Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Nghiên cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 185 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Người viết cam đoan
Lê Hoàng Long
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên
ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, niên khóa 2009 - 2012 tại Cơ sở 2
trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Thầy - Tiến sĩ Viên Ngọc Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện
luận văn. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Cơ sở 2 và
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim
đã tạo điều kiện cho Tôi tham gia khóa học này. Cảm ơn các anh chị em
Phòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc
thu thập số liệu ngoài thực địa.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và những người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, nên kết
quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Đồng Nai, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Hoàng Long


ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt …………………………………… viii
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình vẽ và đồ thị ………………………………………… xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu về sinh khối 3
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới 3
1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam 4
1.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO
2
7
1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến hấp thụ CO
2
7
1.2.2. Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO
2
trong lâm nghiệp 9
1.2.3. Nghiên cứu hấp thụ CO
2
ở Việt Nam 11
1.3. Thị trường carbon 13
1.4. Những nghiên cứu về rừng Tràm 17
1.4.1. Nguồn gốc 17

1.4.2. Phân bố 17
1.4.3. Đặc điểm sinh học 18
1.4.4. Đặc điểm sinh thái 19
1.4.5. Đặc điểm sinh trưởng và công dụng 19
1.4.6. Những nghiên cứu về rừng Tràm 20
iii
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 24
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Phương pháp luận 25
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 25
2.4.2.1. Kế thừa tài liệu 25
2.4.2.2. Điều tra ô tiêu chuẩn 25
2.4.2.3. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 31
2.5.1. Ý nghĩa khoa học 31
2.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 31
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 32
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 32
3.1.1. Lịch sử hình thành 32
3.1.2. Diện tích 32
3.1.3. Khí hậu - thủy văn 32
3.1.4. Hệ thực vật 33
3.1.5. Hệ động vật 33
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33

3.2.1. Điều kiện về kinh tế 33
3.2.2. Điều kiện về xã hội 34
iv
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Vị trí các điểm nghiên cứu 35
4.2. Tương quan giữa các nhân tố điều tra cây cá thể 35
4.2.1. Tương quan giữa chiều cao (H
vn
) và đường kính thân cây (D
1,3
) 35
4.2.2. Tương quan giữa thể tích với các nhân tố điều tra cây cá thể 37
4.2.2.1. Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ (V
caycv
) với đường kính
và chiều cao 38
4.2.2.2. Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ với sinh khối
thân khô (W
thk
) 39
4.3. Sinh khối cây cá thể 39
4.3.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể 40
4.3.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể 41
4.3.3. So sánh kết cấu sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá thể 42
4.4. Xây dựng các phương trình tương quan của cây cá thể 43
4.4.1. Tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính 44
4.4.1.1. Tương quan giữa tổng sinh khối tươi (W
tongt
) với đường kính 44
4.4.1.2. Tương quan giữa sinh khối thân tươi (W

tht
) với đường kính 45
4.4.1.3. Tương quan giữa sinh khối cành tươi (W
cat
) với đường kính 46
4.4.1.4. Tương quan giữa sinh khối lá tươi (W
lat
) với đường kính 46
4.4.1.5. Tương quan giữa sinh khối vỏ tươi (W
vot
) với đường kính 47
4.4.2. Tương quan giữa sinh khối khô với đường kính 48
4.4.2.1. Tương quan giữa tổng sinh khối khô (W
tongk
) với đường kính 48
4.4.2.2. Tương quan giữa sinh khối thân khô (W
thk
) với đường kính 49
4.4.2.3. Tương quan giữa sinh khối cành khô (W
cak
) với đường kính 49
4.4.2.4. Tương quan giữa sinh khối lá khô (W
lak
) với đường kính 50
4.4.2.5. Tương quan giữa sinh khối vỏ khô (W
vok
) với đường kính 51

v
4.4.3. Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi 52

4.4.3.1. Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi 52
4.4.3.2. Tương quan giữa sinh khối thân khô với sinh khối thân tươi 53
4.4.3.3. Tương quan giữa sinh khối cành khô với sinh khối cành tươi 54
4.4.3.4. Tương quan giữa sinh khối lá khô với sinh khối lá tươi 55
4.4.3.5. Tương quan giữa sinh khối vỏ khô với sinh khối vỏ tươi 56
4.4.3.6. Tương quan giữa V
caycv
với tổng sinh khối khô 57
4.4.4. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối 58
4.4.4.1. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình
sinh khối tươi 58
4.4.4.2. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình
sinh khối khô 58
4.5. Sinh khối quần thể 59
4.5.1. Kết cấu sinh khối khô quần thể 59
4.5.2. Sinh khối quần thể theo cấp 60
4.6. Khả năng tích tụ carbon của Tràm 61
4.6.1. Lượng carbon tích tụ trong cây cá thể 61
4.6.2. Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với các nhân tố điều tra 62
4.6.2.1. Tương quan giữa tổng carbon (C
tong
) với đường kính 63
4.6.2.2. Tương quan giữa carbon thân (C
th
) với đường kính 63
4.6.2.3. Tương quan giữa carbon cành (C
ca
) với đường kính 64
4.6.2.4. Tương quan giữa carbon lá (C
la

