Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.78 KB, 71 trang )

Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Đặc điểm nội dung hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến công tác
hạch toán kế toán
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, nó mang những
đặc điểm đặc thù sau:
- Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục, vật kiến trúc có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp và tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, thường
ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đặc điểm này làm cho việc
hạch toán ở doanh nghiệp xây lắp có điểm khác biệt so với các ngành
khác.
- Sản phẩm xây lắp thường được bàn giao theo từng phần, hạng mục công
trình, theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết. Doanh thu vì vậy cũng được
xác định tương ứng.
- Sản phẩm xây lắp là cố định, các điều kiện sản xuất như: nhân công,
máy thi công,… lại di chuyển theo địa điểm. Đặc điểm này làm cho công
tác hạch toán phức tạp vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
- Việc tổ chức quản lý và hạch toán phải chặt chẽ, đảm bảo đúng theo
thiết kế nên yêu cầu kế toán viên phải có hiểu biết nhất định về lĩnh vực
xây lắp.
1.1.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đó bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
Hà Thị Sen 1 CQ46/21.13
A B C D


Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Chi phí trong một kỳ nhất định bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc
tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ và số dư tiêu dùng cho
quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi phí trong kỳ. Ngoài ra còn một
số các khoản chi phí phải trả không phải là chi phí trong kỳ nhưng chưa được tính
vào chi phí trong kỳ.
1.1.1.2 Khái niệm và bản chất giá thành sản xuất
Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền
mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến sản phẩm sản xuất đó
hoàn thành trong kỳ.
Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một
quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một
điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ
hoàn thành. Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định:
Đặc điểm khác ở doanh nghiệp xây dựng là giá thành sản phẩm xây lắp mang
tính cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình khi đã hoàn thành đều có một giá
thành riêng.
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về bản chất CPSX và GTSP là biểu hiện hai mặt của quá trình SXKD. Chúng
giống nhau về chất, đều cùng biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống lao
động vật hóa mà doanh nghiệp đó bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng.
CPSX thể hiện sự tiêu hao về các chi phí trong kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả thu được về các loại
chi phí đó bỏ ra trong kỳ của doanh nghiệp.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và GTSP qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Hà Thị Sen 2 CQ46/21.13
CPSX phát
sinh trong kỳ

=
+
-
CPSX dở
dang cuối kỳ
CPSX dở
dang đầu kỳ
Giá thành
sản xuất
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính

Trong đó: AC: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
CPSX và GTSP của hoạt động xây lắp thống nhất trong trường hợp chi phí sản
xuất và đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình được hoàn
thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng công việc xây lắp dở dang đầu
kỳ và cuối kỳ đều bằng nhau (nhưng thực tế điều này ít khi xảy ra).
Căn cứ vào số liệu hạch toán CPSX để tính giá thành sản phẩm. Nếu coi như
tính GTSP là công việc chủ yếu trong công tác kế toán thì công tác chi phí có tác
dụng quyết định đến tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp.
1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh
nghiệp xây lắp
Xây dựng và sản phẩm xây dựng có những điểm khác biệt so với các ngành
khác, việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phải tạo ra được sản phẩm xây lắp được thị trường chấp nhận cả về giá cả, chất
lượng, đáp ứng tính thẩm mĩ và mục tiêu kinh tế từng thời kỳ.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Quản lý dự toán chi phí một cách hiệu quả tránh trường hợp nhận thầu thấp
dẫn tới thua lỗ.
Để thực hiện các yêu cầu trên doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản
lý chi phí và giá thành của các công trình, hạng mục công trình. Trong đó trọng

