Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.16 KB, 98 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả tính toán nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Thành

ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm hướng dẫn của Thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Văn
Tuấn, sự quan tâm tạo điều kiện của Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Khoa
học - Công nghệ, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Cục Thống kê
tỉnh Đồng Nai, tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải pháp
góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng bền vững ở Đồng Nai”.
Tác giả trân trọng cảm ơn Thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Văn Tuấn cùng
quý cơ quan đã hướng dẫn, tạo điều kiện để tác giả nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, tác giả cũng trân trọng cảm ơn những cơ quan, quý vị đã
có những nghiên cứu công phu mà tác giả được tiếp thu trong quá trình
nghiên cứu đề tài này.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Thành
iii
MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1- Tính cấp thiết của đề tài 1
2- Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Nội dung nghiên cứu 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CCKT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

4
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững 4
1.1.1. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp 4
1.1.1.1. Khái niệm về CCKT 4
1.1.1.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp 4
1.1.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững 4
1.1.2.1. Vấn đề bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp 4
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp
theo hướng bền vững

12
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp của một số

nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và ở Việt Nam

15
1.2.1. Trên thế giới 15
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 15
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan 17
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 18
1.2.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan 19
1.2.1.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 20
1.2.2. Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở việt Nam 21
1.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch

iv
CCKT và CCKT nông nghiệp 21
1.2.2.2. Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Việt Nam 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỈNH ĐỒNG NAI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Đồng Nai 30
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên 30
2.1.1.1. Vị trí địa lý 30
2.1.1.2. Địa hình 30
2.1.1.3. Đất đai 30
2.1.1.4. Khí hậu 33
2.1.1.5. Tài nguyên 34
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội 34
2.1.2.1. Dân số và lao động 34
2.1.2.2. Giáo dục 35
2.1.2.3. Y tế - Văn hóa 35
2.1.2.4. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật 36
2.1.2.5. Tiềm năng, lợi thế và thách thức phát triển kinh tế 39

2.1.2.6. Tiềm năng, lợi thế và thách thức phát triển kinh tế nông
nghiệp
40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 42
2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu 43
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 43
2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế 43
2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của các ngành, vùng và
TPKT trong GDP và trong GTSX

47
2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh NSĐĐ và NSLĐ nông nghiệp 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Thực trạng chuyển dịch CCKT chung ở Đồng Nai 48
3.1.1. Chủ trương của tỉnh về chuyển dịch CCKT 48
3.1.2. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu chung ở Đồng Nai 48
3.2. Thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở Đồng Nai 50
3.2.1. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành 50
3.2.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo vùng 64
3.2.3. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo TPKT 67
3.3. Tính bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở Đồng
Nai
69
3.3.1. Bền vững về kinh tế 69
v
3.3.2. Bền vững về xã hội 73
3.3.3. Bền vững về môi trường 74
3.4. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp
theo hướng PTBV ở Đồng Nai


74
3.4.1. Thành công 74
3.4.2. Tồn tại 76
3.4.3. Nguyên nhân các tồn tại 77
3.5. Các giải pháp đề xuất về vấn đề nghiên cứu 78
3.5.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết khách quan trong
đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững

78
3.5.2. Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác
tiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng và TPKT, bảo đảm cho KTNN
phát triển bền vững

79
3.5.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
hướng bền vững
80
3.5.4. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều tiết vĩ mô, phát huy
vai trò quản lý của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông
nghiệp theo hướng bền vững

80
3.5.5. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc bảo đảm cho quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp
theo hướng bền vững

