Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM dệt KIM của CÔNG TY TNHH MTV dệt KIM ĐÔNG XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.35 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
_ _ _ _***_ _ _ _
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT KIM CỦA CÔNG TY TNHH
MTV DỆT KIM ĐÔNG XUÂN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Thanh
Lớp: Quản Trị Kinh Doanh
Khóa: 43
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Huyền
Ths.Nguyễn Nhật Dương
1
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Mục lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty dệt kim Đông Xuân……………………….
Bảng1.2 : Phân công lao động các phòng ban của công ty Dệt kim Đông Xuân……
Bảng1.3 : Lương bình quân theo độ tuổi bình quân của công nhân sản xuất qua các
năm 2010-2013……………………………………………………………………….
Bảng1.4: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010-2013……………………
Bảng1.5 : Đánh giá về sản phẩm của công ty từ 100 khách hàng với thang điểm từ 1-
5 tại 3 cửa hàng giới thiệu năm 2013…………………………………………………
Bảng 1.6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước theo khu vực của công ty dệt kim
Đông Xuân năm 2010-2013…………………………………………………… 32
Bảng1.7: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ năm 2010-2013……35
Bảng 1.8 : Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu của công ty dệt kim
Đông Xuân từ năm 2010 đến năm 2013……………………………………………36


Bảng1.9 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối trong nước năm 2013
Bảng 2.1 báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm hàng từ năm 2010-2013
Bảng2.2 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng khách hàng từ năm 2010-2013
Bảng 2.3: Tổng hợp phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động
đến hoạt động sản xuất của công ty………………………………………………….
Bảng 2.4: Mục tiêu cụ thể của ngành dệt may giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các mục tiêu chỉ tiêu từ năm 2006 đến năm 2020………
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu trình độ văn hóa của cán bộ công nhân viên công ty dệt kim
Đông Xuân………………………………………………………………………….
2
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Sơ đồ 1.3 : Bộ máy quản lý hoạt động tiêu thụ của công ty dệt kim Đông Xuân
Biểu đồ 1.4 : Kim nghạch xuất khẩu của công ty dệt kim Đông Xuân từ năm 2010-
2013…………………………………………………………………………………34
Biểu đồ 1.5 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty dệt kim Đông
Xuân năm 2013……………………………………………………………………….
Sơ đồ 1.6: Hệ thống phân phối nội địa của công ty dệt kim Đông Xuân……………
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may được coi là ngành công nghiệp nhẹ chủ lực của Việt Nam trong
suốt thời kỳ đổi mới từ năm 1986 cho đến nay. Dựa vào nguồn nhân lực trẻ dồi dào
tay nghề khá , có nhiều kinh nghiệm nên ngành dệt may nói chung và ngành dệt kim
3
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
nói riêng đã trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam ra thị
trường quốc tế. Đóng góp không nhỏ trong thành công đó không thể không nói tới
Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân là một trong những doanh nghiệp nhà nước
đầu tiên của ngành dệt kim Việt Nam, hoạt động có uy tín với lịch sử 55 năm ra đời
và phát triển. Công ty đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất kinh doanh
xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường thế giới đóng góp không nhỏ vào công cuộc

phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động tiêu thụ sản vô cùng quan trọng vì nó
quyết định đến tồn tại và phát triển của mọi công ty. Hoạt động tiêu thụ là tổng hòa
các hoạt động bao gồm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức hệ
thống phân phối, tổ chức bán hàng và hoạt động xúc tiến hỗ trợ. Thành công hay thất
bại của công ty thường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công
ty dệt kim Đông Xuân đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường , đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm và đánh giá là thực hiện khá với mạng lưới tiêu thụ
trải khắp đất nước và định vị sản phẩm vững chắc ra một số nước trên thế giới. Tuy
nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm vẫn có một số những hạn chế bất cập ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Nhận thức vấn đề này tôi xin mạnh dạn chọn đề tài
“ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim của
công ty TNHH dệt kim Đông Xuân” nhằm trình bày thực trạng hoạt động tiêu thụ
của công ty cũng như hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ trong thời gian tới nhằm
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.
Trước khi vào nội dung chính tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Huyền và Ths. Nguyễn Thùy Dương đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện chuyên đề . Ngoài ra vô cùng cảm ơn cán bộ công nhân viên
trong công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân đặc biệt Phòng Nghiệp vụ đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt
kim của công ty dệt kim Đông Xuân từ đó tìm ra giải pháp góp phần thúc đẩy tiêu
thụ hàng dệt kim của công ty.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các sản phẩm dệt kim của công ty dệt kim Đông Xuân
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động tiêu thụ hàng dệt kim của công ty
TNHH dệt kim Đông Xuân từ năm 2010 đến năm 2013.
4
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
3. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi sử dụng các phương pháp như thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh…
4. Bố cục đề tài
Gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Dệt Kim Đông Xuânvà cơ sở lý luận
về hoạt động tiêu thụ.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim của công ty dệt
kim Đông Xuân.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim cho công
ty dệt kim Đông Xuân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Duy Thanh
*
* *
5
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỆT KIM
ĐÔNG XUÂN VÀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ.
1.Tổng quan về công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân
1.1 Giới thiệu về công ty TNHH dệt kim Đông Xuân
Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Xuân
Tên giao dịch : DOXIMEX
Trụ sở chính : 524 Minh Khai , quận Hai Bà Trưng , Hà Nội
Cơ sở sản xuất :
+ Xí nghiệp may 524 Minh Khai , Hai Bà Trưng , Hà Nội
+ Xí Nghiệp May Hưng Yên – Tân Dân , Khoái Châu , Hưng Yên
Điện thoại : 0436336721
Fax : 046336717
Wedsite: Doximex.com.vn

