Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

kế toán luơng và khoản trích theo lương doanh nghiệp vạn thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.94 KB, 35 trang )

Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Phần lý thuyết :
1.1.1 Khái niệm
Tiền lương một mặt là khỏan chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản
phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo
ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất.
1.1.2 Ý nghĩa
Tiền lương của người lao động được xác định trên 2 cơ sở chủ yếu là số
lượng và chất lượng lao động của mỗi người .
Tiền lương là khỏan thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động
khi người này thực hiện một công việc nào đó cho hoạt động ủa doanh nghiệp nhằm
bù đắp lại hao phí lao động , tái sản xuất và phát triển mọi mặt về vật chất và tinh
thần trong đời sống gia đình và xã hội. Tiền lương là nguồn thu nhập chính của
người lao động vì vậy khi trả lương hợp lý thì nó là đòn bẩy kinh tế để kích thích
cho người lao động làm việc hăng say tích cực với năng suất, chất lượng và trách
nhiệm cao .
1.1.3 Nhiệm vụ
- Tổ chức ghi chép, phản ánh , tổng hợp một cách trung thực, kịp thời về tình
hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
- Tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của doanh
nghiệp cho nên việc tính toán chính xác, kịp thời chế độ các khoản tiền lương, tiền
thưởng , các khỏan trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời, chính
xác , đầy đủ tình hình thanh toán các khỏan trên cho người lao động.
- Phản ánh và kiểm tra chặt chẻ sử dụng qũy tiền lương, qũy bảo hiểm xã
hội, qũy bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- Tính toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khỏan trích theo lương
vào chi phí sản xuất kinh doanh đúng theo chế độ quy định . Lập báo cáo tiền lương
và các khỏan trích theo lương . Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng thời
gian lao động và năng suất lao động.
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140


1
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
1.2 Các hình thức tiền lương
Việc trả lương có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng
tiền, hiện vật… Tùy theo đặc điểm cụ thể họat động sản xuất kinh doanh, tính chất
công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà áp dụng các hình thức tiền
lương sau :
1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền
lương trả theo thời gian có thể thực hiện theo tháng .
- Trả lương theo thời gian giản đơn
Trả lương theo thời gian giản đơn là trả cho người lao động theo thời gian
làm việc thực tế cùng với công việc và trình độ của người lao động.Trong đó.
* Lương tháng : Tiền lương đã quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các
thang lương, lương tháng được áp dụng trả lương cho công nhân viên làm công tác
quản lý hành chính, quản lý kinh tế .
* Lương ngày : Lương ngày là tiền lương được tính trả cho người lao động
trong một ngày làm việc và được áp dụng cho lao động trực tiếp không hưởng
lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp
hay làm nhiệm vụ khác cho người lao động theo hợp đồng lao động ngắn hạn .
* Lương giờ : Là tiền lương trả cho người lao động trong một giờ làm việc,
thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương
theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm .
- Trả lương theo thời gian có thưởng:
Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản
đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : Thưởng do nâng
cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm
nguyên vật liệu kích thích người lao động hoàn thành tốt công việc được phân
công .

Tóm lại : Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương
tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao
động, chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn đến kết quả lao động cuối
cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
2
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
cho nên hình thức này chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện trả
lương theo sản phẩm .
1. 3 Trích lập qũy Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Quỹ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm dau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất . Việc tính lương trên cơ sở thang bảng
lương do nhà nước quy định, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mức
lương do người sử dụng lao động nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý về lao
động và trích nộp bảo hiểm xã hội được thực hiện hàng tháng, quý hoặc sáu tháng
một lần và tùy điều kiện và đặc điểm của từng doanh nghiệp nhưng phải đăng ký
và được sự chấp thuận của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Hàng tháng hoặc qúy đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH 24,5% trên
tổng quỹ lương cấp bậc chức vụ, trong đó người sử dụng lao động đóng 17,5% tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, người lao động đóng 7% được trừ
vào lương.Số tiền thuộc quỹ BHXH được nộp lên cơ quan BHXH quản lý . Hàng
tháng người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời 2 chế
độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hàng qúy thực hiện quyết toán, trường hợp
tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền gữi lại thì người sử dụng lao động phải nộp
số chênh lệch này vào tháng đầu qúy sau và ngược lại.
- Qũy bảo hiểm y tế:
Được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ quy định theo tiền lương cấp bậc
trả cho người lao động trong tháng . Theo chế độ hiện hành quỹ bảo hiểm y tế được

