Đềtài : PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Ở CÁC LIÊN ĐỘI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chính vì
vậy Đảng ta đã không ngừng quan tâm, bồi dưỡng các Đội viên. Đảng luôn có những
chương trình, chính sách, hoạt động nhằm giúp các Đội viên có thể phát triển mọi khả
năng trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Một trong những chương trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Đội viên đó là
“ Chương trình rèn luyện Đội viên”. Để thực hiện tốt chương trình này là một điều
không rễ ràng. Vì vậy sau đây tôi và các bạn sẽ cùng trao đổi về Phương pháp tổ chức
và thực hiện chương trình Rèn Luyện Đội Viên (RLĐV) ở các liên Đội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Nội dung của chương trình RLĐV mang tính giáo dục định hướng, khi triển khai ở
các địa phương cần áp dụng sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.
Nhất là ở các vùng miền khác nhau cần có nhưng bổ sung nội dung, yêu cầu rèn luyện
để Đội viên thiếu nhi ở địa phương mình tự phấn đấu rèn luyện đạt kết quả tốt theo yêu
cầu của Trung ương nhưng đồng thời cũng đáp ứng những yêu cầu cụ thể của địa
phương. Đặc biệt là việc giáo dục truyền thống lịch sử và những phong tục, tập quán tốt
đẹp của địa phương hoặc của từng dân tộc sống ở các vùng, miền khác nhau. Vì vậy
phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình này lại càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết.
III. THỰC TRẠNG.
1
Hiện nay việc thực hiện Chương trình RLĐV ở các địa phương chưa thực sự tốt. Sở
dĩ có điều đó vì Tổng phụ trách ở các liên Đội chưa có sự hiểu biết rõ về nội dung cũng
như cách thực hiện Chương trình này. Vì vậy tôi và các đồng chí sẽ cùng bàn về vấn đề
này.
Chương trình rèn luyện Đội viên bao gồm các nội dung sau:
- Chương trình Đội viên “Măng non” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng 3
cho các em từ 9 đến 11 tuổi.
- Chương trình Đội viên “Sẵn sàng” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng 2
cho các em từ 11 đến 13 tuổi.
- Chương trình Đội viên “Trưởng thành” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng
nhất cho các em từ 13 đến 15 tuổi.
Những nội dung, yêu cầu của Chương trình RLĐV là để Đội viên, thiếu nhi tự rèn
luyện, được đánh giá kết quả phấn đấu của mình theo sự hướng dẫn của các anh chị phụ
trách, thầy cô giáo và gia đình
***
Việc tổ chức thực hiện và rèn luyện theo chương trình Đội viên phải làm thường
xuyên. Đội viên phải tự rèn luyện hàng ngày, luôn phải vươn cao hơn yêu cầu của lứa
tuổi, chi đội, liên đội và các anh chị phụ trách phải tổ chức các lớp huấn luyện, hướng
dẫn cụ thể những nội dung của từng chương trình.
Hiện nay, Hội đồng Đội Trung ương đã ban hành 13 chuyên hiệu và các loại giấy
chứng nhận để đội viên và thiếu nhi phấn đấu thực hiện hàng năm:
+ Các loại chuyên hiệu:
1- Nghi thức đội viên.
2- Thông tin - liên lạc.
3- Nghệ sĩ nhỏ tuổi.
4- Thầy thuốc nhỏ tuổi.
5- An toàn giao thông.
6- Khéo tay hay làm.
2
7- Vận động viên nhỏ tuổi.
8- Nhà sinh học nhỏ tuổi
9- Chăm học
10- Nhà sử học nhỏ tuổi
11- Hữu nghị quốc tế
12- Kỹ năng trại
13- Thiếu nhi bảo vệ đường sắt
+ Các loại giấy chứng nhận:
1- Giấy chứng nhận đạt 13 loại chuyên hiệu
2- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện Đội viên theo lứa tuổi.
- Chương trình Măng non (cho lứa tuổi từ 9 đến 11)
- Chương trình Sẵn sàng (cho lứa tuổi từ 11 đến 13)
- Chương trình Trưởng thành (cho lứa tuổi từ 13 đến 15)
Hiện nay, việc thực hiện chương trình RLĐV ở các địa phương còn chậm, chưa
có hiệu quả cao, đặc biệt là các vùng, miền có điều kiện khó khăn. Lý do có lẽ còn
tồn tại ở một số vấn đề sau: Sự am hiểu của cán bộ Đội, tổng phụ trách về chương
trình rèn luyện Đội viên, công việc tuyên truyền, công tác kiểm tra, theo dõi và công
nhận
Đúng vậy, người cán bộ Đội không có kiến thức, không có sự hiểu biết về chương
trình RLĐV thì sẽ không biết tiến hành, không biết ý nghĩa và nội dung của nó. Việc
thực hiện để có hiệu quả thì công việc tuyên truyền lại là một khâu quan trọng, vì đây
sẽ là cơ hội cho tất cả các đội viên tiếp thu những nội dung của chương trình, ý nghĩa
và cách thực hiện nó. Tiếp đó, công việc theo dõi, kiểm tra và công nhận cũng rất
quan trọng vì nó sẽ là sự đánh giá quá trình phấn đấu, rèn luyện của từng đội viên.