tâm là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp.
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp.
Việc giảm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối
với doanh nghiệp xây lắp. Nhiệm vụ của kế toán là xác định đúng đối tượng tập
hợp chi phí và tính giá thành, xác định chi phí giá thành cho các công trình hạng
mục công trình phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tổ chức sản xuất ở
doanh nghiệp, đồng thời xác định đúng đối tượng tính giá thành.
Hà Thị Sen 3 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
- Kiểm tra đối chiếu thường xuyên việc thực hiện các chi phí vật tư, nhân công,
máy thi công và các dự toán chi phí khác. Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các
biện pháp ngăn chặn kịp thời việc phát sinh chi phí vượt định mức.
- Tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, kịp thời theo từng khoản mục chi
phí.
- Kiểm tra thực hiện hạ giá thành theo từng khoản mục chi phí của từng hạng mục,
đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm một cách liên tục.
- Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời các khối lượng công trình xây
lắp hoàn thành.
- Kiểm tra định kỳ và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy
định, lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
Theo nội dung kinh tế chi phí được chia ra 7 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao
động là nguyên vật liệu chính: gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép; vật liệu
phụ, phụ tùng thay thế, công cụ như: ván khuôn, giàn giáo, cốp pha…

- Chi phí nhân công : Là toàn bộ chi phí về tiền lương chính, các khoản khác
phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên.
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ : bao gồm toàn bộ chi phí xăng, dầu, động lực và nhiên liệu khác sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ : Là các khoản được trích theo tỷ lệ quy
định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Chi phí khấu hao TSCĐ : Là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ phải trích trong
kỳ của tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiệp.
Hà Thị Sen 4 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền : Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài các yếu tố trên.
 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là chi phí của các loại vật liệu chính, vật
liệu phụ kết cấu nên giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc, cần thiết để tạo
nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Là các khoản chi phí về lương chính, các khoản
phụ cấp mang tính chất tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia vào xây
lắp công trình, hạng mục công trình.
- Chi phí sử dụng máy thi công : Là các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy
để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Chi phí này bao gồm: tiền khấu hao máy móc
thiết bị, thuê máy, tiền lương công nhân vận hành máy thi công, chi phí về
nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công để tiến hành xây lắp các công
trình, hạng mục công trình.
- Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí liên quan tới nhiều công trình bao
gồm chi phí về tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương

như BHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, chi phí vật
liệu, công cụ dùng cho quản lý đội …
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các
đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu
chi phí. Chi phí trực tiếp được căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho
từng đối tượng hạch toán chi phí mà không phải thông qua các tính toán
trung gian.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí. Về phương diện kế toán chi phí gián tiếp không thể căn cứ vào
chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng hạch toán chi phí, mà phải
Hà Thị Sen 5 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
tập hợp riêng sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu
chuẩn thích hợp. Độ tin cậy của thông tin về chi phí trong kế toán phụ
thuộc vào rất nhiều đến việc lựa chọn các tiêu chuẩn phân bổ chi phí.
Cách thức phân loại trên có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán
tập hợp và phân bổ chi phí đúng đắn và hợp lý.
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động.
Theo cách phân loại này CPSX của doanh nghiệp được chia thành:
 Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí)
 Chi phí bất biến ( gọi tắt là định phí)
 Chi phí hỗn hợp
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo
cáo tài chính.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
 Chi phí sản phẩm
 Chi phí thời kỳ
 Các cách phân loại chi phí khác trong kiểm tra và ra quyết định
 Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

 Chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ
 Chi phí cơ hội
 Chi phí chênh lệch
 Chi phí chìm…
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một
khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Trong lĩnh vực xây lắp, giá thành sẩn phẩm chính là giá thành của công trình
hay hạng mục công trình hoàn thành.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành
cũng như yêu cầu xây dựng giá thành công trình, hạng mục công trình được xem
xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Trong xây lắp, xây
dựng cơ bản cần phân biệt các loại giá thành như sau :
* Theo phạm vi chi phí trong giá thành
+ Giá thành sản xuất toàn bộ :
Hà Thị Sen 6 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí
và định phí thuộc chi phí NVLTT,chi phí NCTT, chi phí SXC tính cho sản phẩm
hoàn thành.
Giá thành toàn bộ cho phép xác định được kết quả (lãi, lỗ) kế toán của sản
phẩm. Thông tin về giá thành toàn bộ thường sử dụng trong việc ra quyết định
mang tính chiến lược trong dài hạn như: Quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục
sản xuất.
+ Giá thành sản xuất theo biến phí :
Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm
biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung (phần biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.
Với phương pháp này toàn bộ định phí sản xuất được ứng xử như chi phí thời
kỳ, tức là định phí sản xuất được tính toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh

trong kỳ phát sinh, mà không nằm trong giá thành sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản xuất theo biến phí là chỉ tiêu làm cơ sở cho kế toán quản trị xác
định được chỉ tiêu lãi trên biến phí.
“ Lãi trên biến phí” là chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm
giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh
nghiệp). Đây là yếu tố trọng tâm trong việc thiết lập mô hình mối quan hệ chi phí
khối lượng – lợi nhuận.
Chỉ tiêu giá thành sản xuất theo biến phí được tính toán nhanh chóng đơn giản
có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định ngắn hạn như: Quyết định nhận
hay từ chối đơn đặt hàng đột xuất, quyết định thay đổi biến phí và doanh thu để
tăng lợi nhuận… Nó được sử dụng trong môi trường kiểm soát hoạt động, ở đó nhà
quản trị phải đưa ra các quyết định ngắn hạn, tức thời hay đột xuất. Chỉ tiêu này là
cơ sở xác định điểm hòa vốn:
Hà Thị Sen 7 CQ46/21.13
Tổng định
phí
-
Khối lượng
sản phẩm
x
Biến phí đơn vị
sản phẩm
=
Tổng chi
phí
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Đp
Qh =
G – bp
Trong đó:

Qh: là sản lượng hòa vốn
Đp: là tổng định phí
G : là giá bán đơn vị
bp : là biến phí đơn vị
Trong doanh nghiệp, việc phân biệt định phí và biến phí chỉ là tương đối.
Chẳng hạn, chi phí tiền thuê mặt bằng thanh toán theo năm là định phí khi xác định
ở góc độ toàn doanh nghiệp, nếu chi phí này được phân bổ cho các phân xưởng
theo khối lượng hoạt động thì xét ở góc độ từng phân xưởng đây là phần biến phí.
Mặt khác, xét về dài hạn loại giá thành này có hạn chế nhất định khi xem xét ra
quyết định vì đã bỏ qua chi phí cố định.
+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất
GTSX có phân bổ hợp lý định phí sản xuất là loại giá thành trong đó bao gồm
toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành và một phần định phí sản
xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo
công suất thiết kế và được biểu diễn theo công thức sau :
n
Zsxhl =Bpsx + Đpsx *
N
Trong đó :
Zsxhl : là giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất
Bpsx : là biến phí sản xuất
Đdpsx : là tổng định phí
N là mức hoạt động chuẩn, n là mức hoạt động thực tế
+ Giá thành toàn bộ theo biến phí
Giá thành toàn bộ theo biến phí là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm
toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh
nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Hà Thị Sen 8 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Zbp = Zsxbp + BPbh + BPqldn

Trong đó:
Zbp : là giá thành toàn bộ theo biến phí
BPbh : là biến phí bán hàng
BPqldn : là biến phí quản lý doanh nghiệp
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất tính cho
sản phẩm tiêu thụ và chi phí tiêu thụ sản phẩm đó.
Tùy thuộc vào phương pháp xác định và nội dung của giá thành sản xuất để
xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ theo công thức sau :
Ztb = Zsx toàn bộ + CP bán hàng + CP QLDN
Hoặc Ztb = Zsxbp + ĐPsx + CP bán hàng + CP QLDN
Hoặc Ztb = Zbp + ĐPsx + ĐP bán hàng + ĐP QLDN
* Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành
+ Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch và được tính toán trước khi tiến hành sản
xuất sản phẩm.
+ Giá thành định mức
Giá thành định mức là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở xác
định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho dơn vị sản phẩm.
+ Giá thành sản xuất thực tế
Giá thành sản xuất thực tế là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở
số liệu chi phí thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản xuất thực tế
trong kỳ.
Hà Thị Sen 9 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất
1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất được tập
hợp theo đó. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX thực chất là xác định nơi phát

sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí.
Đối tượng hạch toán phí sản xuất của công ty xây lắp có thể là công trình, hạng
mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình, nhóm các hạng
mục công trình, các đơn đặt hàng
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để mở biểu, khoản, sổ chi tiết, tổ
chức công tác hạch toán ban đầu, tập hợp CPSX theo từng đối tượng nhằm tăng
cường công tác quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Xác định đúng đối tượng tập
hợp CPSX giúp giảm bớt khối lượng công tác kế toán đảm bảo cho việc tính giá
thành sản phẩm được thuận lợi và chính xác.
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.3.2.1 Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, ngay
từ khâu hạch toán ban đầu các chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kế toán chi
phí dựa trên chứng từ gốc. Theo phương pháp này chi phí khi phát sinh được tập
hợp ngay cho đối tượng gánh chịu chi phí nên có độ chính xác cao. Tuy nhiên,
thực tế có nhiều loại chi phí không thể phân chia rõ ràng cho từng đối tượng. Khi
đó, ta sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sau đây.
1.3.2.2 Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí liên quan tới nhiều đối tượng
tập hợp chi phí khác nhau mà khi phát sinh không tổ chức ghi chép riêng được.
Trong trường hợp này chi phí được tập hợp chung khi phát sinh, sau đó được phân
bổ cho từng đối tượng kế toán chi phí theo tiêu thức nhất định. Việc phân bổ chi
phí chung theo trình tự sau :
Hà Thị Sen 10 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
- Xác định hệ số phân bổ
Hệ số phân bổ (H) =
Tổng chi phí cần phân bổ (C)
Tổng tiêu chuẩn phân bổ (T)

- Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng
C
i


= T
i
* H
Trong đó:
C
i
: là chi phí phân bổ cho đối tượng i
H : là hệ số phân bổ chi phí
T
i
: là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của
đối tượng i
1.3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.3.3.1 Kế toán chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT bao gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, nửa thành
phẩm mua ngoài, các vật liệu phụ… được sử dụng trực tiếp cho các công trình
hạng mục công trình. Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Các chi phí liên quan có thể tập hợp cho từng công trình hạng mục công trình
thì sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Các chi phí liên quan tới nhiều
công trình hạng mục công trình thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng
đối tượng.
 Chứng từ kế toán sử dụng
 Phiếu xuất kho
 Hóa đơn GTGT, các chứng từ thanh toán…

 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
 Bảng kê mua hàng
 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu…
 TK kế toán sử dụng
TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
 Trình tự kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Hà Thị Sen 11 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.3.3.2 Kế toán nhân công trực tiếp
Trong giá thành xây lắp chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn.
Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và
các khoản phụ cấp công nhân trực tiếp tham gia vào xây dựng công trình, công
nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu khi chuẩn bị
mặt bằng và thu dọn hiện trường thi công. Nếu theo dõi riêng được cho từng công
trình hạng mục công trình kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, đối với
khoản chi phí nhân công phát sinh chung (tiền lương và các khoản trích theo lương
của nhân viên quản lý chung nhiều công trình, hạng mục công trình) sẽ được phân
bổ cho từng công trình, hạng mục theo tiền lương định mức hay gia công định
mức.
Các khoản trích nộp theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp (bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) được tính vào chi phí
sản xuất chung của hoạt động xây lắp.
 Chứng từ sử dụng
 Bảng chấm công
 Bảng thanh toán tiền lương
 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản phải trích theo lương…
 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 622- “chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán.
 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Hà Thị Sen 12 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.3.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là các loại xe, máy chạy bằng động lực (điện, xăng dầu, khí
nén…) được sử dụng trực tiếp để thi công các công trình như: máy trộn bê tông,
cần cẩu, máy ủi, máy xúc đất, ô tô vận chuyển đất đá công trường. Doanh nghiệp
có thể tự trang bị và sử dụng hoặc thuê máy thi công bên ngoài.
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và
các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công nếu liên quan đến một công trình, hạng mục
công trình thì dùng phương pháp tập hợp trực tiếp, nếu liên quan đến nhiều công
trình, hạng mục công trình thì phải tập hợp chung, sau đó phân bổ gián tiếp cho
từng công trình, hạng mục.
Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử
dụng xe, máy thi công. Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình
thường không tính vào giá thành xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632.
 Chứng từ sử dụng
 Bảng chấm công công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công
 Bảng kê mua nhiên liệu phục vụ máy thi công…
 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng TK 623- “chi phí
sử dụng máy thi công”. TK 623 không có số dư cuối kỳ.
TK 623 được mở 6 tài khoản cấp 2 như sau:
 TK 6231: chi phí nhân công sử dụng máy
 TK 6232: chi phí vật liệu
 TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất
 TK 6234: chi phí khấu hao tài sản cố định
 TK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài
 TK 6238: chi phí khác bằng tiền

 Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Hà Thị Sen 13 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.3.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến tổ chức sản xuất, quản lý
sản xuất và phục vụ sản xuất trong phạm vi một đội sản xuất, công trường.
Chi phí sản xuất chung của các doanh nghiệp khi phát sinh:
- Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục
công trình đồng thời phải chi tiết theo các điều kiện quy định.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí sản xuất
chung và khoản chi phí chung có thể tiết kiệm.
- Khi thực hiện khoán chi phí sản xuất chung chi các đội xây dựng thì phải quản
lý tốt theo định mức đã giao khoán, từ chối không thanh toán số chi phí sản
xuất chung ngoài định mức bất hợp lý.
- Trường hợp chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp
khác nhau, kế toán phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên
quan theo tiêu thức hợp lý.
 Chứng từ sử dụng
 Bảng chấm công nhân viên quản lý đội
 Bảng kê các khoản trích nộp theo lương
 Hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua ngoài
 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…
 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- “chi
phí sản xuất chung”. TK 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 có 6 tài khoản cấp 2 theo nội dung của chi phí sản xuất chung:
- TK 6271: chi phí nhân viên đội sản xuất
- TK 6272: chi phí vật liệu
- TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278: chi phí bằng tiền khác
 Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
1.3.3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp toàn công ty
Sau khi đã tập hợp các chi phí trên các TK 621, 622, 623, 627 kế toán tổng hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
 Chứng từ sử dụng
 Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất
Hà Thị Sen 14 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
 Bảng tính chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
 Sổ chi tiết chi phí sản xuất theo các đối tượng…
 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng là TK 154- “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài
khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2:
 TK 1541: Xây lắp
 TK 1542: Sản phẩm khác
 TK 1543: Dịch vụ
 TK 1554: Chi phí bảo hành xây lắp
 Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp toàn công ty
Hà Thị Sen 15 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.4 Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những sản phẩm, công việc, lao vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra đã hoàn thành cần được tính tổng giá thành và giá thành
đơn vị.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình,
các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, dịch vụ và đối tượng tính giá

thành ở mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩn.
- Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay đồng loạt.
- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của
doanh nghiệp, yêu cầu của công tác tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm
khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết. Việc xác định hợp lý đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính
giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế, một đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất có thể ứng với một đối tượng tính giá thành hoặc nhiều đối tượng tính giá
thành. Ngược lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm một hoặc
nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
1.4.2 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công
việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành có thể là
một tháng, một quý, hoặc một năm tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản
phẩm và chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần
phải tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Hà Thị Sen 16 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành
xây dựng cơ bản nên kỳ tính giá thành thường là:
- Đối với những công trình, hạng mục công trình nhỏ, thời gian thi công
ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành
và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán với chủ đầu tư.
- Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi
nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được

nghiệm thu bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của
bộ phận đó.
- Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công
nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào
sử dụng thì từng phần việc xây lắp đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo
thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh
toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn
giao.
- Ngoài ra đối với công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức
tạp thì kỳ tính giá thành có thể xác định là hàng quý (vào thời điểm cuối
quý).
1.4.3 Công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp là những công trình,
hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hoặc khối lượng xây dựng dở dang
trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng là có kết cấu
phức tạp, nên việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn.
Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm dở dang kế toán phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận
kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm
dở dang một cách chính xác.
Một đặc điểm quan trọng cần phải quan tâm tới khi đánh giá sản phẩm xây
dựng dở dang là: việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào
Hà Thị Sen 17 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
phương thức thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, vì vậy kế toán có thể
đánh giá sản phẩm dở dang trong các trường hợp sau:
- Nếu quy định thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn
bộ và doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục
công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang
cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh lũy kế từ khi khởi công đến

