“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, loài người đã phát minh ra và
chứng kiến sự phát triển với tốc độ như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT).
CNTT ngày càng chứng tỏ sự hữu dụng và sức mạnh “vô song” trong mọi
phương diện, mọi ngành nghề. Với ngành giáo dục, CNTT thực sự đã và đang
tạo ra cuộc cách mạng trong dạy và học, đặc biệt là về mặt phương pháp. Thay
vì phương pháp dạy học truyền thống theo lối đọc - chép đã trở lên lạc hậu, khô
khan, giáo điều thì nay chỉ với một cú "Click chuột", cả một kho tàng kiến thức
khổng lồ, sống động hiện ra trước mắt học trò. CNTT đã thúc đẩy mạnh mẽ
công cuộc đổi mới trong giáo dục về giảng dạy và quản lí giáo dục.
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi
cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách
ra quyết định của con người.
Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT đã có tác động to lớn và
toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp
đến giáo dục.
Như chúng ta đã biết, có 3 tác nhân trong một hệ thống giáo dục là người học,
người dạy và môi trường dạy và học.
Trong thời đại hiện nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khai thác khi
dạy và học, môi trường ở đây chính là nơi chứa thông tin. CNTT có thể giúp con
người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta đang thực hiện việc tuyên truyền,
quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh học và sử dụng CNTT để nâng cao
kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của
việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học
tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang1
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên
sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm.
Việc ứng dụng CNTT-TT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của
học sinh và giáo viên.
Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới
phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn
tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép” và học sinh phải đến
trường để học. Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải
dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và internet để tự
tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ
động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học
sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy.
Internet đã nối mạng toàn cầu với số lượng lớn thông tin đã được số hoá, con
người có thể tìm kiếm, trích lọc, tổng hợp thông tin trong những “kho kiến thức”
khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên
quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ
dàng. Internet đã hỗ trợ điều kiện để học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Kết quả là học
sinh có thể tìm kiếm đề tài yêu thích của họ qua mạng, trường học có thể mở
rộng các dịch vụ dạy và học đến cả những học sinh ở xa trường.
Xuất phát từ Luật Công nghệ thông tin nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của Quốc hội Việt Nam số 67/2008/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006. Có lẽ vì thế mà trong những năm qua Bộ Giáo dục – Đào tạo ra hàng loạt
các văn bản, công văn, nghị định, quyết định, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch…về
ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học ở tất cả các cáp bậc học, cụ thể:
Hướng dẫn 12966/BGD-ĐT ngày 10/12/2007 của Bộ GD-ĐT về việc đẩy mạnh
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang2
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
triển khai một số hoạt động công nghệ thông tin. Năm học 2008 - 2009 được Bộ
Giáo dục và Đào tạo lấy chủ đề là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. Mặt
khác hàng hoạt các hướng dẫn, thông tư, chỉ thị về CNTT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo như: Chỉ thị 47/2008/CT - BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 13/8/2008 đã
chỉ rõ: “Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học”; Hướng dẫn 9584/BGD-CNTT
ngày 07/9/2009 của Bộ GD-ĐT về việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT
ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012; Thông tư số 08/2010/TT-
BGD ĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về
sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Công văn số
4937/BGD ĐT - CNTT ngày 25/08/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011; Công văn 4960/BGD ĐT –
CNTT hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2011-2012 do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2011.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo như vậy là rất đúng và rất trúng.
Tuy thế khi triển khai thực hiện ở các cấp quản lí cũng như ở các đơn vị trường
học thì hẳn cũng còn có nhiều khó khăn vướng mắc cần kịp thời xem xét, tìm
giải pháp tháo gỡ thì mới có thể ứng dụng CNTT thành công. Góp phần vào
nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục - cái đích thực sự của mọi chủ trương
giáo dục!
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại Trường Tiểu học số 2 Quảng Lợi, xã
Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng nghiên cứu là việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng các ban ngành đoàn thể
trong và ngoài nhà trường.
3. Mục đích nghiên cứu:
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang3
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Nhằm tìm ra các giải pháp thực hiện thực sự mang lại hiệu quả về đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong quản lí và trong dạy học tại trường Tiểu học Số 2 Quảng
Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Huy động mọi nguồn lực, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội
chăm lo và hỗ trợ cho mọi hoạt động dạy và học ở nhà trường.
- Phát huy sáng tạo, cải tiến hiệu quả công việc trong đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh về ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: dựa vào các nguồn tài liệu, hướng dẫn hỗ trợ giới thiệu về
vị trí, vai trò, tác dụng của CNTT đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn
phát triển của đất nước.
