Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân tích hợp nhất báo cáo tài chính - kế toán quốc tế 2 đh kinh tế tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.21 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A. KIỂM SOÁT TRONG KẾ TOÁN
I. Khái niệm kiểm soát
Không có định nghĩa duy nhất cho thuật ngữ “kiểm soát” mà tùy thuộc vào các góc độ khác nhau
thì có các định nghĩa khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động
xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, người ta thường lập nhóm kiểm soát như một cách để kiểm tra
tính chính xác của các thử nghiệm.
Trong lĩnh vực kế toán, kiểm soát thường được sử dụng nhằm biểu hiện mức độ chi phối của đơn vị
kinh tế này với đơn vị kinh tế khác như quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con.
Công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Khái niệm kiểm soát được thế giới
chấp nhận rộng rãi bao gồm hai yếu tố là quyền chi phối chính sách hoạt động và tài chính của một
đơn vị kinh tế để nhận được lợi ích từ hoạt động của nó. Khái niệm này dựa trên hai tiêu chí để tồn
tại kiểm soát là quyền lực và lợi ích.
Quyền lực chi phối chính sách hoạt động (như chính sách bán hàng, marketing, sản xuất, nhân
sự…) và chính sách tài chính (chính sách kế toán như hoạch định ngân sách, chia cổ tức, chính sách
trái phiếu, quản lý tiền mặt…). Nghĩa là bên sở hữu quyền này có khả năng quyết định cách thức sử
dụng tài sản của một bên khác hoặc quyết định vay vốn để nâng cao khả năng thanh toán nợ của nó.
Quyền lực ở đây được cho rằng không thể chia sẻ hay phân ra, tức là chỉ có một đơn vị kinh tế có
thể kiểm soát một đơn vị kinh tế khác.
Lợi ích phát sinh từ hoạt động của một đơn vị kinh tế bị kiểm soát phần lớn (và trong hầu hết các
trường hợp) là liên quan đến quyền sở hữu công cụ vốn do đơn vị kinh tế phát hành. Người nắm giữ
các công cụ vốn này thu được lợi ích trực tiếp từ cổ tức được chia và biến động giá của cổ phiếu do
sự biến động của tài sản và nghĩa vụ của đơn vị kinh tế hoặc gián tiếp qua việc bán các công cụ vốn.
Theo định nghĩa trình bày ở trên, khái niệm về kiểm soát là riêng biệt. Sự riêng biệt của kiểm soát
có thể ở hai dạng, bao gồm kiểm soát theo pháp lý và kiểm soát theo thỏa thuận.
II. “Kiểm soát” theo US GAAP
Qua nhiều năm, dự án chính sách hợp nhất của Financial Accounting Standards Board (FASB) tập
trung phát triển chuẩn mực mới để xác định những đơn vị kinh tế nào thì nên nằm trong báo cáo
hợp nhất. Mục đích của dự án này là xem xét lại những nguyên tắc hợp nhất trong Accounting


2
Research Bulletin No.51_Consolidated Financial Statements (ARB 51) được phát hành năm 1959.
ARB 51 trình bày về mục đích của báo cáo tài chính chung và những nguyên tắc cơ bản về chính
sách hợp nhất.
Theo ARB 51, báo cáo tài chính hợp nhất được yêu cầu khi một đơn vị kinh tế trong một nhóm đơn
vị kinh tế trực tiếp hay gián tiếp có quyền kiểm soát tài chính đối với những đơn vị kinh tế khác.
Trong ngữ cảnh này, kiểm soát được xem xét dựa trên quyền sở hữu phần lớn quyền biểu quyết (ví
dụ như có trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành). Như vậy, chỉ có sự tồn tại của
kiểm soát pháp lý được coi là cơ sở của hợp nhất. Statement of Financial Accounting Standards
SFAS 94 bổ sung cho ARB 51 để loại bỏ tất cả các trường hợp ngoại lệ về hợp nhất, trừ trường hợp
kiểm soát chỉ là tạm thời hoặc nó không là một phần của chủ sở hữu (ví dụ như nếu công ty con
đang tổ chức lại hoặc bị phá sản. Tuy nhiên, SFAS 144 loại bỏ trường hợp này). Trên thực tế, cả
ARB 51 và SFAS 94 đều không định nghĩa về kiểm soát. Khái niệm kiểm soát luôn xuất hiện trong
các tài liệu kế toán nhưng không bao giờ được định nghĩa.
Mục đích của các báo cáo tài chính chung và nguyên tắc chung về hợp nhất trình bày trong ARB 51
là tập trung vào những công ty phát hành cổ phiếu, thường là các doanh nghiệp kinh doanh vì lợi
nhuận. Những yêu cầu hợp nhất là dựa trên kiểm soát, kiểm soát thường được đánh giá như quyền
sở hữu (trực tiếp hay gián tiếp) nhiều hơn 50% cổ phần biểu quyết đang lưu hành của vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên, kể từ khi phát hành ARB 51, cả các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức phi lợi
nhuận vẫn tiếp tục phát triển và thực hiện các hoạt động đa dạng thông qua cơ cấu tổ chức ngày
càng phức tạp. do đó, FASB đã phát hành Exposure Draft on Consolidated Financial Statements:
Policy and Procedures (ED)_ Dự thảo Báo cáo tài chính hợp nhất: chính sách và thủ tục năm 1995,
trong này đề cập đến định nghĩa về kiểm soát và thủ tục đề ra cho kế toán sử dụng trong việc chuẩn
bị báo cáo tài chính hợp nhất.
Năm 1999, FASB đã phát hành ED sửa đổi về chính sách hợp nhất, Consolidated Financial
Statements: Purpose and Policy_ Báo cáo tài chính hợp nhất: mục đích và chính sách. Khái niệm
về kiểm soát được định nghĩa như là khả năng chi phối các chính sách và quản lý các hoạt động của
đơn vị kinh tế khác để gia tăng lợi ích hay giảm thất thoát từ những hoạt động đó.
Sáu năm sau, FASB phát hành một ED, Consolidated Financial Statements, Including Accounting
and Reporting of Noncontrolling Interests in Subsidiaries, thay thế cho ARB 51. Tuy nhiên bản dự