trích theo tỷ lệ 4,5% của tiền lương, trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh 3,5%, người lao động 1,5% được trừ vào lương.
Qũy bảo hiểm y tế được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội dùng để tài trợ
viện phí và tiền thuốc men cho người lao động khi ốm đau .
- Qũy kinh phí công đoàn:
Được sử dụng cho họat động bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong
doanh nghiệp. Theo quy định một phần kinh phí công đoàn được sử dụng phục vụ
cho họat động của công đòan tại doanh nghiệp, phần còn lại nộp cho công đòan cấp
trên.
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
3
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Theo chế độ hiện hành kinh phí công đoàn được trích hằng tháng là 2% trên
mức lương phải trả cho công nhân viên và được tính hết toàn bộ vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
1.4 Các phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương
- Phương pháp tính lương theo thời gian:
Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo thời gian làm việc và trình
độ tay nghề của người lao động.
+ Trả lương theo thời gian giản đơn:
Mức lương
=
Mức
lương
*
hệ số
+
hệ số phụ cấp
tháng tối thiểu lương được hưởng theo quy định
Tiền lương

phải
trả trong tháng
Mức lương tháng Số ngày công làm việc
thực
tế trong tháng của người
lao động
= *
Số ngày làm việc trong
tháng theo quy định
Tiền lương
phải
trả trong tuần
=
Mức lương tháng
*
12 tháng
52 tuần
Tiền lương phải
trả trong ngày =
Mức lương tháng
Số ngày làm việc trong tháng theo quy
định

Mức lương giờ
=
Mức lương ngày
Số giờ làm việc trong ngày theo quy
định
+ Trả lương theo thời gian có thưởng :
Trả lương theo thời

gian
= Trả lương theo thời
gian
+ Các khoản tiền
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
4
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
có thưởng giản đơn thưởng
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 334 " Phải trả người lao động"
Tài khỏan này dùng để phản ánh các khỏan phải trả và tình hình thanh tóan
các khỏan phải trả người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 – Phải trả người lao động.
* Bên nợ :
Các khoản tiền lương , tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
Các khỏan khấu trừ lương ( bồi thường, nộp thay các khoản bảo hiểm)
* Bên có :
Các khỏan tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương và các khoản
phải trả khác, phải chi cho người lao động.
* Số dư bên có :
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản
khác còn phải trả cho người lao động.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ Tài khỏan 334 nếu có
phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương , tiền công, tiền thưởng và
các khoản khác cho người lao động.
1.5 Nguyên tắc hạch toán
Toàn bộ các khỏan thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải
được hạch toán qua tài khỏan phải trả cho công nhân viên.

Chi phí tiền lương, tiền công cần được hạch tóan chính xác cho từng đối
tượng chịu chi phí trong kỳ.
Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và
các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động .
1.6 Định khoản các nghiệp vụ:
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
5
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
- Tính tiền lương,các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao
động ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341,3348)
- Tiền thưởng trả cho công nhân viên :
+ Khi xác định số tiền thưởng trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng,
ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
+ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gởi NH
- Căn cứ vào số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên thay lương,
kế toán ghi :
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi :
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả ( Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ
phép )
Có TKCó 334 - Phải trả người lao động
- Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên các khoản bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kế tóan ghi :
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động.
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
6
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
- Khấu trừ vào lương của công nhân viên và người lao động khác các khoản
tạm ứng chưa thanh tóan; các khoản bồi thường , tiền phạt, nợ phải thu khác, ghi :
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 138 - Phải thu khác
- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác
của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3335)
- Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân và người
lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341.3348)
Có TK 111,112
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác
của doanh nghiệp,ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gởi NH
- Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động

của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa :
+ Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán
chưa thuế GTGT ,ghi :
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341.3348)
Có 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ
Có 3331 : Thuế Giá trị gia tăng phải nộp
+ Đối với sản phẩm hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, ghi :
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( Giá thanh toán)
1.7 Sơ đồ kế toán
Sơ đồ Kế toán tiền lương
111,112 334 335
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
7
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Ứng và thanh toán lương các
khoản khác cho người lao động
phải trả Tiền lương nghỉ phép
của công nhân sản xuất nếu trích trước
138.141.333.338 338 (3383)
Các khoản khấu trừ vào lương
và thu nhập của người lao động
BHXH phải trả
người lao động
512 431
Trả lương, thưởng cho người lao động
bằng sản phẩm, hàng hóa
Tiền thưởng phải trả

người lao động
333(33311) 622,627,641,642,623
Thuế GTGT ( nếu có )
Lương và các khoản mamg tính
chất lương
phải trả người lao động
1.8 Kế toán các khoản trích theo lương :
Chứng từ sử dụng:
- Bảng thanh toán tiền lương : là cơ sở để trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- Bảng thanh toán BHXH : Là cơ sở thanh toán trợ cấp xã hội trả thay lương
cho người lao động.
- Danh sách người hưởng BHXH
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả,
phải nộp khác
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
8
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Tài khoản 338 " Phải trả, phải nộp khác " (3382,3383,3384) phản ánh tình
hình trích lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công
đoàn.
*Bên nợ :
Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đòan cho cấp trên
Chi bảo hiểm xã hội trực tiếp tại đơn vị
*Bên có :
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền
lương.
Hạch toán vào chi phí liên quan.
* Số dư bên có :

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho
cơ quan quản lý.
Tài khỏan 338 có thể có số dư bên nợ số tiền bảo hiểm xã hội đã chi trả cho
công nhân viên chưa được thanh toán.
Nguyên tắc hạch toán :
Phải đảm bảo các thủ tục, chứng từ, hồ sơ liên quan đến các khỏan phải nộp,
phải trả theo quy định hiện hành như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đòan, phải theo dõi chi tiết từng nội dung, từng đối tượng.
Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và
các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động.
Định khoản các nghiệp vụ:
- Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào
chi phí sản, kinh doanh ,ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383.3384)
- Tính số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của công nhân
viên, ghi:
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
9
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383,3384)
- Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản
lý ,ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384)
Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gởi NH

- Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai
sản ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - phải trả người lao động
- Chi tiêu bảo hiểm xã hội , ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382)
Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gởi NH
- Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận
được tiến, ghi:
Nợ TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gởi NH
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383)
Sơ đồ kế toán
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
10
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Sơ đồ: 2.2 Kế toán các khoản trích theo lương
111,112 338 622,627,641,642
Nộp BHXH,BHYT,KPCĐ Trích BHXH,BHYT,KPCĐ
Vào chi phí sản xuất kinh doanh
Các khỏan chi về BHXH, KPCĐ
tại đơn vị
334 334
Tính bảo hiểm xã hội trả
thay lương
Khấu trừ lươngBHXH
BHYT
111
Kinh phí CĐ, BHXH chi
vượt được cấp bù
1.9 Qũy Tiền Lương

1.9.1 Khái niệm:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho CNV của
doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương.
1.9.2 Nội dung:
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (lương
thời gian và lương sản phẩm) Các khoản phụ cấp thường xuyên: Phụ học
nghề phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm,
phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho
những người công tác khoa học có tài năng. Tiền lương trả cho công nhân làm
ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
1.9.3 Phân loại quỹ tiền lương:
Về phương diện kế toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành
hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ Tiền lương chính là khoản tiền
lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của
họ, thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp và nghỉ vì ngừng
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
11
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
sản xuất … được hưởng lương theo chế độ Trong công tác hạch toán kế
toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào
chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất
được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có
liên quan theo tiêu thức phân bổ.
Ví dụ :
Lấy tài liệu kế toán trong một doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công
nghiệp. Trong tháng 3/2000 có các chứng từ, tài liệu có liên quan đến kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương như sau (đơn vị tính 1,000đ)
1. Phiếu chi số 200 ngày 8/3/2000… kèm theo giấy báo Nợ Ngân hàng
số 128 ngày 8/3/2000… Rút tiền gửi Ngân hàng về quỹ tiền mặt để tạm ứng
lương kỳ 1 cho công nhân 100,000

2. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 3/2000 tổng hợp tiền lương
phải trả cho CBCNV ở các bộ phận như sau:
- Lương công nhân sản xuất 120,000 trong đó có tiền lương nghỉ phép
1,000
- Lương nhân viên phân xưởng 5,000
- Lương nhân viên bán hàng 1,000
- Lương nhân viên quản lý 14,000, trong đó tiền lương nghỉ phép 200
3. Trích trước lúc nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 2%
(119,000 × 2% = 2,380)
4. Trích BHXH (15%), BHYT (2%), kinh phí công đoàn (2%) vào chi
phí sản xuất và khấu trừ lương tiền nộp hộ BHXH (5%), BHYT (1%).
ƒ Căn cứ vào các chứng từ và tài liệu trên, kế toán lập định
khoản kế toán để ghi sổ kế toán trong tháng 3/2000 như sau:
1) Nợ TK 111 (1111) 100,000
Có TK 112 (1121) 100,000
2) Nợ TK 622 119,000
Nợ TK 627 (6271) 5,000
Nợ TK 641 (6411) 1,000
Nợ TK 642 (6421) 14,000
Nợ TK 335 1,000
Có TK 334 140,000
3) Nợ TK 622 2,380
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
12
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Có TK 335 2,380
4) Nợ TK 622 22,800 (120,000 × 19%)
Nợ TK 627 (6271) 950 (5,000 × 19%)
Nợ TK 641 (6411) 190 (1,000 × 19%)
Nợ TK 642 (6421) 2,660 (14,000 × 19%)

