Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA THIỀU
Quận Long Biên, Hà Nội
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH
PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015)
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ MỘT SỐ HÓA CHẤT VÔ CƠ TỒN DƯ
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA VÀ TRUNG HÒA.
Lĩnh vực: Khoa học môi trường
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TÁC GIẢ:
ThS. Phạm Thanh Hương 1. Trần Trung Hiếu, Lớp 11B1,
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. 2. Nguyễn Đăng Duy, Lớp 11B1,
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
MỤC LỤC
Phần I. LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI 3
Phần II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
2.1.1. Cơ sở lí thuyết 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 4
2.2. