Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

báo cáo tốt nghiệp môi trường thực trạng môi trường ở nhà máy xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.97 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
LƯƠNG NGỌC DUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH
NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN
LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Tài nguyên & Môi trường
Khóa học : 2008 - 2012
Thái Nguyên, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
LƯƠNG NGỌC DUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH
NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN
LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Tài nguyên & Môi trường
Khóa học : 2008 - 2012
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên, 2012
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.


Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài nguyên và Môi
trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành
trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, các cán bộ
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, các cán bộ và công nhân
nhà máy xi măng Núi Voi, các hộ gia đình sống xung quanh khu vực nhà
máy xi măng Núi. Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Dương Thị Thủy, cán bộ
phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ đã giúp đỡ em trong quá
trình thu thập số liệu.
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của em, lần đầu tiên làm quen với
công việc nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong các thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để em tiến bộ hoàn thiện hơn trong
việc học tập, nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm
Sinh viên
Lương Ngọc Dung
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang 21
Bảng 4.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang 22
Bảng 4.3. Tình hình lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi năm 2011 25
Bảng 4.4. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất xi măng 27
Bảng 4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất vôi 29
Bảng 4.6. Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung do quá trình hoạt động sản xuất của
nhà máy 30
Bảng 4.7. Nguồn phát sinh và khối lượng nước thải của nhà máy 32
Bảng 4.8. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn của nhà máy 33
Bảng 4.9. Chất lượng nước thải của khu sản xuất xi măng 35
Bảng 4.10. Chất lượng nước ngầm của khu sản xuất xi măng 36

Bảng 4.11. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu 37
Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng 38
Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất xi măng. .39
Bảng 4.14. Chất lượng nước thải của khu sản xuất vôi 40
Bảng 4.15. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu 42
Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất vôi 42
Bảng 4.17. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu
sản xuất vôi 43
Kết quả điều tra về chất lượng không khí đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh
nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.18 44
Bảng 4.18. Kết quả điều tra về chất lượng môi trường không khí đối với người dân sống
xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 44
Kết quả điều tra về tiếng ồn ảnh hưởng đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh
nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.19 45
Bảng 4.19. Kết quả điều tra về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người dân sống xung
quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí các bên tiếp giáp của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 18
Hình 4.2. Sơ đồ vị trí của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 19
Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 24
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 26
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi kèm dòng thải 28
Hình 4.6. Cấu tạo bể tự hoại 50
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TS : Tiến sĩ
NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ
NQ - CP : Nghị quyết - Chính phủ
TT - BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường
QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường
QĐ - BYT : Quyết định - Bộ Y tế

QĐ - UB : Quyết định - Uỷ ban
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
COD : Nhu cầu oxi hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng
TDS : Tổng chất rắn hoà tan
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN 4
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
MỤC LỤC 7
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Cơ sở pháp lý 4
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và sức khỏe con
người 6
2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe con người 6
2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người 6
2.3.1.3. Tác động của tiếng ồn 9
2.3.1.4. Tác động do ô nhiễm nhiệt 10

2.3.2. Nước thải của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường 10
2.3.3. Chất thải rắn của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường 11
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 11
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam 11
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của tỉnh Thái Nguyên 13
PHẦN 3 15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 15
3.3.1. Tìm hiểu về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15
- Vị trí địa lí, địa hình 15
- Điều kiện về khí tượng, thủy văn 15
- Cơ cấu tổ chức và lao động của nhà máy 15
- Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15
3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình
hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh
nhà máy thông qua phiếu điều tra 16
3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 16
3.3.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 16
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 16
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh 16
PHẦN 4 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 17

