Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

làm thế nào giúp học sinh yếu của lớp học tập tiến bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.74 KB, 20 trang )

I/ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những yếu tố quan trọng quyết đònh sự thành công của sự
nghiệp đào tạo thế hệ trẻ , nâng cao chất lượng giáo dục chính là đội ngũ giáo
viên - những người trực tiếp giảng dạy.Do vậy đòi hỏi người giáo viên cần có
một vốn tri thức cơ bản sâu sắc , nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có bãn lónh
sư phạm , có lòng yêu nghề và có trách nhiệm đối với học sinh thì chất lượng
giáo dục sẽ ngày càng nâng cao hơn.
Bậc Tiểu học được xem là bậc học nền tảng và lớp Một có thể coi như là
nền móng khởi đầu cho quá trình học tập của một đứa trẻ.Các em phải hiểu ,
nắm bắt và vận dụng những kiến thức , kỹ năng cơ bản của chương trình thì mới
có thể tiến xa hơn trên con đường học tập.Điều này đòi hỏi người giáo viên
phải có các biện pháp sư phạm tối ưu , phải tổ chức các họat động học tập tích
cực , phải biết vận dụng linh hoạt , mềm dẻo các hình thức , phương pháp dạy
học nhằm giúp trẻ tự chiếm lónh các kiến thức cơ bản cần có.
Thực tế hiện nay trình độ của học sinh khi vào lớp Một là không đồng
đều gây khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy ở lớp đồng thời cũng dẫn đến
tình trạng phân hóa trình độ trong học sinh một cách rõ rệt.Và một trong những
vấn đề khiến giáo viên lớp Một luôn lo lắng là tìm biện pháp giúp học sinh yếu
tiến bộ và làm giảm bớt tình trạng phân hóa trình độ học sinh của lớp . Tôi xin
trình bày một ý kiến nhỏ để chia sẻ cùng đồng nghiệp về vấn đề giúp học sinh
yếu lớp Một học tập tiến bộ:
II/NỘI DUNG CHÍNH:
Trường tôi dạy là một trường vùng ven , đa số các em thuộc con gia đình
lao động hoặc diện tạm trú ,chỗ ở không ổn đònh , cuộc sống vẫn còn khó khăn
nên thường trẻ chưa đi học mẫu giáo, chưa quen trường lớp ,bè bạn .Một số học
sinh lại có hòan cảnh gia đình bất hạnh : bố mẹ đi tù , mồ côi và một số khác
thì là con em của người dân tộc Hoa . Bên cạnh ,một số em có sức khỏe kém : u
não , khả năng tiếp thu chậm , rối lọan hành vi. Đồng thời do phải bôn ba bươn
chải trong cuộc sống nên nhiều phụ huynh không có thời gian để chăm lo việc
học cho con cái , cứ khóan trắng cho nhà trường.Điều này chính là nguyên nhân
làm cho tỉ lệ học sinh yếu ở lớp Một cao và là đây chính là nỗi lo cho giáo viên


và nhà trường . Hầu như trong các năm tôi dạy tại trường,năm nào tôi cũng đều
gặp nhiều trường hợp học sinh có hòan cảnh như trên. Và cứ đầu năm nhận lớp
thì niềm trăn trở lớn của tôi luôn là “ Làm thế nào giúp học sinh yếu của lớp
học tập tiến bộ”. Điều này khiến tôi suy nghó và quyết tâm tìm biện pháp khắc
phục .
III/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Tìm hiểu đối tượng :
Vào đầu năm học , việc đầu tiên tôi sau khi nhận lớp là tìm hiểu tình hình
học sinh của lớp về trình độ kiến thức , khả năng tiếp thu , về sức khỏe và hoàn
cảnh gia đình thông qua hồ sơ đầu năm của trẻ .Kế đến, tôi tiến hành lập danh
sách học sinh ,phân chia các đối tượng học sinh : Giỏi , Khá , Trung bình , Yếu ,
Kém và có năng khiếu vào Sổ cá nhân.Trong đó ,tôi đặc biệt chọn lọc và
khoanh vùng những học sinh yếu , kém để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự
yếu kém của từng đối tượng. Qua trao đổi với phụ huynh , với học sinh và tự
tìm hiểu ,tôi nhận thấy trẻ học yếu là do những nguyên nhân sau đây:
+ Trẻ học yếu do nhút nhát : Đây là những em học sinh chòu ảnh hưởng
từ cách giáo dục của gia đình , có trình độ tiếp thu kém đâm ra mặc cảm dẫn
đến nhút nhát . Tâm lí sợ sệt xuất hiện ngay từ những ngày đầu của năm học là
hay khóc nhè , không dám đi học .Điều này khiến trẻ dần dần học yếu.
+ Trẻ học yếu do bò bỏ bê : Thường là những em sống trong gia đình
không được êm ấm , thiếu tình cảm do bò bỏ rơi , bố mẹ li hôn , mồ côi cha mẹ
, sống với ông bà hoặc cha mẹ đi tù hay là tội phạm Do không được quan tâm
lại còn bé mà không có người hướng dìu dắt thêm khi ở nhà và các trẻ này
thường trầm lặng ít nói , ít tập trung vào giờ học nên trong các hoạt động trên
lớp ít khi thấy các em đưa tay phát biểu dù vấn đề rất đơn giản.
+ Trẻ học yếu do vấn đề sức khỏe và trí tuệ chận phát triển: Thường là
các em có các bệnh như u não , khả năng tiếp thu hạn chế , tư chất kém , rối
lọan hành vi và gia đình lại có tư tưởng trẻ học đến đâu hay đến đó mà không
giúp trẻ lạc quan , cố gắng nổ lực trong học tập.
+ Trẻ học yếu do gia đình là người dân tộc : Các em này thường là dân