- Phương pháp cụ thể: dựa vào thực tiễn đơn vị của trường Tiểu học Số 2 Quảng
Lợi, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế về những thuận
lợi, khó khăn và những lợi thế phát huy CNTT của nhà trường.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1/ Cơ sở lí luận:
Quán triệt Công văn 4960/BGD ĐT – CNTT hướng dẫn nhiệm vụ công
nghệ thông tin năm học 2011-2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
27 tháng 7 năm 2011. Tinh thần công văn 896/BGDĐT – GDTH ngày
13/02/2006 và hướng dẫn số 8232/BGDĐT – GDTH của BGD&ĐT; Thông tư
32/BGD-ĐT về đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học.
Thực hiện chủ đề năm học 2011-2012 của toàn ngành “Tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện khung thời gian và nhiệm
vụ năm học 2011 – 2012 cấp Tiểu học của Bộ GD-ĐT.
Căn cứ công văn số 456/SGDĐT-KH&CNTT về việc Hướng dẫn bổ sung
triển khai nhiệm vụ CNTT năm 2011, ngày 08 tháng 4 năm 2011.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang4
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
Căn cứ vào Quyết dịnh số 1504/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2011
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học
201-2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học ngày 05 tháng 9 năm
2011 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 cấp Tiểu
học. Căn cứ công văn số 1324/PGD&ĐT Quảng Điền về việc hướng dẫn nhiệm
vụ năm học 2011-2012 cấp Tiểu học ngày 20 tháng 9 năm 2011.
Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Trường Tiểu học Số 2 Quảng
Lợi năm học 2011-2012. Tăng cường hoạt động quản lý, khuyến khích và động
viên đội ngũ sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy, đổi mới phương pháp
dạy học và đổi mới cách soạn giáo án, góp phần đem lại cho học sinh những giờ
học thật sự bổ ích và sinh động. Có thể nói việc vận dụng các ứng dụng của
CNTT đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ trong quá trình quản lý và giảng
dạy tại trường Tiểu học Số 2 Quảng Lợi năm học 2011-2012.
1.2/ Cơ sở thực tiễn:
* Đặc điểm tình hình đơn vị:
Trường Tiểu học Số 2 Quảng Lợi thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí trường đóng về phía Bắc huyện Quảng Điền,
cách trung tâm huyện lị trên dưới 5km. Trường được xây dựng trên trục đường
tỉnh lộ 4B, dọc phá Tam Giang. Địa bàn trường thuộc vùng khó khăn (xã bãi
ngang).
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên/nữ 25/17
- Trình độ đại học: 08
- Trình độ Cao đẳng 14
- Trình độ Tung cấp 03
- Đảng viên: 09
- Trình độ lý luận chính trị (trung cấp) 01
- Tổng số học sinh toàn trường/nữ/lớp: 409/187/14 lớp. Gồm có 2 cơ sở.
a. Thuận lợi:
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang5
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương xã Quảng Lợi. Đặc biệt
là sự quan tâm, lãnh chỉ đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Quảng Điền trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị của ngành nói chung cũng như trong thực hiện nhiệm vụ
dạy học của nhà trường nói riêng trong suốt năm học qua, năm học: 2011-2012.
- Diện tích trường khá rộng: 12.778m
2
, trong đó cơ sở 1(cơ sở chính):
11.000m
2
, cơ sở 2 (cơ sở lẻ): 1.778 m
2
. Dân cư thưa thớt, yên tĩnh, không gian
thoáng mát đảm bảo cho hoạt động dạy và học tốt.
- Địa phương vốn có có truyền thống hiếu học, công tác xã hội hóa giáo
dục từng bước phát triển mạnh, sự quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ của Hội
cha mẹ học sinh là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện nhiệm vụ đề ra
trong năm học 2011-2012.
- Hầu hết học sinh chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời, có ý thức kỷ luật,
tự giác, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh và khám phá kiến
thức học tập và rèn luyện trên lớp.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, có ý thức trách
nhiệm cao, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc nhiệm vụ
được giao.
b. Khó khăn:
- Trường thuộc xã bãi ngang đời sống nhân dân địa phương còn gặp nhiều
khó khăn: chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trên vùng đất rú cát trắng và đánh bắt
thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang đời sống bấp bênh “Nay đây mai đó”. Thu
nhập kinh tế thấp, ảnh hưởng đến việc huy động xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường và sắm sửa dụng cụ học tập của con em.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đảm bảo: các dãy phòng học
xuống cấp, nay đã quá hạn sử dụng, không đủ cho việc thực hiện dạy học hai
buổi/ngày (toàn trường chỉ áp dụng dạy 2 buổi/ngày cho học sinh khối lớp 1).
