Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.76 KB, 27 trang )

1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
CÂU
SỐ
NỘI DUNG CÂU HỎI
1 Chọn một định nghĩa tốt nhất trong các định nghĩa sau đây về đường cầu của hàng hóa X:
A. Bao nhiêu hàng hóa X sẽ được mọi người mua ở mức giá cân bằng.
B. Khi thu nhập của mọi người tăng lên thì họ có nhiều tiền hơn và họ chi tiêu như thế nào, số tiền
chi tiêu hàng hóa X có tăng lên hay không và tăng lên như thế nào.
C. Số tiền để mua hàng hóa X sẽ thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi.
D. Số lượng hàng hóa X được mọi người mua trong từng thời kỳ, theo mỗi mức giá, khi các nhân tố
khác tác động đến cầu (như thu nhập, sở thích ) giữ nguyên không đổi.
E. Số lượng hàng hóa X được cung cấp trong từng thời kỳ, theo mỗi mức giá, khi nhân tố khác tác
động đến lượng bán được giữ nguyên không thay đổi.
D
2 Công ty vàng bạc đá quí Việt nam tuyên bố rằng họ sẽ mua bất cứ khối lượng vàng nào của các mỏ
vàng trong nước với giá 460.000đ/chỉ. Trong H.1 sau đây, đồ thị nào minh họa tình huống về cầu
như vậy (P là giá và Q là sản lượng) (H.1).

















A.
B.
C.
D.
E. Không có đồ thị nào
A
3 Một bệnh nhân phải mua một lượng thuốc nhất định không mua quá số lượng này, và nếu cần người
này sẽ trả bất cứ giá nào (nếu được). Trong 4 đồ thị của H.1, đồ thị nào miêu tả được tình hình trên.
A.
B.
C.
D.
E. Không có đồ thị nào.
B
P

P
P
P

Q
Q

Q Q
(a) (b)
(c)

(d)
2

4 Với bất cứ một mức giá nào cho trước, những người sản xuất hàng hóa X sẵn sàng cung cấp một
khối lượng nào đó hàng hóa này. Nếu họ muốn cung cấp một khối lượng lớn thì họ buộc phải đưa ra
một mức giá cao hơn. Đồ thị nào ở H.1 có thể mô tả được tình huống này?
A.
B.
C.
D.
E. Không có đồ thị nào
D
5 Đồ thị nào trong 4 đồ thị ở hình H.1 miêu tả được luật cầu: “Đường cầu có độ nghiêng đi xuống”.
A.
B.
C.
D.
E. Không có đồ thị nào.
C
6 Nếu đường cầu hàng hóa X dịch chuyển toàn bộ vị trí sang trái (hoặc xuống dưới), thì một cách giải
thích hợp lý đối với sự dịch chuyển này là:
A. Vì một lý do nào đó mà lượng cung hàng hóa X giảm xuống
B. Mức giá hàng hóa X tăng lên làm cho người tiêu dùng quyết định mua ít hàng này hơn so với
trước.
C. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng họ thích hàng hóa này hơn so với trước tại mọi
mức giá.
D. Giá của hàng hóa X giảm xuống làm cho mọi người quyết định mua nhiều hàng này hơn so với
trước.
E. Vì một lý do khác không nằm trong các lý do nêu trên.
D

7 Một trong 5 sự kiện mô tả dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò, đó là sự kiện nào?
A. Sự tăng lên của giá cả một hàng hóa mà người tiêu dùng coi là hàng thay thế đồi với thịt bò.
B. Giá thịt bò giảm xuống.
C. Thu nhập bằng tiền của người tiêu dùng thịt bò tăng lên.
D. Một chiến dịch quảng cáo rộng rãi do những người sản xuất sản phẩm cạnh tranh với thịt bò (ví
dụ thịt lợn) tiến hành.
E. Một sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng đối với thịt bò.
B
8 Chi phí về vật liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho:
A. Đường cầu chuyển động lên phía trên (hoặc sang phải)
B. Đường cung chuyển động lên phía trên (hoặc sang trái)
C. Cả đường cung và đường cầu đều chuyển động lên phía trên.
D. Đường cung chuyển động xuống dưới (hoặc sang phải)
E. Không gây ra chuyển động nào như trên cả - Không có lý do giải thích sự thay đổi này làm cho
các đường trên dịch chuyển.
B
9 Mức cung thịt bò bị giảm mạnh do hạn hán và người tiêu dùng chuyển sang mua thịt lợn là hàng
thay thế của thịt bò. Trên thị trường thịt bò có thể mô tả điểu này theo cung và cầu như sau:
A. Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) của đường cung.
B. Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc lên trên) của đường cung.
C. Một sự dịch chuyển sang phải (hoặc lên trên) của đường cầu
D. Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) của đường cung.
E. Đường cầu dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) và đường cung dịch chuyển sang trái (hoặc
lên trên).
E
3

10 Nếu xét thị trường thịt lợn thì câu trả lời nào trong các câu hỏi của bài 9 sẽ đúng với cùng sự kiện đó
(hạn hán) xảy ra?
A.

B
C.
D.
E.
C
11 Nếu mức giá cả một hàng hóa nào đó là a đồng (trên thị trường cạnh tranh) và nếu tại mức giá này,
người mua muốn mua 4000 đơn vị hàng tuần và người bán muốn bán 5000 đơn vị hàng tuần thì:
A. Giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống dưới mức a đồng và người cung sẽ có xu hướng cung ít hơn
5000 đơn vị.
B. Giá cả có xu hướng tăng lên trên a đồng và người cung cấp sẽ có xu hướng cung cấp trên 5000
đơn vị.
C. Giá cả có xu hướng tăng lên trên ađ và những người cung cấp có xu hướng cung cấp ít hơn 5000
đơn vị.
D. Không một điều nào nêu trên là đúng cả.
A
12 Các đường cung bình thường đều có độ dốc dương nghĩa là chúng đi theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc, ý nghĩa của đường này là:
A. Bất kỳ sự tăng lên của chi phí sản xuất sẽ làm cho giá cả cao lên.
B. Giá cả càng cao thì số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua sẽ càng lớn.
C. Giá cả càng cao thì số lượng mà người cung cấp muốn bán sẽ càng lớn.
D. Số lượng mà người cung cầp cần bán càng lớn thì mức giá mà họ sẽ phải định ra để bán nó sẽ
càng thấp.
E. Không có điều nào nêu trên là đúng.
C
13 Điều nào sau đây sẽ là không chính xác, giả sử đường cong cung có độ dốc đi lên.
A. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái còn đường cầu vẫn giữ nguyên, giá cân bằng sẽ tăng lên.
B. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và cung tăng, giá cân bằng sẽ tăng.
C. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải và đưòng cầu dịch chuyển sang trái, giá cân bằng sẽ
giảm.
D. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái, giá sẽ tăng.

E. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải còn cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm.
B
14 Việc thay đổi cung của mỗi hàng hóa gây ra do:
A. Thay đổi mức cầu về hàng hóa.
B. Thay đổi sự ưa thích của người tiêu dùng.
C. Thay đổi công nghệ mà ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
D. Có thêm những người tiêu dùng mới đi vào thị trường.
E. Không một điểm nào trên đây là đúng.
C
15 Lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua không phải phụ thuộc vào:
A. Giá cả hàng hóa.
B. Khẩu vị của người tiêu dùng.
C. Giá cả hàng hóa liên quan.
D. Thu nhập của người tiêu dùng.
E. Không điều nào trên đây là đúng.
E
16 Hạn hán có lẽ sẽ:
A. Gây ra cho người cung lúa chuyển động dọc theo đương cung đến một chổ ứng với mức giá cao
hơn.
B. Gây ra cầu về lúa lớn hơn, sinh ra giá cao hơn.
C. Gây ra người tiêu dùng giảm cầu về lúa.
D. Làm cho đường cung về lúa dịch chuyển lên trên sang trái.
E. Làm thấp giá hàng hóa thay thế cho lúa.
D
4

17 Nếu đường cầu có thể viết dưới dạng: P = 100 - 4Q và đường cung có thể viết dưới dạng P = 40 +
2Q, thì giá và lượng cân bằng sẽ là:
A. P = 60, Q = 10
B. P = 10, Q = 6

C. P =40, Q = 6
D. P = 20, Q = 20
E. Không câu nào đúng.
A
18 Nếu vì một lý do nào đó mà đường cung dịch chuyển và có dạng: P = 80 + 2Q, hỏi điều nào trong 5
điều trong câu trên là đúng?
A. P = 60, Q = 10
B. P = 10, Q = 6
C. P =40, Q = 6
D. P = 20, Q = 20
E. Không câu nào đúng.
E
19 Có thể mô tả một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng tất cả những đặc điểm sau đây. Tuy nhiên
có một số đặc điểm không đúng đó là đặc điểm nào?
A. Doanh nghiệp có thể tác động đến giá cả sản phẩm của nó.
B. Doanh nghiệp này sản xuất ở mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng với giá cả thị trường.
C. Doanh nghiệp có bán được tất cả số lượng mà nó muốn bán theo giá thị trường.
D. Doanh nghiệp này sản xuất ra một sản lượng dương trong thời hạn ngắn nếu có khả năng bù đắp
được chi phí biến đổi.
E. Doanh nghiệp này có một đường cầu nằm ngang.
A
20 Nếu một doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình theo giá cả thị trường bất kể giá này là bao
nhiêu và nếu doanh nghiệp này muốn kiếm càng nhiều lợi nhuận càng tốt thì nó phải:
A. Cố gắng sản xuất và bán được một mức sản lượng có chi phí cận biên tăng lên cho đến khi bằng
mức giá.
B. Cố gắng bán toàn bộ mức sản lượng mà nó có thể sản xuất ra.
C. Cố gắng sản xuất và bán được mức sản lượng có chi phí cận biên đạt mức thấp nhất có thể được.
D. Không bao giờ để cho chi phí cận biên bằng với mức giá vì tại điểm này lợi nhuận bằng không.
E. Giữ cho chi phí cận biên ở trên mức giá.
A

21 Điểm hòa vốn đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ xuất hiện ở nơi mà mức giá bằng:
A. Điểm tối thiểu của đường AVC
B. Điểm tối thiểu của đường AC
C. Điểm tối thiểu của đường MC
D. Điểm tối thiểu của đường AFC.
E. Không có câu nào đúng.
B
5

22 Đồ thị nào trong hình dưới đây mô tả một cách chính xác nhất mức sản lượng (q) mà người cung cấp
riêng lẻ trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo ra.
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
E. (5)


B
23 Nếu 4 doanh nghiệp tạo nên một ngành công nghiệp cạnh tranh có các đường cung như sau:
Q
1
: S =16+4P Q
3
: S= 32 + 8P
Q
2
: S = 5 + 5P Q
4
: S = 60 + 10P

thì đường cung của thị trường kết hợp 4 doanh nghiệp này là:
A. Q = 113 - 27P
B. Q = 113 + 27P
C. Q = 51 + 4P
D. Q = 92 + 18P.
E. Không có câu nào đúng.
B
MC

P

q*

q*

MC

(1)

(2)

MC

P

q*

q*

MC


(3)

(4)

(5)

q*

MC

6

24 Hãy xét trong hình sau đây và cho biết nhận định nào trong số các nhận định sau đây là đúng?
A. B là điểm đóng cửa
B. Muốn tối đa hóa lợi nhuận cần sản xuất tại B
C. C là điểm hòa vốn
D. A là điểm đóng cửa
E. C là điểm đóng cửa.

A
25 Trong một ngành công nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ đứng trước một đường cầu
có đặc điểm là:
A. Dốc xuống.
B. Khá là không co dãn
C. Hoàn toàn nằng ngang
D. Có những đặc điểm tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
E. Dốc lên.
C


Các câu sau liên quan đến hình cho ở dưới đây:
Hình dưới đây biểu diễn chi phí biên, chi phí trung bình và doanh thu trung bình đối với một
doanh nghiệp hoạt động trong cạnh tranh hoàn hảo. Doanh nghiệp muốn cực đại lợi nhuận.



Q

MC

P

AC

AVC

A

B

C

P

B

E

F


T

V

P

Q

N

J

K

H

G

O

D

MC

AC

AR

Q


U

7

26 Doanh nghiệp sẽ hoạt động ở mức sản lượng:
A. OG
B. OH
C. OJ
D. OK
E. EO
C
27 Giá mà doanh nghiệp sẽ bán là:
A. OG
B. DO
C. BF
D. OK
E. OB
E
28 Hãy cho biết chi phí trung bình ở sản lượng mà lợi nhuận đạt cực đại là bao nhiêu?
A. PH
B. VJ
C. SK
D. DV
E. EW
B
29 Hãy chỉ ra chi phí biên ở điểm sản lượng đạt cực đại.
A. OG
B. DO
C. BF
D. OK

E. OB
E
30 Hình chữ nhật nào trong các hình chữ nhật sau chỉ ra tổng chi phí để sản xuất sản lượng cực đại?
A. DVJO
B. BQJO
C. BPHO
D. BSKO
E. EWHO
A
31 Hình chữ nhật nào nêu trong câu 30 chỉ ra tổng doanh thu ở mức sản lượng cực đại.
A. DVJO
B. BQJO
C. BPHO
D. BSKO
E. Không phải các câu trả lời trên.
B
32 Hình chữ nhật nào trong số các hình chữ nhật sau chỉ ra mức lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp?
A. BQJO
B. DVJO
C. BQDV
D. BPHO
E. Không có hình nào đúng.
C
33 Cạnh tranh hoàn hảo khác với cạnh tranh độc quyền ở chổ:
A. Nó không đạt được lợi nhuận tối đa tại điểm có doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
B. Đường cầu của ngành cạnh tranh hoàn hảo không bao giờ dốc xuống.
C. Cạnh tranh hoàn hảo không hề có những tác động bên ngoài.
D. Các doanh nghiệp trong cạnh tranh hoàn hảo không thể tác động đến mức giá .
E. Không có nhận định nào trên đây phảm ánh được chính xác sự khác nhau giữa cạnh tranh hoàn
hảo và cạnh tranh độc quyền.

