Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 197 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
PHM TH THANH MAI
quản lý nhà nớc nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với ngời nghèo
trên địa bàn thành phố hà nội
LUN N TIN S KINH T
H NI - 2014
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
PHM TH THANH MAI
quản lý nhà nớc nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với ngời nghèo
trên địa bàn thành phố hà nội
Chuyờn ngnh : Qun lý kinh t
Mó s : 62 34 01 01
LUN N TIN S KINH T
Ngi hng dn khoa hc: PGS, TS NGUYN HU THNG
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Thị Thanh Mai
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đói nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát
triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 7


1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đói nghèo, dịch vụ cho người
nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
người nghèo ở Hà Nội 14
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở
CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 21
2.1. Người nghèo và các dịch vụ cần thiết cho người nghèo 21
2.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước cấp
tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 38
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
người nghèo ở trong nước và quốc tế 52
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
3.1. Thực trạng đói nghèo và các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa
bàn thành phố Hà Nội 72
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm phát triển các
dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 95
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản
đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 114
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 124
4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát
triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 124
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ
cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 134
KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
An sinh xã hội
BRI
Ngân hàng nhân dân Inđônêxia
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSXH
Chính sách xã hội
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
DVVL
Dịch vụ việc làm
DVXH
Dịch vụ xã hội
HĐND
Hội đồng nhân dân
KTXH
Kinh tế - xã hội
KCHT
Kết cấu hạ tầng
NGO
Tổ chức phi chính phủ
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTG

Ngân hàng Thế giới
NSNN
Ngân sách nhà nước
QLNN
Quản lý nhà nước
SHG
Tổ chức tự lực
TBXH
Thương binh và xã hội
TCTD
Tổ chức tín dụng
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo, cận nghèo qua các giai đoạn của cả nước và Hà Nội 27
Bảng 3.1: Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn
2001 - 2011 72
Bảng 3.2: Đặc điểm việc làm của người nghèo ở Hà Nội qua điều tra 75
Bảng 3.3: Điều kiện nhà ở và môi trường sống của người nghèo ở Hà Nội 76
Bảng 3.4: Thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo ở Hà Nội 77
Bảng 3.5: Các khó khăn và cách giải quyết khó khăn của hộ nghèo ở
Hà Nội 78
Bảng 3.6: Mức độ tham gia các hoạt động xã hội của người nghèo và lý
do không tham gia 80
Bảng 3.7: Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ ở Hà Nội qua điều tra 81

Bảng 3.8: Trình độ văn hóa của người dân Hà Nội qua điều tra 84
Bảng 3.9: Trình độ tay nghề của người nghèo ở Hà Nội qua điều tra 85
Bảng 3.10: Số lao động xuất khẩu của thành phố Hà Nội 87
Bảng 3.11: Số liệu lao động việc làm của Hà Nội giai đoạn 2000-2010 89
Bảng 3.12: Mạng lưới tín dụng và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính
sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2010 93
Bảng 3.13: Một số văn bản của thành phố về tín dụng cho người nghèo
giai đoạn 2008 - 2011 99
Bảng 3.14: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội cho
người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội (tính đến 31/12/
2012) 102
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ hội tìm việc làm của người nghèo Hà Nội. 28
Hình 3.1: Tỷ lệ nghèo theo từng chiều thiếu hụt của thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh 74
Hình 3.2: Cơ cấu độ tuổi được nhận hỗ trợ dịch vụ việc làm 90
Hình 3.3: Tỷ lệ các tổ chức, cá nhân cho người nghèo Hà Nội vay tiền 91
Hình 3.4: Mô hình phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cung
cấp dịch vụ cơ bản nhằm xóa đói giảm nghèo 95
Hình 3.5: Mô hình tổ chức Ban chỉ đạo trợ giúp người nghèo Hà Nội 96
Hình 3.6: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ tín dụng 107
Hình 3.7: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm 112
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo luôn là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc
biệt đối với đang phát triển như Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và đang được thực hiện từ nhiều năm
nay. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN được phê duyệt tháng

5/2002 nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt
trong quá trình phát triển KTXH của đất nước” [14].
Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ:
Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình XĐGN ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương
thức xoá đói, giảm n ghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát
triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo
bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên
làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [32].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của
Chính phủ và thực thi của các cấp chính quyền, nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong công cuộc XĐGN, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, tỷ
lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 64% những năm 1980 xuống còn 17% năm 2001,
vào khoảng 14,2% năm 2010. Những năm gần đây, do bất ổn về kinh tế, lạm
phát cao cùng với hậu quả nặng nề của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân
nói chung, nhất là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2011, tỷ lệ
nghèo cả nước vẫn còn trên 14%.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều
cố gắng trong công tác XĐGN, trở thành một trong số địa phương tiêu biểu, đi
đầu của cả nước về thành tựu XĐGN. Tính đến năm 2005, về cơ bản, Hà Nội
không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Đến cuối năm 2007, Hà
Nội chỉ còn 2,3% hộ nghèo, hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND
2
thành phố đề ra. Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12
của Quốc hội, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được điều chỉnh, mở rộng
với diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số là 6.232.940 người. Tỷ lệ hộ
nghèo tăng lên, đạt mức 7%. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vì thế cũng là một
thách thức đối với chính quyền Thủ đô trong quá trình phát triển KTXH Hà Nội
vì mục tiêu ổn định bền vững.
Những năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều dịch

vụ khác nhau cho người nghèo Hà Nội như: cho vay lãi suất ưu đãi thông qua
quỹ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), xây dựng chính sách ưu
tiên đối tượng thuộc hộ nghèo trong xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, khuyến
khích doanh nghiệp nhận lao động địa phương thuộc hộ nghèo vào làm việc…
Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 vừa được Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (TBXH) công bố cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Hà
Nội còn 1,52% và Hà Nội thuộc một trong năm tỉnh, thành phố có số hộ nghèo
thấp nhất cả nước.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận nêu trên, trên bình diện tổng thể,
quản lý nhà nước (QLNN) đối với XĐGN nói chung và đối với một số dịch vụ
cho người nghèo nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định, như: QLNN đối với
dịch vụ việc làm (DVVL) tại các trung tâm giới thiệu việc làm hay đào tạo nghề
cho người nghèo chưa sâu sát; việc hoạch định chính sách tài chính cho người
nghèo vẫn còn chắp vá, manh mún, chưa có tính đột phá; công tác kiểm tra, kiểm
soát dịch vụ tài chính cho người nghèo còn lỏng lẻo, việc cấp phát trợ cấp cho
người nghèo ở một số nơi chưa kịp thời…
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cùng
với sự tác động của thiên tai, nhiều rủi ro bất trắc có thể xẩy ra, tình trạng phân
hóa giàu nghèo tăng lên, tình trạng tái nghèo có nguy cơ gia tăng. Để giảm
nghèo một cách bền vững, việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo một cách
có hiệu quả có ý nghĩa lớn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp
3
hoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên
địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thiết thực, cấp bách. Đó là lý do chủ yếu
của việc lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ
bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ
kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn có liên quan, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN nhằm phát

triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN
nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ
bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN của chính quyền
thành phố Hà Nội nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên
địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, việc nghiên cứu đề tài tập
trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu là QLNN ở cấp tỉnh, thành phố nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nội dung cơ bản của QLNN
đối với một số dịch vụ cho người nghèo trên địa bàn Hà Nội, gồm hai loại dịch
vụ cơ bản là dịch vụ tài chính và dịch vụ việc làm.
Việc nghiên cứu thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối
với người nghèo trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến nay; các giải pháp đề xuất
nhằm hoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020.
4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề QLNN nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trong sự biến đổi không ngừng, trong
mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, gắn với những điều kiện cụ thể.
Về phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử

dụng bao hàm cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp; phương pháp
định tính, định lượng và phối hợp.
Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về
QLNN đối với một số dịch vụ cho người nghèo, dựa trên cách tiếp cận đói nghèo
đa chiều, cách thức XĐGN chủ yếu là cung cấp một số dịch vụ cơ bản cho người
nghèo (được luận chứng), với giả định về tính hiệu quả của việc cung cấp một số
dịch vụ cho người nghèo từ phía Nhà nước, nội dung và phương thức QLNN đối
với các dịch vụ này. Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những kiến
nghị về QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo nói
chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về đói
nghèo, XĐGN cũng như hiện trạng QLNN đối với các dịch vụ cho người nghèo
(chủ yếu trên địa bàn Hà Nội) để khái quát hoá (quy nạp), rút ra những nhận
định, kết luận về QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người
nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đổi mới.
Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi sử dụng cả phương pháp định tính, định
lượng và phối hợp cả hai phương pháp đó. Theo đó, phương pháp định tính được
sử dụng trong việc mô tả, đưa ra các khái niệm, đặc điểm của đói nghèo đô thị,
phương thức XĐGN ở đô thị, nội dung và phương thức QLNN nhằm phát triển
các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo đô thị nói chung và thành phố Hà Nội
nói riêng. Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế nào và tại sao:
QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo và tại sao?
5
Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự biến động về
đói nghèo, XĐGN, những chuyển động trong QLNN nhằm phát triển các dịch vụ
cơ bản đối với người nghèo ở Hà Nội cũng như lượng hoá một số vấn đề nghiên
cứu có liên quan.
Để kiểm định một số luận điểm theo phương pháp định tính và lượng hoá
một số chỉ tiêu về đói nghèo, XĐGN và QLNN đối với một số dịch vụ cho người
nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra theo mẫu

phiếu điều tra XHH nhằm làm rõ nhu cầu và mức độ cung cấp dịch vụ cho người
nghèo. Quy mô điều tra tại 710 hộ dân thuộc 6 quận, huyện (Sóc Sơn, Ba Vì,
Thanh Trì, Hoàng Mai, Ứng Hòa và Mỹ Đức). Kết quả thu về được 648 phiếu
(đạt 91,3%). Kết hợp điều tra 210 cán bộ quản lý thuộc 02 sở (Sở Nông nghiệp
và PTNT, Sở Lao động - TBXH) và Viện nghiên cứu Phát triển KTXH Hà Nội,
thu về được 197 phiếu với việc phỏng vấn sâu 10 nhà quản lý thuộc 2 sở và cán
bộ quản lý của huyện Ba Vì (huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố) để
nắm rõ đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến QLNN nhằm phát
triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn Hà Nội.
Các phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dùng SPSS. Kết
quả xử lý phiếu điều tra như ở Phụ lục 1. Kết quả điều tra được sử dụng trong
luận án, đặc biệt là chương 3 của luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã có một số đóng góp mới về khoa học như sau:
- Tiếp cận đói nghèo đa chiều, lựa chọn hai loại dịch vụ cơ bản là dịch vụ
tài chính và dịch vụ việc làm làm công cụ giảm nghèo bền vững theo tiếp cận đa
chiều phù hợp với các thành phố lớn như Hà Nội, xây dựng mô hình QLNN đối
với hai loại dịch vụ cơ bản đó.
- Lượng hoá được nghèo theo tiếp cận đa chiều, giảm nghèo và QLNN
nhằm phát triển dịch vụ tài chính và việc làm để giảm nghèo bền vững đối với
người nghèo ở Hà Nội và được kiểm chứng bằng điều tra XHH.
6
- Các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm phát triển hai dịch vụ cơ bản là tài
chính và việc làm đối với người nghèo phù hợp với Hà Nội, phù hợp với cấp
thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả nghiên cứu có thể nhân rộng ra cho các
thành phố lớn khác ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công
bố, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của luận án
được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.

7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và XĐGN
được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nhà khoa học quan tâm đặc
biệt. Do vậy, đã có không ít nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài. Dưới đây sẽ hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước và quốc
tế có liên quan đến đề tài luận án.
1.1.1. Các nghiên cứu về đói nghèo, dịch vụ cơ bản đối với người nghèo
và vai trò của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo trên thế giới
Để góp phần XĐGN ở từng nước và trên toàn cầu, nhiều tổ chức và cá
nhân đã tiến hành các nghiên cứu về đói nghèo, các phương thức XĐGN. Trong
số đó, phải kể đến một số nghiên cứu điển hình, được coi như là “kim chỉ Nam”
trong xây dựng khuôn khổ hành động giải quyết đói nghèo của nhiều quốc gia
trên thế giới như các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (NHTG).
Một nghiên cứu mang tính toàn cầu về đói nghèo của NHTG “Đánh giá
tình trạng nghèo trên thế giới”, được coi là một trong các nghiên cứu khá sớm,
có tính toàn diện và hệ thống về vấn đề đói nghèo. Báo cáo của NHTG đưa ra
quan niệm người nghèo: “Một người được gọi là nghèo khi không có việc làm,
không có đủ tiền để mua lương thực thực phẩm để có thể duy trì được cuộc sống
của mình, không có tiền để cho con đi học và cũng không đủ tiền để chữa bệnh
khi ốm đau” [60, tr.19]. Trong báo cáo này, các thước đo về đói nghèo (chủ yếu
là đói nghèo về thu nhập) được xác định. Điểm nổi bật trong báo cáo này chính
là việc phát hiện và tổng kết các nguyên nhân của đói nghèo, trong đó đặc biệt là
sự hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực (như vốn, đất đai) cho sản xuất. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đề xuất với chính phủ các nước là cần chú trọng đến các chính

8
sách tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất cho người dân. Trên cơ sở đó
để tăng được thu nhập cho người nghèo, giúp họ tiếp cận với giáo dục và y tế, có
vậy mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Tuy nhiên, khung lý thuyết về
giải quyết đói nghèo mà nghiên cứu này đưa ra chưa toàn diện và thiếu cụ thể.
Trong công trình nghiên cứu “Hoàn thiện một số chính sách XĐGN chủ
yếu của Việt Nam đến năm 2015”, tác giả Nguyễn Thị Hoa cho rằng có nhiều
quan niệm khác nhau về đói nghèo. Có ý kiến cho rằng “Đói nghèo là tình trạng
một nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng một “cái gì đó” ở
mức tối thiểu cần thiết [38, tr.13]. Sự khác nhau về “cái gì đó” đã được đề cập
đến với ba lý thuyết chủ yếu: lý thuyết của trường phái phúc lợi, trường phái nhu
cầu cơ bản và trường phái khả năng.
Theo trường phái phúc lợi, xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay
nhiều cá nhân trong xã hội không có được một mức phúc lợi kinh tế (thường
được sử dụng đồng nhất với mức sống) được coi là cần thiết để đảm bảo một
cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. Khi đó, tăng thu nhập
được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống. Theo cách hiểu này,
các chính sách XĐGN sẽ phải tập trung vào việc tăng năng suất, tạo việc làm…
qua đó nâng cao thu nhập để người dân có được mức phúc lợi kinh tế cao hơn.
Trường phái nhu cầu cơ bản coi “cái gì đó” mà người nghèo thiếu là một
tập hợp những hàng hoá và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thoả mãn
chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu
cơ bản đó bao gồm: lương thực, thực phẩm, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần
áo, giáo dục và y tế cơ sở, giao thông công cộng. Theo trường phái này, để
XĐGN, cần có chính sách cụ thể đối với từng loại nhu cầu cơ bản, chứ không
chỉ tập trung vào mỗi việc tăng thu nhập cho cá nhân.
Trường phái năng lực coi giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ
thuộc duy nhất vào độ thoả dụng hay thoả mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả
năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng để
vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Theo cách hiểu này, điều mà các

