Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HỆ THỐNG câu hỏi ôn tập NGỮ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.26 KB, 17 trang )

Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 9.
(Phần văn bản)
1. Phong cách Hồ Chí Minh.
a. Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà.
b. CMR vẻ đẹp Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc
và tinh hoa văn hóa nhân loại.
c. CMR vẻ đẹp Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao.
2. Chuyện người con gái Nam Xương.
a. Phân tích nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ và nêu lên suy nghĩ của em.
b. Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ.
c. Chi tiết chiếc bóng có ý nghĩa như thế nào trong Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ.
d. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ.
3. Nguyễn Du và Truyện Kiều.
a. Phân tích các yếu tố góp phần hình thành và phát triển tạo nên một đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du.
b. Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
c. Tóm tắt Truyện Kiều của nguyễn Du.
d. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
4. Chị em Thúy Kiều.
a. Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" (Trích "Truyện Kiều" Nguyễn Du.)
b. CMR “ Trong đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" (Trích "Truyện Kiều" Nguyễn Du.), tác giả
đã sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ cổ điển để khắc họa bức chân dung của Chị em thúy
Kiều ”.
c. Phân tích giá trị nhân đạo trong đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" (Trích "Truyện Kiều"


Nguyễn Du.)
e. Thế nào là nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng? Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nghệ
thuật đó.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
5. Cảnh ngày xuân.
a. Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
b. Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
……………………………………………………1………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

6. Kiều ở lầu Ngưng Bích.
a. Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
b. Thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Phân tích 8 câu cuối trong đoạn thơ “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” để làm sáng tỏ bút pháp nghệ thuật đó.
c. Giá trị nhân đạo trong đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều của Nguyễn
Du.
7. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
8. Đồng chí.
a. Phân tích bài thơ Đồng Chí Của Chính Hữu.

b. Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
c. Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của
đoạn thơ.
9. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
a. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
b. Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật.
10. Đoàn thuyền đánh cá.
a. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
………………………………….
Chép 3 câu tiếp của khổ thơ này.
Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Nêu suy nghĩ của em về khổ thơ này.
11. Bếp lửa.
a. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
b. Nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
c. Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”

a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là người sáng tác?
c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
d. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa
gì?
12. Ánh trăng.
a. Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
b. Sau khi học xong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy em rút ra được bài học gì
c. "Ánh trăng" là một nhan đề đa nghĩa. Hãy viết một đoạn văn ngắn để làm sáng tỏ ý kiến
trên.

13. Làng.
a. Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
……………………………………………………2………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
c. Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
14. Lặng lẽ Sa Pa.
a. Phân tích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nguyễn Thành Long.
(Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để thấm thía chủ đề của
truyện là ca ngợi những con người lao động bình thường và những công việc thầm lặng.)
b. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành
Long.
c. Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
15. Chiếc lược Ngà.
a. Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
b. Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
c. Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng.
d. Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng.
Người kể chuyện, ngôi kể chuyện trong tác phẩm đó là ai? Tác dụng?
16. Hoàng Lê nhất thống chí.
Phân tích hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công đại phá quân
Thanh trong hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí.
……………………………………………………3………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9

……………………………………………………………………………………………………………………………

a. Nêu khái niệm về khởi ngữ.
b. Tìm khởi ngữ trong câu văn sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
- Đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo là sao mà nhìn xa xăm.
- Đối với việc học tập, học đối phó chỉ là lừa dối mình và lừa dối mọi người.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 2.
1(5đ) Em thấy thấm thía điều gì qua văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm.
1. 2. Qua văn bản Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm, em học tập được điều gì.
1.3. Phương pháp đọc sách của em như thế nào sau khi em học văn bản Bàn về đọc sách-
Chu Quang Tiềm.
2.(2đ) Những câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào? Nêu khái niệm thành phần đó? Vì
sao lại gọi thành phần đó là thành phần biệt lập?
- Nó không học bài thì chắc chắn nó sẽ không làm được bài.
- Nó ôn kĩ thì chắc là thi sẽ được điểm cao.
- Ngẩm ra ông ấy cũng là người tốt.
3 (3đ)Cho câu thơ:
Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
a. Chép lại 3 câu thơ tiếp để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh.
b. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài
thơ.
c. Phân tích giá trị nội dung đoạn thơ đó có dùng lập luận phân tích.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 3.
1.1 (5đ) Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong
truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
1.2: Phân tích truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
……………………………………………………4………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