Nợ TK 334 8,400 (140,000 × 6%)
Có TK 338 35,000 (140,000 × 25%)
Chi tiết 3382 2,800 (140,000 × 2%)
3383 28,000 (140,000 × 20%)
3384 4,200 (140,000 × 3%)
Tóm lại, mục đích của việc phân tích công tác hạch toán kế toán chi
phí lương và các khoản trích theo lương tại công ty là để thấy được tình hình
thực tế của công ty về công tác quản lý lao động, việc phân bổ và sử dụng lao
động đã đạt hiệu quả chưa, các chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH,
BHYT, KPCĐ có phù hợp với chính sách chế độ về lao động, tiền lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ mà Nhà nước đã ban hành. Đồng thời đánh giá công
tác quản lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp
đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công
ty đề ra.
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐẠI THÀNH
2.1ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
2.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của doanh nghiệp:
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
13
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
2.1.1.1 Lịch sử hình thành :
Có thể nói Trà Vinh là một tỉnh mới tái lập vào tháng 5/2009 và được chia cắt ra từ
tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.Hiện nay trà Vinh có 1 tịnh, 7
huyện, 9 phường, 9 thị trấn dân số khá đông, về thời tiết mưa thuận gió hòa. Phát
triển nông thôn chủ yếu là độc canh cây lúa nước,trình độ văn hóa còn hạn chế, lực
lượng lao động dồi dào nên doanh nghiệp trang trí nội thất và vật liệu xây dựng
E&T để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của tỉnh nhà, nhằm tạo
thêm việc làm và thu nhập cho người lao động là mục tiêu cơ bản của kế hoạch
nhằm phát triển nền kinh tế. Từ đó doanh nghiệp được xây dựng thành doanh

nghiệp tư nhân chuyên về việc mua bán. Nhằm thu hút được nhều lao động để sản
xuất hàng hóa tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh trên thị trường.
Trụ sở chính nằm ở số 38 Trần Phú, khóm 4, phường 3, Thành Phố Trà Vinh, hiện
doanh nghiệp đang mở một chi nhánh đó là nơi em thực tập với tên gọi là Doanh
nghiệp tư nhân Đại Thành nằm ở ấp Sam Bua,, xã Lương Hòa, huyện Châu thành,
Thành phố Trà Vinh. Tiền thân của doanh nghiệp trang trí nội thất và vật liệu xây
dựng là doanh nghiệp tư nhân E&T được thành lập vào ngày 29/9/2004 do Trần
Xuân Trang làm chủ doanh nghiệp trước đây doanh nghiệp này phục vụ chuyên về
áo cưới do hiện nay kinh tế ngày càng phát triển dân số ngày càng nhiều nên chị đã
chuyển sang doanh nghiệp tư nhân để phục vụ đời sống con người, doanh nghiệp
đang hoạt động kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 600.000.000 đồng.
2.1.1.2 Quá trình phát triển của doanh nghiệp:
Mặc dù doanh nghiệp thành lặp mới đây với thời gian làm việc gần 8 năm với dân
số làm việc còn hạn chế đến năm 2012 nàm đã thu hút được thêm số ítcán bộ công
nhân viên tham gia vào sản xuất.
Từ đó cho thấy số lượng lao động ngày càng tăng, cơ sở vật chất cũng tăng,vốn và
tài sản cũng tăng. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của doanh nghiệp ngày càng phát
triển. nhìn chung doanh nghiệp đang đi lên trên con đường phát triển và sắp tới
doanh nghiệp sẽ phát triển nâng lên từ cơ sở vật chất,tay nghề công nhân đến phát
triển đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ công nhân giỏi về chuyên môn. Để lam
cho doanh nghiệp ngay cang phát triền nhiều hơn nữa trên thị trường hiện nay.
2.1.2 Vị trí doanh nghiệp:
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
14
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Hiện nay chi nhánh doanh nghiệp tư nhân trang trí nội thất và vật liệu xây dựng Đại
Thành tọa lạc tại ấp Sam Bua xã Lương Hòa Châu Thành trà Vinh, nằm trên quốc
lộ 60 cách Thành phố Trà Vinh khoảng 7km, rất thuận lợi cho việc thu hút khách
hàng trong và ngoài tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc trăng,…Ngoài ra doanh
nghiệp không di chuyển hàng bằng đường thủy chỉ có giao hàng bằng đường bộ nên