Email :
Năm thành lâp 1959
Giấy phép thành lập số : 014000696 cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
Cơ quan cấp : Sở kế hoạch đầu tư thành phố hà Nội
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân thuộc sở
hữu nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất các sản phẩm dệt kim 100% cotton
với chất lượng cao trên toàn bộ quy trình từ dệt- xử lý vải- may theo công nghệ của
Nhật và Đức.
Năng lực sản xuất từ 12-14 triệu sản phẩm mỗi năm tương đương với 1600
tấn/năm trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Nhật, Mỹ và EU.
6
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân với tên giao dịch
DOXIMEX được thành lập từ năm 1959 theo quyết định phê duyệt số 1083/ QĐ cấp
ngày 13 tháng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của ngành dệt kim Việt Nam , với dây
chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt ,xử lý hoàn tất vải , cắt , may , in , thêu trên dây
truyền thiết bị châu Âu và công nghệ sản xuất của Nhật Bản . Các sản phẩn của công
ty đáp ứng yêu cầu chất lượng cao , đặc biệt là sản phẩm dệt kim 100% cotton và các
sản phẩm pha sợi tổng hợp biến tính tỷ lệ thấp được khách hàng trong và ngoài nước
ưa chuộng , giữ được uy tín trong hơn 50 năm qua .
Những ngày đầu thành lập, nhà máy gồm có 04 phân xưởng, 380 lao động, 180
máy dệt may chủ yếu của Trung Quốc với công suất 1 triệu sản phẩm/ năm. Từ cuối
năm 1964 đến năm 1979, nhà máy chủ yếu sản xuất các mặt hàng phục vụ lực lượng
vũ trang như: áo mặc lót Đông xuân, áo chống rét cào bông Đông xuân, dây đai quân
dụng, dây đeo bi đông nước, dây băng đạn, dây túi lựu đạn, túi cơm, thắt lưng đai,
găng tay, tất chống muỗi, vắt, màn cá nhân, chăn
Năm 1979 nhà máy mở rộng theo quyết định số 213/ TTG ngày 1/ 7/ 1980 của

Thủ Tướng Chính Phủ thêm hai địa điểm là 250 Minh Khai và 524 Minh Khai, sáp
nhập thêm xí nghiệp Đan Len xuất khẩu và xí nghiệp vật tư ngành Dệt theo quyết
định số 213/TTG ngày 31/12/1980 của thủ tướng chính phủ. Dệt kim Đông xuân
được nhận viện trợ đầu tư của khối CEB để đổi mới toàn bộ thiết bị, công nghệ tiên
tiến của Châu Âu. Lúc này, sản phẩm của nhà máy không chỉ phục vụ cho Quốc
phòng và người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang Liên xô và các nước
Đông Âu. Từ năm 1976 đến năm 1989, sản phẩm của Đông xuân chiếm 80% trong
tổng số hàng Dệt kim Việt Nam xuất sang Liên xô và các nước Đông Âu để đổi
bông cho ngành Dệt và thanh toán cho một số công trình như Bóng đèn phích nước
Rạng Đông v.v
Đến năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách mở cửa của nhà
nước đã tạo hướng phát triển mới cho Đông Xuân. Trên cơ sở đổi mới thiết bị và áp
dụng công nghệ tiên tiến, chủ động vươn ra thị trường mới, năm 1987 sản phẩm của
Đông Xuân đã được xuất khẩu sang Bắc Âu, Tây Âu và bắt đầu thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản.
Năm 1989 sản phẩm mang thương hiệu Đông Xuân đã khẳng định được chỗ
đứng tại thị trường Nhật và nhờ vậy đã ký thoả thuận hợp tác dài hạn 10 năm (1989 -
7
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
1999) với Nhật Bản, do có uy tín và chất lượng tốt, đến năm 1996 đã gia hạn thêm
10 năm: (từ 1999 - 2009). Với những thành tựu đã được khẳng định cùng với sự phát
triển không ngừng, một lần nữa vào tháng T7 - 2009 phía Nhật Bản ký thỏa thuận
hợp tác kéo dài với công ty thêm 10 năm (2009 - 2019 )
Ngày 19/08/1992 Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) có quyết định
số 704/CNNTCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy Dệt kim Đông
xuân thành Công ty Dệt kim Đông xuân.
Ngày 20/01/2006 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 18/2006/QĐ-TTG
chuyển đổi Công ty Dệt kim Đông xuân thành Công ty TNHH một thành viên Dệt
kim Đông xuân.
Ngày 15/11/2011, công ty tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy may sản phẩm Dệt

kim chất lượng cao tại Tân Dân - Khoái Châu - Hưng Yên với công suất 10 triệu sản
phẩm/năm.
1.3 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Trong quá trình phát triển của mình Công ty đã được nhà nước giao cho thực
hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành dệt
kim phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra quốc tế nhằm tăng thu ngoại
tệ và phát triển kinh tế đất nước. Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng, công ty Dệt Kim Đông Xuân có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển ngành may mặc Việt Nam. Với chức năng và nhiệm
vụ được giao trong gần 40 năm qua Công ty đã phát huy mọi nguồn lực nhằm khắc
phục khó khăn trở ngại để không ngừng lớn mạnh và trưởng thành , đứng vững trên
thương trường , góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
đất nước.
*Chức năng và nhiệm vụ
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà Nước, tuân thủ pháp luật về quản lý tài chính,
quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
trong hợp đồng mua bán hàng hoá và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho kinh doanh,
đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà Nước.
8
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
- Thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng cho sản phẩm, đảm bảo cung cấp
cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng từ
trong và ngoài nước, mở rộng thị trường quốc tế, phát triển xuất nhập khẩu.
- Trả lương, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ cho cán
bộ và công nhân viên đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh và yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Làm tốt công tác xã hội
* Lĩnh vực kinh doanh
- Đầu tư , sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu
hàng may mặc
- Kinh doanh, xuất khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị , các mặt hàng tiêu
dùng thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo
quy định của pháp luật .
2. Kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty dệt kim Đông Xuân đạt
được từ năm 2010 đến năm 2013
Công ty với chủ trương đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới cả sản xuất và
quản lý cả chiều sâu lẫn chiều rộng nỗ lực đa dạng thị trường tiêu thụ vào các thị
trường như Đài Loan, Úc,Thái Lan , Mỹ La Tinh áp dụng triệt để tiêu chuẩn ISO
9001 vào mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng tốt
nhất cho bạn hàng. Những năm gần đây công ty đã gặt hái được nhiều kết quả khả
quan được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng1.4: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010-2013
Đơn vị: tỷ đồng
9
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch giữa
2013/2010
Mức Tỷ lệ %
1.Tổng
doanh thu
1180.670 1210.734 1265.340 1281.165 100.459 8,5117
2. Chi phí 987.751 1048.560 1063.247 1077.970 90.219 9,1337

3.Lợi nhuận
trước thuế
1.929,19 1.621,74 2.020,93 2.039,5 110,31 5,718
4.Thuế
TNDN
482,25 405,43 505,25 507,98 25,73 5,335
5.Lợi nhuận
sau thuế
1.446.892 1.216.305 1.515.697 1.571.250 124.358 8,594
Nguồn: Phòng kế toán
Đánh giá:
Trong vòng 4 năm tổng quan thì công ty sản xuất kinh doanh đều có lãi tuy
nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên lợi nhuận có nhiều biến
động . Cụ thể năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 1.929.19 triệu đồng sang năm 2011
lợi nhuận chỉ còn 1.621.74 tỷ đồng giảm 308 tỷ đồng tương đương giảm 15,97 %.
Đến năm 2012 khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục cùng sự cố gắng của toàn bộ
công nhân viên và ban lãnh đạo thì mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty dần trở
lại khi cuối năm công ty đạt lợi nhuận 2.020.93 tỷ đồng tăng 399,19 tỷ đồng tương
đương tăng 24,61 %.
Về chi phí quản trị chi phí sản xuất công ty đã là khá tốt khi mức tăng chi phí liên
hệ của doanh thu có nhiều chuyển biến tích cực cụ thể như sau:
Hệ số CPSX liên hệ với DT năm 2010 và năm 2011 =

Hệ số CPSX liên hệ với DT năm 2011 và năm 2012 =
Có thể thấy rằng công tác tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty là hiệu quả do
công ty tích cực áp dụng những công nghệ sản xuất mới và tiên tiến do đó năng suất
sản xuất của công ty ngày càng khả quan. Có được kết quả ngày hôm nay là sự đóng
góp không biết mệt mỏi của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty
10
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014

3. Mô hình cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các thành viên
trong công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

3.2 Chức
3.2 Chức năng , nhiệm vụ các phòng ban
* Ban giám đốc
11
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TGD ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI
PHÓ TGĐ THIẾT BỊ VÀ ĐẦU TƯ GĐ ĐIỀU HÀNH CÔNG NGHỆ
Các phòng chức năng
Các đơn vị sản xuất
Các đơn vị
kinh doanh
Các đơn vị
phục vụ
P.Tài
chính
P.Thị
trường
P.IE
P.Kỹ
thuật
XN

May
Hưng
Yên
XN
May

Nội
XN
Xử lý
hoàn tất
vải
XN
Dệt
Kim
Ban
ISO
Nhà
trẻ
Trạm
y tế
Cửa
hàng
KD
Đại

phân
phối
P.QLCL
P.Đầu


P.Nghiệp
vụ
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
-Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
-Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh
doanh của toàn công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
-Phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất và
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc về các công
việc được giao, trực tiếp quản lý các phòng ban.
-Giám đốc điều hành công nghệ : giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công
việc được giao.Trực tiếp quản lý các phòng, các máy móc thiết bị, đầu tư và bảo vệ
sinh an toàn.
* Các phòng ban chức năng
-Phòng nghiệp vụ : chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty như lập kế hoạch dài hạn,ngắn hạn về tiêu thụ sản phẩm , tìm kiếm thị trường ,
mua bán vật tư phục vụ sản xuất , lập kế hoạch giá thành , điều độ quá trình thực
hiện sản xuất, quản lý kho tàng, quản lý lao động toàn Công ty, thực hiện các chế độ
cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
-Phòng kỹ thuật: quản lý về kỹ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của
toàn bộ dây chuyền từ khâu dệt, sử lý hoàn tất cho đến khâu may và bao gói. Quản
lý thiết bị máy móc, thiết kế các mẫu dệt , mẫu may phù hợp với từng mặt hàng mà
khách hàng yêu cầu.Nghiên cứu đầu tư, tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị máy móc cho
công ty.
-Phòng quản lý chất lượng (KCS): kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về mọi
mặt của sản phẩm. Nghiên cứu , đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm.Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra từ nguyên liệu là sợi cho
đến từng sản phẩm được sản xuất.
-Phòng tài chính kế toán: quản lý vốn và tài sản của công ty, chịu trách nhiệm

về tình hình thực hiện chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước.Thường xuyên kiểm
tra chỉ tiêu, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng qúy hàng năm.
-Phòng hành chính : chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của công
ty, quản lý hồ sơ,tài liệu của Nhà nước và Công ty, các thông tin báo cáo khác.Thực
hiện công tác bảo vệ an toàn trong toàn công ty, giữ nghiêm kỷ luật lao động.Khối
12
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Đảng ủy , Công đoàn,Đoàn thanh niên có trách nhiệm giáo dục tư tưởng quần chúng,
phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh sản xuất.
- Phòng IE : nghiên cứu, thử nghiệm triển khai các dây chuyền sản xuất mới
phục vụ cho nhà máy
- Phòng thị trường: nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hoạt động xúc tiến thương
mại, hoạt động marketing, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng đầu tư: chịu trách nhiệm đầu tư cho xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng nhà
xưởng nhà máy, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất
* Các đơn vị kinh doanh là bộ phận bán hàng gồm có 2 bộ phận
-Các đại lý tiêu thụ sản phẩm : tại các siêu thị và một số công ty khác thuộc
Tập đoàn Dệt May
-Các cửa hàng kinh doanh : 3 cửa hàng chính của công ty tại 67 Ngô Thì
Nhậm ,5B Hòa Mã và 221C Khâm Thiên .
* Các đơn vị phục vụ
-Trạm y tế : trực tiếp khám , chữa bệnh cho nhân viên và công nhân của công ty
-Nhà trẻ , mẫu giáo : trông giữ các con em nhỏ của nhân viên và công nhân của
công ty
* Các đơn vị sản xuất : Hiện tại công ty có 3 nhà máy may và 10 xí nghiệp thành
viên bao gồm xí nghiệp dệt kim, xí nghiệp xử lý hoàn tất vải , xí nghiệp may I,may
II,may III và xí nghiệp cơ khí sửa chữa.
-XN Dệt kim : khâu đầu tiên của chuỗi sản xuất của công ty , đây là đơn vị đầu
tiên trong dây chuyền sản xuất chịu trách nhiệm dệt sợi thành vải mộc theo yêu cầu
của khách hàng về số lượng và kiểu cách, màu sắc dưới sự điều hành của phòng kỹ