tộc Hoa , Chăm , Khơ – me có khả năng nghe và phát âm Tiếng Việt yếu đồng
thời trong gia đình lại không có người biết cách dạy học bằng Tiếng Việt cho
trẻ ở nhà .Trong khi thời gian dạy học ở lớp rất ít khiến trẻ không theo kòp ,dần
dần trẻ học yếu.
Dựa vào các nguyên nhân của từng đối tượng học sinh yếu kém trên, tôi
tiến hành lập kế họach để giúp các em học tập tiến bộ theo các biện pháp sau :
2/ Biện pháp:
Một điều mà ai cũng phải thừa nhận là để dạy học hiệu quả cần có sự
phối hợp nhòp nhàng giữa nhà trường và gia đình.Trẻ được học trong ngôi
trường được thầy cô hết lòng dạy dỗ ,được sống trong mái ấm một gia đình
hạnh phúc có bố mẹ quan tâm , chăm sóc chu đáo thì chắc chắn trẻ sẽ học tập
tốt.Đặc biệt đối với trẻ học yếu , để giúp trẻ tiến bộ trong học tập thì rất cần sự
phối hợp song song giữa hai phía : giáo viên và phụ huynh.
A/ VỀ PHÍA PHỤ HUYNH :
Dạy trẻ học yếu không thể đạt hiệu quả nếu không có sự kết hợp của
Phụ huynh học sinh vì trong mỗi giờ dạy , giáo viên phải chăm lo rất nhiều học
sinh trong lớp mà thời gian dạy học ở lớp cũng không đủ để kèm cặp riêng cho
các em .Do vậy , trước khó khăn này tôi cần tìm sự giúp đỡ từ phía phụ huynh.
Trước tiên , tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình , công việc của
bố mẹ và các dạy dỗ cũng như việc học hành ở nhà của trẻ dựa vào hồ sơ nhập
học hoặc qua cuộc nói chuyện với láng giềng của trẻ .
Sau đó , tôi liên hệ phụ huynh để trao đổi trực tiếp bằng cách viết thư
mời, hẹn gặp.Có trường hợp tôi mời ba lần đều không đến , tôi phải đến tận
nhà để gặp.Khi trao đổi với phụ huynh về việc học của trẻ , bao giờ cũng vậy
,tôi luôn nhẹ nhàng phân tích cho phụ huynh thấy được mặt mạnh , mặt yếu
kém của học sinh và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó cho phụ huynh
hiểu.Đối với mặt mạnh - đáng khen của học sinh , tôi đề nghò phụ huynh phát
huy ,bồi dưỡng còn đối với mặt còn yếu, tôi đề nghò phụ huynh cùng tìm các
biện pháp giúp đỡ bé tiến bộ.
Cuối cùng , tôi đề nghò gia đình phải thực hiện kiên trì , thường

xuyên , đồng bộ với giao viên và phải có lòng tin vào sự tiến bộ của trẻ nhưng
việc thực hiện các biện pháp cần có sự thống nhất giữa giáo viên và gia đình
tránh trường hợp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.Đối với trẻ học yếu , tôi
và phụ huynh cùng thống nhất mỗi ngày sẽ dành thời gian kèm cặp, hướng
dẫn , theo dõi và ghi nhận lại sự tiến triển của trẻ vào vở.

Ví dụ : Trường hợp bé Hữu Đạt học yếu do nhút nhát và chưa qua mẫu
giáo.Khi trao đổi về việc học của bé, tôi cho phụ huynh thấy bé rất ham
thích được dạy và học , có mong muốn được học giỏi , có sự cố gắng , nổ lực
rất nhiều trong việc học nhưng vì còn nhỏ chưa thể tự học một mình được
nên rất cần phụ huynh dành thời gian quan tâm hướng dẫn.Tôi đề nghò giải
pháp :Ở lớp, giáo viên kèm đọc, viết sau đó ghi lời dặn dò vào vở , còn phụ
huynh giúp trẻ thực hiện theo dặn dò , ghi lại lời nhận xét về đọc , viết , làm
tính dưới lời dặn dò hoặc ghi trực tiếp bằng bút chì vào sách giáo khoa hàng
ngày.
Việc trao đổi với phụ huynh học sinh có thể bằng nhiều hình thức : Sổ
liên lạc , lời dặn dò vào vở mỗi ngày , trực tiếp qua điện thoại , trực tiếp gặp
mặt hoặc trong các buổi họp phụ huynh .Nhưng đối vời trẻ học yếu thì viêc
trực tiếp gặp mặt trao đổi là cách làm tốt nhất.
* Một số điều cần lưu ý với phụ huynh :
Trẻ lớp Một còn bé, rất cần sự quan tâm dìu dắt của người lớn .Phụ
huynh hãy chú ý theo dõi từng bước đi của trẻ để kòp thời hướng dẫn , giúp
đỡ, chớ để trẻ tự “ bơi” một mình.
Trẻ học yếu, phụ huynh cần hổ trợ nhiệt tình , liên tục bằng các
biện pháp nhẹ nhàng hiệu quả .Đó là những lời động viên , lời khen hoặc là
phần thưởng khi bé tiến bộ .Nghiêm khắc nhưng phụ huynh tránh nóng vội
,quát nạt, đòn roi khiến trẻ chai lì , học như một cỗ máy.
B/ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN :
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

