Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 57 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP HCM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN BẮC BÌNH – BÌNH THUẬN
Họ và tên: Nguyễn Thị Diễm
Thúy
Lớp: T201219C
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Minh Thùy
TP HCM-5/2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Báo cáo thực tập này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
các thầy cô trong trường Cao Đẳng Công Thương, cô Nguyễn Thị Minh Thùy đã
trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện Báo cáo thực tập này.
Tiếp theo, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo Agribank chi
nhánh Bắc Bình - Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được học kiến
thức nghiệp vụ ngành Ngân hàng để bổ sung quá trình tác nghiệp của bản thân.
Với kiến thức còn hạn chế, cùng với thời gian nghiên cứu ngắn. Do đó, khó tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, anh chị để
Báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô trường Cao Đẳng Công Thương,
cô Nguyễn Thị Minh Thùy , Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Bắc Bình - Bình
Thuận lời chúc sức khỏe và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Diễm Thúy
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Agribank Chi nhánh huyện Bắc Bình – Bình Thuận
Địa chỉ: Số 343 Nguyễn Tất Thành – Thị Trấn Chợ Lầu – Huyện Bắc Bình –
Tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: 062.3860703
Website: agribank.com.vn
Email:
Xác nhận:
Anh/chị: Nguyễn Thị Diễm Thúy
Sinh ngày: 28/06/1993
Số CMT: 260357407 Học viên lớp: T201219 C
Mã SSV: 3212190163
Nhận xét:









Bắc Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Xác nhận của đơn vị
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

















TP HCM, ngày …… tháng……. Năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
MỤC LỤC
Danh mục từ ngữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
Lời mở đầu
Chương 1 Giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình –
Bình Thuận
1.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam 1
1.2 Giới thiệu về Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình – Bình Thuận 2
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2.2 Các hoạt động chính 5
1.2.3 Mô hình tổ chức 6
1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 7
1.2.5 Kết quả hoạt động 8
Chương 2: Phân tích huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Bình –
Bình Thuận

2.1 Các hình thức tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân
hàng Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 16
2.1.1 Các sản phẩm cấp tín dụng 16
2.1.2 Điều kiện vay vốn 17
2.2 Kết quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại
Agribank chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận 18
2.2.1 Doanh số cho vay 18
2.2.2 Doanh số thu nợ 21
2.2.3 Phân tích dư nợ của khách hàng cá nhân, hộ gia đình 24
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại
Agribank chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận 28
2.3.1 Phân tích chỉ tiêu định tính 28
2.3.2 Phân tích chỉ tiêu định lượng 29
2.3.3 Một số hạn chế trong hoạt động tín dụng đơi với khách hàng cá
nhân, hộ gia đình………………………………………………………………32
Chương 3 Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với
khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình
Thuận
3.1 Định hướng hoạt động và phát triển trong những năm tiếp theo 35
3.1.1 Mục tiêu 35
3.1.2 Định hướng 35
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân 36
3.2.1 Tăng cường khai thác những nguồn vốn có chi phí thấp 36
3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi của thị trường
37
3.2.3 Đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân 38
3.2.4 Hoàn thiện quy trình tín dụng 39
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay 39
3.2.6 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng 40
3.2.7 Đào tạo nâng và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 40

3.2.8 Tập trung xây dựng hệ thống kiểm tra, kiếm soát nội bộ 41
3.2.9 Mở rộng hoạt động Marketting để thu hút KH 41
3.3 Một số kiến nghị 43
3.3.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 43
3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 43
3.3.3 Đối với Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 44
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CBNV Cán bộ nhân viên
DN Doang nghiệp
DV & Mar Dịch vụ và marketing
HCNS Hành chính nhân sự
KHCN: Khách hàng cá nhân
KHKD Kế hoạch kinh doanh
KDNH Kinh doanh ngoại hối
KT KSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ
KTNQ Kế toán ngân quỹ
Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCKT Tổ chức kinh tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình năm 2011 - 2012 9
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình năm 2012 - 2013 9
Bảng 1.2: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011-2012 11
Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012-2013 11
Bảng 1.4: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2011 - 2012 14
Bảng 1.5: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2012 - 2013 15
Bảng 2.1: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 18
Bảng 2.2: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 18