) với đường kính 65
4.6.2.5. Tương quan giữa carbon vỏ (C
vo
) với đường kính 66
4.6.3. Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với sinh khối khô 67
4.6.3.1. Tương quan giữa tổng lượng carbon tích tụ với
tổng sinh khối khô 67
4.6.3.2. Tương quan giữa carbon thân với sinh khối thân khô 68
vi
4.6.3.3. Tương quan giữa carbon cành với sinh khối cành khô 69
4.6.3.4. Tương quan giữa carbon lá với sinh khối lá khô 70
4.6.3.5. Tương quan giữa carbon vỏ với sinh khối vỏ khô 71
4.6.4. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình tích tụ carbon . . 72
4.6.5. Lượng carbon tích tụ của quần thể 73
4.6.5.1. Lượng carbon tích tụ theo cấp 73
4.6.5.2. Lượng hấp thụ CO
2
của rừng 74
4.6.5.3. Giá trị hấp thụ CO
2
của rừng 76
4.6.6. Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO
2
cây Tràm 77
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C
1,3
Chu vi ngang ngực
C
ca
Carbon cành
C
caqt
Carbon cành của quần thể
CDM Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch
C
la
Carbon lá
C
laqt
Carbon lá của quần thể
CO
2
Carbon dioxide - Cácbonic
CO
2caqt
Lượng CO
2
cành của quần thể
CO
2laqt
Lượng CO
2
lá của quần thể

CO
2thqt
Lượng CO
2
thân của quần thể
CO
2tongqt
Lượng CO
2
tổng của quần thể
CO
2voqt
Lượng CO
2
vỏ của quần thể
C
th
Carbon thân
C
thqt
Carbon thân của quần thể
C
tong
Carbon tổng
C
tongqt
Carbon tổng của quần thể
C
vo
Carbon vỏ

C
voqt
Carbon vỏ của quần thể
D
1,3
Đường kính ngang ngực
D
bq
Đường kính trung bình của quần thể
F Hệ số Fisher
GPS Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu
H
bq
Chiều cao trung bình của quần thể
H
vn
Chiều cao vút ngọn
viii
IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change - Ban Liên chính
phủ về biến đổi khí hậu
R
2
Hệ số xác định
SEE Standard Error of Est - Sai số tiêu chuẩn của ước lượng
SSR Sum of Squares Residual - Tổng bình phương của sai số
W
cak
Sinh khối cành khô cây cá thể
W
cakqt

Sinh khối cành khô của quần thể
W
cat
Sinh khối cành tươi cây cá thể
V
caycv
Thể tích thân cây có vỏ
W
lak
Sinh khối lá khô cây cá thể
W
lakqt
Sinh khối lá khô của quần thể
W
lat
Sinh khối lá tươi cây cá thể
W
thk
Sinh khối thân khô cây cá thể
W
thkqt
Sinh khối thân khô của quần thể
W
tht
Sinh khối thân tươi cây cá thể
W
tongk
Sinh khối tổng khô cây cá thể
W
tongkqt

Sinh khối tổng khô của quần thể
W
tongt
Sinh khối tổng tươi cây cá thể
W
vok
Sinh khối vỏ khô cây cá thể
W
vokqt
Sinh khối vỏ khô của quần thể
W
vot
Sinh khối vỏ tươi cây cá thể
Δ % Sai số tương đối
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Dung lượng mẫu ô đo đếm theo các cấp 28
Bảng 4.1 Các phương trình tương quan giữa H
vn
và D
1,3
36
Bảng 4.2 Các phương trình tương quan giữa V
caycv
với D
1,3
và H

vn
38
Bảng 4.3 Các phương trình tương quan giữa V
caycv
với W
thk
39
Bảng 4.4
So sánh kết cấu sinh khối khô và sinh khối tươi các bộ
phận cây cá thể
42
Bảng 4.5
Tương quan giữa các nhân tố sinh khối khô với D
1,3

H
vn
44
Bảng 4.6 Các phương trình tương quan giữa W
tongt
với D
1,3
44
Bảng 4.7 Các phương trình tương quan giữa W
tht
với D
1,3
45
Bảng 4.8 Các phương trình tương quan giữa W
cat

với D
1,3
46
Bảng 4.9 Các phương trình tương quan giữa W
lat
với D
1,3
47
Bảng 4.10 Các phương trình tương quan giữa W
vot
với D
1,3
47
Bảng 4.11 Các phương trình tương quan giữa W
tongk
với D
1,3
48
Bảng 4.12 Các phương trình tương quan giữa W
thk
với D
1,3
49
Bảng 4.13 Các phương trình tương quan giữa W
cak
với D
1,3
50
Bảng 4.14 Các phương trình tương quan giữa W
lak