Cô và mẹ là hai cô giáo , mẹ và cô ấy hai mẹ hiền.
Mỗi khi nghe bài hát này, tôi nghó quả đúng thật giáo viên chính là những
người bố , người mẹ của trẻ ở trường và tôi luôn tâm niệm mình chính là mẹ
của các bé vì chẳng những là người lo miếng ăn giấc ngủ của bé ở trường , tôi
còn lo việc học tập của bé .Do vậy , để giúp trẻ học tập tiến bộ và thực hiện
theo phương châm dạy “sát người , đạt việc” tôi đã thực hiện theo từng bước
sau :
Bước 1 : Quan tâm tận tình với mọi đối tượng học sinh :
Sau khi đã tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh yếu của lớp mình tôi tiến
hành dạy học nhắm vào từng đối tượng cụ thể :
a) Đối với học sinh yếu do bò bỏ bê :
Tôi tìm cách để liên hệ với gia đình những học sinh này.Thường thì phụ
huynh thoái thác không chòu gặp giáo viên.Có trường hợp viết thư mời nhiều
lần , phụ huynh không đến , tôi đã phải đến tận nhà thậm chí nhờ sự can thiệp
của Ban giám hiệu ,của Hội phụ huynh. Khi gặp được phụ huynh , tôi giải
thích ,thuyết phục cho phụ huynh thấy được những bất lợi và thiệt hại kinh tế
cho trẻ , cho gia đình nếu trẻ học yếu phải ở lại lớp .Tôi cùng thống nhất với
phụ huynh cách dạy đọc ,viết , làm tính cho trẻ học yếu ở lớp và ở nhà .Tôi đề
nghò phụ huynh mỗi ngày chở các bé đi học sớm và đón trễ một chút.Còn
tôi,mỗi ngày đến lớp rất sớm để có thời gian kèm riêng cho các bé yếu. Tôi
chia thời gian buổi sáng kèm Tiếng Việt , còn chiều tôi kèm Toán .Thường thì
tôi cho trẻ đọc bài trước sau đó viết bảng con các âm ,vần còn quên , cuối cùng
thực hành làm những bài Toán mà tôi cho sẵn .Hàng ngày, tôi đều kiểm tra , ôn
và dạy lại những gì trẻ học yếu còn chưa nắm chắc cho đến khi thấy trẻ vững
vàng rồi bắt đầu dạy sang kiến thức mới.Cứ kiên trì như thế , một hai tháng là
trẻ sẽ theo kòp chương trình dạy.
b) Đối với học sinh yếu do nhút nhát :

Tôi liên hệ , trao đổi với phụ huynh về những biểu hiện tâm lý của trẻ
khi ở lớp và ở nhà để nắm bắt nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thụ động. Sau

đo,ù tôi cùng phụ huynh bàn bạc tìm những biện pháp giải quyết tình trạng của
trẻ. Chẳng hạn , ở nhà : phụ huynh cần khuyến khích trẻ nói , nhận xét , nêu ý
kiến trước mọi vấn đề mà trẻ quan tâm hoặc khi bé đọc bài thì yêu cầu trẻ đọc
thật to , rõ .Nếu trẻ làm tốt thì khen trẻ ngay, không nên chê, nhạo báng khi trẻ
làm chưa tốt vì như thế lần sau trẻ sẽ không hứng thú để làm nữa.Còn ở lớp,vào
giờ chơi ,tôi thường xuyên gọi trẻ lên để hỏi han , trò chuyện tạo sự thân thiện
với trẻ , xua tan dần nỗi “sợ” cô và khiến trẻ từ từ dạn dó , chòu “nói” và không
còn ngạy ngùng khi nói.Trong mọi tiết học , tôi thường gọi các trẻ phát biểu
những câu hỏi dễ ,lặp lại lời bạn và nhất là khuyến khích gọi trẻ lên bảng làm
bài một cách thường xuyên để giúp bé bớt nhút nhát trước đám đông.Nếu trẻ
làm tốt, tôi liền cho cả lớp vỗ tay tuyên dương còn khi trẻ làm chưa tốt thì tôi
hướng dẫn trẻ làm lại và nhắc nhở các bạn khác không được cười bạn.
Hiện tại , lớp tôi đang dạy có em Nguyễn Hồng Ngọc , em Phan Nhật
Minh . Lúc đầu năm , các em học yếu vì nhút nhát : gọi đọc bài là lắp bắp ,
không đọc được , cứ đứng im không chòu mở miệng .Còn tôi thì không hiểu
thực sự là các bé có biết đọc hay không. Giờ Luyện nói thì không hề giơ tay
nếu tôi gọi thì lại không mở miệng phát biểu vì sợ sai , sợ bò cười .Và tôi đã làm
theo cách trên , tôi thấy từ từ hai bé đã mạnh dạn hơn .Hiện nay thì các bé đọc
bài , phát biểu to , rất tích cực .
c) Đối với học sinh yếu do vấn đề sức khỏe và trí tuệ chậm phát triển :
Đối với các bé này , giáo viên phải kèm cặp đặc biệt và phải kiên trì
nhẫn nại dạy dỗ bằng tình thương , bằng cả tấm lòng thì mới hy vọng có được
sự tiến bộ từ phía các em .Với học sinh bình thường giáo viên chỉ giảng dạy một
lần nhưng với học sinh này giáo viên có khi phải giảng đến mười lần . Trong
khi giảng dạy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt mọi cách dạy khác
nhau và cần sử dụng nhiều dụng cụ trực quan , vật thật phù hợp đúng lúc , đúng
chỗ sao cho giúp trẻ dễ hình dung và dễ tiếp thu.Tuy nhiên , giáo viên cần lưu ý
thời gian dạy học vừa sức với trẻ vì khả năng chú ý trẻ không bền vững.Giáo
viên cần luyện phát âm , dạy phân biệt màu sắc hoặc dạy làm tính cho trẻ mọi
lúc , mọi nơi. Kết hợp phụ huynh tạo cho trẻ có môi trường giao lưu , giao tiếp