cuối kỳ báo cáo mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
- Nếu quy định thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt
đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành, đồng thời
doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc hay
giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng
hoàn thành. Sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng công việc hay giai đoạn
xây lắp chưa hoàn thành. Do vậy, CPSX tính cho sản phẩm xây lắp dở dang
cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế đã phát sinh
cho các khối lượng hay giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành
trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó,
các khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang có thể được tính theo mức độ
hoàn thành.
Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ được xác
định như sau:
1.4.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi
phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản
Hà Thị Sen 18 CQ46/21.13
CP xây lắp
thực tế PS
trong kỳ
CP thực tế của
KLXL dở
dang đầu kỳ
Giá trị dự
toán của
khối lượng
xây lắp dở
dang cuối
kỳ tính theo

mức độ
hoàn thành
+
CP thực
tế KLXL
dở dang
cuối kỳ
=
x
Giá trị dự toán của khối
lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ tính theo mức
độ hoàn thành
Giá trị dự toán của
khối lượng hay giai
đoạn xây lắp hoàn
thành trong kỳ
+
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
phẩm hoặc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành
trong kỳ tính giá thành đã được xác định.
Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa
chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho
từng đối tượng. Trong các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp
tính giá thành sau:
1.4.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp.
Vì hiện nay sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc cho nên đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất thường phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa áp dụng

phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo,
cách tính toán thực hiện đơn giản dễ dàng.
Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công
trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giá
thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trong trường hợp công
trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng hoàn thành xây
lắp bàn giao thì:
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành
thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi
phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng hạng mục
công trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình.
1.4.4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Khi doanh nghiệp xây lắp có những hợp đồng thời gian thi công ngắn và bên
giao thầu quy định thanh toán giá trị công trình sau khi sản phẩm hoàn thành toàn
Hà Thị Sen 19 CQ46/21.13
Chi phí thực
tế dở dang
cuối kỳ
Chi phí thực
tế phát sinh
trong kỳ
-
+
=
Chi phí
thực tế dở
dang đầu kỳ
Giá thành thực tế
của KLXL hoàn
thành bàn giao

Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
bộ thì kế toán nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Trong
trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm là từng đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, công tác hạch toán nội bộ phải yêu cầu cụ thể chi tiết cho từng công
trình, hạng mục hay khối lượng công việc hoàn thành trong từng đơn đặt hàng. Do
đó, doanh nghiệp xác định được hệ số phân bổ chi phí theo công thức:
Tổng chi phí tập hợp được
Hệ số phân bổ =
Tổng giá trị dự toán của CT, HMCT, khối lượng hoàn thành
Từ đó, tính giá thành thực tế của hạng mục công trình hay khối lượng công
việc hoàn thành theo công thức sau:
Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt
hàng và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất thực tế tập hợp được cũng
chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
1.4.4.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các
điều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời
điểm tính giá thành.
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình
thực hiện thi công công trình.
- Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch
đó. Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xác định:
Hà Thị Sen 20 CQ46/21.13
x
Giá trị dự toán của
công trình HMCT
Giá thành thực tế của CT,
HMCT, khối lượng xây lắp