Bảng 2.3: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 21
Bảng 2.4: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 22
Bảng 2.5: Dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 25
Bảng 2.6: Dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 25
Bảng 2.7: Dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2011- 2012 27
Bảng 2.8: Dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2012- 2013 27
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng năm 2011- 2012 29
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng năm 2012- 2013 30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình năm 2011 – 2013 9
Biểu đồ 1.2 : Tình hình cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 12
Biểu đồ 1.3 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận 15
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 19
Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 22
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 25
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2011- 2013 28
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ : Mô hình tổ chức của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận 6
9
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bị hẹp,
biến động giá cả hàng hóa do giá xăng dầu tăng cao, đặc biệt giá vàng biến động ở mức kỷ lục…; chính những điều này đã tác
động đến giá cả của các loại hàng hóa khác, giá lương thực, dẫn đến lạm phát cao. Với mức thu nhập hiện nay của phần lớn
dân cư, nhất thời khó mà thích nghi được với những khoản chi phí tăng thêm trong cơn bão giá. Trước thực tế đó, các Ngân
hàng Thương mại đã nhìn thấy được những khách hàng tiềm năng của họ là những khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã nhanh
chóng cung cấp các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú đáp ứng kịp thời nhu cầu của đại đa số dân cư, góp phần
mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tín dụng cá nhân từ lâu không còn là “mảnh đất màu mỡ”
của riêng ngân hàng khai thác mà đã có sự tham gia của các công ty tài chính, điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng
sôi động. Chính vì vậy, hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình được các tổ chức tín dụng nói chung,

Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận nói riêng phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ.
Mục đích nghiên cứu của báo cáo:
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình
Thuận, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay đối với cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của báo cáo:
`
10
Đối tượng nghiên cứu:khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình –
Bình Thuận
Phạm vi nghiên cứu: tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận.
`
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH
BẮC BÌNH – BÌNH THUẬN
1.1Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt
là AGRIBANK)
Được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng
Việt Nam. Đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ
đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/10/2013,
vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 560.000 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 513.000 tỷ đồng.

- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
Tổng dư nợ: trên 469.000 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.
 Quá trình phát triển
- Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam.
- Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành NHNo Việt Nam.
- Năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là
Ngân hàng Chính sách xã hội.
`
2
- Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay.
- Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
- Năm 2005, mở văn phòng đại diện tại Campuchia.
- Năm 2006, đạt giải thưởng sao vàng đất Việt.
- Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á
Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín
dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Ngoài
ra, năm 2010 là năm Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính
thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.
- Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011,
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động
sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu 100% vốn điều lệ.
1.2Giới thiệu về Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình - Bình Thuận
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng No & PTNT huyện Bắc bình (gọi tắt là ngân hàng Bắc bình) là

chi nhánh cấp 2 thực thuộc chi nhánh thành viên (cấp1) là Ngân hàng No&PTNT
Tỉnh Bình Thuận, thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam viết tắt là VBARD (tên
giao dịch quốc tế Viet Nam Bank For Agriculture and Ruard Development) Ngân
hàng Bắc bình được thành lập sau giải phóng Miền nam 30/04/1975, quá trình hình
thành và phát triển luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ cấu chung cũng như
cơ chế hoạt động của Ngân hàng, tên gọi hiện nay thực hiện theo quyết định số
340/QĐ-NHNo-02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc NH No&PTNT Việt Nam,
hoạt động theo giấy phép số 517/GP-CTUBBT ngày 20/05/1998 của Chủ tịch
UBND Tỉnh Bình Thuận cấp. Quá trình phát triển lần lượt trải qua các giai đoạn.
Trước năm 1998 chi nhánh Ngân hàng Huyện của Ngân hàng nhà nước,
hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính bao cấp.
`
3
Thời kỳ 1988 –1990 với nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội
đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã tách Ngân hàng thành hệ thống Ngân hàng hai
cấp là Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Bắc bình là chi
nhánh của Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, ngày 14/11/1990 theo
quyết định số 400/CT của Chủ tịch HĐBT đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam, Ngân hàng Bắc bình cũng được đổi tên theo cùng tên gọi của ngân hàng
cấp trên.
Thời kỳ 1990 cho đến nay, cùng việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, HTX
tín dụng, công ty tài chính ngày 24/05/1990 được sự ủy quyền của chính phủ, thống
đốc ngân hàng nhà nước ra quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 đổi tên
thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Bắc
bình là chi nhánh cấp 2 có tên gọi như bây giờ. Hiện nay thực hiện theo luật Ngân
hàng và luật các tổ chức tín dụng, được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và được Chủ tịch
nước ký ban hành ngày 26/12/1997.
Trong những năm 1989 – 1990 khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang
nền kinh tế thị trường hàng loạt các xí nghiệp, công ty, trạm, trại quốc doanh bị phá