thảo này vẫn dựa vào các nguyên tắc của ARB. Điều này cho thấy rằng, theo US GAAP kiểm soát
vẫn là kiểm soát pháp lý.
III. “Kiểm soát” theo International Accounting Standards Board
3
Khái niệm về kiểm soát theo IAS/IFRS rộng hơn so với US GAAP: kiểm soát bao gồm cả kiểm soát
theo pháp lý và kiểm soát theo thỏa thuận.
Quyền kiểm soát được định nghĩa trong International Accounting Standards IAS 27_ Consolidated
Financial Statements and Accounting for Investments in Subsidiaries (Chuẩn mực kế toán quốc tế
số 27 - Báo cáo tài chính hợp nhất và hạch toán khoản đầu tư vào công ty con) phát hành vào tháng
8 năm 1989, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1990. Sau đó trong Standing Interpretation
Committee SIC-12_ Consolidation – Special Purpose Entities (Hợp nhất – các đơn vị kinh tế với
mục đích đặc biệt) phát hành vào tháng 11 năm 1998 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1999,
quyền kiểm soát được bổ sung thêm một số dấu hiệu để phục vụ việc đánh giá thực hiện hợp nhất
cho các đơn vị kinh tế với mục đích đặc biệt (SPEs).
Trải qua các cuộc chỉnh sửa và hoàn thiện IAS 27 (định dạng lại năm 1999, tái cấu trúc lần một năm
2003, năm 2008 tái cấu trúc lần hai), trong đoạn 4, IAS 27 (2008) _Consolidated and Separate
Financial Statements (Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất), khái niệm về quyền
kiểm soát là khả năng chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một đơn vị để đạt được
các lợi ích từ hoạt động của đơn vị đó.
Đoạn 13 của chuẩn mực này đưa ra các giải thích cụ thể về quyền kiểm soát. Quyền kiểm soát được
xem là tồn tại khi công ty mẹ sở hữu trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các công ty con, nhiều hơn
50% quyền biểu quyết trong một công ty khác, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi có bằng
chứng rằng quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát. Ngoài ra, quyền kiểm soát còn tồn
tại khi mặc dù công ty mẹ nắm giữ bằng hoặc ít hơn 50% quyền sở hữu trong một công ty khác
nhưng có sự tồn tại của các điều kiện sau:
• Quyền của công ty mẹ nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết nhờ vào thỏa thuận với các nhà
đầu tư khác;
• Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty mẹ theo một quy chế
hay thỏa thuận;
• Quyền chỉ định hoặc miễn nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc các

cấp quản lý tương đương trong công ty con; hoặc
• Quyền bỏ đa số phiếu tịa các cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc các cấp quản lý tương
đương trong công ty con.
Theo SIC-12 trong một số tình huống sau có thể chỉ ra mối quan hệ mà trong đó một đơn vị kinh tế
nắm quyền kiểm soát một SPE là:
• Về bản chất, các hoạt động của SPE được tiến hành là thay mặt cho đơn vị kinh tế mà theo
đó nhu cầu kinh doanh đặc biệt của nó thu được lợi ích từ hoạt động của SPE;
4
• Về bản chất, đơn vị kinh tế có quyền ra quyết định để thu được những lợi ích chủ yếu của
các hoạt động của SPE hoặc, bằng việc thiết lập các cơ chế tự động, các đơn vị kinh tế ủy
quyền cho các cơ chế này ra quyết định;
• Về bản chất, đơn vị kinh tế có quyền có được phần lớn các lợi ích của SPE và do đó có thể
bị đặt vào những rủi ro liên quan đến các hoạt động của SPE; hoặc
• Về bản chất, đơn vị kinh tế vẫn nắm giữ phần lớn những rủi ro của phần còn lại hoặc quyền
sở hữu liên quan đến SPE hoặc tài sản của nó để thu được những lợi ích từ các hoạt động
của nó.
Cho đến hiện nay, nằm trong dự án hội tụ kế toán quốc tế giữa IFRS và US GAAP, IAS 27 (2008)
được thay thế bằng IAS 27 (2011)_ Separate Financial Statements (Báo cáo tài chính riêng), còn
phần báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày trong International Financial Reporting Standards
IFRS 10 (2011)_ Consolidated Financial Statements phát hành ngày 12 tháng 5 năm 2011, và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Theo IFRS 10 (2011), khái niệm mới về quyền kiểm soát
quy định rằng một đơn vị đầu tư kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư khi nó có biểu hiện, hoặc có
quyền, làm biến động thu nhập từ mối liên quan với đơn vị nhận đầu tư và có khả năng tác động
đến thu nhập từ khoản đầu tư thông qua sử dụng quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư.
Do đó một đơn vị đầu tư kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư chỉ khi đơn vị đầu tư có cả ba yếu tố như
sau:
• Quyền lực đối với đơn vị nhận đầu tư;
• Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ mối liên quan với đơn vị nhận đầu
tư; và
• Khả năng sử dụng quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư để tác động đến thu nhập

từ khoản đầu tư.
Sau đây sẽ tìm hiểu rõ một số khái niệm trong quyền kiểm soát mới của IFRS 10:
Quyền lực
Một đơn vị đầu tư được xem liệu nó có kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư hay không là dựa vào các
yếu tố sau:
• Các hoạt động liên quan.
• Cách thức chỉ đạo các hoạt động liên quan.
• Những quyền mà đơn vị đầu tư và các bên liên quan có liên quan đến đơn vị nhận đầu tư.
Quyền lực phát sinh từ quyền. Quyền xác định quyền lực là các quyền này đủ cho đơn vị đầu tư có
khả năng hiện tại để đơn phương chỉ đạo các hoạt động có liên quan. Trong ngữ cảnh này, không
nhất thiết đòi hỏi các quyền được thi hành ngay lập tức.
5
Trong vài trường hợp quyền lực được đánh giá một cách đơn giản, như khi quyền lực đối với một
đơn vị nhận đầu tư được lấy trực tiếp và duy nhất từ quyền biểu quyết của công cụ vốn chủ sở hữu
như cổ phần. Trong những trường hợp khác, việc đánh giá sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều hơn
một yếu tố để xem xét, ví dụ như khi quyền lực là kết quả từ nhiều thỏa thuận cam kết.
Nếu có hai hay nhiều đơn vị đầu tư có quyền cho phép nó đơn phương chỉ đạo các hoạt động liên
quan khác nhau, thì đơn vị đầu tư nào có khả năng chỉ đạo các hoạt động có liên quan mà nó ảnh
hưởng đáng kể nhất đến các khoản thu nhập của đơn vị nhận đầu tư là đơn vị sở hữu quyền kiểm
soát.
Một đơn vị đầu tư có quyền kiểm soát đối với đơn vị nhận đầu tư ngay cả khi có các đơn vị đầu tư
khác tồn tại khả năng tham gia việc chỉ đạo các hoạt động liên quan (có ảnh hưởng đáng kể).
Thu nhập
Một đơn vị đầu tư có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ mối liên quan với đơn vị
nhận đầu tư khi các khoản thu nhập của đơn vị đầu tư từ mối liên quan có tiềm năng thay đổi như
một kết quả của đơn vị nhận đầu tư. Các khoản thu nhập của đơn vị đầu tư có thể chỉ là tích cực, chỉ
tiêu cực hay là cả tích cực lẫn tiêu cực.
Mặc dù chỉ có một đơn vị đầu tư có thể kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư nhưng lại có nhiều bên
chia sẻ các khoản thu nhập của đơn vị nhận đầu tư.
Mối quan hệ giữa quyền lực và các thu nhập