4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 17
4.1.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn 20
4.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 23
Nhà máy xi măng Núi Voi là đơn vị trực thuộc chuyên sản xuất và cung cấp đá vôi cho
Công ty Gang thép Thái Nguyên. Từ ngày 01/7/2001, nhà máy chính thức trở thành chi
nhánh thành viên của Công ty Cổ phần Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên với nhiệm vụ
sản xuất xi măng và sản xuất vôi với giấy phép kinh doanh số 1713000118 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 18/10/2005. Tổ chức bộ máy được tổ chức
như sau: 23
STT 25
Đơn vị 25
Số lượng (người) 25
Cán bộ quản lý 25
Công nhân trực tiếp sản xuất 25
1 25
Khu hành chính 25
15 25
25
2 25
Khu sản xuất xi măng 25
7 25
63 25
3 25
Khu sản xuất vôi 25
5 25
92 25
Tổng cộng 25
27 25
155 25
Chi nhánh nhà máy xi măng được chia làm 3 khu: khu hành chính, khu sản xuất xi măng

và khu sản xuất vôi. 25
Khu hành chính gồm 15 người thuộc các phòng ban sau: Ban Giám đốc, phòng Tổ chức -
Hành chính, phòng Sản xuất, phòng Kinh tế - tổ chức, phòng Văn thư và phòng Bảo vệ.
25
Khu sản xuất xi măng bao gồm phân xưởng vận tải mỏ và phân xưởng sản xuất xi măng
với cơ cấu gồm: 7 cán bộ quản lý và 63 công nhân trực tiếp sản xuất 25
Khu sản xuất vôi bao gồm phân xưởng sản xuất vôi với cơ cấu gồm: 5 cán bộ quản lý và
93 công nhân trực tiếp sản xuất 25
4.1.4. Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi.25
4.1.4.1. Khu sản xuất xi măng 25
4.1.4.2. Khu sản xuất vôi 27
4.1.4.3. Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy 29
4.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình
hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 34
4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất xi măng thuộc Chi nhánh Nhà máy xi
măng Núi Voi 34
4.2.1.1. Thực trạng môi trường nước 34
* Chất lượng nước thải: 34
4.2.1.2. Thực trạng môi trường không khí 37
4.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất vôi thuộc Chinh nhánh Nhà máy xi
măng Núi Voi 40
4.2.2.1. Thực trạng môi trường nước 40
4.2.2.2. Thực trạng môi trường không khí 42
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà
máy thông qua phiếu điều tra 44
4.3.1. Khu vực điều tra 44
4.3.2. Mức độ ảnh hưởng quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà
máy thông qua phiếu điều tra 44
4.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 46
4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 46

4.4.1.1. Đối với bụi 46
4.4.1.2. Đối với tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu 47
4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 49
4.4.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 50
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 51
4.5.1. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán 51
4.5.2. Cải thiện điều kiện làm việc 52
4.5.3. Đào tạo và giáo dục về môi trường 52
PHẦN 5 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
I - TIẾNG VIỆT 55
16. Đinh Xuân Thắng, 2007. Giáo trình ô nhiễm không khí, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh 56
17. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên, 2011. Báo cáo kết quả
quan trắc giám sát định kì đợt 3, đợt 4 năm 2011 của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi
Voi 56
18. Website: 56
56
/>WCM_GLOBAL_CONTEXT=/web+content/sites/home/ct_gttn/ct_gt_dktn/gtc0001&cat
Id=CT_GT_DKTN&comment=GTC0001 56

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bước
vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài
người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số,

năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được
cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển
của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu
các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính
sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh
nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang
ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa
mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã
hội.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi
trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường do sản
xuất công nghiệp là rất nặng.
Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi
là một trong những đơn vị sản
xuất chính, đa dạng sản phẩm của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái
Nguyên. Sản phẩm của nhà máy là xi măng với công suất trung bình 50.000
tấn/năm. Ngoài sản xuất xi măng, nhà máy còn sản xuất vôi sống với công
suất khoảng 20.000 tấn/năm đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển, lớn mạnh
của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên nói riêng và sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tuy nhiên, cái gì cũng
có hai mặt, một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước,
song mặt khác sự tác động của nó tới môi trường là điều không tránh khỏi.
1
Chất lượng môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường đất và
môi trường nước đang bị ảnh hưởng bởi một trong những nguyên nhân là do
hoạt động sản xuất của các khu sản xuất đó.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà
trường, ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Hải
em tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đánh giá thực trạng môi trường tại Chi
nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái
Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nắm được hiện trạng môi trường tại
Chi nhánh nhà máy xi măng Núi
Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại chất thải trong quá trình
hoạt động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi tới môi trường xung
quanh.
- Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Chi
nhánh nhà máy xi măng Núi Voi.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các
loại chất thải tới môi trường của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi.
- Các mẫu nước, không khí phải được lấy trong khu vực chịu tác động
của hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của cơ sở.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc
sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó
giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác
động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong lịch sử phát triển của loài người trên Trái đất, con người luôn
phải đối đầu với sự khủng hoảng sinh thái. Chúng ta ngày càng thấy rõ sự ô
nhiễm môi trường do công nghiệp phát triển, do sự bùng nổ dân số ở các
nước chậm tiến và đang phát triển, do con người chưa tuân thủ luật lệ về môi
trường … đã phá vỡ quy luật tự nhiên về phát triển sinh thái, đã và đang dẫn
đến những thiệt hại to lớn về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất thải vào
môi trường. Tất cả các chất phát thải ra môi trường đều được đưa vào một
thành phần môi trường cụ thể nào đó: nước, không khí hay đất, các thành
phần này có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau. Khi các chất thải với số
lượng và chất lượng nhất định được thải vào một thành phần của môi trường,
thì quá trình lý, hóa, sinh, khí động học, … của hệ thống tự nhiên sẽ có
những điều chỉnh làm cho chúng có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ở
vùng xung quanh.
Những sự thay đổi của thành phần môi trường sẽ dẫn đến biến đổi của
các hệ sinh thái và những biến đổi khác, thường những sự biến đổi đó gây ra
những tổn thất mà con người phải gánh chịu. Ô nhiễm môi trường có tác
động xấu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và
biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng ôzôn), …
Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải

vào môi trường càng nhiều. Các chất thải này nếu không kiểm soát, xử lý
trước khi thải vào môi trường thì nó sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2009
về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2010 quy định
về xác định thiệt hại với môi trường.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
-
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về bắt buộc áp
dụng TCVN về môi trường.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có:
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có:
+ QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

công nghiệp sản xuất xi măng.
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 16/12/2010 quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, rung. Ban hành kèm thông tư
này có:
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- Thông tư số 40/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 28/12/2011 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có:
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
5
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- TCVN 7365:2003 - Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và
chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng.
- 3733:2002/QĐ-BYT - Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh
lao động, chất lượng không khí vùng làm việc.
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và
sức khỏe con người
2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe
con người
Ô nhiễm môi trường chính trong sản xuất vôi và xi măng chính là phát
thải bụi,tiếp đó là các chất ô nhiễm dạng khí như SO
2
, NO
x
, CO
2
. Ngoài ra,
còn có những thành phần ô nhiễm được cho là nguy hiểm nhưng không đóng

vai trò lớn như kim loại nặng, CO, hydro cacbon, các chất hữu cơ…
2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người
- Bụi xi măng không gây bụi phổi nhưng nếu trong bụi xi măng có 2%
là silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi silic sau nhiều năm tiếp xúc.
- Bụi tạo thành do khí đốt than: bụi vào phổi gây kích thích cơ học và
phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp, bụi than tạo
thành do quá trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu là hydro cacbon đa
vòng là chất có tính độc cao có khả năng gây ung thư.
- Các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 1 µm (micrômét) có thể lọt vào tận
các phế nang phổi và tồn tại vĩnh viễn tại đó. Lâu dần đối với những người
thường xuyên hít phải loại bụi này sẽ mắc các chứng nhiễm độc kim loại nặng
do bụi tồn lưu trong phổi.
- Đau mắt do các hạt bụi cứng có cạnh sắc bám vào giác mạc.
- Bên cạnh đó nếu bụi phát thải với nồng độ cao và thời gian dài sẽ bám
lên bề mặt các lá cây hạn chế sự quang hợp, hạn chế hô hấp, hạn chế sự phát
triển của mầm, hoa và quả non.
- Bụi lơ lửng trong không trung sẽ theo mưa rơi xuống đất góp phần
làm nhiễm nước mưa và suy giảm chất lượng nước mặt khu vực.
6
- Sự tồn tại của bụi trong không khí là tâm ngưng tụ những giọt nước
trong mùa lạnh, tạo nên những vùng sương mù dày đặc trên đường giao thông
gây cản trở tầm nhìn dễ gia tăng khả năng tai nạn giao thông.
- Sự phát sinh bụi thường xuyên gây tác động xấu về cảnh quan môi
trường đô thị của khu vực.
2.3.1.2. Tác động hóa học của các khí đối với con người
• Nitơ oxit (NO
x
):
* Sự hình thành khí NO
x