D
8

34 Điểm nào trong hình vẽ dưới đây được sử dụng để xác định lượng sản xuất và giá cả của nhà độc
quyền.
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Điểm D
D. Điểm E
E. Điểm F


A
35 Cạnh tranh không hoàn hảo có thể gây ra kết quả nào sau đây?
A. Sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
B. Mức giá cao hơn cạnh tranh hoàn hảo
C. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
D. Kinh tế theo qui mô
E. Tất cả các yếu tố nêu trên.
E
36 Độc quyền có đặc điểm là:
A. Giá cả sản phẩm và lượng sản xuất giống như trong cạnh tranh hoàn hảo.
B. Giá cả và lượng sản xuất là cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
C. Giá cả sản phẩm thì cao hơn còn lượng sản xuất thì thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
D. Giá cả sản phẩm và lượng sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
C
37 Độc quyền một người tồn tại khi nào?
A. Bất cứ khi nào chỉ có một người bán một sản phẩm đặc biệt.
B. Bất cứ khi nào người bán có thể điều khiển một chút về giá cả hàng hóa mà nó bán.
C. Bất cứ khi nào mà lợi nhuận do người bán thu được cao hơn lợi tức mà anh ta thu được nếu anh ta

đem số tiền đó gửi vào ngân hàng.
D. Bất cứ khi nào người bán có thể điều khiển và duy trì vị trí của mình thông qua quảng cáo.
E. Không có câu nào đúng.
A
38 Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây chỉ ra sự tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng đối với 2
hàng hóa chỉ khối lượng Q
1
và Q
2
.
A. MU
1
= MU
2
(MU
i
là lợi ích cận biên hàng hóa i)
B. MU
1
/Q
1
= MU
2
/Q
2

C. MU
1
/P
1

= MU
2
/P
2
D. P
1
= P
2
E. Không một điều nào là đúng.
(Trong đó P
i
là giá hàng hóa i)
C
39 Ý nghĩa của vị trí cân bằng trong hành vi của người tiêu dùng có thể được diễn tả như sau:
A. Là một vị trí mà tại đó, với những mức giá hiện có cho trước, người tiêu dùng sẽ cần phải có một
mức thu nhập lớn hơn để đạt được một mức thỏa mãn cao hơn.
B. Là vị trí mà người tiêu dùng muốn đạt tới chỉ khi nào họ có đủ thu nhập bổ sung.
C. Là vị trí mà người tiêu dùng trên thực tế luôn ở đó.
D. Là vị trí mà tại đó người tiêu dùng không muốn có thêm bất kỳ lượng hàng hóa nào mà hiện họ
đang mua.
D
P

F

MC

B

A


D

D

MR

E

Q

9

40 Khi “vị trí cân bằng” của người tiêu dùng đã đạt được, với lợi ích được đo theo thước đo cá nhân của
họ thì:
A. Tổng lợi ích thu được từ mỗi hàng hóa cần phải ngang bằng với lợi ích thu được từ hàng hóa
khác.
B. Tỷ số giữa tổng lợi ích thu được từ bất kỳ hàng hóa nào với giá cả hàng hóa ấy cần phải bằng
nhau đối với mọi hàng hóa.
C. Lợi ích thu được từ một đơn vị nhỏ bé cuối cùng của mỗi loại hàng hóa đã mua, cần phải bằng
nhau giữa mọi hàng hóa.
D. Tỷ số giữa tổng lợi ích thu được từ bất kỳ hàng hóa nào với tổng chi tiêu về hàng hóa đó cần phải
bằng nhau đối với mọi hàng hóa.
E. Không có cách mô tả nào trên đây là hoàn toàn chính xác.
E
41 Người ta nói tiêu dùng ở vị trí cân bằng trong việc lựa chọn giữa hai hàng hóa A và B khi:
A. Việc mua hàng hóa A cho cùng sự thỏa mãn như khi mua hàng hóa B.
B. Việc mua cuối cùng hàng hóa A cho sự thỏa mãn giống như khi mua cuối cùng của hàng hóa B.
C. Mỗi một đồng tiêu cho việc mua hàng hóa A cho cùng một sự thoả mãn như mỗi đồng tiền dành
cho việc mua hàng hóa B.

D. Đồng tiền cuối cùng dành cho mua hàng hóa A cho tăng thêm cùng một sự thỏa mãn như là đồng
tiền cuối cùng dành cho hàng hóa B.
E. Đồng tiền cuối cùng dành mua hàng hóa A và B không làm tăng thêm sự thỏa mãn.
D
42 Giả sử người tiêu dùng dự kiến một ngân sách cố định để mua hàng hóa nào đó. Dù có sự biến động
của giá cả, người tiêu dùng cũng chỉ chi có số tiền đó. Nhu cầu của người tiêu dùng là:
A. Ở trạng thái cân bằng
B. Co giãn hoàn toàn
C. Không co dãn
D. Co dãn rất ít
E. Co dãn đơn vị.
E
43 Hệ số co dãn theo giá của cầu bằng:
A. Mức giảm của giá chia cho mức tăng của số lượng,
B. Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của thu nhập chia cho tỷ lệ phần trăm giảm của giá.
C. Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của thu nhập chia cho tỷ lệ phần trăm tăng lên của lượng cầu.
D. Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của số lượng cầu chia cho tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá.
E. Không có câu nào đúng.
D
44 Nếu mức giá giảm đi 10% làm cho số tiền mọi người chi ra để mua hàng hóa này tăng lên 5%, thì
trong phạm vi này của đường cầu, cầu (đối với giá cả) là:
A. Co giãn
B. Co giãn đơn vị
C. Không co giãn ( mặc dầu không phải là hoàn toàn không co giãn)
D. Hoàn toàn không co giãn.
E. Có thể là bất kỳ khả năng nào nêu trên vì thông tin đưa ra không đủ để xác định độ co giãn.
A
45 Nếu giá giảm đi 10% làm cho số lượng hàng hóa được mọi người mua tăng lên 5% thì câu trả lời nào
trong câu hỏi trên là đúng?
A.

B.
C.
D.
E.
C
10

46 Nếu một đường cầu được mô tả là co giãn đối với giá cả thì ý nghĩa chính xác của điều này là: Bất
kỳ một sự tăng giá nào cũng sẽ dẫn đến:
A. Một số lượng được mọi người mua tăng lên
B. Số lượng được mọi người mua giảm xuống.
C. Tổng chi tiêu của người mua tăng lên
D. Tổng chi tiêu của người mua giảm xuống
E. Đường cầu dịch chuyển đến vị trí mới.
D
47 Hàng hóa cấp thấp là hàng hóa:
A. Những người tiêu dùng sẽ không mua, trừ khi có giá rất thấp.
B. Số lượng mua hàng hóa đó sẽ giảm nếu như giá cả của nó giảm.
C. Giá trị sử dụng cận biên của hàng hóa đó bằng 0 hoặc âm.
D. Số lượng được mua của hàng hóa đó sẽ giảm nếu như thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
E. Không có điều nào trên đây là đúng.
D
48 Đường cầu của người tiêu dùng về bất kỳ một loại hàng hóa cho trước nào cũng hầu như chuyển
dịch sang phải (hoặc lên trên) khi có:
A. Sự gia tăng của hàng hóa thay thế, hoặc sự giảm giá của hàng hóa bổ sung.
B. Sự tăng giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung
C. Sự giảm giá của hàng hóa thay thế hoặc sự tăng giá của hàng hóa bổ sung.
D. sự giảm giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung
E. Không có câu nào đúng.
A