cũng rất dễ dàng.
2.1.3 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Do doanh nghiệp năm bắt được thị trường nhu cầu của khách hàng mà doanh
nghiệp ngày càng phát triển với mục tiêu lấy chất lượng hàng đầu, lấy sự hài lòng
của khách hàng làm thước đo. Hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu cho mình,
với mục tiêu đó doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Vì vậy doanh
nghiệp luôn luôn duy trì mục tiêu và đưa ra nhiều sản phẩm chất lượng phù hợp với
nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng ngày càng tất hơn.
2.1.4 Chức năng:
Doanh nghiệp luôn bán các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
Tạo ra một số mặt hàng mới nhằm phục vụ cho việc trang trí và xây dựng của khách
hàng.
Giao hàng tận nơi và đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
2.1.5 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
2.1.5.1 Các mặt hàng của doanh nghiệp:
Doanh nghiêp tư nhân lác đầu mời hình thành chỉ kinh doanh chuyên về một số mặt
hàng như:
Cho thuê đồ dùng đám tiệc.
Mua bán và cho thuê đồ cưới.
Quay phim, chụp ảnh.
Mua bán gia công may mặc.
Qua một thời gian kinh doanh, doanh nghiệp dã quyết định chuyển đổi kinh doanh
và hiện nay doanh ngiệp chi chuyên kinh doanhcác mặt hàng sau:
Vật liệu xây dưng:
Cát: cát to, cát nhỏ,…
Đá: đá lớn, đá nhỏ,…
Gạch: gạch ống, gạch tiểu, gạch bông, gạch men,…
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
15
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính

Đúc cột, khuôn bông,…
Gỗ: gỗ lim, thao lao,…
Tol: tol nhôm, tol thiết,…
Nước sơn: nước sơn EXPO, sơn thương,…
Cửa: cữa sắt, gỗ, nhôm,…
Trang trí nội thất:
Tủ: tủ kính, gỗ, nhôm,…
Bàn: bàn kính, gỗ,…
Ghế: ghế gỗ, nhôm, salol.
Ngoài ra doanh nghiệp có xe để vận chuyển hàng hóađường bộ một cách dễ
dàng.
2.1.5.2.Kiểm tra về các mặt:
Kiểm tra tất cả các khâu sản xuất thực hiện đúng qui trình kĩ thuật từ nguyen liệu
đến thành phần phải đạt tiêu chuẩn kích cỡ chất lượng của quy trình trên dây
chuyền sản xuất kiểm tra đủ số lượng, kích cỡ phối hợp hoa văn để tạo được sự hài
lòng của khách hàng.
2.1.5.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Thuận lợi:
Do doanh nghiệp có vị trí rất thuận lợi nằm trên quốc lộ 60 và có diện tích khá rộng
lớn phù hợp cho việc chuyên chở, trưng bày và sản xuất hàng hóa của doanh
nghiệp.
Được sự tín nhiệm của khách hàng. Doanh nghiệp có đội ngũ xe chuyên chở hàng
tận nơi.
Có một số dân công lành nghề, tạo ra được những sản phẩm tốt và có giá trị cao.
Khó khăn:
Do đây là doanh nghiệp tư nhân nên số lao động còn ít, chưa mở rộng cho việc kinh
doanh.
Nguồn vốn còn hạn hẹp.
Chưa mở rộng chi nhánh sang các tỉnh lân cận khác như: Vĩnh Long, Bến Tre,…
2.1.6 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP:

SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
16
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng
và trang trí nội thất nên tổ chức quản lý của doanh nghiệp gồm các bộ phận gọn nhẹ
đễ đảm bảo quá trình kinh doanh.
Tổ chức quản lý: được biểu hiện như sơ đồ dưới đây.
Hình: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Doanh nghiệp: có quyền quyết định mọi công việc trong doanh nghiệp như
sau:
Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi
hoạt động của doanh nghiệp.
Phân công cụ thể cho từng lao động, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của lao động và
giải quyết cho phản hồi lại các ý kiến của lao động.
Có quyền quyết định chính thức về một hợp đồng hay quyết định tổ chức bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khem thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho nhân viên có thành tích cao
và giỏi trong đơn vị.
Quản trị kinh doanh:
Chịu trách nhiệm tiếp thị hàng ngày, giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng về
các loại sản phẩm.
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
17
CHỦ DOANH NGHIỆP
Nhân viên bán hàng
(Quản trị kinh doanh)
Kế toán
Thợ Bốc vác Thủ quỹ
Nhân viên
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Báo cáo về số lượng sản phẩm bán ra hàng ngày và cùng kế toán lập sổ sách và