sản, kết qủa làm cho nền kinh tế trên địa bàn huyện rối loạn, khủng hoảng xảy ra.
Các đơn vị kinh tế nợ nần chồng chéo dẫn đến mất khả năng thanh toán đã để lại
cho ngân hàng những món nợ không khả năng thu hồi. Bên cạnh đó khách hàng tập
trung rút vốn tiền gửi từ khó khăn này đến khó khăn khác đã làm cho ngân hàng
Bắc bình tưởng chừng không vượt qua nổi.
Từ năm 1995 đến hết năm 1999 Ngân hàng huyện Bắc bình liên tục đạt lá
cờ đầu của ngân hàng nông nghiệp trong toàn Tỉnh Bình thuận và nhận bằng khen
của Thống đốc ngân hàng nhà nước, của UBND Tỉnh Bình thuận, của Tổng giám
đốc NHNo& PTNT Việt Nam và năm 2000 vinh dự được nhà nước tặng thưởng
huân chương lao động hạng III.
Từ tháng 11/2011 đến 09/2013 thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN,
ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển
`
4
đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ; Ngân hàng Bắc bình đổi tên thàng Chi
nhánh Bắc Bình - Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận.
Từ tháng 09/2013 đến nay thực hiện …. Đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận
Những năm tiếp theo Ngân hàng Bắc bình tiếp tục phát huy những thành
quả đã đạt được và không ngừng phát triển.
* Một số đặc điểm chung của Huyện Bắc bình
Bắc bình là huyện miền núi nằm ở phía bắc Tỉnh Bình thuận cách thành
phố Phan thiết 65km, phía bắc giáp Tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp và đông bắc
giáp huện Tuy Phong, nam và đông nam giáp biển Đông, tây và tây nam giáp biển
Hàm Thuận Bắc. Có đường quốc lộ IA xuyên suốt 8 xã theo hướng đông – bắc, tây
nam dài xắp sĩ 40km đi ngang qua trung tâm huyện lỵ và trọng điểm kinh tế. Huyện
có 17 xã, thị trấn trong đó có 9 xã miền núi, 2 xã vùng sâu, vùng xa (có 7 xã thuần
đồng bào dân tộc thiểu số). Dân số có trên 120.000 khẩu, 24.000 hộ trong đó hộ

