Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.25 KB, 22 trang )

Tiền tệ - Ngân hàng
Đề tài thảo luận:
Lạm phát ở Việt Nam
từ năm 2010 đến nay
DANH SÁCH NHÓM:
1. Phạm Trung Hiếu - NT - 01649.727.456
2. Phạm Trí Trung
3. Nguyễn Văn Hải
4. Phạm Bùi Việt Phương
5. Nguyễn Tiến Lâm
6. Nguyễn Hoàng Long
7. Lê Đức Hoàng
8. Lê Phương Toan
9. Hồ mậu Lượng
2
NỘI DUNG
1. Khái niệm về lạm phát.......................................................................................................................4
1.2. Các phương pháp đo lường lạm phát .............................................................................................4
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI.........................................................................................................4
1.2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội..........................................................................4
1.2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản .......................................................................................................5
1.3. Nguyên ngân của lạm phát..............................................................................................................5
1.3.1. Lạm phát do cầu kéo.............................................................................................................5
1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy........................................................................................................6
1. Diễn biến lạm phát trong năm 2010.........................................................................................7
2. Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011...........................................................................8
III. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY................................10
1. Nguyên nhân khách quan......................................................................................................10
2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................................................12
Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ chính trị được đánh
giá là phù hợp để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thực hiện các biện pháp chống lạm phát,


bên cạnh các kết quả bước đầu, cũng đã gây ra một số khó khăn ngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, như lãi suất vay vốn cao, khó tiếp cận vốn tín dụng, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, tốc độ
tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch..v.v….. ...............................................................18
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ................................................................................................................19
3
I. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm về lạm phát
Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại
một thời điểm. Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này thì giá tăng là lạm phát. Tất nhiên là
không hẳn như vậy. Chúng ta thử nghĩ xem vào dịp Tết tất cả các mặt hàng hầu như đều tăng, phải
chăng đó là lạm phát. Không! Đó chỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếu giá
tăng trong thời gian ngắn thì không phải cứ coi là lạm phát, chúng ta không nên cường điệu hóa.
Nhà kinh tế học Milton Fridmen đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng
nhanh và kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Như vậy với việc hình thành lạm phát theo
quan điểm này, bản chất lạm phát được thể hiện ở tính chất sự tăng giá, với một tốc độ cao và thời
gian dài, đó là đặc thù riêng có của lạm phát. Định nghĩa này cũng được Keynes ủng hộ, phù hợp
với mục tiêu ổn định giá cả trong thời gian dài của các NHTW.
1.2. Các phương pháp đo lường lạm phát
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát . CPI đo lường
mức giá trung bình của 1 nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong 1
giai đoạn nhất định. Chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của
rổ hang hoá đã được chọn theo quy định:
• Ưu điểm: Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian.
• Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cầu tiêu dùng , đồng thời cũng
không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng của hàng hoá dịch vụ.
Ở Việt Nam , CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá bình quân
được thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và cho cả năm và được công bố cùng chỉ số
giá vàng và chỉ số đô la Mỹ.
1.2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội

4
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các
loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển
hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở.
• Ưu điểm: Phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau.
• Nhược điểm: Chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ
tính sản phẩm trong nước) , không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng
trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
1.2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản
Chỉ số lạm phát cơ bản có cách tính tương tự như chỉ số CPI nhưng loại trừ một số mặt
hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp
đo lường lạm phát cơ bản nhưng có thể cho chúng vào 3 nhóm chính:
Nhóm phương pháp cơ học: Việc tính toán theo phương pháp này được thực hiện bằng
cách loại bỏ 1 số mặt hàng khỏi rổ CPI với nguyên tắc loại bỏ những hàng hoá đặc trưng bởi
những cú sốc mạnh ( có tính mùa vụ hay liên quan tới cung và giá cả không được hình thành bởi
thị trường).
Nhóm phương pháp thống kê: Loại bỏ tác động của những thay đổi thái quá của giá cả
ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát chung. Nhóm mặt hàng bị loại trừ thay đổi theo từng tháng và phụ
thuộc vào độ biến động giá cả của hàng hoá đó. Các phương pháp thống kê phổ biến nhất bao gồm
pp bình quân thu gọn và pp bình quân gia quyền cộng dồn.
Phương pháp hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để đưa các số liệu
thực tế của các biến số vào đánh giá lạm phát cơ bản.
1.3. Nguyên ngân của lạm phát
1.3.1. Lạm phát do cầu kéo
5
Nguyên nhân do tổng cầu AD – tổng chi tiêu của xã hội tăng lên – vượt quá mức cung ứng hàng
hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Nói cách khác, bất kỳ lí do nào làm cho tổng cầu
tăng lên đều dẫn đến lạm phát về ngắn hạn.
Giải thích bằng mô hình
O

Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của xã hội. Vậy các lý
do làm tổng cầu tăng lên là:
Chi tiêu Chính phủ tăng: Tổng cầu tăng trực tiếp thông qua các khoản đầu tư thuộc lĩnh vực
Chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội tăng và kết
quả là giá cả hàng hóa tăng lên. Khi nhu cầu Chính phủ tăng lên dẫn đến bội chi thì việc phát
hành tiền và đi vay từ các ngân hàng thương mại để bù đắp thiếu hụt rất dễ gây ra lạm phát
cao, kéo dài.
Chi tiêu hộ gia đình tăng lên: do mức thu nhập thực tế tăng lên, lãi suất giảm, do điều kiện
vay tiêu dùng thuận lợi… thúc đẩy AD dịch phải => tạo áp lực lên lạm phát.
Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên: xuất phát từ việc dự đoán về triển vọng
phát triển kinh tế, khả năng mở rộng thị trường, do lãi suất đầu tư giảm, điều kiện vay vốn đầu
tư dễ dàng hơn…
Nhu cầu của nước ngoài: Các yếu tố như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngòa so với trong
nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến
nhu cầu hàng hóa nhập khẩu và do đó ảnh hưởng đến tổng cầu cũng như mức giá chung nội
địa.
Thuế giảm:dẫn đến thu nhập của dân chúng tăng, kích thích tiêu dùng
Cung tiền tăng: Làm cho lãi suất thực giảm, kích thích đầu tư và xuất khẩu ròng, tăng cầu.
1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
6
AS
AD
0
AD
1
Đặc điểm quan trọng của lạm phát chi phí đầy là áp lực tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên cảu
chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa
của xã hội. Do một số nguyên nhân sau:
- Mức tăng tiền lương tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động (thị trường
lao động khan hiếm, yêu cầu tăng lương của công đoàn, lạm phát dự tính tăng).

- Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
- Do giá cả nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên.
- Tăng thuế và các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
II. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY
1. Diễn biến lạm phát trong năm 2010
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%:Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả
nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009.
Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%).
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thì
lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009.
7
DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010
Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có độ vênh
lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%. 3 tháng đầu năm CPI tăng cao
nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4
tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15
năm trở lại đây.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng ăn
(16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch vụ khác,
thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức
giảm gần 6% trong năm 2010. Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPI của
các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87%
của khu vực thành thị.
2. Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011
Tính chung từ đầu năm, lạm phát của cả nước đã tăng 15,68% so với thời điểm cuối năm
2010. So với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 23,02%. Nhìn chung lạm phát
nước ta đã có xu hướng tăng đáng kể từ đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh từ tháng 1
với 1,78% so với tháng trước và đỉnh điểm mức 3,32 ở tháng 4. Thời gian tiếp theo chỉ số CPI có
xu hướng giảm khi các thời điểm tháng 5, 6, 7 có giá trị lần lượt so với tháng trước là 2,21%,
8

×