9
chính sách XĐGN cần làm là phải tạo điều kiện để người nghèo có được năng
lực thực hiện các chức năng cần thiết, đi từ những thứ rất cơ bản như đủ dinh
dưỡng, có sức khoẻ tốt, tránh được nguy cơ tử vong sớm… đến những nhu cầu
cao hơn như được tôn trọng, được tham gia vào đời sống xã hội, có tiếng nói và
quyền lực. Trường phái này khác cơ bản so với các trường phái trên ở chỗ nó
chú trọng đến việc tạo cơ hội để phát huy năng lực của người nghèo.
Năm 2000, NHTG thực hiện một nghiên cứu khác về đói nghèo trên phạm
vi toàn cầu “Báo cáo tình hình phát triển thế giới: tấn công đói nghèo” [63].
Trong đó, NHTG khẳng định bản chất của đói nghèo là đa chiều: Một là, sự khốn
cùng về vật chất, được đo lường theo thu nhập hoặc tiêu dùng hay nói cách khác
khía cạnh đầu tiên của đói nghèo là đói nghèo theo thu nhập; hai là, sự hưởng
thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế; ba là, nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi
ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu
nhập hoặc về sức khoẻ; cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực
của người nghèo.
Với phát hiện đói nghèo là đa chiều, các khía cạnh đó có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau nên NHTG đề xuất chiến lược tấn công đói nghèo với ba trụ cột
chính đó là tạo cơ hội, trao quyền và thiết lập mạng lưới an sinh xã hội (ASXH),
đồng thời, khuyến cáo các quốc gia 3 điểm: Một, cần có chính sách cụ thể để hỗ
trợ người nghèo có được các nguồn lực cần thiết như đất đai, vốn cho sản xuất
kinh doanh, tạo thu nhập để thoát đói nghèo về vật chất; hai, cần trợ giúp đặc
biệt từ chính phủ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch cho người nghèo; ba, phát
triển mạng lưới ASXH để giúp người nghèo chống đỡ với những rủi ro, giảm
thiểu tổn thương và cần tạo cơ hội nhiều hơn để người nghèo tham gia hiệu quả
vào các hoạt động ở địa phương.
Như vậy, qua các khuyến cáo của NHTG có thể thấy để XĐGN, có nhiều
dịch vụ cần được cung ứng đến người nghèo, đặc biệt là dịch vụ tín dụng, dịch
vụ đào tạo nghề, tạo việc làm và các dịch vụ xã hội (DVXH) khác như giáo
dục,y tế, cung cấp nước sạch, nhà ở, dịch vụ bảo hiểm

10
Năm 2004, NHTG thực hiện nghiên cứu “Báo cáo phát triển thế giới
2004: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo” [64]. Trong đó, nhóm tác
giả làm rõ một số vấn đề như: các dịch vụ nào có thể cải thiện được điều kiện
sống cho người nghèo, chính phủ có thể làm gì để các dịch vụ đó có tác dụng,
khuôn khổ nào cho việc cung ứng hiệu quả dịch vụ cơ bản cho người nghèo.
Báo cáo này đã một lần nữa khẳng định, các dịch vụ có quan hệ trực tiếp
đến sự phát triển của con người đó là giáo dục, y tế, nước, phương tiện vệ sinh
và điện. Đây cũng chính là các dịch vụ phục vụ nhu cầu cơ bản của con người
theo quan niệm nghèo nghèo của trường phái nhu cầu. Các tác giả cũng nhấn
mạnh rằng nghèo nghèo về thu nhập có thể được giải quyết nếu như chính phủ ở
các quốc gia nỗ lực trong thực hiện các chính sách tác động đến tạo thu nhập cho
người nghèo. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra bốn lý do khiến cho dịch vụ không
đến được với nghèo: i) Chính phủ chi tiêu rất ít cho các dịch vụ mà người nghèo
cần; ii) Tiền khó đến tay nhà cung ứng dịch vụ tuyến đầu; iii) Các nhà cung ứng
dịch không phải khi nào cũng được đãi ngộ xứng đáng; iv) Mức cầu về dịch vụ
của người nghèo thấp do các yếu tố về văn hóa, giới hay khoảng cách xã hội
giữa người nghèo và nhà cung ứng dịch vụ còn khá xa.
Từ đó, nhóm nghiên cứu gợi ý một số cách thức cung ứng dịch vụ cơ bản
cho người nghèo như: chính phủ trung ương cung cấp; ký hợp đồng cung ứng dịch
vụ với khu vực ngoài nhà nước hoặc có thể nhượng quyền cung ứng dịch vụ cho tư
nhân; chính quyền cấp trên chuyển trách nhiệm cho chính quyền bên dưới, hoặc
chuyển trách nhiệm cho cộng đồng, khách hàng, các hộ gia đình [64, tr.4-7].
Ngoài ra, không ít các nghiên cứu tại nhiều quốc gia riêng lẻ gắn với điều
kiện cụ thể của địa phương. Chẳng hạn, công trình “Phát triển quỹ hỗ trợ các
dịch vụ cơ bản cho người nghèo khu vực đô thị” tại thành phố Hyderabad (Ấn
Độ) [119], do Trung tâm nghiên cứu quản lý thành phố Hyderabad thực hiện
năm 2010. Nhóm nghiên cứu làm rõ khái niệm đói nghèo đô thị, ý nghĩa của việc
giảm nghèo, sự cần thiết của việc cung cấp dịch vụ cơ bản (gồm 7 dịch vụ: bảo
hiểm về biến động giá, cải thiện nhà ở, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo

11
dục, y tế và bảo hiểm xã hội) cho người nghèo, ý nghĩa của quỹ hỗ trợ cung cấp
các dịch vụ cơ bản. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình quản lý
và phát triển quỹ hỗ trợ dịch vụ cơ bản đối với người nghèo đô thị tại thành phố
Hyderabad (Ấn Độ).
1.1.2. Các nghiên cứu về dịch vụ cơ bản cho người nghèo và quản lý nhà
nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở Việt Nam
Năm 1995, lần đầu tiên, một nghiên cứu về đói nghèo trên phạm vi cả
nước được NHTG thực hiện với tiêu đề “Đánh giá đói nghèo và chiến lược”
[67]. Điểm nổi bật của báo cáo này chính là tổng hợp được các quan niệm khác
nhau về đói nghèo và đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam. Thông qua đánh
giá thực trạng đói nghèo của Việt Nam, nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên
nhân gây ra đói nghèo: “ do thiếu các nguồn lực sản xuất kinh doanh như vốn,
đất đai; do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định; do bệnh tật và
sức khỏe kém; do sự cách biệt về địa lý như hệ thống đường giao thông chưa
phát triển” [67, tr.6-12]. Các phát hiện về nguyên nhân đói nghèo đã là cơ sở
quan trọng để các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xây dựng chiến lược tấn
công đói nghèo. Báo cáo chỉ rõ, để XĐGN, nếu chỉ chú trọng vào các chính sách
tăng trưởng kinh tế thì chưa đủ, mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp
đến người nghèo như tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các nguồn lực sản xuất.
Trong Báo cáo “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” [108] do UNDP thực
hiện năm 1995, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra đói nghèo ở
Việt Nam, đồng thời khẳng định: “Để giải quyết đói nghèo cần tăng khả năng
tiếp cận các nguồn lực cơ bản như đất đai, vốn ưu đãi cho người nghèo. Đặc biệt,
hỗ trợ về giáo dục và y tế để giải quyết được tình trạng trình độ học vấn thấp
cũng như sức khỏe yếu kém của người nghèo” [108, tr.34]. Cùng với các nghiên
cứu của NHTG, nghiên cứu của UNDP tập trung vào nhận diện người nghèo và
nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam, làm cơ sở để cho Chính phủ ban hành
chương trình XĐGN với các nhóm giải pháp tập trung vào cải thiện thu nhập cho
người nghèo và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế.

12
Trong Báo cáo “Việt Nam tấn công đói nghèo” thực hiện năm 2000 của
mình, NHTG đã khái quát một bức tranh tổng thể về đói nghèo với những đặc
trưng của người nghèo ở Việt Nam và chỉ rõ “Những người dân nhập cư thành
thị nghèo và không có hộ khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
công cộng (giáo dục, y tế, DVVL)”. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo cần tiến hành
ngay cải cách nhằm tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp hơn [63, tr.46]. Nhóm
nghiên cứu cũng đã tiến hành đánh giá tác động của hệ thống chính sách hỗ trợ
người nghèo đến giảm nghèo trong cả nước, nêu kết quả của một số chính sách
lớn như: tín dụng ưu đãi cho người nghèo, chính sách hỗ trợ y tế và giáo dục cho
người nghèo, chính sách việc làm, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng sự lựa chọn cách tiếp cận XĐGN của Chính
phủ Việt Nam theo cách của NHTG (với ba trụ cột chính) là đúng đắn.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác do các tổ chức trong và ngoài nước
triển khai thực hiện điển hình như: các bài viết trong cuốn “Kỷ yếu hội nghị sơ
kết ba năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai
đoạn 2001-2005” do Bộ Lao động TBXH chủ trì [6]; “Số liệu thống kê XĐGN
giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003” của Bộ Lao động TBXH và Chương trình
hợp tác Việt - Đức về XĐGN [7]; “Đánh giá nghèo theo vùng tại đồng bằng
Sông Hồng” do UNDP thực hiện năm 2003 [109].
Để làm rõ hơn vai trò của Chính phủ trong cung ứng các dịch vụ cần thiết
cho người nghèo, có một số nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước đã thực hiện về dịch vụ tín dụng, DVXH, dịch vụ đào tạo nghề.
Một trong các nghiên cứu nhằm cải thiện khả năng tiếp cận nhiều dịch vụ
cung ứng cho người nghèo đó là công trình nghiên cứu về thực trạng đói nghèo
và đề xuất hoàn thiện chính sách giảm nghèo công bố năm 2000 của Nguyễn Thị
Hoa. Tác giả đã khẳng định:“Công cuộc XĐGN ở Việt Nam chỉ thành công khi
Chính phủ xây dựng được chiến lược tấn công đói nghèo kết hợp với chiến lược
tăng trưởng hướng tới người nghèo” [121] và vai trò của Chính phủ là rất lớn
“trong hoạch định và ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ trực

13
tiếp tạo cơ hội cho người nghèo như chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo,
chính sách tạo việc làm cho người nghèo ” [121, tr.36-37]. Cũng trong nghiên
cứu này, tác giả đã khẳng định sự thành công của các chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức thực hiện các chính sách, đòi
hỏi các cấp chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc và coi đây là nhiệm
vụ chính trị quan trọng của mình.
Một số nghiên cứu gần đây như “Tiếp tục cải cách và đổi mới khu vực tổ
chức sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ giáo dục và y tế ở Việt Nam” [2] của
tác giả Nguyễn Thi Tuệ Anh (2010); các công trình nghiên cứu “Phát triển dạy
nghề, tạo việc làm và hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng yếu thế giai đoạn
2006-2015” và “Hoàn thiện chế độ, cơ chế tài chính trợ cấp tại cộng đồng cho
đối tượng xã hội” của Bộ Lao động TBXH [9] thực hiện năm 2007.
Một nghiên cứu được UNDP thực hiện năm 2011 về “Dịch vụ xã hội phát
triển con người” [17] Các nhà nghiên cứu đã phân tích khoảng cách trong tiếp
cận các dịch vụ y tế và giáo dục ở cấp địa phương và giữa các nhóm KTXH.
Việc cung cấp các DVXH và các cơ chế tài chính và quản lý trong cung ứng
DVXH hiện nay đã ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận và chất lượng của
các dịch vụ y tế và giáo dục là một nội dung chính được các nhà nghiên cứu giải
quyết trong báo cáo này. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ chế
tài chính, cung cấp dịch vụ và quản lý các DVXH ở Việt Nam dường như đều
đang đóng góp làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận các
DVXH. Công tác QLNN đối với các dịch vụ y tế và giáo dục cũng bị ảnh hưởng
đáng kể từ cơ chế phân cấp về tài chính và quản lý cho tổ chức cung cấp dịch vụ.
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể và phương thức tổ
chức thực hiện các chính sách đó để giải quyết được vấn đề đói nghèo cho các
đối tượng khác nhau.
Một số nghiên cứu tập trung vào dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Với
quan điểm cho rằng tín dụng có vai trò lớn trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam,
tác giả Đào Văn Hùng với công trình “Các giải pháp tín dụng đối với người

14
nghèo ở Việt Nam hiện nay” năm 2000 làm rõ vai trò của tín dụng trong việc
giảm nghèo ở nông thôn và một số kinh nghiệm quốc tế về cung cấp tín dụng
cho người nghèo. Tác giả cũng chỉ ra rằng cần “mở rộng thông qua các tổ chức
tài chính hiện hành bằng cách cải cách môi trường chính sách cho phù hợp, đặc
biệt chính sách lãi suất, khuôn khổ thể chế pháp lý và giám sát” và để làm được
điều này, vai trò của chính phủ là rất lớn, đặc biệt trong cải cách môi trường
chính sách [46, tr.130, 146].
Một nghiên cứu khác tuy không trực tiếp liên quan đến dịch vụ cơ bản cho
người nghèo là “Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch công” [35] của Đỗ Thị
Hải Hà năm 2007. Tác giả tập trung làm rõ những nội dung QLNN về dịch vụ
nói chung và dịch vụ công nói riêng. Theo đó, nội dung QLNN đối với cung ứng
dịch vụ công gồm có: Xác định và phân loại chính xác các dịch vụ công; hình
thành quan điểm, nguyên tắc, mô hình cung ứng dịch vụ công; xây dựng bộ máy
triển khai việc cung ứng dịch vụ công; huy động nguồn lực, lựa chọn phương
thức, phương pháp, chính sách cung ứng dịch vụ công; theo dõi, kiểm tra đo
lường, đánh giá kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ công và đổi mới cung ứng
dịch vụ công [35, tr.34].
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÓI NGHÈO,
DỊCH VỤ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đói nghèo ở Hà Nội
Mặc dù Hà Nội là Thủ đô và là một trong các thành phố lớn của Việt Nam
nhưng đói nghèo cũng là một vấn đề nổi cộm cần được quan tâm giải quyết. Vì
vậy, đã có không ít công trình nghiên cứu về đói nghèo và XĐGN của Hà Nội.
Công trình nghiên cứu: “Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thi hóa” của tác giả Phạm Minh Liên (2008) [51]. Tác giả tập
trung làm rõ thực trạng đói nghèo của các huyện ngoại thành trong bối cảnh đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa. Tác giả chỉ ra rằng nhiều hộ gia đình bị rơi vào tình
trạng nghèo do thiếu tư liệu sản xuất, không chuyển đổi nghề kịp thời nên rơi

15
vào tình trạng thất nghiệp. Hay có những trường hợp nghèo vì chưa biết cách
làm ăn hoặc chưa có vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh khi không
còn sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, quá trình đô thị hóa cũng dẫn đến tình
trạng các hộ nghèo gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Từ đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm giải quyết việc làm, khắc phục hạn chế trong sử dụng vốn tín
dụng, cung cấp nước sạch, hỗ trợ về giáo dục, y tế cho các hộ nghèo. Hướng giải
quyết này có nhiều điểm đồng nhất với tác giả Bùi Thu Thủy, trong nghiên cứu
“Thực trạng XĐGN ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kinh nghiệm và giải
pháp” [99] năm 2008. Tuy nhiên, mỗi giải pháp có khác biệt về cách thức thực hiện
do xuất phát từ đặc thù riêng của từng địa phương.
Để làm rõ tình trạng đói nghèo và tìm giải pháp thúc đẩy XĐGN, được sự
tài trợ của UNDP, năm 2010, UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh tiến hành nghiên cứu “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh” [16]. Đây là một nghiên cứu về đói nghèo ở Hà Nội với việc sử dụng
hai cách tiếp cận là cách truyền thống sử dụng thu nhập và chuẩn nghèo thu nhập
làm công cụ và cách tiếp cận mới đánh giá nghèo đa chiều (bao gồm cả kinh tế
và các chiều xã hội). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu vực đô thị hiện nay, đói
nghèo về kinh tế không còn là vấn đề bức xúc nữa mà mối quan tâm sẽ ngày
càng tăng lên đối với mức độ và tính bình đẳng trong tiếp cận các DVXH cơ
bản” như giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm, hệ thống ASXH [16, tr.100]. Một khó
khăn lớn của người nghèo là vay vốn của Ngân hàng CSXH (chỉ có 1,5% hộ
nghèo vay được vốn của Ngân hàng này); phần lớn họ phải vay vốn phi chính
thức từ bạn bè, người thân (10,9%) [16, tr.145]. Ngoài ra, đặc điểm chung ở hai
thành phố này là “ba chiều đóng góp nhiều nhất cho chỉ số nghèo đa chiều là
thiếu hụt tiếp cận hệ thống ASXH, thiếu hụt tiếp cận dịch vụ nhà ở (điện, nước,
thoát nước, rác thải, ) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở” [16,
tr.116]. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nếu nhìn nhận một cách thực tế thì
“giảm nghèo dựa trên tiêu chí kinh tế (thu nhập, chi tiêu) tỏ ra không phù hợp” mà
“cách tiếp cận đa chiều có vẻ phù hợp hơn, theo đó đời sống của dân cư cần được

16
đánh giá dựa trên một số khía cạnh KTXH và các chính sách giảm nghèo, nâng cao
đời sống người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này” [16, tr.117]. Nhóm
nghiên cứu khuyến nghị thành phố cần quan tâm hỗ trợ người nghèo tiếp cận hệ
thống ASXH; cải thiện các dịch vụ nhà ở; tăng cường công tác giáo dục và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở; hỗ trợ cho vay vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng
nhỏ; hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm [16, tr.145]. Trong đó, cải thiện khả
năng tiếp cận tín dụng được coi là chìa khóa để giải quyết đói nghèo về thu nhập.
Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành “Hoạt động tín dụng góp
phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành Thủ đô Hà Nội” [106]
năm 2011 của Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội chỉ rõ hạn chế tiếp cận
tín dụng của hộ nghèo là do mạng lưới hệ thống tín dụng tuy phát triển không đồng
đều, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa của thành phố” [106, tr.38].
1.2.2. Các nghiên cứu về dịch vụ cho người nghèo và quản lý nhà nước
nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở Hà Nội
Liên quan đến vấn đề này, có một số ít công trình nghiên cứu như “Nâng
cao khả năng tiếp cận các DVXH của người nghèo thành thị Hà Nội” [118] của
Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội thực hiện năm 2002. Nhóm nghiên
cứu đã nêu bức tranh khá toàn diện về thực trạng tiếp cận các DVXH của người
nghèo ở Hà Nội. Theo nghiên cứu này, người nghèo được tiếp cận với giáo dục
chất lượng không cao do không có khả năng chi trả [118, tr.53]. Đối với dịch vụ
y tế, do “có sự khác biệt khá nhiều về chi tiêu giữa người giàu và người nghèo”
nên dẫn đến sự lựa chọn nơi khám chữa bệnh cũng có sự khác biệt giữa hai
nhóm này “người nghèo vẫn yếu thế hơn trong việc tiếp cận các cơ sở y tế, đa số
người nghèo khi ốm sẽ lựa chọn không đi khám, tự điều trị hoặc nếu có đi khám thì
đến các bệnh viện huyện, quận nơi mà chất lượng dịch vụ y tế được đánh giá không
cao” [118, tr.59]. Tác giả chỉ rõ các nguyên nhân của tình trạng này, trong đó nhấn
mạnh hạn chế trong QLNN đối với các DVXH là một nguyên nhân cơ bản.
Về vấn đề lao động và việc làm của lao động nông thôn ngoại thành Hà
Nội, trong cuốn“Đô thị hoá và lao động việc làm ở Hà Nội” [37], tác giả Hoàng