2.(2.5đ)Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
3.(2.5đ)
Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 4.
1.1 (5đ) Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất
trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.
1.2 Phân tích sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển của không gian
trời đất lúc sang thu qua bài thơ "Sang thu"- Hữu Thỉnh.
1.3 Phân tích bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh.
3. (2,5đ)cho câu thơ
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a- Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên
b- Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ
tên và tác giả bài thơ)
………………………………………Hết………………………………………
ĐỀ SỐ 5.
2.(2đ) Phân tích tín hiệu, đám mây và 2 câu cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
3. (3đ)Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu khái niệm của phép

tu từ đó?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 6.
2. (3đ) Viết đoạn trình bày cách hiểu của em về khổ thơ cuối bài " Sang thu” (Hữu Thỉnh):
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
3. (2)Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
b.Trẻ em như búp trên cành
c. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
……………………………………………………5………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 7
1.2 2. (2,5đ) Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"của Lê
Minh Khuê.
3.(2,5) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật
độc đáo của những câu thơ sau
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ 8.
2. (3đ)Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh
Hải trong đoạn thơ trên.
3. (2đ) Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ
Oanh chung tiền mở cái trường
(Nam Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 9.
Cho bò về là lúc vất vả nhất(1). Vì lúc đi bò đang đói, ra khỏi chuồng, chúng cắm cổ chạy
một mạch lên núi(2). Lúc về là lúc chúng đã ăn no, thích nhởn nhơ, đú đởn, rẽ ngang, rẽ
ngửa(3).

(Xuân Thu)
3. (3) Cho câu thơ:
Chân phải bước tới cha
Chép các câu thơ còn llại của phần 1 trong bài thơ đó.
……………………………………………………6………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào,của ai, nêu nội dung chính của phần 1 trong bài
thơ đó.
Phân tích cái hay của những câu thơ đó.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 10.
1 (5đ)
2. (3đ) Phân tích khổ thơ sau trông bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngầy ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương.)
3. (2đ )Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau:
a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa, bày tỏ niềm
tiếc thương vô hạn.
c) Thế à, cảm ơn các bạn!
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
(Nam Cao – Lão Hạc)

………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 11
1.1 (5đ) Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương.
1.2 Phân tích bài thơ “Nói với con”của Y Phương.
2(2đ) Hãy tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn ngắn
3. (3đ)Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau.
Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc(1). Nhưng hình như láo cũng
biết vợ tôi không ưng giúp lão(2). Lão tù chối tất cả những gì tôi cho lão(3). Lão tù chối
một cách gần như là hách dịch(4). Và lão cứ xa tôi dần.(5)
(Lão Hạc- Nam Cao)
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 12
2.(2.5)
3 (2.5) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây. Vì sao người ta
lại gọi thành phần tình thái và cảm thán là những thành phần biệt lập. Ngoài hai thành
phần này thì em đã học những thành phần biệt lập nào nữa, kể tên các thành phần đó.
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia
nhiều.
(Kim Lân, Làng)
……………………………………………………7………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)

………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 13
1. (5đ)
2. (3đ) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3 (2đ)Các câu sau gồm mấy cụm C – V, chúng có phải là câu ghép không?
a) Bác trai đã khá rồi chứ ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Nắng ấm, sân rộng và sạch.
d) … Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 14
1. 1.(5đ)
1.2
2.(2,5đ)
3. (2,5) xác định thành phần biệt lập và khởi ngữ trong đoạn hội thoại sau?
- Lan ơi, cậu làm bài thi môn văn có tốt không?
- Có lẽ là không tốt lắm!
- Sao lại không tốt chứ? Cậu có đùa tớ không đấy?
- Đối với cậu thì tớ không bao giờ đùa đâu.
- Cậu đoán xem khoảng được mấy điểm?
- Chắc được 3 điểm là cùng!
- Trời ơi, sao cậu làm bài tệ thế. Thế nào lần này cậu cũng bị mắng (bố mẹ cậu ta rất quan

tâm đến việc học của cậu)
Do tớ chủ quan không học bài.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 15.
1.2Nêu cảm nghĩ của em truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
……………………………………………………8………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

