Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

phân tích kỹ thuật chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.74 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong đầu tư chứng khoán, phân tích kỹ thuật là một phương pháp được các
nhà đầu tư coi trọng và sử dụng để giúp nhà đầu tư xác định thời điểm mua – bán và
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý trong ngắn hạn.
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Chính vì vậy, kể từ khi ra đời đến nay, việc nắm bắt các kỹ thuật sử dụng trong
phương pháp phân tích kỹ thuật luôn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặc biệt
quan tâm.
Phân tích nhằm chỉ ra tình trạng “sức khỏe” hiện tại của thị trường hay của
mỗi chứng khoán để dự báo biến động của giá bằng cách dựa trên những hình mẫu
kỹ thuật đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất
hiện. Điều này dựa trên giả thuyết là những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ
thị trong quá khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” để xác định xu hướng của giá trong
tương lai đối với mỗi thị trường cụ thể.
Các công cụ cơ bản được sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật là các loại
biểu đồ, đường xu thế, kênh xu thế, giải giao dịch - mức hỗ trợ và kháng cự, các mô
hình
PHẦN II: NỘI DUNG
Định nghĩa phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích dựa vào các
mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá,
Lớp: TCNH-3B 2
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
những điểm giá đảo chiều, và những “mốc giá tâm lý” quan trọng của thị trường, từ
đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp.
Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác
suất thống kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại
để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định
xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực


lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài
chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ
chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng, … của cổ phiếu thu thập được
tại các phiên giao dịch trong quá khứ.
Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin
trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả
của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị
trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng
thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh
lệch đó gọi là độ trễ.[3, trang 256]
Vai trò của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức
năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.
Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các
ngưỡng an toàn và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết
lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư
việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ
sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử
dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật
để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương
pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích
kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy
nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tương
lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử
Lớp: TCNH-3B 3
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và
chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai

chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng
đoán sai do đoán mò hoặc theo đám đông được hạn chế rất nhiều.
6.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
6.1.1 Khái niệm
Thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh
tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường.
Một thị trường hiệu quả là nơi mà giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng
mỗi khi xuất hiện thông tin mới và do đó, mức giá hiện tại của một chứng khoán bất
kỳ là kết quả phản ánh mọi thông tin liên quan đến nó.
Cơ sở cho giả thuyết về thị trường hiệu quả
+ Giả thuyết tiền đề cũng rất quan trọng của một thị trường hiệu quả rằng nó
đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường với mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận, họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một cách
hoàn toàn độc lập với nhau.
+ Giả thuyết thứ hai là những thông tin mới về chứng khoán được công bố
trên thị trường một cách ngẫu nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm
công bố thông tin cũng độc lập lẫn nhau.
+ Giả thuyết thứ ba, đặc biệt quan trọng, là các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách
điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của
thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó
không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh là quá mức, cũng có khi là
dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra ở mỗi thời
điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số
lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau.
6.1.2 Phân loại
6.1.2.1 Hình thái yếu (Weak form)
Trong hình thái yếu giả định rằng giá chứng khoán hiện tại là sự phản ánh đầy
đủ mọi thông tin của thị trường chứng khoán, bao gồm các chuyển dịch liên tục của
giá, tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch và các thông tin chung khác như: mua
Lớp: TCNH-3B 4

Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
bán lô lẻ, giao dịch lô lớn và các thương vụ của các chuyên gia ngoại hối hay của
các nhóm độc quyền khác. Vì nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã
phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả
thuyết này có nghĩa là tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác
không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc
lập với nhau).
6.1.2.2 Hình thái trung bình (Semi strong form)
Hình thái trung bình cho rằng giá chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng
trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là, mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi
thông tin công khai. Hình thái trung bình bao trùm lên hình thái yếu vì tất cả các
thông tin trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết kém
hiệu quả như là giá cổ phiếu, tỷ suất thu nhập, và khối lượng giao dịch
6.1.2.3 Hình thái mạnh (Strong form)
Hình thái mạnh nói rằng giá chứng khoán là sự phản ánh tất cả các thông tin từ
công khai đến nội bộ. Nghĩa là sẽ không có một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận
được các thông tin liên quan đến việc định giá. Do đó, sẽ không ai thu được lợi
nhuận vượt mức. Hình thái mạnh là sự tổng hợp của cả hình thái yếu và hình thái
trung bình. Hơn thế, hình thái mạnh đưa ra giả định về thị trường hiệu quả, trong đó
giá chứng khoán lên xuống mạnh theo các thông báo công khai, để nêu lên giả thiết
về thị trường hoàn hảo khi tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có đối với mọi
người ở cùng một thời điểm.
6.2 Chỉ số giá chứng khoán
6.2.1 Khái niệm
Chỉ số chứng khoán (CSCK) là số bình quân giá của các loại chứng khoán
(cổ phiếu - CP) giao dịch trên thị trường tại một thời điểm.
6.2.2 Phân loại
6.2.2.1 Chỉ số giá bình quân giản đơn
Lớp: TCNH-3B 5
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