49 Một người tiêu dùng tăng dần số lượng hàng hóa X được tiêu dùng cho tới lúc đạt tới mức “thỏa
mãn” về hàng hóa này. Trong suốt quá trình tăng này thì:
A. Tổng lợi ích thu được từ X luôn không đổi, trong khi lợi ích cận biên giảm dần.
B. Cả tổng lợi ích và lợi ích cận biên đều không đổi cho tới khi đạt tới mức thỏa mãn.
C. Tổng lợi ích luôn luôn tăng trong khi đó lợi ích cận biên giảm dần.
D. Tổng lợi ích có thể giảm, nhưng khi đó lợi ích cận biên sẽ tăng.
E. Cả tổng lợi ích lẫn lợi ích cận biên đều có thể giảm.
C
50 Giá của hàng hóa X là 1,5 đvt và giá của Y là 1 đvt. Nếu một người tiêu dùng cho rằng lợi ích cận
biên của Y là 30 đơn vị và ở vào vị trí cân bằng xét theo lượng Y và X, khi đó họ cần có lợi ích cận
biên của X là:
A. 15 đ.vị
B. 20 đ.vị
C. 30 đ.vị
D. 45 đ.vị
E. Không câu nào đúng.
D
51 Người tiêu dùng có 20.000 đ để chi tiêu khi họ muốn dùng hàng hóa A và B. Giá cả, số lượng mà
người tiêu dùng hiện mua cũng như đánh giá của họ về lợi ích do các hàng hóa này mang lại như
sau:
Hàng hóa Giá Số đơn vị mua Tổng lợi ích Lợi ích biên
A 700 20 500 30
B 500 12 1000 20
Để đạt được sự thỏa mãn cao nhất thì người tiêu dùng cần:
A. Mua ít A, mua nhiều B
B. Mua A như cũ, mua B nhiều hơn
C. Mua A nhiều hơn, mua B ít hơn
D. Mua A nhiều hơn, mua B như cũ
E. Giữ nguyên vị trí hiện tại của người tiêu dùng do vị trí đó là một vị trí tốt nhất mà người tiêu dùng
nhận được.

E
11

52 Dãy các đường cầu sau đây sắp xếp theo độ lớn của hệ số co giãn từ lớn đến bé ở điểm chung:
A. A, B, C
B. B, C, A
C. B, A, C
D. C, A, B
E. Không điều nào ở trên là đúng.



C
53 Dãy các điểm A, B, C trên đường cầu dưới đây được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé của hệ số co
giãn
A. C, B, A
B. B, A, C
C. A, B, C
D. Chúng bằng nhau
E. Không đủ thông tin để sắp xếp

C
54 Cho ba đường cầu A,B,C theo thứ tự từ lớn đến bé của hệ số co dãn tại Q
*

A. A, B, C
B. C, A, B
C. C, B, A
D. Chúng bằng nhau tại Q
*


E. Thông tin chưa đủ để kết luận.


A
55 Nếu giá là 10 nghìn đồng thì lượng mua sẽ là 5.400 đơn vị hàng hóa/1ngày. Nếu giá là 15.000đ thì
lượng mua sẽ là 4600/1đơn vị/một ngày, thì hệ số co giãn của cầu sẽ xấp xỉ bằng:
A. 0,12
B. 0,40
C. 0,70
D. 2,50
E. 6,00
B
P
Q

C
A
B

P

A

B

C

Q


O

P

A

B
C
Q

O

Q*

12

56 Chi phí cận biên là:
A. Tổng chi phí chia cho số đơn vị được sản xuất ra.
B. Chi phí bất biến chia cho số đơn vị được sản xuất ra.
C. Chi phí bất biến phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
D. Chi phí trung bình phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
E. Tổng chi phí phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
E
57 Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đvsp là 100 đvtt, và chi phí cận biên của đơn vị thứ 11 là 21
đvtt thì trong các điều dưới đây, điều nào đúng?
A. Tổng chi phí biến đổi của 11 đv là 12 đvtt.
B. Tổng chi phí bất biến là 79 đvtt.
C. Chi phí cận biên của đơn vị thứ 10 là nhỏ hơn 21 đvtt.
D. Tổng chi phí của 11 đv là 11 đvtt.
E. Tổng chi phí trung bình của 12 đơn vị là 120 đvt.

C
58 Trong số các đẳng thức dưới đây, đẳng thức nào là ứng với mức sản lượng mà tại đó chi phí trung
bình AC đạt cực tiểu.
A. AVC = FC FC: Chi phí cố định
B. MC = AVC AVC: Chi phí biến đổi trung bình
C. MC = AC AC: Chi phí trung bình
D. P = AVC.
C
59 Nếu chi phí cận biên nằm ở phía trên chi phí biến đổi trung bình thì khi sản lượng tăng lên thì điều
nào dưới đây là đúng:
A. Tổng chi phí trung bình phải giảm xuống
B. Chi phí cố định trung bình phải tăng
C. Chi phí biến đổi trung bình phải giảm xuống
D. Chi phí biến đổi trung bình phải tăng lên
E. Không có điều nào trên đây là đúng.
D
60 Đồ thị của biến số nào trong các biến dưới đây nhìn chung là không có hình dạng chữ U?
A. Chi phí trung bình
B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí cố định trung bình
D. Chi phí cận biên
E. Tất cả các biến nêu trên đều có hình dạng chữ U.
C
61 Nếu 25 đơn vị của một hàng hóa được sản xuất ra với chi phí cố định là 50 nghìn đồng, thì chi phí
biến đổi trung bình của việc sản xuất hàng hóa này là:
A. 15 nghìn đồng
B. 20 nghìn đồng
C. 25 nghìn đồng
D. 30 nghìn đồng
E. Không phải các giá trị nêu trên.

E
62 Trong kinh tế vi mô, nghiên cứu về doanh nghiệp ngắn hạn được định nghĩa là một khoảng thời gian
đủ dài để:
A. Thu thập được số liệu về chi phí nhưng không thu thập được số liệu về sản xuất.
B. Thu thập được số liệu về chi phí sản xuất và số liệu về sản xuất.
C. Thay đổi được sản lượng nhưng không thay đổi được công suất của nhà máy.
D. Thay đổi được sản lượng và công suất của nhà máy.
E. Thay đổi được công suất của nhà máy nhưng không thay đổi được sản lượng.
C
13

63 Chi phí rõ ràng (minh nhiên) khác với chi phí không rõ ràng (tiềm ẩn) là ở chổ chi phí rõ ràng là:
A. Chi phí cơ hội còn chi phí không rõ ràng là khoản thanh toán về tiền công và tiền lãi.
B. Khoản thanh toán về tiền công và tiền lãi còn chi phí không rõ ràng là chi phí cơ hội.
C. Khoản thanh toán thực tế đối với các nhân tố sản xuất còn chi phí không rõ ràng là chi phí cơ hội.
D. Những khoản thanh toán thực tế còn chi phí không rõ ràng là những tác động bên ngoài.
E. Chỉ có thể thực hiện bằng những đường cong chi phí ngắn hạn, còn chi phí không rõ ràng chỉ có
thể được thể hiện bằng những đường cong chi phí dài hạn.
C
64 Sự di chuyển dọc theo đường cong chi phí trung bình dài hạn sẽ kết hợp tất cả những thay đổi có thể
có về:
A. Công nghệ
B. Chi phí đầu vào
C. Qui mô nhà máy
D. Giá cả đầu ra
E. Khả năng sẵn có của đầu vào.
C
65 Đường cong chi phí trung bình dài hạn không tính đến những thay đổi của:
A. Chi phí cận biên
B. Chi phí cơ hội

