cho phù hợp với
nhu cầu của trẻ khuyết tật ở địa phương.
5. LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT HIỆN SỚM CAN THIỆP SỚM:
PHS-CTS được lồng ghép vào chương trình PHCN DVCĐ ở địa phương. Việc
theo dõi giám sát và quản lý hoạt động PHS-CTS nên được thực hiện lồng
ghép với các hoạt động y tế cộng đồng khác để tiết kiệm thời gian và
công sức của cả cán bộ y tế và gia đình trẻ.
+ Duy trì chương trình: Các hoạt động của chương trình phát hiện
sớm, can thiệp sớm cần được thiết kế sao cho lồng ghép vào hoạt động
thường quy của hệ thống hiện hành. Các chương trình phát hiện sớm, can
thiệp sớm cần đảm bảo việc nâng cao năng lực cho gia đình và cộng đồng
trong việc phát hiện sớm trẻ khuyết tật và tăng cường năng lực cho hệ
thống y tế, giáo dục và xã hội trong việc đáp ứng với nhu cầu của trẻ và
gia đình.
6. PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT TRẺ EM
Theo phân loại khuyết tật của TCYTTG và bản hiệu chỉnh Bộ Y tế năm
2010 có 6 nhóm KT trẻ em:
1- KHUYẾT TẬT VỀ VẬN ĐỘNG:

Khuyết tật chân, tay:
• Bàn chân khoèo bẩm sinh
• Bàn chân bẹt
• Bàn chân xoay ngoài/ trong
• Bàn chân gập mu quá mức
• Thừa/ thiếu một phần chân
• Chân chữ X, O

• Thiếu xương cẳng chân
• Bàn tay khoèo
• Thừa/ thiếu một phần tay
Thiếu xương cẳng tay bẩm sinh
Khuyết tật về khớp:
• Cứng đa khớp bẩm sinh,
• Trật khớp bẩm sinh: hỏng, xương
bánh chè
• Hạn chế tầm vận động của khớp
do: Viêm khớp, dính khớp, tổn
thương khớp, gãy xương, Co rút gân

Khuyết tật cột sống:
• Cong vẹo
• Gù
Ưỡn cột sống

Xơ hoá cơ :
• Xơ hóa cơ ức đòn
chũm
• Xơ hóa cơ delta
Xơ hóa cơ tứ đầu đùi

Bệnh cơ ở trẻ em:
• Teo cơ giả phì đại
• Thoái hoá cơ tuỷ
Nhược cơ
Cánh tay không khép được sát người
Xương bả vai nhô lên
Rãnh lõm của co bị xơ Mỏm cùng vai/ xương bả nhô cao
Bại não ở trẻ em (0-60 tháng
tuổi)
Các tổn thương não khác ở trẻ em:
• Chậm phát triển vận động do còi xương, SDD…
2- KHUYẾT TẬT VỀ NGHE- NÓI:
Khuyết tật về nghe:
• Giảm thính lực bẩm sinh/ mắc phải
• Dị tật tai
Khuyết tật về ngôn ngữ: Chậm phát triển ngôn ngữ (hiểu lời nói và diễn tả
bằng lời nói)
Rối loạn phát âm:
• Nói ngọng
• Nói lắp
3- KHUYẾT TẬT VỀ NHÌN:
Khuyết tật về nhìn:
• Mù
• Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lác,
• Giảm thị lực do bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non tháng
4- KHUYẾT TẬT VỀ TRÍ TUỆ:
Chậm phát triển trí tuệ do:
• Chậm PTTT do Hội chứng Down,
• Chậm PTTT do Suy giáp trạng,
• Chậm PTTT do Động kinh,

