Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

hoàn thiện kế toán thu - chi ngân sách xã tại xã hoà sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.61 KB, 43 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
Thu, chi ngân sách nhà nước là một khâu hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, là một bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý nhà nước,
gắn liền với đời sống kinh tế xã hội. Nó tồn tại và phát triển song song với sự
tồn tại của từng giai đoạn lịch sử đất nước. Nền kinh tế thị trường với sự quản
lý của nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế luôn đòi hỏi các đơn vị hành chính
ở mọi cấp phải hết sức năng động, sáng tạo để hoàn thành sứ mạng điều hành,
quản lý Nhà nước. Kế toán ngân sách xã là một công cụ quản lý Nhà nước về
mặt tài chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN tại các xã, phường, thị
trấn( gọi tắt là xã). Kế toán thu, chi ngân sách xã là một lĩnh vực trong hoạt
động quản lý ngân sách xã, thực hiện chức năng nhiệm vụ thu thập xử lý kiểm
tra giám sát, phân tích các khoản thu, chi ngân sách, kiểm tra tình hình chấp
hành dự toán, các quy định về tiêu chuẩn, định mức, các khoản thu đóng góp
của dân. Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách.
Để góp phần vào việc đưa chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã vào
nề nếp trong thời gian thực tập cuối khóa tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn
thiện kế toán thu - chi ngân sách xã tại xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

I. TỔNG QUAN VỀ XÃ HÒA SƠN.
1. Vị trí địa lý.
Hoà Sơn là mảnh đất cửa ngõ đông bắc của huyện Đô Lương,
một địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Từ khi những
người dân đầu tiên đến đây khai cơ lập nghiệp cho đến nay, lớp lớp các thế hệ
con người Hoà Sơn đã nối tiếp nhau, kề vai sát cánh cùng với nhân dân cả
nước, cả tỉnh và cả huyện góp phần làm nên những trang sử hào hùng cho quê
hương, đất nước.
Xã Hoà Sơn là một xã bán sơn địa, nằm ở phía đông bắc và là xã
địa đầu của huyện Đô Lương, phía đông và phía bắc giáp với các xã thuộc
huyện Yên Thành, phía tây giáp xã Thịnh Sơn, phía nam giáp xã Tân Sơn,
Thái Sơn thuộc huyện Đô Lương . Xã được phân bố 11 xóm: Xóm Yên Sơn


1, Xóm Yên Sơn 2, Xóm Cồn Mội, Xóm Hiệp Hoà, Xóm Đông Xuân, Xóm
Vạn Yên, Xóm Vũ Vũ, xóm Minh Thọ, Xóm Hồ Sen, Xóm Khuôn, Xóm Mỹ
Hoà.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Xã Hòa sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là: 1416 ha.
Trong đó: - Đất nông nghiệp: 480 ha.
- Đất lâm nghiệp: 718 ha.
- Đất chuyên dùng: 197 ha.
- Đất chưa sử dụng: 21 ha
Đời sống nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Với khí hậu đặc
trưng của Bắc trung bộ: mùa hè gió Lào oi bức, quanh năm bão lụt, hoạt động
sản xuất nông nghiệp của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với vị
trí là đầu mút giao thông liên xã, lại nằm trên quốc lộ 7 nên Hòa Sơn có rất
nhiều lợi thế trong phát triển dịch vụ. Xã Hòa Sơn có lực lượng lao động dồi
dào, cơ sở vật chất khá đầy đủ nên trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của
Đảng uỷ UBND xã, Hoà Sơn đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được
một số thành tựu đáng ghi nhận.
Kết quả của một số chỉ tiêu tổng hợp thực hiện trong năm 2010.
- Tốc độ tăng trưởng 18.8%,
- Bình quân thu nhập đầu người 15,3 triệu/người/ năm
- Tổng giá trị sản xuất đạt 78.8 tỷ đồng trên tổng kế hoạch là 83.3 tỷ
đồng đạt 94%, tăng so với năm 2009 là 11.8 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nông - lâm - Ngư: 29.9 tỷ = 37.94%
+ Công nghiệp XDCB: 15.4tỷ = 19.54%
+ Dịch vụ - khác: 33.5 tỷ = 42.4%.
- Sản lượng lương thực cây có hạt: 3563 tấn.
Trong những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập
trên đầu người của xã Hòa Sơn sễ tiếp tục được nâng cao hơn nữa nhờ thế
mạnh về dịch vụ và xuất KhẨ lao động.