nông nghiệp 18.000 có xắp xỉ 67.000 lao động đây là nguồn nhân lực quan trọng
của huyện trong việc phát triển kinh tế nói chung, và phát triển kinh tế nông nghiệp
nói riêng. Thế mạnh về nến kinh tế của Huyện là phát triển nông nghiệp trong đó
cây lúa chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Huyện có diện tích tự nhiên 184.234ha
được phân ra các loại đất :
Đất dùng sản xuất nông nghiệp: 35.049ha.
+ Ruộng sản xuất lúa: 12.172ha.
+ Đất trồng màu: 16.364ha.
+ Đất trồng cây lâu năm: 1.779ha.
+ Đất trồng cây nông nghiệp: 4.295ha.
- Đất lâm nghiệp: 127.947ha.
- Đất chuyên dùng: 2.842ha.
- Đất ở: 783ha.
`
5
- Đất chưa sử dụng: 17.616ha.
Từ đó cho thấy tiềm năng về đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp của
Huyện khá dồi giàu và phát triển, bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng trong
vấn đề “Tam Nông” từng bước tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân và nông
thôn cùng phát triền; cụ thể vừa qua nhà nước đã đầu tư công trình Hồ Cà Giây,
Thuỷ điện Đại Ninh, Kênh dẫn nước Phan Thiết – Phan Rí…. Hiện nay đang hoàn
chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy có bờ biển khá dài nhưng là bãi ngang nên
không thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản nhưng có thể phát triển nghề du lịch.
Bên cạnh đó những năm gần đây nổi lên là cây Thanh Long với lợi nhuận
mang lại khá lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế Huyện đi lên.
Kết thúc năm 2013 tổng sản lượng lương thực là 105.568 tấn; chăn nuôi:
29.978 con heo; 36.921 con bò; 1.866 con trâu; 6.828 con dê (trong đó 4.200 dê cái
sinh sản); 570.000 con gia cầm, nuôi tôm nước lợ 40ha, tôm nước ngọt 2ha. Các sản
phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TPHCM.
Bên cạnh những thuận lợi còn nhiều những tồn tại khó khăn như nắng hạn,

lũ lụt bị mất mùa một phần lớn cây màu và cả cây lúa. Giá cả nông sản diển biến
phức tạp, không có lợi cho người sản xuất, cơ sở hạ tầng còn yếu kém tích lũy nội
bộ nền kinh tế Huyện còn nhỏ bé, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ còn
nhiều mặt hụt hẫng chưa theo kịp với yêu cầu cuộc đổi mới.
Với sự hổ trợ của các ngành UBND các xã, thị trấn và nhân dân trong toàn
Huyện dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và nhà nước mà trực tiếp là Huyện Ủy,
UBND huyện Bắc Bìn. Huyện Bắc Bình sẽ vững bước đi lên XHCN với thế mạnh
và nội lực sẳn có.
1.2.2 Các hoạt động chính
Là chi nhánh của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Agribank Bắc
Bình - Bình Thuận đang thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện có của một
ngân hàng hiện đại; với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thông
nghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thành phục vụ khách hàng trên các lĩnh vực sau:
`
6
- Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ
từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các
thành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước.
- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình
cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND; Cho vay cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp; Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có
bảo đảm bằng tài sản; Cho vay kinh doanh, sản suất và cho vay tiêu dùng …
- Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ ghi nợ quốc tế.
- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng.
- Chi trả tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiền
nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối.
- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ; thu đổi ngoại tệ mặt.
- Thanh toán thẻ Visa, Master, ACB Card …
- Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu

của khách hàng.
- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM).
- Dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng
Internet.
- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng.
1.2.3 Mô hình tổ chức của Agribank Bắc Bình – Bình Thuận
`
Giám đốc
Phòng
KHKD
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng
KTNQ
Tổ
HCNS
7
1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc
- Xây dựng chiến lược,mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của
CN phù hợp với chiến lược phát triển,phương hương nhiệm vụ hoạt động của các
NHNo và kinh tế tại địa phương
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng GĐ,
chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Agribank tỉnh Bình Thuận về quyết
định của mình.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các phòng nghiệp vụ tại CN.
 Phó giám đốc
- Giúp GĐ chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do GĐ phân công phụ

trách và chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về các quyết định của mình.
- Thay mặt GĐ điều hành công việc khi GĐ ủy quyền.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với GĐ trong việc thực hiện các nghĩa vụ của
CN theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh (Tín dụng)
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn về các hệ số an toàn theo quy định.
- Tham mưu cho GĐ chi nhánh điều hành về giải pháp phát triển nguồn
vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn
và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, tài sản nợ.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phân tích các hoạt
động kinh doanh quý, năm.
- Thẩm định, giải ngân, thu nợ, kiểm tra các món vay theo quy định.
 Tổ Hành chính và Nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của CN
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động
`
8
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông,
bảo vệ, y tế của CN.
- Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý hồ sơ cán bộ
thuộc CN quản lý và hoàn tất hồ sơ.
 Phòng Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán. Xây
dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thanh toán theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định.
- Trực tiếp quản lý con dấu của CN.