kiểm tra hàng hóa vào cuối ngày.
Kế toán:
Lập các chứng từ thanh toán, các chứng từ giao dịch hàng ngày, lên sổ kế toán và
cộng sổ hàng ngày, so sánh đối chiếu với sổ quỹ.
Lên sổ sách báo cáo ngày, lập sổ theo dỗi khách hàng,…
Có trách nhiệm kiểm tra sổ sách và nhắc nhở cho chủ doanh nghiệp về các món nợ
quá hạn.
Trực tiếp thu ngân và giải ngân có các nghiệp vụ phát sinh. Có trách nhiệm kiểm
tra, kiểm soát tiền mặt tại doanh nghiệp và hàng hóa trong kho hàng ngày, và sổ
quỹ.
Thợ: sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp và khách hàng. Đây
là những người có vai trò cao trong doanh ngiệp vì chỉ có họ mới tạo ra những sản
phẩm đẹp để thu hút khách hàng.
Tài xế: chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh chóng đến nơi mà
khách hàng và chủ doanh nghiệp yêu cầu.
Bốc vác:
Vận chuyển hàng hóa lên xe và xuống xe, từ xưởng kên chỗ bán hàng và các công
việc bốc vác khác.
Lao động: có nhiều người như những người phụ việc dọn dẹp, nấu ăn,…
2.1.7 CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦA DOANH
NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Phát triển nguồn vốn để mở rông thêm chi nhánh kinh doanh.
- Mở rộng chi nhánh về các huyện để tăng sức cạnh tranhvowis các doanh nghiệp
khác và cũng nhằm giải quyếtviệc làm cho người lao động.
- Đào tạo được những người thợ có tay nghề cao để sản xuất ra những sản phẩm đẹp
mà giá cả phù hợp.
- Mở rộng, hợp tác với các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận để trao dồi hàng hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
2.2 THỰC TRẠNG TẠI DOANH NGHIỆP
2.2.1 NHỮNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:

SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
18
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
2.2.1.1 Tính lương cho nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý :
Đối với nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý trực thuộc doanh nghiệp được
hưởng mức lương hang tháng theo qui định của doanh nghiệp.
Tiền lương được áp dụng đối với những công việc ít hay nhiều hoặc những công
việc cần phải hoàn thành trước trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách
tính lương thì bộ phận kế toán chú ý nên kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc
khi đã hoàn thành. Mức lương tối thiểu của nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý
của doanh nghiệp trang trí nội thất và vật liệu xây dựng Vạn Thành được lĩnh lương
quy định của doanh nghiệp :
TIỀN LƯƠNG = HỆ SỐ x ĐƠN GIÁ GỐC
2.2.1.2 Tính lương cho công nhân viên chuyên về sản xuất :
Đối với công nhân viên sản xuất tiền lương được tính theo dựa trên sản phẩm là tiền
lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động về số lượng sản phẩm, công
việc hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và giá
tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.
TIỀN LƯƠNG ĐƯỢC LĨNH TRONG THÁNG = SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM
HOÀN THÀNH x ĐƠN GIÁ
Ngoài ra tiền được lĩnh hàng tháng, bên cạnh đó các bộ phận quản lý, nhân viên văn
phòng và công nhân chuyên sản xuất còn được lãnh thêm phần thưởng trong một
tháng mà các lao động đã làm đủ 26 ngày công.
+ Đối với các bộ phận quản lý, nhân viên văn phòng được lĩnh them phần thưởng
của doanh nghiệp.
+ Đối với công nhân chuyên sản xuất được lãnh thêm phần thưởng tùy theo mức
làm của họ.
Đối với các anh chị làm thêm trong một tháng được ngày thứ 7, chủ nhật thì doanh
nghiệp sẽ cấp lương phụ trội cho mỗi nhân viên.
Nhìn chung: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả người lao

động dựa vào đơn giá và sản phẩm thực tế mà người lao động đã hoàn thành và đạt
yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp đặt ra.
Với hình thức tar lương này nhằm chú ý đến chất lượng lao động cuối cùng của
nhân viên, và cũng nhằm góp phần tác động kích thích người lao động làm việc tích
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
19
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
cực tăng năng suất lao động nhằm để cho doanh nghiệp phát triển và đứng vững
trên thị trường.
Bên cạnh đó việc trả lương này gây không ít khó khăn và phức tạp cho nhân viên kế
toán trong việc chi thu vì hóa đơn của tất cả các mã hàng đều khác nhau.
2.2.1.3 Các khoản trích theo lương
Đối với doanh nghiệp ngoài tiền lương phải trả hàng tháng cho các bộ phận quản lý,
nhân viên văn phòng và các công nhân chuyên sản xuất theo quy định song song đó
doanh nghiệp còn phải trích các khoản như : BHYT và BHXH cho tất cả các cán
bộ, công nhân không tham gia vào kinh phí công đoàn.
Khoản tiền này người lao động được hưởng trong các trường hợp nghỉ việc như :
ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn,… nhằm giúp cho
người lao động ổn định về tinh thần, sức khỏe và nâng cao được đời sống vật chất
của tất cả các nhân viên, công nhân.
Các khoản trích trên được tính theo tỷ lệ 24,5% cho đa số nhân viên lao động không
tham gia vào KPCĐ. Trong đó 17,5% là BHXH, 7% BHYT. Đối với những cán bộ,
công nhân có tham gia vào hoạt động công đoàn thì sẽ được tính thêm 2% của
KPCĐ.
2.2.1.4 Trả lương cho cán bộ công nhân viên :
Khi kế toán tính lương đầy đủ cho các cán bộ, công nhân sản xuất sẽ lập thành bảng
tiền lương để tiến hành thanh toán lương cho các nhân viên của doanh nghiệp. Đối
với các doanh nghiệp cơ sở khác có cách trả lương khác nhay như : đợt 1, đợt 2 và
cuối tháng trả 1 lần.
Riêng đối vơi doanh nghiệp Đại Thành áp dụng trả lương cho nhân viên tạm ứng và