17
Văn Hoa (2007) chỉ ra sự bất cập trong đào tạo nghề: đào tạo không gắn với nhu
cầu thực tế, thiếu sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp; tình hình đào tạo ra không bố trí được việc làm, trong khi doanh nghiệp
lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực
Tác giả Nguyễn Tiệp (2005) trong cuốn “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại
thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” [102], chỉ rõ tình
trạng yếu kém của nguồn nhân lực, nhất là về chất lượng. Tác giả đề xuất các
phương án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành phù hợp với hoàn cảnh,
yêu cầu và khả năng của các địa phương.
Về vấn đề nhà ở cho những người có thu nhập thấp, công trình nghiên cứu
“Thực trạng và giải pháp giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội”
[69] do tác giả Hoàng Xuân Nghĩa (2007) làm chủ nhiệm chỉ ra bức tranh nhà ở
ngày càng nan giải và bức xúc đối với người nghèo trên địa bàn Hà Nội. Tác giả
chỉ ra rằng để giải quyết căn cơ, bền vững nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa
bàn, cần nắm vững xu hướng đô thị hoá và quy luật thị trường, đồng thời vận
dụng tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của Nhà nước, thực
hiện Chương trình bao cấp nhà ở có mục tiêu cho người thu nhập thấp. Ngoài
ra, cần có giải pháp và mô hình nhà ở khả thi trong thực tế.
Ngoài ra, còn có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu khác đề
cập đến các vấn đề như: dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi
trường, trên địa bàn Hà Nội cũng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên
cứu trong thời gian qua.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.3.1. Các kết quả đạt được từ các nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Từ các công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số kết
quả, kết luận khoa học có thể kế thừa khi nghiên cứu đề tài luận án:
18

Một là, cách tiếp cận đói nghèo ngày càng phù hợp hơn, sát thực hơn.
Trong từng giai đoạn nhất định, cách tiếp cận đói nghèo có khác nhau nhưng xu
hướng chung hiện nay là tiếp cận đói nghèo đa chiều. Theo đó, khái niệm và bản
chất của đói nghèo cũng đã có sự thay đổi: đói nghèo không đơn thuần là thu
nhập thấp, thiếu ăn mà còn là những hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ, tiếp cận
nguồn lực, nguy cơ dễ bị tổn thương, rủi ro, và ít có cơ hội nói lên tiếng nói của
mình trong cộng đồng. Từ đó, nguyên nhân của đói nghèo cũng rất đa dạng: do
năng lực và điều kiện của người nghèo, do những tác động khách quan, do thiếu
sự hỗ trợ của nhà nước và nhiều nguyên nhân khác.
Hai là, các công trình nghiên cứu đều có những đề xuất ở các mức độ
khác nhau về cách thức, biện pháp XĐGN: tạo việc làm để tăng thu nhập, tạo
điều kiện cho người nghèo tiếp cận nguồn lực, cung cấp các dịch vụ cho người
nghèo, Trong đó, cung cấp dịch vụ cơ bản cho người nghèo là nhóm giải pháp
quan trọng hiện nay ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các dịch vụ cơ bản như: dịch vụ
nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế. Ngoài ra, cần chú trọng
nhóm dịch vụ trực tiếp hỗ trợ người nghèo cải thiện thu nhập như dịch vụ tín
dụng, DVVL; nhóm dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
Điều quan trọng là các nghiên cứu đã khẳng định nếu người nghèo được
cung cấp các dịch vụ cơ bản đó, cơ hội thoát nghèo sẽ rất cao nhưng trên thực tế
họ lại đang bị hạn chế trong tiếp cận và sử dụng chúng. Để giải quyết được vấn
đề đó, vai trò của chính phủ là rất lớn, thể hiện từ khâu hoạch định chiến lược,
chính sách và tổ chức thực hiện cung ứng các dịch vụ cơ bản.
Ba là, các nghiên cứu trong và ngoài nước về đói nghèo tuy không trực
tiếp đề cập đến vấn đề QLNN đối với cung ứng dịch vụ cơ bản cho người nghèo
nhưng các tác giả đều đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của một số dịch vụ được
coi là không thế thiếu được khi giải quyết vấn đề đói nghèo và cần đến can thiệp
của chính phủ để đảm bảo người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ đó không
chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Các khuyến cáo chính phủ nên làm gì trong

×