86
3.5.6. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế, bảo đảm cho quá trình

chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Khuyến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
GTSX Gía trị sản xuất
KTNN Kinh tế nông nghiệp
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NSĐĐ Năng suất lao động
NSLĐ Năng suất đất đai
PTBV Phát triển bền vững
PTKT Phát triển kinh tế
SLLĐ Số lượng lao động
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TĐPT Tốc độ phát triển
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
TĐTT Tốc độ tăng trưởng
TĐTTBQ Tốc độ tăng trưởng bình quân
TPKT Thành phần kinh tế
TTKT Tăng trưởng kinh tế
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng Trang
1.1 Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản
theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động
2
6
1.2 Quy mô và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Việt Nam
theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động
2
7
1.3 Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp theo giá thực tế
phân theo ngành hoạt động
2
8
1.4 Quy mô và cơ cấu GTSX thủy sản theo giá thực tế phân
theo ngành hoạt động
2
9
2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2011 32
3.1 Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá
thực tế phân theo ngành kinh tế ở Đồng Nai
4
9
3.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân
theo TPKT ở Đồng Nai
5
0
3.3 Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản
theo giá cố định năm 1994 phân theo ngành hoạt động
5
1

3.4 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp
theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động
5
3
3.5 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành trồng
trọt theo giá cố định 1994 phân theo nhóm cây trồng
55
3.6 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành chăn
nuôi theo giá cố định 1994 phân theo nhóm vật nuôi và
sản phẩm
5
7
3.7 Quy mô, tốc tộ tăng trưởng và cơ cấu GTSX lâm nghiệp
theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động
6
1
3.8 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành thủy
sản theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động
6
2
3.9 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp
theo giá cố định 1994 phân theo vùng kinh tế
6
5
3.10 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp
theo giá cố định 1994 phân theo TPKT
6
8
viii
3.11 NSĐĐ và NSLĐ nông nghiệp 71

3.12 Tốc độ tăng trưởng giá trị hàng hóa nông, lâm nghiệp và
thủy sản xuất khẩu
7
2
3.13 Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư nông thôn ở Đồng
Nai
73
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
3.1 GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định năm
1994 giai đoạn 2006-2011
5
2
3.2 Cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá CĐ
94 phân theo ngành
5
2
3.3 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 giai đoạn
2006-2011
54
3.4 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá CĐ 94 phân theo
ngành
54
3.5 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 giai đoạn
2006-2011
6
6
3.6 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994

phân theo vùng năm 2006
6
6
3.7 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 của các
TPKT giai đoạn 2006-2011
69
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, nông nghiệp đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, do đó phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng bền vững lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững là yêu
cầu khách quan trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực hiện đường lối đổi
mới kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đồng Nai đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một mắt khâu cực
kỳ quan trọng đưa đến thành tựu trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp liên
tục và dài hạn của Đồng Nai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
bền ở Đồng Nai vẫn còn có những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế hơn hẳn nhiều tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ về vị trí địa lý như
nằm trong khu vực nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống
giao thông bộ và cảng phát triển, đặc biệt là tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, nên
hết sức thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, tiếp nhận
tiến bộ khoa học - công nghệ và đầu tư cho phát triển nông nghiệp với tốc độ
tăng trưởng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.
Những bất cập của cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng Nai đã và đang
đặt ra nhiệm vụ cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn

về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai
trong giai những năm tiếp theo.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, học viên chọn đề
tài:“Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
2
nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu của luận văn là góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.
2- Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
hướng bền vững ở Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững;
- Đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng bền vững ở Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2011;
- Đề xuất được giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền ở
Đồng Nai.
Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp bao gồm:
+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành hoạt động. Trong ngành
nông nghiệp (nghĩa rộng) bao gồm: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch

vụ nông nghiệp), lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ
3
và các hoạt động khác) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản
khác).
+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo TPKT. Trong SXNN, cơ cấu
các TPKT gồm có: khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh; ngoài quốc
doanh, trong đó có cá thể) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
+ Chuyển dịch CCKT theo vùng. Vùng là địa bàn lãnh thổ, với những
đặc trưng riêng có về điều kiện tự nhiên, KT - XH, truyền thống - lịch sử, văn
hóa.
Ngoài ra, còn có các cơ cấu khác như: cơ cấu tái sản xuất (sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng), cơ cấu về quy mô (lớn, vừa và nhỏ), cơ cấu
về trình độ (thủ công, cơ khí, hiện đại), cơ cấu về nguồn lực, cơ cấu về sản
phẩm,
Luận văn này chỉ tập trung nguyên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và vùng kinh tế ở Đồng Nai.
- Phạm vi về không gian:
Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian:
Thời gian đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng bền vững ở Đồng Nai là 6 năm (2006 – 2011);
Thời gian cho định hướng và giải pháp: những năm tiếp theo
4. Nội dung nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng bền vững;
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền
vững ở Đồng Nai 6 năm (2006 – 2011);
- Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT nông
nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.
4

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CCKT
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững
1.1.1. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về CCKT
CCKT là cấu trúc tổng thể các bộ phận của nền kinh tế với quy mô, vị
trí, các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, có thể hiểu CCKT trên các khía cạnh:
Xét về tổng thể: CCKT bao gồm các bộ phận hợp thành, với những tỷ
lệ, vị trí nhất định và có mối quan hệ biện chúng, thúc đẩy nhau cùng tồn tại
và phát triển trong nền kinh tế.
Xét về mặt vật chất - kỹ thuật: CCKT bao gồm nhiều ngành và lĩnh
vực, nhiều vùng, nhiều TPKT với quy mô, tỷ trọng, trình độ kỹ thuật - công
nghệ, nhất định.
Xét về tính lịch sử - cụ thể: CCKT mang tính lịch sử - cụ thể. Trong
mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, tất yếu có CCKT tương ứng. CCKT
luôn bị lạc hậu tương đối cùng với quá trình phát triển của nền văn minh nhân
loại [12].
1.1.1.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp
- Khái niệm chuyển dịch CCKT nông nghiệp
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là sự biến đổi CCKT nông nghiệp từ
trạng thái này sang trạng thái khác trong một thời kỳ nhất định trên cơ sở phù
hợp với điều kiện khách quan và chủ quan, bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp
phát triển.
5
Như vậy, chuyển dịch CCKT nông nghiệp hàm nghĩa là sự biến đổi
CCKT nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định một cách có hướng đích và bị
chi phối bởi nhân tố chủ quan - năng lực nhận thức của con người, chi phối
mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

- Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp
Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp bao gồm:
+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành hoạt động. Trong ngành
nông nghiệp (nghĩa rộng) bao gồm: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch
vụ nông nghiệp), lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ
và các hoạt động khác) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản
khác).
+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo TPKT. Trong SXNN, cơ cấu
các TPKT gồm có: khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh; ngoài quốc
doanh, trong đó có cá thể) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
+ Chuyển dịch CCKT theo vùng. Vùng là địa bàn lãnh thổ, với những
đặc trưng riêng có về điều kiện tự nhiên, KT - XH, truyền thống - lịch sử, văn
hóa.
Ngoài ra, còn có các cơ cấu khác như: cơ cấu tái sản xuất (sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng), cơ cấu về quy mô (lớn, vừa và nhỏ), cơ cấu
về trình độ (thủ công, cơ khí, hiện đại), cơ cấu về nguồn lực, cơ cấu về sản
phẩm,
1.1.2. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững
1.1.2.1. Vấn đề bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp
- Khái niệm chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV
+ Khái niệm PTBV:
Khái niệm PTBV xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn thế giới vào năm
1987. Trong bản Báo cáo về chiến lược bảo tồn thế giới Hiệp hội Bảo tồn
6
thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã đưa ra quan niệm:
Phát triền bền vững là sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà còn phải những nhu cầu tất yếu của xã hội, sự tác động đến
môi trường sinh thái.
Quan niệm về PTBV trên đây còn rất giản đơn và mới xem xét ở khía
cạnh môi trường sinh thái.

Năm 1987, trong Báo cáo Tương lai của chúng ta, Hội đồng thế giới về
môi trường và phát triển (WCED) của Liên Hợp quốc đưa ra định nghĩa
PTBV như sau: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
mai sau.
Định nghĩa trên có nội hàm rộng lớn, mang tính định hướng và dẫn dắt
nhận thức của cộng đồng thế giới.
Năm 1992, tại Rio de janneiro, Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi
trường và phát triển tiếp tục quán triệt tư tưởng PTBV năm 1987 của Liên
hợp quốc.
Năm 2002, tại Johannesburg - Cộng hòa Nam Phi, Hội nghị Thượng
đỉnh thế giới về PTBV đã quán triệt, tổng kết và đánh giá lại 10 năm thực
hiện Chương trình Nghị sự PTBV toàn cầu, trên cơ sở đó bổ sung và hoàn
chỉnh khái niệm về PTBV:
PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu và đời sống con người trong hiện đại, nhưng
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Khái niệm trên đây là bước phát triển mới, cụ thể hóa nội hàm của
PTBV, đó là:
Thứ nhất, PTBV về kinh tế.
7
PTBV về kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, thể hiện ở
quá trình TTKT cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với
quá trình tăng NSLĐ, quá trình chuyển dịch CCKT, xã hội và BVMT theo
hướng tiến bộ.
Hạt nhân của PTBV về kinh tế đó là TTKT phải đạt ở mức cao, liên tục
và ổn định trong nhiều năm; TTKT có chất lượng, tăng NSLĐ dựa trên nền
tảng của khoa học - công nghệ (tri thức).
TTKT luôn gắn với chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại trên cơ sở

phát huy tối đa năng lực nội sinh của nền kinh tế. Năng lực nội sinh của nền
kinh tế, hay rộng lớn hơn, năng lực nội sinh của quốc gia là năng lực bên
trong của quốc gia đó, thể hiện trước hết ở năng lực huy động, khai thác và sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực; khả năng sáng tạo và ứng dụng, triển khai
khoa học công nghệ (R&D); sự trưởng thành của hệ thống tài chính và năng
lực tích lũy vốn; mức độ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ;
năng lực kiểm tra, giám sát và quản lý nền kinh tế của cộng đồng dân cư.
Đồng thời, PTBV về kinh tế không thể tách rời quá trình BVMT đất, nước,
không khí,
Thứ hai, PTBV về xã hội.
PTBV về xã hội là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng
và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, mọi người đều có cơ hội được
học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn
minh về đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên xã hội, tạo được sự
đồng thuận và tích cực xã hội ngày càng cao.
PTBV về mặt xã hội được thể hiện trên phạm vi rộng, không chỉ ở
những vấn đề rất cụ thể, như: bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chất lượng chăm
sóc sức khỏe toàn dân; tạo lập những cơ hội để mọi người dân được học hành,
8
có việc làm đầy đủ mà còn thể hiện ở những vấn đề thuộc thượng tầng kiến
trúc của xã hội, như: nâng cao trình độ văn minh trên lĩnh vực tinh thần, sự
đồng thuận và tích cực của xã hội. Do đó, TTKT - điều kiện cần, quan trọng
nhất - tạo ra của cải vật chất cho xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội
phải hướng đến:
TTKT phải đi đôi với giải quyết việc làm nhằm tạo ra và không ngừng
làm gia tăng thu nhập cho người lao động; tạo động lực để phát triển cũng
như ngăn chặn và bài trừ những tiêu cực này sinh do thất nghiệp, thiếu việc
làm trong xã hội.
TTKT phải gắn với thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững; giúp đỡ