Công việc đánh giá cũng cần đòi hỏi công bằng, xác đáng và thực hiện một cách
khoa học
Tất cả các lý do trên có thể do nhiều yếu tố mang lại. Xong, việc thực hiện
chương trình RLĐV là rất quan trọng trong phong trào thiếu nhi. Vì vậy, chúng ta
3
cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tối ưu, phù hợp với từng điều kiện địa
phương để thực hiện có hiệu quả tốt, ngay từ cấp chi Đội, liên Đội.
Để hiểu biết rõ hơn về chương trình này, tôi xin giới thiệu với các bạn về Tiêu
chuẩn của 13 chuyên hiệu trong chương trình RLĐV:
***
1. Chuyên hiệu: Nghi thức đội viên.
*Hạng ba:
1- Biết hát đúng Quốc ca, Đội ca.
2- Biết và hiểu rõ khẩu hiệu Đội.
3- Thực hiện các yêu cầu vê Nghi thức Đội.
4- Biết 2 bài trống Nghi thức Đội: Chào cờ, Hành tiến.
5- Tham gia hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Biết mục tiêu phấn đấu của, rèn luyện của đội viên.
2- Thực hành thuần thục các yêu cầu đội viên về Nghi thức Đội.
3- Biết 3 bài trống Nghi thức Đội: Chào cờ, chào mừng, hành tiến.
4- Hướng dẫn sao nhi đồng hoạt động thành thạo.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Hiểu nội dung-chương trình rèn luyện đôi viên.
2- Đã đọc Điều lệ Đoàn, hiểu ý nghĩa của huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn.
3- Thành thạo các bài trống của Đội.
4- Phụ trách Sao nhi đồng hoặc hướng dẫn giúp các Đội viên bậc dưới thực hiện
chương trình RLĐV.
2. Chuyên hiệu: Thông tin - liên lạc.
*Hạng ba:
1- Biết các dấu đi đường khi hành quân cắm trại.
2- Biết hướng dẫn một số trò chơi.
3- Đã tham gia chơi “trò chơi lớn”.
4
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Sử dụng thành thạo các dấu đi đường khi hành quân cắm trại.
2- Thuộc và biết sử dụng tín hiệu Moóc.
3- Biết viết và dịch 4 loại mật thư thường sử dụng cho các hoạt động tập thể của Đội.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Biết và sử dụng thành thạo các kĩ năng truyền tin đã học.
2- Biết truyền tin và nhận tin bằng còi, Semaphore và ánh trăng.
3- Biết viết và dịch các loại mật thư sử dụng cho các hoạt động tập thể.
3. Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ.
*Hạng ba:
1- Hát đúng quốc ca, Đội ca.
2- Thuộc và hát được 5 bài hát về Bác Hồ và Đội TNTP Hồ Chí Minh.
3- Thuộc một bài thơ, kể một câu chuyện về Bác Hồ.
4- Tham gia hội diễn văn nghệ của lớp, của trường.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1-Hát đúng các bài: Lãnh tụ ca, Quốc tế ca.
2- Đọc 3 bài thơ, kể 5 câu chuyện và hát 5 bài hát về Bác Hồ.
3- Biết hát các bài hát theo chủ đề.
4- Tham gia hội diễn văn nghệ của lớp, của trường.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Thuộc ít nhất 5 bài hát truyền thống của Đoàn.
2- Biết nói chuyện để tuyên truyền cổ động và góp sức vào các phong trào cải tạo,
xây dựng quê hương mình (tham gia đội tuyên truyền măng non).
3- Đã xem một số phim, tác phẩm thơ ca, âm nhạc, hội hoạ, biết thu hoạch về cái
hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm.
4- Đã tham gia sáng tác ít nhất một trong các loại hình văn, thơ, nhạc, hoạ. Tham gia
các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, xã hội thường xuyên của trường và địa
phương.
5
4. Chuyên hiệu: Thầy thuốc nhỏ tuổi.
*Hạng ba.
1- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng, không ăn quả xanh, không
uống nước lã, không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.
2- Biết xử lý khi đứt tay, chảy máu cam, cảm nắng, cảm lạnh.
3- Biết phòng bệnh mùa hè, mùa đông.
4- Nhận biết 5 cây thuốc nam: nhọ nồi, hương nhu, đinh lăng, rau má, sả và tác
dụng chữa bệnh của từng cây.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Biết làm sạch, gon gàng nơi ngủ và nơi vệ sinh của gia đình.
2- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không dùng matuý, không uống rượu, bia.
3- Biết buộc ga rô khi bị rắn cắn, chó dại cắn, máu chảy nhiều. Biết băng cố định khi
bị gãy xương chân tay. Biết hô hấp nhân tạo.
4- Nhận biết 10 cây thuốc nam và tác dụng chữa bệnh của từng cây, tham gia trồng
cây thuốc nam ở gia đình, ở trường.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Biết tại sao và làm thế nào cho tim, phổi, dạ dày, răng, mũi, mắt, tai được tốt lành.
2- Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch, làm được ga rô cầm máu.
3- Biết xử lý các trường hợp: Đau bung, bông gân, điện giật, chết đuối, bỏng, động
vật cắn, đốt, ngộ độc, bị ngạt.
4- Biết giữ gìn vệ sinh em gái.
5. Chuyên hiệu: An toàn giao thông.
*Hạng ba.
1- Biết những điều luật qui định về an toàn giao thông cho người đi bộ.
2- Biết các qui tắc giao thông, các biển báo, biển chỉ dẫn, tín hiệu: Đi xe ngược
chiều, thuận chiều, xuống dốc, lên dốc, trường học, bệnh viện, đường nguy hiểm
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
6
1- Biết hướng dẫn , giải thích cho bạn và mọi người thực hiện các quy định về luật
giao thông cho người đị bộ, đi xe đạp.
2- Biết các biển báo thông thường về giao thông đường sắt, đường sông.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Biết ít nhất 30 biển báo giao thông có liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường
sông, trong hệ thống biển báo giao thông.
2- Tham gia giữ trật tự, an toàn giao thông ở địa phương.
6. Chuyên hiệu: Khéo tay, hay làm.
*Hạng ba:
1- Tự làm các việc phụ bản thân, vệ sinh các nhân sạch sẽ.
2- Biết giúp gia đình, người thân công việc hàng ngày. Qúet dọn nhà cửa sạch sẽ,
gon gàng. Nấu cơm, chăm sóc cây trồng, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.
3- Tham gia tốt các hoạt động lao động ở trường, lớp và trên địa bàn dân cư, tham
gia phong trào xanh-sạch-đẹp.
4- Thực hiện tốt chương trình thủ công, vẽ, có một số sản phẩm được điểm cao.
5- Tự làm một đồ chơi bằng giấy, vải, gỗ cho bản thân và em bé.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Tự phục vụ tốt mọi sinh hoạt của bản thân.
2- Thu dọn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, chăm sóc cây trồng
3- Giúp đỡ cha mẹ nấu cơm, chăn nuôi gia súc, sửa chữa đồ dùng của cá nhân và gia
đình.
4- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở trường, lớp, Đội trên địa bàn dân cư:
Công trình Măng non, vệ sinh thôn xóm, trường lớp, phong trào xanh-sạch-đẹp.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Chỗ học, chỗ ngủ của bản thân ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh quần áo sạch sẽ, biết
tẩy vết bẩn, giặt, gấp là quần áo phẳng phiu cho bản thân và gia đình.
2- Chủ động xếp sắp nhà cửa, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp. Chủ dộng
giúp đỡ mọi việc trong gia đình như sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi
7
3- Biết sửa chữa nhỏ: Lau chùi, vát xăm xe đạp, sửa chữa bếp dầu, sửa chữa phích
cắm điện, đồ dùng điện và các đồ dùng đơn giản của gia đình.
4- Có một số vật phẩm tự tay làm như: Sổ tay, nhật ký, cắt dán, vẽ, nặn, đồ dùng sinh
hoạt học tập, may vá, thêu, đan lát một đồ chơi tặng nhi đồng.
5- Tự chế biến một số món ăn ngon như: Đồ xôi, nấu chè, làm nem, làm chả nướng,
nộm, canh cua, canh mọc
7. Chuyên hiệu: Vận động viên nhỏ tuổi.
*Hạng ba:
1- Tập đúng bài thể dục buổi sáng và giữa giờ.
2- Biết bơi hoặc nhảy dây, đã cầu và các môn thể thao khác, phù hợp với bản thân.