cuối tháng 1 lần .
2.2.1.5 Tập hợp chi phí sản xuất :
Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm của một số
mặt hàng, các chi phí được tập hợp chung cho sản phẩm, kết hợp với kết quả sản
xuất của doanh nghiệp trong tháng.
Như đã phân tích qui định sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là trang trị nội thất,
vật liệu xây dựng, hoàn thành sản phẩm để giao hàng và làm theo hợp đồng của bên
nhận, cho nên doanh nghiệp không có sản phẩm dỡ dang đầu ký mà chỉ có sảm
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
20
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
phẩm hoàn thành tính theo số lượng tiêu thụ trong thời gian ký hợp đồng nên không
có vật liệu thu hồi. Sau đó kế toán tiến hành kết chuyển tất cả chi phí đó vào sổ chi
tiết để tính giá thành.
Tính giá thành sản phẩm nhằm mục đích thực hiện lập báo cáo quyết toán, đó chính
là mục đích cuối cùng mà công tác tập hợp chi phí phả đạt được. Do đó tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm là hai giai đoạn gắn liền nhau và làm tiền đề cho
nhau trong quá trình sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác sẽ phản
ánh đúng cho tình hình thực tế của nghiệp vụ phát sinh từ đó việc tính giá thành mới
chính xác, đồng thời góp phần cho phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp một cách đúng đắn.
Trên thực tế của doanh nghiệp hiện nay, đối tượng tính giá thành về trang trí nội
thất và vật liệu xây dựng đã được tiêu thụ để có thể xác định được giá thành phải
đòi hổi áp dụng cách tính hợp lý, đối với loại hình sản xuất của doanh nghiệp,
phương pháp tính giá thành hợp lý bao nhiêu thì kết quả tính giá chính xác bấy
nhiêu.
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
21
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Số

TT
Họ và Tên
Chức
Vụ
Mã số
ngạch
lương
Hệ số lương
Tổng
cộng
lương và
BHXH
Các khoản trừ vào lương
Tổng số
tiền nhận
được
Hệ số
lương
Phụ cấp
chức vụ
Phụ cấp
trách
nhiệm
Cộng
hệ số
Thành
tiền
BHYT
1.5%
BHXH

7%
Thuế
Thu
nhập
Cộng
A B C D 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11
1
Nguyễn Đăng
Khoa
Kế
toán
trưởng
2.42 0 0 701.800 10.527 49.126
0
2
Nguyễn Thị Duyên
Thủ
quỹ
2.02 0 0 585.800 8787 41.006
0
3
Trần Văn An
Nhân
viên
1.78 0 0 516.200 7743 36.134
0
4
Lê Kim Hòa
Nhân

viên
1.78 0 0 516.200 7743 36.134
0
5
6
Tổng Cộng
Hiện nay doanh nghiệp áp dụng tính giá theo phương pháp trực tiếp vì phương pháp này đơn giản và dễ tính.
Bảng 1.1 Bảng thanh toán lương :
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
22
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
2.2.2 QUAN SÁT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP :
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp về giờ giấc làm việc tất cả các công
nhân viên của doanh nghiệp đều tuân thủ đúng qui định đã đưa ra.
Buổi sang : Đúng 7h các anh chị đã có mặt đầy đủ tại doanh nghiệp và bắt tay vào
công việc ngay. Đến 11h trưa các anh chị được ngưng công việc lại và ăn cơm và
nghỉ ngơi.
Buổi chiều: 13h bắt đầu làm việc đến 17h thì kết thúc.
Từng bộ phận làm việc rất hăng say, luôn luôn đảm bảo hoàn thành công việc của
mình một cách tốt nhất.
Kế toán trưởng : Luôn chấp hành tốt nhiệm vụ theo dõi sổ sách, các chứng từ và
nắm kịp thời tổ chức công tác kế toán phân bổ sao cho phù hợp với tổ chức kinh
doanh của daonh nghiệp. Ghi chép, tính toán và phản ánh chinh xác, trung thực,
kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Luôn đảm bảo trích nộp tạm thời các khoản thuế phải nộp, các quỹ
để lại doanh nghiệp và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ
phải thu, phải trả. Lập đầy đủ và giữu đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán
của doanh nghiệp theo chế độ hiện hành. Song song đó, kế toán trưởng còn có
trách nhiệm giúp chủ doanh nghiệp tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong
doanh nghiệp một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình kết quả