2. Mục đích nghiên cứu (vấn đề cần giải quyết):
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang6
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Trong thời kì đất nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và hội nhập quốc
tế, công nghệ thông tin có một vai trò cực kì quan trọng: Internet và công nghệ
thông tin đã góp phần làm thay đổi cuộc sống, “Mọi người ở bất kì lứa tuổi nào,
nếu được tiếp cận với Internet và công nghệ thông tin đều có thể học được cách
thích ứng với hoàn cảnh thay đổi”. Trong lĩnh vực Giáo dục Đào tạo, công nghệ
thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, nhiều nơi đã đưa
tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục ở nước ta vẫn còn
rất hạn chế. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin để nhanh
chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Quảng Điền,
trong những năm qua, trường Tiểu học Số 2 Quảng Lợi đã đạt được nhiều kết
quả của việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý và dạy học. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và dạy học còn bộc lộ
nhiều hạn chế: Sử dụng máy tính, các thiết bị nghe nhìn trong quản lý và dạy
học chỉ ở mức độ thấp, chủ yếu ở các hoạt động báo cáo, chuyên đề, các giờ thi
giáo viên dạy giỏi… Hệ thống máy tính của nhà trường chỉ dừng lại ở mức độ
phục vụ công tác văn phòng và giảng dạy bộ môn Tin học cho học sinh từ khối 3
đến khối 5 còn việc sử dụng phòng máy, mạng máy tính, các phần mềm quản lý
và dạy học để tạo ra môi trường quản lý và dạy học đa phương tiện vẫn chưa
được quan tâm. Việc khai thác mạng internet để tìm kiếm thông tin, sử dụng
phần mềm dạy học để lấy tư liệu thiết kế giáo án dạy học tích cực vẫn còn xa lại
với một số giáo viên. Mặt khác, một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa nhận
thức được hết vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý
và dạy học dẫn đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
chưa cao.
- Xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ chung của toàn ngành giáo dục,
từ những thuận lợi, khó khăn và thực tiễn của đơn vị trong năm học 2011-2012.
Nhiệm vụ đặt ra ngay từ đầu năm học của nhà trường là hướng đến nâng cao
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang7
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
hiệu quả ứng dụng CNTT vào tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường
nhằm đem lại hiệu quả công việc đạt kết quả cao.
- Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc vận dụng CNTT
đã tạo ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo
cáo. Thực hiện sự chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, có sự cân nhắc và chọn lựa nội dung kiến thức cần truyền
thụ cho học sinh hợp lý thì giáo án điện tử là một trong những hình thức đổi mới
hiệu quả. Trước tình hình này, trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Sở GD-
ĐT Thừa Thiên Huế, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Quảng Điền đã thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên, nhân viên những kỹ năng cơ bản để vận dụng CNTT vào quản lý và giảng
dạy như: Tin học A, B; Microsoft; Intel, PIL, PMIC, VMIC, phần mềm mã
nguồn mở Ubuntu… Qua các lớp tập huấn này, trình độ tin học, phương pháp
quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã từng
bước được nâng lên rõ rệt. Tất cả đội ngũ đều nhận thấy việc áp dụng những
thành tựu CNTT vào qúa trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô
cùng cần thiết và hợp lý.
3. Giải pháp và kiến nghị:
3.1/ Giải pháp:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học
sinh về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
1.1/ Đối với cán bộ quản lý (Ban giám hiệu nhà trường):
- Xác định vị trí, vai trò, tác dụng của ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ năm học Ban giám
hiệu nhà trường đã sớm xây dựng kế hoạch cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT
vào hoạt động quản lý và dạy học theo chương trình hành động có trọng điểm.
- Truyền đạt tinh thần ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động đến tất cả các
thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Chứng minh cụ thể những hiệu
quả mà ứng dụng CNTT mang lại trong quá trình công tác.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang8
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ được giao
với hiệu quả cao nhất. (địa điểm giảng dạy, phương tiện máy móc, nguồn tài
nguyên…)
- Lên kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng
ứng dụng CNTT trong công việc. (Cho vay vốn để học tập, cử giáo viên cốt cán
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức…)
- Nhân rộng các gương điển hình ứng dụng CNTT trong giảng dạy, công
tác, để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng,
chuyên đề, hội thảo…
- Ban giám hiệu luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất
cả những thành viên trong nhà trường.