với D
1,3
50
Bảng 4.15 Các phương trình tương quan giữa W
vok
với D
1,3
51
Bảng 4.16 Các phương trình tương quan giữa W
tongk
với W
tongt
52
Bảng 4.17 Các phương trình tương quan giữa W
thk
với W
tht
53
Bảng 4.18 Các phương trình tương quan giữa W
cak
với W
cat
54
Bảng 4.19 Các phương trình tương quan giữa W
lak
với W
lat
55
Bảng 4.20 Các phương trình tương quan giữa W
vok

với W
vot
56
Bảng 4.21 Các phương trình tương quan giữa V
caycv
với W
tongk
57
Bảng 4.22 Sai số tương đối của các phương trình sinh khối tươi 58
x
Bảng 4.23 Sai số tương đối của các phương trình sinh khối khô 59
Bảng 4.24 Sinh khối khô các bộ phận quần thể theo cấp 60
Bảng 4.25 Các phương trình tương quan giữa C
tong
với D
1,3
63
Bảng 4.26 Các phương trình tương quan giữa C
th
với D
1,3
64
Bảng 4.27 Các phương trình tương quan giữa C
ca
với D
1,3
64
Bảng 4.28 Các phương trình tương quan giữa C
la
với D

1,3
65
Bảng 4.29 Các phương trình tương quan giữa C
vo
với D
1,3
66
Bảng 4.30 Các phương trình tương quan giữa C
tong
với W
tongk
67
Bảng 4.31 Các phương trình tương quan giữa C
th
với W
thk
68
Bảng 4.32 Các phương trình tương quan giữa C
ca
với W
cak
69
Bảng 4.33 Các phương trình tương quan giữa C
la
với W
lak
70
Bảng 4.34 Các phương trình tương quan giữa C
vo
với W

vok
71
Bảng 4.35 Sai số tương đối của các phương trình tích tụ carbon 72
Bảng 4.36 Lượng carbon tích tụ của các bộ phận quần thể theo cấp 74
Bảng 4.37 Lượng hấp thụ CO
2
của các bộ phận quần thể 75
Bảng 4.38 Lượng hấp thụ CO
2
của quần thể rừng Tràm 75
Bảng 4.39 Giá trị hấp thụ CO
2
của quần thể theo đơn giá thấp nhất 76
Bảng 4.40
Giá trị hấp thụ CO
2
của quần thể theo đơn giá trung
bình
76
Bảng 4.41 Giá trị hấp thụ CO
2
của quần thể theo đơn giá cao nhất 77
Bảng 4.42
Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO
2
các bộ phận cây
Tràm
78
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
xi

Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 2.1 Bảng tính dung lượng mẫu của Winrock 28
Hình 2.2 Bản đồ khu vực nghiên cứu 29
Hình 4.1 Hiện trạng rừng Tràm và vị trí các ô tiêu chuẩn 35
Hình 4.2 Đồ thị phương trình tương quan giữa H
vn
và D
1,3
37
Hình 4.3 Kết cấu sinh khối tươi các bộ phận cây cá thể 41
Hình 4.4 Kết cấu sinh khối khô các bộ phận cây cá thể 42
Hình 4.5
Biểu đồ so sánh tỉ lệ sinh khối tươi và khô các bộ phận
cây cá thể
43
Hình 4.6 Kết cấu carbon các bộ phận cây cá thể 62
Hình 4.7 Đồ thị tổng lượng carbon tích lũy của quần thể theo cấp 74
xii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người, không chỉ cung cấp các lợi ích vật chất, rừng còn có vai trò trong việc
duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên hành
tinh của chúng ta. Ngoài các chức năng trên, rừng còn có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác. Do vậy, tài nguyên
rừng cần được quản lý bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành lâm nghiệp hiện đại, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ
về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự tồn tại và phát
triển của loài người.

Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính
thời sự toàn cầu, nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và hệ sinh
thái. Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên
tất cả các thành phần của môi trường sống như: nước biển dâng cao, gia tăng
hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu
hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng
khí hậu cực đoan [26]. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn
cầu là sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, trong khi đó rừng và thảm thực
vật hấp thụ một loại khí nhà kính chính là carbonic (CO
2
) từ khí quyển và
chuyển hóa thành carbon. Carbon được tích lũy trong thân cây, lá cây, rễ cây,
cây chết, thảm mục và carbon hữu cơ trong đất. Khi rừng bị chặt trắng, không
chỉ lượng carbon này bị phóng thích trở lại khí quyển dưới dạng các khí nhà
kính, mà năng lực của rừng trong việc hấp thụ carbonic cũng bị mất [2]. Vì
vậy, việc nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng làm ổn định các nồng
độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn và ngăn ngừa những hoạt
1
động có hại của con người đến khí hậu trên trái đất là hết sức quan trọng.
Ở Việt Nam, Tràm là loài cây đặc trưng trên vùng đất ngập nước, phân
bố rộng ở các đồng bằng cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long. Rừng Tràm trên đất ngập nước rất đa dạng với nhiều
kiểu quần xã thực vật khác nhau, là môi trường sống, nơi sinh sản của nhiều
loài chim quý và các loài thủy sản, hải sản có giá trị kinh tế cao. Nhưng ngày
nay, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị thu hẹp đáng kể, các
khu rừng Tràm có diện tích lớn hiện nay chủ yếu phân bố tập trung ở các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo vệ trong vùng [19].
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của rừng Tràm trên đất ngập nước, những
năm gần đây, nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu
nhằm bảo vệ rừng Tràm và các vùng đất ngập nước ở các địa phương. Đến