Một đơn vị đầu tư kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư nếu một đơn vị đầu tư không chỉ có quyền lực
đối với và có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ mối liên quan với đơn vị nhận
đầu tư, mà còn có khả năng sử dụng quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư để tác động đến
thu nhập từ khoản đầu tư.
Mối quan hệ này được xác định phụ thuộc vào một đơn vị đầu tư với quyền ra quyết định là:
• Của bản thân nó (là người ủy nhiệm); hoặc
• Thay mặt cho các đơn vị đầu tư khác đã ủy quyền quyền lực của họ cho nó (là người đại
diện).
Theo đó, người đại diện không có quyền kiểm soát đối với đơn vị nhận đầu tư.
Trong phần trên đã trình bày về việc xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con
và sự thay đổi của nó theo thời gian. Những thay đổi trong khái niệm về quyền kiểm soát không có
nhiều ảnh hưởng đến việc đánh giá quyền kiểm soát khi một đơn vị đầu tư riêng lẻ sở hữu phần lớn
6
quyền biểu quyết của một đơn vị nhận đầu tư có cơ cấu quyền sở hữu và quản trị thông thường. Tuy
nhiên, khái niệm mới có ảnh hưởng đến việc đánh giá quyền kiểm soát trong nhiều trường hợp phức
tạp hơn. Các ảnh hưởng của khái niệm kiểm soát mới đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính
hợp nhất của tập đoàn sẽ được trình bày ở phần sau.
B. BÊ BỐI TÀI CHÍNH THẾ GIỚI LIÊN QUAN VẤN ĐỀ HỢP NHẤT BCTC
I. Chuẩn mực kế toán tại thời điểm bê bối xảy ra
Trong nhiều thập kỉ trước năm 1975, Italia đã không thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán. Có lẽ
những nguyên nhân chính là do hệ thống khung pháp lý nước này đã đưa ra những điều luật chi tiết
bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo, sự sắc sảo của hệ thống đo lường thuế, và sự chống cự
mạnh mẽ và kéo dài của những học giả Italia đối với bất kì quá trình chuẩn hóa nào cho việc lập
báo cáo tài chính ở các công ty. Tuy nhiên, việc bắt buộc kiểm toán độc lập bắt đầu được áp đặt đối
với những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1974 và nghị định số
136/1975 đã yêu cầu các kiểm toán viên phải kiểm tra liệu báo cáo tài chính của công ty có tuân
theo cả về các nguyên tắc pháp lý và nguyên tắc kế toán hay không. Tại thời điểm này, ở Italia chưa
có bất kì hội đồng chuẩn mực cũng như ủy ban xây dựng chuẩn mực nào.
Đứng trước những sự thay đổi đó, năm 1975, Cơ quan nghề nghiệp có thẩm quyền cao nhất của
Italia (CNDC) đã thành lập một Ủy ban xây dựng chuẩn mực để đối phó với những vấn đề phát sinh

từ việc áp dụng bắt buộc kiểm toán độc lập. Điều này bắt đầu bằng việc phát hành các nguyên tắc
kế toán trong việc đánh giá và trình bày. Trong một vài năm, những bộ chuẩn mực khác nhau được
đưa ra tranh cãi ở Italia, cho đến khi CONSOB đưa ra sự lựa chọn ủng hộ những chuẩn mực được
đưa ra bởi tổ chức nghề nghiệp kế toán và nhận được sự đồng tình của các công ty kiểm toán năm
1982. cũng trong năm này, CONSOB đưa ra nhận định rằng khi các Chuẩn mực kế toán Italia chưa
có quy định cụ thể về một vấn đề nhất định thì sẽ tham khảo cách xử lý của Chuẩn mực kế toán
quốc tế IAS.
Vào thời điểm này, một tổ chức nghề nghiệp kế toán khác của Italia (Consiglio Nazionale dei
Rugianieri) đã tham gia vào dự án xây dựng chuẩn mực. Tháng 12/1999, CONSOB đã sửa đổi
nhận định của mình vào năm 1982, và đặt Chuẩn mực kế toán Italia ngang hàng với Chuẩn mực kế
toán quốc tế IAS, tức là cả hai hệ thống chuẩn mực đều hữu ích cho các công ty được niêm yết.
Tháng 11/2001, một Ủy ban xây dựng chuẩn mực mới được thành lập ở Italia với tên gọi là
Organismo Italiano di Contabilita – OIC. Ủy ban này có những khác biệt so với những ủy ban đã
được thành lập trước đó, nó miêu tả những lợi ích khác nhau của các bên tham gia (người chuẩn bị,
người sử dụng, các chuyên gia, tổ chức tài chính, giao dịch chứng khoán,…). Song song với việc áp
7
dụng Chuẩn mực kế toán Italia, các doanh nghiệp của nước này cũng áp dụng hệ thống chuẩn mực
kế toán quốc tế.
Có thể nhận ra rằng, tuy có những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chuẩn mực kế toán nhưng do sự phát triển chậm hơn so với những quốc gia khác trên thế giới, cùng
với sự nghiêm khắc và khá rườm rà của hệ thống Luật pháp và Thuế đã khiến cho việc áp dụng các
chuẩn mực này tại Italia gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu thế kỉ 21. Nhất là khi IAS vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện và liên tục sửa đổi. Riêng đối với Chuẩn mực IAS 27 từ khi ra đời
vào năm 1989 với tên gọi “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”
đến năm 2003 đã trải qua 4 lần định dạng và sửa đổi cả về nội dung lẫn tên gọi (1994, 1998, 2000,
2003).
Việc các chuẩn mực kế toán Italia chỉ chú trọng về các chuẩn mực hướng dẫn nguyên tắc kế toán
cho những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và chưa quan tâm nhiều đến việc đưa ra
các chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất (bao gồm những hướng dẫn về quyền kiểm
soát, lợi ích của các bên liên quan, phương pháp hạch toán và thủ tục hợp nhất báo cáo tài chính,…)