Thống kê các chuyên đề, hội thảo, triển khai các văn bản, hướng dẫn của
đơn vị và các cấp quản lý có ứng dụng CNTT từ đầu năm học 2011 – 2012 đến
hiện tại:
STT Nội dung Thành phần tham gia Người thực hiện
01
Kế hoạch, nhiệm vụ năm
học 2011-2012
Đại biểu + cán bộ, giáo
viên, nhân viên
Đặng Niu
02
Hội nghị CBCC 2011-
2012
Đại biểu + cán bộ, giáo
viên, nhân viên
Đặng Niu
03
Hội nghị Công đoàn
2011-2012
Đại biểu + Đoàn viên
lao động nhà trường
Ngô Quý
04
Hội nghị Cha mẹ học sinh
2011-2012
Đại biểu + Toàn thể
PHHS, cán bộ, giáo
viên, nhân viên
Nguyễn Cách
05
Triển khai Thông tư
32;28;14…
CB, GV toàn trường Ngô Quý
06
Tập huấn phần mềm mã
nguồn mở Ubuntu
CB, GV toàn trường Ngô Quý
07 Tập huấn trang Web CB, GV toàn trường Ngô Quý
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang9
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
SGD-ĐT Thừa Thiên Huế
(qlttgddt.thuathienhue.go
v.vn)
08 Tập huấn kỹ năng CNTT CB, GV toàn trường Ngô Quý
09
Tập huấn giáo dục KNS
các môn ở Tiểu học
Triển khai đến toàn
trường
Ngô Quý
Hồ T.M. Trang
10 Kiểm định chất lượng GD CB, GV toàn trường Đặng Niu
11
Chuyên đề: Tiết kiệm
năng lượng và hiệu quả
Tập huấn toàn trường Lương Ngọc Vũ
12 Chương trình Intel Tập huấn toàn trường Ngô Quý
13 Sơ kết HKI 2011 – 2012
Triển khai đến toàn
trường
Đặng Niu
14
Chuyên đề “Trường học
TT, HSTC”
Triển khai đến toàn
trường
Đặng Niu
15
Giáo dục Trật tự An toàn
giao thông trong trường
Tiểu học
Triển khai toàn trường Lương Ngọc Vũ
16
Tổng kết tháng giáo dục
ATGT
CB,GV và học sinh Lương Ngọc Vũ
17
Tập huấn “Tăng cường sự
tham gia của trẻ”
Toàn thể GV, hội cha
mẹ, CB xã, HS
Ngô Quý
18 Sơ kết cuối KHII Toàn thể CB,GV,NV Đặng Niu
19 Sơ kết cuối năm học Toàn thể CB,GV,NV Đặng Niu
1.2/ Đối với giáo viên đứng lớp:
- Các chuyên gia UNESCO PROAP, UNESCO Paris chia ra 3 mức độ
ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học:
+ Mức 1: Giáo viên thiết kế các bản trình chiếu điện tử/trình diễn điện tử
(bằng phần mềm MS.PowerPoint) thể hiện trên bảng động cho học sinh nhìn.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang10
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
+ Mức 2: Giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng CNTT ở mức độ thấp (phổ cập, mức độ đại trà) thể hiện trên bảng động
cho học sinh nghe – nhìn.
+ Mức 3: Giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực điện tử ở
mức độ cao (như sử dụng Macromedia Flash, mô hình mô phỏng…) tạo sự
tương tác cao của học sinh với tài liệu điện tử. Những nội dung tài liệu điện tử
được thiết kế và tích hợp trong giáo án dạy học tích cực sẽ được thể hiện trên
bảng động cho học sinh nghe - nhìn - tương tác. Ứng dụng CNTT ở mức độ 2
bước đầu góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Ứng dụng ở mức độ 3 thúc
đẩy thực sự cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
- Hiểu đúng bản chất của giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT và
giáo án dạy học tích cực điện tử là một yêu cầu quan trọng đối với cán bộ quản
lý và giáo viên.
- Giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng CNTT. Trên thực tế, hầu hết giáo
viên đều coi bảng trình chiếu được thiết
kế trên phần mềm MS.PowerPoint chính
là giáo án điện tử, học thiết kế giáo án
dạy học trên các phần mềm trình diễn có
sẵn mà không chú ý đến việc tích hợp
được các phương pháp, biện pháp sư phạm vào trong giáo án. Sử dụng 35 đến
40 phút trong 1 tiết dạy để trình chiếu nội dung dạy học thông qua hệ thống dạy
học đa phương tiện (máy tính - máy chiếu đa năng - màn chiếu), không có sự
linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyền thống, bảng phụ), bảng
động…Hình thức dạy học như trên, không những không đem lại hiệu quả mà
thậm chí còn làm giảm chất lượng của các giờ dạy.
- Để khắc phục nhược điểm này, Ban giám hiệu nhà trường đã giúp giáo
viên hiểu rõ bản chất của giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là kế
hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang11
Giáo viên dạy trên lớp bằng CNTT
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa giáo viên - học sinh,
giữa học sinh - học sinh. Một số nội dung kiến thức, kĩ năng quan trọng cần hình
thành cho học sinh trong quá trình dạy học truyền thống không thể hiện nổi thì
sẽ được số hóa (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô
phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn video…để trình bày trên bảng
động, trong một thời gian rất ngắn, cho học sinh xem (nhìn), đảm bảo phù hợp
với nhu cầu nhận thức của học sinh, giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh các kiến
thức và kĩ năng mới.
