Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THÀNH LẬP LILAMA.MC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.82 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

NHÓM : 12.
ĐỀ TÀI 4 : NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THÀNH LẬP LILAMA.MC
Nhóm Viên :
1. Lê Đức Trung (NT)
2. Phạm Bảo Trung (TK)
3. Nguyễn Văn Tú
4. Nguyễn Sơn Tùng
5. Chu Thanh Tùng
6. Phạm Anh Tùng
7. Nguyễn Quang Tuân
8. Hoàng Thế Tuân
1
9. Nguyễn Minh Tuấn
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Tổng hợp lý thuyết được vận dụng để giải quyết tình huống :
1.Mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh : phát triển ngoại
sinh.
Mua lại doanh nghiệp : mua 1 phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
soát,chi phối toàn bộ hoặc 1 nghành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Các ưu và nhược điểm của việc mua lại 1 phần tài sản của doanh nghiệp khác để
phục vụ sản xuất ,kinh doanh.
2.Các hình thức huy động vốn :
-Cổ phần hóa công ty ,phát hành cổ phiếu ,trái phiếu .
-Các hình thức vay nợ từ các quỹ đầu tư ,ngân hàng,…..
-Quản lý chi phí sử dụng vốn ,để đưa ra hình thức huy động vốn phù hợp nhất
với hoạt động của doanh nghiệp.
3.Các phương pháp khấu hao :


-Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
-Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
-Khấu hao theo phương pháp tỉ lệ giảm dần.
-Phân tích lựa chọn hình thức khấu hao.
4.Quản trị hàng tồn :
-Cân đối giữa việc nhập và xuất.
2
-Chi phí hàng tồn kho.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1.Giới thiệu chung về tổng công ty LILAMA:
Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp
Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất
nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà
máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của
khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v...Góp phần quan trọng trong quá
trình xây dựng XHCN ở miền Bắc.
LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình
lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi
măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải điện 500Kv Bắc -
Nam ...
Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty,
LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và
kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp
đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng
Mai... trị giá hàng trăm triệu USD.
Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng trong những
năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu
EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300MW: nhiệt điện Cà Mau (chu
trình hỗn hợp) 720 MW: và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất...
từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp.Sự kiện này

đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước
giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định
được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu
thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
trị giá trên 230 triệu USD.
3
Hiện nay, với 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên, 1 Viện nghiên
cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và
2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện
thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty , ISO 9002 tại các công ty thành viên,
khẳng định LILAMA sẽ luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong công
cuộc xây dựng kinh tế, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước.
2. Quyết định thành lập công ty TNHH LILAMA:
Quyết định số 186/2002/QĐ- TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng phê
duyệt Chiến lược phát triển nghành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 , tầm nhìn
2020 đã khẳng định “ một trong những định hướng ưu tiên phát triển là phấn
đấu đến năm 2010 nghành cơ khí đáp ứng 55-60% nhu cầu sản phẩm cơ khí của
cả nước ,trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng . Với ưu tiên đó , dòng
tiền từ nước ngoài chảy vào Việt Nam để thực hiện các dự án như nhà máy điện,
(thủy ,nhiệt,nguyên tử….) ,xi măng ,hóa chất ,lọc dầu ,thực phẩm,…với tổng giá
trị đầu tư bình quân là 10 tỷ USD/năm. Đây là 1 khối lượng công việc khổng
lồ ,một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng và triển vọng. Trong khi đó ở Việt
Nam chỉ có LILAMA ,COMA ,HAVICO và 1 số công ty cơ khí nhỏ nên không
thế đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc trên . Thêm vào đó ,các nước
phát triển cũng đang có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cơ khí do chi phí sản
xuất của họ cao .Xuất phát từ nhu cầu trong nước và nước ngoài, đã thôi thúc
chúng tôi khởi nghiệp vào nghành kinh doanh là : Cơ khí và lắp máy . Việc khởi
nghiệp đã được thẩm định về tính khả thi của nó. Từ đó ,chúng tôi quyết định