3- Đi bộ 5 Km
4- Vận động được các ban cùng tham gia hoạt động TDTT
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Biết bơi thành thạo và xử lý khi bị chuột rút, hoặc tham gia vào một đội TDTT của
chi đội, liên đội.
2- Đi xe đạp được 10 Km (hoặc đi bộ, leo núi) không mệt.
3- Tham gia thi ít nhất một môn TDTT và vận động được các bạn tham gia.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Bơi ít nhất được 50 m hoặc đi bộ được 10 km ( không mệt)
2- Tập luyện 4 môn điền kinh kết hợp.
3- Biết một bài võ hoặc một bài thể dục nhịp điệu của lứa tuổi.
4- Biết làm trọng tài một vài môn TDTT hoặc hường dẫn một môn thể thao.
8. Chuyên hiệu: Nhà sinh học nhỏ tuổi.
*Hạng ba:
1- Biết tên và hình dáng một số con vật, gia súc, thú trong rừng, cây ăn quả, lương
thực, cây thuốc, cây lấy gỗ.
2- Biết ích lợi và tác hại của một số con vật và cây trồng trên.
8
3- Có hành động chăm sóc, bảo vệ cây , con trong gia đình.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Sưu tầm được một số tranh ảnh về các loại thú quý, cây cảnh đẹp và những gia
súc, cây trồng trong địa phương có giá trị kinh tế đối với Đội, trường, lớp
2- Chăm sóc cây trồng, con vật nuôi ở gia đình, tham gia phong trào xanh-sạch-đep ở
gia đình, trường lớp và địa phương.
3- Biết hướng dẫn, giới thiệu cho bạn mình về lợi ích một số loại cây, con sau khi
sưu tầm được.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Sưu tầm, biết tả cụ thể một số loại động vật, thực vật đã được học trong chương
trình và ngoại chương trình. Tìm hiểu tác dụng, lợi ích của các động, thực vật đó về
kinh tế, môi trường
2- Có hành động cụ thể chăm sóc bảo vệ nuôi dưỡng, phát triển kinh tế gia đình, xây
dựng môi trương xanh-sạch-đẹp thông qua các cây , con. Yêu thiên nhiên, sinh vật,
phát triển VAC. Tham gia hoạt động trừ diệt các loại sâu bọ, động vật có hại đến sức
khoẻ con người và môi sinh, mùa màng. Biết theo dõi trừ dịch bệnh cho cây, con ở
gia đình, địa phương.
3- Hiểu một số kỹ thuật tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi. Cải tạo giống, bảo tồn các
con vật quý hiếm.
9. Chuyên hiệu: Chăm học.
*Hạng ba:
1-Đi học đều (không nghỉ học, không đi muộn) chăm chỉ học tập.
2- Thực hiện tốt việc học ở lớp. Chú ý nghe giảng bài. Hăng hái phát biểu ý kiến,
không quay cóp khi kiểm tra.
3- Thực hiện tốt việc học ở nhà:
- Học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.
- Có thời khoá biểu học ở nhà, có góc học tập.
4- Giúp đỡ bạn học kém.
9
- Học tập bạn học giỏi.
- Vượt khó học tập tốt, giúp ít nhất một bạn học kém cùng tiến bộ.
5- Đạt kết quả học tập tốt:
- Có sự tiến bộ về học tập, giành điểm cao trong các bài kiểm tra và thi.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Đi học đều, chuyên cần (Không bỏ tiết, nghỉ học không có lý do)
2- Thực hiện tốt việc học ở lớp, ở nhà.
- Học tập chuyên cần, có phương pháp.
- Học đều các môn học.
- Có góc học tập, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà.
3- Vượt khó học tốt, giúp bạn vượt khó bằng việc làm cụ thể. Không dấu dốt, học tập
bạn, không quay cóp khi kiểm tra.
4- Áp dụng bài học vào thực tiễn.
5- Đạt kết quả học tập tốt, luôn tiến bộ trong học tập.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Có động cơ và thái độ học tập tốt, có ý thức tích luỹ kiến thức.
2- Áp dụng phương pháp học tập tốt. Học đều các môn (không học lệch hoặc chỉ tập
chung vào các môn thi). Vận dung bài học vào thực tiễn cuộc sống.
3- Giúp bạn học tốt, vượt khó, giúp được ít nhất một bạn kém tiến bộ, học hỏi bạn
học giỏi.
4- Làm bài kiểm tra, thi nghiêm túc.
5- Đạt kết quả học tập tốt (có sự tiến bộ trong học tập) và trong các bài kiểm tra, thi.
10. Chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi.
*Hạng ba:
1- Biết các ngày đổi tên của Đội, biết tiểu sử Kim Đồng.
2- Biết tiểu sử của Bác Hồ và thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
3- Biết các di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh, trụ sở cơ quan chính quyền và các
nghề truyền thống của địa phương mình.
10
4- Biết những giai đoạn cách mạng chính của lịch sử Việt Nam từ khi có Bác Hồ,
biết kể chuyện Phù Đổng, Trần Quốc Toản.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1-Biết ngày thành lập Đoàn và các lần đổi tên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
2- Biết các phong trào truyền thống và các công trình lớn của Đội.
3- Biết một số đội viên anh hùng của Đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
4- Biết các chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch
Hồ Chí Minh, kể được chiến công của các vị anh hùng dân tộc trong các chiến thắng
này.
5- Biết gương oanh liệt của một số liệt sĩ tiền bối của Đảng và một số liệt sĩ ở địa
phương mình.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Hiểu biết những điểm chính về lịch sử Đoàn và gương những đoàn viên thanh niên
tiêu biểu.
2- Đọc các sách về Lịch sử Đoàn, về Đảng, Bác Hồ, chiến thắng Điện Biên Phủ,
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
3- Học tập điều lệ Đoàn, hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn viên và điều kiện vào
Đoàn, biết ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn.
4- Biết tên và ý nghĩa nội dung các phong trào hành đông cách mạng của thanh niên
hiện nay.
5- Biết sơ lược về tổ chức Hội LHTN Việt Nam.
11. Chuyên hiệu: Hữu nghị quốc tế.
*Hạng ba:
1- Biết xem bản đồ thế giới, chỉ đúng vị trí các châu lục.
2- Chỉ được vị trí của nước Việt Nam trên bản đồ thế giới (Địa cầu).
3- Biết tên các nước ở cạnh nước ta: Biết tên thủ đô và cờ của các nước đó.
4- Biết tên phong trào thiếu nhi Việt Nam ủng hộ thiếu nhi Quốc tế.
11
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Chỉ và nêu tên các nước trong khối ASEAN trên bản đồ thế giới và nói được tên
thủ đo các nước đó.
2- Biết được đường hàng không Việt Nam đi các nước.
3- Biết tên tổ chức Quốc tế về trẻ em.
4- Có tham gia học ngoại ngữ.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Giới thiệu được ít nhất 5 nước có quan hệ ngoại giao với nước ta (vị trí trên bản
đồ, đặc điểm nổi bật, quốc kỳ )
2- Tham gia học một ngoại ngữ.
3- Biết tên được 3 tổ chức Quốc tế có quan hệ với nước ta.
4- Biết tên một số nước có hợp tác kinh tế văn hoá với nước ta.
12. Chuyên hiệu: Kỹ năng trại.
*Hạng ba:
1- Biết sử dụng các loại nút: dẹt, thuyền chài, thợ dệt, ghế đơn, thòng lọng.
2- Đã đi thăm quan một buổi, cắm trai một ngày và chơi “trò chơi lớn”.
*Hạng nhì: Đã đạt hạng ba.
1- Biết sử dụng các nút: Thợ dệt đơn và kép, nút ghế đơn, ghế kép, chân chó, lạt dẹt,
lạt vặn, đầu nối.
2- Biết tham gia dựng lều.
3- Biết tìm phương hướng bằng la bàn, mặt trời và trăng sao.
4- Biết đốt lửa ngoài trời bằng diêm và bật lửa khi có gió.
5- Biết chuẩn bị và làm món ăn đi trại.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
1- Biết chọn một chỗ cắm trại và tự mình có thể dựng một cái lều, làm bếp và sống
dưới lều một đêm.
2- Chuẩn bị và làm các món ăn ở trại, biết 3 cách lọc nước sạch, biết đốt các bếp vào
bất cứ thời tiết nào.
12
3- Biết làm trong tối hoặc nhắm mắt lại các nút của các bậc trước. Biết làm và dùng
nút buộc thuyền, nút mỏ neo, biết tết các đầu dây, biết đan, buộc 2 cọc chèo bằng lối
néo thẳng và chéo.
4- Biết dùng rìu hay dao dựa, biết đẵn và chặt cây nhỏ, vá lều, làm được đồ dùng,
bàn ghế ở trại.
5- Biết nhận xét và nhận được các dấu vết của người, vật, gia súc hay dã thú.
6- Biết đoán thời tiết bằng những hiện tương trông thấy.
7- Biết cách tìm phương hướng ban ngày và ban đêm.