3. Cơ cấu bộ máy kế toán thu chi ngân sách xã.
3.1. Cơ cấu.
Kế toán thu chi ngân sách xã là nhiệm vụ của ban Tài chính – Kế
toán xã. Cơ cấu của ban Tài chính – Kế toán gồm có hai thành viên:
- Kế toán trưởng
- Thủ quỹ.
3.2 Nhiệm vụ.
Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán
và quyết toán ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế
toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán
theo quy định. Theo đó ban Tài chính xã có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản
thu, chi Ngân sách.
- Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã, tình hình
chấp hành các tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật
tư, tài sản, tiền quỹ, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc
- Lập các báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra Hội
đồng nhân dân xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân
và gửi phòng Tài chính huyện để tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẠI XÃ HÒA SƠN.
I. Tình hình kê toán thu chi ngân sách xã.
1. Phương pháp hoạch toán.
Kế toán sử dụng phương pháp kế toán kép nhằm bảo đảm sự cân
đối giữa thu và chi, giữa kinh phí được cấp và tình hình sử dụng kinh phí,
giữa giá trị tài sản với nguồn kinh phí hình thành tài sản ở mọi thời điểm.
- Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo từng niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật,
ngày công lao động phải quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo giá
do cơ quan thẩm quyền quyết định.
- Tổ chức hạch toán chi tiết các khoản thu - chi ngân sách theo mục lục

NSNN hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi. Đảm bảo sự khớp
đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, giữa số liệu trên sổ
thu, chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán.
- Mọi khoản thu chi ngân sách xã được thực hiện quản lý qua
kho bạc nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2 Chế độ kế toán áp dụng.
Hiện tại kế toán thu - chi ngân sách xã Hòa Sơn được thực hiện theo
chế độ kế toán trên máy. Công việc kế toán được thực hiện theo một chương
trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Đó là phần mềm kế toán Misa
Bamboo.
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi
sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có; để nhập dữ liệu vào máy vi
tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy
trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán
tổng hợp, và các sổ chi tiết liên quan khác….
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế tóan thực hiện
các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy
định như sổ kế toán ghi bằng tay.
3. Hình thức ghi sổ kế toán.
Kế toán thu chi ngân sách xã Hòa Sơn thực hiện theo phương pháp
kế toán kép với hình thức tổ chức sổ là nhật ký - sổ cái, gồm có 2 loại sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp:
-+ Đối với xã thực hiện kế toán trên máy vi tính, sử dụng Nhật ký-
Sổ Cái ( mẫu sổ S01a- X) ban hành theo quyết định số 64/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh
tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái
phản ánh một cách tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách xã trong tháng,
quý, năm.
- Sổ kế toán chi tiết.
+ Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ cái chưa phản ánh
được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân
sách theo Mục lục ngân sách và theo nội dung kinh tế cần thiết phải theo dõi
chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các
thông tin phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo kế toán, quyết toán thu, chi
ngân sách.
+ Kế tán thu - chi ngân sách xã Hòa Sơn có các sổ
chi tiết sau:
Sổ chi ngân sách xã
Sổ thu ngân sách
Sổ thu – chi kho bạc.
Sổ quỹ tiền mặt.
- Trình tự ghi sổ kế toán: kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh
trong các chứng từ, tiến hành xác định đúng số ghi nợ, ghi có và xác định
khoản thu – chi đó đã qua kho bạc hay chưa. Sau đó nhập các số liệu vào các
bảng biểu đã được lập trình sẵn trong phần mềm máy tính. Theo lập trình máy
tính các số liệu sẽ được tự động cho vào các sổ kế toán tương ứng với các
chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng. Cuối tháng hoặc cuối kỳ kế
toán, kế toán trưởng phải tiến hành khóa sổ, in các sổ và đóng thành quyển.
Sau đó làm đầy đủ thủ tục pháp lý như đối với sổ ghi bằng tay.
- Quản lý chứng từ: chứng từ kế toán sau khi được sử dụng để nhập
vào phần mềm máy tính được kế toán phân loại theo nội dung kinh tế, sắp xếp
theo trình tự thời gian và đóng thành tập, ngoài mỗi tập ghi: tên tập chứng từ,