cho tập đoàn gồm nhiều công ty con, đặc biệt là tập đoàn có công ty con nước ngoài đã phần nào
tạo ra những vụ bê bối trong các tập đoàn lớn tại Italia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế nước này nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Điển hình là vụ bê bối của tập đoàn
Parmalat. Sau đây sẽ là phần phân tích cụ thể về vụ bê bối này.
II. Tóm tắt vụ bê bối
Parmalat, một trong những tập đoàn thực phẩm hùng mạnh nhất châu Âu, phải nộp đơn xin bảo hộ
phá sản năm 2003. Sự sụp đổ của Parmalat được coi là nghiêm trọng nhất tại châu Âu.
Xuất phát từ một nhà máy sữa tiệt trùng của chàng thanh niên Calisto Tanzi 22 tuổi ở Parma năm
1961, chỉ sau 4 thập kỷ, công ty đã nhanh chóng trở thành Tập đoàn thực phẩm lớn của Italia
chuyên sản xuất sữa, bánh mì và các sản phẩm làm từ bơ, sữa.
Vào thời điểm trước khi bị phá sản, Parmalat có 36.400 nhân viên tại 29 quốc gia khác nhau. Thanh
thế của công ty nổi lên như cồn và tên của Parmalat được nhắc đến khắp mọi nơi, trong cả lĩnh vực
thể thao, truyền thông, du lịch…
8
Không ai biết được rằng, đằng sau bề ngoài thành công của Parmalat, một lỗ hổng cứ ngày càng lớn
lên. Từ cuối thập niên 1980, tình hình tài chính của Tập đoàn đã rất tồi tệ do bước đột phá vào
truyền hình nhưng thất bại. Năm 1987, Parmalat chi 130 triệu euro vào kênh truyền hình Odeon TV
với hy vọng sẽ biến nó trở thành mạng lưới lớn thứ 3 Italia nhưng đã sụp đổ 3 năm sau đó.
Không chịu đầu hàng, Tanzi đã thiết kế cái gọi là kế hoạch sáp nhập, cho Parmalat kết hợp với một
công ty chứng khoán không hoạt động nhưng đã lên sàn ở thị trường chứng khoán Milan. Công ty
kết hợp sau đó gây được vốn khoảng 150 triệu euro từ các nhà đầu tư bên ngoài. Nhờ vậy, Parmalat
trở thành công ty cổ phần vào năm 1990 và bít những lỗ hổng nợ nần trong tài khoản.
Khi đó, giá trị thị trường của công ty vào khoảng 300 triệu euro. Đến năm 1993, Parmalat bắt đầu
"phát minh" các giao dịch tài chính để cân bằng bản quyết toán thu chi. Họ mở rộng mạng lưới phân
phối sản phẩm ở Italia, Brazil, Argentina, Hungary và Mỹ.
9
Hai năm sau, Parmalat lại thiệt hại 300 triệu USD/năm ở riêng châu Mỹ Latinh. Tập đoàn quyết
định không công bố một số nợ trong báo cáo tài chính. Họ sử dụng 3 công ty ở vùng Carribe làm
bình phong bằng cách cho các công ty này giả bộ nhận bán các sản phẩm Parmalat và Parmalat gửi
cho họ hóa đơn giả để việc "bán hàng" có vẻ hợp pháp.

Rồi Tập đoàn ra ghi chú tín dụng về số lượng mà các công ty con được cho là đang nợ, mang tới
ngân hàng để vay tiền. Để làm nợ biến mất, Parmalat chuyển tiền nợ cho các chi nhánh không có
trên giấy tờ cũng như ở những nước được hưởng ưu đãi thuế.
Chưa hết, Tanzi và Tonna cùng 2 nhân viên kiểm soát còn nghĩ ra một kế sách là: một nhà sản xuất
sữa không có thật ở Singapore cung cấp 300.000 tấn sữa bột cũng không có thật cho một nhà nhập
khẩu Cuba thông qua Bonlat, công ty con của Parmalat ở Cayman Island có tài khoản ở Bank of
America.
Nhưng đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, bê bối của Parmalat đã bị phanh phui khi Tập đoàn này
tiết lộ một tài khoản ngân hàng của công ty con không có 3,94 tỷ euro như họ nói. Tập đoàn đề đơn
phá sản và công bố khoản nợ lên tới 14,3 tỷ euro.
Có điều lạ là từ cuối thập kỷ 1990, những tín hiệu báo động đầu tiên về Parmalat đã xuất hiện. Năm
1999, Esteban Pedro Villar, một nhân viên hãng dịch vụ tài chính Deloitte & Touche tại Buenos
Aires đã nộp bản báo cáo "cảnh báo sớm" về các hoạt động của Parmalat tại châu Mỹ Latinh.
Năm 2002, nhà phân tích ngành thực phẩm của Merrill Lynch ở London (Anh) cũng khuyến cáo các
nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của tập đoàn này vì thấy các tài khoản thật khó hiểu. Bỏ mặc ngoài tai
những lời khuyên, các ngân hàng lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư giỏi nhất và những kiểm toán
viên giỏi nhất vẫn giao dịch với Parmalat. Thực tế là họ đã nhận được quá nhiều hoa hồng từ
Parmalat và không muốn mất kênh làm ăn béo bở này.
III. Các vấn đề liên quan đến hợp nhất báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất
Parmalat đã thực hiện hành vi gian lận đối với các khoản nợ của các công ty con bằng cách chuyển
nợ cho các chi nhánh không có trên giấy tờ, điều đó đồng nghĩa với việc khoản nợ của các công ty
con trở nên thấp hơn nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc vay ngân hàng; và khi hợp nhất báo cáo
tài chính, các khoản nợ được chuyển cho các “chi nhánh ma” cũng đồng thời biến mất.
Bên cạnh đó, các nhân vật chóp bu của tập đoàn này cũng nghĩ ra một kế sách: một nhà sản xuất
sữa không có thật ở Singapore cung cấp 300.000 tấn sữa bột cũng không có thật cho một nhà nhập
khẩu Cuba thông qua công ty con Bonlat. Khi làm như vậy, Bonlat đã tự ghi khống 1 khoản doanh
thu là giá vốn hàng bán tương ứng, hòng tạo ra một khoản lợi nhuận ảo. Và khi hợp nhất báo cáo tài
10
chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Parmalat cũng trở nên sáng sủa hơn nhờ khoản lợi nhuận ảo
trên.