C. Các thị trường đối với đầu ra
D. Chi phí cố định
E. Tất cả những yếu tố trên.
C



14

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
CÂU
SỐ
NỘI DUNG CÂU HỎI
Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co giãn của cầu
theo giá sản phẩm X là:
A. ED > 1
B. E
D
< 1
C. E
D
= 0
D. E
D
= 1
B
Khi thu nhập tăng lên 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5%, với các điều kiện khác
không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
A. Sản phẩm cấp thấp
B. Xa xỉ phẩm

C. Sản phẩm thiết yếu
D. Sản phẩm độc lập
C
Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:
A. E
XY
> 0
B. E
XY
< 0
C. E
XY
= 0
D. E
XY
= 1
A
Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm bổ sung thì:
A. E
XY
> 0
B. E
XY
< 0
C. E
XY
= 0
D. Tất cả đều sai
B
Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:

A. Giá sản phẩm X thay đổi
B. Thu nhập người tiêu thụ thay đổi
C. Thuế thay đổi
D. Giá cả sản phẩm thay thế giảm
A
Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
A. Giá sản phẩm X thay đổi
B. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi
C. Thu nhập người tiêu thụ thay đổi
D. Tất cả các câu trên
C
Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không đổi thì:
A. Cầu sản phẩm X tăng lên
B. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên
C. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên
D. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
D
Nếu giá cân bằng sản phẩm là P = 15 đ/sp, chính phủ đánh thuế 3 đ/sản phẩm làm giá cân bằng tăng
lên P = 17đ/sản phẩm. Có thể kết luận:
A. Cầu co giãn nhiều so với cung
B. Cầu co giãn ít hơn so với cung
C. Cầu co giãn tương đương với cung
D. Tất cả đều sai
B
Khi giá hàng hóa Y: P
Y
= 4 thì lượng cầu hàng hóa X: Q
X
= 10 và khi P
Y

= 6 thì Q
X
= 12, với các yếu
tố khác không đổi. Kết luận X và Y là 2 sản phẩm:
A. Bổ sung cho nhau
B. Thay thế cho nhau
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
15

C. Vừa thay thế, vừa bổ sung
D. Không liên quan
Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của công ty tại mức giá hiện có
là co giãn nhiều, công ty sẽ:
A. Tăng giá
B. Giảm giá
C. Tăng lượng bán
D. Giữ giá như cũ
B
Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và lượng cân bằng mới của hàng hóa thông
thường sẽ:
A. Giá thấp hơn và lượng cân bằng lớn hơn

B. Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn
C. Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn
D. Không thay đổi
C
Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa?
A. Giá hàng hóa liên quan
B. Thị hiếu, sở thích
C. Thu nhập
D. Giá các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa
D

Dùng thông tin cho sau đây để trả lời câu hỏi:
Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng: P = Q
S
+ 5 và P = -1/2Q
D
+ 20

Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:
A. Q = 5 và P = 10
B. Q = 10 và P = 15
C. Q = 10 và P = 15
D. Q = 20 và P = 10
B
Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 và hứa sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần chi
bao nhiêu tiền:
A. 108
B. 162
C. 180
D. Tất cả đều sai

B
Muốn giá cân bằng P = 18 thì hàm cung mới cần có dạng:
A. P = Q
S
+ 14
B. P = Q
S
– 14
C. P = Q
S
+ 13
D. Tất cả đều sai
A
Thông thường gánh nặng của một khoản thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu nhiều
hay ít phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Trong điều kiện nào thì người tiêu dùng
phải chịu phần lớn số thuế?
A. Cung co giãn ít hơn so với cầu
B. Cầu co giãn ít hơn so với cung
C. Cầu hoàn toàn không co giãn
D. Cầu hoàn toàn co giãn
B
Tương tự, trong trường hợp nào sau đây người tiêu dùng hưởng được lợi ích nhiều hơn từ một khoản
trợ giá?
A. Cung co giãn ít hơn so với cầu
B. Cầu co giãn ít hơn so với cung
C. Cầu hoàn toàn co giãn
D. Cung hoàn toàn co giãn
B
Giá trần (P
max

) luôn dẫn đến:
A. Sự gia nhập ngành
B. Sự dư cung
D
10
11
12
13
14
15
16
17
18
16

C. Sự cân bằng thị trường
D. Sự thiếu hụt
Đường cầu của sách giáo khoa sẽ dời sang phải khi:
A. Số lượng sinh viên tăng
B. Giá sách giáo khoa giảm
C. Giá sách giáo khoa cùng loại giảm
D. Giá giấy in sách giảm
A
Đường cầu theo giá của bột giặt Viso dịch chuyển sang phải là do:
A. Giá bột giặt Viso giảm
B. Giá hoá chất nguyên liệu giảm
C. Giá của các loại bột giặt khác giảm
D. Giá các loại bột giặt khác tăng
D
Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu TV Sony về bên phải:

1. Thu nhập dân chúng tăng
2. Giá của TV Panasonic tăng
3. Giá TV Sony giảm
A. Trường hợp 1 và 3
B. Trường hợp 1 và 2
C. Trường hợp 2 và 3
D. Cả 3 trường hợp
B
Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng?
A. Đường cầu của bia dời sang phải
B. Đường cung của bia dời sang trái
C. Không có trường hợp nàO
D. Cả 2 trường hợp đều đúng
D
Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
B. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng một lượng nhất định cho thị trường
C. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cao hơn
D. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường
B
Đường cầu về điện thoại dịch chuyển như hình vẽ dưới đây là do:
A. Chi phí lắp đặt giảm
B. Thu nhập dân chúng tăng
C. Giá lắp đặt điện thoại giảm
D. Do đầu tư của các công ty viễn thông nước ngoài
B
Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải?
A. Giá nguyên liệu tăng
B. Thu nhập của người có thể mua nước ngọt giảm
C. Giá của Coke tăng

D. Không có trường hợp nào
D
Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu máy ảnh sang phải?
A. Giá máy ảnh giảm
B. Thu nhập dân chúng tăng
C. Giá phim ảnh tăng
D. Chính phủ đánh thuế ngành kinh doanh máy ảnh
B
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định của cung?
A. Những thay đổi về công nghệ
B. Mức thu nhập
C. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa
D. Thuế và trợ cấp
B
P

Q

19
20
21
22
23
24
25
26
27
17

Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hóa như sau: P = - Q

D
+ 50 và P = Q
S
+ 10
Nếu chính phủ quy định giá tối đa là P = 20 thì lượng hàng hóa:
A. Thiếu hụt 30
B. Dư thừa 30
C. Dư thừa 20
D. Thiếu hụt 20
D
Để tối đa hoá hữu dụng với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên
tắc:
A. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: MU
X
= MU
Y
= …
B. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm phải bằng nhau: MU
X
/P
X
= MU
Y
/P
Y
=
MU
Z
/P
Z