tháng, năm, từ số…đến số…hoặc số lượng chứng từ trong tập chứng từ. Các
chứng từ được lưu tại bộ phận kế toán trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm, sau đó được chuyển vào lưu trữ theo quy định.
- Cuối tháng hoặc cuối năm kế toán trưởng phải tiến hành lập các báo
cáo tài chính như sau:
+ Báo cáo tài chính tháng, gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế
Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.
+ Báo cáo quyết toán năm, gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối tài khoản.
Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã.
Báo cáo quyết toán thu ngân sách theo mục lục ngân sách.
Báo cáo quyết toán chi ngân sách theo mục lục ngân sách.
Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh
tế.
Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh
tế.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Hệ thống tài khoản sử dụng.
Kế toán thu – chi ngân sách xã Hòa Sơn sử dụng 5 tài khoản loại I và
được chi tiêt như sau:
- TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc. Có 2 tài khoản loại
2:
TK 7141- Thuộc năm trước :
TK 7142- Thuộc năm nay
- TK 719 – Thu NSX chưa qua Kho bạc, có 2 tài khoản loại 2:
+ TK 7191- Thuộc năm trước : được mở 3 tài khoản loại 3
TK 71911 : Thu bằng tiền

TK 71912 : Thu bằng hiện vật
TK 71913 : Thu bằng ngày công
+ TK 7192- Thuộc năm nay : Cũng được mở 3 tài khoản như TK
7191
TK 71921 : Thu bằng tiền
TK 71922 : Thu bằng hiện vật
TK 71923 : Thu bằng ngày công
- Tài khoản 814 – Chi NSX đã qua Kho bạc, có 2 tài khoản loại 2:
+ TK 8141- Thuộc năm trước
+ TK 8142- Thuộc năm nay
- Tài khoản 819 – Chi NSX chưa qua Kho bạc :
+ TK 8191- Thuộc năm trước : Được mở 2 tài khoản loại 3
+ TK 8192- Thuộc năm nay : Cũng được mở 2 tài khoản loại 3 .
- TK 914- Chênh lệch thu, chi NSX.
Tài khoản này dùng cho NSX để phản ánh số thực thu, thực chi
ngân sách thuộc năm trước trên cơ sở đó xác định số kết dư ngân sách năm
trước.
Sau khi kết chuyển xong tài khoản này không có số dư.
II. Thực trạng kế toán các khoản thu ngân sách xã Hòa Sơn.
1. Nội dung các khoản thu ngân sách.
Thu ngân sách xã Hòa Sơn được hình thành từ 3 nguồn lớn sau:
+ Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, ngân sách xã được
hưởng 100% số thu từ các khoản thu này (người ta gọi tắt là: Các khoản thu
ngân sách xã được hưởng 100%).
+ Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, nhưng ngân sách chỉ
được hưởng một phần và được tính theo tỉ lệ (%) nào đó. Tỉ lệ này thường có
sự thay đổi tùy theo tình hình Kinh tế - Xã hội và yêu cầu Quản lí NSNN
(thường gọi tắt là các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phân chia theo tỉ
lệ phần trăm với ngân sách cấp trên).
+ Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của NS cấp trên để

đảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã (thường gọi là: Thu bổ sung từ NS
cấp trên, hoặc thu trợ cấp).
* Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%:
+ Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế
độ quy định.
+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công
sản theo quy định của pháp luật do xã quản lí.
+ Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân gồm: Các
khoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc
tự nguyện
để đầu tư cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã
quản lí và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho NS xã.
+ Thu kết dư NS xã năm trước.
+ Các khoản thu khác của NS xã theo quy định của pháp luật.
* Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỉ lệ điều tiết:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Thuế nhà, đất.
+ Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn).
+ Lệ phí trắc bạ nhà, đất.
Các khoản thu trên, tỉ lệ ngân sách xã Hòa Sơn được hưởng tối thiểu
70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, HĐND tỉnh Nghệ An có
thể quyết định tỉ lệ NS xã được hưởng cao hơn.
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Trong tổ chức hệ thống NSNN, các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu
cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu – chi ngân sách. Tuy nhiên, trong

những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay bộ phận của cấp ngân sách)
nào không tự cân đối được, thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung
để đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu xây dựng dự toán. Từ đó hình
thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Trong
điều kiện hiện nay, hầu hết ngân sách cấp xã nói chung và ngân sách xã Hòa
Sơn nói riêng chưa tự cân đối được thu – chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp
bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3 cho ngân sách xã Hòa Sơn. Cơ chế xác
lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được quy định như sau:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh
lệch giữa dự toán chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các
nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia
theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ
ổn định từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu: là các khoản bổ sung theo từng năm để
hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Bảng số liệu về thu ngân sách xã Hòa Sơn từ năm 2009 đến 20011.
Tiêu chí Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tổng thu
4.928.245.710
4.921.4
38.108
5.268.1
51.814
Trong đó: thu NSX đã qua
KB