NO
x
sinh ra do sự oxi hoá nitơ có trong nhiên liệu và không khí. Khối
lượng NO
x
sẽ tăng rõ rệt khi nhiệt độ cháy cao hơn 1400 độ C.
Nitơ oxit sinh ra trong quá trình đốt cháy bột than chủ yếu là NO và
NO
2
gọi chung là NO
x
, ngoài ra còn một lượng nhỏ N
2
O.
* Tác hại của các khí NO
x
Khí NO là khí không màu, cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ
con người nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của khí NO
2
. Với nồng độ
thường có trong không khí, NO không gây kích thích và không ảnh hưởng gì
tới sức khoẻ con người. Trong khí quyển và trong các thiết bị công nghiệp,
NO phản ứng O
2
với tạo thành NO
2
, là một chất khí có màu nâu, rất kích thích
với cơ quan hô hấp. Tiếp xúc với khí NO
2
ở nồng độ khoảng 5 ppm sau vài

phút có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ 15 - 50 ppm một
vài giờ có thể nguy hiểm cho phổi, tim và gan, ở nồng độ 100ppm có thể gây
tử vong sau một vài phút. Tiếp xúc lâu với khí NO
2
khoảng 0,06 ppm sẽ gây
trầm trọng thêm các bệnh về phổi.
• Cacbon dioxit (CO
2
):
* Sự hình thành khí CO
2
Cacbon dioxit CO
2
xuất hiện trong ngọn lửa khi hỗn hợp nhiên liệu
không khí chưa hoàn thiện (không đều), hoặc thiếu không khí, hoặc do nhiệt
độ thấp. Khi trong sản phẩm cháy chứa các thành phần còn cháy được (chủ
yếu là CO
2
và H
2
) thì quá trình cháy được gọi là cháy không hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra hoàn toàn có thể là: không khí không đủ hoặc phân bố
không khí không đều.
7
Cacbon dioxit phát thải trong không khí là do nhiên liệu cháy không
hết, phương trình cháy không hoàn toàn của cacbon như sau:
C + O
2
= CO
2

* Tác hại của CO
2
với sức khoẻ con người
Khí này khi tác dụng với hơi ẩm tạo thành H
2
CO
3
có thể ăn mòn da.
Nồng độ CO
2
trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 - 0,006%. Nồng độ
tối đa cho phép là 0,1%.
• Lưu huỳnh đioxit (SO
2
)
* Sự hình thành khí SO
2
Lưu huỳnh ở trong than dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ. Lưu huỳnh hữu
cơ kém bền hơn lưu huỳnh vô cơ nên phần lớn lưu huỳnh hữu cơ giải phóng
theo chất bốc hơi dưới dạng H
2
S trong giai đoạn thoát khí.
Trong quá trình cháy than, toàn bộ lưu huỳnh có thể cháy được trong
than dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân huỷ và chuyển thành khí SO
2
, sau đó
trong môi trường nhiệt độ cao của buồng lửa, một bộ phận của chúng sẽ kết
hợp với oxi tạo thành khí SO
2
cùng với sự xúc tác của bề mặt đốt.