13. Chuyên hiệu: Thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt.
*Hạng ba:
- Biết nội dung hoạt động của phong trào “Thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt” và
nội dung 3 không, 3 thấy, 3 cùng.
- Biết những điều về luật giao thông đường sắt, các biển tín hiệu, biển chỉ dẫn đường
sắt cắt ngang đường bộ, biển báo nguy hiểm, những quy định khi vào ga đi tàu, vượt
qua đường ngang
- Biết các vật dụng chủ yếu của đường sắt: Đinh Crămpông, lập lách ray, tà vẹt, bản
đệm ray, bu long sướt, đá balat.
*Hạng nhì: Đã dạt hạng ba.
- Biết lịch sử thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt và các kỳ tổ chức hội trại toàn quốc.
- Biết những gương điển hình của phong trào ở địa phương.
- Biết tuyến đường sắt đi qua địa phương mình dài bao nhiêu km, có mấy nhà ga và
giá trị kinh tế của tuyến đường sắt đó.
- Biết các sự cố đe doạ an toàn đường sắt và cách xử lý khi có tình huống sảy ra.
- Tham gia vào công tác bảo vệ an toàn đường sắt như: Tuyên truyền, xhăm sóc nhà
ga, con đường sạch đẹp và ngăn chặn, phát giác kẻ gian lấy cắp vật tư đường sắt.
*Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì.
- Biết các tuyến đường sắt trên bản đồ dất nước.
13
- Biết tuyến đường sắt của nước ta đi đến một số nước trong khu vực (tuyến liên vận
quốc tế).
- Biết một số Điều trong Nghị định 39/CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn giao
thông đường sắt: Các điều 27, 29, 30, 31, 33, 37, 46, 49, 54, 59
- Biết và hiểu rõ quy chế khen thưởng của ban chỉ đạo Trung ương trong phong trào
thiếu nhi bảo vệ đường sắt.
IV.BIỆN PHÁP
1. Xác định điều kiện địa phương.
Chương trình RLĐV được triển khai đồng bộ 13 loại chuyên hiệu trên khắp các
tỉnh thành, nhưng cần chú ý đến đặc điểm của từng địa phương từng đối tượng Đội
viên mà có thể chia từng giai đoạn, hoặc từng đơn vị lựa chọn các loại chuyên hiệu
phù hợp để tiến hành kiểm tra công nhận theo thứ tự trước sau (Ví dụ như miền núi,
vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện hoạt động lớn thì đẩy mạnh việc công nhận các
loại chuyên hiệu như: Nhà sử học nhỏ tuổi, Chăm học, Nghi thức Đội viên, nghệ sĩ
nhỏ tuổi, kỹ năng trại, an toàn giao thông )
2. Công tác tuyên truyền, lên kế hoạch.
Xác định được đối tượng đội viên và điều kiện địa phương, người phụ trách Đội
phải tiến hành công tác tuyên truyền và lên kế hoạch thực hiện. Tuỳ vào điều kiện thực
tế có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Nói chuyện, phát loa phóng thanh, thâu
băng phát thanh, tập huấn cho cán bộ các chi Đội Tiếp đó, người phụ trách Đội lên kế
hoạch thực hiện cho toàn liên Đội và quán triệt tinh thần, công việc cho từng chi Đội.
Có thể như sau:
STT Tên chi đội Tên chuyên hiệu
Thời gian thực
hiện
Thời gian kiểm tra
công nhận
Người phụ trách
thực hiện
1 Lê Văn Tám Nhà sử học nhỏ tuổi Từ đến Ngày Nguyễn Văn An
2
Trong công tác tuyên truyền và lên kế hoạch, người phụ trách Đội phải biết gắn kết
với các phong trào địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đặc biệt là thời gian
14
phát động các chuyên hiệu phải vào các dịp có ý nghĩa (Ví dụ như chuyên hiệu Nhà sử
học nhỏ tuổi phát động và kiểm tra vào ngày 22/12 hoặc 30/4, chuyên hiệu Khéo tay
hay làm vào ngày 8/3, chuyên hiệu Nghi thức Đội viên vào ngày 26/3 )
3. Công tác kiểm tra công nhận
Quy mô tổ chức kiểm tra công nhận là chi Đội, liên Đội, tiến hành kiểm tra thứ tự
từng chi Đội. Người phụ trách Đội cần sáng tạo hình thức kiểm tra, đặc biệt là gắn
với các hoạt động của Đội. Trong công tác kiểm tra để có hiệu quả các liên Đội có
thể liên hệ, phối hợp với các ban ngành, tổ chức có liên quan (Ví dụ như chuyên hiệu
An toàn giao thông, Thầy thuốc nhỏ tuổi có thể nhờ nghành công an, y tế, chữ thập
đỏ để kiểm tra công nhận)
Từng liên Đội, khi tiến hành kiểm tra công nhận cần chú ý tạo cho các em có điều
kiện học tập, rèn luyện từng loại chuyên hiệu theo từng đợt, tránh việc tổ chức hướng
dẫn, học tập và tự rèn luyện của các em lệ thuộc vào ý muốn của phụ trách hoặc chạy
theo số lượng không chú ý đến chất lượng. Mọi cuộc kiểm tra công nhận dù ở hình
thức nào, địa điểm hoặc quy mô nào cũng đều phải mang tính giáo dục, không ganh
đua để tạo cho các em niềm phấn khởi, hứng thú thực hiện các chuyên hiệu tiếp theo.