- Giáo án dạy học tích cực điện tử. Trong quá trình thiết kế và sử dụng
giáo án dạy học tích cực nếu giáo viên ứng dụng CNTT ở mức nâng cao, tức là
không chỉ dừng lại ở việc tích hợp được các ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn
video…như một giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT mà là một giáo án
có tính “mở”, cho phép học sinh trực tiếp tương tác với các nội dung kiến thức
có trong giáo án, để có thể tự mình khám phá, tìm hiểu những nội dung kiến
thức đó. Như vậy, giáo án dạy học tích cực điện tử là kế hoạch bài học, là kịch
bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được
mối quan hệ sư phạm tương tác giáo viên – học sinh; học sinh – học sinh. Một
số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho học sinh trong
quá trình dạy học quá trình trừu tượng đối với các em mà các loại hình thiết bị
dạy học truyền thống không thể hiện nổi thì sẽ được số hóa và trở thành thí
nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng…từ đó đã tạo được hiệu
quả cao trong hoạt động dạy và học trên lớp.
- Thống kê một số tiết dạy của giáo viên trong năm học 2011 - 2012 có
ứng dụng CNTT như sau:
STT Môn Lớp Tên bài dạy Tuần Giáo viên thực hiện
01 Học vần 1A ua, ưa 8 Hà Thị Kim Loan
02 Đạo đức
1A Nghiêm trang khi
chào cờ
9 Hà Thị Kim Loan
03 Mĩ thuật 1A Vẽ nét cong 6 Nguyễn Phong
04 Toán 1B Phép cộng trong 15 Hoàng Thị Thanh
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang12
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
phạm vi 10
05 TNXH
1B An toàn trên đường
đi học
20 Hoàng Thị Thanh
06 Thể dục 1B
Đội hình đội ngũ –
Trò chơi vận động
7 Hoàng Ngọc Tuấn
07 Thủ công 1C
Xé, dán hình chữ
nhật, tam giác
2 Phạm Thị Huê
08 Tập đọc 1C Tặng cháu 25 Phạm Thị Huê
09 Hát nhạc 1C
Học hát: Tình bạn
thân
6 Phan Thị Tuyết
10 Tập đọc 2A Bạn của Nai nhỏ 3 Hồ Thị Liên
11 Toán 2A Bảng chia 5 24 Hồ Thị Liên
12 Mĩ thuật 2A
Vẽ tranh: Đề tài em
đi học
7 Nguyễn Phong
13 LT&C 2B
Từ chỉ hoạt động,
trạng thái. Dấu phẩy
8 Hồ Thị Tường Vy
14 Đạo đức 2B
Quan tâm, giúp đỡ
bạn
12 Hồ Thị Tường Vy
15 Thể dục 2B
Bài thể dục phát triển
chung – Trò chơi
“Vòng tròn”
15 Hoàng Ngọc Tuấn
16 Tập viết 2C Chữ hoa: G 8 Phạm Thị Mai Hoa
17 TNXH 2C Cây sống ở đâu? 24 Phạm Thị Mai Hoa
18 Hát nhạc 2C
Học hát: Bài Chúc
mừng sinh nhật
9 Phan Thị Tuyết
19 Chính tả 3A
Nghe viết: Vàm Cỏ
Đông
14 Trương T. Phương
20 Toán 3A
Làm quen với thống
kê số liệu
26 Trương T. Phương
21 TLV 3A Viết thư 13 Trương T. Phương
22 Tập đọc 3B Nhà bác học và bà cụ 22 Hoàng Thị Cúc
23 Thủ công 3B
Cắt, dán chữ: VUI
VẺ
17 Hoàng Thị Cúc
24 TNXH 3B Hoạt động tuần hoàn 4 Hoàng Thị Cúc
25 Toán 4A Thương có chữ số 0 16 Trần Thị Giao
26 Kể chuyện 4A Bàn chân kỳ diệu 11 Trần Thị Giao
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang13
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
27 Lịch sử 4A Chùa thời Lý 12 Đoàn Dược
28 Tập đọc 4B Đường đi Sa Pa 29 Nguyễn Doãn
29 LT&C 4B
Thêm trạng ngữ cho
câu
31 Nguyễn Doãn
30 Khoa học 4B Ba thể của nước 11 Đoàn Dược
31 Kỹ thuật 4C Lắp xe đu 28 Hoàng Thu Thủy
32 Địa lí 4C Đồng bằng Bắc Bộ 12 Hoàng Thu Thủy
33 Anh văn 4C Let’s learn 28 Trần Thanh Phước
34 Tập đọc 5A Tiếng vọng 11 Hồ Thị Mỹ Trang
35 Toán 5A D. tích hình tam giác 18 Hồ Thị Mỹ Trang
36 Tin học 5A
Xây lâu đài bằng
phần mềm Sand
castle builder
10 Hoàng Thị Sen
37 Kể chuyện 5B Lớp trưởng của tôi 29 Văn Hữu Sứ
38 Đạo đức 5B Em yêu quê hương 20 Văn Hữu Sứ
39 Địa lý 5B Châu phi 25 Đoàn Dược