với bạn bè ,với mọi người để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bên cạnh đó , giáo viên còn phải kết hợp chặt chẽ với gia đình để tìm
kiếm sự hổ trợ từ phía phụ huynh đồng thời thông báo tình hình của trẻ hàng
ngày vào vở .Đó là những yêu cầu , lời dặn dò ngắn , cụ thể để giúp phụ huynh
có hướng giúp đỡ , rèn luyện cho trẻ.Ngược lại , giáo viên cũng yêu cầu phụ
huynh ghi lại ý kiến phản hồi cho giáo viên biết kết quả kèm cặp , theo dõi
việc học của con em mình ở nhà.
Nhớ lại, em Trọng Phi , em Tuyết Hương năm học 2004 – 2005,khả
năng tiếp thu vô cùng chậm .Tôi đã phải kiên trì vất vả để giúp bé biết đọc ,
biết viết .Bé Hương - bố mẹ không biết chữ nên không thể kèm thêm ở nhà
.Tôi đã nhờ gia đình tìm một gia sư cho béHng giúp kèm thêm bé theo lời
dặn dò mà tôi ghi về hàng ngày .Riêng bé Phi, tôi phải chở về nhà ba buổi
mỗi tuần chăm sóc , kèm việc học cho bé hầu như gần cả năm .
d) Đối với học sinh yếu do là người dân tộc :
Đối với các học sinh là người dân tộc , việc đầu tiên là tôi liên hệ với gia
đình trẻ để tìm hiểu môi trường giao tiếp , khả năng giao tiếp Tiếng Việt của
trẻ và những người trong gia đình.Có khi, tôi trao đổi với tổ trưởng khu phố nơi
gia đình trẻ sống để biết rõ khả năng hổ trợ của phụ huynh trong việc rèn trẻ
học .Tôi thường đề nghò phụ huynh cho trẻ đến trường ngòai giờ học để nhà
trường có hướng dạy phụ đạo thêm .Vì khả năng phát âm và nghe của trẻ kém
nên khi dạy âm, tôi thường tập trung hướng dẫn mẫu cách phát âm thật chuẩn
xác , thật chậm , thật rõ và làm nhiều lần để học sinh theo dõi .Rồi sau đó tôi
chỉ cách đặt lưỡi ,độ mở của miệng khi bắt đầu hay kết thúc và cho trẻ thực
hành phát âm nhiều lần.Riêng dạy đọc , hiểu các từ ngữ ,tôi thường đưa tranh ,
vật thật mà mình sưu tầm cho trẻ xem hoặc đưa từ vào ngữ cảnh để phân biệt
nghóa các từ . Ví dụ : bàn # bàng , than # thang.Nếu dạy trẻ nắm chắc cách phát
âm , cách đọc đúng thì sẽ giúp trẻ viết chính tả không sai về sau.
Bước 2 : Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm :

Vào đầu năm học , tôi thường lập kế họach dạy học cụ thể cho

cả năm học:
Ngay từ đầu năm học, sau khi tìm hiểu tình hình học tập , đặc điểm về
thể chất , tâm sinh lí của học sinh , tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi , chia tổ , bầu
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp.Lập danh sách phân chia các đối tượng : học
sinh giỏi , học sinh có năng khiếu ,học sinh yếu để có kế hoạch phối hợp với
nhà trường bồi dưỡng , phụ đạo và tiện việc theo dõi tình hình học tập , hạnh
kiểm của trẻ theo từng tháng.
• Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với trẻ học yếu :
Những trẻ học yếu thông thường nên xếp ngồi những bàn đầu hoặc ở vò
trí gần tầm kiểm soát của giáo viên nhất để tiện việc kiểm tra , theo dõi . Trong
giờ học , việc sắp xếp các em nhanh nhẹn , học khá - giỏi ngồi gần các em học
yếu và nhút nhát là rất cần thiết.
Khi sắp xếp chỗ ngồi, điều thứ nhất cần tránh là xếp những trẻ học yếu
ngồi cùng bàn hoặc ngồi ở vò trí cuối lớp vì khả năng tập trung , chú ý và tiếp
thu của các trẻ thường rất kém đồng thời việc kèm cặp trong giờ học cũng khó
khăn cho giáo viên .Điều thứ hai cần tránh là cho trẻ học yếu ngồi “cách ly”
hoặc ngồi “ưu tiên” trên bàn giáo viên vì như thế làm cho trẻ bò cô lập , mặc
cảm.
• Chia tổ :
Trong lớp , đảm bảo các đối tượng học sinh Giỏi , Khá , Trung bình
Yếu , Năng khiếu được chia đều cho các tổ. Giáo viên cần tạo sự thi đua học
tập tích cực giữa các tổ ngay từ đầu năm học bằng cách phổ biến rõ nhiệm vụ ,
nội qui , cách thưởng , phạt thật rõ ràng.Nhờ có sự thi đua trong học tập, trẻ có
động lực để cố gắng trong học tập , tạo được sự hổ trợ động viên , nhắc nhở
cùng nhau học tập tốt giữa các thành viên trong tổ.
Khi có thi đua trong tổ nhóm , các em giỏi ,nhanh nhẹn sẽ cố hết
sức mình động viên , khuyến khích các bạn còn lại cùng đưa tay phát
biểu để đạt bông hoa thi đua trong ngày.
• Xây dựng đội ngũ cán sự lớp giỏi :
Sau khi bầu cán sự lớp , giáo viên cần hướng dẫn , bồi dưỡng đội ngũ

cán sự lớp giỏi vì đây là những trợ thủ đắc lực có khả năng giúp đỡ giáo viên
trong vấn đề quản lý và xây dựng nề nếp lớp.Đây là những học sinh “đầu tàu”
trong học tập , trong các phong trào thi đua của lớp của trường .Mặt khác , cán
sự lớp còn là người có khả năng giúp đỡ các học sinh yếu của lớp , hổ trợ giáo
viên trong việc kiểm tra , kèm cặp học sinh yếu cùng với giáo viên.
• Xây dựng đôi bạn cùng học tập tiến bộ:
Một điều mà ai cũng thừa nhận là : “ Học thầy không tày học bạn” .
Vâng ,câu tục ngữ trên lúc nào tôi thấy đúng với trẻ trong mọi lúc.
Ngay trong những ngày đầu tiên của năm học mới , sau khi sắp xếp chỗ
ngồi , tôi cho trẻ tự làm quen , tự tìm hiểu nhau về tên , tuổi , sở thích một cách
thoải mái . Qua đó các em sẽ tự tìm thấy người bạn phù hợp , thân thiết của mình,
giúp các em cảm thấy vui ,mạnh dạn hơn mỗi khi đến lớp . Tôi thành lập Câu lạc
bộ “Đôi bạn học tập cùng tiến bộ “ .Học sinh thật sự rất thích được làm “ thầy ,
làm cô” cho nên các bé rất khoái chí khi được giao trọng trách Tôi phân công
nhiệm vụ cụ thể và có phần thưởng vào cuối tuần đối với đôi bạn có tiến bộ : đọc
bài to, viết chữ đẹp , làm tính nhanh.
Mỗi ngày trước tiết học tôi luôn phân công hai bạn cạnh nhau kiểm tra đọc
bài của nhau .Tôi nhờ các bạn học giỏi kèm cặp các bạn học yếu lúc tôi có việc
bận và tôi luôn nhận được kết quả khả quan khi tôi kiểm tra lại .Đôi khi có dạng
Toán “Điền > < =” tôi giảng mãi trò không hiểu nhưng khi để trẻ giỏi giúp trẻ yếu
học thì tôi thật sự bất ngờ vì với ngôn ngữ của lứa tuổi trẻ dễ dàng hiểu nhau
hơn .Tôi quan sát thấy Kim Ngân - học sinh năm 2004 – 2005 giảng bài cho Thế
Hòang vế dấu >,< ,= như sau : 12 tuổi lớn hơn 4 tuổi , 12 lớn hơn 4 và em ra hiệu
dấu lớn như là cánh tay phải gấp vào và ngược lại dấu bé là cánh tay trái gấp
vào Sau đó Thế Hoàng cũng làm theo và có vẻ rất khoái vì hiểu bài”. Tôi luôn tạo
mọi điều kiện để các trẻ cùng học , cùng chơi , cùng sinh hoạt với nhau ở mọi lúc
mọi nơi, trẻ giỏi giúp trẻ yếu, trẻ lanh lợi giúp trẻ nhút nhát bằng nhiều hình thức
học và chơi, các phương pháp vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi tiểu học như: kể
chuyện , trò chơi , đóng kòch , thi đua , . . . giúp các trẻ thực sự yêu thương, đoàn
kết, hòa thuận, cùng nhau phấn đấu tiến bộ về mọi mặt.