- Đề xuất, tham mưu chính sách phát triển dịch vụ cải tiến quy trình…
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới
thiệu sản phẩm, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ.
- Triển khai phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo, xây
dựng và lưu trữ kế hoạch quảng bá thương hiệu như ấn phẩm, catalog…
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, thanh toán quốc tế theo quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo.
1.2.5 Kết quả hoạt động
Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với
rất nhiều thách thức, khó khăn… song dưới sự lãnh đạo của Chi ủy, Ban giám đốc,
cùng sự đoàn kết, tận tâm, tự giác phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, hoạt
động kinh doanh của chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận vẫn duy trì được sự ổn định
và tăng trưởng vững chắc; đạt được thành công nhất định trong việc ổn định tổ chức
và phát triển kinh doanh.
`
9
 Tình hình huy động vốn
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình - Bình Thuận
năm 2011 -2012
Đvt: triệu đồng
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình - Bình Thuận
năm 2012 -2013
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2013)
Biểu đồ 1.1 : Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm
2011 - 2013
`
10
Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại ngân hàng gặp không ít khó khăn
do chịu áp lực lãi suất trần huy động từ ngân hàng nhà nước, cũng như lãi suất cạnh

tranh từ các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, với tình hình và khả năng huy động
vốn hiện tại thì CN luôn đảm bảo được nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu
thanh khoản. Tính đến 31/12/2013, cơ cấu vốn được thay đổi về chất lượng theo
hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và ít rủi ro, cụ thể: tổng nguồn huy
động đạt 403.168 triệu đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), so với năm 2012 tăng
73.087 triệu đồng, tăng 22.14%, năm 2011 tăng 70.668 triệu đồng , tăng 27.24%,
trong đó:
- Huy động từ dân cư năm 2013 tăng khoảng 24.51% so với 2012, tương
đương 74.092 triệu đồng so với 2011,tương đươmg 73.728 triệu đồng. Nguyên nhân
là do ngân hàng đưa ra các chiến lược thu hút tiền gửi cá nhân như: triển khai
chương trình khuyến mãi dành cho thẻ Visa/Master, tiết kiệm dự thưởng, tặng quà,
…điều này cho thấy niềm tin của người dân vào ngân hàng ngày càng tốt hơn.
- Trong khi đó tiền gửi các TCKT năm 2013 chỉ đạt 26.812 triệu đồng
giảm 1.005triệu đồng, giảm 3.61%. Nguyên nhân chủ yếu là do:
• Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến hàng tồn kho cao,
các tổ chức tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh làm cho
nguồn vốn nhàn rỗi bị hạn chế.
• Thị trường huy động vốn lộn xộn, cũng như chịu sự cạnh tranh gây
gắt của các NHTM khác trong cùng địa bàn.
• Trần lãi suất huy động của NHNN chưa đáp ứng được kỳ vọng của
khách hàng.
 Tình hình sử dụng vốn
Mục đích kinh doanh của các NHTM nói chung, mà cụ thể là NHNo đều
hướng tới lợi nhuận. Và khi nói đến lợi nhuận thì không thể không nhắc đến tín
dụng, với các hoạt động: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, … và các dịch vụ kèm theo,
mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Và CN Bắc Bình - Bình Thuận với vai trò
là một trong những ngân hàng góp phần ổn định nền kinh tế thì việc duy trì một cơ
`
11
cấu cho vay hợp lý: một mặt đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần xây dựng

