MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta có nhiều đổi mới, đổi mới về kinh tế, xã hội, giáo
dục …Sự phát triển giáo dục của nước ta tăng nhanh giúp cho những chủ nhân tương lai
của đất nước luôn được phát triển toàn diện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách. Qua
việc nắm bắt các kiến thức, tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên những kĩ
năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân . Vì vậy, có thể nói trong
nhà trường phổ thông quá trình dạy học là một quá trình của tư duy sáng tạo – người
giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Việc dạy
học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì
thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học
của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
Nhìn chung, mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, cần thiết nhưng trong đó môn Tiếng
Việt là môn học chiếm số tiết nhiều nhất vì trong môn học này có 5 phân môn mà mỗi
phân môn đều có một nhiệm vụ riêng.
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc, nghe, nói, cung cấp cho học sinh
những hiểu biết ban đầu về thiên nhiên, xã hội và con người. Cung cấp vốn từ, tăng
cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về các tác phẩm văn học và
góp phần rèn luyện nhân cách học sinh.
Phân môn kể chuyện rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, đọc.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng việt và rèn
luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh.
Phân môn Chính tả rèn luyện các kĩ năng viết, nghe đọc.
1
Phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết. Vì vậy ta có thể nói
phân môn Tập làm văn vừa có tính chất tổng hợp, vừa tận dụng các hiểu biết và kĩ năng
về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó,
góp phần hoàn thiện chúng.
Vậy thì vai trò và mục đích của phân môn Tập Làm văn trong nhà trường Tiểu học là
gì ?
Đó là rèn luyện cho các em các kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết phù hợp với
mục đích giao tiếp trên cơ sở kiến thức sơ giản về văn bản kể chuyện, miêu tả, viết thư
và một số loại văn ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là:
-Kĩ năng phân tích đề.
-Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn.
-Kĩ năng viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn.
-Kĩ năng kiểm tra, sửa chữa bài văn nói và viết.
Các kĩ năng này được rèn luyện từng bộ phận hay toàn bộ trong tất cả các tiết học của
phân môn Tập Làm Văn. Nó góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở
rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng cho học sinh.
Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Học các
giờ Tập đọc các em đã đ ược tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống gần gũi theo
các chủ điểm. Học các giờ văn, khi nhận diện đặc điểm các loại bài, đoạn văn điển hình.
Khi phân tích đề luyện tập làm văn, các em lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện,
cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong miêu tả, các em lại
được rèn luyện cách viết thư, trao đổi với người thân, đây là điều kiện thuận lợi cho các
em thể hiện mối quan hệ cộng đồng Những cơ hội đó làm cho tình cảm gắn bó yêu
mến thiên nhiên, với việc và người xung quanh, nảy nở tâm hồn, tình cảm thêm phong
phú, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Vì vậy, có thể nói việc dạy Tập Làm văn ở các trường phổ thông nói chung và ở Tiểu
học nói riêng có một vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học
sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống
2
hàng ngày và học tập tốt các môn học khác (nếu như các môn học này và những phân
môn khác của Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức, kĩ năng thì phân
môn Tập Làm Văn lại tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ
năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp các em phát triển toàn
diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí
thông minh, hình thành tình cảm, thói quen và những đạo đức tốt đẹp của con người
mới.
II.THỰC TRẠNG :
Việc dạy, học văn ở tiểu học nói chung và và việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp
5 nói riêng bên cạnh những điểm tốt, mang lại một số kết quả nhất định thì còn khá
nhiều nhược điểm và khuyết điểm. Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công
thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. Do vậy
về phía người học thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh
thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài của mình. Với cách học ấy các em không
cần quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả.
Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được
tả Vì thế bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được. Một bài miêu
tả như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là các em không biết cách quan
sát hoặc các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiêm sống của mình.
Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có các biểu hiện sau:
Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm
bài là qua phân tích bài mẫu.
Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khi kiểm tra nhiều
giáo viên cho học sinh học thuộc một số bài bài văn mẫu để các em khi gặp đề bài tương
3
tự cứ thế chép ra. Vì thế đẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc vào văn
mẫu.
Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5c của Trường Tiểu học………., qua quá
trình công tác và dự giờ của một số đồng nghiệp tôi nhận thấy ở lứa tuổi tiểu học, vốn
kiến thức của các em còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh sự hạn chế đó còn có rất nhiều
khó khăn khách quan như : Điều kiện, hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao
động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em Việc diễn đạt ngôn
ngữ kém, tiếp thu kiến thức thì chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ Những điều này có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nói chung và học phân môn Tập làm văn nói
riêng.
Từ thực tế trên cho thấy việc dạy phân môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung và ở
trường Tiểu học ………….nói riêng hiện nay là một vấn đề khó cho không ít giáo viên.
Trong một tiết học giáo viên khó có thể đảm bảo cho mọi học sinh trong lớp đạt được
mục tiêu mà bài học đề ra bởi các em là đối tượng mà năng lực và tư duy còn rất nhiều
bất cập, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chưa cao, hơn nữa trình độ học sinh ở mỗi lớp, mỗi
địa phương là không đồng đều, các em quá lệ thuộc vào sách giáo khoa, thiếu sáng tạo,
chưa biết cách quan sát lại thiếu vốn sống thực tế vì vậy thường thiếu cảm xúc khi viết
Có thể nói, bản thân phân môn Tập làm văn là một phân môn khó dạy nhất trong tất cả
các phân môn của môn Tiếng việt, bởi đa số học sinh ít ham thích môn học này. Chính
vì vậy mà hiệu quả của việc dạy Tập làm văn chưa cao.
Tồn tại song song với thực trạng trên còn là những hạn chế từ phía giáo viên : Quá trung
thành và lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn mà không cần phải đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
Giờ học Tập làm văn trên lớp bao giờ người dạy cũng lo lắng làm sao để hình thành kiến
thức mới cho học sinh đảm bảo thời gian nhưng lại xem nhẹ việc thực hành( luyện tập)
tại lớp của học sinh. Nhiều khi các thầy cô đã giao bài cho các em làm ở nhà.
4
Đây là một việc rất khó có thể kiểm xoát được trong quá trình làm bài ở nhà các em tự
giác hay không tự giác ? Các em tự làm bài hay nhờ vả sự trợ giúp của anh( chị),
Cha(mẹ)….
Từ thực trạng trên, tôi xin nêu ra đây một số nguyên nhân sau :
III. NGUYÊN NHÂN :
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng tôi xin đưa ra đây một số
nguyên nhân cơ bản sau :
Nguyên nhân khách quan :
Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày
17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã
của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89.220 ha dân số 30.633 người với mật độ dân
số 34 người/km2 , toàn huyện có 14 dân tộc và là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu
số cao , chiếm 71.3 % cơ cấu dân tộc trong toàn huyện. Hầu hết đồng bào dân tộc theo
đạo thiên chúa và tin lành, dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn…có thể coi Đam
Rông là một huyện vùng sâu và khó khăn nhất của Tỉnh Lâm Đồng…đối tượng học
sinh của Đam Rông lại chủ yếu là con em của các đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng ngày
các em đến trường với những manh áo rách, bữa cơm chưa ấm bụng…Bên cạnh đó thì:
-Trẻ chưa có ý thức tự giác học tập.
-Chưa có động cơ học tập đúng đắn.
-Không có hứng thú với môn học
-Học sinh quan sát đối tượng định tả còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, ý
nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo.
-Học sinh không biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một cách rõ ràng.
-Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, vốn ngôn ngữ còn quá
ít ỏi.
Nguyên nhân chủ quan :
5
-Giáo viên còn quá lệ thuộc vào sách vở.
-Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo khi hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Chưa chủ động trong việc tìm tòi, sáng tạo và phát huy những phương pháp mới vào
giảng dạy.
-Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu mục tiêu của từng bài học, môn học.
-Chưa thực sự hiểu trò nên không kịp thời nắm bắt được những tâm tư và nguyện vọng
của các em.
-Chưa xác định rõ được mục đích cần đạt của thày và trò khi tham gia các hoạt động học
tập.