1.3Có ý kiến cho rằng “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa
hình ảnh những con người lao động bình thường, vô danh với những công việc thầm lặng
nhưng có ý nghĩa rất lớn lao”
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ nhận định
đó.
2. (3). Cho câu thơ
Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Chép theo trí nhớ sáu câu tiếp của bài thơ đồng chí để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh
và cho biết tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
3. (2đ)Đoạn hội thoại sau các nhân vật trong đó vi phạm phương châm nào trong giao
tiếp. Nêu khái niệm của phương châm đó?
Trong bữa cơm chiều nam vừa ăn vừa nói:
- Mai bố cho con tiền nộp học phí bố nhé. Mầy hôm nay cô nhắc con trước lớp con sấu hổ
quá.
Bố nam đang nhai cơm cũng phát bực mình:
Hôm trước tao cho mày tiền mày không nộp đem đi chơi điện tử, hôm nay còn dám mở
miệng xin à?
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SÔ 16.

1.1. (5) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê.
1.2. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn những ngôi sao xa
xôi của Lê Minh Khuê.
3. (2) Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 17.
2.(3). Cho câu thơ
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chép những câu thơ còn lại trong bài thơ này.
Bài thơ trên của tác giả nào, sáng tác năm bao nhiêu.
Qua đoạn thơ đó cha nói gì với con và mong ước ở con điều gì?
3.(2) Cho đoạn hội thoại sau.
Nam phải ở nhà trông nhà vì bố mẹ Nam đi làm rẫy. Buổi chiều các bạn đến rủ nam đi chơi
bóng đá.
- Nam ơi, đi đá bóng với bọn tớ đi.
- Tớ phải ở nhà trông nhà. Các cậu chơi vui vẻ nhé!
……………………………………………………9………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

a. Thành phần biệt lập nào được sử dụng trong đoạn hội thoại trên?
b. Tìm câu có chứa nghĩa hàm ý trong đoạn văn trên. Hàm ý của câu đó là gì?
c. Theo em hàm ý được tạo ra bằng cách vi phạm phương châm hội thoại nào?
………………………………………Hết…………………………………………

ĐỀ SỐ 18.
1.1 (5đ). Phân tích giá trị của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của Vũ Khoan.
2.(2đ).
3(3đ)
a. Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo
nghĩa chuyển ?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu
(1)
đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
- Đầu
(2)
tường lửa lựu lập lòe đơm bông
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu
(3)
nghênh nghênh.
(Tố Hữu, Lượm)
- Đầu
(4)
súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí)
b. Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi
thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu
sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông
hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai)

c. Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau.
Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về
mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ
hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SÔ 19.
2 (3) Cho câu thơ.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
Chép 3 câu còn lại của khổ thơ này.
Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.
……………………………………………………
10………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

3. (2) Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan
đến phương châm hội thoại nào, nêu khái niệm của nhũng phương châm hội thoại đó?
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 20.
1.1 (5đ) Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
1.2. Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
1.3 “Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động và lòng

thành kính của tác giả cũng như của mọi người khi vào lăng viếng Bác.”
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương để làm sáng tỏ ý kiến trên.
2. (3) Cho câu thơ:
3.(2đ)
a. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá - SGK Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD 2008)
b. Phân tích thành phần của câu văn:
Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy
một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà - SGK Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD 2008)
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 21.
1.1 (5đ). 1.2 Nêu cảm nhận của em về bài thơ Đồng Chí Của Chính Hữu.
2. (3đ)

3.2đ
a. Hai câu thơ sau sử dụng thành phần biệt lập nào?
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà.
Miền nam mong Bác, nỗi mong cha.
Bác ơi- Tố Hữu.
b. Tìm thành phần biệt lập và phép thế trong đoạn văn sau.
Tố Hữu sinh ra và lớn lên ở Huế. Ông vừa là nhà cách mạng vừa là nhà văn, nhà thơ lớn.
Vì vậy tất cả các tác phẩm của ông có thể nói đều in dấu ấn các giai đoạn lịch sử của dân
tộc Việt Nam.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 22.
1.1. (5đ) 1.2. Nêu cảm nhận của em về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật.

