Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LUẬT QUẢNG CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.35 KB, 25 trang )

Tiểu luận: Luật Thương Mại
Đề tài: XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LUẬT QUẢNG CÁO
Bộ môn: Luật thương mại
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................................................................ 4
I. Quảng cáo thương mại...........................................................................................................................................4
1. Khái niệm..................................................................................................................................................................4
2. Nội dung của hợp đồng quảng cáo thương mại......................................................................................................4
II. Thực trạng về quảng cáo và các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo............................................................4
1.Thực trạng về hoạt động quảng cáo.........................................................................................................................4
2.Các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo..........................................................................................................6
2.1.Quảng cáo thương mại và kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại...........................................................6
2.2.Quảng cáo thương mại......................................................................................................................................9
2.3. Khen thưởng và xử lý vi phạm........................................................................................................................12
3. Hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài..........................................................................................................19
3.1. Quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài.................................................................................................19
3.2. Giấy phép quảng cáo.......................................................................................................................................20
3.3. Văn phòng đại diện quảng cáo.......................................................................................................................22
3.4. Chi nhánh quảng cáo.......................................................................................................................................23
3.5. Hợp tác, đầu tư trong hoạt động quảng cáo.................................................................................................23
3.6. Quảng cáo ở nước ngoài ...............................................................................................................................23
III. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. ......................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 25
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều điều kiện
1
Tiểu luận: Luật Thương Mại
thuận lợi trong việc thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình
thức khác nhau. Từ đó, việc hoạt động, sản xuất trong cùng một lĩnh vực, tranh giành thị
trường liên quan là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, cạnh tranh sẽ là vấn đề tất yếu trong


nền kinh tế hiện nay. Trong cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều giải pháp
để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Quảng cáo, giới thiệu,
khuyến mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triễn lãm, thương mại, ... Các
hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp
phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức
thực hiện hoặc thông qua quan hệ dịch vụ do thương nhân khác cung cấp.
Chính vì những lợi ích mà hoạt động xúc tiến thương mại mang lại, từ đó nhằm liên
hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các “kỹ thuật thuyết
phục” khác nhau thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với hiệu quả đạt được
trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại
đã sớm được coi là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả năng mang lại lợi ích thương mại to
lớn cho thương nhân, đồng thời có những ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của đối thủ
cạnh tranh và của người tiêu dùng.
Xét về góc độ kinh tế, xúc tiến thương mại là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học
từ những năm đầu của thế kỷ XX cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm
marketing. Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (Promotion) có nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ,
sự khuyếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là xúc
tiến thương mại mà còn có ý nghĩa là sự khuyếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương
mại. Thậm chí, ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và
đang đòi hỏi Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại, đồng thời phải có biện pháp
nhằm bảo vệ các hoạt động quảng cáo, … trong lĩnh vực này phát triển hợp pháp.

Xét về góc độ pháp lý, khoa học pháp lý nghiên cứu xúc tiến thương mại với ý
nghĩa là quyền của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trọng các quy định của pháp luật. Cụ
thể là tại khoản 3 điều 10 Luật thương mại 2005 quy định: Xúc tiến thương mại là hoạt
động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt
2
Tiểu luận: Luật Thương Mại
động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội
chợ, triển lãm thương mại. Xúc tiến thương mại mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán

hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đây cũng là định nghĩa duy nhất về
xúc tiến thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chính với suy nghĩ như trên và nhận thức được phần nào về hoạt động quảng cáo
nên chúng em đã chọn đề tài “Pháp luật về quảng cáo” để nghiên cứu và phân tích. Do thời
gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin có thể còn nhiều thiếu sót nên bài tiểu luận này
có thể còn nhiều vướng mắc. Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn.
3
Tiểu luận: Luật Thương Mại
NỘI DUNG CHÍNH
I. Quảng cáo thương mại
1. Khái niệm
Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại.
Hình thức quảng cáo: tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng, hình ảnh,
hành động, âm thanh, ...
Phương tiện quảng cáo: báo chí, xuất bản phẩm, mạng Internet, băng rôn, bảng,
biển, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di
động hoặc cố định, chương trình văn hóa, thể thao, ...
2. Nội dung của hợp đồng quảng cáo thương mại
Việc thuê dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng (giữa
bên thuê và bên làm dịch vụ) đây là quy định có tính bắt buộc.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập thành văn bản với nội
dung chủ yếu sau đây:
a/ Tên, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.
b/ Sản phẩm, phương tiện quảng cáo thương mại.
c/ Phương thức, phương tiện quảng cáo thương mại.
d/ Thời gian, phạm vi quảng cáo thương mại.
e/ Phí dịch vụ, các chi phí khác có lien quan.
II. Thực trạng về quảng cáo và các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo.
1.Thực trạng về hoạt động quảng cáo