= …
C. ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẽ
D. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau
B
Đường tiêu thụ giá cả là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác
không đổi
B. Tập hợp những tiếp điểm giữa các đường đẳng ích và đường ngân sách khi thu nhập thay đổi, các
yếu tố khác không đổi
C. Tập hợp các tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách khi giá sản phẩm và thu nhập đều
thay đổi
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không
đổi
A
Đường tiêu thụ thu nhập (Income consumption line/curve) là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không
đổi
B. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi, các yếu tố còn lại
không đổi
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phẩm đều thay đổi.
C
Điểm phối hợp tối ưu (đạt TU
MAX
) giữa 2 sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách
B. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí
C. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đẳng phí
D. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường ngân sách
A

Đường Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa:
A. Giá sản phẩm và khối lượng sản phẩm được mua
B. Giá sản phẩm và thu nhập của người tiêu thụ
C. Thu nhập và khối lượng sản phẩm được mua của người tiêu dùng
D. Giá sản phẩm này với khối lượng tiêu thụ sản phẩm kia
C
Đường ngân sách có dạng: Y = 100 - 2X. Nếu P
Y
= 10 và:
A. P
X
= 5 , I = 100
B. P
X
= 10 , I = 2000
C. P
X
= 20 , I = 2000
D. P
X
= 20 , I = 1000
D
Nếu P
X
= 5 và P
Y
= 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng:
A. Y = 200 - 1/4X
B. Y = 100 + 4X
C. Y = 50 + 1/4X

D. Y = 50 - 1/4X
D
28
29
30
31
32
33
34
35
18


Sử dụng thông tin này để trả lời các câu sau:
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1200đ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với P
X
= 100đ/sản
phẩm; P
Y
= 300đ/sản phẩm. Mức thoả mãn được thể hiện qua hàm số: TU
X
= -1/3X
2
+ 10X
TU
Y
= -1/2Y
2
+ 20Y


Hữu dụng biên của 2 sản phẩm là:
A. MU
X
= -1/3X + 10 MU
Y
= -1/2Y + 20
B. MU
X
= 2/3X + 10 MU
Y
= -Y + 20
C. MU
X
= -2/3X + 10 MU
Y
= -Y + 20
D. Tất cả đều sai
C
Phương án tiêu dùng tối ưu là:
A. X = 3 và Y = 3
B. X = 6 và Y = 2
C. X = 9 và Y = 1
D. Tất cả đều sai
B
Tổng hữu dụng tối đa đạt được
A. 86
B. 82
C. 76
D. 96
A

Đường ngân sách là:
A. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi thu nhập
không đổi
B. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi thu nhập thay
đổi
C. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi giá cả sản
phẩm thay đổi
D. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với giá các sản
phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
D
Giả thiết nào sau đây không được đề cập khi phân tích trong lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu
dùng?
A. Sư ưa thích là hoàn chỉnh, có nghĩa là có thể hiện so sánh xếp loại tất cả mọi thứ hàng hóa
B. Sự ưa thích có tính bắt cầu
C. Thích nhiều hơn ít (hàng hóa tốt)
D. Không câu nào đúng
D
Cho 3 giỏ hàng hóa sau:
Giỏ hàng hóa Thực phẩm Quần áo
A 15 18
B 13 19
C 14 17
Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên một đường đẳng ích (bàng quan) và sở thích thoả mãn
các giả thiết về lựa chọn thì:
A. A được thích hơn C
B. B được thích hơn C
C. Cả a và b đều đúng
D. Không câu nào đúng
C
Thu nhập tăng, giá không đổi, khi đó:

A. Độ dốc đường ngân sách thay đổi
B. Đường ngân sách phẳng hơn
C. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
D. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
D
36
37
38
39
40
41
42
19

Nếu MU
A
= 1/Q
A
và MU
B
= 1/Q
B
. Giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người tiêu dùng
là 12.000. Để tối đa hoá thoả mãn, người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao nhiêu?
A. A = 120, B = 15
B. A = 24, B = 27
C. A = 48, B = 24
D. Không câu nào đúng
A
Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các xí nghiệp sẽ thực hiện phối hợp các yếu tố sản xuất theo nguyên

tắc:
A. MP
a
= MP
b
= MP
c
= …
B.MP
a
/P
a
= MP
b
/P
b
= MP
c
/P
c
= …
C. MC = MR
D. MC
a
= MC
b
= MC
c
= …
B

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là:
A. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi
B. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các yếu tố sản xuất
C. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đ chi phí của các yếu tố sản xuất
biến đổi
D. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi, các
yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên
D
Trong dài hạn để tối thiểu hoá chi phí sản xuất các xí nghiệp sản xuất sẽ thiết lập:
A. Qui mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường LAC tại điểm cực tiểu của cả 2 đường
B. Thiết lập bất kỳ quy mô sản xuất nào theo ý muốn
C. Quy mô sản xuất ngắn hạn tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng cần sản xuất
D. Tất cả đều sai
C
Sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là:
A. Sản lượng tương ứng với MC tối thiểu
B. Sản lượng tương ứng với AVC tối thiểu
C. Sản lượng tương ứng với AC tối thiểu
D. Sản lượng tương ứng với AFC tối thiểu
C
Chi phí biên MC là:
A. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất
B. Chi phí tăng thêm khi tiêu dùng thêm một sản phẩm
C. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
D. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
C
Đường mở rộng sản xuất (Expansion path) là:
A. Tập hợp các điểm phối hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất khi chi phí sản xuất thay đổi, giá các
yếu tố sản xuất không đổi
B. Là tập hợp các tiếp điểm của các đường đẳng ích và đường đẳng phí

C. Tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí khi giá cả của 1 yếu tố sản xuất
thay đổi
D. Tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách
A
Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = 0.5KL. Khi gia tăng các yếu tố sản xuất cùng tỷ lệ thì:
A. Năng suất tăng theo quy mô
B. Năng suất giảm theo quy mô
C. Năng suất không đổi theo quy mô
D. Cả 3 đều sai
A
Đường chi phí trung bình dài hạn LAC là:
A. Tập hợp những điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn
B. Tập hợp các phần rất bé của các đường SAC
C. Đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi sản lượng khi xí nghiệp thay đổi quy mô
sản xuất theo ý muốn
D. Tất cả đều đúng
C
43
44
45
46
47
48
49
50
51
20

Khi giá các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên, sẽ làm:
A. Dịch chuyển các đường chi phí trung bình lên trên

B. Dịch chuyển các đường chi phí trung bình xuống dưới
C. Các đường chi phí trung bình giữ nguyên vị trí cũ
D. Các đường AVC dịch chuyển sang trái
A
Quy mô sản xuất (QMSX) tối ưu là:
A. QMSX có đường SAC tiếp xúc với LAC tại mức sản lượng cần sản xuất
B. QMSX có chi phí sản xuất bé nhất ở bất kỳ sản lượng nào
C. QMSX có đường SAC tiếp xúc với LAC tại điểm cực tiểu của cả 2 đường
D. Tất cả đều sai
C

Dùng thông tin này để trả lời câu hỏi sau:
Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết ngươì này đã chi ra khoản tiền là
TC = 15.000 để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng P
K
= 600 và P
L
= 300. Hàm sản xuất được cho
Q = 2K(L-2).