Theo tôi, tất cả những nguyên nhân trên dù khách quan hay chủ quan thì cũng chỉ có
một điểm xuất phát duy nhất đó là sự lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên
chưa phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp.
Từ những nguyên nhân và thực trạng trên, tôi xin đưa ra đây một số giải pháp giúp học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng học tốt phân môn Tập làm văn.
IV. GIẢI PHÁP :
Ở lớp 5, các loại bài Tập làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện các kỹ
năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn là những cơ hội để huy động vốn từ, phong
phú hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ để vẽ lại được cảnh vật, đồng thời giúp trẻ hiểu biết
được về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề phân tích dàn bài, lập
dàn ý, chia đoạn văn miêu tả góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại
của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện
pháp so sánh, nhân hóa …. khi miêu tả.
Vì vậy, khi lên lớp người giáo viên phải xác định được dạy học sinh môn Tập làm văn là
giúp cho các em nói, viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc,
tình cảm lành mạnh trong sáng, khả năng quan sát lựa chọn xắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả
6
năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp
các em tự tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
Để đạt được điều đó, trước hết người giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, vững
vàng về mặt kiến thức, hiểu được ý đồ của sách giáo khoa. Bên cạnh đó thì người giáo
viên cần phải hiểu đối tượng học sinh của lớp mình thì mới có thể đưa ra các phương
pháp thích hợp và chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách có hiệu
quả.
Từ những thực tế trên, tôi xin nêu một vài biện pháp để giúp các em học môn văn tốt
hơn .
Biện pháp quy nạp để nhận biết đặc điểm của các thể
loại văn :
Kiến thức trong sách bao giờ cũng được trình bày theo cách quy nạp. Từ những hiện
tượng chứa đựng trong các văn bản điển hình, rút ra những điều cần ghi nhớ về từng loại
văn, học sinh phải trải qua một số thao tác nhận diện hiện tượng so sánh, liệt kê, phân
tích, tổng hợp Để học sinh thực hiện trôi chảy các thao tác này thì vai trò gợi ý, hướng
dẫn từng bước cho học sinh là vô cùng quan trọng
Ví dụ : Ở lớp 5, Khi dạy văn miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) giáo viên có những gợi
ý sau :
Gợi ý cách miêu tả của từng thể loại văn bằng câu hỏi và mẫu liệt kê để học sinh tái hiện
lại các kiến thức.
Gợi ý cho học sinh so sánh các thể loại miêu tả đó để rút ra những nhận xét riêng cho
từng dạng bài.
Gợi ý cho học sinh hệ thống hoá các đặc điểm chủ yếu của các dạng bài để rút ra những
ghi nhớ chung.
Tuy nhiên, đôi khi để định hướng cho học sinh thì giáo viên có thể hướng dẫn nhận diện
hiểu hiện tượng trong các văn bản bằng cách cho học sinh đọc ghi nhớ để nhận biết đặc
điểm trong các văn bản đó
Biên pháp quy chiếu với chủ đề bài văn :
7
Thông thường, các đề bài luyện tập làm văn đều có định hướng chủ đề cho văn bản.
Ví dụ : Tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiêù trong một vườn cây(hay trong công
viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) – Sách giáo khoa lớp 5, tập 1, trang
44.
Việc quy chiếu vào chủ đề văn bản dường như là chuyện đương nhiên khi xây dựng
ngôn bản. Tuy nhiên nếu giáo viên không chú ý đến biện pháp này, sẽ không rèn luyện
cho học sinh kĩ năng định hướng trong giao tiếp.
Biện pháp này được lưu ý trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện rèn luyện các
kĩ năng bộ phận tiến tới toàn thể một văn bản hoàn chỉnh đó là :
Khi tổ chức phân tích đề bài, cần tìm được chủ đề của bài văn (ý nghĩa của nội dung văn
bản).
Khi hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý xây dựng hình ảnh chủ đạo của bài văn, kết bài
văn đều chú ý phục vụ chủ đề.
Khi hướng dẫn, gợi ý học sinh chọn từ, đặt câu…cũng không thoát li khỏi chủ đề bài
văn.
Khi chấm chữa trong bài cũng phải căn cứ vào chủ đề của bài để có những đánh giá,
nhận xét về nội dung và hình thức diễn đạt cho phù hợp.
Biện pháp tổ chức quan sát đối tượng:
Luyện tập quan sát vừa giúp cho học sinh tích luỹ vốn sống vừa phát triển vốn từ, rèn
luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Biện pháp hướng dẫn học sinh quan
sát là một biện pháp không thể thiếu khi dạy văn, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này
giáo viên cần lưu ý:
Chọn đối tượng, vị trí, thời gian, đặc điểm quan sát sao cho tất cả học sinh đều được
quan sát và tạo được hứng thú thực hiện quan sát.
Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát hợp lí, biết chú ý những vào những đặc điểm nổi
bật.
Hướng dẫn cho các em cách ghi chép các kết quả quan sát được.
8
Tôn trọng những nhận xét riêng, cảm nghĩ riêng của học sinh về đối tượng mà các em
quan sát được.
Biện pháp cá thể hoá sản phẩm văn bản nói, viết của học sinh :
Một ngôn bản nói, viết trong giao tiếp bao giờ cũng là sản phẩm của mỗi cá nhân, diễn
đạt tư tưởng và tình cảm cũng mang dấu ấn cá nhân. Nếu không chú ý đến biện pháp cá
thể hoá trong quá trình rèn luyện các kĩ năng làm văn thì người dạy thường thu được
những đoạn văn, bài văn sao chép từ các bài văn mẫu sơ lược, sáo mòn như nhau. Dối
với người giáo viên khi thực hiên biên pháp này cần lưu ý :
Tạo nhiều tình huống giao tiếp để học sinh lựa chọn.
Gợi ý nhiều chất liệu khác nhau cho học sinh vận dụng các mô hình mẫu để thực hành
nói, viết, hạn chế sự sao chép nguyên xi như mô hình mẫu.
Ví dụ : Cùng tả đồ vật nhưng cho mỗi em chọn một đồ vật mà các em ưa thích để
tả khi đó các em sẽ có một bài làm với kết quả tốt nhất bởi đó là sự yêu thích và lựa
chọn của chính bản thân các em.
Bên cạnh đó thì bản thân mỗi giáo viên cũng phải luôn luôn tôn trọng những phát hiện
riêng của từng học sinh trong quan sát, tìm ý và trong diễn đạt Thận trọng khi đánh giá,
sửa chữa bài làm của các em đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa
chữa lỗi trong bài làm của mình.
Để làm được điều này, bắt buộc người giáo viên phải có sự bao quát lớp tốt, quan tâm
đến từng đối tượng học sinh trong lớp mình giảng dạy.
Biện pháp cùng tham gia:
Để tạo điều kiện cho hoạt động học tập của học sinh trong giờ học phân môn Tập làm
văn, ở một số hoạt động giáo viên nên sử dụng biên pháp cùng tham gia. Biện pháp này
có ưu điểm là tổ chức cho nhiều học sinh cùng cộng tác thực hành luyện tập một kĩ năng
bộ phận nào đó trong làm văn. Đó là các trường hợp trao đổi, phát hiện, tổng hợp các
đặc điểm của loại văn bản, trao đổi về kết quả quan sát, tìm ý cho một đề tài, đánh giá
một sản phẩm nói, viết của học sinh.
9
Hình thức thực hiện biện pháp cùng tham gia là luyện tập thực hành theo nhóm, luyện
tập thực hành đóng vai…
Ví dụ : Khi luyện tập làm biên bản cuộc họp ( kì 1, lớp 5).
Sau khi học sinh thực hành họp tổ và lập biên bản xong, giáo viên có thể tổ chức cho các
em đóng vai các tình huống mà các em vừa xây dựng nên.
Thông qua hoạt động đóng vai tình huống, giáo viên đã giúp các em có cơ hội hợp tác
với bạn bè để từ đó các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
Biên pháp luyện tập thực hành kĩ năng nói, viết:
Biện pháp thực hành sản sinh văn bản nói, viết là biện pháp đặc trưng của phân môn Tập
làm văn. Ở lớp 5 tuy có cung cấp một số kiến thức về làm văn cho học sinh nhưng các
kiến thức đó được hình thành chủ yếu qua thực hành luyện tập. Hơn thế nữa các kĩ năng
sản sinh văn bản của học sinh chỉ trở nên thành thạo khi từng học sinh được luyện tập
nói, viết nhiều lần.
Khi sử dụng biện pháp này người giáo viên cần lưu ý:
Gợi ý để học sinh tìm hiểu đúng, đủ các lệnh luyện tập, giúp các em định hướng
đúng các hoạt động ngôn ngữ.
Gợi ý các việc làm để thực hiện đúng yêu cầu luyện tập.
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém, tạo niềm tin cho hành động nói, viết thành
văn bản của những đối tượng này.
Trên đây là các biện pháp mà tôi đã áp dụng vào việc dạy và học phân môn Tập làm văn
ở lớp tôi chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng,
chỉ có trình độ và năng lực của người giáo viên là quyết định đến chất lượng dạy học.
Khi nào người giáo viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch dạy học,
hiểu rõ nhu cầu và khả năng của học sinh để qua đó khai thác, tận dụng hết ưu điểm của
sách giáo khoa và đồ dùng dạy học thì khi đó sẽ tạo ra chất lượng của mỗi tiết dạy.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
10
Năm học 2010 - 2011 được sự phân công của nhà trường, tôi chủ nhiệm lớp 5 của
trường Tiểu học ………… – Đam Rông - Lâm Đồng.
Mặc dù ở địa bàn có nhiều thuận lợi nhất trong toàn huyện nhưng việc học tập của các
em còn rất nhiều hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên.
Là một giáo viên đứng lớp, ngay sau khi ổn định nề nếp đầu năm học, tôi đã tiến hành
khảo sát chất lượng của lớp để nắm bắt tình hình chung. Trên cơ sở đó tôi đã phân loại
học sinh theo các mức độ : Giỏi, khá, TB, yếu.
Kết quả khảo sát như sau:
Môn Tập làm
văn
TSHS
GIOÛI KHAÙ TRUNG
BÌNH
YEÁU
30 em 0 1 10 19
Sau khi có kết quả khảo sát, tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của lớp và
vận dụng các biên pháp trên vào giảng dạy phân môn Tâp làm văn ở lớp tôi chủ nhiệm.
Sau hơn 3 tháng thực hiện, giờ học phân môn Tập làm văn của lớp tôi đã nhẹ nhàng hơn
và có nhiều tiến triển rõ rệt. Các em tích cực hơn, hợp tác tốt hơn và hoàn toàn chủ
động, tự tin trong việc tìm k ếm và lĩnh hội tri thức mới.
Dưới đây là kết quả khảo sát tháng 12 của lớp
Môn Tập làm
văn
TSHS
GIOÛI
KHAÙ
TRUNG
BÌNH
YEÁU
30 em 3 6 15 6
11
VI. KẾT LUẬN:
Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm
yêu nghề , đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của
người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò. Đây không chỉ là tâm nguyện
của riêng tôi mà còn là tâm nguyện của không biết bao nhiêu đồng nghiệp khác đang
hàng ngày đứng trên bục giảng…
Tuy nhiên để có được kết quả tốt đẹp thì mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo,
trăn trở và nổ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất để giảng
dạy, bồi dưỡng cho các em.
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mông rộng lớn
vô cùng…nhưng lựa chọn phương pháp nào, truyền đạt những gì và hình thức tổ chức ra
sao để gây hứng thú cho học sinh, giúp các em tự tin hơn và có cơ hội tự khẳng định
mình và biết tự đánh giá nhau trong học tập vẫn là mục đích cuối cùng mà người giáo
viên phải hướng tới vì nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của trẻ, những thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông dựng nước và giữ nước.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã vận dụng vào giảng dạy phân môn Tập làm văn
trong học kì I của lớp tôi chủ nhiệm. Trong phạm vi và khuôn khổ của giải pháp, tôi chỉ
đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong quá trình giảng dạy của người giáo viên.
Mặc dù qua quá trình thực hiện đã thu được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó
vẫn còn rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết…Rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của các quý vị để giải pháp này được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm
ơn!
12
13