nay, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đất ngập nước được
triển khai, nhưng việc nghiên cứu về khả năng tích tụ carbon của rừng Tràm
tại Vườn Quốc gia Tràm Chim vẫn chưa được thực hiện.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại
Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” nhằm
cung cấp thông tin về khả năng tích tụ carbon và giá trị CO
2
của rừng, làm cơ
sở cho việc thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010
của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 99) và Quyết định 2284/QĐ-TTg, ngày
13 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị
định 99 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” (gọi tắt
là Đề án 2284) [4; 28], nhất là trong điều kiện Vườn Quốc gia Tràm Chim đã
được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công
ước Ramsar vào ngày 02 tháng 02 năm 2012.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối là kết quả của quá trình sinh tổng hợp vật chất hữu cơ trong
cây, bao gồm tổng trọng lượng của các bộ phận thân, cành, lá, hoa, quả, rễ ở
trên mặt đất và dưới mặt đất. Sinh khối là tổng chất hữu cơ có được trên một
đơn vị diện tích tại một thời điểm và được tính bằng tấn/ha theo trọng lượng
khô (Viên Ngọc Nam, 2007). Vì vậy, việc nghiên cứu sinh khối trong lâm
nghiệp là rất cần thiết, là căn cứ xác định lượng CO
2
mà cây rừng hấp thụ,
góp phần đánh giá chất lượng rừng để có biện pháp quản lý và sử dụng rừng
một cách có hiệu quả.

1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
Theo Ong J. E. và cộng sự (1983), trong “Cẩm nang các phương pháp
nghiên cứu năng suất hệ sinh thái rừng ngập mặn” thì việc tính toán sinh khối
cây rừng trên mặt đất thường được tính gián tiếp bằng cách xây dựng phương
trình tương quan giữa D
1,3
với sinh khối khô các bộ phận của cây (Viên Ngọc
Nam, 2003) [16].
Christensen B. (1997), đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp của
rừng Đước ở đảo Phuket trên bờ biển Tây, Thái Lan. Kết quả cho thấy tổng
lượng sinh khối khô trên mặt đất của rừng 15 tuổi là 159 tấn/ha. Lượng tăng
trưởng hàng năm tính cho toàn bộ thân, cành, lá và rễ ước tính khoảng 20
tấn/ha/năm. Tổng năng suất sinh khối khô ước tính là 27 tấn/ha/năm. Tác giả
cũng đã so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và rừng mưa nhiệt đới thì
thấy lượng vật rụng hàng năm của rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mưa
nhiệt đới do rừng nhỏ tuổi hơn và sinh trưởng nhanh hơn [33].
3
Lu (2006), đề cập đến ba phương pháp tiếp cận để đánh giá sinh khối là
điều tra đo đếm, sử dụng ảnh viễn thám và phương pháp tiếp cận dựa trên hệ
thống thông tin địa lý GIS. Trong đó, phương pháp điều tra đo đếm được coi
là chính xác (Lu, 2006), nhưng rất tốn kém và mất thời gian (De Gier, 2003).
Trong cả ba phương pháp tiếp cận này, dữ liệu mặt đất là quan trọng để xác
nhận. Trong trường hợp sử dụng ảnh viễn thám, dữ liệu mặt đất là cần thiết để
xây dựng mô hình tiên đoán. Thông thường, quy trình chọn cây mẫu là ngẫu
nhiên, đo đếm các chỉ tiêu cây (chẳng hạn như đường kính thân cây ở vị trí
ngang ngực hoặc chiều cao cây) và các mẫu để đo sinh khối cây, sau đó xây
dựng phương trình sinh khối bằng cách sử dụng số liệu từ sự đo đếm và
phương trình sinh khối này được sử dụng để ước tính sinh khối cây [27; 36].
Tiêu chuẩn carbon VCS (Module VMD0001) 2010 đã đưa ra hệ số
chuyển đổi sinh khối (BEF) để tính sinh khối trên mặt đất của cây rừng tự