1
0
0
p
I I
p
= ×


Trong đó: I là chỉ số giá bình quân
1
p
là giá chứng khoán I thời kỳ nghiên cứu
0
p
là giá của chứng khoán I thời kỳ gốc
6.2.2.2 Chỉ số tổng hợp ( Có 2 phương pháp tính)
+ Phương pháp Laspeyres
Dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở ( kỳ gốc)
0 1
0
0 0
L
Q P
I I
Q P
×
= ×
×



Trong đó:
L
I
là chỉ số giá bình quân Laspeyres

0
Q
là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ gốc
+ Phương pháp Paascher
Dựa trên lượng chứng khoán ở kỳ hiện hành
1 1
0
1 0
P
Q P
I I
Q P
×
= ×
×


Trong đó:
p
I
là chỉ số paascher
Q là khối lượng (quyền số) thời kỳ hiện hành (báo cáo)
Lớp: TCNH-3B 6
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

6.2.2.3 Chỉ số chứng khoán Việt Nam
Chỉ số chứng khoán của Việt Nam hiện nay là chỉ số giá bình quân của tất cả
các loại CP vì CP được cấp phép mua bán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
1 1
0
0 0
Q P
VNIndex I
Q P
×
= ×
×


Trong đó:
1
p
là giá hiện hành chứng khoán
1
Q
là khối lượng CK hiện hành
0
P
là giá CK thời kỳ gốc
0
Q
là khối lượng CK kỳ gốc
Ví dụ:
Bảng 1: Kết quả giao dịch đầu tiên của sở giao dich chứng khoán Hà Nội
Công ty


CP
Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá Trị
CTCP nhựa và môi
trường xanh An Phát
AAA 20.000 5.700 114.000.000
Ngân hàng thương mại
CP Á Châu
ACB 20.500 6.500 133.250.000
Tổng 247.250.000
(Nguồn: )
247.250.000
100 100
247.250.000
VNIndex
= × =
Bảng 2: Kết quả giao dịch ngày 3/5/2011 của sở giao dich chứng khoán
Hà Nội.
Công ty

CP
Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá trị
CTCP nhựa và môi
trường xanh An Phát
AAA 21.100 5.700 120.270.000
Ngân hàng thương mại
CP Á Châu
ACB 21.900 6.500 142.350.000
Lớp: TCNH-3B 7
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

Tổng 262.620.000
(Nguồn: )
262.620.000
100 106,216
247.250.000
VNIdex
= × =
Bảng 3: Kết quả giao dịch ngày 5/5/2011 của sở giao dich chứng khoán
Hà Nội
Công ty

CP
Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá trị
CTCP nhựa và môi
trường xanh An Phát
AAA 21.500 5.700 122.550.000
Ngân hàng thương mại
CP Á Châu
ACB 22.100 6.500 143.650.000
CTCP cà phê An Giang AGC 9.800 1.100 10.780.000
CTCP văn hóa Tân
Bình
ALT 14.000 200 2.800.000
Tổng 279.780.000
(Nguồn: )
279.780.000
247.250.000 259.863.279,5
266.200.000
d
= × =

279.780.000
100 107,664
259.863.279,5
VNIdex
= × =
6.3 Lý thuyết DOW
6.3.1 Khái niệm
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường.
Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối dựa
vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và
Lớp: TCNH-3B 8
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra
cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một điều là bản chất của
Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”.
Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là
những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị
trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
6.3.2 Phân loại
6.3.2.1 Xu thế cấp một (Primary Trend)
Xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường
kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp
đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức
đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá -
thị trường lúc này là thị trường con bò tót.
Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức
thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức
đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm
giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu.

