Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Kinh nghiệm về sử dụng các trò chơi trong dạy học môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.84 KB, 14 trang )

Mục lục

Phần thứ nhất
Đặt vấn đề

Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….
…… 2
2. Lịch sử vấn đề
…………………………………………………………. 3
3. Đối tượng nghiên
cứu………………………………………………… 4
4. Phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………… 4
5. Mục đích nghiên
cứu………………………………………………… 4
6. Phương pháp nghiên cứu ……………………… ………………
…… 4
Phần thứ hai
Giải quyết vấn đề
Chơng I- Cơ sở lý luận và thực tiễn ……………………………
………… 5
I- Cơ sở lý luận ……………
……………………………………. 5
II- Cơ sở thực tiễn ………………………
……………………… 7
Chơng II- Thực trạng và một số giải pháp …………… ………
……… 8
I- Vài nét về thực trạng …………………………… ……
………8
II- Một số giải pháp cụ thể gây hứng thú học Tiếng Anh


cho học sinh bằng các trò chơi ngôn ngữ ……………
………… 11
1. Giai đoạn khởi động
………………………………………………… 12
2. Giai đoạn củng cố
…………………………………………………… 16
3. Giai đoạn ôn tập
………………………………………………………. 19
III- Kết quả thực hiện
……………………………………………… 23
Phần thứ ba
Kết thúc vấn đề
I- Kết luận …………………………………
…………………… 24
II- Kiến nghị và đề xuất …………………………….
……………. 25


Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, ngoại ngữ là một
vấn đề quan trọng, nóng bỏng đang được mọi ngành, mọi nghề và mọi lĩnh
vực quan tâm. Là một ngôn ngữ quốc tế được phổ biến rộng rãi ở hầu hết
các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong
giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày nay càng trở lên cấp thiết và là môn
học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học của đất nước ta.
Tuy nhiên, đây là một môn học khá khó dạy và cũng khá khó học theo
như quan niệm của nhiều ngời. Là một môn có đặc trưng khá riêng biệt với

các môn học khác đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải cố gắng tìm ra
các phương pháp dạy – học hữu hiệu cho riêng mình. Có không ít giáo viên
ngoại ngữ thất bại trên con đường giảng dạy của mình. Nhiều học trò thì sợ
hãi và chán học. Vậy dạy và học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất
cho môn học quan trọng này? Đó là một câu hỏi rất lớn được đặt ra cho cả
những người học và những người dạy bộ môn tiếng Anh.
Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo
dục ở các môn học, các cấp học. Cũng như tất cả các môn học khác, bộ môn
Tiếng Anh THCS Tiếng Anh đã và đang trên con đường đổi mới phương
pháp giảng dạy và ít nhiều cũng đã thu được những thành quả nhất định.
Việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học đã được bàn đến rất nhiều ở
nhiều phạm vi, nhiều mức độ khác nhau. Song trong thực tế, vận dụng ph-
ương pháp đó khi dạy từng kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tượng học
sinh cụ thể như thế nào cho có hiệu quả thực sự thì không ít giáo viên chúng
ta vẫn còn lúng túng, vướng mắc, còn nhiều điều cha thống nhất. Việc phát
huy tính tích cực, chủ động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc
làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới
vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi
giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi cách
vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh. Có nhiều cách để đạt được mục đích trên song
việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học đã gây được hứng thú
cho học sinh của tôi hơn cả. Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với
hầu hết các tiết học, các kiểu bài, trong chương trình Tiếng Anh THCS. Nh-
ư vậy, việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với
giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ngoại
ngữ trong trường THCS.

2. Lịch sử vấn đề
áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong dạy học ngoại ngữ là một trong

những biện pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng
Anh ở trờng THCS hiện nay. Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lý
luận dạy học cũng như các giáo viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ
thông. Vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu của các nhà giáo dục, các bài viết trên Tạp chí giáo dục của một số thầy
cô giáo. Các công trình nói trên đã tạo cơ sở, nền móng cả về mặt lý luận và
thực tiễn để tôi hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập một cách khái quát, mang tính
chất định hớng, giới thiệu những trò chơi mà cha đề cập cụ thể đến việc áp
dụng cụ thể những trò chơi ngôn ngữ vào bài học như thế nào để tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn tiếp tục đi sâu tìm tòi
nghiên cứu đề tài này theo hướng vận dụng lý luận vào thực tế giảng dạy,
với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo hứng
thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích, say mê môn học để góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thực hiện đề tài này là hình thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong các giờ dạy – học ngoại ngữ ở bậc THCS nói riêng và
những người dạy – học ngoại ngữ nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối với các tiết học ngoại ngữ ở tất cả các khối lớp với tất cả các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết.
- Đối với các giờ học, buổi học ngoại khoá do tổ chuyên môn, nhà tr-
ường tổ chức.
5. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng những trò chơi ngôn ngữ trong đổi mới phương pháp dạy
học môn Tiếng Anh mà tôi đa ra trớc hết nhằm khơi được hứng thú học
ngoại ngữ cho học sinh, giảm đợc sự ức chế tối đa trong một giờ học ngoại
ngữ và đồng thời muốn giúp cho người học có điều kiện sử dụng ngoại ngữ
một cách tự nhiên, hình thành khả năng chủ động giao tiếp và cũng là để

củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu
quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi
kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào tài liệu hướng dẫn đổi mới
phương pháp giáo dục THCS môn Tiếng Anh do Vụ Giáo dục Trung học –
Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 7 năm 2007.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp: Quan sát, điều
tra, phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo kinh nghiệm của một số giáo
viên có tâm huyết và kinh nghiệm về sử dụng các trò chơi trong dạy học
môn Tiếng Anh.

Phần thứ hai:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn
I. Cơ sở lý luận
“Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu của con ngời trong thế kỉ 21 để đáp
ứng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Sử dụng ngoại ngữ thông
thạo sẽ giúp chúng ta tiếp cận đợc với những tri thức quý giá của nhân loại,
từ đó nâng cao trình độ nhận thức, vân dụng sáng tạo vào thực tiễn” (trích
trong đề án 21 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra ngày 08/7/2008).
Trong cuốn sách: “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS
môn Tiếng Anh” của Bộ GD & ĐT xuất bản tháng 7 năm 2007 ghi rõ:
“Tiếng Anh, với t cách là tiếng nớc ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc
trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của
học vấn phổ thông. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho HS
một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên
tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng

hoà nhập với cộng đồng quốc tế…”.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giai đoạn
hiện nay nên đây là môn học được mọi ngời đặc biệt quan tâm, nhất là trong
lĩnh vực giáo dục. Đáp ứng đợc những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nớc
thì cần phải có những thế hệ công dân "sử dụng ngoại ngữ thông thạo” để
“tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến ” . Điều đó đòi hỏi
ngời giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải trang bị cho mình những phương
pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của môn học và của
ngời học hiện nay.
Quan điểm chủ đạo của việc dạy học ngoại ngữ hiện nay là theo đường
hướng giao tiếp. Chính vì vậy mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không
nhằm hướng học sinh vào nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà giúp người học
sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó nh một công cụ giao tiếp. Đặc trưng cơ bản
của phơng pháp dạy học ngoại ngữ mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ
động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại
ngữ. Và gần đây nhất, Bộ GD & ĐT đã có những yêu cầu cụ thể về việc dạy
học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng: “Sáng tạo về phương pháp dạy học
phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng
rèn luyện phơng pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui,
hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học
sinh ”.
Như vậy, chúng ta thấy rằng muốn học sinh học tốt môn học thì phài làm
cho học sinh yêu thích môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì
giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều phương
pháp để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, gây hứng thú học tập cho
học sinh đã được nhiều giáo viên áp dụng. Như phương pháp Dạy học vấn
đáp, đàm thoại; phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ; dạy và
học phát hiện và giải quyết vấn đề Hay những kĩ thuật dạy học góp phần
đổi mới phương pháp như huy động tư duy, tham vấn bằng phiếu, kĩ thuật
phòng tranh, thông tin phản hồi “Huy động tư duy” (động não tập thể)