• Chậm PTTT do các bệnh di truyền- chuyển hoá (Nhiễm sắc thể X giòn
dễ gãy, Hội chứng Ret, Hội chứng Prader Willy)
5- HÀNH VI BẤT THƯỜNG:
Hội chứng Tự kỷ ở trẻ em gồm:
• Rối loạn phát triển Asperger ( Asperger Disorder - AD)
• Rối loạn phát triển Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD)
• Hội chứng thoái triển trẻ em (CDD- Childhood Disintergrative Disorder)
• Hội chứng Rett ( Rett Disorder)
• Rối loạn phát triển lan tỏa - Không điển hình (PDD – NOS: Pervasive
Developmental Disorder – Not Otherwise Speci˜ed)
Hội chứng Tăng động, giảm chú ý (ADHD)
6. CÁC KHUYẾT TẬT KHÁC:
Khuyết tật bẩm sinh về tim mạch, hô hấp
Các khuyết tật bẩm sinh khác.
Phiếu 1. Bộ câu hỏi sàng lọc phát triển ở trẻ 0- 28 ngày tuổi
( Một số phiếu để tham khảo)
Họ và tên trẻ: Ngày sinh: / / Nam Nữ
Chỗ ở hiện tại: Thôn (Số nhà) Xã(Phường)
Huyện(Quận) Tỉnh(Thành phố)
Tên bố/ mẹ: Điện thoại NR DĐ
Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát) Có Không
1 Trẻ đẻ có bị thiếu tháng không?
2 Trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g không?
3 Trẻ không khóc được ngay sau sinh không?
4 Trẻ có quá mềm nhẽo khi bế trẻ lên không?
5 Trẻ có bất thường ở đầu không? VD,Méo, khuyết xương, u, đầu to/ nhỏ,
không có thóp, chồng khớp sọ, thóp quá rộng,
6 Trẻ có bộ mặt bất thường/ dị tật trên mặt không? VD, Bộ mặt Down: mắt
xếch-mũi tẹt-lười thè; Khe hở mặt, khe hở môi/ hàm ếch
7 Trẻ có bất thường về tai không? VD, không có vành tai/ lỗ tai

8 Trẻ có bất thường về mắt không? VD, Mắt lác, đục thuỷ tinh thể, sụp mí,
lồi mắt
9 Trẻ có bất thường ở vùng cổ không? VD, Khối u vùng cổ , vẹo cổ
10 Trẻ có dị tật bàn tay/ bàn chân không? VD, Thừa/ thiếu ngón, cụt một
phần, cong xương, khoèo chi, ngắn chi
11 Trẻ có giảm vận động tay hoặc chân không?
12 Trẻ có bị hạn chế vận động tại các khớp không? VD, dạng háng khó
13 Trẻ có bị cong vẹo cột sống không?
14 Trẻ có đáp ứng (nhắm mắt, gập hai tay) với tiếng động mạnh không?
15 Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu/ mất ý thức không?
16 Trẻ có cơn gồng cứng người không?
17 Trẻ ăn uống có ăn uống khó khăn không?
18 Trẻ có khóc nhiều suốt ngày đêm không?
19 Trẻ có khó khăn về ỉa đái không?
20 Trẻ có các bất thường nào khác không?
Ghi chú: Nếu trẻ có 1 trong các dấu hiệu kể trên cán bộ sàng lọc cần gửi trẻ đi khám chuyên khoa Nhi,
PHCN để chẩn đoán dạng khuyết tật và can thiệp sớm.
Ngày sàng lọc / /
Người sàng lọc
Phiếu 2. Bộ câu hỏi sàng lọc phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi
Họ và tên trẻ: Ngày sinh: / / Nam Nữ
Chỗ ở hiện tại: Thôn (Số nhà) Xã(Phường)
Huyện(Quận) Tỉnh(Thành phố)
Tên bố/ mẹ: Điện thoại NR DĐ
Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát) Có Không
Giao tiếp:
1 Trẻ có quay lại nhìn khi bạn gọi hoặc có tiếng động mạnh không?
2 Trẻ có phát ra những âm thanh như “da,” “ga,” “ca,” và “ba” không?
3 Trẻ có đáp những âm thanh khi bạn chơi với trẻ không?
Vận động thô:

4 Trẻ có biết lẫy từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp không?
5 Trẻ có ngồi chống hai tay được không?
6 Trẻ có thể trườn bò bằng tay và hai gối không?
Vận động tinh:
7 Trẻ có biết với tay lấy đồ vật bằng 1 và 2 tay không?
8 Trẻ có biết cầm đồ chơi nhỏ bằng bàn tay/ các ngón tay không?
9 Trẻ có biết nhặt một vật trên bàn bàng 1 và 2 tay không?
Bắt chước và học:
10 Trẻ có biết tìm đồ chơi bị rơi ở tư thế nằm sấp không?
11 Trẻ có cố lấy đồ chơi khi nhìn thấy ở tư thế nằm sấp không?
12 Trẻ có biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia không?
Cá nhân- Xã hội:
13 Trẻ có phản ứng khi nhìn thấy người lạ không?
14 Trẻ có biết sờ vào hình ảnh, cười với mình ở trong gương không?
15 Trẻ có biết lấy đồ chơi ở xa bằng cách trườn người đi không?
Các dấu hiệu chung:
16 Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu không?
17 Trẻ có bất thường ở mặt (môi, hàm ếch) cổ, cột sống, tay chân không?
18 Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?
19 Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?
20 Trẻ có các bất thường nào khác không? Ghi rõ:
Ghi chú: Nếu trẻ Không làm được 2 trong 3 dấu hiệu ở các lĩnh vực Giao tiếp,Vận động thô, Vận động
tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội hoặc Có 1 trong Các dấu hiệu chung, cán bộ sàng lọc cần
gửi trẻ đi khám chuyên khoa Nhi, PHCN để chẩn đoán dạng khuyết tật và can thiệp sớm.
Ngày sàng lọc / /
Người sàng lọc
Phiếu 3. Bộ câu hỏi sàng lọc phát triển ở trẻ 12 tháng tuổi
Họ và tên trẻ: Ngày sinh: / / Nam Nữ
Chỗ ở hiện tại: Thôn (Số nhà) Xã(Phường)
Huyện(Quận) Tỉnh(Thành phố)

Tên bố/ mẹ: Điện thoại NR DĐ
Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát) Có Không
Giao tiếp:
1 Trẻ có làm theo mệnh lệnh đơn giản không? VD, đưa cho mẹ, lại đây
2 Trẻ có phát ra từ nào ngoài những âm thanh như baba, gaga…không?
3 Trẻ có biết chỉ tay vào đồ vật mình muốn không?
Vận động thô:
4 Trẻ có biết đứng dậy từ tư thế ngồi có bám tay không?
5 Trẻ có biết đi có bám tay không?
6 Trẻ có thể tự đi vài bước mà không cần bám tay không?
Vận động tinh:
7 Trẻ có biết nhặt vật nhỏ bằng đầu các ngón tay không?
8 Trẻ có biết giơ cao và tung đồ chơi ra phía trước không?
9 Trẻ có biết cùng bạn lật trang sách không?
Bắt chước và học:
10 Trẻ có biết cầm hai vật đập vào nhau không?
11 Trẻ có lấy được đồ vật bên trong chiếc lọ nhỏ không?
12 Trẻ có biết tìm đồ vật khi bạn giấu dưới mảnh vải/ tờ giấy không?
Cá nhân- Xã hội:
13 Trẻ có đưa cho bạn đồ vật khi bạn đưa tay ra yêu cầu không?
14 Trẻ có biết phối hợp (đưa tay ra, xỏ vào) khi mặc quần áo không?
15 Trẻ có biết chơi với đồ chơi quen thuộc của mình không?
Các dấu hiệu chung:
16 Trẻ có khi nào bị co giật/ ngất xỉu không?
17 Trẻ có bất thường ở mặt (môi, hàm ếch) cổ, cột sống, tay chân không?
18 Trẻ có bất thường ở tai, bệnh về tai hoặc nghe kém không?
19 Trẻ có bất thường ở mắt hoặc nhìn kém không?
20 Trẻ có các bất thường nào khác không? Ghi rõ:
Ghi chú: Nếu trẻ Không làm được 2 trong 3 dấu hiệu ở các lĩnh vực Giao tiếp,Vận động thô, Vận động
tinh, Bắt chước và học, Cá nhân- Xã hội hoặc Có 1 trong Các dấu hiệu chung, cán bộ sàng lọc cần

gửi trẻ đi khám chuyên khoa Nhi, PHCN để chẩn đoán dạng khuyết tật và can thiệp sớm.
Ngày sàng lọc / /
Người sàng lọc

×