Dù có nhiều luật lệ quy định về sản xuất, kiểm duyệt, chứng nhận chất lượng,
nhưng các quảng cáo không đúng sự thật vẫn được đăng, phát trên báo chí và truyền hình.
4
Tiểu luận: Luật Thương Mại
Để lên tới sóng truyền hình, các quảng cáo cũng phải chạy theo một đường vòng
khá rắc rối, với nhiều khâu khác nhau nhưng khi có chuyện gì rắc rối thì vẫn thường đổ lỗi
cho nhà sản xuất, chứ các cơ quan truyền thông vẫn không bị ảnh hưởng gì.
Công ty quảng cáo thường nhận hợp đồng từ các đài truyền hình có uy tín hoặc trực
tiếp từ nhà sản xuất. Từ thông tin về sản phẩm, công ty sẽ viết kịch bản và tham gia đấu
thầu cùng với các công ty quảng cáo khác. Nếu thắng trong đấu thầuvà nhận được hợp
đồng làm phim, khi bắt tay vào sản xuất, trong hợp đồng luôn ghi rõ công ty quảng cáo
không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
Người viết kịch bản phim quảng cáo phải trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thậm chí
phải có sự trải nghiệm thực tế, tức là dùng thử sản phẩm, dịch vụ để có hiểu biết sâu sắc
về nó rồi mới phát sóng quảng cáo.
Theo quy định của pháp luật, những quảng cáo như thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ
phẩm..., nhà sản xuất phải trình được giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép quảng
cáo do các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Y tế, Cục Quản lý Dược ... cấp chứng nhận
chất lượng sản phẩm đúng như quảng cáo thì mới được phát sóng. Kể cả khi đã có đầy đủ
giấy tờ như vậy, ban biên tập các đài truyền hình còn phải duyệt nội dung để đảm bảo tính
thẩm mỹ và thuần phong mỹ tục trong quảng cáo.
Về lý thuyết, quy trình thì chặt chẽ như vậy, nhưng thực thi thực tế lỏng lẻo. Vụ
quảng cáo vòng tay titan lừa đảo cuối năm 2009 là một minh chứng rõ ràng nhất.
Thông tin từ một lãnh đạo Vụ Trang thiết bị Y tế (thuộc Bộ Y tế) trên báo chí cho
biết, công ty STV Shopping, đơn vị nhập khẩu và phân phối vòng tay titan, đã từng mang
mặt hàng này đến xin cấp phép quảng cáo. Vì thấy sản phẩm không đủ tác dụng chữa
bệnh, Bộ đã không cấp phép.
Tuy nhiên, sau đó bộ vòng tay này vẫn được quảng cáo rầm rộ trên 7 đài truyền
hình toàn quốc. Điều tra của cơ quan chức năng cho thấy; công ty STV Shopping đã chi
nhiều tỉ đồng để ký hợp đồng quảng cáo trên truyền hình, trong đó hợp đồng cao nhất là

2,4 tỉ đồng, thấp nhất là 600 triệu đồng.
Tháng 11/2010, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng được Quốc hội thông qua, trong đó
quy định rõ bên thứ ba cung cấp thông tin cho người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm liên
5
Tiểu luận: Luật Thương Mại
đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng
minh được đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm chứng thông tin theo quy định.
Cùng với đó là Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Báo chí và các luật dân sự khác ràng
buộc trách nhiệm pháp lý của cơ quan truyền thông đối với việc đăng thông tin quảng cáo
sai lệch. Tuy nhiên, sự chồng chéo về quản lý dẫn tới việc khó tách bạch trách nhiệm.
Trước kia Bộ Văn hóa - Thông tin quản lý toàn bộ quảng cáo, cả ngoài trời lẫn trên
các phương tiện truyền thông. Nhưng từ ngày Bộ Thông tin - Truyền thông được thành
lập thì Cục quản lý Báo chí và Xuất bản được chuyển sang bộ này và mang theo cả chức
năng quản lý về quảng cáo trên báo chí.
Theo thống kê, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chiếm tới hơn
80% doanh thu quảng cáo tại Việt Nam. Trên lý thuyết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
đang giữ chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động quảng cáo nhưng lại
không kiểm soát được nội dung quảng cáo trên báo chí. Còn Bộ Thông tin - Truyền thông
quản lý báo chí nhưng lại không có chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo.
2.Các điều lệ quy định về hoạt động quảng cáo
2.1.Quảng cáo thương mại và kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
Mục 1: Quyền quảng cáo thương mại
Điều 11. Quảng cáo thương mại của thương nhân Việt Nam
Cá nhân, pháp nhân, Tổ hợp tác, Hộ gia đình là thương nhân theo quy định của Luật
Thương mại được quyền trực tiếp quảng cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa,
dịch vụ thương mại do mình sản xuất, kinh doanh, cung ứng hoặc thuê tổ chức kinh doanh
dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Điều 12. Quảng cáo thương mại của các Doanh nghiệp có Vốn đầu tư nước
ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền trực tiếp quảng cáo hoạt động

sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại do mình sản xuất, kinh doanh, cung
6
Tiểu luận: Luật Thương Mại
ứng hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại
cho mình, phù hợp với Giấy phép đầu tư.
Điều 13. Quảng cáo thương mại của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh được phép hoạt động
tại Việt Nam, được trực tiếp quảng cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ
của mình tại Việt Nam hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt
Nam thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
2. Thương nhân nước ngoài chưa có Văn phòng đại diện, Chi nhánh được phép hoạt
động tại Việt Nam, muốn quảng cáo về hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ
của mình tại Việt Nam, phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt
Nam thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Mục 2: Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo sản phẩm quảng cáo thương mại
Điều 14. Hàng hóa, dịch vụ thương mại được phép quảng cáo
Thương nhân nói tại các Điều 11, 12, 13 Nghị định này được quảng cáo hàng hóa
không thuộc diện hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy
định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo
Cấm quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại sau đây:
1. Hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại chưa
được phép thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm quảng cáo.
Điều 16. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh
7
Tiểu luận: Luật Thương Mại
Việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh theo quy định
của pháp luật phải được Bộ Thương mại chấp thuận.

Điều 17. Quảng cáo hàng hóa chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực
hiện tại Việt Nam
Hàng hóa chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại Việt Nam, muốn
được quảng cáo tại Việt Nam phải là hàng hóa, dịch vụ thương mại không thuộc diện hàng
hóa, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 18. Yêu cầu về tính trung thực, chính xác trong quảng cáo
Quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ thương mại được quảng cáo phải đúng
với quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của chính hàng hóa, dịch vụ thương mại được bán, được cung
ứng trên thị trường.
Điều 19. Quảng cáo có sử dụng Nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, tên Cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại
Nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương
mại sử dụng trong quảng cáo phải thuộc Quyền sở hữu của người yêu cầu quảng cáo hoặc
phải được Chủ sở hữu hợp pháp chấp nhận. Thương nhân có yêu cầu thuê quảng cáo phải
chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, tên cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thương mại.
Điều 20. Sản phẩm quảng cáo thương mại, địa điểm quảng cáo và phương tiện
quảng cáo thương mại
1. Việc sử dụng các hình thức, hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,
biểu tượng, màu sắc, ánh sáng để quảng cáo cho hàng hóa và dịch vụ thương mại phải tuân
thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
8
Tiểu luận: Luật Thương Mại
2. Địa điểm quảng cáo phải tuân thủ quy hoạch về đô thị, xây dựng địa phương và
hướng dẫn của cơ quan liên quan; không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường,
trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
3. Việc sử dụng các Phương tiện quảng cáo thương mại phải tuân thủ các quy định
tại Điều 190, 193 Luật Thương mại.

Mục 3: Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
Điều 21. Quy định đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương
mại
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Là doanh nghiệp hoạt động độc lập, chuyên kinh doanh dịch vụ quảng cáo
thương mại;
3. Không có hoạt động mua bán hàng hóa, trừ việc mua bán các máy móc, thiết bị,
vật tư phục vụ cho ngành nghề của doanh nghiệp.
Điều 22. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng
cáo và bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại được thực hiện theo Điều 195, 196, 197
Luật Thương mại.
Mục 4: Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại kinh doanh dịch
vụ quảng cáo thương mại
2.2.Quảng cáo thương mại
Mục 1: Nội dung của sản phẩm quảng cáo thương mại
Điều 21. Bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại
9
Tiểu luận: Luật Thương Mại
1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm
quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ để so sánh.

Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại
1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em
phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ em.
2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa
vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:
a) Làm giảm mềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua
hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi
thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ
tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
10

×