và thực hiện các chiến lược kinh doanh; mặt khác tạo sự cân đối giữa nguồn vốn và
việc sử dụng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng như ổn
định nền kinh tế quả là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thử thách. Vì vậy, để thấy
được hiệu quả hoạt động tín dụng tại CN Bắc Bình - Bình Thuận, tác giả tiến hành
phân tích các số liệu sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2012)
Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận
Đvt: triệu đồng
`
12
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012 – 2013)
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2013)
`
13
Biểu đồ : Tình hình cơ cấu dư nợ
Thực hiện theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam, chỉ được tăng dư nợ khi
nguồn vốn huy động tăng. Theo đó, ở mức tăng trưởng nguồn vốn huy động
27,24%, cùng với chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng, CN Bắc Bình
- Bình Thuận đã đạt được những kết quả:
-Doanh số cho vay năm 2013 là 760.557 triệu đồng, tăng 109.431 triệu
đồng ,tương đương 16.81% so với năm 2012
- Doanh số cho vay năm 2012 là 651.126 triệu đồng, tăng 106.723 triệu
đồng, tương đương 19,6% so với năm 2011.
- Doanh số thu nợ năm 2013 so với 2012 tăng 11.00%, tương đương
63.132triệu đồng
- Doanh số thu nợ năm 2012 so với 2011 tăng 11,61%, tương đương
59.691 triệu đồng
- Tính đến 31/12/2013, dư nợ tín dụng tại CN đạt 487.703triệu đồng tăng

83.654triệu đồng, với tỷ lệ tăng ở mức 20.7%. Trong đó, dư nợ trung dài hạn có sự
tăng trưởng vượt trội hơn so với dư nợ ngắn hạn với 52.30%, tương đương
79.561triệu đồng.
Qua biểu đồ, cho thấy tình hình tín dụng của chi nhánh qua 3 năm có sự thay
đổi rõ rệt, cụ thể: đối tượng cho vay chuyển dần và tập trung chủ yếu vào các
KHCN (tăng 84.914triệu đồng, tương đương 22.35% trên tổng dư nợ) và TCKT
tăng hơn 27.22% trên trên tổng dư nợ, tương đương 6.544 triệu đồng . Nguyên nhân
chủ yếu là do:
- Đặc thù là huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là Nông nghiệp nên các dự án
cho vay chủ yếu tập trung vào mục đích sản xuất kinh doanh Nông nghiệp dẫn đến
đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình.
- Những năm gần đây trồng cây Thanh Long đã mang lại nguồn thu lớn,
CN đã nhận thấy được điều này chủ động tiếp cận và cho vay những hộ có nhu cầu
thực hiện dự án trồng mới hay hạ thế điện(chong đèn để cây thanh long ra trái vụ).
`
14
- Các TCKT trên địa bàn huyện do khó khăn chung của nền kinh tế; hầu
hết giữ hạn mức dư nợ, ít có khách hàng mở rộng SXKD để thực hiện dự án mới
dẫn đến dư nợ có tăng trưởng nhưng không đáng kể.
 Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh các hoạt động cơ bản là huy động vốn và tín dụng, CN cũng rất
quan tâm đến các hoạt động dịch vụ và công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới
trên cơ sở phát huy lợi thế về mạng lưới, uy tín thương hiệu, …nhằm tăng nguồn
thu nhập ngoài tín dụng, thu hút KH, cũng như quảng bá thương hiệu cho NH.
Năm 2013, hoạt động sản phẩm dịch vụ của CN có sự phát triển tích cực,
doanh thu đạt 1.315 triệu đồng, chiếm 2.45% tổng thu nhập của chi nhánh, tăng
13% so với năm 2012, trong đó:
Năm 2012, hoạt động sản phẩm dịch vụ của CN có sự phát triển tích cực,
doanh thu đạt 1.648 triệu đồng, chiếm 2.63% tổng thu nhập của chi nhánh, tăng
15% so với năm 2011, trong đó:

- Công tác phát hành thẻ: lũy kế đến 31/12/2013, chi nhánh phát hành
được 14.567 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 15% so với năm 2011; 101 thẻ quốc tế, tăng
gần 26% so với năm 2011. Số dư trên tài khoản thẻ đạt 15,427 triệu đồng, tăng
18,1% so với năm 2011
- Ngoài ra, chi nhánh còn phát triển các dịch vụ khác: trả lương qua tài
khoản thẻ, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, thanh toán qua POS, …
 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.4: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2011 – 2012
Đvt: triệu đồng
`
15
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2012)
Bảng 1.5: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2012 – 2013
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012 – 2013)
`

×