là một trong những hình thức dạy học đặc biệt góp phần đổi mới phương
pháp (được hướng dẫn trong cuốn “Những vấn đề chung về đổi mới ph-
ương pháp dạy học môn Tiếng Anh”- NXB giáo dục - do Bộ GD & ĐT ban
hành tháng 7 năm 2007). ở hình thức dạy học này, không những người dạy
cảm thấy rất thoải mái mà người cũng học không phải gồng mình chịu đựng
một kho kiến thức khổng lồ, khô cứng. Ngược lại người học cảm thấy bài
học ở đây nhẹ nhàng“như một trò chơi, mọi người tham dự vô tư, thoải
mái” với không khí “ hòa nhã, vui vẻ ”. Vậy thì không còn lý do gì mà
người học lại không cảm thấy hứng thú để học tập, không tích cực, chủ động
tham gia vào bài học. Mà có hứng thú học tập ắt sẽ có kết quả học tập tốt.
Với sự hỗ trợ của các trò chơi ngôn ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong việc
phát huy tính tích cực, chủ động, gây hứng thú của học sinh trong việc học
ngoại ngữ. Những trò chơi ngôn ngữ sẽ góp phần làm cho môn Tiếng Anh
trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, thực tế hơn để Tiếng Anh trở thành một
“sinh ngữ” theo đúng nghĩa của nó. Đây là nền tảng cho việc áp dụng ph-
ương pháp mới vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
Tiếng Anh.
II. Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận nêu trên, kết hợp với qúa trình thực tế dạy – học, tôi xét
thấy việc lồng nghép trò chơi ngôn ngữ vào một tiết ngoại ngữ là rất cần
thiết. Một giờ ngoại ngữ sẽ rất khô khan nếu như chúng ta không biết làm
mềm hoá giờ học đó. Người học sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó tiếp thu nếu giáo
viên không biết tổ chức giờ học một cách sôi động, linh hoạt. Những trò
chơi ngôn ngữ được lồng ghép vào các giai đoạn dạy học trong một tiết học
ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì sự tiếp thu của người học
sẽ tăng hiệu quả gấp nhiều lần, sẽ giúp cho tiết học thành công hơn.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh rất hứng thú với các trò chơi
ngôn ngữ mà tôi đa ra. Những trò chơi ở đây không phải là trò chơi đơn
thuần mang tính chất giải trí mà còn là một sân chơi bổ ích thu hút được tất
cả các đối tượng mà ở đó học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ một cách tự

nhiên có dịp được thể hiện, được thử sức, được mở rộng và được ôn tập lại
những kiến thức đã học hàng ngày. Từ đó, giáo viên cũng có dịp được kiểm
tra kiến thức của học sinh một cách tự nhiên, không phải gò ép, nặng nề. Nh-
ư vậy, điều đó hoàn toàn không phải là những trò chơi tốn thời gian vô ích
mà ngược lại, sân chơi đó tạo điều kiện để học sinh tham gia tích cực vào
các hoạt động học tập rèn luyện như tổ chức những trò chơi ghi điểm, phân
loại thắng thua trong các tổ, nhóm học sinh, tạo không khí thi đua lành
mạnh, tạo lập thói quen và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ với sự hỗ trợ tích cực
của ý thức, tránh tình trạng rèn luyện máy móc, xa thực tế.
Trên thực tế, tôi đã từng áp dụng những trò chơi vào khá nhiều các tiết
học trên lớp cũng như ngoại khoá và kết qủa cũng đã đạt được những thành
công như ý muốn. Học sinh không những tiếp thu kiến thức một cách rất nhẹ
nhàng, phấn khởi, hiệu qủa mà còn rất “nghiện” bộ môn tưởng chừng như
rất khó và khô cứng này.
Chương II
Thực trạng và một số giải pháp
I- Vài nét về thực trạng
1. Về phía học sinh
Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa
khác nhưng vẫn là môn học khó, không phải bất cứ học sinh nào cũng có
năng khiếu để tiếp thu nó một cách dễ dàng. Đặc biệt là những học sinh ở
vùng nông thôn, miền níu, vùng sâu tỷ lệ học sinh học yếu Tiếng Anh là rất
cao.
Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phư-
ơng pháp mới trong dạy và học, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng
động trong mọi hoạt động nhng chủ yếu là học sinh khá và giỏi. Đối tượng
học sinh yếu còn nhiều, các em cha nắm chắc kiến thức, cha có phương pháp
học tập phù hợp, học tập một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình
đa ra, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai, một số em
cha đọc thông viết thạo, thậm chí không ghi chép bài ở trên lớp, không làm

bài tập ở nhà, …. Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh này cha yêu thích
môn học.
Một số học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, thiếu ý thức học tập, thiếu
tính kiên nhẫn trong học tập, chưa theo kịp với phương pháp học tập mới,
còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ
năng. Nhiều em nhận thức về môn học này cha đúng
đắn, cha hiểu hết ý nghĩa của môn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có em
chỉ học vì tò mò, nên khi khó học thì thả lỏng, buông xuôi. Do đó, các em
cha thật sự nghiêm túc, cố gắng trong học tập.
Cũng có không ít tiết học ngoại ngữ học sinh cảm thấy chán nản, mệt
mỏi, khó tiếp thu kiến thức, thậm chí ngay cả với những đối tượng là học
sinh khá, giỏi.
Đầu năm học 2009 - 2010 tôi nhận dạy hai lớp 6A, 7B. Qua thực tế
điều tra tôi thu được kết quả nh sau:

Số
HS
đợc
điề
u
tra
Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh Học lực môn Tiếng Anh
Rất thích Thích B. thờng Ghét/sợ Giỏi Khá TB Yếu
S
L
% SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
70 10 14,3 15 21,4 20 28,6 25 35,7 8 11,8 17 24,3 25 35,7 20 28,6