40 Khoa học 5C Thủy tinh 15 Hoàng Điệp Thủy
41 Lịch sử 5C Lễ kí hiệp định Pa-ri 27 Hoàng Điệp Thủy
42 Tin học 5C Sử dụng phím Shift 13 Hoàng Thị Sen
1.3/ Đối với nhân viên, phụ huynh và học sinh:
* Về nhân viên:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên
tiếp cận ứng dụng CNTT bằng cách tham gia các khóa tập huấn do ngành Giáo
dục và cấp trên tổ chức. Tham gia các khóa học tin học A, B, các phần mềm hỗ
trợ hoạt động nhân viên kế toán, thư viện, thiết bị, y tế…nhằm mang lại hiệu quả
công việc đạt kết quả.
- Động viên tinh thần tự học và học tập đồng nghiệp để nâng cao năng lực
công nghệ trong việc xử lý công việc hằng ngày.
* Đối với phụ huynh và học sinh:
- Ngay từ đầu năm học, trong
các buổi hội nghị phụ huynh học sinh
nhà trường đã quán triệt đến phụ huynh
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang14
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
về vị trí, vai trò và tác dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục.
Từ đó phụ huynh đã có sự đầu tư mua sắm máy tính phục vụ cho hoạt động học
tập của con em ở nhà.
- Trong năm học nhà trường đã tổ chức dạy học tin học cho toàn thể học
sinh từ khối lớp 3 đến lớp 5. Đưa môn tin học ở nhà trường thành môn tự chọn
đã giúp các em tiếp cận và học tập đạt hiệu quả tốt.
- Cùng với hoạt động giải toán qua mạng internet, Olympic IOE tiếng
Anh, vẽ tranh qua mạng internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong
năm học này nhiều học sinh đã đạt các giải cao, cụ thể:
+ Các kỳ thi Olympic ở huyện trong năm 2011-2012:
Đạt 2 giải Nhì kỳ thi Olympic bộ môn Tiếng Việt; 1 giải Nhì bộ môn
Toán khối 5 do Phòng Giáo dục tổ chức.
Đạt 2 giải Nhất IOE tiếng Anh qua mạng; 3 giải Nhì; 1 giải Ba và 4 giải
Khuyến khích do Phòng Giáo dục huyện tổ chức.
Đạt 2 giải Nhì; 4 giải Ba; 5 giải Khuyến khích kỳ thi giải Toán qua mạng
Internet huyện.
Đạt 2 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1 giải Ba; 2 giải Khuyến khích môn vẽ tranh
qua mạng internet huyện.
+ Các kỳ thi Olympic ở tỉnh trong năm 2011-2012:
Đạt 1 giải Nhì; 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích kỳ thi Olympic học sinh
giỏi Toán – Tiếng Việt khối 5.
Đạt 2 giải Nhất; 2 giải Nhì; 1 giải Ba; 2 giải Khuyến khích môn tiếng Anh
IOE và giải toán qua mạng internet tỉnh.
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.1/ Về quản lý nhân sự và thực hiện thông tin 2 chiều:
- Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên, kịp thời chỉ đạo và yêu cầu
giáo viên thu thập những thông tin về giáo viên, học sinh để cập nhật kịp thời
vào hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ (PEMIC, VEMIC ), lưu
trữ và làm phần mềm phổ cập của nhà trường, sử dụng những hiệu quả của
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang15
Hình ảnh HS học tin học ở trường
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
chương trình để nhanh chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu
của Sở, Phòng, các đoàn thể như Hội khuyến học, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên
trong xã nhà Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên truy cập Website của sở
giáo dục, phòng giáo dục Quảng Điền để kịp thời nắm bắt những văn bản chỉ
đạo, kế hoạch, các hoạt động theo lịch công tác của Phòng Giáo dục Để Ban
giám hiệu, các bộ phận tổ khối, ban ngành đoàn thể trong nhà trường chủ động
thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình.