và tạo ra cơ hội cho những người lao động bị yếu thế trong việc tiếp cận với
các nguồn lực của xã hội. Trên cơ sở đó tạo ra mặt bằng phát triển chung cho
xã hội, tạo động lực phát triển ngay trong quá trình thực hiện chiến lược xóa
đói, giảm nghèo.
TTKT phải gắn với bảo đảm ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống của dân cư. Trên cơ sở đó tạo ra sự đồng thuận, tính tích cực cho cộng
đồng dân cư.
Thứ ba, PTBV về môi trường.
PTBV về môi trường là quá trình phát triển dựa trên nền tảng huy động,
khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và phục hồi, kiểm soát ô nhiễm môi
trường nhằm cải thiện chất lượng và giữ gìn môi trường thiên nhiên.
PTBV về môi trường luôn gắn với chiến lược TTKT có chất lượng, bảo
đảm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên. Đồng thời, TTKT cao nhưng không gây ra ô nhiễm môi trường,
làm suy thoái và hủy hoại môi trường; TTKT gắn với nuôi dưỡng và cải thiện
chất lượng môi trường sống.
9
Như vậy, khái niệm PTBV có nội dung rộng lớn và phong phú - không
chỉ hàm nghĩa phát triển kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển
xã hội bền vững; gắn kết chặt chẽ với BVMT sinh thái. Mặc dù trong mỗi nội
dung có những thành tố riêng nhưng chúng luôn thống nhất biện chứng và
hữu cơ với nhau hình thành khái niệm:“PTBV”. Việc quán triệt và nhận thức
đúng đắn, rõ ràng nội hàm của khái niệm:“PTBV” sẽ cho phương pháp luận
tốt khi thực hiện tái cấu trúc hay chuyển dịch CCKT, nhất là chuyển dịch
CCKT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với điều kiện mới, hoàn cảnh
mới hiện nay.
+ Khái niệm chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV
Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là sự biến đổi CCKT từ trạng
thái phát triển chưa bền vững sang trạng thái PTBV về kinh tế, xã hội và

BVMT sinh thái.
Từ nội hàm của khái niệm: Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV có
thể rút ra những nhận xét cơ bản sau:
Một là, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là xu hướng tất yếu diễn
ra trong suốt quá trình phát triển văn minh nhân loại, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội.
Hai là, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV có nội hàm rộng lớn và
bao quát cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, cụ thể là:
Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về kinh tế nghĩa là sự biến đổi
CCKT dựa trên nền tảng khai thác, huy động và phát huy hiệu quả các nguồn
lực vật chất, phi vật chất, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định và
liên tục trong dài hạn.
Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về xã hội nghĩa là sự biến đổi
CCKT không những thúc đẩy TTKT với chất lượng cao mà còn phải kết hợp
chặt chẽ, hài hòa với việc tạo việc làm, có giá trị gia tăng cao ở nhiều ngành,
10
nhiều lĩnh vực; thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở nhiều vùng; tạo nên tính tích
cực và đồng thuận của xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực vật chất, phi
vật chất ngay trong quá trình TTKT; bảo đảm vật chất cho xây dựng một xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về môi trường nghĩa là sự biến
đổi CCKT hướng đến mục tiêu thúc đẩy TTKT, phát triển xã hội gắn kết chặt
chẽ với BVMT sinh thái. Trong đó, trước hết là việc sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn đất, nước, không khí,
Ba là, CCKT nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng theo hướng
PTBV không phải là bất biến mà mang tính lịch sử - cụ thể, tất yếu bị lạc hậu
tương đối trong quá trình phát triển. Vì vậy, trong mỗi bước tiến của nền kinh
tế, hay rộng lớn hơn - nền văn minh nhân loại, luôn diễn ra quá trình chuyển
dịch CCKT hay tái cấu trúc lại nền kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát
triển.

Tóm lại, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là sự biến đổi CCKT
nhằm đạt mục tiêu kép: chuyển dịch CCKT thúc đẩy TTKT có chất lượng gắn
kết chặt chẽ, hợp lý, hài hòa với phát triển xã hội và BVMT sinh thái. Chuyển
dịch CCKT theo hướng PTBV không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà quan
trọng hơn là vấn đề chính trị - xã hội và môi trường sinh thái. Chuyển dịch
CCKT mang tính lịch sử - cụ thể, sẽ bị lạc hậu tương đối trong tiến trình phát
triển văn minh nhân loại [12].
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV - yêu cầu khách
quan trong phát triển KTNN:
Ngày nay, chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV là yêu cầu
khách quan trong phát triển KTNN, xuất phát từ những căn cứ khoa học sau
đây:
11
- Cơ cấu KTNN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy
KTNN PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Cơ cấu KTNN là xương sống hay trụ cột của KTNN, là lăng kính
phản chiếu trình độ, năng lực phát triển SXNN.
+ Cơ cấu KTNN nông nghiệp hợp lý và chuyển dịch theo hướng hiện
đại sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng TPKT trong
SXNN.
- Cơ cấu KTNN luôn có xu thế lạc hậu tương đối, đòi hỏi phải đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng hiện đại và PTBV:
Cơ cấu KTNN luôn vận động và biến đổi , thông qua sự vận động, biến
đổi đó có thể khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực, phục vụ mục tiêu
tăng trưởng KTNN, phát triển xã hội.
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu phải chuyển
dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV:
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, về thực chất đó là quá trình
di chuyển các nguồn lực (vật chất và phi vật chất), là quá trình phân công lại
lao động thế giới.

Trong quá trình đó, những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có chiến
lược phát triển tốt sẽ tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, thu
lại lợi ích to lớn và ngược lại, những quốc gia tiềm lực kinh tế hạn chế, năng
lực cạnh tranh thấp sẽ bị thua thiệt. Tuy nhiên, bất cứ một quốc gia nào cũng
có lợi thế so sánh khác biệt, nếu biết tổ chức, cấu trúc các nguồn lực vào các
ngành, các vùng, lãnh thổ tốt sẽ gia tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh PTKT.
Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế luôn gắn kết và
lôi cuốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau, cùng sống trong
ngôi nhà chung của thế giới. Sự phát triển thiếu bền vững về KT - XH và môi
trường ở một quốc gia, khu vực có ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền, lan
12
tỏa toàn thế giới. Bởi vậy, chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch cơ
cấu KTNN nói riêng theo hướng PTBV cả về kinh tế, xã hội và BVMT sinh
thái là một tất yếu khách quan [12].
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
hướng bền vững
- Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
nông nghiệp của một quốc gia, địa phương
+ Chiến lược phát triển KTNN nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình phát triển KTNN.
Chiến lược phát triển KTNN được xác định ở tầm dài hạn và trung
hạn. Thông qua chiến lược đó, xác định đường hướng, lộ trình thực hiện
chuyển dịch CCKT tế nông nghiệp. Xây dựng chiến lược phát triển KTNN
đúng đắn sẽ tạo ra bước phát triển vượt bậc trong kinh tế nông nghiệp.
Năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp của
một quốc gia thể hiện nhiều mặt, trong đó bao quát nhất là năng lực quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể; năng lực khai thác các nguồn lực; năng lực tổ chức và động viên các chủ
thể kinh tế cùng chung mục đích là tạo lập một nền kinh tế có năng suất cao,
chất lượng tốt; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn, BVMT sinh

thái.
+ Cơ cấu KTNN chính là sự thu nhỏ của chiến lược phát triển nông
nghiệp. Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng PTBV khi và chỉ khi tuân thủ
và thực hiện tốt chiến lược phát triển KTNN đã được hoạch định.
+ Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng PTBV hàm chứa trong quá
trình phát triển các ngành kinh tế hiện đại; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của
các vùng. Đồng thời, phát huy sức mạnh của tất cả các TPKT, với những đa
13
dạng trong quan hệ sở hữu nhằm tới mục tiêu chung là nâng cao tiềm lực, sức
mạnh của KTNN,
- Khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực:
Các nguồn lực tập trung cho chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng
phát triển là khá đa dạng và phong phú: nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngoài nước.
Nguồn lực trong nước bao gồm nguồn lực vật chất (đất đai, vốn, khoa
học - công nghệ và lao động) và nguồn lực phi vật chất.
Các nguồn lực vật chất đóng vai trò quan trọng, trực tiếp trong chuyển
dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV. Thông qua việc khai thác các tiềm
năng, lợi thế động của điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,
lao động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên thực tiễn mà quá trình
chuyển dịch cơ cấu KTNN dần được thực hiện. Trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu KTNN, nguồn lực vật chất là phương tiện trực tiếp, không thể thiếu để
thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV. Bên cạnh
đó, nguồn lực phi vật chất hỗ trợ thúc đẩy và bảo đảm cho quá trình chuyển
dịch cơ cấu KTNN hiệu quả và bền vững.
- Sự hoàn thiện cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước định
hướng chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững
Cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu KTNN theo hướng PTBV là một hệ chính sách, trong đó, quan trọng
nhất là các chính sách:

+ Chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN theo ngành, vùng
và TPKT.
+ Chính sách đất đai.
+ Chính sách tài chính - tín dụng.
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
14
+ Chính sách phát triển khoa học - công nghệ.
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu sản phẩm hàng hóa của thị trường, xu
hướng tiêu dùng của xã hội, trình độ phát triển khoa học - công nghệ của thế
giới hệ chính sách được xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện không
ngừng được đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN, tuân
thủ chiến lược phát triển KTNN mới có thể hướng tới PTBV.
- Khả năng xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện luật và văn bản
dưới luật
Chủ trương, đường lối và các chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu
KTNN theo hướng PTBV được thực hiện tốt không thể chỉ trông chờ vào ý
thức tự giác của các chủ thể trong xã hội, nhất là những chủ thể kinh tế hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực cụ thể. Vấn đề không kém phần quan trọng đó
là phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, minh bạch hóa các quan hệ KT -
XH diễn ra trong quá trình chuyển dịch đó.
Vì vậy, xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện luật và các văn bản
dưới luật một cách hiệu quả đó là công cụ, là biện pháp nhằm bảo đảm cho
quá trình chuyển dịch CCKT đúng hướng, đúng mục tiêu .
Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện luật, các
văn bản dưới luật là hoạt động nhận thức, tuân thủ theo quy luật khách quan
của quá trình nhận thức - tức là luôn bị lạc hậu tương đối so với xu hướng,
trào lưu phát triển KT - XH nói chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN
theo hướng bền vững nói riêng. Do đó, không ngừng đổi mới và hoàn thiện
luật, các văn bản dưới luật là một đòi hỏi khách quan. Và điều đó, phụ thuộc
vào nhận thức của Đảng cầm quyền, nhất là những chủ thể trực tiếp hoạt động

trong lĩnh vực pháp luật.
- Toàn cầu hóa và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế chi phối đến
chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV.
15
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan để
một quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển. Quá trình này vừa đem đến những thời
cơ, thuận lợi và tạo ra những thách thức to lớn trong sự chuyển dịch cơ cấu
KTNN theo hướng PTBV. Sự phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và lãnh thổ chỉ
có thể tận dụng được thời cơ, hạn chế nguy cơ và rủi ro trong phát triển khi
chủ động hội nhập thông qua các chính sách cụ thể và đúng đắn. Năng lực hội
nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ ở kết quả thực hiện được mục tiêu: vừa tạo
mở để thu hút được các nguồn lực ngoài nước vào thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu KTNN, vừa ngăn ngừa được những tác động tiêu cực từ bên ngoài đến
chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV [12].
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện. Trung Quốc
luôn coi nông nghiệp là cơ sở quan trọng của nền kinh tế quốc dân và nhiệm
vụ hàng đầu đặt ra là tập trung làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng
phát triển. Trong SXNN, lương thực được chú trọng đặc biệt với quan điểm:
phi lương bất ổn. Bằng nhiều biện pháp tác động để ổn định diện tích gieo
trồng lương thực, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích bằng con
đường thâm canh; chủ trương xây dựng các vùng lương thực hàng hóa trọng
điểm có sự hỗ trợ của nhà Nước. Nhờ vậy, Trung Quốc đã từng bước thoát
khỏi tình trạng trì trệ của những năm trước đây, giải quyết nạn thiếu đói triền
miên của nhân dân.
Để đẩy nhanh TTPT ngành nông nghiệp, Trung Quốc đã sử dụng nhiều
biện pháp có hiệu quả như: cải tiến quản lý KTNN, sử dụng rộng rãi những
thành tựu của khoa học công nghệ vào SXNN. Đồng thời thực thi hàng loạt