4.928.245.710
4.921.4
38.108
5.268.1
51.814
Các khoản thu 100%

1.060.610.104
1.170.4
56.206
1.224.7
52.706
Các khoản thu theo tỷ
lệ

1.536.928.606
1.456.72
3.902
1.589.
645.108
Thu trợ cấp

2.331.156.000
2.294.2
58.000
2.453.
754.000
Trong đó: Trợ cấp cân
đối


1.539.440.000
1.672.
660.000
1.698.
550.000
Bổ sung có
mục tiêu

791.716.000
621.59
8.000
755.
204.000
Thu NSX chưa qua kho bạc

0

0

0
2. Các chứng từ kế toán sử dụng.
Đối với chứng từ kế toán thu ngân sách xã sử dụng một số chứng từ cơ
bản sau:
+ Biên lai thu tiền:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế thu phát sinh, làm tăng quỹ tiền mặt của
xã, kế toán trưởng hoặc thủ quỹ tiến hành lập biên lai thu tiền. Biên lai thu
tiền là giấy xác nhận của xã số tiền của người nộp làm căn cứ để lập phiếu
thu, nộp tiền vào quỹ. Biên lai thu tiền được lập theo mẫu C27- X ban hành
theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của bộ tài chính. Biên

lai thu tiền được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại xã, liên 2 ( liên đỏ ) khách
hàng giữ, liên 3 báo soát tại nơi xuất biên lai.
+ Phiếu thu.
Phiếu thu được lập khi số tiền thực tế được nhập quỹ. Do thủ quỹ lập
và được lập làm 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Thủ quỹ ghi đầy đủ, chính
xác nội dung trong phiếu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và chủ tịch xã
duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khii nhận đủ số tiền thủ
quỹ ghi số tiền thực tế vào phiêu thu trước khi thủ quỹ và người nộp tiền cùng
ký vào phiếu thu. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao người nộp
tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ
gốc chuyển cho kế toán để vào sổ kế toán.
+ Tổng hợp biên lai thu tiền.
Nếu trong ngày có nhiều nghệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán trưởng
hoặc thủ quỹ lập tổng hợp biên lai thu tiền nhằm tổng hợp lại để ghi vào một
phiếu thu chung.
+ Giấy nộp tiền vào NSNN (02/TNS).
Khi các khoản thu ngân sách nhà nước đã được tập hợp tại xã, để
chuyển khoản tiền tạm thu này thành khoản thu chính thức qua kho bạc, kế
toán trưởng tiến hành lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Giấy nộp tiền
vào ngân sách nhà nước được lập thành 2 bản. Sau khi việc chuyển tiền vào
kho bạc hoàn thành, kho bạc nhà nước đóng dấu chứng nhận và giữ lại một
bản, một bản giao lại cho đơn vị. Kế toán trưởng phải tiến hành lưu giữ theo
quy định của Bộ Tài chính.
+ Bảng kê thu ngân sách xã qua kho bạc nhà nước.
Khi có nhiều nghệp vụ kinh tế phát sinh thuộc tạm thu ngân sách, kế
toán muốn làm việc với kho bạc để chuyển sang thu chính thức thì phải lập
bảng kê các khoản nộp kho bạc kèm theo giấy nộp tiền vào NSNN. Bảng kê
thu ngân sách qua kho bạc nhà nước được lập thành hai bản, sau khi lập xong
kế toán trưởng và chủ tịch xã cùng ký tên đóng dấu để mang đến kho bạc nhà
nước Huyện Đô Lương. Kho bạc tiếp nhận Bảng kê kèn theo chứng từ và tiến

hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ. đối chiếu số liệu trên chứng từ và số liệu
trên Bảng kê, giữa nội dung ghi trên chứng từ với việc ghi mã số của chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục ở Bảng kê. Sau khi đối chiếu đảm bảo chính xác
và khớp đúng sẽ đóng dấu xác nhận vào tất cả các chứng từ và Giám đốc kho
bạc ký tên đóng dấu vào cả 2 liên của bảng kê ghi thu ngân sách. Một liên kho
bạc giữ để để hoạch toán vào thu NSNN, 1 liên trả lại cho xã kèm theo tất cẩ
các chứng từ gốc đã được đóng dấu kiểm soát để kế toán trưởng hoạch toán
vào thu ngân sách chính thức tại xã.
Một số mẫu chứng từ thu tại xã Hòa Sơn.
+ Biên lai thu tiền.
UBND Tỉnh Nghệ An Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mẫu số: C27-X
Sở Tài Chính Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BH theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC
UBND Xã Hòa Sơn Ngày 12/12/205 của bộ Tài chính
Biên lai thu tiền Ký Hiệu: EK-TC/2005
( Ngoài các khoản thu sử dụng biên Số: 01
Lai ngành thuế)
Họ và tên người nộp tiền: Thái Văn Năm
Địa chỉ: Xóm Yên Sơn 1- Xã Hòa sơn

STT
Tên khoản thu
Số tiền
Ghi chú
1 2 3 4

Thu khoán thầu đập Tràn nuôi cá 412 000
Cộng
412 000
Tổng số tiền thu ( viết bằng chữ ): Bốn trăm mười hai ngàn đồng.
Người nộp tiền Người thu

( Đã thu đủ số tiền là bốn trăm mười hai ngàn đồng)
( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Thái Văn Năm Nguyễn Thị Huệ
+ Phiếu thu
Mẫu số: C30-BB
Huyện: Đô Lương ( Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC
Xã Hòa Sơn ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mã: ĐVQHNS: 1066730
.
PHIẾU THU Quyển sổ: 01
Ngày 15 tháng 01 năm 2011 Số: 05
Nợ: 111
Có: 719
Họ và tên người nộp tiền: Thái Văn Năm
Địa chỉ: Xóm Yên Sơn 1 – Hòa Sơn
Lý do nộp: khoán thầu đập Tràn nuôi cá
Số tiền: 412.000 đồng (Viết bằng chữ): Bốn trăm mười hai ngìn đồng
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Nguyễn Thị Huệ đã nhận đủ số tiền trên.
Ngày 15 tháng 01 năm 201
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ
Thái Đình Linh Nguyễn Văn Diên Nguyễn Văn Diên Năm Ng. Thị Huệ
3. Các loại sổ kế toán sử dụng.
- Sổ Kế toán chi tiết thu NS xã: Hạch toán chi tiết thu Ngân sách xã
thực hiện trên sổ thu ngân sách xã (mẫu số S04-X). Sổ này dùng để theo dõi
các khoản thu ngân sách. Kế toán phải mở sổ này ngay từ đầu kỳ kế toán. Sau
khi các chứng từ như: phiếu thu, biên lai thu ngân sách, Bảng kê ghi thu
ngân sách đã được tập hợp, kế toán trưởng tiến hành xác định khoản thu đó đã
qua kho bạc hay chưa và tiến hành nhập số liệu vào phần mềm máy tính theo
cột tương ứng để vào sổ thu ngân sách tại xã.

- Sổ Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã: Hạch toán tổng hợp thu
ngân sách xã được thực hiện trên sổ Nhật ký - Sổ cái nhằm phản ánh tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo
nội dung kinh tế phản ánh trong các tài khoản kế toán. Hàng ngày căn cứ vào
chứng từ gốc phát sinhh liên quan đến thu ngân sách xã, kế toán trưởng kiểm
tra các yếu tố chứng từ, xác định số hiệu tài khoản ghi nợ số hiệu tài khoản
ghi có, nhập số liệu vào phần mềm máy tính.phần mềm sẽ tự động ghi vào các
sổ cái đã được lập trình.
 Một số mẫu sổ kế toán thu ngân sách sử dụng.
- Sổ Thu ngân sách
HUYỆN: ĐÔ LƯƠNG
UBND XÃ: HÒA SƠN SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM 2011
Ngày
Diễn
giải
Thu NSX đã qua kho bạc Thu NSX chưa qua kho bạc
Chứng từ
S

Tiền
Ghi
giảm
thu
Chứng từ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Số
hiệu