nhiên mà không được chặt hạ cây để lấy mẫu như sau:
- Hệ số (BEF) = 1,38 cho các cây có đường kính từ 20 - 40 cm.
- Hệ số (BEF) = 1,33 cho các cây có đường kính từ 40 - 80 cm.
- Hệ số (BEF) = 1,25 cho các cây có đường kính từ ≥ 80 cm [39].
1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam
Viên Ngọc Nam (2003) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp
quần thể Mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả bố trí 4 tuyến điều tra, mỗi tuyến bố trí 5 ô tiêu chuẩn
có diện tích 100 m
2
(10 m x 10 m), mỗi ô tiêu chuẩn chia thành 4 ô nhỏ có
diện tích 25 m
2
(5 m x 5 m) và đo tất cả các cây có D
1,3
> 3 cm trong ô. Tác
giả đã chặt 28 cây có D
1,3
từ nhỏ đến lớn, phân theo các bộ phận và cân trọng
lượng. Kết quả nghiên cứu đã tính được tổng sinh khối, lượng tăng trưởng
sinh khối, năng suất vật rụng, cũng như năng suất thuần của quần thể Mấm
trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả đã mô tả mối tương quan giữa sinh khối các
4
bộ phận Mấm trắng với đường kính bằng dạng phương trình log W = a + blog
D
1,3
và cũng lập ra được bảng tra sinh khối cây cá thể loài Mấm trắng [16].
Lê Minh Lộc (2005), nghiên cứu về phương pháp đánh giá nhanh sinh
khối và ảnh hưởng của độ ngập sâu lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca
cajuputi) tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Tác giả bố trí thí nghiệm trên

rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 đang sinh trưởng trên hai loại đất than bùn và đất
phèn. Độ sâu ngập nước được lựa chọn là từ thấp hơn 30 cm, từ 30 - 60 cm và
sâu hơn 60 cm tương ứng với thời gian ngập là 4 tháng/năm, 4 - 7 tháng/năm
và trên 7 tháng/năm. Phương pháp điều tra kết hợp với phân tích so sánh đã
được sử dụng trong quá trình thực hiện. Tác giả đã xây dựng phương pháp
đánh giá nhanh sinh khối rừng bằng một mô hình toán học giữa sinh khối tươi
và khô của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá) trên đất
than bùn và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực. Tác giả
cũng phân tích ảnh hưởng của chế độ ngập nước và loại đất đến sinh khối tươi
và khô của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm. Tổng sinh khối phần
trên mặt đất của rừng Tràm có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinh
khối: Tổng sinh khối = a x DBH
b
(a = 0,258; b = 2,352) [14].
Nguyễn Thị Hà (2007), khi nghiên cứu sinh khối loài Keo lai (Acacia
auriculiformis) tuổi 3, 5 và 7 trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh trên hai bể
carbon quần thể Keo lai và sàn rừng. Tác giả đã lập ô tiêu chuẩn với diện tích
500 m
2
theo phương pháp ô ngẫu nhiên tạm thời đại diện cho các tuổi và chia
cây thành 5 thành phần có chiều dài bằng nhau, để riêng các bộ phận thân,
cành, lá để xác định sinh khối tươi và lấy mẫu. Kết quả cho thấy sinh khối
tươi cây cá thể biến động từ 5,8 - 445 kg/cây, trong đó thân chiếm 79,6 %,
cành 12,2 % và lá 8,2 %. Sinh khối khô cây cá thể đạt 3,12 - 245 kg/cây,
trong đó thân chiếm 78,64 %, cành chiếm 15,85 % và lá 5,51 %. Tác giả cho
rằng lượng CO
2
hấp thụ tăng dần theo kích thước, sinh khối cũng như trữ
5
lượng rừng. Trung bình cây có đường kính khoảng 11,76 cm thì tích lũy được

31,85 kg carbon trong sinh khối, tương đương 116,9 kg CO
2
[8].
Cao Huy Bình (2009), với “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của quần
thể Dà quánh (Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đo đếm
trên ô tiêu chuẩn 100 m
2
(10 m x 10 m), điều tra giải tích 40 cây ngã để tính
sinh khối rừng. Kết quả tổng sinh khối trung bình của quần thể Dà quánh là
11,45 ± 3,89 tấn/ha, biến động trong khoảng 22,92 - 61,92 tấn/ha [3].
Võ Đại Hải (2010), trong nghiên cứu về ‘Khả năng hấp thụ và giá trị
thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã đưa
ra kết luận về mối quan hệ giữa sinh khối của 8 loại rừng trồng (Thông vĩ mã,
Thông nhựa, Thông ba lá, Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn
Urophylla, rừng Mỡ) với các nhân tố điều tra như đường kính, chiều cao, mật
độ cây, cấp đất là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi dạng rừng, tác giả bố
trí 12 ô tiêu chuẩn (còn gọi là ô sơ cấp), diện tích 1.000 m
2
trên một cấp đất
và tổng số ô tiêu chuẩn cho một loài là 48 ô. Tại mỗi ô sơ cấp, lập 5 ô thứ cấp,
diện tích 25 m
2
/ô để điều tra cây bụi, thảm tươi và tại trung tâm mỗi ô thứ cấp
lập một ô dạng bản, diện tích 1 m
2
để điều tra vật rơi rụng. Các phương trình
tương quan được tác giả lập đều có hệ số tương quan ở mức chặt đến rất chặt,

sai tiêu chuẩn của các phương trình thấp. Tác giả cũng đã sử dụng các ô tiêu
chuẩn không tham gia tính toán để kiểm tra sai số của các phương trình, kết
quả đều nhỏ hơn 10 %. Do đó, có thể sử dụng các phương trình này để xác
định nhanh sinh khối của từng loại rừng trồng theo từng cấp đất hoặc chung
cho các cấp đất dựa vào các nhân tố điều tra dễ đo đếm [9].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về sinh khối của các tác giả trên
đều đã xây dựng được các mô hình tương quan giữa sinh khối với đường kính
tại vị trí 1,3 m của cây cá thể, từ đó tính cho quần thể. Trong bối cảnh hiện
6
nay, vấn đề nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng Tràm ở Vườn Quốc
gia Tràm Chim nhằm góp phần cung cấp thông tin, hiểu biết về sinh khối và
khả năng tích tụ carbon của rừng là cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện chi
trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định của Chính phủ.
1.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO
2