16
các chính sách như: Thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp, hộ nông dân
được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hóa, thay thế cho hệ
thống tổ chức sản xuất tập thể của công xã trước đây; cải cách cơ chế thu mua
nông sản, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình v.v đã tạo ra động lực
thúc đẩy nền nông nghiệp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, sản lượng lương
thực hàng năm đều tăng lên đáng kể.
Sau khi đảm bảo lương thực vững chắc, Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu
ngành KTNN, nông thôn phát triển theo hướng đa dạng, trong đó chú ý phát
triển cây công nghiệp, nghề rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh
công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Chăn nuôi cũng được tập trung
phát triển với sản lượng tăng khá.
Với chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, hàng trăm hộ nông
dân Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang
nền KTHH. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định đã tạo cơ sở cho sự
phát triển chung của nền kinh tế quốc dân ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Chủ trương phát triển xí nghiệp hương trấn - con đường tất yếu làm
phồn vinh kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy hiện đại
hóa nông nghiệp.
- Xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội nhằm giải quyết những khó khăn
trong quá trình SXNN với 5 hình thức chủ yếu sau:
+ Các tổ chức dịch vụ thuộc TPKT tập thể đảm bảo hoạt động các
khâu: cày máy, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, gặt hái, vận chuyển.
+ Các dịch vụ của hợp tác xã cung tiêu, tín dụng, và các tổ chức do
nông dân tự nguyện lập ra làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, gia công chế biến.
+ Mạng lưới dịch vụ kinh tế kỹ thuật của Nhà nước nhằm cung cấp các
dịch vụ phổ biến khoa học kỹ thuật.
17
+ Các đơn vị nghiên cứu khoa học, các trường đại học thâm nhập vào
nông thôn, tư vấn kỹ thuật, chỉ đạo, bồi dưỡng cán bộ, nhận khoán triển khai

các đề tài khoa học.
+ Các hiệp hội khoa học kỹ thuật của nông thôn thông qua các hình
thức trao đổi kinh nghiệm.
Các hình thức tổ chức dịch vụ trên đã tác động tích cực đến sự phát
triển ngành nông nghiệp, giúp giải quyết các trở ngại, khó khăn trên con
đường hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Trung quốc đã tập trung phát triển
kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông đường cao tốc, đường sắt và
đường biển [11].
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan đã tiến hành cải tạo nông nghiệp từ đầu những năm 50 thế kỷ
XX, trên tiềm lực sẵn có của mình là đất đai và lao động, với 3 chính sách lớn
là: cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật SXNN và kiến thiết xã hội nông thôn.
- Cải cách ruộng đất của Đài Loan là nhân tố có tính quyết định làm
thay đổi CCKT và xã hội Đài Loan. Cải cách ruộng đất có ảnh hưởng tác
động dưới nhiều mặt: tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao mức tiêu dùng
trong nông thôn, cải thiện cơ cấu SXNN, khai thác lao động và nguồn vốn
đầu tư vào đất đai.
- Hai giai đoạn phát triển nông nghiệp của Đài Loan:
+ Thời kỳ lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp (1949 - 1969).
+ Thời kỳ lấy công nghiệp phục vụ nông nghiệp (từ 1970 trở đi).
Trong thời kỳ này chủ trương lấy sản xuất cơ giới làm chính để nâng
cao NSLĐ nông nghiệp, đồng thời dùng chính sách giá cả, thu nhập để chi
viện cho SXNN, tập trung cải cách cơ cấu sản xuất để cạnh tranh với các
nước đang phát triển [11].

×