thuật và phòng nghiệp vụ. Hiện nay XN đang dệt mét số loại vải cao cấp đáp ứng
cho yêu cầu cao về chất lượng của mét số thị trường bên cạnh các loại vải mang tính
truyền thống như vải xuân thu hai mặt, dệt chun cổ, vải may đồ lót…công suất tối đa
của XN dệt là khoảng 3. 500 tấn/năm. sản phẩm chủ yếu của Xn dệt sẽ là nguyên
liệu của XN xử lý hoàn tất.
-XN xử lý hoàn tất vải : là đơn vị kế tiếp trong dây chuyền sản xuất, chịu trách
nhiệm xử lý vải mộc ta vải sạch nh: tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa, sấy…theo các
yêu cầu khác nhau của khách hàng trong từng hợp đồng. Đây là khâu có ý nghĩa
13
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
quan trọng trong việc quyết định chất lượng của sản phẩm so với các sản phẩm
tương tự (mang tính bí quyết). Sản phẩm của khâu này sẽ được chuyển sang các XN
may.
-XN May Hà Nội và May Hưng Yên : Các xí nghiệp này thực hiện khâu cuối
cùng của dây chuyền, có công nghệ, quy cách chất lượng mà phòng kỹ thuật đã ban
hành, cùng các XN nói trên góp phần hoàn thành các đơn hàng đã ký
-XN cơ khí sửa chữa, động động lực : Mặc dù không trực tiếp sản xuất, là xí
nghiệp phụ trợ nhưng lại không thể thiếu được trong dây truyền sản xuất hàng loạt
với khối lượng lớn. Góp phần đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, chịu
trách nhiệm cung cấp đIện, hơI nước, sửa chữa, chế tạo phụ tùng máy, cảI tạo nhà
xưởng. Xí nghiệp gồm các bộ phận : lò hơi, cấp nước, làm lạnh, nén khí,nguội, tiện,
bào
4. Thực trạng nguồn lực của công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân
4.1 Tình hình nguồn nhân lực của công ty
Trước năm 1986 công ty có khoảng 3000 công nhân thì hiện nay cùng với việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh và trang bị tự động hóa máy móc thiết bị thì số công
nhân viên làm việc của công ty đến cuối năm 2013 là 1285 người. Trong đó lao động
quản lý chiếm 9% lao động trực tiếp sản xuất chiếm 91%.Hầu hết đều qua lớp đào
tạo ngắn hạn do công ty tổ chức khi tuyển dụng lao động.
Về cơ cấu tuổi thì tỷ lệ công nhân trong độ tuổi trẻ ( 26-35) là khá cao gần

50% .Hàng năm công ty có tổ chức hội thi tay nghề cho công nhân nhằm khuyến
khích thi đua nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
Về cơ cấu trình độ lao động đến nay công ty đã có đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề, chuyên viên kỹ thuật làm chủ được công nghệ, chuyên viên nghiệp vụ
vững vàng có kinh nghiệm trong công tác quản lý, xuất nhập khẩu và hội nhập.Công
ty cũng phối hợp với các đơn vị chuyên môn để liên tục thực hiện các chương trình
đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng cho tất cả người lao độn trong công ty nhằm nâng
cao tay nghề trình độ nắm bắt được công nghệ và thiết bị mới.
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu trình độ văn hóa của cán bộ công nhân viên công ty dệt kim
Đông Xuân
Đơn vị:%
Nguồn: Phòng nghiệp vụ công ty dệt kim Đông Xuân năm 2013
14
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu lao động của công ty thì lực lượng
lao động có trình độ phổ thông chiếm phần lớn lực lượng lao động của công ty. Đó
cũng là đặc điểm chung của lao động dệt may nước ta.Nguyên nhân là do lực lượng
lao động phổ thông chưa qua đào tạo của nước ta còn nhiều , bên cạnh đó công ty sử
dụng lao động phổ thông với mức lương thấp để giảm chi phí sản xuất.
Về mặt tổ chức phân công lao động trong các phòng ban được thể hiện như sau:
Bảng1.2 : Phân công lao động các phòng ban của công ty Dệt kim Đông Xuân
Đơn vị: người
Đơn vị công tác Số người
Phòng ban chức năng 70
Đơn vị sản xuất 1138
Đơn vị phục vụ 27
Đơn vị kinh doanh 50
Nguồn: Phòng nghiệp vụ
Về thu nhập của công nhân viên trong các đơn vị sản xuất được thể hiện trong
bảng sau:

Bảng1.3 : Lương bình quân theo độ tuổi bình quân của công nhân sản xuất qua
các năm 2010-2013.
Năm Lương bình quân
( triệu đồng)
Tuổi bình quân
2010 3,5 42
2011 3,7 39
2012 4,5 37
2013 5,5 36
Nguồn: Phòng nghiệp vụ
Nhận xét: Thu nhập của công nhân không ngừng tăng lên điều này giúp cải thiện
đời sống vật chất tinh thần cho toàn công ty. Kết quả này là hết sức đáng mừng.
Nhờ các biện pháp nâng cao năng suất cũng như chất lượng nên sản phẩm của công
ty được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế do đó doanh thu và lợi
nhuận ngày càng tăng kéo theo đời sống công nhân viên ngày càng sung túc hơn.
4.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đến cuối năm 2013 số liệu nguồn vốn kinh doanh của công ty là:
15
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Bảng1.1 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty dệt kim Đông Xuân
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Tổng số vốn kinh
doanh
Vốn cố định Vốn lưu động
2010 192.412 124.484 67.928
2011 200.563 127.529 73.034
2012 208.842 138.740 70.102
2013 213.311 140.790 72.521
Nguồn: Phòng tài chính công ty dệt kim Đông Xuân từ năm 2010-2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vồn kinh doanh của công ty ngày càng lướn