6.3.2.2 Xu thế cấp hai (Secondary Reaction)
Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận
động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian)
hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các thị trường con bò tót; hoặc những
đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các thị trường con gấu.
Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng.
Chúng sẽ kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường)
của giá theo xu thế cấp 1.
6.3.2.3 Xu thế cấp ba (Daily Fluctuation)
Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ
dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có
ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.
Lớp: TCNH-3B 9
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một
phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một
dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế cấp ba là dạng
duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế
cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là
không thể.
6.4 Một số dạng thức đồ thị
6.4.1 Các loại biểu đồ
Hiện nay trên thị trường chứng khoán các nhà phân tích dùng rất nhiều các
loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách
phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar
chart), biểu đồ dạng ống (Candllestick chart).
- Biểu đồ dạng đường (Line chart)
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường được
sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách
phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và

xã hội … và nó cũng là loại biểu đồ được dùng trong thời gian lâu dài nhất. nhưng
hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của
thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít
được sử dụng, nhất là trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu
được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian
ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên.
Lớp: TCNH-3B 10
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Hình 1:Biểu đồ dạng đường (Line chart)
Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử
dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại thường diễn biến khá
phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại
biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.
- Biểu đồ dạng then chắn (bar chart)
Lớp: TCNH-3B 11
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các nhà phân
tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu
việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.
Hình 2: Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng
khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá
chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
- Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)
Còn gọi là dạng nến, là đồ thị hình thanh, nhưng được xây dựng theo cách của
người Nhật và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đồ thị hình nến cũng biểu hiện 4 giá
trị là giá đầu, giá cuối, giá cao nhất và thấp nhất của mỗi khoảng thời gian mà nó đại
diện. Đồ thị hình nến có một thanh mảnh gọi là tim nến. Đầu trên của tim nến thể
hiện giá cao nhất, đầu dưới của tim nến thể hiện giá thấp nhất. Khoảng rộng hơn của
nến là thân nến, thân nến biểu diễn khoảng cách giữa giá đầu và giá cuối mỗi

Lớp: TCNH-3B 12
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
khoảng thời gian. Nếu giá đầu nhỏ hơn giá cuối thì thân nến có màu trắng, còn
ngược lại thì thân nến có màu đen
Hình 3: Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (bar chart), nó được
người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu
tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các thị trường chứng khoán
hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến
động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức
khớp lệnh định kỳ.[3, trang 109]
6.4.2 Đường xu thế
Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường
xu thế. Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm
đáy cao dần lên và đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh thấp dần xuống. Đường
xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm. Qui trình vẽ một đường xu thế khá đơn
giản nhưng cũng rất dễ nhầm. Điều căn bản là phải có những dấu hiệu chắc chắn về
sự xuất hiện một xu thế giá. Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai
Lớp: TCNH-3B 13
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước. Tất nhiên điều kiện cần và đủ để có thể vẽ
được một đường thẳng là phải có hai điểm, tuy nhiên người ta thường đợi cho đến
khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước và đường xu thế đi qua cả ba đáy
(một cách tương đối). Điều này có nghĩa là đường xu thế có thể không đi qua đáy
thứ ba mà chỉ đi sát, như thế là đạt yêu cầu. Nhưng một đường xu thế đi qua cả đáy
bao giờ cũng được coi là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.
Hình 4:Đường xu thế
Khi một đường xu thế đã đươc xác nhận về độ chính xác thì nó sẽ trở nên rất
hữu ích bởi tính chính xác ấy đảm bảo chắc chắn hướng chuyển động ổn định của
giá. Với xu thế giá tăng, sau mỗi tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá

xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế nhưng sẽ không xuống thấp hơn nếu xu thế
thị trường vẫn đang ổn định. Đường xu thế lúc này là biên thấp nhất của giá. Tương
tự với thị trường đang có xu thế giảm giá thì xu thế sẽ là biên cao nhất cho mọi dao
động giá. Như thế đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao động cơ
sở để xác định mức giá mua và bán tối thiểu hợp lý.
Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới
đường xu thế giá tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là dấu hiệu sớm nhất, cho sự
thay đổi trong xu thế thị trường.
Điểm đột phá:
Lớp: TCNH-3B 14
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Là tại đó giá chứng khoán vượt qua mức cận trên tức là cao điểm trước đó,
hoặc xuống dưới thấp hơn mức cận dưới là điểm đáy trước đó. Điểm đột phá được
coi là dấu hiệu xu thế tiếp diễn.
Hình 5: Điểm đột phá
6.4.3 Dạng thức giao dịch
Dạng thức giao dịch được hình thành bằng cách vẽ một đường nối các cao
điểm và một đường nối các đáy của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian
nhất định. Hai đường vẽ song song này có xu thế dốc lên hay dốc xuống, cho biết
dạng thức dài hạn của chứng khoán.
Hình 6 :Dạng thức giao dịch
6.4.4 Cận dưới (Support level)
Cận dưới là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại vì
cầu lớn hơn cung. Các nhà kĩ thuật xác định cận dưới là mức thấp nhất mà giá chứng
khoán đã đạt tới tại một thời điểm nào đó của quá khứ. Khi giá chứng khoán giảm
Lớp: TCNH-3B 15
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
dần xuống cận dưới, nhà phân tích kĩ thuật cho rằng nó đang “thử cận dưới”, nghĩa
là giá chứng khoán kì vọng sẽ tăng trở lại khi đạt tới cận dưới. Nếu giá chứng khoán
tiếp tục vượt qua cận dưới, triển vọng của chứng khoán đó sẽ bị coi là rất tiêu cực.

Thông thường cận dưới sẽ hình thành sau khi cổ phiếu đã trãi qua lên giá đáng
kể và có dấu hiệu bán ra để thu lợi. Các nhà kĩ thuật cho rằng tại một mức giá nào
đó, những người đầu tư chưa mua vào trong đợt lên giá đầu tiên và chờ đợi một đợt
đảo chiều sẽ bắt đầu mua cổ phiếu. Khi giá đạt tới cận dưới này, nhu cầu đối với cổ
phiếu sẽ tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá và khối lượng giao dịch.
Cận dưới còn gọi là mức hỗ trợ. Mức hỗ trợ là mức giá mà ở đó người mua
giành quyền kiểm soát và ngăn không cho giá xuống sâu hơn, có nghĩa là tại mức
giá đó người mua cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu đó có lợi, người bán không muốn
bán cổ phiếu đó với giá thấp hơn.
6.4.5 Cận trên (Resistance level)
Cận trên còn gọi là mức kháng cự. Mức kháng cự là mức giá mà ở đó lượng
cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể chuyển động ngược lại đi xuống.
Theo lí thuyết thì mỗi mức giá có một lượng cung và cầu nhất định. Cận dưới thì thể
hiện sự tập trung cầu còn cận trên thể hiện sự tập trung của cung.
Ngược với cận dưới, cận trên là mức giá mà tại đó người phân tích kĩ thuật cho
rằng người đầu tư sẽ liên tục bán ra. Họ cho rằng khi giá chứng khoán vượt ra cận
trên là dấu hiệu rất tích cực vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục đạt tới một
cao điểm mới.
Cận trên của một cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá, đó chính là mức giá mà
tại đó phần lớn người đầu tư đều cho là thời điểm thích hợp để bán ra để thu lợi.
Qua nhiều diễn biến giao dịch, các nhà phân tích kĩ thuật nhận thấy rằng cận
trên luôn tỏ ra chắc chắn hơn cận dưới. Điều này được thực tế lý giải rằng là tâm lí
người đầu tư muốn rút ra khỏi thị trường luôn mạnh hơn tâm lí muốn tham gia vào
thị trường, nghĩa là nỗi lo sợ bị thua lỗ luôn lấn lướt mong muốn kiếm lợi.
Nhìn chung, trong giai đoạn hai mức này còn phát huy hiệu lực thì giá sẽ
không vượt quá cận trên và không xuống dưới cận dưới. Nhưng với tư cách một nhà
đầu tư sẽ quan tâm đến việc xác định yếu tố nào làm xuất hiện cận trên và cận dưới
ở một mức giá nhất định. Các chuyên gia còn tập trung nghiên cứu thời điểm giá lên
đạt đến cận trên và khi nào xuống cân dưới .
Lớp: TCNH-3B 16

Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Hình 7: Cận trên và cận dưới
 Mối liên hệ giữa cận trên và cận dưới
 Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để
ngăn chặn xu hướng giảm giá, hoặc có thể tăng giá. Mức kháng cự là mức giá tại đó
có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Vậy vùng hỗ trợ thể
hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung.
 Theo lý thuyết thì mỗi mức giá có một lượng cung và cầu nhất định.
Nhưng khoản hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu còn khoản kháng cự thể hiện sự
tập trung của cung.
 Cơ sở của những dự đoán từ lý thuyết về hỗ trợ và kháng cự, đó là khi giá
trị giao dịch có xu hướng bị tập trung tại một số mức giá có khối lượng các cổ phiếu
được giao dịch lớn. Điều đáng chú ý là tại bất kì mức giá nào xuất hiện mức khối
lượng giao dịch lớn thường đều trở thành điểm đảo chiều đối với xu thế hiện tại của
thị trường và mọi điểm đảo chiều đều có xu hướng lặp đi lặp lại thường xuyên và
Lớp: TCNH-3B 17
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
hoàn toàn mang tính tự nhiên. Những mức giá đó đang dần dần chuyển vai trò từ hỗ
trợ thành kháng cự và ngược lại từ kháng cự thành hỗ trợ.

Hình 8: Mối liên hệ giữa cận trên và cận dưới
6.4.6 Đầu và vai
6.4.6.1 Dạng đỉnh đầu và vai
Đỉnh đầu và vai được mô tả trong hình dưới đây bao gồm giai đoạn:
Giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, khối lượng giao dịch lớn, tiếp đó là giai đoạn
phản ứng ngắn ngủi (giảm giá) với khối lượng giao dịch thấp hơn. Cả giai đoạn này
gọi là vai trái. Đỉnh của vai trái là điểm S.
Tiếp đó là giai đoạn tăng giá thứ hai, với khối lượng giao dịch tăng lên đạt
đỉnh H cao hơn đỉnh của vai trái, tiếp đó là đợt giảm giá đạt ở mức gần với đáy của
vai trái, nhưng phải thấp hơn đỉnh của vai trái. Và đã hình thành nên đỉnh thứ hai

được gọi là đỉnh đầu.
Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa
nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của
nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”.
Nếu giá tiếp tục giảm ở giai đoạn ba sẽ cắt đường vai. Đây là giai đoạn xác
nhận hoặc đảo chiều.
Mỗi đỉnh đều là đặc trưng quan trọng của định hình đỉnh đầu và vai. Thiếu bất
kì một trong các nhân tố trên đều không thể gọi là đỉnh đầu và vai. Đặc điểm của
đỉnh đầu và vai là khối lượng giao dịch của giai đoạn sau phải thấp hơn giai đoạn
Lớp: TCNH-3B 18
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
trước.
Hình 9: Dạng đỉnh đầu và vai
6.4.6.2 Dạng đáy đầu và vai
Đối xứng với dạng đỉnh đầu và vai là định dạng đáy đầu và vai.
Một giai đoạn giảm giá, với khối lượng tăng lên, sau đó là giá khôi phục lại
trong thời gian ngắn ngủi với khối lượng giao dịch thấp hơn trước cả giai đoạn này
được gọi là vai trái.
Một giai đoạn giá giảm đạt đáy thấp hơn đáy vai trái khối lượng giao dịch tăng
lên nhưng thấp hơn ở vai trái với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Cả giai
đoạn này được gọi là đầu.
Giai đoạn ba giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn nhưng giá không
thấp hơn đáy của đầu, tiếp đó giá khôi phục lại. Cả giai đoạn này được gọi là vai
phải. Giai đoạn này giá tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch đáng kể. Đấy là điểm
xác nhận hoặc đảo chiều.
Sự khác nhau giữa đỉnh đầu và vai và đáy đầu và vai là ở mức độ khối lượng
giao dịch. Các hoạt động giao dịch ở đáy đầu và vai có xu thế tăng lên tính từ giai
đoạn đầu. Cần chú ý có thể tin vào dấu hiệu đảo chiều đối với đỉnh đầu và vai,
nhưng phải thận trọng đối với trường hợp đáy đầu và vai trừ khi xác nhận khối
lượng giao dịch sau khi cắt đường vai. Vì vậy phải chờ đợi mới có thể kết luận dứt

Lớp: TCNH-3B 19
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
khoát về đảo chiều. Một điểm nữa là đáy đầu và vai thường được hình thành trong
thời gian dài và diễn biến giá bằng phẳng hơn.