1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến hấp thụ CO
2
Các khu rừng nhiệt đới là nơi tích trữ nhiều carbon nhất, bởi các khu
rừng này sinh sôi mạnh nhất và cây cối phát triển nhiều nhất. Ở các khu rừng
nhiệt đới, những thân cây chết nhanh chóng phân hủy và khí carbonic phát
thải vào bầu khí quyển thông qua quá trình hô hấp của cây. Ngược lại, ở
những khu rừng ôn đới ẩm, nhiệt độ đủ ẩm để giữ nhịp độ tăng trưởng tốt cho
cây, nhưng phần cây chết lại phân hủy chậm hơn nhiều và những sinh khối
chết chứa nhiều carbon tồn tại lâu hơn.
Theo McKenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập
trung ở bốn bộ phận chính là: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi
rụng, rễ cây và đất rừng [34]. Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng
rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thụ CO
2

ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt
đất là 0,4 - 1,2 tấn/ha/năm ở vùng cực bắc, 1,5 - 4,5 tấn/ha/năm ở vùng ôn
đới, 4 - 8 tấn/ha/năm ở các vùng nhiệt đới (Dixon và ctv, 1994; IPCC, 2000)
[27; 35].
Zech và cộng tác viên (1989), ước lượng rằng diện tích trồng rừng cần
thiết để hấp thụ CO
2
mà còn thừa ra và thải vào không khí hàng năm là 800
triệu ha và để thay thế nhiên liệu hóa thạch thì cần diện tích rừng tương ứng
từ 1.300 - 2.000 triệu ha (Pancel, 1993). Brown và cộng tác viên (1997) đã
ước lượng, tổng lượng carbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể
hấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 - 2050) là vào khoảng 60 - 87 Gt C,
với 70 % ở rừng nhiệt đới, 25 % ở rừng ôn đới và 5 % ở rừng cực bắc. Tính
7
tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp thụ được 11 - 15 % tổng lượng CO
2
phát
thải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương [26; 32].
Theo Daniel Murdiyarso (2005), việc ước tính carbon trong cây rừng,
lâm phần thường được tính trên cơ sở dự báo khối lượng sinh khối khô của
rừng trên đơn vị diện tích (tấn/ha) tại từng thời điểm trong quá trình sinh
trưởng, từ đó tính tiếp lượng CO
2
hấp thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ của
rừng hoặc tính khối lượng carbon (C) với bình quân là 50 % của khối lượng
sinh khối khô (biomas) rồi từ carbon suy ra CO
2
[13]. Trên thực tế, lượng CO
2
hấp thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng, loài cây, tuổi lâm phần [11].

Tại hội thảo về “Công nghệ thu giữ và lưu chứa carbon ở Việt Nam” do
Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vào tháng 01 năm
2012 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực
này đã có những đánh giá về thực trạng và đưa ra những khuyến cáo, giải
pháp thiết thực cho môi trường Việt Nam. Theo đánh giá của Tổng cục Năng
lượng (Bộ Công Thương), cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, nhiệt
điện than là một trong các nguồn thải CO
2
chính và lớn của nước ta. Năm
2010, hơn 1/2 công suất trong hệ thống điện Việt Nam thuộc về nhiệt điện.
Trong đó, nhiệt điện than chiếm 18,5 %, nhiệt điện khí và dầu chiếm 36,6 %,
và mỗi kWh điện của Việt Nam đóng góp 0,53 kg CO
2
phát thải. Tuy nhiên,
theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam là một trong các nước có tiềm
năng năng lượng sạch rất lớn. Để cải thiện môi trường, trong đó có vấn đề
phát thải CO
2
thì Việt Nam cần nghiên cứu và có cơ chế chính sách phù hợp
để ứng dụng công nghệ thu giữ và lưu chứa carbon (ba khâu chính của công
nghệ này là: thu carbon, vận chuyển carbon và lưu giữ carbon) cùng những
công nghệ khác vào môi trường để có thể hướng đến thực hiện được nền kinh
tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững [44].
8
1.2.2. Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO
2
trong lâm nghiệp
Quá trình biến đổi carbon trong hệ sinh thái được xác định từ cân bằng
carbon, gồm carbon đi vào hệ thống (thông qua quang hợp và tiếp thu các hợp
chất hữu cơ khác) và carbon mất đi từ quá trình hô hấp của thực vật, động vật,

