SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN
TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN"
1
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do đề xuất .
Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là một kĩ sư của tâm
hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ
sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên
phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng
cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết.
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết.
Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì
không biết nói gì ? Viết gì ? Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm
khi dạy phân môn này so với các môn học khác. Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý đến
việc rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văn cho học sinh lớp tôi phụ trách.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với
đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi
nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp
lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế có em viết không đúng yêu cầu
của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.
Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp
các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện
pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn để áp
dụng vào thực tế giảng dạy và viết ra những kinh nghiệm này với nhan đề: “Một số kinh
2
nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn”. Sau đây, tôi
xin trình bày một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua.
II. Đối tượng và phạm vi của chủ đề.
- Đối tượng: Học sinh lớp 2A1 Trường Tiểu học Tuân Đạo – Lạc Sơn- Hoà Bình.
- Phạm vi: Sách Tiếng Việt 2, Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Tài liệu giảng dạy Tiếng Việt
2, Các bài viết của học sinh.
Phần thứ hai: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
- Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta có nhiều đổi mới, đổi mới về kinh tế, xã hội, giáo
dục …Sự phát triển giáo dục của nước ta tăng nhanh giúp cho những chủ nhân tương lai
của đất nước luôn được phát triển toàn diện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách. Qua
việc nắm bắt các kiến thức, tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên nững kĩ
năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân.
- Trong trường tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh
bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng
ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới
khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt
đẹp của con người mới.
3
- Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành
4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội
đủ 4 kỹ năng trên. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của
các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn
khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư làm nông
nghiệp, kinh tế chậm phát triển, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em,
việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ
ngữ… Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn
nói riêng.
II. Nộị dung và phương pháp.
Để giúp học sinh học tốt tiết Tập làm văn viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài, tôi
thường áp dụng những phương pháp sau:
1. Vận dụng phương dạy học phát huy tính tích cực của học sinh kết hợp với
phương pháp quan sát và hỏi đáp:
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng
dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ
tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp
học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách
quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật.
2. Phương pháp thực hành giao tiếp:
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói, trình bày
miệng bài nói, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh giúp học sinh
hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá
4
nhân, luyện nói trong nhóm. ( Học sinh có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái
tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm )
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình
thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương
pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp
này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu
đúng, đủ bộ phận.
Ví dụ:
Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”, “ Ai –
làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những vấn đề
sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? ( hoặc
cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm gì?/ như thế nào? ( Đó
chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo ).
- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa) Trên cơ sở đó,
giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm khi hết câu.
4. Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu:
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn
nhiều hạn chế. Hầu hết học sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo
viên cần cung cấp giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên
cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài
văn.
5
Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì học sinh sẽ có nhiều bài làm khác nhau, giáo viên
cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử
dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông
bà thì từ ngữ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; Viết về cảnh
mặt trời mọc buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm
mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần…; để diễn tả mặt trời
mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa…
giáo viên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ thích
hợp vào bài viết.
III. Giải pháp thực hiện.
1. Về kỹ năng:
Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu dẫn đến
lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được một đoạn văn và
cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
1.1. Giúp học sinh có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ. giáo viên có thể
tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ
bài viết cho tiết sau. Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở nhà, trước khi lên lớp. Đối với
những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên có thể soạn, cung cấp những câu hỏi cho các
em.
Ví dụ:
6
* Bài viết về gia đình :
- Gia đình em gồm những ai?
- Những người đó làm công việc gì?
- Tình cảm của những người trong gia đình như thế nào ?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
* Bài viết về một loài cây :
- Đó là cây gì, trồng ở đâu ?
- Hình dáng cây như thế nào?
- Cây có lợi ích gì ?
* Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm :
- Em ( Bạn em ) đã làm việc tốt khi nào? Ơ đâu? Đó là việc gì?
- Em ( Bạn ấy ) đã làm như thế nào?
- Em suy nghĩ gì khi làm ( thấy bạn làm ) việc tốt đó?
1. 2. Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn:
1. 2.1. Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng một câu)
1. 2.2. Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể
diễn đạt 2đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh.
1. 2.3. Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước
của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối
với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Viết về một con vật:
7
- Con vật em định kể là con vật gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu:
- Giới thiệu về chim sáo
- Trong thế giới loài chim, em thích nhất là chim sáo .