Chất xúc tác có thể là vanadium, silizium, oxit sắt, v.v… Hiệu quả cuối
cùng của sự oxi hoá lưu huỳnh trong than là hơn 95% SO
2
được hình thành,
SO
3
chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì vậy khi nói về phát tán của oxit lưu huỳnh chủ
yếu là nói về SO
2
, còn nói về sự ăn mòn nhiệt độ thấp của khói thì SO
3
đóng
vai trò quyết định.
Thông thường trong tổng lượng khí SO
3
sinh ra, chỉ có khoảng 0,5%
đến 2% khí SO
2
phát tán ra môi trường dưới dạng SO
3
, số còn lại thoát ra dưới
dạng khí H
2
SO
4
.
Trong quá trình làm lạnh khói, khí axit có thể ngưng kết thành nước
axit lên trên mặt kim loại trao đổi nhiệt, gây nên hiện tượng ăn mòn nghiêm
trọng. Khí SO
2

thải ra môi trường dưới tác dụng xúc tác của các bụi kim loại
trong khí quyển sẽ oxi hoá thành khí SO
3
. Khí SO
3
gặp nước trong không khí
sẽ tạo thành sương axit, bụi axit, hoặc mưa axit không những gây ô nhiễm cho
bầu khí quyển mà còn gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị.
* Tác hại của khí SO
2
8
Khí sunfurơ (SO
2
) là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu
huỳnh và nó là một mối lo đáng kể đến môi trường. Khí SO
2
kích thích niêm
mạc của mắt và tuyến hô hấp trên, làm sưng tấy và tiết nước nhầy, gây ho.
Không khí có nồng độ SO
2
cao gây khản giọng, viêm phế quản nặng, làm thay
đổi thành phần của máu. Nồng độ SO
2
của ở mức 1,6 ppm gây co thắt cuống
phổi trong vài phút. Thời gian tiếp xúc kéo dài với không khí thì thậm chí có
nồng độ SO
2
thấp gây bệnh viêm phế quản, thanh quản mãn tính, gây giãn
phổi và các bệnh khác.
• Cacbon monoxit (CO)

CO

khi xâm nhập vào phổi sẽ thay thế O
2
trong hợp chất với
hemoglobin, gây thiếu O
2
trong máu, quá trình hô hấp của mô bị phá huỷ.
Biểu hiện đầu tiên khi bị ngộ độc CO xảy ra ở các cơ quan của hệ thần kinh
cao cấp bắt đầu rối Ion. Khi ngộ độc CO trầm trọng sẽ có hiện tượng ù tai,
đau đầu tăng lên kèm theo chóng mặt, mạch đập ở thái dương, nôn mửa và bất
tỉnh, co giật dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ mang thai, ngộ độc CO có thể
dẫn đến đẻ non, sẩy thai và làm biến dạng trẻ sơ sinh khi còn ở trong bào thai.
Trong các nguồn phát thải từ nhà máy xi măng, khí thải từ các nguồn
thải có chiều cao sẽ phát tán đi xa gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh,
đến các nhà dân ở khu vực lân cận còn các nguồn thải thấp sẽ gây ô nhiễm
cục bộ.
2.3.1.3. Tác động của tiếng ồn
Tác động của tiếng ồn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con
người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn
tuổi. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác
động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ
minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm,
giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ
70 - 80 dB sẽ gây mệt mỏi, 90 - 110 dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120 - 140
dB có khả năng gây chấn thương. Làm việc lâu dài ở khu vực có cường độ
tiếng ồn cao có thể mắc bệnh điếc nghề nghiệp.
9
2.3.1.4. Tác động do ô nhiễm nhiệt
Công đoạn sản xuất xi măng có sử dụng nhiệt cho quá trình nghiền