Ngày
Tháng
1
2

3
4 5 6
7
8
15/1
Thu
khoán thầu
đập Tràn nuôi
cá .
01
15/1
23/1 Nhận
tiền các
hộ
nộp tiền
hợp
đồng
089 23/1
8/2 Nhận
tiền nộp
thóc
các hộ
trước
1990
122 8/2

-cộng
phát sinh
- lũy
kế
- Sổ này có ……………….trang, đánh số từ trang 01 đến trang………….
- ngày mở sổ…………………………………………………………………
Hòa Sơn, ngày… tháng… năn 2011
KẾ TOÁN TRƯỞNG CHỦ TỊCH UBND XÃ
(Ký, họ tên) ( Ký tên, đóng dấu)
- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã.
Huyện: Đô Lương SỔ TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH

UBND xã: Hòa Sơn Năm 2011
Đơn vị tính:
VNĐ
St
t
Tên
chỉ
Tiêu
Thu ngân sách xã
C L K M TM
Tháng 1
1 2
3 4 5 6 7 8
Tổng
thu
NS

1

Thu
khoán
thầu
đập cá
860 340 345 3900 3949
412.000
2
Nhận
tiền
các
hộ nộp
nộp
tiền HĐ
81
8
01
0
01
1
390
0
390
1
300.000
3
Nhận
tiền
nộp
thóc các
hộ

trước
1990
86
0
34
0
345 1450 149
9
9.185.000
- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
- Ngày mở sổ………………
Ngày… tháng…năm
2011
KẾ TOÁN TRƯỞNG CHỦ TỊCH UBND
( ký, họ tên ) ( ký, đóng dấu )
4. Công tác hoạch toán tại đơn vị
Kế toán thu ngân sách tại xã Hòa Sơn đã phản ánh đầy đủ, kịp thời
các khoản thu ngân sách nhà nước theo luật Ngân sách Nhà nước tại Kho
bạc và việc hoàn trả những khoản thoái thu ngân sách cho các đối tượng
được hưởng. Sau đây xin nêu ra một số nội dung cơ bản trong hoạch toán thu
ngân sách xã:
- Đối với các khoản thu do xã thu và được hưởng 100% như :
+ Khi thu lệ phí chợ: Căn cứ vào từng số biên lai thu, người đi thu
lập Bảng tổng hợp biên lai thu tiền; Căn cứ vào Bảng tổng hợp biên lai thu, kế
toán lập “phiếu thu” và định khoản trên phiếu thu:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 7192
và tiến hành ghi Nhật ký-Sổ cái.
Căn cứ vào chứng từ ghi Sổ quỹ tiền mặt, Nhật ký thu chi tiền mặt;
Ghi sổ chi tiết thu ngân sách phần thu NSX chưa qua Kho bạc.

+ Khi xã xuất quỹ tiền mặt nộp thuế môn bài vào Kho bạc: Kế toán
viết phiếu chi và Giấy nộp tiền vào ngân sách. Khi nhận được giấy báo Có
của Kho bạc, kế toán định khoản trên chứng từ:
a. Nợ TK: 1121
Có TK: 1111
b. Nợ TK 719
Có TK 714
và tiến hành ghi Nhật ký-Sổ cái. Đồng thời ghi sổ chi tiết thu ngân
sách phần thu NSX đã qua Kho bạc.
- Đối với các khoản xã được hưởng điều tiết:
+ Xã nhận được giấy báo Có của Kho bạc về số thuế nhà đất điều
tiết cho xã, kế toán định khoản trên Bảng kê thu ngân sách qua Kho bạc.
Nợ TK 1121
Có TK 7142
và tiến hành ghi Nhật ký-Sổ cái.Đồng thời kế toán ghi sổ chi tiết thu
ngân sách, phần thu NSX đã qua Kho bạc.
+ Đối với các khoản thu NSX bằng hiện vật, ngày công.
Nhân dân đóng góp ngày công để xây dựng đường liên xã. UBND
quyết định đưa vào thu NSX.
Căn cứ vào giấy báo ngày công lao động đóng góp, kế toán định
khoản:
Nợ TK 8192
Có TK 7192
Và kế toán tiến hành ghi Nhật ký-Sổ cái. Đồng thời ghi thu ngân sách
chưa qua Kho bạc trên sổ chi tiết thu NSX và chi NSX chưa qua Kho bạc trên
sổ chi tiết chi NSX.
Cuối tháng kế toán làm thủ tục ghi thu, ghi chi qua Kho bạc giá trị
ngày công lao động.
Kế toán lập Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách qua Kho bạc. Sau khi
được Kho bạc xác nhận, kế toán ở xã chuyển từ thu ngân sách chưa qua Kho

