Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.92 KB, 2 trang )
Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
trong lĩnh vực viễn thông
Theo cam kết, hai năm sau khi VN gia nhập WTO, các công ty
100% vốn nước ngoài được quyền cung cấp dịch vụ đã đăng ký
cho mọi đối tượng, kể cả các tổ chức cá nhân VN. Ba năm sau
khi gia nhập, các công ty nước ngoài được thành lập chi nhánh và
cung cấp dịch vụ tại VN, với điều kiện trưởng chi nhánh phải là
người cư trú tại VN.
Đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, VN cam kết cho phép thành
lập liên doanh 51% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập và cho
phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm tiếp
theo. Ngoài ra, VN cũng cam kết không phân biệt đối xử giữa các
dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả bưu chính. Tuy nhiên, để tạo
điều kiện cho ngành bưu chính phát triển ổn định sau khi tách
khỏi lĩnh vực viễn thông, VN đã đàm phán bảo lưu được một
mảng dịch vụ chuyển phát nhanh dành riêng, có ý nghĩa thương
mại. Đó là kinh doanh chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản,
kể cả thông tin dưới dạng không đóng gói dán kín, thông tin
quảng cáo trực tiếp có khối lượng dưới 2kg và giá cước gấp 10
lần cước một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng
đầu tiên và thấp hơn 9 đôla Mỹ khi gửi quốc tế.
Đối với dịch vụ dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, VN không
nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương
mại Việt -Mỹ. Trong đó, đối với các dịch vụ cơ bản như điện
thoại cố định, di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng... các đối
tác nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh
với nhà khai thác VN đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49%
vốn pháp định của liên doanh.
Đối với dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trong 3 năm
đầu sau khi gia nhập WTO, phía nước ngoài chỉ được phép đầu tư
dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác VN đã được cấp