2. Về phía giáo viên
Qua thực tế dự giờ cho thấy ở những tiết học có sự sáng tạo của giáo

viên rất ít. Đôi khi nhiều giáo viên rất ngại sưu tầm, ngại đổi mới phương
pháp dạy học của mình mặc dù họ vẫn biết rằng học sinh của họ chán học
hoặc học không hiệu quả là do phương pháp dạy của họ cha đủ thuyết phục
học sinh, cha khơi được hứng thú cho học sinh.
Khi nói đến áp dụng những trò chơi ngôn ngữ thì có rất nhiều ý kiến
khác nhau. Có giáo viên nghĩ rằng những trò chơi ngôn ngữ là tốn thời gian,
vô ích. Có giáo viên lại nói rằng các bài học quá dài, không đủ thời gian để
họ tổ chức trò chơi. Có người lại nói những trò chơi chỉ chơi để giảm căng
thẳng, không giúp ích gì cho bài học. Có nhiều giáo viên cũng tổ chức
những trò chơi ngôn ngữ nhằm tạo hứng thú cho học sinh của họ nhưng họ
lại không biết cách để tổ chức thành công, dẫn đến chán nản. Lại cũng có
những giáo viên nói rằng họ không nghĩ kịp những trò chơi mới cho học
sinh của họ, chơi mãi những trò cũ cũng nhàm chán. Nhiều giáo viên lại nói
họ không quản lý được các trò chơi cho học sinh vì nó gây tiếng ồn…
Việc thay đổi quan niệm và thói quen dạy – học, khắc phục tâm lý
ngại vận dụng phương pháp mới là việc không đơn giản.
Qua trao đổi, thăm dò từ các đồng nghiệp, tôi thu được kết quả như
sau:

Số giáo viên
được điều tra
Mức độ sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giờ học
Không bao
giờ
Rất ít Thỉnh thoảng Thờng xuyên
SL % SL % SL % SL %
10 2 20 3 30 4 40 1 10

Nguyên nhân của thực trạng trên
- Học sinh:

Nguyên nhân chủ quan: Lời học, ngại học, nhận thức kém, nhút nhát,
thiếu tự tin, mặc cảm, chưa có phương pháp học tập tốt, không có môi tr-
ường giao tiếp
Nguyên nhân khách quan: do phương pháp dạy của giáo viên, do bị
giáo viên khiển trách, giáo viên cha quan tâm hết các đối tượng học sinh, do
gia đình, tâm lý lứa tuổi
- Giáo viên:
Nguyên nhân chủ quan:
+ Tâm lý ngại đổi mới, nhất là với một số giáo viên lớn tuổi.
+ Quan niệm cha đúng về phương pháp mới, trong đó có việc áp dụng
trò chơi ngôn ngữ.
+ Năng khiếu hạn chế.
+ áp dụng phương pháp mới rập khuôn, máy móc.
+ Ngại sáng tạo, thiếu linh động.
+ Chưa nhiệt tình, chưa tâm huyết với nghề.
II. Một số giải pháp cụ thể gây hứng thú học tiếng anh cho học sinh
bằng các trò chơi ngôn ngữ
Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh, tôi đã cố gắng
suy nghĩ, tìm tòi biện pháp để nâng cao chất lợng học tập bộ môn. Hiểu đợc
tâm, sinh lý của học sinh, tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em, vừa
chơi vừa học, tạo cho các em không khí nhẹ nhàng, thoải mái khi học bằng
các trò chơi ngôn ngữ, xem đây như những thủ thuật dạy học mới thay thế
cho các thủ thuật cũ mà các em đã quá quen thuộc và nhàm chán. Những trò
chơi ngôn ngữ này thực chất là những cuộc thi ngôn ngữ, luôn luôn đòi hỏi ở
các em những quyết định: Hành động nh thế nào? Nói gì? Làm thế nào để
thắng cuộc? Mong muốn giải quyết những câu hỏi đó sẽ làm hoạt động tư
duy của các em tinh và nhạy hơn bởi các em sẽ huy động hết trí lực của
mình, nỗ lực vận dụng được kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách
không ép buộc - điều mà các em hay lo ngại lâu nay, tạo ra được bầu không
khí vui vẻ, hồ hở, hào hứng Và như thế, tất cả các em đều bị lôi cuốn vào

việc học một cách rất tự nhiên.
Phương pháp này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình
và thu được kết quả rất khả quan. Vì vậy&nb
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi đã đúc kết được trong
quá trình giảng dạy và dự giờ thăm lớp. Với thời gian ngắn ngũi và năng lực
còn hạn chế, chắc chắn những kinh nghiệm đó còn ít ỏi và có những sai sót,
mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn,
nhằm dạy tốt môn học của mình./.
Phúc Thịnh, ngày 31 tháng 03 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

×