- Chỉ đạo các bộ phận truy cập mạng internet để lấy những thông tin cần
thiết, phục vụ cho nhu cầu của nhà trường, ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm
trong tháng, tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, thực
hiện tuyên truyền cho các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”
- Tổ chức các buổi gặp mặt phụ huynh học sinh trao đổi về thông tin học
tập của học sinh. Từ đó phụ huynh đã có sự đầu tư mua sắm máy vi tính để phục
vụ cho việc học tập của con em ở nhà.
2.2/ Đối với hoạt động Đoàn-Đội TNTP HCM
- Chỉ đạo công tác truy cập mạng internet để lấy những hình ảnh và thông
tin về Bác Hồ tìm hiểu thông tin về gương anh hùng qua các thời kỳ, gương anh
hùng cụ thể của từng liên đội để giáo viên trang trí ngay trong phòng học, tổ
chức đố vui bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm qua các slide nhân kỷ niệm
ngày quê hương hoàn toàn giải phóng của khối 4,5 ngày thành lập Quân đội
nhân dân Việt Nam Tìm hiểu về ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong tháng
để sinh hoạt theo chủ điểm của từng tháng, tuần qua bảng tin đoàn – đội với
những nội dung thiết thực. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao cho học sinh nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ trong tất cả các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Các cuộc thi em tìm hiểu về An toàn
giao thông; Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả; Đố vui để học; Cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lịch sử Đội TNTP HCM
3. Kết quả thực hiện chỉ đạo ứng dụng CNTT trong công việc và dạy học:
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang16
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
3.1/ Đối với hoạt động quản lý của Ban giám hiệu:
- Giải quyết công việc một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và thuận lợi đạt
kết quả cao.
- Quản lí các loại hồ sơ sổ sách nhà trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên, nhân viên và học sinh một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
- Nắm bắt, cập nhật thông tin 2 chiều, giải quyết kịp thời những công việc
thường nhật tại cơ quan đơn vị.
- Xây dựng thành công Website riêng của nhà trường đi vào hoạt động có
hiệu quả.
- Công tác phổ cập giáo dục bằng phần mềm được lãnh đạo Phòng Giáo
dục đánh giá cao.
- Công tác báo cáo, cập nhật thông tin nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh đảm bảo và đúng thời gian quy định.
3.2/ Đối với giáo viên:
- Từ đầu năm học 2011 đến nay, toàn trường đã thực hiện được 42 giáo án
điện tử giảng dạy ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Đa số giáo viên đã sử
dụng CNTT một cách nhuần nhuyễn, các giáo án có chất lượng cao, góp phần
tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy học.
Giáo viên đã có sự chọn lựa các bài dạy với những nội dung phù hợp để đầu tư
giảng dạy. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy tối đa những ưu thế trong
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với
những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, mà chỉ có giảng dạy bằng giáo án điện tử
mới tạo được những hiệu quả tích cực này.
- 100% giáo viên đăng ký và cam kết soạn giảng bằng giáo án Word phục
vụ cho hoạt động dạy và học trên lớp.
- Có 5 giáo viên thi giáo án điện tử tại trường được xếp loại A. Có 2 giáo
viên đạt giải A và 3 giáo viên đạt giải khuyến khích kỳ thi giáo án điện tử do
Phòng Giáo dục tổ chức.
3.3/ Đối với phụ huynh, học sinh và các ban ngành đoàn thể:
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang17
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Tạo được niềm tin trong nhân dân về công tác giáo dục của nhà trường.
Nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin 2 chiều: nhà trường-gia đình và xã hội.
- Gây dựng nguồn quỹ mua sắm hệ thống máy vi tính phục vụ cho hoạt
động dạy và học ở nhà trường đạt hiệu quả.
- Bằng kết nối mạng internet ở gia đình phụ huynh có thể dễ dàng kiểm
tra, theo dõi nắm nắt thông tin và kết quả học tập của con em mình qua website
của nhà trường.
4. Kiến nghị:
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong nhà
trường phổ thông nói chung và trong trường tiểu học nói riêng. Từ thực trạng
những thuận lợi, khó khăn của việc ứng dụng CNTT tại đơn vị trường Tiểu học
Số 2 Quảng Lợi. Bản thân hiện đang làm công tác quản lý kiến nghị một số vấn
đề sau:
* Đối với đơn vị trường Tiểu học Số 2 Quảng Lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường cần phải đẩy mạnh hơn nữa về ứng dụng
CNTT trong hoạt động quản lý và giáo dục. Nâng cao nhận thức về tin học và
ứng dụng CNTT nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội nhận thức
một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT.
- Đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, tổ chức các diễn đàn,
hội thỏa để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong quản lí nhà
trường, hỗ trợ dạy và học.
- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ cốt cán
quản lí, giáo viên, nhân viên. Khuyến khích sử dụng giáo án điện tử, biên soạn
các phần mềm quản lý hồ sơ và học sinh trong hoạt động dạy và học.
* Đối với chính quyền địa phương:
- Đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường về phòng máy, phòng chức năng
phụ vụ cho hoạt động dạy và học.
- Tuyên truyền vận động toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục xã nhà.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang18
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
- Có chính sách hỗ trợ về đời sống, vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên làm công tác giáo dục (hưởng chế độ bãi ngang). Có các chế độ
đãi ngộ và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các
lớp học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cũng như về chuyên môn
nghiệp vụ.
* Đối với lãnh đạo Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ cốt
cán. Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên sáng tạo các phần mềm phục vụ
hoạt động giáo dục.
- Tổ chức các kỳ thi mang ý nghĩa thiết thực như: Giáo án điện tử; Tin
học trẻ không chuyên; Phần mềm mã nguồn mở… tạo môi trường cho đội ngũ
làm công tác giáo dục phát huy tính sáng tạo và sử dụng có hiệu quả ứng dụng
CNTT trong quản lý và trong dạy học.
III. KẾT LUẬN
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng
CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả
thiết thực. Hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh
thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng
động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giáo dục là một
thử thách và nhiệm vụ của người người cán bộ quản lý trường học. Thực hiện tốt
công tác này chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực góp phần thúc đẩy
tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát
triển bền vững giáo dục bậc tiểu trong tương lai.
Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Mặt khác thực hiện chủ đề năm học của toàn
ngành “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” lại vừa phù
hợp và thiết thực hơn bao giờ hết. Là một cán bộ quản lý về chuyên môn, bản
thân tôi luôn nhận thức được rằng: chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin trong
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang19
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
dạy học mới đưa hiệu quả công việc và kết quả lao động trong giáo dục đạt được
kết quả cao, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp Công nghệp hóa - Hiện đại hóa
đất nước cũng như sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước xem là quốc
sách hàng đầu.
Qua công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy trong nhà trường trong năm học qua, kết quả cho thấy đã tạo ra được làn
sóng dạy học sinh động và sáng tạo, đổi mới phương pháp hình thức tổ chức
phong phú đa dạng đưa thành tích của nhà trường đạt nhiều kết quả cao hơn so
với những năm trước.
Hoạt động chỉ đạo và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ
cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học là một trong những hướng đi
tích cực nhất, hiệu quả nhất và chắc chắn sẽ tạo được tiền đề cho những năm
tiếp theo, sẽ có sức lan tỏa trong tất cả các trường trên địa bàn xã nhà nói riêng
và trong phạm vi toàn huyện, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung đều có thể vận
dụng và thực hiện một cách linh hoạt và đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển
của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang20
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
Tài liệu tham khảo
1. Ron Toomey. Công nghệ thông tin và viễn thông cho giảng dạy và học tập.
Trung tâm Lifelong Learning, Đại học Australian Catholic.
2. Thái Duy Tuyên. Giáo dục hiện đại. NXB Đại học quốc gia, H.2001.
3. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học tích cực. NXB Giáo dục, H 2008.
4. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn: Phương pháp và công nghệ dạy học trong
môi trường sư phạm tương tác. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2011.
5. Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành
động (Nghiêm Xuân Nùng dịch). NXB Giáo dục H. 2000.
6. Lê Công Triêm – Nguyễn Đức Vũ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. NXB Giáo dục, H.2006.
7. Trần Thị Bích Liễu . CNTT-Truyền thông với việc thực hiện hóa phương
châm “Lấy người học làm trung tâm”. Tạp chí Giáo dục số 255, trang 32.
8. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy. Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học. Tạp chí Giáo dục số 266, trang 27.
9. Trần Mạnh Hùng “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo
viên phổ thông” Tạp chí Giáo dục Số 271, trang 62.
10. Bảo Hoàng Thanh – Lê Thanh Huy. Ứng dụng mã nguồn mở Moodle trong
E-leaming hỗ trợ kiểm tra đánh giá. Tạp chí Giáo dục , Số 272, trang 45.
11. Triệu Thị Thu “ Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trung tâm giáo dục
thường xuyên” Tạp chí Giáo dục Số 274, trang 51.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang21
“Một số giải pháp của công tác chỉ đạo quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu
học”
12. PGS.TS Ngô Quang Sơn – ThS Hà Trọng Nghĩa “Một số biện pháp nhằm
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy
học ở các trường phổ thông”. Tạp chí Giáo dục Số 280, trang 54.
Tiểu luận chính trị khóa 2010 - 2012 - Người thực hiện: Ngô Quý - Lớp TCCT-HCGD9
Trang22