bạc sang thu ngân sách đã qua Kho bạc trên sổ chi tiết thu NSX. Đồng thời
chuyển từ chi ngân sách chưa qua Kho bạc sang chi ngân sách đã qua Kho
bạc trên sổ chi tiết ngân sách xã.
+ Đối với thu khoán thầu ở xã
Khi hộ nhận thầu nộp tiền , kế toán viết phiếu thu, hạch toán như
sau:
Nợ TK 1111
Có TK 7192
Đồng thời ghi sổ chi tiết thu NSX trên phần thu chưa qua Kho bạc
II. Thực trạng kế toán các khoản chi ngân sách xã Hòa Sơn.
1. Nội dung các khoản chi ngân sách xã Hòa Sơn.
1.1. Chi đầu tư phát triển gồm:
a. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
b. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án
nhất định theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định
đưa vào ngân sách xã quản lý.
c. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Các khoản chi thường xuyên:
a. Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;
- Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
- Công tác phí;
- Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
- Chi khác theo chế độ quy định.
b. Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.

c. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
d. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
đ. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách xã theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
e. Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định
(không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1
lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo
hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công
tác xã hội khác;
- Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do
xã quản lý.
g. Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà
trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do
xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
h. Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
i. Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu

hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà
văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao
thông, công trình cấp và thoát nước công cộng. Hỗ trợ khuyến khích phát triển
các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ
quy định.
k. Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Bảng số liệu tình hình chi ngân sách xã Hòa Sơn từ 2009 – 2011.
Tiêu chí Năm 2009 Năm Năm 2011
2010
Tổng chi
4.846.103.00
0
4.721.502.100
5.021.357.000
Trong đó chi ngân
sách đã qua KB.
4.846.103.00
0
4.721.502.100
5.021.357.000
Chi đầu tư phát
triển, trong đó:
Chi đầu tư
XDCB
402.108.000 372.400.000 657.980.000
Chi đầu tư phát
triển khác và trả nợ
357.315.000 301.409.000 401.785.000
Chi thường xuyên,
trong đó:

Chi công tác
DQTV và ANQP
25.498.000 27.785.000 32.089.000
Chi sự nghiệp
GD&ĐT
8.540.000 7.466.000 9.423.00
Chi sự nghiệp y
tế
14.056.000 12.200.00 14.980.00
Chi sự nghiệp
văn hóa
18.090.000 22.102.000 27.000.000
Chi sự nghiệp
thể dục thể thao
11.320.000 15.404.000 17.050.000
Chi sự ngiệp
kinh tế
24.547.000 25.840.000 32.547.000
Chi sự nghiệp xã
hội
408.452.000 471.010.000 556.304.000
Chi quản lý NN,
Đảng, đoàn thể
2.341.577.000 2.415.886.10
0
2.499.385.000
Chi chuyển nguồn
sang năm sau
1.235.000.000 1.050.000.000 972.814.000
Chi NSX chưa qua

KB
0 0 0
2. Các chứng từ kế toán sử dụng.
Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
+ Lệnh chi tiền:
là chứing từ do kế toán trưởng lập khi rút tiền từ tài khoản ngân sách
xã tại kho bạc. Trường hợp lập lệnh chi để tạm ứng tiền của kho bạc thì trên
lệnh chi ghi số liệu chương 00, loại 00, khoản 00, mục 901 “tạm ứng chi hành
chính sự nghiệp” hoặc mục 901 “tạm ứng chi XDCB”.
+ Bảng kê ghi chi ngân sách:
Khi có nhiều nghệp vụ kinh tế phát sinh thuộc tạm chi ngân sách, kế
toán muốn làm việc với kho bạc để chuyển sang chi chính thức thì phải lập
bảng kê các khoản tạm chi ngân sách. Bảng kê thu ngân sách qua kho bạc nhà
nước được lập thành hai bản, sau khi liệt kê đầy đử các chứng từ đề nghị ghi
chi ngân sách, kế toán trưởng và chủ tịch xã cùng ký tên đóng dấu để mang
đến kho bạc nhà nước Huyện Đô Lương. Kho bạc tiếp nhận Bảng kê kèm
theo các chứng từ có liên quan, tiến hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ. đối
chiếu số liệu trên chứng từ và số liệu trên Bảng kê, giữa nội dung ghi trên
chứng từ với việc ghi mã số của chương, loại, khoản, mục, tiểu mục ở Bảng
kê. Sau khi đối chiếu đảm bảo chính xác và khớp đúng sẽ đóng dấu xác nhận
vào tất cả các chứng từ và Giám đốc kho bạc ký tên đóng dấu vào cả 2 liên
của bảng kê ghi chi ngân sách. Một liên kho bạc giữ để để hoạch toán vào chi
NSNN, 1 liên trả lại cho xã kèm theo tất cả các chứng từ gốc đã được đóng
dấu kiểm soát để kế toán trưởng hoạch toán vào thu ngân sách chính thức tại