IV. Ảnh hưởng của sự bê bối
Một vài vấn đề xung quanh vụ bê bối Parmalat là để tình trạng gia đình sở hữu của công ty, hệ
thống ngân hàng của Italy và các quy định của các công ty niêm yết và thị trường chứng khoán. Một
số khác, với số lượng lớn của các ngân hàng quốc tế, nhà đầu tư và các cơ quan xếp hạng tham gia
trong các vấn đề có lien quan đến Parmalat, rõ ràng là có tính chất toàn châu Âu và quốc tế. Trên
40% các trái phiếu của Parmalat đã được phát hành bởi các ngân hàng đầu tư của Mỹ.
Nhiều vấn đề pháp lý được thảo luận bởi các nhà bình luận trong sự trỗi dậy của Parmalat đã được
công nhận bởi Ủy Ban một thời gian dài trở lại đây. Nhiều vấn đề trong quá trình thảo luận được
giải quyết thông qua một loạt các đề xuất khác nhau theo chỉ thị của EU, từ kiểm toán theo luật
định, lạm dụng thị trường, pháp luật của công ty và quản trị doanh nghiệp, một trong những lĩnh
vực được đề cập là kế toán.
Trong lĩnh vực kế toán, Ủy ban đã thúc đẩy một cách tiếp cận nguyên tắc dựa trên báo cáo tài chính,
được thiết kế để phản ánh thực tế kinh tế và cung cấp cho một cái nhìn thực và hợp lý tình hình tài
chính và hoạt động của một công ty.
Trọng tâm của chiến lược là các ứng dụng, từ 1 tháng 1 năm 2005, IAS - Chuẩn mực kế toán quốc
tế mới- sẽ tăng cường công bố thong tin, cùng với đó là chỉ thị minh bạch.
Tất cả các biện pháp này sẽ tăng cường quyền hạn của các cơ quan có liên quan để hành động và
hợp tác nhiều hơn nữa.
Hơn nữa, cam kết của EU- IAS giúp đạt được hội tụ toàn cầu về báo cáo tài chính, đặc biệt là giữa
IAS và phương pháp tiếp cận GAAP của Hoa Kỳ.
C. ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT MỚI
Nằm trong dự án hội tụ kế toán quốc tế giữa IFRS và US GAAP, IASB đã ban hành lại các
chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất vào năm 2010
(IFRS 3) và 2011 (IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IAS 27 và IAS 28). Trong đó, IFRS 10 “Báo cáo
tài chính hợp nhất” đã đưa ra một khái niệm mới về quyền kiểm soát. Đây thực sự là một sự
thay đổi quan trọng và có ảnh hưởng đối với việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.
Mô hình về quyền và khả năng đạt được lợi ích trong khái niệm của IAS 27 về quyền kiểm
soát đã được thừa nhận. Và định nghĩa mới sử dụng “returns” thay vì “benefits” để tránh sự hiểu
11
nhầm rằng chỉ có lợi nhuận mới được ghi nhận. Thêm vào đó, định nghĩa mới này tập trung đặc

biệt vào những quyết định mà ảnh hưởng đến mức độ lợi ích và nhà đầu tư có quyền kiểm soát
các quyết định đó hay không. Và quyết định hợp nhất hay không sẽ cần được xem xét lại trong
một số trường hợp cụ thể. Yêu cầu về việc công bố trong IFRS 12 đặc biệt quan trọng trong việc
cung cấp cho công ty xuyên quốc gia những khoản định giá như thế này.
I. Quyền kiểm soát khi công ty nắm giữ thấp hơn 50% quyền sở hữu – quyền
kiểm soát thực tế (de facto control)
 IFRS 10 cung cấp hướng dẫn rõ ràng về khả năng kiểm soát mà công ty không
nắm phần lớn quyền biểu quyết. Trong IFRS 10, kiểm soát phụ thuộc vào khả năng thực tế
của công ty có khả năng tham gia chỉ đạo các hoạt động có liên quan của đơn vị nhận đầu
tư hay không.
IAS 27 tập trung vào kiểm soát với đa số quyền biểu quyết. Ngược lại, IAS 27 chỉ cung
cấp một cách hạn chế các hướng dẫn liên quan đến các trường hợp cụ thể về kiểm soát mà
không nắm một phần lớn quyền biểu quyết. Việc thiếu hướng dẫn trong lĩnh vực này đã dẫn đến
nhiều cách thức xử lý trong thực tế khi áp dụng phương pháp kinh tế (economic approach) thay
vì phương pháp pháp lý (legal approach) để đánh giá quyền kiểm soát. Điều này là không rõ
ràng khi đánh giá kiểm soát. Trong một số lĩnh vực pháp lý, đơn vị nhận đầu tư có thể được hợp
nhất với ít hơn 50% quyền biểu quyết và không có thỏa thuận nào khác về việc đảm bảo quyền
lực, trong khi với những trường hợp khác, đơn vị không thể được hợp nhất.
Mô hình quyền lực gia tăng từ những quyền tồn tại trong chuẩn mực IFRS 10. Quyền lực
liên quan tới khả năng hiện tại của những khoản mục được trình bày đến những hoạt động trực
tiếp của những khoản mục mà có những tác động nghiêm trọng đến lợi ích của công ty nhận đầu
tư.
IFRS 10 chỉ ra số lượng của những cách khác nhau trong việc trình bày các khoản mục
có thể nhiều quyền lực hơn. Trong hầu hết các trường hợp thông thường, quyền kiểm soát gia
tăng bởi sở hữu trên 50% quyền biểu quyết. Tuy nhiên một khoản mục vẫn có thể chứa đựng đủ
quyền lực mà ít hơn nửa số phiếu bầu.
Vì thế hướng dẫn tại IFRS 10 sẽ cải thiện sự nhất quán và thích hợp trong các tình huống
trong đó không có nhà đầu tư nào nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của một đơn vị nhận đầu
tư.
IFRS 10 cung cấp một nguyên tắc rõ ràng hơn về đánh giá kiểm soát, tuyên bố rõ ràng