• Tổ chức hình thức và phương pháp dạy học phong phú,
đa dạng :
Trong giờ dạy học, tôi luôn vận dụng các hình thức ,phương pháp dạy
học sao cho đảm bảo mọi đối tượng học sinh của lớp đều được tham gia.Thường
xuyên cập nhật thông tin về tình hình học tập , tình hình sức khỏe và những
biến đổi bất thường của trẻ để kòp thời thông báo cho phụ huynh cùng tìm cách
giải quyết những khó khăn .
+ Tạo mối tương tác trong nhóm nhỏ ( 2 – 4 HS ) : Tôi xếp trẻ nhút nhát
thụ động , học yếu ngồi chung với học sinh giỏi lanh lợi nhằm tạo sự hổ trợ
cùng học tập giữa trẻ yếu với trẻ học khá giỏi và giúp trẻ xóa dần khoảng
cách với bạn bè, tạo tình thân và cũng như trách nhiệm cụ thể . Từ đó nảy sinh
tinh thần học tập tích cực hơn .
+ Tạo tinh thần thi đua giữa các tổ : Ởû bất cứ môn học nào , tôi luôn tổ
chức trò chơi thi đua giữa các tổ như : Câu cá , Chiếc nón kỳ diệu, Gấu đưa thư,
Đi chợ và đây chính là động lực giúp các em đoàn kết, hổ trợ nhau ,
khuyến khích nhau cùng tham gia để chiến thắng .Những học sinh yếu ,nhút
nhát luôn được tạo điều kiện tham gia trò chơi ,trình bày ý kiến của mình trước
tổ .
+ Luôn khuyến khích , tuyên dương , khen thưởng kòp thời :
Khi nêu các câu hỏi hay các bài tập thực hành tôi luôn chú ý có các câu
hỏi và bài tập mức độ dễ cho đối tượng học sinh yếu của lớp ,thường xuyên
động viên trẻ giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi của cô , khuyến khích trẻ lên
bảng làm bài hay nêu nội dung tranh . Đầu tiên ,tôi gọi những học sinh khá,
giỏi phát biểu trước, sau đó cho học sinh yếu lập lại câu trả lời từ dễ đến khó,
dù đúng hay sai thì những trẻ đó luôn được lớp thưởng một tràng pháo tay thật
lớn .
Nếu tự trẻ thực hiện được yêu cầu của cô thì luôn luôn có một điểm 10
cho trẻ hay cả tổ được cắm cờ chiến thắng và lúc đó khó mà tả được vẻ mặt
rạng ngời hảnh diện pha lẩn ngại ngùng của trẻ .
Lúc đầu, mỗi tiết tôi chỉ gọi trẻ hai lần , dần dần số lần mời tăng lên ,

có lúc thì cô chọn, có lúc thì bạn mời, có lúc thì chính trẻø xung phong, . . .
Khi trẻ phát biểu hoặc có biểu hiện tiến bộ trong học tập, tôi luôn nêu
gương, tuyên dương, thưởng quà đột xuất hay hàng tuần trước lớp, khen trẻ
trước phụ huynh, . . .
• Xây dựng nề nếp lớp thật tốt :
Trong mỗi cuộc họp phụ huynh , tôi thường nêu qua nội dung chương
trình học của lớp ,gợi ý giúp đỡ cho trẻ học ở nhà , cách giúp trẻ tự sọan bài ,
tự ôn bài ở nhà và yêu cầu phụ huynh không làm thay mà chỉ hướng dẫn hoặc
cùng làm với trẻ cho đến khi nào thấy trẻ tự làm tốt.Tôi còn cho phụ huynh
nắm nội quy trường lớp , những nhiệm vụ mà học sinh lớp một cần thực hiện
được trong năm học .Trong đó vấn đề an toàn sức khỏe của trẻ ,vệ sinh cá
nhân , vê sinh trường lớp tôi nhờ phụ huynh đặc biệt kiểm tra ,nhắc nhở , giáo
dục các cháu mỗi ngày.
Kết hợp với Tổng phụ trách , sao đỏ , ban cán sự lớp xây dựng nề nếp và
ý thức xếp hàng ra vào lớp , giữ vê sinh trường lớp ,tham gia các phong trào của
trường . Tôi từng bước hướng dẫn ,xây dựng nề nếp học tập ở lớp thật tốt theo
phương châm “ Nề nếp tốt , học tập tốt”.
• Phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường :
Việc giúp học sinh yếu tiến bộ cũng là mối quan tâm hàng đầu của Ban
giám hiệu .Do vậy, giáo viên phải thông báo cụ thể tình hình các đối tượng học
sinh yếu ngay từ đầu năm học cũng như quá trình rèn học sinh yếu tiến bộ theo
hàng tháng cho Ban giám hiệu nắm.
Tôi luôn theo dõi việc chuyên cần đi học phụ đạo của trẻ học yếu kòp để
liên lạc , động viên phụ huynh hổ trợ trong việc đưa đón trẻ đến lớp phụ đạo
cũng như kiểm tra việc tiến triển hàng ngày của trẻ để kòp thời thông báo tình
hình học tập và đề xuất những nội dung dạy phụ đạo phù hợp với trình độ của
trẻ và có nội dung dạy đồng bộ với giáo viên chủ nhiệm cho giáo viên phụ đạo
để có hiệu quả.
• Kiểm tra –Đánh giá việc học tập của học sinh :
Việc theo dõi , kiểm tra , động viên thường xuyên nhằm giúp giáo viên

nắm được sự tiến bộ của trẻ nhằm có hướng phát huy hoặc tiếp tục tìm biện
pháp khắc phục . Thông thường, việc kiểm tra , động viên trẻ được thực hiện
theo hai thời điểm :trong các tiết học và vào cuối tuần - vào giờ sinh hoạt tập
thể ,học sinh sẽ tổng kết những bông hoa điểm mười ,bông hoa phát biểu , bông
hoa làm việc tốt , bông hoa vở sạch chữ đẹp giữa các tổ .Mỗi tháng , giáo viên
sẽ tổng kết , phát thưởng cho học sinh tiến bộ , đôi bạn học tập cùng tiến bộ
của lớp .Phần thưởng thường là quyển truyện tranh , cây bút chì , đồ chuốt .
Những học sinh tiêu biểu trong tổ sẽ được tuyên dương và nhận quà của
trước lớp. Bên cạnh đo,ù còn có các món quà đặc biệt dành cho những học sinh
nào có nhiều tiến bộ trong tuần , trong học kì và phần thưởng dành cho các bạn
đã giúp bạn cùng tiến bộ . Nhìn chung , những món quà dù nhỏ nhưng lại là
động lực vô cùng to lớn trong việc khích lệ học sinh tiến bộ trong học tập.