nhiên liệu, nghiền than, nghiền xi măng. Nhiệt độ khí thải khoảng 80 - 90
0
C.
Các nhiệt lượng này thải vào nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà
xưởng tăng cao, ảnh hưởng tới môi trường lao động trong nhà xưởng và khu
vực, ảnh hưởng tới hô hấp của con người và năng suất lao động.
* Tác hại của ô nhiễm nhiệt
Nếu nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý con người như
mất nhiều mồ hôi kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng, nhiệt độ cao
làm cho cơ tim hoạt động nhiều hơn, các chức năng của thận, của hệ thần kinh
trung ương cũng bị ảnh hưởng.
2.3.2. Nước thải của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường
• Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất sẽ cuốn theo đất, cát, dầu
mỡ, kim loại nặng và hoà tan một số khí ô nhiễm khác như SO
x
, NO
x
, CO
2
,…
Đặc điểm của loại hình sản xuất xi măng phát sinh nhiều bụi phát tán ra môi
trường, vào các ngày mưa lượng bụi này sẽ hoà vào nước mưa chảy tràn làm
cho nước có tính kiềm cao, khi chảy vào hệ thống thoát nước và chảy vào
nguồn tiếp nhận gây tác động không nhỏ tới đời sống thuỷ sinh, và gây ô
nhiễm nguồn nước, tăng khả năng bồi lắng. Ngoài ra do sự hoà tan các chất
khí có tính axit nên nước mưa có thể làm hư hại các vật liệu kết cấu và công
trình xây dựng.
• Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại khu sản xuất

là nước thải sinh hoạt thông thường chủ yếu chứa các chất lơ lửng (TSS), các
hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.
• Nước thải sản xuất
Trong nước thải sản xuất có chứa bột xi măng, đất, cát nên dễ làm tắc
các đường ống dẫn nước thải sản xuất cũng như đường ống dẫn chung của
nhà máy. Đồng thời trong nước thải sản xuất còn chứa dầu mỡ, cặn lơ lửng và
các chất khác. Nguồn tiếp nhận của nước thải này là cánh đồng phía Nam nhà
10
máy thuộc thị trấn Chùa Hang nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ gây
ra những tác động tới môi trường nước tiếp nhận cũng như đất sẽ bị chai, tăng
độ pH của nước, gây tác động xấu tới môi trường thủy sinh vật.
2.3.3. Chất thải rắn của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường
• Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt là các thành phần thông thường
không nguy hại, bao gồm: Chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Ngoài ra còn có một
số thành phần khó phân huỷ như: túi nilon, đồ nhựa văn phòng phẩm, quần áo
và trang bị bảo hộ lao động hỏng… Chất thải rắn sinh hoạt là loại chất ít có
khả năng gây ra các sự cố về môi trường.
Tuy nhiên nếu không được thu gom và để đúng nơi quy định thì đây là
môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng sinh sôi và phát triển, tạo điều
kiện cho việc phát tán lây lan dịch bệnh gây hại cho con người.
• Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của khu sản xuất chủ yếu là:
+ Nguyên vật liệu xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, hộp nhựa đựng
dầu mỡ, túi nilon.
+ Sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất.
+ Xỉ đá vôi.
• Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của khu sản xuất
bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị,

máy móc. Một số thiết bị điện hư hỏng như bóng đèn, cầu chì, công tắc điện,
các bóng đèn chiếu sáng nơi làm việc.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và tỉnh Thái
Nguyên
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam

Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất xi măng phục
vụ ngành xây dựng. Ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã và đang trở
11
thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đá vôi trầm tích có khoáng vật
chủ yếu là calcit. Thành phần hóa học chủ yếu của đá vôi là CaCO
3
, ngoài ra
còn có một số tạp chất khác như MgCO
3
, SiO
2
, Fe
2
O
3
, Al
2
O
3

Ở nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ
lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt
Nam phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở Bắc Sơn và

Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn hơn cả.
Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa 2 con
sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy. Những núi có quy mô lớn như núi Han,
núi Áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dò tỉ mỉ.
Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại Sơn và Tràng Kênh
thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố rải rác
ở Dương Xuân - Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.
Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, dãy núi Hoàng Thạch - Hải
Dương với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu
vực Hải Phòng là 782.240 nghìn tấn.
Hiện nay, ở nước ta có trên 5000 mỏ và điểm khai thác đá vôi, đá
granit, đá cẩm thạch, đôlômit, cát, sỏi, đất sét, đất chịu lửa và các sản phẩm
mỏ khác dùng làm vật liệu xây dựng hoặc nguyên liệu để chế biến vật liệu
xây dựng, 100% các mỏ này dùng phương pháp khai thác lộ thiên.