hoàn thành
Hệ số phân bổ
=
Chênh lệch
do thoát ly
định mức
±
Chênh lệch
do thay đổi
định mức
±
Giá thành định
mức của sản
phẩm xây lắp
Giá thành thực tế
của sản phẩm
xây lắp
=
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Ngoài các phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây
lắp có thể sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp tính giá thành theo hệ
số; phương pháp kết hợp; phương pháp tỷ lệ; phương pháp tổng cộng chi phí tùy
thuộc vào đặc điểm sản xuất, trình độ kế toán, và trình độ công nghệ.
1.5 Sổ kế toán dùng cho kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá
thành sản phẩm xây lắp
Tùy thuộc và hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán phù hợp.
Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
 Hình thức kế toán Nhật ký chung
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
 Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu
sổ, trình tự, phương pháp ghi chép sổ và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, trang bị kỹ thuật
tính toán mà lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp. Khi đó, doanh nghiệp phải
tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán: các loại sổ, kết cấu các loại
sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (áp dụng tại công ty Cổ phần Sông Đà 2):
 Chứng từ ghi sổ
 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
 Sổ cái Tk 621, 622, 623, 627, 154…
 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
 Trình tự ghi sổ
Hà Thị Sen 21 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.6 Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành trong điều kiện sử dụng phần
mềm kế toán máy.
1.6.1 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng tin học
Kế toán máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác kế toán nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán đáp ứng
yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Tổ chức công tác kế toán trong điều
kiện sử dụng máy vi tính hay thủ công cũng đều phải đáp ứng các yêu cầu kế toán
là: trung thực, chính xác, khách quan, thống nhất, kịp thời và dễ hiểu để có thể so
sánh được… để đáp ứng các yêu cầu trên, các chương trình kế toán trên máy khi
thiết kế cần phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
- Cần phải ghi nhận thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh

của doanh nghiệp. Phải đảm bảo ghi nhận thông tin theo trình tự thời gian,
phân loại và ghi nhận thông tin theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài
chính đã phát sinh, không được trùng lặp hoặc bỏ sót.
- Chương trình kế toán phải đảm bảo mối quan hệ giữa việc ghi chép, đối
chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp.
- Chương trình kế toán máy tính phải đảm bảo liên kết đầy đủ các phần hành
kế toán, đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh, giúp cho việc nối mạng máy
tính, tạo điều kiện phân công lao động trong bộ máy kế toán. Thuận tiện
cho việc sửa đổi, chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sai trên chứng từ
hoặc nhập dữ liệu nhằm theo đúng nguyên tắc sửa sổ kế toán.
Đảm bảo lưu trữ chứng từ, dữ liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế toán theo đúng
nguyên tắc, chế độ và quy định hiện hành.
- Chương trình phải có hệ thống quản lý mật khẩu, chống việc thâm nhập,
khai thác, sử dụng số liệu, tài liệu trên máy của những người không có trách
nhiệm. Đây cũng là một quy chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp để đảm bảo an toàn cho các thông tin, tránh bị lạm dụng các thông
tin.
Hà Thị Sen 22 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1.6.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán máy.
Trong những năm gần đây, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng và
lan rộng khắp thế giới. Đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất các doanh nghiệp hầu
hết đã ứng dụng phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán.
 Tổ chức khai báo ban đầu
Để đưa phần mềm kế toán máy vào sử dụng một trong những công việc đầu
tiên cần làm là khai báo danh mục ban đầu. Danh mục là một tập hợp dữ liệu dùng
để quản lý một cách có tổ chức, tránh nhầm lẫn các đối tượng cần quản lý như:
danh mục tài khoản, danh mục hàng hoá, vật tư, danh mục khách hàng.
 Mã hoá các đối tượng