Tóm lại, để giúp trẻ học yếu tiến bộ giáo viên không chỉ kèm cặp ,
phụ đạo thêm ngòai giờ học mà còn cần giúp trẻ có niềm tin , động lực học
tập bằng các hình thức , phương pháp học ở lớp nhằm kích thích, khơi gợi khả
năng học tập ở trẻ qua các hoạt động học ở lớp.
3/HIỆU QUẢ BAN ĐẦU :
 Qua các năm giảng dạy ở lớp Một,với các biện pháp trên tôi nhận thấy
rằng :
- Phụ huynh đã thống nhất với giáo viên cách hướng dẫn học cũng như
cách giáo dục con em mình ở nhà . Phụ huynh đã tạo điều kiện hổ trợ giáo viên
rất nhiều trong việc kèm cặp những trẻ học yếu.
- Học sinh trung bình yếu đã tiến bộ rất nhiều về mọi mặt, linh hoạt,tự
tin, mạnh dạn và có những kiến thức cơ bản vững chắc để tiếp tục học ở các lớp
trên.
- Trong giờ học học sinh yếu thường xuyên giơ tay phát biểu, xung
phong sửa bài.Học sinh không còn sợ sệt đi học ,đọc bài to , chữ viết cứng cáp ,
làm toán khá tốt.
- Học sinh trong lớp có tinh thần hổ trợ , đòan kết cùng giúp bạn học tập

tốt .Chữ viết của học sinh lớp tôi tiến bộ , số lượng xếp loại C giảm dần. Số
lượng học sinh viết chữ đẹp tăng lên .Tỉ lệ học sinh trung bình yếu giảm dần ,
học sinh khá giỏi tăng lên.
- Bản thân giáo viên tạo được niềm tin ở phụ huynh , sự an tâm cho Ban
giám hiệu và hơn nữa là làm tốt nhiệm vụ của một người giáo viên là trồng
người – ươm mầm tương lai.

Cuối cùng,bằng tất cả nổ lực của tập thể học sinh lớp , của phụ
huynh và giao viên , các trẻhọc yếu đã tiến bộ nhiều so với trước kia, không
còn đọc bài phải đánh vần , làm toán không còn xòe tay tính , viết chữ cẩn
thận hơn, ham thích đến trường .Cụ thể môn Tiếng Việt và môn Toán so sánh
đầu năm và cuối năm như sau :
Lớp chủ nhiệm :
NH –

SỈ SỐ
THỜI
ĐIỂM
TOÁN TIẾNG VIỆT
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
03 – 04
(47)
Đầu năm 12
25,5%
13
27,6%
14
29,7%
8
17,2%

11
23,6%
13
27,6%
14
29,7%
9
19,1%
Cuối năm 46 1 45 1 1
04 - 05
(38)
Đầu năm 15
39%
10
25,6%
8
21,5%
5
13,9%
10
25,6%
12
31,6%
7
18,4%
9
24,4%
Cuối năm 34
99,6%
3

7,8%
1
2,6 %
0 24
63,1%
12
31,6%
2
5,3%
0
06 - 07
(50)
Đầu năm 15
30%
14
28%
11
22%
10
20%
11
22%
10
20%
18
36%
11
22%
Cuối năm 35
70%

13
26%
2
4%
0 47
94%
3
6%
1
2%
0
4/KIỂM NGHIỆM :
Trong năm học 2004 - 2005 , kinh nghiệm của rôi đã được triển khai
trong KHỐI 1 và đã thu được kết quả khả quan như sau :
Khối 1 :
NH -
SS
THỜI
ĐIỂM
TOÁN TIẾNG VIỆT
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
04 – 05
319
Đầu năm 78 98 112 31 75 87 119 38
Cuối năm 223 92 4 0 234 76 9 0
06 – 07
262
Đầu năm 58 79 21 65 75 25
Cuối năm 250 9 3 0 227 25 9 1
5/TỰ NHẬN XÉT KẾT QUA Û :

- Khi vận dụng các biện pháp trên nhằm giúp học sinh yếu học tập tiến
bộ tôi thấy học sinh yếu mau tiến bộ, theo kòp các bạn trong
lớp.Chẳng hạn các em Thanh Thủy, Hồng Ngọc , Hữu Đạt cuối
năm đạt học sinh giỏi .
- Nề nếp lớp học tốt , học sinh mạnh dạn , tự tin và có ý thức tự học
tốt.
- Chất lượng học đào tạo được nậng lên , giảm hẳn sự phân hóa trình
độ trong học sinh của lớp.