chứng tỏ công ty đã kinh doanh tốt . Bình quân số vốn kinh doanh tăng 5%/năm đến
năm 2013 tổng số vốn kinh doanh của công ty đạt 213.311 tỷ đồng
Hệ số vốn chủ sở hữu trên vốn vay là 1,25 >1 là hệ số rất an toàn cho hoạt động
doanh nghiệp khi không bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay do đó tỷ lệ rủi ro thấp cho
thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty là rất tốt.
Công ty dệt kim Đông Xuân là đơn vị nhà nước 100% vốn nhà nước nhưng
công ty không phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước mà chủ động huy động
nguồn vốn kinh doanh qua các nguồn khác nhau như qua lợi nhuận tích trữ bổ sung
hàng năm, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu và nguồn vốn đi vay tín dụng.
4.3 Tình hình thiết bị công nghệ của công ty
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng dệt kim có uy tín trên thị
trường trong nước và xuất khẩu với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt, xử lý
hoàn tất( tẩy, nhuộm, cào bông) cắt, may, in , thêu đã tạo ra các loại sản phẩm thích
hợp cho mọi nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày trong hoạt động thể thao, du
lịch, công sở, trường học… bằng hệ thống thiết bị dệt đa dạng về chủng loại và
đường kính đã tạo ra các sản phẩm không phải may ráp sườn cho mọi lứa tuổi, mọi
kích cỡ.
Công ty đã đầu tư mới các thiết bị hiện đại như máy dệt có cài sợi lycra, máy dệt
Jacquard, máy dệt tạo vòng… và các loại thiết bị hoàn tất vải của Châu Âu như máy
nhuộm thổi khí, máy định hình vải dệt kim dạng ống, dạng mở khổ, máy sấy không
sức căng, máy phòng co, máy cào bông,máy giặt,sấy sản phẩm,im thuê với dây
chuyền thiết bị may chuyên dùng của Nhật Bản. Với việc đầu tư như vậy sản lượng
sản xuất của công ty lên tới 10-12 triệu sản phẩm năm.
16
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Bên cạnh việc không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị công ty cũng liên tục
nghiên cứu, thực hiện cải tiến công nghệ nên cùng với dòng sản phẩm truyền thống
được sản xuất từ vải cotton 100% đến nay công ty đã phát triển thêm được nhiều
dòng sản phẩm có đặc tính ưu việt hơn cả vải 100% cotton được dệt từ vải cotton kết
hợp với sợi tổng hợp có tính năng đặc biệt và được gia công xử lý có khả năng giữ

ẩm, sát khuẩn, thấm mồ hôi nhanh khô, chống tia tử ngoại…
Ngoài ra công ty còn chú trọng đầu tư một số thiết bị phụ trợ hiện đại, tự động
hóa cao cho công việc kiểm soạt chất lượng trong quá trình sản xuất như kiểm tra,
đo lường,thí nghiệm sợi,vải,hệ thống tự động thiết kế mẫu mã, hệ thống Data
colour,máy nhuộm thí nghiệm các loại…
Cùng với việc đổi mới thiết bị, công nghệ, đào tọa nguồn nhân lực nhằm tạo ra
các sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường Công ty luôn chú trọng đến
công tác cải tiens tiết kiệm triệt để, giãm lãng phí trong sản xuất nghiên cứu áp dụng
mô hình quản lý sản xuất tiên tiến của Nhật Bản để xây dựng, phát triển, duy trì mô
hình sản xuất với chi phí thấp nhất có thể.
Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống quản lý để đảm bảo chất lượng hàng dệt
kim.Áp dụng hệ thống ISO 9001 -2008 trong quản lý chất lượng tại các phòng ban.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.
1. Phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm dệt kim mà công ty
đạt được từ năm 2010 đến năm 2013.
1.1 Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm
Đối với các sản phẩm dệt kim chủ lực của công ty ta có bảng báo cáo sau
Bảng 2.1 :Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm hàng từ năm 2010-
2013
Đơn vị: tỷ đồng
TT Nhóm hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh ( 2010-
2013) %
1 Áo T-shirt 403.560 420.980 450.651 460.675 14,15
2 Quần áo thu 120.784 123.450 125.450 127.840 5,84
17
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
đông
3 Underwear 380.900 401.220 410.674 412.270 8,23
4 Áo thun dài 120.560 125.790 127.520 130.074 7,89

5 Quần áo trẻ em 80.091 85.828 90.602 95.903 19,74
6 Quần áo khác 74.775 53.466 60.443 54.403 -27,24
7 Tổng 1180.670 1210.734 1265.340 1281.165 8,51
Nguồn: Phòng nghiệp vụ
Đánh giá:
Tổng quan qua bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm hàng từ
năm 2010 đến năm 2013 ta thấy rằng tình hình tiêu thụ của công ty có nhiều chuyển
biến khả quan khi doanh thu tăng 100.495 tỷ đồng tương đương tăng 8,51% . Có sự
tăng trưởng này toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty đã phải cố gắng rất lớn
để vượt qua khó khăn trong thời ký kinh tế khủng hoảng.
Trong số nhóm hàng chính của công ty thì sản phẩm T-Shirt là sản phẩm có tỷ
trọng doanh thu cao nhất ( 35.96%)cũng như tốc độ tăng cao nhất với khoảng 57 tỷ
đồng tương đương với 14,15 % vì đây được coi là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của
công ty trong suốt thời gian qua. Đặc điểm nhu cầu của khách hàng là sử dụng rất
nhiều sản phẩm T-shirt bao gồm cả T-shirt nam và nữ trong cuộc sống. Do đó công
ty xác định cần phải tập trung vào sản phẩm này bằng nỗ lực cải tiến chất liệu mẫu
mã cũng như màu sắc nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
hàng.
Ngoài ra dòng sản phẩm đồ lót Underwear cũng là dòng sản phẩm chủ lực của
công ty đứng thứ hai trong tỷtrọng doanh thu khoảng 32,18% . Sản phẩm được
đánh giá có chất lượng tốt và được khách hàng tại các nước xuất khẩu tin dùng và ưa
thích đặc biệt là chất liệu sản xuất là chất liệu thoát khi, thoát ẩm tốt tạo sự thoáng
mát cho da nhạy cảm. Sản phẩm được xuất khẩu cho hầu hết các nước và dần có
thương hiệu riêng.
Các sản phẩm còn lại như quần áo trẻ em hay thời trang thu đông cũng có nhiều
chuyển biến tích cực đặc biệt là dòng sản phẩm dành cho trẻ em có tốc độ tăng
trưởng cao nhất từ năm 2010 đến năm 2013 là 19,74 % do nhu cầu sử dụng cho trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ tại nội địa ngày càng tăng tuy nhiên dòng sản phẩm này chiếm tỷ
trọng không cao trong cơ cấu doanh thu do đó công ty cần co chiến lược cụ thể để
phát triển dòng sản phẩm này bởi theo đánh giá của các chuyên gia dân số Đặng