Hình 10: Dạng đáy đầu và vai
Sau khi quan sát đỉnh đầu và hai vai, các nhà phân tích kĩ thuật có thể chỉ dẫn
cho khách hàng của mình hoặc bán các cổ phiếu mình đang nắm giữ để tránh những
thua lỗ lớn hoặc kiếm lợi bằng cách bán khống các cổ phiếu.[3, trang 124]
6.4.7 Đáy kép (Double Bottom)
Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng
một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình
thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai).
Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá,
nó mang tính đảo chiều.
Lớp: TCNH-3B
S S
H
20
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

Hình 11: Đáy kép
6.4.8 Đỉnh kép (Double Top)
Dạng thức này hình thành giá chứng khoán sẽ không tiếp tục tăng cao hơn.
Tuy nhiên nếu giá chứng khoán vẫn tiếp tục tăng nó sẽ đạt tới một đỉnh cao mới.

Hình 12: Đỉnh kép
6.4.9 Lá cờ (Flag)
Là một dạng đồ thị có hình giống lá cờ thể hiện giai đoạn củng cố của một xu
thế. Dạng thức này hình thành từ những giao động giá trong một khoảng hẹp, diễn ra

sau hoặc trước đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Nếu lá cờ được hình thành sau đợt
tăng giá, tiếp sau giai đoạn này sẽ là đợt tăng giá nữa, nếu sau đợt giảm giá, một đợt
giảm giá nữa sẽ diễn ra tiếp theo.
Lớp: TCNH-3B 21
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Hình 13: Đồ thị lá cờ
6.4.10 Định dạng hình tam giác
Đặc trưng của tam giác là gồm một loạt các giai đoạn biến động giá, mỗi đợt
sau nhỏ hơn đợt trước, mỗi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, mỗi đáy sau cao hơn đáy
trước. Nó như là một đường Dow co lại trên đồ thị, là vùng đi chệch của giá với
đường biên phía dưới đi lên và đường biên phía trên đi xuống. Đó là tam giác đối
xứng. Hoạt động giao dịch có xu hướng giảm dần, hai đường biên gặp nhau tại một
đỉnh. Sau một thời gian biến động sẽ đến thời điểm giá sẽ vượt khỏi đường biên một
cách đột ngột với khối lượng giao dịch tăng hoặc vọt lên trên đường biên hoặc tụt
xuống dưới đường biên. Không có một tín hiệu nào để có thể xác định giá sẽ vọt lên
hoặc tụt xuống.
Khi giá vượt ra ngoài đường biên thì phải áp dụng quy tắc 3% để xác nhận xu
thế tăng hoặc giảm giá. Nếu giá tăng vượt lên trên thì phải kèm theo việc gia tăng
khối lượng giao dịch mới có thể xác nhận xu thế mới. Nếu giá tụt xuống dưới đường
biên thì không cần có xác nhận của khối lượng giao dịch.
6.4.11 Phân phối cổ phiếu theo kế hoạch định sẳn
Chủ sở hữu có thể có kế hoạch muốn bán ra hết phân phối cổ phiếu mình nắm
giữ theo một giá dự kiến. Nếu nhu cầu vẫn còn duy trì thì chủ sở hữu có thể bán với
giá 40 để thu tiền mặt. Nếu cầu vẫn tăng lên thì cung có thể đạt tới giá 40 và giá tiếp
tục tăng. Những người đã mua cổ phiếu với giá 40 cho rằng mình đã đánh giá đúng
tình hình và do đó sẽ không bán ra nếu chưa có cơ hội thu lợi nhuận.
Lớp: TCNH-3B 22
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Đối với tam giác đi lên thì cầu vẫn tiếp tục tăng. Số cung cổ phiếu được mua
hết dẫn đến việc vượt ra khỏi đường biên trên. Nếu cầu bắt đầu chững lại trước khi