Các câu phát triển:
- Kể về chim sáo: Chim sáo được ông em nuôi đã hai năm rồi. Mỏ nó vàng, lông màu nâu
sẫm. Nó hót suốt ngày. Đôi khi còn nói được cả tiếng nguời. Có lẽ nó vui vì được mọi
người chăm sóc, nuôi trong một cái lồng rất to, bên cạch một cây hoa lan rất cao toả bóng
mát.
Câu kết thúc:
- Tình cảm của em đối với loài chim này. Em thích nhất chim sáo vì chúng là những con
vật hiền lành, dễ thương.
Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được
phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng
từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện
được ngay những kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên
phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho học sinh trong suốt năm học, giúp
học sinh có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên.
2. Về kiến thức:
8
2.1. Tổ chức ôn tập tốt cho học sinh: Giáo viên phải nắm các dạng đề Tập làm văn ở
lớp 2 để tổ chức ôn tập cho học sinh. Có thể tập hợp từ chương trình một số đề bài sau
đây:
Viết một đoạn văn ngắn về:
- Cô giáo (hoặc thầy giáo) của em
- Một người thân
- Gia đình
- Một em bé
- Các mùa trong năm
- Kể một việc làm tốt
- Một con vật
- Một loài chim
- Tả ngắn về biển
- Tả ngắn về một loài cây
- Một loài hoa
- Viết về Bác Hồ
Khi học sinh được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biết
rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh
hưởng đến chất lượng bài viết của các em.
2. 2. Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
9
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan
đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập
làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh
các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được
luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để
bài viết đạt kết quả.
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “ Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” , với rất nhiều những bài đọc thắm
đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ
và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và
nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho
học sinh thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội
dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn
cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù
hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em ) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới (viết về
người thân), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ
đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập
của các em.
2.3. Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý:
Các bước hình thành:
- Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời
bằng nhiều ý kiến khác nhau.
- Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng ; cung cấp và gợi ý để các em có thể
chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh
10
nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn (khuyến khích học sinh khá giỏi vận
dụng, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến thức
chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp các thành ngữ so sánh, cách nhân hóa
nhưng không đưa những thuật ngữ này ra với đối tượng học sinh lớp 2).
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài
làm miệng.
- Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các
câu trả lời thành một đoạn văn.
- Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần
học tập của học sinh.
2.4. Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài:
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa,
hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ
pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai. trong quá trình chấm bài,
giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù
hợp. Đối với những bài làm có ý hay, giáo viên giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm
cho bài văn được hay hơn.
Khi sửa bài, giáo viên nên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài
hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác nhau về cach
diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc
lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
IV. Kết quả đạt được.
11
Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn
của lớp tôi đạt kết quả như sau:
Số HS : Giỏi Khá T.bình Yếu
Trước khi áp
dụng
11 16 4 0
Sau khi áp
dung
19 11 1 0
V. Bài học kinh nghiệm.
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học sau:
- Hình thành cho các em thói quen học tập , làm việc một cách khoa học.
- Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ
năng và kiến thức mới.
- Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy,
học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức.
- Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung:
12
Khi áp dụng các biện pháp trên vào dạy ở từng tiết tập làm văn, tôi nhận thấy các em
không sợ học phân môn tập làm văn nữa vì bản thân các em đã được đóng vai trò chủ đạo
trong tiết học.Tôi nghĩ rằng với biện pháp trên, không chỉ áp dụng ở lớp 2 mà các khối
khác đều áp dụng được. Nếu người giáo viên biết vận dụng các biện pháp trên để tiến
hành dạy trong giờ học, tôi nghĩ chất lượng giáo dục, hiệu quả quả giáo dục của môn
Tiếng Việt cụ thể là phân môn Tập làm văn ngày càng tăng cao một cách rõ rệt. Các biện
pháp đó tôi đã thực hiện trong giảng dạy, tôi thấy học sinh tiến bộ hẳn trong từng năm.
2. Ý kiến đề xuất:
Các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên nên chỉ đạo các cụm vùng tổ chức chuyên đề, trao
đổi kinh nghiệm về việc giúp học sinh viết đoạn văn, bài văn trong giờ Tập làm văn hiệu
quả hơn nữa.
Chắc chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm
giảng dạy của cá nhân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm sáng
kiến kinh nghiệm, của bạn bè và đồng nghiệp
13