Đình Bình- Viện Dân số và kế hoạch dân số thì tỷ lệ sinh ở nước ta trong tương lai
18
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
sẽ ổn định ở mức tăng cao do đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm cho trẻ em hay trẻ
sơ sinh sẽ tăng cao.
1.2 Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng
Các sản phẩm dệt kim hiện nay đa dạng về chủng loại mẫu mã phục vụ tất cả
các khách hàng ở mọi giới tính và lứa tuổi khác nhau.
Thời trang nữ: Là đối tượng khách hàng sử dụng thường xuyên và số lượng
lớn các mẫu mã khác nhau phục vụ cho nhu cầu tại nhà, cơ quan, đi học, đi chơi
với các sản phẩm váy áo, váy gắn, đồ lót, áo dài tay, quần áo tại nhà, quần áo công
sở, đầm dạ hội.Đặc biệt mẫu mã sản phẩm dành cho nữ thường thay đổi rất nhanh
theo xu hướng thời trang trên thị trường. Công suất hàng năm của nhà máy đạt 7triệu
sản phẩm trong đó có hơn 5triệu sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường Nhật ,Châu âu
và Bắc Mỹ. Các chủng loại sản phẩm chủ yếu là T-shirt nữ .
Thời trang nam: Các sản phẩm cho nam là các chủng loại sản phẩm truyền
thống như T-shirt nam , áo dài tay, áo thu mẫu mã đa dạng về thiết kế và màu sắc.
Hiện công ty đang sản xuất thêm các sản phẩm mới dành cho nam như: comple,
veston, quần vải âu, quần kaki…Công suất hàng năm là khoảng 5 triệu sản phẩm
trong đó 4triệu sản phẩm xuất khẩu.
Quần áo trẻ em: Là đối tượng khách hàng mới rất tiềm năng có nhu cầu sử
dụng ổn định xu hướng đa dạng thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các sản phẩm
tiêu biểu cho đối tượng này là quần áo ngắn, áo thun, quần short, các loại váy áo,
đầm. Yêu cầu mẫu mã đa dạng về màu sắc sinh động tươi vui rất phù hợp cho trẻ
em.Mỗi năm công suất sản xuất khoảng hơn 2 triệu sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ
trong nước
Để có cái nhìn tổng quát về các tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đối với
các đối tượng này ta có bảng sau:
Bảng2.2 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng khách hàng từ năm 2010-
2013

Đơn vị: triệu sản phẩm
T
T
Nhóm khách
hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức Tỷ
trọng
Mức Tỷ
trọng
Mức Tỷ
trọng
Mức Tỷ
trọng
1 Thời trang nam 5,34 34% 5,73 35,8% 6,02 33,6% 6.19 32,1%
19
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
2 Thời trang nữ 8,14 51,8% 8,55 51,6% 9,13 50,9% 9,89 52,1%
3 Quần áo trẻ em 2,23 14,2% 2,61 12,6% 2,77 15,5% 3.01 15,8%
Tổng 15,71 16,89 17,92 19,09
Nguồn: Báo cáo phòng nghiệp vụ từ năm 2010- 2013
Đánh giá:
Nhìn tổng quan thì sản lượng tiêu thụ của cả ba nhóm khách hàng đều tăng từ
năm 2010 đến năm 2013, trung bình các nhóm khách hàng tăng khoảng 12%.Đặc
biệt đối tượng khách hàng là nữ giới có tốc độ tiêu thụ mạnh nhất là 15,34% .Đây
cũng là điều dễ hiểu do nhu cầu thời trang của phụ nữ cao nhất trong tất cả các đối
tượng khách hàng ngoài ra xu hướng thời trang của phụ nữ thay đổi rất nhanh do đó
nhiều mẫu mã phải thay đổi mới theo kịp thị hiếu. Bởi vậy tỷ trọng sản phẩm thời
trang nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50% tổng sản lượng của toàn công ty.
Thời trang dành cho nam có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 12,34% và tỷ trọng