2. (2,5đ)
Người đồng mình yêu lắm con ơi
……………………………………………………
11………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Nói vói con- Y Phương
Đoạn thơ trên cha muốn nói với con điều gì và mong ước gì ở con?
(2đ) Đoạn văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu khái niệm của phép liên
kết đó?
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập trùng (1).Thân cọ vút cao(2). Búp
cọ dài như thanh kiếm sắc(3). Và lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài(4). Loài cây này có giá
trị kinh tế cao(5). Vì vật tôi rất yêu cây cọ quê tôi(6).
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 23.
1.1(5đ) Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
1.2 Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
2 (3đ) Cho câu thơ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.
a. Chép 9 câu thơ còn lại để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh.

b. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai, ra đời trong hoàn cảnh nào?
c. Phân tích cái hay của đoạn thơ đó.
3. (2)a. Có mấy cách dẫn lời nói và ý nghĩ của người hoặc một nhân vật nào đó? Nêu khái
niệm các cách dẫn đó.
b. Viết đoạn văn có sử dụng cách cách dẫn đó. (gạch chân các câu được dẫn và nêu tên
chúng)
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 24.
1.(5đ)
2. (3) Cho câu thơ:
Thanh minh trong tiết tháng ba
a. Chép bảy câu tiếp để tạo thành đoạn thơ hàn chỉnh.
b. Đoạn thơ trên trích trong đoạn trích nào của truyện kiều
c. Phân tích cái hay của đoạn thơ đó.
3. (2) Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học. Nêu khái niệm của phương châm
cách thức. cho ví dụ.
Lấy năm ví dụ về từ nhiều nghĩa. Tìm các nghĩa của nó, cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc,
nghĩa nào là nghĩa chuyển, và chúng chuyển nghĩa theo phương thức nào?
………………………………………Hết……………………………………………
ĐỀ SỐ 25.
……………………………………………………
12………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

1.1(5đ) 1.2 Nêu cảm nhân của em về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
“Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du vùa thể hiện nỗi cô
đơn buồn thảm vừa cho thấy tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều qua bút pháp tả cảnh

ngụ tình độc đáo của Nguyễn Du”.
Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm
sáng tỏ nhận định đó.
2. (2,5) Phân tích những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi mùa thu sang trong khổ 1
của bài thơ Sang thu.
3.a. Đoạn hội thoại sau người nói vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp.
Nêu khái niệm của các phương châm hội thoại đó.
Vì bé Na hay khóc đêm, mẹ Na dỗ mãi mà con không chịu nín. Bực mình mẹ nói:
“Nếu con cứ khóc thì mẹ để cho ông ngáo ộp vào ăn thịt con bây giờ. Hôm qua ông ấy ăn
thịt mấy đưa hay khóc đêm như con đấy”.
Bố tớ mói mua một con cún. Nó có những bốn cái chân.
Ông ấy nói con cà, con kê mãi.
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 26.
1.1(5đ)
1.2. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
1.3. Hãy phát biểu cảm nhận của em về tình cảm của người nông dân VN trong kháng
chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
2(3 đ.)
Chép lại và phân tích phần 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
3.(2đ.)
Cho câu văn: cậu làm bài tốt không?

Cậu thấy câu 3 phần phân tích văn bản có khó lắm không?

Trả lời bằng hàm ý và cho biết hàm ý được tạo ra bằng cách vi phạm phương châm hội
thoại nào?
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 27.
1.1 (5 đ)

1.2 . Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
1.3 Tình phụ tử trong chiến tranh được thể hiện như thế nào qua nhân vật ông Sáu trong
truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
2 (3 đ). Phân tích 3 khổ đầu trong bài thơ ánh trang của nguyễn Duy và phát biểu quy luật
cuộc sống rút ra từ bài thơ ấy?
3. (2đ)
Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
……………………………………………………
13………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên…”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương
châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm
hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
………………………………………Hết…………………………………………
ĐỀ SỐ 28.
1. 1 (5đ)
1.2 . Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng.
1.3. Em có thích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang

Sáng không, vì sao?
Trả lời bằng một bài nghị luận.
2. (2.5đ). So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương qua hai bài thơ “Mùa xuân
nho nhỏ ” và “Viếng Lăng Bác”
3.(2,5 đ)
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh hải)
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được
sử dụng trong khổ thơ trên.
………………………………………Hết…………………………………………
MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ BÀI TẬP BỔ TRỢ.
I. Tiếng việt
Nắm vững các phương châm hội thoại và lấy được ví dụ tuân thủ và không tuân thủ
phương châm hội thoại. Chỉ ra được chỗ vi phạm?
nắm vững các khái niệm về biện pháp tu từ từ vựng. Phân tích được các biện pháp đó?
Nắm vững khái niệm về cách dẫn trực và giàn tiếp? cho ví dụ? Viết được ví dụ về dẫn trực
tiếp rồi chuyển sang gián tiếp. Viết đoạn văn có dùng 2 cách dẫn đó?
Nắm vững khái niệm về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Nắm vững khái niệm về khởi ngữ? Cho ví dụ? nhận diện khởi ngữ terong các đoạn văn và
viết lại thành câu không còn khởi ngữ?
Nắm vững khái niệm về phép liện kết câu và liên kết đoạn văn? Cho ví dụ và tìm phép liên
kết trong đoạn văn?
……………………………………………………
14………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………