thành lập công ty TNHH “LTD” và viết bản kế hoạch kinh doanh để kêu gọi
vốn .
Do loại hình kinh doanh này đòi hỏi nhiều thành viên sáng lập phải am
hiểu về sản phẩm đặc thù,phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định nên số vốn cần
góp ban đầu lớn.Do đó chúng tôi lập công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.Do
mới thành lập cộng với việc góp vốn lớn ,loại hình công ty TNHH 2 thành viên
trở lên sẽ đảm bảo gây ít rủi ro cho người góp vốn,quản lý,điều hành, kiểm soát
4
các thành viên dễ dàng,tạo thuận lợi cho việc ổn định sản xuất trong bối cảnh
công ty chưa có được sự ổn định.
Dự kiến là 11 thành viên ,những người có cùng ý chí và tâm huyết với
nghành nghề. Nguồn vốn được đóng góp trên tinh thần tự nguyện và không nhất
thiết phải bằng nhau. Các thành viên có thể đóng góp bằng tiền,vàng,bất động
sản,xe máy,thiết bị hay tài sản liên quan khác.Phần đóng góp này được đánh giá
và quy đổi thành tiền theo giá thị trường và được ghi trên Bản điều lệ công ty.
Bên cạnh đó ,chúng tôi thực hiện mua thương hiệu LILAMA.Bàn bạc và
đã thống nhất,với số vốn nhỏ và khả năng điều hành công ty, dây chuyền sản
xuất chưa cao nên chúng tôi quyết định chỉ mua 1 phần của công ty
LILAMA,đó là thương hiệu LILAMA để thực hiện 2 nghiệp vụ :cơ khí và lắp
máy .
Các thành viên sẽ đóng góp,huy động vốn để tạo ra nguồn vốn kinh
doanh ,bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.Cụ thể hơn như sau :
1.Vốn kinh doanh tự có 5.000.000.000 VNĐ
Vốn cố định 4.400.000.000 VNĐ
Vốn lưu động 600.000.000 VNĐ
2. Tài sản cố định cần dùng
-Nhà cửa ,vật kiến trúc
Nguyên giá 1.200.000.000 VNĐ
-Máy móc,thiết bị
Nguyên giá 2.400.000.000 VNĐ

-Phương tiện vận tải
Nguyên giá 800.000.000 VNĐ
5
3.Diện tích đất sử dụng(đất thuê): 15.000 m2
-Khu điều hành công ty 300 m2
-Khu tập thể 400 m2
-Nhà xưởng 1 2.000 m2
-Sân bãi chế tạo và sơn thiết bị 12.300 m2
Đó chính là một bước đi chiến lược của chúng tôi để giúp công ty
nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường nội địa thông qua những lợi thế
có được từ thương hiệu LILAMA :
Là 1 trong 3 công ty cơ khí đầu tiên có uy tín (cùng COMA và
HAVICO) ,LILAMA nhận được sự hỗ trợ ,ưu tiên của chính sách nhà
nước,nhằm thúc đẩy nghành cơ khí phát triển bền vững .Do đó thương hiệu
LILAMA như 1 thước đo ,đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp.
Yếu tố thời gian được rút ngắn so với xây dựng mới các cơ sở kinh
doanh : giảm bớt được thời gian phải quảng bá thương hiệu ,hoàn thiện dây
chuyền sản xuất ( được LILAMA hỗ trợ về mặt kĩ thuật )
Phí tổn có thể thấp hơn những gì được mua, nửa giá trị có thể được
khuyếch đại do quy mô lớn hơn : vì các doanh nghiệp lớn ,có uy tín nên những
gì thuộc sản phẩm của họ được đem bán bao giờ cũng có giá hơn trên thi trường
so với sản phẩm của các doanh nghiệp kém uy tín hơn,đó là những khoản lợi
nhuận thu được từ thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Rủi ro và hiệu quả kinh doanh có thể được kiểm soát tốt hơn do doanh
nghiệp bị mua đã ít nhiều có chỗ đứng trên thị trường : các sản phẩm dễ tiêu thụ
nên cân đối được việc sản xuất và xuất bán ,tránh đc rủi ro nợ và hàng tồn kho,
nhận được nhiều dự án khả thi ,ổn định doanh thu .Ngoài ra ,còn ổn định được
đội ngũ nhân công ,tránh được rủi ro về mặt nhân sự.
6
Lợi thế và cạnh tranh đạt được nhanh hơn, xâm nhập thị trường mới hiệu

quả hơn :cái tên LILAMA nổi tiếng như 1 miếng tem ,đảm bảo sự thành công
của dự án,nên cũng do đó mà doanh nghiệp sẽ nhanh có chỗ đứng mỗi khi triển
khai dự án ở những thị trường mới đầy tiềm năng.
Thuận lợi hơn trong việc huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh ,sản
xuất.Dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ các quỹ đầu tư,ngân hàng với lãi suất
ưu đãi. Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp ,cổ phiếu và trái phiếu cũng có giá
hơn trên thị trường chứng khoán.
Chính vì những thuận lợi đó ,nên công ty TNHH LILAMA đã thu được rất
nhiều hiệu quả trong kinh doanh :
- Hiệu quả kinh tế: lợi thế của quy mô tạo khả năng đạt hiệu quả kinh tế
cao hơn ,do các sản phẩm cơ khí và các dự án nhận được của công ty có
giá trên thị trường.
- Hiệu quả tài chính: giảm thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới,
tăng tiềm năng vay mượn và chi phí sử dụng nợ thấp
- Phát triển: quy mô, thị trường, khả năng kiểm soát .Được nhiều người,
doanh nghiệp khác biết đến thông qua thương hiệu LILAMA,và còn được
nhận rất nhiều mối quan hệ với khách hàng của chính công ty LILAMA
gốc do LILAMA có nhiều công ty con,trải đều trên toàn quốc đã thâu tóm
1 lượng khách hàng lớn.
- Đa dạng hóa: giảm thiểu rủi ro, tận dụng các cơ hội linh hoạt hơn về thời
gian và giá trị cũng như các dạng chuyển đổi (…)
Bên cạnh đó ,những khó khăn khi doanh nghiệp quyết định mua
thương hiệu LILAMA cũng không thể không nhắc đến :
-Chi phí bỏ ra để mua thương hiệu LILAMA cũng khá cao ,vì đây là 1 doanh
nghiệp có tên tuổi. Và cũng chưa chắc chắn cho thành công cho công ty ,nên
đánh giá về khả năng thu hồn vốn là khó khăn.
7
-Với việc mua thương hiệu LILAMA ,công ty TNHH LILAMA phải chịu
những rằng buộc về tên thương hiệu từ công ty LILAMA gốc.
-Dây chuyền sản xuất ,chất lượng sản phẩm ,đội ngũ nhân công phải đáp