lớn trên 30% thời trang nam có mẫu mã ít thay đổi chủ yếu là comple, vestton ngoài
ra các sản phẩm áo thun, áo phông hay quần áo thu đông thì mẫu mã rất đa dạng.
Hiện nay thị trường cạnh tranh rất mạnh ở hai đối tượng là thời trang nam và thời
trang nữ vì vậy để giữ mức tăng trưởng tốt thì công ty cần phải thường xuyên cập
nhật mẫu mã thiết kế mới cũng như cải tiến công nghệ liên tục nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm hơn nữa.
1.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa
Doanh thu nội địa năm 2013 của Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân (Dệt kim
Đông Xuân) so với năm 2009 tăng trưởng 148%. Năm 2009 Công ty chỉ có 14 cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, đến nay các sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân đã chính
thức có mặt tại 11 hệ thống siêu thị với 123 điểm bán hàng trên toàn quốc
Nhận thức được tiềm năng của thị trường nội địa, năm 2012 trong chiến lược
phát triển của mình,Dệt kim Đông Xuân đã cơ cấu lại thị phần, lập kế hoạch đẩy
mạnh sản xuất hàng nội địa, mục tiêu lên đến 30% tỷ trọng hàng sản xuất. Chiến
lược phát triển thị trường nội địa của Đông Xuân “Định vị thương hiệu Dệt kim
Đông Xuân và tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm”.
Từ 14 cửa hàng giới thiệu sản phẩm vào năm 2009, đến nay sản phẩm Dệt kim
Đông Xuân đã có mặt tại 11 siêu thị và 123 điểm bán hàng trong cả nước.
20
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân, bên cạnh hơn 80% xuất khẩu ra nước ngoài
- chủ yếu là thị trường Nhật Bản thì những năm gần đây, đơn vị nàyđã đầu tư chiếm
lĩnh thị trường nội địa một cách mạnh mẽ . Các kênh phân phối sản phẩm qua hệ
thống siêu thị của Vinatex tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều thành phố lớn trong cả
nước như Đà Lạt, Bạc Liêu, Gia Lai, Thái Nguyên đã được tăng cường. Đặc biệt
tháng 9/2013, Công ty đã thành lập bộ phận bán hàng nội địa với nhiệm vụ: xây
dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức đào tạo nhân sự, tìm kiếm, khai thác, mở rộng,
phát triển các hệ thống phân phối và bán lẻ, quảng bá thương hiệu Đông Xuân trên
toàn quốc. Doanh thu nội địa năm 2013 so với năm 2009 tăng trưởng 148%. Nếu
như năm 2009 công ty chỉ có 14 cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì từ tháng 9/2013

đến nay các sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân đã chính thức có mặt tại 11 hệ thống
siêu thị với 123 điểm bán hàng trên toàn quốc
Tiếp tục triển khai bán sản phẩm có tính khác biệt sản xuất theo công nghệ Nhật
Bản tại Dệt kim Đông Xuân mang Thương hiệu “ Đông Xuân” để cung cấp cho thị
trường nội địa. Thị trường nội địa ngày càng khởi sắc, thông qua mạng lưới tiêu thụ
rộng khắp cả nước. Mạng lưới phân phối sản phẩm đã được mở rộng ở hầu hết các
tỉnh, thành phố trong cả nước mà đầu mối là các Công ty kinh doanh hàng thời trang,
Vinatex và tại các siêu thị. Doanh số bán hàng tăng nhanh theo từng năm. Bình quân
tiêu thụ nội địa trong 3 năm gần đây tăng 11.2%/năm, gấp hơn 50 lần so với mức
tiêu thụ những năm đầu trước khi gia nhập thị trường.
Sản phẩm dệt kim của công ty dệt kim Đông Xuân được có nhiều ưu thế khi sản
phẩm được đánh giá có chất lượng cao, nhiều mẫu mã chủng loại đa dạng phù hợp
với mọi lứa tuổi mọi giới tính, giá cả hợp lý. Khách hàng của công ty bao gồm có
khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức và khách hàng doanh nghiệp.
Khách hàng cá nhân có số lượng lớn nhất tuy nhiên số lượng tiêu dùng không
nhiều trong mỗi lần mua. Khách hàng cá nhân rất quan tâm đến mẫu mã ,chất liệu
kiểu dáng thiết kế của sản phẩm đặc biệt rất quan tâm đến giá cả đảm bảo hợp lý và
phải chăng. Khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm của công ty thông qua hệ thống
các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, cửa hàng đại lý ủy quyền hay các đại
lý bán lẻ.
Khách hàng bán buôn, công ty hay tổ chức là các doanh nghiệp nhập số
lượng hàng lớn về để bán lại cho người tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh lợi
nhuân do đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giá cả. Do đó công ty luôn chủ động sử
dụng chính sách giá linh hoạt nhằm thúc đẩy tiêu thụ, khuyến khích mua hàng trả
21
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
chậm có thời hạn, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản nhằm tạo điều
kiện tối đa cho người mua. Những khách hàng này thường ký kết hợp đồng trực tiếp
với công ty để mua hàng mà không thông qua đại lý trung gian nào. Những khách
hàng lớn của công ty thường là các công ty dệt may khác trực thuộc tổng công ty dệt

may việt Nam ( Vinatex) như công ty dịch vụ thương mại 1( mua vải dệt kim và các
sản phẩm dệt kim); Công ty dệt may Hà Nội ( mua vải dệt kim); Nhà máy len Hà
Đông; Trung tâm thời trang trực thuộc Vinatex; Chi nhánh Vinatex ở Hải Phòng, ở
Đà Nẵng, ở Hồ Chí Minh.
Bảng 1.6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước theo khu vực của công ty dệt
kim Đông Xuân năm 2010-2013
Đơn vị: sản phẩm
Khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Miền Bắc 3.897.800 42% 4.090.891 40% 4.560.412 40% 5.098.900 44%
Miền Trung 1.290.890 14% 1.540.821 15% 1.534.087 13% 1.690.423 14%
Miền Nam 4.090.670 44% 4.668.377 45% 5.338.466 47% 5.901.415 42%
Tổng 9.279.360 10.300.089 11.433.098 12.690.738
Nguồn : phòng nghiệp vụ
Đánh giá
Qua bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực ta thấy rằng cả ba
khu vực chính của nước ta đều tăng trưởng số lượng tiêu thụ sản phẩm từ năm 2010
đến năm 2013. Tổng sản lượng tiêu thụ của cả ba khu vực tăng khoảng 3.411.378
sản phẩm tương đương tăng 36,76%. Đây là dấu hiệu tốt khi nhu cầu của khách hàng
thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng ưa
chuộng sử dụng hàng dệt kim của Việt Nam.
Trong cả nước thì thị trường khu vực Miền Nam là chiếm tỷ trọng lơn nhất trung
bình khoảng 45% trong vòng 3 năm 2010-2012 đây là khu vực có người tiêu dùng