giá vượt ra khỏi đường biên trên đường cung thì giá có thể vượt ra khỏi đỉnh tam
giác, và khi đó người phân tích phải phân loại lại định dạng đồ thị.
Trường hợp này là hạn hữu, vì trong nhiều trường hợp của tam giác đi lên thì
nhóm người dự kiến bán tại đỉnh tiếp xúc với đường biên trên là đường cung phải tin
rằng mức giá này là đủ cao và có thể đạt được.
Tam giác đi xuống có đường biên dưới là đường cầu song song với trục hoành
và đường biên trên đi xuống dốc là đường cung. Việc hình thành tam giác đi xuống
cho thấy có một nhóm người muốn mua vào một khối lượng lớn cổ phiếu của công
ty theo một giá thấp nào đó đường cầu. Các lệnh của họ đặt tại mức giá này.
Nếu các giai đoạn tăng giá sau đó do việc mua của họ tạo ra gây nên số cung
mới của cổ phiếu với mức giá ngày càng thấp hơn do đó tạo nên tam giác đi xuống,
thì các lệnh mua đều được đáp ứng và giá sẽ giảm. Việc giá giảm đi qua đường biên
phía dưới mà nhiều người khác nắm giữ cổ phiếu coi là mức hỗ trợ trong một thời
gian dài thường làm lung lay lòng tin của họ, là những người trước đó chưa có dự
kiến bán cổ phiếu. Việc họ chào bán cổ phiếu sẽ làm gia tăng việc giảm giá.
6.4.12 Định dạng hình bình hành
Định dạng hình bình hành gồm một loạt các dao động nhỏ chệch hướng của
giá, được gọi là vùng giao dịch. Vùng này bị giới hạn trong hai đường biên song
song. Đỉnh đầu - vai đặc trưng cho sự đấu tranh giữa người bán mạnh và người mua
yếu. Hình bình hành được đặc trưng bởi mâu thuẫn giữa hai nhóm người có cùng
sức mạnh như nhau - giữa người chủ sở hữu cổ phiếu muốn bán ra hết cổ phiếu theo
một giá nào đó và những người mua muốn tích tụ cổ phiếu tại mức giá ở đường biên
phía dưới. Họ chơi ván bài với nhau cho đến khi một bên mất hết sức mạnh hoặc
thay đổi chiến lược và phía kia được dịp tiến qua đường biên. Không ai có thể kết
luận được bên nào sẽ thắng thế cho đến khi kết cục xảy ra.
Lớp: TCNH-3B 23
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán
6.4.13 Gián đoạn
Gián đoạn được thể hiện bằng vùng giá cả mà tại đó không có việc chuyển
giao cổ phiếu

Gián đoạn trên đồ thị theo ngày xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp nhất của ngày
hôm nay cao hơn giá cao nhất của ngày hôm trước.
Giả sử cổ phiếu tăng ở mức giá 20 đến 21, 22, 23, 24 và đạt mức cao nhất 25
trong ngày. Sáng hôm sau giá mở cửa là 26 và giá tiếp tục tăng. Vậy ta có gián đoạn
với chênh lệch 1 điểm giữa 25 và 26. Giá tiếp tục tăng đến 28, sau đó chững lại và
tiếp sang giai đoạn phản ứng giảm xuống 27, 26, và 25. Như vậy giá đã đi qua vùng
gián đoạn 25 - 26 và người ta gọi là đã đóng gián đoạn.
Nếu không đóng được gián đoạn trong giai đoạn phản ứng của xu thế cấp ba,
thì có khả năng sẽ đóng tại giai đoạn phản ứng cấp hai.
Gián đoạn thường xảy ra trong vùng tam giác hoặc hình bình hành. Việc xuất
hiện gián đoạn cho phép khẳng định rằng quá trình định dạng đang tiến triển.
Ví dụ, nếu giá tăng từ 10 lên 20, sau đó giảm xuống 17, rồi tăng lên 20 và xuất hiện
gián đoạn ở đó thì có thể giả thuyết rằng một định dạng nào đó đang tiến triển giữa
17 và 20. Việc nhận biết này sẽ giúp cho người giao dịch thu lợi nhuận trong
phương cách giao dịch ngắn hạn.
Thường thì gián đoạn xuất hiện trong quá trình giá cổ phiếu đang ở giai đoạn
điều chỉnh. Vì vậy, việc xuất hiện gián đoạn tại vùng tam giác hoặc hình bình hành
cho phép kết luận rằng diễn biến giá đang trong quá trình điều chỉnh chứ không phải
là đảo chiều.
Gián đoạn là vùng giá bị ngắt quãng xuất hiện trong vùng giao dịch hoặc ở
trong vùng của các định dạng. Nó xuất hiện nhiều tại định dạng tam giác và định
dạng hình bình hành. Gián đoạn này thường bị đóng trong vài ngày.
Gián đoạn vượt đường biên là gián đoạn ở giai đoạn giá vượt ra ngoài đường
biên. Ví dụ, nếu giá vượt khỏi đường biên trên của tam giác đi lên thì sẽ xuất hiện
loại gián đoạn này. Tam giác đi lên tạo nên số cầu cường độ cao được đáp ứng bằng
số cung tại một giá cố định. Giả sử giá của việc phân phối cổ phiếu là 40.
Những người nắm giữ cổ phiếu thấy giá tại 40 xuất hiện nhiều lần, giá dừng tại
đó và giá đi xuống trở lại. Vì vậy, họ hoặc là tham gia vào đám đông bán tại giá 40,
Lớp: TCNH-3B 24
Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán

hoặc họ suy tính rằng nếu giá đã vượt qua 40 thì sẽ tiếp tục tăng sau đó ở mức cao
hơn. Vì vậy, hoặc họ chào bán với giá thấp hơn 40 hoặc cao hơn 40. Kết quả là một
khoảng trống trên đồ thị ngay tiếp phía trên 40. Do đó khi toàn bộ số cung tại giá 40
đã được đáp ứng mua hết thì người mua tiếp theo sẽ không tìm thấy lệnh chào bán
tại 40 1/8 hoặc 40 1/4. Họ phải tăng giá chào mua đến 1 điểm hoặc hơn để có thể
nhận được cổ phiếu.
Gián đoạn kế tục không sinh ra từ các định dạng, mà xuất hiện trong giai đoạn
tăng giá hoặc giảm giá đột biến nhanh chóng. Khi có sự tiến triển từ từ của giai đoạn
tích tụ của thị trường con bò tót thì xu thế đi lên của giá sẽ lấy được cường độ, tăng
tốc trong vài ngày, hoặc vài tuần, và sau đó bắt đầu hết đà khi số cung tăng lên do
động lực thu lợi nhuận tạo ra. khối lượng giao dịch đạt đỉnh tại điểm vượt biên, giảm
ở điểm giữa của đợt tăng giá, và sau đó sẽ tăng tốc với khối lượng giao dịch đặc biệt
cao khi kết thúc đợt tăng giá.
Tại đợt tăng giá này có một sự giảm khối lượng giao dịch nhanh chóng, thì
chắc chắn sẽ xuất hiện gián đoạn tại thời điểm khi yết giá thay đổi nhanh chóng kể
cả khối lượng giao dịch. Thời điểm đó xuất hiện ở giữa khoảng xuất hiện việc vượt
ra ngoài biên và ngày đảo chiều hoặc củng cố ở giai đoạn sau. Vì vậy, giá cổ phiếu
sẽ đi một quãng xa ngoài điểm gián đoạn bằng khoảng giữa điểm gián đoạn và điểm
vượt ra ngoài đường biên.
Gián đoạn kiệt quệ liên hệ với một đợt tăng hoặc giảm giá nhanh chóng dẫn
đến sự kết thúc của một đợt tăng hoặc giảm giá. Gián đoạn kế tục xuất hiện ở giữa
giai đoạn tăng giá với khối lượng giao dịch lớn, sau đó giảm tốc độ tăng và dừng lại
do kháng cự thắng thế. Nhưng có khi xu hướng gia tăng giá không dẫn đến việc tăng
dần kháng cự và sự chững lại, mà vẫn tiếp tục gia tăng cho đến khi giá vấp phải bức
tường đá của số cung hoặc số cầu, nếu là xu thế giảm và dẫn đến sự kết thúc đột
ngột trong một ngày giao dịch khối lượng lớn. Trong trường hợp đó thì xuất hiện
gián đoạn lớn tại điểm kết thúc. Đó là gián đoạn kiệt quệ.
6.4.14 Định dạng củng cố
Khi giá cổ phiếu đi theo xu thế cấp một tăng hoặc giảm với tốc độ quá nhanh,
giá sẽ đạt tới một điểm mà tại đó lực lượng cung cầu sinh ra nó sẽ bị cạn kiệt. Khi

đó hoặc xảy ra việc đảo chiều của xu thế cấp một hoặc cấp hai, hoặc phải củng cố lại
vị trí của nó, dưới hình thức đường rẽ ngang bao gồm các dao động nhỏ, cho đến khi
đủ sức tiếp tục đi theo xu thế cũ của nó.
Lớp: TCNH-3B 25

×