Công tác kiểm tra phải được chuẩn bị kĩ càng, mỗi liên Đội phải thành lập một
Ban chỉ đạo, Ban giám khảo có chất lượng để kiểm tra đội viên. Trong công tác chỉ
đạo và tổ chức kiểm tra nhất thiết phải gắn với công tác thi đua công nhận cháu
ngoan Bác Hồ, công nhận chi Đội mạnh. Một em Đội viên, thiếu nhi được tham gia
kiểm tra để công nhận ít nhất 3 chuyên hiệu trong số 13 loại được ban hành.
***
Để cụ thể, sau đây tôi xin đưa ra cách tổ chức thực hiện và kiểm tra công nhận
chuyên hiệu : “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất.
* Thực hiện chuyên hiệu:
15
Theo quy định thực hiện chương trình RLĐV, đội viên ở lứa tuổi nào có nhiệm
vụ rèn luyện theo chương trình, hạng bậc dành cho lứa tuổi mình, với điều kiện đã
hoàn thành chương trình của các hạng bậc thấp hơn. như vậy, đội viên muốn thực
hiện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất cần phải hoàn thành công tác rèn
luyện đội viên bậc Măng non sẵn sàng nói chung, đạt chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ
tuổi” hạng ba, hạng nhì nói riêng.
Chương trình RLĐV là một chương trình mở, nghĩa là: Có nhữngc vấn đề đội
viên được phụ trách đội hướng dẫn giảng dậy hoặc được ban chỉ huy Đội, các bạn
đôi viên khác trao đổi, hướng dẫn, nhưng có những vấn đề chính các em đội viên
phải tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin, qua sinh hoạt hàng ngày trong
gia đình, trong trường lớp, ngoài xã hội từ đó các em sẽ hiểu vấn đề sâu hơn, biến
những tri thức ấy thành tri thức của mình.
Như vậy, mỗi em phải có một phiếu rèn luyện và sổ theo dõi xem mình đã đạt
nhưng kiến thức, kỹ năng gì và những hành vi đạo đức nào. Trong các buổi sinh hoạt
Đội, các anh chị phụ trách và BCH Đội sẽ kiểm tra phiểu rèn luyện và sổ tay của
từng em, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm giúp đỡ các em học tập và rèn luyện
tốt hơn.
Có thể tóm tắt các bước thực hiện chuyên hiệu như sau:
Bước 1: Tổng phụ trách lên kế hoạch, soạn thảo nội dung, yêu cầu thực hiện để
phụ trách chi đội có tài liệu hướng dẫn đội viên. Cụ thể:
+ Những nét chính về lịch sử Đoàn và gương những đoàn viên thanh niên tiêu
biểu.
+ Một số nét về lịch sử Đảng, về Bác Hồ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và
chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Điều lệ Đoàn, những nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn viên và điều liện vào
Đoàn, ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn.
+ Tên và ý nghĩa nội dung phong trào hành đông cách mạng của thanh niên hiện
nay.
16
+ Sơ lược về tổ chức Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Sau lhi chuẩn bị nội dung, ban chỉ đạo dao cho chi đoàn trường để xây dựng các
chuyên đề bổ trợ cho chương trình. Trong từng nội dung phải xác định rõ:
- Yêu cầu của từng nội dung.
- Hình thức và thời gian triển khai đến học sinh.
- Người đảm nhiệm triển khai đến học sinh là phụ trách Đội, tổng phụ trách, bí
thư Đoàn )
Bước 2: Triển khai nội dung cần thực hiện cho phụ trách cho đội và ban chỉ huy
chi đội.
- Phụ trách chi đội có trách nhiệm chính trong việc triển khai theo dõi tiến độ
thực hiện công tác RLĐV của từng đội viên cần phải có kế hoạch hướng dẫn học
sinh mình tự rèn luyện.