Tôi hy vọng với sáng kiến này có thể áp dụng không chỉ ở
khối Một mà còn nhân rộng ở tất cả các khối lớp nhằm góp
phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu của trường.
IV/MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH
NGHIỆM
1/ MẶT TÍCH CỰC CỦA KINH NGHIỆM :
- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được tất cả các lớp ở bậc
Tiểu học góp phần giúp giảm số lượng học sinh yếu của trường , tạo niềm tin
yêu của phụ huynh khi cho con em vào học ở trường .
- Thông qua các biện pháp của sáng kiến , giáo viên chủ nhiệm cảm thấy
gần gũi , thương yêu học sinh hơn .
- Tạo tinh thần đoàn kết cùng nhau giúp đỡ bạn vượt khó trong học tập
của học sinh lớp .
- Vấn đề nền nếp lớp sẽ được ổn đònh , học sinh tự giác chấp hành tốt
các nội quy , quy đònh của nhà trường .
- Nhờ học tập tiến bộ , học sinh sẽ mạnh dạn , tự tin tham gia phong trào
của Đoàn – Đội , một cách tự giác và tích cưc ï.
2/ MẶT HẠN CHẾ CỦA KINH NGHIỆM :

Trong quá trình thực hiện tôi cũng như các bạn đồng

nghiệp trong trường chưa tìm thấy mặt hạn chế của kinh
nghiệm .
V/NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN , VẬN DỤNG KINH NGHIỆM
1/ BÀI HỌC :
- Qúa trình giúp học sinh học yếu tiến bộ đòi hỏi giáo viên phải đầu tư
nhiều về thời gian , cần phải có sự kiên trì , nhẫn nại , phải có cái tâm của một
nhà giáo và nhất là không được nóng vội trong quá trình kèm cặp học sinh yếu
tiến bộ.Khi thực hiện các biện pháp trên cần phải thực hiện đến nơi , đến chốn ,
tránh nửa vời.
- Trong các giờ lên lớp, giáo viên phải chuẩn bò chu đáo các hoạt động,
các đồ dùng dạy học và phương pháp dạy học đa dạng , phong phú để hấp dẫn
học sinh
- Cần có sự phối hợp , hổ trợ của phụ huynh học sinh trong việc đưa đón ,
nhắc nhở trẻ ở nhà và quan trọng là bản thân tự vận động của học sinh.Do vậy ,
giáo viên cần kích thích sự ham thích học tập ở trẻ .
2/ VẬN DỤNG :
Một số điều cần lưu ý khi vận dụng kinh nghiệm :
 Khi tìm hiểu hoàn cảønh học sinh thông qua phụ huynh, giáo
viên cần hết sức tế nhò và khéo léo , tránh tìm hiểu quá sâu gây ra
những hiểu lầm không đáng trong nội bộ gia đình của họ .
 Khi kèm cặp, hướng dẫn , giáo viên tránh la mắng , chê bai
các em học yếu trước cả lớp sẽ gây các em chán nản ,bất cần
không chòu hợp tác .
 Kết quả việc rèn học sinh yếu phải được cập nhật đầy đủ và
thường xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh .
 Khi thực hiện công tác chủ nhiệm , Một điều quan trọng rất cần
là sự kiên trì , nhẫn nại của người giáo viên.Việc cần tránh là quát
nạt , có thái độ coi khinh , chê bai trẻ học yếu trước lớp , với đồng
nghiệp hoặc tỏ ra tội nghiệp các trẻ đó vì như thế khiến trẻ mặc

cảm , xấu hổ và chỗ dựa vào giáo viên .Công tác rèn luyện cho
trẻ yếu học tập tiến bộ không phải chỉ ngày một ngày hai là
xong mà cần được duy trì đến tận các lớp trên nữa .
VI/KẾT LUẬN

Giúp trẻ học yếu tiến bộ là công việc cần thiết và là trách nhiệm của một
người giáo viên. Không phải tự nhiên mà học sinh học tập tiến bộ nếu không có
sự vun đắp , rèn luyện không mệt mỏi của nhà trường , của gia đình , và đặc
biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp . Không chỉ tìm tòi , sáng tạo trong
giảng dạy để lôi cuốn học sinh , điều quan trọng không kém là chính bản thân
của người giáo viên trước hết phải là một người có lòng yêu nghề , “sống có
trách nhiệm”, xem học sinh như con em của mình và cố hết sức để giảng dạy
hiệu quả.
Đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ bé tôi xin được chia sẻ cùng các đồng
nghiệp để góp phần san sẻ nổi lo chung của nhà trường trước vấn đề chất lượng
đào tạo nhằm xây dựng nền móng kiến thức vững chắc cho trẻ trước khi bước
vào cấp học cao hơn.
Tân Bình , ngày 20 tháng 4 năm 2007
Người viết

Văn Ngọc Tôn Vân
Tên đơn vò : Trường Tiểu học Tân trụ
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2006 – 2007
    
- Tên tác giả :
- Chức vụ : Bộ phận công tác :
- Hoặc lớp dạy : Hoặc môn dạy :
- Các lớp dạy :
- Trình độ văn hóa :

- Trình độ chuyên môn , nghiệp vụ :
- Tên đề tài đăng ký:
- Phạm vi áp dụng :
- Sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng :
- Thời gian áp dụng :
- Sáng kiến kinh nghiệm chưa áp dụng :
- Mục đích ( hoặc yêu cầu ) , thực trạng liên quan đề tài :



- Dự kiến các giải pháp , biện pháp (ghi tóm tắt) :









Xác nhận của đơn vò Ngày tháng năm 2007
(hoặc tổ khối) Người đăng ký
(Ký, Họ và tên )


Nhận xét của Khối Một ( Khối trưởng ) :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhận xét của Chủ tòch Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp
trường :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chủ tòch Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm
(Kí tên , đóng dấu )

×