Tình hình tiêu thụ xi măng ở Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, dự báo nhu cầu trong nước đến năm 2020 khoảng 95 triệu tấn. Trong
khi đó, dự kiến đến năm 2020 tổng công suất trong cả nước đạt 130 triệu tấn.
Trong 5 tháng đầu năm 2012, những khó khăn của nền kinh tế đã tác
động nghiêm trọng đến mọi hoạt động của ngành công nghiệp xi măng. 5
tháng đầu năm 2012 sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so
với năm 2011 (22,2 triệu tấn), tiêu thụ xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn giảm
7,8% (20,5 triệu tấn) so với năm 2011. Sản xuất và tiêu thụ giảm, nhưng
ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế, sản lượng) lại
12
tăng khoảng 10% so với năm 2011, do cao trào đầu tư xi măng đã khởi động
từ những năm gần đây chưa hãm lại được. Từ đầu năm 2012, toàn ngành xi
măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 -

62 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng
47 - 48 triệu tấn, phấn đấu xuất khẩu 7 - 8 triệu tấn, dẫn tới dư thừa khoảng 6
triệu tấn.
Những nguyên nhân gây nên tình trạng sản xuất và tiêu thụ suy
giảm gồm:
- Do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu
tư công v.v…do thị trường bất động sản đóng băng, do sức mua của nền kinh
tế giảm nên sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo.
- Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng
những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt nên công suất thiết kế và năng
lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng. Từ
năm 2011 đến nay, ngành xi măng đã đẩy mạnh xuất khẩu clinke, xi măng,
coi như một giải pháp tình thế để giải quyết một phần tình trạng dư thừa xi
măng.
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của tỉnh Thái Nguyên

Trữ lượng đá vôi của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú
ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6
triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm
thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m
3
, trong
đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần
đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt,
hàm lượng AL
2
CO
3
cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m

3
. Đó là vùng nguyên
liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và
đá ốp lát.

Tình hình tiêu thụ xi măng tại Thái Nguyên
Trong quý I năm 2012, sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất xi
măng nói riêng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, năm 2012 cả
13
nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt động, nâng dây chuyền lò quay
công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng công nghệ bán
khô. Trong khi đó, nhu cầu được dự báo là không tăng mạnh, do đó dẫn tới
cung vượt cầu và việc cạnh tranh để bán sản phẩm giữa các doanh nghiệp sản
xuất xi măng ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
các doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định
với đa số các dây truyền đều chạy hết công suất.
Ví dụ: Trong quý I năm 2012, Công ty TNHH một thành viên xi măng
Quang Sơn tiêu thụ 70.000 tấn xi măng trong tháng 3/2012. Riêng tại thị
trường Thái Nguyên công ty đã tiêu thụ trên 15.000 tấn, tăng 150% so với
cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần xi măng Quán Triều tiêu thụ 1.350 tấn
trong quý I. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cũng đã tiêu thụ được 180.000
tấn.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các loại
chất thải bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn trong quá trình sản xuất
của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi tới môi trường.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Chi nhánh nhà máy xi măng
Núi Voi
- Phạm vi đánh giá của đề tài bao gồm:
+ Chất lượng nước
+ Chất lượng không khí
+ Chất thải rắn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực hiện: Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Thái
Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi
- Vị trí địa lí, địa hình
- Điều kiện về khí tượng, thủy văn
- Cơ cấu tổ chức và lao động của nhà máy
- Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi
măng Núi Voi
3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường
không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi
măng Núi Voi
15

×