rằng một đơn vị đầu tư có thể kiểm soát một đơn vị nhận đầu tư với ít hơn hoặc bằng 50%
12
quyền biểu quyết và hướng dẫn ứng dụng và ví dụ về làm thế nào để đánh giá kiểm soát khi
không có nhà đầu tư duy nhất nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết của một đầu tư.
Ví dụ 1: Một nhà đầu tư nắm giữ 48% vốn chủ sở hữu (và quyền biểu quyết có liên quan) của
một đơn vị nhận đầu tư. Vốn chủ sở hữu còn lại và quyền biểu quyết chia cho một số lượng lớn
cổ đông khác, không có cổ đông nào nắm giữ hơn 1% quyền biểu quyết. Không ai trong số các
cổ đông có thỏa thuận để hội ý những người khác hoặc đưa ra quyết định tập thể. Quyết định về
các hoạt động quan trọng (relevant activities) của bên nhận đầu tư đòi hỏi sự chấp thuận của đa
số phiếu tại các cuộc họp cổ đông có liên quan. 70% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư đã
được ghi nhận tại các cuộc họp cổ đông gần đây có liên quan, với ngoại lệ của một cuộc họp khi
78% quyền biểu quyết được ghi nhận. Những quyết định được thông qua tại cuộc họp đó bao
gồm thay đổi các thỏa thuận tài chính mà có thể ảnh hưởng đến cổ tức thanh toán cho các cổ
đông trong tương lai. Không có thỏa thuận bằng hợp đồng nào khác có thể ảnh hưởng đến việc
đánh giá quyền lực.
IAS 27
Bởi vì IAS 27 chỉ cung cấp một cách hạn chế các hướng dẫn liên quan đến kiểm soát đối với
trường hợp không nắm phần lớn quyền biểu quyết, trong trường hợp này có thể dẫn đến những
xử lý không thống nhất về vấn đề hợp nhất.
Trong một số khu vực pháp lý (jurisdictions), nhà đầu tư sẽ được coi là kiểm soát với 48%
quyền biểu quyết, trong khi ở những nơi khác, nhà đầu tư sẽ không.
IFRS 10
Theo 10 IFRS, với mức độ tham gia của cổ đông và xem xét kích thước cùng với độ phân tán
của cổ phần, nhà đầu tư với 48% quyền biểu quyết có thể kết luận rằng nó kiểm soát bên nhận
đầu tư; quyền của đơn vị đầu tư này là đủ để cung cấp cho nó quyền lực đối với bên nhận đầu tư
( nghĩa là trên thực tế nó có khả năng chỉ đạo các hoạt động quan trọng của bên nhận đầu tư),
nó có tiếp xúc và khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận thông qua quyền bỏ phiếu của mình.
→ Kiểm soát
 IFRS 10 sẽ chuẩn hóa cách thức xử lý trong thực tế bằng cách cung cấp hướng
dẫn áp dụng bao gồm các quyền theo hợp đồng trong việc đánh giá kiểm soát. Một đơn vị

đầu tư cần phải xem xét tất cả các quyền nếu cho rằng nó có liên quan đến đơn vị nhận
đầu tư, bao gồm cả biểu quyết và các quyền theo hợp đồng khác, cũng như các quyền của
các bên khác khi đánh giá kiểm soát.
13
Ví dụ 2: Nhà đầu tư A, có kinh doanh là sản xuất và bán pho mát, thành lập và sở hữu 100%
công ty B. Nhà đầu tư A sau đó quyết định bán 70% cổ phần của B, giữ lại 30% vốn cổ phần (và
quyền biểu quyết có liên quan). 70% cổ phần được bán rộng rãi cho hàng ngàn cổ đông, không
có cá nhân nắm giữ hơn 1% cổ phần (quyền biểu quyết). Tại thời điểm bán 70% cổ phần, A đã
ký một hợp đồng với B cho phép nhà A quản lý và điều hành tất cả các hoạt động của B. B
không có nhân viên riêng của mình. Cần tối thiểu 75% quyền biểu quyết thì mới có thể hủy bỏ
quyền quản lí của A trong hợp đồng.
IAS 27
Bởi vì IAS 27 chỉ cung cấp hướng dẫn hạn chế liên quan đến kiểm soát, nên đã có sự không
thống nhất trong thực hành kế toán trong trường hợp này. Một số sẽ tập trung vào 30% quyền
biểu quyết để nói rằng nhà đầu tư không kiểm soát đầu tư B bởi vì nó không có phần lớn quyền
biểu quyết. Những người khác sẽ tập trung vào các quyền theo hợp đồng là sự chỉ đạo các hoạt
động của B và kết luận rằng nhà đầu tư kiểm soát B và hợp nhất.
IFRS 10
Theo IFRS 10, đưa ra khả năng của A chỉ đạo các hoạt động có liên quan của B thông qua sự
kết hợp của hợp đồng và quyền bỏ phiếu 30%, nhà đầu tư A sẽ kết luận rằng nó kiểm soát B và
do đó cần phải hợp nhất. Nhà đầu tư A sẽ xem xét tất cả các quyền của mình, bao gồm cả quyền
biểu quyết và quyền theo hợp đồng, liên quan đến đầu tư B trong việc đánh giá kiểm soát.
Quyền biểu quyết của A là 30% có thể ngăn chặn các nhà đầu tư khác hủy bỏ hợp đồng sử dụng
để chỉ đạo các hoạt động có liên quan của đầu tư B (tức là hợp đồng giữa A và B không có thể
được thay đổi mà không có sự chấp thuận của nhà đầu tư A).
II. Quyền bỏ phiếu tiềm năng (potential voting rights)
IAS 27 quy định quyền bỏ phiếu tiềm năng chỉ được bao gồm trong việc đánh giá kiểm
soát chỉ khi họ đang thực hiện quyền đó. IFRS 10 nêu rõ rằng quyền bỏ phiếu tiềm năng nên
được bao gồm trong việc đánh giá kiểm soát nếu phản ánh được bản chất và nội dung của việc
kiểm soát. Đánh giá này được dựa trên mục đích, thiết kế, điều khoản và điều kiện của quyền bỏ