Nắm vững khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ? nhận diện và giải những
câu mang hàm ý? Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý?
II. Văn bản.
Thuộc lòng tất cả các bài thơ, đoạn thơ. Nắm nội dung chính để viết mở bài. Nắm tác giả,
hoàn cảnh ra đời, bố cục.
Tóm tắt được các truyện ngắn, nhớ tình huống truyện. Học thuộc những dẫn chứng tiêu
biểu.
III. TLV.
1. Chú ý kiểu văn phân tích truyện, thơ, đoạn thơ, nhân vât, tình huống.
2. Chú ý văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống (thuốc lá, rác thải, ma túy,
chơi điện tử), văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí ( uống nước ngớ nguồn, có chí thì nên, đi
một ngày đàng học một sàng khôn, có công mài sắt có ngày nên kim)
III. Bài tập.
1. Xác định phép liên kết.
a. Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn
xuôi nước ta trong buổi đàu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách
báo còn dầy rẫy thứ văn biền ngẫu, ước lệ sáo rỗng, dài dòng luộm thuộm. chính lúc ấy
Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi chủ
nghĩa hiện thực của tiếng nói giàu có và đầy đử sức sống của nhân dân.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển
thể loại truyện ngắn ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt những cây bút
truyện ngắn xuất xắc. Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những
người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
b. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức
Thủy Tinh đã kiêt. Thần nước đành rút quan về.
Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn
Tinh.
c. Tháp Ép- phen không những được coi là biểu tượng của Pa- ri, mà còn là biểu tượng của
nước Pháp. Nó được dùng trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước

Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những
tem thư và bưu ảnh…
Tuy nhiên điều đáng kể là việc xây dựng tháp là một bài học có giá trị về occs sáng tạo và
tổ chức trong công tác xây dựng.
2. Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp:
a) Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp
9”
b) Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ đi học.
3. Viết tiếp câu sau bàng hàm ý và cho biết hàm ý đc tạo ra bằng cách vi phạm phương
châm nào?
a. A. Cậu làm bài có tốt không?
…………………………….
A. Kì thi vào lớp 10 lần này, cậu nghĩ mình được bao nhiêu điểm?
……………………………………………………
15………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………
Đề thi vào lớp 10 năm nay, cậu thấy có khó không?
4. Những câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
b) Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
c) Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe.
d) Nói có sách, mách có chứng.
5. Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
(Nguyễn Du)
Những từ “cân, ép” trong câu thơ được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ hay hoán dụ?
Trong những câu trên, từ “cân, ép” nghĩa là gì?
6. Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong những câu sau:
a) Con sông thức tỉnh
Uốn mình vươn vai
Giấc ngủ còn dính
Trên mi sương dài
( Huy cận )
b) Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong bác nỗi mong cha
c) Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành
suối, quân Thanh đại bại.
(Ngô Gia văn Phái)
d) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức gì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Minh Quốc)
e) Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
(Ca dao)
g) Mỗi người đội một vành trăng nhỏ
Chấp chới nghiêng trên thảm lúa vàng
Tổ gặt con gái làng tôi đó
Mười hai chiếc nón sáng thâu đêm
(Gặt đêm- Lâm Thị Mỹ Dạ)
7. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” ở câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

……………………………………………………
16………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
……………………………………………………………………………………………………………………………

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
8. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người !
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Khổ thơ miêu tả những khóm tre trong gió bão mà lại gợi nghĩ đến tình thương yêu,
đoàn kết giữa con người với nhau. Theo em, những biện pháp tu từ nào đã góp phần làm
nên ý nghĩa đó? Phân tích để làm rõ ý kiến của em.
9. Phân tích ý nghĩa của cách nói quá trong việc diễn tả tình cảm của tác giả ở đoạn văn
sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ
căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi
ngoài nội cỏ, nghìa xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
……………………………………………………
17………………………………………………………….
Vũ Ngọc Thiện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

×