Mã hoá là cách thức thể hiện cách phân loại, sắp xếp theo tiêu chuẩn đã lựa
chọn và được ký hiệu riêng cho từng mã số quy định. Có thể mã hoá bằng hệ thống
ký hiệu số hay chữ. Việc mã hoá phải đảm bảo yêu cầu đơn giản, dễ kiểm tra đối
chiếu để tổng hợp và đảm bảo bí mật về dữ liệu. Mã hoá các đối tượng cần quản lý,
cho phép nhận diện, tìm hiểu một cách nhanh chóng, mặt khác tăng tốc độ xử lý,
giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ.
 Tổ chức nhập dữ liệu và quy trình xử lý dữ liệu
Các tài liệu gốc sau khi phân loại được tập hợp vào máy tính thông qua thiết bị
nhập, kế toán chọn phương pháp tính giá xuất vật tư, hàng hoá, tiêu thức phân bổ
chi phí, khấu hao… sau đó thực thiện các bút toán kết chuyển phân bổ, máy sẽ xử
lý tự động và thông tin đầu ra là các sổ kế toán như bảng tính giá thành sản phẩm,
các báo cáo, các sổ kế toán chi tiết, sổ cái.
Hệ thống sổ kế toán và trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán phụ thuộc vào
hình thức kế toán, mỗi hình thức kế toán có một hệ thống sổ kế toán và trình tự hệ
thống hoá thông tin khác nhau. Để xử lý dữ liệu người lập trình có thể thực hiện kế
toán máy bằng nhiều cách, thông thường có 2 cách: xử lý theo lô và xử lý trực tiếp.
 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hà Thị Sen 23 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
2.1 Đặc điểm công ty Cổ phần Sông Đà 2
2.1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sông Đà
2
Công ty Cổ phần Sông Đà 2 là một cổ phần có vốn đầu tư của Nhà nước hạch
toán kinh tế độc lập, là đơn vị thành viên của Tập Đoàn Sông Đà. Công ty được
thành lập lại theo quyết định số BIA/BXD – TCLĐ ngày 26-3 năm 1999 của Bộ
trưởng Bộ xây dựng. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ
sáu ngày 01/03/2006:

Tên công ty : Công ty Cổ phần Sông Đà 2.
Tên giao dịch : Song Da 2 Joint Stock Company
Tên viết tắt : Song Da 2 JSP
Địa chỉ : Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại : 0433510542
Fax : 0433828255
Mã số thuế : 0500236821
Vốn điều lệ : 120.000.000.000 đồng
Công ty có bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực thi công, xây lắp,
các công trình, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng…
trong đó có nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Quá trình phát triển công ty
được chia thành nhiều giai đoạn.
Năm 1960 Công ty được thành lập với tên gọi Công ty Sông Đà, nhiệm vụ
chính trong giai đoạn này là xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ở giai đoạn
này, Công ty hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, và được sự giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô về mặt kỹ thuật. Đây là thời kỳ Công ty hoạt động trong nền
kinh tế cao cấp nên không có sự hạch toán về kinh tế.
Năm 1986, khi đất nước ta đổi mới thì Công ty phải tự tách ra hoạt động như
một thực thể kinh tế độc lập có thu.
Hà Thị Sen 24 CQ46/21.13
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Năm 1994, Công ty chuyển trụ sở chính tại Hoà Bình về phường Văn
Mỗ, thị xã Hà Đông – Hà Tây.
Sự cố gắng của lãnh đạo và tập thể cán bộ Công nhân viên của công ty sau 40
năm xây dựng và phát triển đã được Nhà Nước ghi nhận :
- Một Huân chương Độc lập hạng ba
- Một Huân chương Lao động hạng nhất
- Hai Huân chương Lao động hạng hai
- Bốn Huân chương Lao động hạng ba
Ngoài ra, Công ty còn được Bộ Xây Dựng và Công đoàn ngành xây dựng Việt

Nam tặng 30 huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.
Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty là: tập trung phát triển Công ty
ngày càng vững mạnh đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm trên cơ sở duy trì phát
triển ngành nghề truyền thống, phát huy tối đa mọi nguồn lực nâng cao sức cạnh
tranh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất
Theo quyết định số 97TCT/HĐQT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng – Tổng
công ty xây dựng Sông Đà về việc phê chuẩn điều lệ theo tổ chức và hoạt động
của các Công ty, Công ty Sông Đà 2 có các chức năng và nhiệm vụ chính sau:
• Công ty được cấp giấy phép hành nghề trên các lĩnh vực:
- Sản xuất gạch ngói, tấm lợp, đá ốp lát, sản xuất cấu kiện bê tong, kinh
doanh vật tư, vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình công cộng, nhà ở, xây dựng đường dây tải điện, trạm
biến thế.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với quy mô lớn, xây dựng
công trình thuỷ lợi đê đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình đường bộ, sân bay bến cảng.
- Sản xuất lắp đặt cấu kiện bê tông, kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công
trình, lắp đặt thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình.
Hà Thị Sen 25 CQ46/21.13

×