phiếu tiềm năng và kỳ vọng của nhà đầu tư và các lý do để đồng ý với những điều khoản và điều
kiện.
 IFRS 10 chuẩn hóa trong thực tế bằng cách cung cấp hướng dẫn áp dụng trên
quyền bỏ phiếu tiềm năng và làm rõ rằng quyền này nên được bao gồm trong việc đánh
giá kiểm soát khi nó phản ánh bản chất.
14
Ví dụ 3: Nhà đầu tư A nắm giữ 40% quyền biểu quyết của đơn vị nhận đầu tư B và một quyền
chọn để có được thêm 20% quyền biểu quyết từ nhà đầu tư C (những người nắm giữ 30% quyền
biểu quyết). Quyền chọn này thực hiện trong suốt 51 tuần trong mỗi năm, tuy nhiên, nó không
thể thực thực trong tuần cuối cùng của mỗi năm. Quyết định về các hoạt động quan trọng của B
đòi hỏi sự chấp thuận của đa số phiếu bầu tại cuộc họp cổ đông, thường được tổ chức trong quý
đầu tiên hoặc thứ hai của năm.
IAS 27
Một số sẽ xem xét bản chất của quyền biểu quyết tiềm năng và kết luận rằng cần được xem
xét trong đánh giá kiểm soát bởi vì quyền này có thể thực hiện trong phần lớn thời gian của kỳ báo
cáo. Những người giữ quan điểm này sẽ kết luận rằng nhà đầu tư A kiểm soát B và hợp nhất B.
Tuy nhiên, một số khác sẽ áp dụng một giải thích theo nghĩa đen của IAS 27 và kết luận rằng
các quyền bỏ phiếu tiềm năng không nên được bao gồm trong việc đánh giá kiểm soát bởi vì họ
không thực hiện được quyền này tại ngày báo cáo. Kết quả là, nhà đầu tư A không kiểm soát B
nên hợp nhất bởi vì nó giữ chỉ có 40% quyền biểu quyết của đầu tư B tại ngày báo cáo.
IFRS 10
Theo IFRS 10, nhà đầu tư A sẽ nhìn vào mục đích và thiết kế của các quyền bỏ phiếu tiềm
năng, và các điều khoản và điều kiện, để đánh giá liệu quyền này có là bản chất. Trong trường hợp
này, Nhà đầu tư A có thể kết luận rằng các quyền bỏ phiếu tiềm năng là bản chất, vì các quyền này
có hiệu lực, có thể thực hiện vào thời điểm hiện tại (nó có thể thực cho phần lớn thời gian trong kỳ
báo cáo). Ngoài ra, A có thể thực hiện quyền này một cách dễ dàng( bởi vì phí quyền chọn này chỉ
là một khoản phí danh nghĩa, đây không phải là một rào cản để thực hiện và). Ngoài ra, quyền này
có thể thực hiện khi các quyết định liên quan cần được thực hiện. Để kết luận, nhà đầu tư sẽ xem
xét mục đích và thiết kế các quyền bỏ phiếu tiềm năng trong một ý nghĩa rộng và sẽ không chỉ đơn
giản là tập trung vào các điều kiện hiện có vào cuối kỳ báo cáo.

Vì vậy, nhà đầu tư A có quyền kiểm soát B bởi vì A có có quyền tới sự biến động lợi nhuận
từ sự liên quan của với B và có khả năng ảnh hưởng đến những lợi nhuận thông qua quyền lực của
mình đối với B.
III. Trường hợp liên quan tới các mối quan hệ tới đại lý cũng như các bên liên
quan
IFRS 10 nhấn mạnh rằng để nhà đâu tư kiểm soát được bên nhận đầu tư, nó không chỉ phải có
quyền tối cao với bên nhận đầu tư và quyền đối với những lợi ích thu về từ bên nhận đầu tư mà còn
khả năng sử dụng quyền hành đó để ảnh hưởng đến những lợi ích từ những vấn đề liên quan từ bên
15
nhận đầu tư. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư với những quyết định cần được xác định nó có xảy ra
hay không như là một nguyên tắc hoặc là một đại diện. Nhà đầu tư mà đại diện của nó không kiểm
soát đơn vị nhận đầu tư khi mà những quyền tạo quyết định của nó được thực thi và báo cáo hợp
nhất cũng vậy. Một nhà đầu tư cũng nên xác định các khoản mục khác có được thực hiện như một
đại diện của nhà đầu tư hay không trong trường hợp mà các quyền tạo quyết định được đưa cho các
đại diện của nó được xử lý trực tiếp nếu nó được giữ bởi nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, việc tạo nên những quyết định thì không chắc chắn liệu nó có xảy ra
như là một nguyên tắc hay chỉ là cá biệt, nó nên được xem xét:
- Phạm vi của việc ra quyết định vượt quá quyền hạn của công ty nhận đầu tư
- Những quyền được giữ bởi các bên khác
- Tiền thù lao mà được bao gồm trong hợp đồng
Xác định việc ra quyết định được thực hiện như một nguyên tắc hay là một trường hợp đặc
biệt sẽ yêu cầu sự đánh giá lại của tất cả cá khoản mục, và vì vậy đối với sự điều chỉnh thì không có
các bên đơn lẻ giữ các quyền đủ để bác bỏ các việc ra quyết định đó.
Như vậy khái niệm kiểm soát mới trong IFRS 10 đã đánh giá một khoản đầu tư theo bản chất
kinh tế của nó, khắc phục được những hạn chế của IAS 27, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong việc
áp dụng chuẩn mực này trên thực tế, tránh tình trạng không rõ ràng làm cho kế toán ghi nhận theo
nhiều cách khác nhau.
Với việc toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, việc hội tụ chuẩn mực kế toán của các
quốc gia là một điều cần thiết, và việc sửa đổi, bổ sung IAS 27 thành IFRS 10 là một bước trong
quá trình này.

D. MỘT SỐ KHÁC BIỆT GIỮA IAS/IFRS VÀ VAS VỀ BCTC HỢP NHẤT
Báo cáo tài chính hợp nhất là bức tranh chụp lại tình hình tài chính tổng quát của tổng công
ty hay tập đoàn kinh tế tại thời điểm nhất định. Đây là báo cáo kế toán rất quan trọng phản ánh toàn
bộ tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sở hữu chéo giữa các
doanh nghiệp đang trở nên phổ biến. Vì nhiều lí do, trong báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất của
nhiều công ty được niêm yết, các khoản đầu tư vẫn chưa được ghi nhận đúng theo quy định. Trong
khi đó, IASB đã ban hành lại một số chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp nhất kinh doanh và BCTC
hợp nhất, cụ thể năm 2010 (IFRS 3), năm 2011 (IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IAS 27 và IAS 28) để
phản ánh trung thực và hợp lý hơn về quy trình hợp nhất. Giới hạn trong phạm vi đề tài, chúng em
đặt vấn đề liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có gì khác biệt so với quốc tế và có chăng cần
phải sửa đổi để phù hợp với xu hướng của thế giới ?!
16
I. Khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC riêng của công ty mẹ.
VAS 25 IAS 27
- Các khoản đầu tư vào công ty con chỉ được
trình bày theo phương pháp giá gốc trên
BCTC riêng của công ty mẹ.
- Trong BCTC riêng của công ty mẹ, các khoản
đầu tư vào công ty con có thể trình bày theo:
+ Phương pháp giá gốc.
+ Phương pháp vốn chữ sở hữu.
- Không có hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên, theo
VAS 25, không được phép ghi nhận giá trị
hợp lý của khoản đầu tư được giữ lại.
- Khi DN mất quyền kiểm soát một công ty con,
yêu cầu DN hủy ghi nhận các tài sản, nợ phải
trả và các phần vốn CSH có liên quan của
công ty con cũ. Bất kì khoản đầu tư nào được
giữ lại trong công ty con cũ đều được đo
lường theo giá trị hợp lý tại ngày mất quyền