đông nhất mức tiêu thụ cũng lớn nhất tuy nhiên các sản phẩm hạng bình dân được ưa
chuộng hơn các sản phẩm cao cấp. Năm 2013 tỷ trọng khu vực này có xu hướng
giảm xuống khỏang 42% khi người tiêu dùng Miền Bắc ngày càng sử dụng nhiều
các sản phẩm của công ty do sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp giá cả hợp lý đặc
biệt người dân Miền Bắc rất ưa chuộng các sản phẩm cao cấp để phục vụ cho nhu
22
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
cầu đặc biệt của gia đình và bản thân. Đến năm 2013 thì tỷ trọng sản lượng tiêu thụ
của khu vực phí Bắc tăng lên 45% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước tiêu biểu là
thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

1.4 Kết quả tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu
1.4.1 Kim ngạch xuất xuất khẩu
Trong 4 năm trở lại đây tình hình xuất khẩu hàng dệt kim ra thị trường quốc tế
của công ty có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu
Biểu đồ 1.4 : Kim nghạch xuất khẩu của công ty dệt kim Đông Xuân từ năm
2010- 2013
Đơn vị : triệu USD
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2013
Căn cứ vào bảng có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty đều tăng trưởng
qua các năm . Trong khoảng 2 năm 2010-2011 kim ngạch xuất khẩu của công ty
tăng chậm thấp do vẫn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, bước vào năm 2012 và
năm 2013 khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng
tăng trưởng khá cao ( tăng 1,823 triệu tương đương 11,64%). Vào năm 2013 Mỹ dỡ
bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng dệt may Việt Nam do đó sản lượng dệt may nói
chung và các sản phẩm dệt kim của công ty nói riêng có cơ hội thâm nhập sâu vào
thị trường Mỹ đầy tiềm năng.

1.4.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường, sản phẩm của công ty luôn đạt chỉ tiêu
chuẩn chất lượng tốt và được người tiêu dùng đánh giá rất cao tại các thị trường
Nhật Bản và Mỹ. Công ty hiện đang sản xuất khoảng vài trăm mẫu mã sản phẩm
khác nhau bao gồm cả vải dệt kim thô và các loại sản phẩm dệt kim may sẵn.
Dưới đây là bảng cơ cấu mặt hàng theo hai loại chính :
Bảng1.7: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ năm 2010-2013
Đơn vị : USD
23
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
Năm 2010 2011 2012 2013
Sản phẩm may sẵn 10.467.868 11.324.256 14.434.456 16.254.235
Vải dệt kim 2.757.638 1.866.183 1.222.865 1.226.128
Tổng 12.258.506 13.190.439 15.657.320 17.480.363
Nguồn: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty dệt kim Đông Xuân
Qua bảng trên ta thấy rằng các sản phẩm may sẵn chiếm tỷ trọng chủ đạo
khoảng 90% trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt kim Đông Xuân
trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013. Trong các sản phẩm quần áo may sẵn thì
các sản phẩm Underwear và thời trang cho nữ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Vải
dệt kim xuất sang các nước như Nhật Bản hay Mỹ để làm nguyên liệu đầu vào cho
các nhà sản xuất khác sản xuất ra các sản phẩm như khăn, túi sách, vải bạt… và có
xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng do không cạnh tranh được với các sản phẩm
may sẵn trên thị trường.

1.4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 1.8 : Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu của công ty dệt kim
Đông Xuân từ năm 2010 đến năm 2013
Đơn vị : USD
Các thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Nhật Bản 10.124.435 10.658.639 11.562.900 12.560.505
2. Mỹ 824.242 1.660.439 2.890.904 4.580.200

3. Canada 35.990 60.050 97.086 120.009
24
Chuyên đề thực tập- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2014
4.Hồng Kong 124.132 147.963 230.450 400.889
5. Singapore 129.976 235.894 230.080
6. Nga 345.765 368.689 479.002 550.020
7. Bỉ 310.233 590.020
8. Hà Lan 124.450 240.390
9. Pháp 565.635 320.760 440.758
Tổng 12.258.506 13.190.439 15.657.320 17.480.363
Nguồn: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2013
Tại thị trường Châu Á thì Nhật Bản là thị trường truyền thống từ năm 1989
và là thị trường lớn chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất của công ty (trên
65%). Tại thị trường Nhật Bản công ty Doximiex lấy tên thương hiệu là TOPVALU
còn được bán ở chuỗi cửa hàng của tập đoàn Aecon lớn thứ hai ở Nhật Bản. Hầu hết
các sản phẩm của công ty đều xuất khẩu sang thị trường này bao gồm cả vải dệt kim,
đồ lót phụ nữ, áo T-shirt và quần áo trẻ em. Cụ thể công ty đã ký kết thỏa thuận hợp
tác với một số công ty phân phối thời trang như khách hàng là công ty thời trang
Katakura với sản phẩm chính là T-shirt và underwears: công ty Kafulas với sản
phẩm chính là Gridle; Ituka và Gasaki ( quần áo trẻ em).
Thị trường Châu Âu: Quan hệ của Việt Nam và thị trường EU ngày càng phát
triển và có nhiều triển vọng phát triển. Từ năm 1980 Việt Nam đã thực hiện xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số nước là thành viên EU như Đức,
Pháp, Anh…Tuy nhiên theo đánh giá thì kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị
trường EU còn quá ít ỏi không tương xứng với tiềm năng . Từ năm 2005 EU bãi bỏ
hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam mở cửa cho các doanh nghiệp
dệt may tự do xuất khẩu tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm dệt của
nước khác tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn dè dặt vì thị trường EU yêu cầu rất cao
về chất lượng cũng như nhiều yêu cầu phức tạp và cầu kỳ hơn so với thị trường Nhật
và Mỹ.Cụ thể khách hàng của công ty dệt kim Đông Xuân tại thị trường Anh với các

khách hàng Nightingalenknit ( sản phẩm T-skirt) .Ngoài Anh công ty còn có các
khách hàng như JSB ( Đan Mạch) với sản phẩm chính là đồ lót(Underwears) và áo
T-shirt, Eminence (Pháp) là SP áo lót và T-shirt, Esbco & Co, C&A,Texilen( Đức)
với sp Underwear và T-shirt.
Ở khu vực Châu Mỹ tại thị trường Mỹ là thị trường mà công ty mới thâm nhập
nhưng có rất nhiều tiềm năng khi kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chỉ xếp
25

×