và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện những lãng phí và
thiệt hại của doanh nghiệp đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những trì
trệ trong kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và
daonh thu ngày càng tăng. Không ngừng nghiên cứu và cải tiến tổ chức kinh
doanh nhằm khai thác khả năng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn. Khai
thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của daonh nghiệp và kết toán trưởng
còn phải đảm bảo báo cáo sổ sách, các chứng từ, tài liệu cho chủ doanh nghiệp kịp
thời, chính xác.
Kế toán quỹ : Luôn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi và thanh toán đầy đủ
lương cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp đúng thời gian qui định. Theo
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
23
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
dõi, thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT,KPCĐ. Phải luôn đảm bảo
đúng theo chuẩn mực kế toán, có trách nhiệm theo dõi các chứng từ thu-chi sao
cho hợp lệ để trình lên kế toán trưởng phê duyệt. Các chứng từ thu chi phải được
kiểm tra chặt chẽ, chính xác và đảm bảo đúng với qui định tiền mặt của doanh
nghiệp. Quản lý tốt nhiệm vụ thu – chi tiền mặt hàng ngày của doanh nghiệp, công
việc của thủ quỹ cũng không nặng nề về công việc quản lý mà chỉ đơn thuần căn
cứ vào các chứng từ thu – chi của từng bộ phận mà kế toán thanh toán chuyển qua
để thi hành.
2.2.3 NHỮNG KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP :
Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp ĐẠI THÀNH em đã quan sát
thực tế cụ thể những công việc mà các anh, chị trong doanh nghiệp làm hằng ngày.
Em được biết thêm về những hoạt động thu – chi ,theo dõi tiền mặt và tiền lương
của các cán bộ phận. Các anh chị trong doanh nghiệp không chỉ tạo cơ hội cho em
được tiếp xúc với công việc hằng ngày của doanh nghiệp trên sổ sách bên cạnh đó
các anh chị còn tạo điều kiện cho em làm việc trên máy và ngoài thực tế. Trong
thời gian ở nhà trường em chỉ học được lý thuyết nay được tiếp xúc với công việc

cụ thể em đã rút ra cho bản thân mình những kinh nghiệm rất quí giá về những
ngành nghề kế toán cho em biết thêm ngành kế toán phải luôn cẩn thận, chính xác
và trung thực trên từng con số. Em đã hiểu thêm được về hình thức kế toán và
phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương.
2.2.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC TẬP :
Thuận lợi : Do kiến thức có sẵn từ nhà trường dạy, cũng với sự chỉ dẫn nhiệt tình
của các anh, chị tại doanh nghiệp nên em dễ dàng tiệp nhận thêm nhiều kiến thức
ngoài thực tế.
Khó khăn : Do kiến thức có hạn chỉ là trên lý thuyết và không có kinh nghiệm
nhiều ngoài thực tiễn nên em gặp một số kho khăn về các khoản lương khác nhau
giữa các công nhân.
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
24
Trường Đại Học Trà Vinh GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính
Bộ phận Lương chính
Lương
BHXH
Tổng số
Tạm ứng
kỳ I
Số tiền KT 7%
BHXH
Thưởng
Kỳ II thực
lĩnh
SC ST A B C=A*7% D E=A-B-C+D
1. Bộ phận QLDN
2. Bộ phận kinh doanh
3. Bộ phận kế toán
120

563
59
6.279.000
14.309.400
2.772.000
0
0
0
6.279.000
14.309.400
2.772.000
1.600.000
5.700.000
1.200.000
439.530
1.001.658
194.040
700.000
2.000.000
400.000
4.939.470
9.607.742
1.777.960
Bảng 1.2 Bảng thanh toán lương tháng 12/2011
Hàng tháng doanh nghiệp trả lương vào ngày 15 và ngày 30
Kỳ I : Tạm ứng cho CNV đối với những người có tham gia lao lao động trong tháng
Kỳ II : Sauk hi tính lương và các khoản phải trả. Kế toán sẽ trừ đi số tiền tạm ứng (nếu có) trước đó và thanh toán số tiền
còn lại mà CNV được lĩnh trong tháng đó.
- Khi muốn tạm ứng người có trách nhiệm của các bộ phận sẽ lập 1 giấy đề nghị tạm ứng và gửi lên cho chủ doanh
nghiệp duyệt. Trong giấy đề nghị tạm ứng phải ghi rõ số tiền tạm ứng, lý do tạm ứng. Sau đó giấy này sẽ được

chuyển cho phòng kế toán và kế toán có nhiệm vụ xem xét và chi tạm ứng.
Bảng 1.3 Bảng Hạch toán các khoản trừ theo lương của CNV :
SVTH:Võ Thị Thu Thủy MSSV: 311910140
25

×