+ Giấy rút dự toán:
Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đã tạm chi tại xã, trong vòng 5 ngày kế
toán trưởng phải lập giấy rút dự toán theo mẫu quy định của nhà nước. Kế
toán ghi đầy đủ các nội dung, sau đó xin xác nhận của chủ tịch UBND xã và
mang đến kho bạc để làm thủ tục rút tiền mặt từ tài khoản ngân sách xã ở kho

bạc. Giấy rút dự toán được lập thành 2 bản. Sau khi kho bạc tiếp nhận, tiến
hành đối chiếu kiểm tra và chấp thuận, Giám đốc KB ký tên đóng dấu vào cả
2 bản. Kho bạc giữ 1 bản, kế toán trưởng giữ 1 bản làm căn cứ để hoạch toán
các khoản tạm chi thành các khoản chi ngân sách chính thức. Chứng từ này
được đóng thành tập kèm theo các phiếu chi tương ứng và lưu giữ trong
khoảng thời gian từ 12- 13 năm.
+ Phiếu chi:
Phiếu chi do thủ quỹ, hoặc kế toán trưởng lập khi có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh làm quỹ tiền mặt của xã thực tế xuất quỹ. Phiếu chi được lập
thành 2 liên và chỉ khi có đủ chữ ký của kế toán trưởng và chủ tịch UBND xã,
thủ quỹ mới được xuất quỹ và ký, ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Liên 1 phiếu
chi được lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để vào sổ quỹ sau đó
chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để kế toán trưởng vào sổ kế toán.
+ Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng: Chứng từ này dùng
trong trường hợp xã đề nghị kho bạc Nhà nước thanh toán cho các khoản tiền
đã tạm ứng của kho bạc khi đã có các chứng từ chi cụ thể.
Ví dụ
- Phiếu chi.
Huyện: Đô Lương (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC
Xã Hòa Sơn ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )
Mã: VQHNS: 1066730

PHẾU CHI Quyển số 01
Ngày 15 tháng 1 năm 2011 Số 25
Nợ: 111
Có: 819

Họ tên người nhận tiền: Bùi Văn Tư
Địa chỉ: Văn phòng UBND xã
Lý do chi tiền: Tổng kết Ủy ban năm 2010

Số tiền: 1.150.000 đồng
Viết bằng chữ: (Một triệu một trăm năm mươi ngàn đồng )
Kèm theo: 4 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách kế toán Người lập phiếu
(Ký, họ tến, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Một triệu một trăm năm mươi ngàn
đồng
Ngày 15 tháng 1 năm 2011
Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Giấy rút dự toán.
Không ghi vào
khu vực này
GIẤY RÚT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Thực chi Tạm ứng Chuyển khoản Tiền mặt
( đánh dấu X vào ô tương ứng )
Mẫu số: C2-02/NS
Niên độ: 2010
Số: 01
Đơn vị rút dự toán: UBND xã Hòa Sơn
Mã: VQHNS: 1066730
Tài khoản: 331010021000 Tại KBNN Đô lương
Mã cấp NS: 04 Tên CTMT, DA:
Phần kho bạc ghi
Nợ TK
Có TK……………
Mã Quỹ………….
Mã BĐHC……….
Mã KBNN……….
Mã: CTMT, DA:

Nội dung thanh
toán

nguồn

X.Phường

ngành

NDKT
Số tiền
Lương cán bộ công
chức xã
0212 805 463 6001 27.733.300
Tổng cộng: 27.733.300
Tổng số tiền ghi bằng chữ: ( Hai mươi bảy triệu bảy trăm ba mươi ba ngìn ba trăm
đồng )
Đơn vị nhận tiền:
Địa chỉ:
Mã:VQHNS:

×