Hàm năng suất biên của các yếu tố K và L là:
A. MP
K
= 2K; MP
L
= L – 2
B. MP
K
= 2L - 4; MP
L

= 2K
C. MP
K
= L - 2; MP
L
= 2K
D. Tất cả đều sai
B
Phương án sản xuất tối ưu:
A. K = 10 và L = 30
B. K = 5 và L = 40
C. K = 12 và L = 26
D. Tất cả đều sai
C
Sản lượng tối đa đạt được:
A. 560
B. 380
C. 576
D. 580
C
Hàm sản xuất Q = K
2
L là hàm sản xuất có:
A. Năng suất (lợi tức) tăng dần theo quy mô
B. Năng suất (lợi tức) giảm dần theo quy mô
C. Năng suất (lợi tức) không đổi theo quy mô
D. Tất cả đều sai
A
Đường cung của các xí nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường chi phí biên ngắn hạn của xí nghiệp

B. Phần đường chi phí biên nằm ở phía bên đường AVC
C. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AVC
D. Phần đường chi phí biên nằm ở phía dưới đường AVC
C
Doanh thu biên MR là:
A. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phẩm thay đổi
B. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm một sản phẩm
C. Là độ dốc của đường tổng phí
D. Là độ dốc của đường cầu sản phẩm
B
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doah nghiệp có hàm cung P = 10 + 20q.
Vậy hàm cung thị trường sẽ là:
A. P = 2000 + 4000Q
B. P = Q/10 + 10
C. Q = 100P – 10
D. Tất cả đều sai
B
Khi P < AVCmin, xí nghiệp nên quyết định sản xuất:
A. Sản xuất ở sản lượng tại đó MR = MC
B. Sản xuất tại sản lượng có AVCmin
A
52
53
54
55
56
57
58
59
60

61
21

C. Ngưng sản xuất
D. Sản xuất tại sản lượng có P = MC
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, các xí nghiệp ở trong trạng thái cân bằng dài hạn khi:
A. MC = MR = P
B. SMC = LMC = MR = P
C. P = SAC = LAC
D. P >= LAC
B
Các xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và ngành sẽ ở trong tình trạng cân bằng dài hạn khi:
A. P = LAC = MR
B. P > LACmin
C. SMC = LMC = LACmin = SACmin = MR = P
D. SMC = LMC = MR = P
C

Sử dụng thông tin này để trả lời các câu hỏi sau:
Giả sử chi phí biên của một xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn được cho bởi: MC = 3 + 2Q. Nếu giá thị
trường là 9$.

Mức sản lượng (Q) xí nghiệp sẽ sản xuất:
A. 3
B. 9
C. 6
D. Tất cả đều sai
A
Thặng dư sản xuất của xí nghiệp là:
A. 18

B. 6
C. 9
D. 3
B
Nếu chi phí khả biến trung bình của xí nghiệp là AVC = 3 + Q. Tổng chi phí cố định là 3, thì xí
nghiệp sẽ thu được tổng lợi nhuận là:
A. 18
B. 21
C. 6
D. 15
C

Sử dụng thông tin này để trả lời các câu hỏi sau:
Trong thị trường sản phẩm X, giả định có 2 người tiêu dùng A và B. Hàm số cầu cá nhân mỗi người
có dạng:
P = -1/10q
a
+ 1200
P = -1/20q
b
+ 1300
Có 10 xí nghiệp sản xuất sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm chi phí sản xuất của mỗi xí
nghiệp được cho TC = 1/10q
2
+ 200q + 200.000

Hàm số cầu thị trường là:
A. P = -3Q/20 + 2.500
B. Q = 38.000 - 30P
C. Q = 3.800 - 30P

D. Tất cả đều sai
B
Hàm số cung thị trường là:
A. P = 2Q + 2.000
B. P = 2Q + 200
C. Q = 50P - 10.000
D. Tất cả đều sai.
C
Mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng:
A. P = 600, Q = 20.000
B. P = 60, Q = 2.000
C. P = 500, Q = 2.500
D. Tất cả đều sai
A
62
63
64
65
66
67
68
69
22

Sản lượng sản xuất và lợi nhuận của mỗi xí nghiệp là:
A. 200 và 20.000
B. 2.000 và 200.000
C. 3.000 và 300.000
D. Tất cả đều sai
B

Để tối đa hoá doanh thu, xí nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng tại đó:
A. MR = MC
B. AR = AC
C. MR = 0
D. P = MC
C
Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền, chính phủ nên quy định mức giá tối đa P* sao cho:
A. P* = MC
B. P* = AC
C. P* = AVC
D. P* = MR
B
Để điều tiết một phần lợi nhuận của xí nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho người tiêu dùng,
chính phủ nên áp dụng:
A. Đánh thuế theo sản lượng
B. Đánh thuế theo tỷ lệ doanh thu
C. Đánh thuế khoán hàng năm
D. Đánh thuế theo tỷ lệ chi phí sản xuất.
C
Biện pháp thuế nào được áp dụng đối với xí nghiệp độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng?
A. Đánh thuế theo tỷ lệ với lợi nhuận
B. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu
C. Đánh thuế cố định hàng năm
D. Đánh thuế không theo sản lượng
B
Trường hợp có nhiều thị trường, để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp độc quyền nên phân phối số lượng
bán giữa các thị trường sao cho:
A. Phân phối cho thị trường nào có giá bán cao nhất
B. Phân phối đồng đều cho các thị trường
C. Doanh thu biên giữa các thị trường là bằng nhau

D. Giá cả và doanh thu biên bằng nhau giữa các thị trường.
C
Trường hợp xí nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất, để tối thiểu hoá chi phí sản xuất, xí nghiệp
sẽ quyết định phân phối sản lượng sản xuất giữa các cơ sở theo nguyên tắc:
A. Chi phí trung binh giữa các cơ sở phải bằng nhau AC1 = AC2 = AC3 =…
B. Phân chia đồng đều sản lượng sản xuất cho các cơ sở
C. Phân chia sản lượng tỷ lệ với quy mô sản xuất của từng cơ sở
D. Chi phí biên giữa các cơ sở phải bằng nhau: MC
1
= MC
2
= MC
3
=…
D
Để tối đa hoá sản lượng bán mà không bị lỗ, xí nghiệp độc quyền nên sản xuất sản lượng:
A. MC = MR
B. MC = P
C. AC = P
D. P = ACmin
C
Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp độc quyền nên sản xuất sản lượng:
A. MR = MC
B. MC = P
C. MC = AR
D. AC = P
A

Sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi sau:
Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Hàm số cầu cá nhân là như nhau và có dạng:

P = 2200 - 5q
d


Hàm số cầu thị trường là:
A. P = 22.000 - 500Q
C
70
71
72
73
74
75
76
77
78
80
23