- Tổng phụ trách, bí thư Đoàn cần bồi dưỡng và yêu cầu cao đối với BCH chi
đội, phải hoàn thành chương trình sớm hơn các bạn khác và tham gia hướng dẫn các
bạn thực hiện cùng phụ trách.
Bước 3: Phân thời gian để triển khai các nội dung hợp lý:
Đối với chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất, nên triển khai trong
tháng 3, tháng có ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bước 4: Phụ trách cùng ban chỉ huy chi đội phối hợp với chi đoàn trường và
giáo viên sử hướng dẫn cho đội viên tự tìm hiểu sách báo, kết hợp giảng bài trên lớp,
tổ chức hội thảo chuyên đề, thi tìm hiểu, báo tường, tham quan, nghe nói chuyện về
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
Bước 5: Dự trù kinh phí cho việc triển khai chương trình:
Lấy từ quỹ Đội để cân đối, trang bị thêm cơ sở, vật chất để tuyên truyền tổ chức
các hoạt động tập thể, in ấn tài liệu, kiểm tra công nhận, trao giấy chứng nhận hoàn
thành chuyên hiệu cho ác đội viên hoàn thành chương trình.
Bước 6: Chuẩn bị tài liệu, in văn bản, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và giấy
chứng nhận chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất.
17
Bước 7: Lên kế hoạch kiểm tra công nhận hoàn thành chuyên hiệu.
** Kiểm tra công nhận hoàn thành chuyên hiệu
- Phụ trách kiểm tra, đánh giá thực hiện chuyên hiệu của đội viên thông qua các
hoạt động tập thể như Hội trại kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, tham quan di tích
lịch sử truyền thống và các cuộc thi chung của liên đội
Có thể kiểm tra theo nhiều hình thức:
+ Trắc nghiệm (trả lời câu hỏi vào giấy)
+ Hái hoa dân chủ.
+ Đố bạn (hỏi đáp)
+ Thi giữa các phân đội
- Sau khi kiểm tra, phụ trách cho điểm vào phiếu của đội viên và sổ theo dõi
chung (ghi rõ ngày kiểm tra và kí tên).
- Khi kiểm tra xong phụ trách báo cáo với ban chỉ đạo của trường để kiểm tra
khảo sát thông qua trắc nghiệm hoặc thi giữa các chi đội trong toàn trừơng
Kết quả thực hiện chuyên hiệu của từng đội viên sẽ được đánh giá theo phiếu
rèn luyện và kiểm tra khảo sát của ban chỉ đạo, tổ phụ trách sẽ làm thủ tục đề nghị
lên huyện đoàn để cấp giấy chứng nhận cho các em. Riêng đội với đội viên lớn thực
hiện công tác RLĐV hạng nhất nên có sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng Đội huyện
trước khi làm thủ tục công nhận. Tổng phụ trách phải có văn bản đề nghị và danh
sách trích ngang, có xác nhận của ban giám hiệu, gửi Hội đồng Đội huyện.
Việc tổ chức lễ trao giấy chứng nhận hoàn thành chuyên hiệu cho đội viên cần
trang trọng, gây phấn khởi tiếp tục phấn đấu vươn lên. Những đội viên chưa được
công nhận hoàn thành chuyên hiệu đợt một sẽ tiếp tục thực hiện để dự kiểm tra và
cấp chứng nhận vào đợt sau.
Lễ trao giấy chứng nhận có thể gắn với lễ chào cờ đầu tuần hay ở những nơi
trang trọng, ấn tượng.
18
Tóm lại, công tác RLĐV là một chương trình hoàn chỉnh để góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động Đội và đội viên, đó là quá trình lâu dài, đòi hỏi người phụ trách
Đội phải kiên trì và lao động nghiêm túc.
V.KẾT LUẬN
Công tác thiếu nhi là một công tác rất quan trọng trong xã hội, nó không phải là
nhiệm vụ của riêng ai, cá nhân nào hay đoàn thể nào mà đó là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn xã hội. Các em thiếu nhi cần được quan tâm của cả cộng đồng xã hội. Sự
giáo dục các em đòi hỏi một chương trình hợp lý, có hiệu quả - đó là Chương trình
rèn luyện Đội viên. Xong, để thực sự chương trình này có hiệu quả như mong muốn
thì cần phải có một đội ngũ cán bộ Đội nhiệt tình và một phương pháp tổ chức thực
hiện một cách sáng tạo, khoa học. Có như vậy chất lượng đội viên mới được nâng lên
tạo đà cho thế hệ kế cận - tương lai của đất nước./.
“ Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
tương lai của đất nước ”
- Hồ Chí Minh -
19