lửa, khai thác, sinh vật chết cũng như những quá trình khác. Phương pháp
điều tra carbon và động thái biến đổi carbon trong rừng có thể được tóm tắt
thành 4 nhóm lớn (IPCC, 2000; Smith, 2004) [26], bao gồm:
- Phương pháp dựa trên đo đếm các bể carbon.
- Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon.
- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám.
- Phương pháp mô hình hóa.
Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đất
được trình bày dưới đây (Brown, 1997; McKenzie và ctv; Snowdon và ctv,
2002) [26]:
- Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng.
- Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường.
- Phương pháp dựa trên điều tra thể tích.
- Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần.
- Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể.
- Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác.
- Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng.
- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý.
E.G. Kolomyts, G.S. Rozemberg và L. S. Sharaya (2009) đã đưa ra
phương pháp sinh thái cảnh quan trong việc xác định tiên lượng về quy luật
sinh học của chu trình carbon trong điều kiện khí hậu nóng lên toàn cầu.
Phương pháp sinh thái cảnh quan mô hình hoá các thông số chức năng của hệ
9
sinh thái khu vực được dựa trên các khái niệm về phân bố sinh học của
Timofeeff - Ressovsky và Tyuryukanov (1996) liên quan đến việc tổ chức
không gian của các chu trình năng lượng và các vật thể sống trong các quần
xã sinh địa như là các hệ thống cấu trúc cơ bản, rời rạc của sinh quyển. Theo
những phát triển về lý thuyết trong lĩnh vực này, sinh quyển được xem là một
tập hợp thống kê của các quần lạc sinh địa như những đơn vị phân bố sinh

học tương tác nhẹ nhàng với nhau, nhưng chúng có một tổ chức nội bộ mang
tính trật tự cao (do sự lựa chọn ổn định). Do đó, các mô hình dự báo của
không gian địa lý khu vực có thể bao gồm các cơ chế của “quy chế sinh học
của chu trình carbon”, là khía cạnh mới trong việc giải quyết vấn đề này [34].
Việc kết hợp các phương pháp địa lý sinh học và hoá - địa chất sinh
học thành một hệ thống hoạt động đơn nhất của sự dự báo sinh thái cảnh quan
đòi hỏi phải tính toán các thay đổi trong các thông số của chu kỳ sinh học và
sự cân bằng carbon của các quần lạc sinh địa rừng tại mọi thời điểm khí hậu
kế tiếp của chúng. Điều này cho phép sự đa dạng không gian các phản ứng
chức năng của độ che phủ rừng đối với các tín hiệu khí hậu được mô tả chi
tiết hơn và sự đa dạng tương ứng các quy luật sinh học và chu trình carbon
được bộc lộ rõ hơn. Các kết quả và sự phát triển phương pháp xây dựng mô
hình mô phỏng cũng có thể được sử dụng trong việc phát triển các mô hình
thống kê thực nghiệm [34].
Để tính carbon trong cây, Erica A. H. Smithwick và cộng tác viên phân
chia cây thành các bộ phận khác nhau và đo đường kính của toàn bộ cây trong
ô tiêu chuẩn. Sinh khối của từng bộ phận được tính toán thông qua các hàm
hồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài. Trong một số trường hợp, loài nào đó
chưa xây dựng hàm hồi quy sinh trưởng thì áp dụng hàm sinh trưởng của loài
tương đối gần gũi [13].
10
Ngoài các phương pháp trên, phương pháp phân tích trong phòng thí
nghiệm cũng đang được thực hiện để phân tích lượng carbon trong cây bằng
cách lấy mẫu tươi (1 kg/mẫu) của từng bộ phận thân, cành, lá, vỏ của cây chặt
hạ đem sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C cho đến khi trọng lượng không đổi để phân
tích lượng carbon trong sinh khối khô theo phương pháp Walkey - Black [17].
1.2.3. Nghiên cứu hấp thụ CO
2

ở Việt Nam
Ngô Đình Quế (2005), khi nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả
năng hấp thụ CO
2
của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam gồm:
Thông nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Bạch đàn Uro ở các tuổi
khác nhau cho thấy khả năng hấp thụ CO
2
của các lâm phần khác nhau tùy
thuộc vào năng suất lâm phần đó ở các tuổi nhất định. Để tích lũy khoảng 100
tấn CO
2
/ha, Thông nhựa phải đến 16 - 17 tuổi, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo tai
tượng 5 - 6 tuổi, Bạch đàn Uru 4 - 5 tuổi. Tác giả đã lập phương trình tương
quan hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO
2
hấp thụ hàng năm với năng
suất gỗ và năng suất sinh học. Từ đó tính khả năng hấp thụ CO
2
của các loài
trên [23].
Phạm Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO
2
của
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đăk Nông đã sử dụng phương pháp
lập ô tiêu chuẩn có kích thước 20 m x 100 m đại diện cho các trạng thái rừng
để thu thập số liệu. Tác giả đã giải tích 34 cây để xây dựng các phương trình
khả năng hấp thụ CO
2