kiểm soát.
Theo phương pháp giá gốc, công ty mẹ sẽ phản ánh trên tài khoản Đầu tư vào công ty con theo giá
phí hợp nhất kinh doanh. Các khoản lợi nhuận hay lỗ của công ty con không ảnh hưởng đến khoản
đầu tư này trên BCTC công ty mẹ, tuy nhiên khoản đầu tư này sẽ được đánh giá lại khi có tổn thất.
Theo phương pháp vốn CSH, công ty mẹ sẽ phản ánh khoản đầu tư theo giá phí hợp nhất kinh
doanh, sau đó sẽ điều chỉnh theo lãi, lỗ, chênh lệch giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả, phẩn bổ lợi
thế thương mại hay lợi nhuận chưa thực hiện của công ty con.
Mặc dù công ty mẹ áp dụng phương pháp ghi nhận nào, nếu cùng cơ sở lý luận kế toán thì BCTC
hợp nhất vẫn như nhau. Tuy nhiên, phương pháp loại trừ và điều chỉnh khoản đầu tư sẽ có những sai
khác nhất định đối với từng trường hợp riêng biệt của từng phương pháp khi hợp nhất BCTC của
các thành viên trong tập đoàn.
Điểm khác biệt trên cũng tương tự với khoản đầu tư vào công ty liên kết được trình bày trong VAS
07 và IAS 28.
II. Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
VAS 25 IFRS 10
- Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một
công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như
toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số
trong công ty chấp thuận thì không phải lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
- Một công ty mẹ bị sở hữu toàn bộ hoặc gần
như toàn bộ bởi một công ty khác không
nhất thiết phải lập báo cáo tài chính hợp nhất
vì công ty mẹ của công ty mẹ đó có thể
Ngoài các điều kiện trong VAS 25, IFRS còn có:
- Các công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty
mẹ không được giao dịch trên thị trường
công chúng (thị trường chứng khoán trong,
ngoài nước hoặc thị trường OTC, bao gồm thị
trường địa phương và khu vực)

- Công ty mẹ không hoặc đang trong quá trình
gửi BCTC tới UBCK hay tổ chức lập quy
khác nhằm phát hành các công cụ tài chính
17
không yêu cầu công ty mẹ phải lập báo cáo
tài chính hợp nhất
trên thị trường,
IFRS 10 mới ban hành quy định rộng hơn cho các công ty mẹ không cần phải lập BCTC hợp nhất
nhằm phản ánh trung thực và hợp lý hơn bản chất sự việc, đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính phù hợp hơn cho người sử dụng BCTC, tránh hiện tượng quá tải thông tin.
III. Lập BCTC hợp nhất giữa niên độ.
VAS 27 IAS 34
IAS 34 nhấn mạnh hơn vào các nguyên tắc công bố thông tin liên quan đến các sự kiện và
giao dịch quan trọng, bao gồm thay đổi về các số đo theo giá trị hợp lý, và nhu cầu cập
nhật thông tin có liên quan từ báo cáo thường niên gần nhất.
IV. Chính sách kế toán.
VAS 27 IFRS 10
- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải
áp dụng chính sách kế toán một cách
thống nhất cho các giao dịch và sự kiện
cùng loại trong những hoàn cảnh tương
tự. Nếu không thể sử dụng chính sách kế
toán một cách thống nhất trong khi hợp
nhất báo cáo tài chính, công ty mẹ phải
giải trình vấn đề này cùng với các khoản
mục đã được hạch toán theo các chính
sách kế toán khác nhau trong báo cáo tài
chính hợp nhất.
- Công ty mẹ lập BCTC hợp nhất phải áp
dụng chính sách kế toán thống nhất,

không có trường hợp loại trừ.
V. Khái niệm về quyền kiểm soát.
VAS 25 IFRS 10
- Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với
công ty con được xác định khi công ty mẹ
nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công
ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp
công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty
con qua một công ty con khác) trừ trường
hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở
hữu không gắn liền với quyền kiểm soát.
Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm
soát còn được thực hiện ngay cả khi công
ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu
quyết tại công ty con:
+ Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành
- Nhà đầu tư nắm quyền kiểm soát khi và
chỉ khi hội tụ 3 yếu tố:
+ Quyền lực đối với đơn vị nhận đầu tư
+ Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến
động thu nhập từ mối liên quan với
đơn vị nhận đầu tư
+ Khả năng sử dụng quyền lực của mình
đối với đơn vị nhận đầu tư để tác động
đến thu nhập từ khoản đầu tư
18
cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu
quyết;
+ Công ty mẹ có quyền chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động

theo quy chế thoả thuận;
+ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc
bãi miễn đa số các thành viên Hội
đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương
đương;
+ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại
các cuộc họp của Hội đồng quản trị
hoặc cấp quản lý tương đương.
VI. Cổ tức trước hợp nhất.
VAS IFRS 3 (2010)
- Cổ tức trước hợp nhất đã chia sẽ được
công ty mẹ ghi giảm giá trị khoản đầu tư.
- Cổ tức được chia từ lợi nhuận trước hợp
nhất sẽ được công ty mẹ ghi nhận là
doanh thu tài chính.
Sự khác biệt trong ghi nhận với khoản cổ tức này sẽ dẫn đến sai khác trong bút toán điều
chỉnh lúc lập BCTC hợp nhất của công ty mẹ. Cụ thể như sau:
+ Ghi nhận Doanh thu tài chính:
Nhận cổ tức: Nợ Tiền xxx
Có Doanh thu tài chính xxx
Hợp nhất: Nợ Vốn CSH yyy
Nợ LNCPP zzz
Có Đầu tư vào công ty con yyy + zzz
+ Giảm giá gốc khoản đầu tư:
Nhận cổ tức: Nợ Tiền xxx
Có Đầu tư vào công ty con xxx
Hợp nhất: Nợ Vốn CSH yyy
Nợ LNCPP zzz - xxx
Có Đầu tư vào công ty con yyy + zzz – xxx
VII. Lợi thế thương mại.

VAS 11 IFRS 3
- Lợi thế thương mại được phân bổ dần vào
chi phí trong vòng tối đa là 10 năm,
không bắt buộc đánh giá tổn thất hàng
năm.
- Lợi thế thương mại từ hợp nhất được
đánh giá tổn thất hàng năm.
19
Trên đây là một số điểm khác biệt giữa VAS và các IAS/IFRS có liên quan về BCTC hợp
nhất. Trong quá trình thực hiện tiểu luận, do sự bảo mật dẫn đến hạn chế tiếp cận đối với các chuẩn
mực quốc tế và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam còn bổ sung nhiều thông tư hướng dẫn rải
rác nên bài làm của nhóm còn sơ sài và chứa đựng nhiều thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy để có thể hoàn thiện kiến thức hơn về mảng hợp nhất
báo cáo tài chính giữa Việt Nam và thế giới hiện nay.
20

×