B. P = -Q/10 + 2200
C. P = -Q/20 + 2200
D. P = Q/20 + 2200
Chỉ một xí nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X có hàm chi phí sản xuất là: TC = Q
2
/10 + 400Q
+ 3.000.000
Hàm chi phí biên của xí nghiệp là:
A. MC = 2Q/10 + 400
B. MC = Q/10 + 400
C. MC = -Q/10 + 2200

D. MC = -Q/5 + 400
A
Hàm doanh thu biên của xí nghiệp là:
A. MR = -Q/20 + 2200
B. MR = Q/10 + 2200
C. MR = -Q /10+ 2200
D. MR = -Q/5 + 2200
C
Để đạt lợi nhuận tối đa, xí nghiệp ấn định giá và sản lượng bán là:
A. 1.800 và 7.200
B. 1.900 và 6.000
C. 1.925 và 5500
D. 1.800 và 2120
B
Mỗi sản phẩm chính phủ đánh thuế là 150đ thì xí nghiệp ấn định giá bán và sản lượng bán là:
A. 1840 và 7200
B. 1990 và 6000
C. 1925 và 5500
D. Tất cả đều sai
C
Nếu xí nghiệp muốn tối đa hoá sản lượng bán mà không bị lỗ thì sẽ ấn định giá bán là:
A. 1.700
B. 2.100
C. 1.400
D. 1.800
A
Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn tình trạng sản lượng tăng lên làm cho lợi nhuận giảm,
chúng ta nên biết rằng:
A. MR > MC
B. MR = P

C. MR < MC
D. TR = TC
C
Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh:
A. Sự ưa thích có tính bắc cầu
B. Sự ưa thích là hoàn chỉnh
C. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 hàng hóa
D. Tất cả đều sai
C
Đường đẳng lượng biểu thị:
A. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp bằng nhau về 2 yếu tố sản xuất biến đổi
B. Những mức sản lượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau về 2 yếu tố sản xuất biến đổi
C. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp khác nhau về 2 yếu tố sản xuất biến đổi
D. Những mức sản lượng như nhau với những mức chi phí như nhau
C
Câu phát biểu nào sau đây
không
đúng:
A. Hãng thu được thặng dư sản xuất chỉ khi nào hãng có được một số khả năng độc quyền
B. Thặng dư sản xuất của một đơn vị sản lượng bằng khoản chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và chi
phí biên
C. Các hãng có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều thặng dư sản xuất hơn hãng có chi phí sản
xuất cao
D. Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới mức giá thị trường và nằm trên đường cung
C
81
82
83
84
85

86
87
88
89
24

Sự khác nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực (yếu tố sản xuất) là ở chổ trong thị
trường sản phẩm:
A. Nguồn lực được mua bán còn trong thị trường nguồn lực, sản phẩm được mua bán
B. Người tiêu dùng là người mua, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người mua
C. Người tiêu dùng là người bán, còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người bán
D. Người tiêu dùng vừa là người mua vừa là người bán, giống như người sản xuất trong thị trường
nguồn lực
C
Nếu nhà độc quyền quyết định mức sản lượng tại đó MR = MC = AC, thì lợi nhuận kinh tế sẽ:
A. = 0
B. < 0
C. Cần có thêm thông tin
D. > 0
D
Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hóa và giá thật sự người
tiêu dùng phải trả khi mua đơn vị hàng hóa đó được gọi là:
A. Tổng giá trị khi mua hàng hóa đó
B. Độ co giãn của cầu
C. Thặng dư của nhà sản xuất
D. Thặng dư của người tiêu dùng
D
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm A là: TC = 100 + 2Q + Q
2
. Đường chi phí biến đổi là:

A. 2Q + Q
2

B. 2 + 2Q
C. 100
D. Q/100 + 2 + Q
A
Biểu số liệu dưới đây là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của một hãng sản xuất
Giá tăng 1% % biến đổi của lượng cầu
X Y Z
X -2 +0.8 +2.4
Y +0.5 -0.6 -1.6
Z +1.2 -1.5 -3
Những hệ số nào là hệ số co giãn của cầu theo giá của X, Y, Z?
A. -2, +0.8, + 2.4
B. -2, -0.6, -3
C. +1.2, -0.6, + 2.4
D. -2, + 0.5, + 1.2
B
Theo số liệu câu trên, X và Y là 2 sản phẩm:
A. Thay thế nhau
B. Bổ sung cho nhau
C. Cao cấp
D. Độc lập
A
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu: P = -Q + 20 và hàm tổng chi phí: TC = Q
2
+ 4Q + 4.
Mức giá và sản lượng đạt được lợi nhuận tối đa là:
A. 12 và 4

B. 14 và 5.3
C. 4 và 16
D. 16 và 4
D
Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:
A. Số cầu hàng hóa đó với giá của nó
B. Số cầu hàng hóa đó với tổng số hữu dụng
C. Số cầu của hàng hóa đó với tổng chi tiêu của người tiêu dùng
D. Số cầu của hàng hóa đó với tổng doanh thu của người bán
A
Thế lực độc quyền có được là do khả năng:
A. Định giá bằng chi phí biên
B. Định chi phí biên và doanh thu biên
D
90
91
92
93
94
95
96
97
98
25

C. Định giá cao hơn AVC
D. Định giá cao hơn chi phí biên
Khi ta cố định mức sản lượng của một hàm sản xuất, cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì đường
cong biểu được gọi là:
A. Đường chi phí biên

B. Đường tổng sản phẩm
C. Đường sản phẩm trung bình
D. Đường đẳng lượng
D
Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng?
A. Thuế xe hơi và xăng ở Việt nam là quá cao nên giảm bớt
B. Cần tăng lương tối thiểu từ 220.000đ lên 290.000đ
C. Lương tối thiểu ở doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp trong nước chênh lệch
nhau 3 lần
D. Cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách
C
Câu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô?
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao
B. Mức tăng trưởng GDP giai đoạn 1992-1995 ở Việt nam bình quân đạt 8%
C. Mức giá chung ở Việt nam tăng khoảng 20% mỗi năm trong giai đoạn 1992-1995
D. Cả 3 câu trên
D
Sự cải tiến kỷ thuật:
A. Cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng yếu tố đầu vào so với trước
B. Có thể được biểu hiện qua sự dịch chuyển lên trên của đường tổng sản phẩm
C. Có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất biên giảm dần
D. Cả 3 câu trên đều đúng
D

Dùng số liệu này để trả lời các câu hỏi sau:
Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và hàm số cầu có dạng: P = 60 - 1/3Q
D
và + = 1/2Q
S
– 15


Giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X là:
A. 30 và 90
B. 20 và 70
C. 40 và 60
D. Tất cả đều sai
A
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Xác định mức thuế
chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm?
A. t=3đ/sản phẩm
B. t=5đ/sản phẩm
C. t=10đ/sản phẩm
D. Tất cả đều sai
B
Tiền thuế mà người tiêu dùng chịu trên mỗi sản phẩm là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
B
Sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) khi chính phủ đánh thuế là:
A. PS = -261 và CS = -174
B. PS = 261 và CS = 174
C. PS = 0 và CS = 0
D. Tất cả đều sai
A
Tổn thất vô ích xảy ra khi chính phủ đánh thuế là:
A. -15
B. -30
C. -50

D. -261
A
99
100
101
102
103
104
105
106
107

×