ứng đủ theo yêu cầu của công ty LILAMA gốc ( điều này luôn khó khăn với bất
kì công ty nào mới thành lập ,đi vào hoạt động sản xuất )
-Không có được tên tuổi riêng ,nên 1 phần giá trị phi vật chất công ty làm
được ,công ty LILAMA gốc sẽ được hưởng.
-Sẽ rất khó khăn khi công ty trở thành 1 doanh nghiệp lớn ,bởi vì trong
lòng khách hàng đã có 1 cái tên là công ty LILAMA rồi,nên nếu lúc đó doanh
nghiệp cần 1 thương hiệu riêng ,thì sẽ rất tốn kém về thời gian cũng như tiền
bạc ,rõ ràng là không khả thi.
-Khó điều chỉnh được giá cả cổ phiếu cũng như các nguồn vốn cần huy
động khác ,do chịu ảnh hưởng rất lớn từ uy tín của công ty LILAMA gốc.
3.Các hình thức huy động vốn :
Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều
chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có
quyền phát hành cổ phiếu . Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và
lắp máy như công ty TNHH LILAMA,cần số vốn lớn để đầu tư sản xuất,mở
rộng quy mô ,thì những hạn chế của mô hình công ty TNHH đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng huy động vốn của công ty.
Chính vì vậy mà sau 3 năm hoạt động có hiệu quả,quy mô sản xuất tăng và
có dự án khả thi ( NPV >0 ),thì công ty đã chuyển đổi sang công ty cổ phần để
huy động vốn trên thị trường chứng khoán,một nguồn vốn dài hạn sẽ giúp công
ty tăng trưởng và phát triển bền vững.
8
Đối với 1 doanh nghiệp kinh doanh cần có nguồn vốn lớn và ổn định thì sẽ
khó có thể phụ thuộc vào 1,2 nguồn vốn . Do đó cần kết hợp giữa các nguồn huy
động vốn để phục vụ cho các nhu cầu ngắn ,và dài hạn của công ty.
Các nguồn vốn bổ sung cho nhau sẽ giúp công ty hoạt động linh hoạt và
hiệu quả hơn. Công ty TNHH LILAMA của chúng tôi đã áp dụng rất nhiều hính
thức huy động vốn.

-Tăng tỉ lệ lợi nhuận giữ lại qua các năm để hoặc là tăng vốn từ các thành
viên theo điều lệ để tái sản xuất ,mở rộng, tạo các nguồn vốn dự trữ.
-Kêu gọi tài trợ vốn cho các dự án mà công ty đầu tư (nhằm đảm bảo tăng
trưởng ,hiệu quả ) .Kí các hợp đồng tài trợ tín dụng với các sở giao dịch-
ngân hàng với lãi suất hợp lý.
-Vay vốn từ các quỹ đầu tư ,có được thương hiệu nổi tiếng LILAMA ,việc
huy động nguồn vốn từ các quỹ đầu tư cũng dễ dàng và nhận được nhiều
ưu đãi hơn.
-Vay vốn từ các ngân hàng có mối quan hệ lâu năm với công ty
LILAMA,để có được những ưu đãi về lãi suất cũng như thời hạn trả gốc
và lãi.
Các hình thức huy động vốn trên có ưu điểm là dễ huy động và thời gian
huy động vốn nhanh ,phục vụ tức thì khi công ty cần tiền để đầu tư vào dự án
khi nhận được các dự án khả thi .Tránh tình trạng để tuột mất hợp đồng hoặc
việc thi công công trình ,dự án bị dang dở ,đình trệ.Thích hợp cho các chiến
lược ngắn hạn.
Tuy nhiên ,để có thể có 1 nền tảng vững chắc hơn,cho tương lai với các
đầu tư dài hạn ,công ty cần có 1 nguồn vốn ổn định và lâu dài ,với lãi suất thấp
hơn. Đó chính là nguồn vốn rất lớn từ dòng tiền nhàn dỗi của người dân ,được
huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu ,trái phiếu doanh nghiệp.
Việc sở hữu thương hiệu LILAMA ,giúp cho giá trị trái phiếu cũng như cổ
phiếu trên thị trường được nâng cao rất nhiều ,tính thanh khoản cũng cao hơn.
9

×