của cây cá thể với các nhân tố là D
1,3
và W
k
cho thấy
dạng hàm mũ mô phỏng tốt nhất quan hệ giữa lượng carbon tích lũy với sinh
khối khô của cây. Kết quả, lượng carbon chiếm 40,1 % trọng lượng sinh khối
khô và chiếm 18,2 % trọng sinh khối tươi. Các trạng thái rừng IIAB, IIIA1 và
IIIA2 có lượng hấp thụ đạt 1,73 - 5,18 tấn CO
2
/ha/năm [1].
11
Bảo Huy (2009), nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tự
nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO
2
từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam.
Tác giả sử dụng phương pháp mô hình toán phỏng năng lực hấp thụ CO
2
của
cây rừng và lâm phần: Áp dụng phân tích hồi quy lọc đa biến trong phần mềm
Statgraphics Centurion để thăm dò và lựa chọn hàm tối ưu, xác định các biến
có ảnh hưởng đến lượng CO
2
hấp thụ trong từng bộ phận cây rừng và lâm
phần. Kết quả thử nghiệm phương pháp xác định lượng CO
2
hấp thụ trên mặt
đất rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên, tỷ lệ lượng carbon tích lũy trong
các bộ phận cây là: thân 62 %, cành 26 %, vỏ 10 % và lá 2 % so với tổng
lượng carbon tích lũy trong cây [11].

Nguyễn Thị Bích Hường (2010), trong “Nghiên cứu khả năng tích lũy
carbon của một số loại rừng trồng tại Hương Sơn - Hà Tĩnh”, tác giả đã thực
hiện nghiên cứu trên ba loài cây là Bạch đàn, Keo lai, Keo tai tượng và đưa ra
kết luận như sau:
- Lượng carbon hấp thụ trung bình trong tầng cây cao: Bạch đàn 13,35
kg/cây, Keo lai 16,85 kg/cây và Keo tai tượng là 11,99 kg/cây.
- Lượng carbon hấp thụ trung bình trong cây bụi thảm tươi và vật rơi
rụng: Keo tai tượng là 0,99 tấn/ha vật rơi rụng và 0,84 tấn/ha cây bụi thảm
tươi, loài Keo lai là 0,75 tấn/ha vật rơi rụng và 0,61 tấn/ha cây bụi thảm tươi,
và Keo tai tượng là 0,57 tấn/ha vật rơi rụng và 1,20 tấn/ha cây bụi thảm tươi.
- Tổng lượng carbon hấp thụ trong toàn lâm phần: lượng carbon hấp
thụ lớn nhất là ở rừng Keo lai, đạt 33,6 tấn/ha, Bạch đàn là 26,84 tấn/ha và ở
rừng Keo tai tượng là 24,9 tấn/ha [10].
Viên Ngọc Nam và cộng tác viên (2011), trong “Nghiên cứu khả năng
cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ”, tác
giả đã dựa theo phương pháp nghiên cứu trong hướng dẫn của GEF do
Pearson. T. R. H., Brown. S và Ravindranath N. H. biên soạn năm 2005 về
12
“Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của GEF” do UNDP
và GEF xuất bản. Phương pháp chung là tính toán và dự báo khả năng hấp thụ
CO
2
của rừng thông qua tính toán lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô
của cây. Tác giả đã chặt 42 cây Đước tiêu chuẩn có các cấp đường kính thân
cây ở vị trí 1,3 m từ nhỏ đến lớn (3,2 - 30,3 cm), bố trí đều trên các cấp tuổi
và cân trọng lượng theo từng bộ phận. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng các
phương trình tương quan của cây Đước như sau:
- Phương trình tương quan giữa chiều cao với D
1,3
cây cá thể có dạng:

H
vn
= 1/(0,0220211 + 0,402231/D
1,3
).
- Phương trình quan hệ giữa thể tích với D
1,3
và H
vn
là:
V
m
3
= 0,00007416*D
1,3
1,5649
*H
vn
1,14271
- Phương trình sinh khối khô các bộ phận thân, cành, lá, rễ trên mặt đất
và tổng sinh khối của cây với đường kính D
1,3
có dạng hàm mũ W = aD
b
, hệ
số b thường lớn hơn 2, biến động từ 2,0 - 2,5. Các phương trình có tương
quan rất chặt, thể hiện ở hệ số xác định R
2
đều > 0,90.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng carbon tổng của cây Đước chiếm

48,81 % của sinh khối khô và tuổi càng lớn thì lượng carbon tích tụ trong sinh
khối càng cao do kích thước cây to. Lượng carbon tích lũy trung bình là 94,4
tấn C/ha hay 346 tấn CO
2
tương đương. Lượng C tăng trung bình giữa các
tuổi là 4,41 ± 0,21 tấn C/ha/năm [18].
1.3. Thị trường carbon
Cùng với sự ra đời của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi
khí hậu toàn cầu tại Rio de Janeiro năm 1992, Braxin, thị trường carbon cũng
được hình thành và đi vào hoạt động theo cơ chế mua bán phát thải (IET), cơ
chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) được xác định trong
Điều 6 của Nghị định thư Kyoto. Qua đó, thị trường carbon được cho là thị
trường của môi trường, bởi vì đó là thị trường mua bán các chất khí gây ra
13

×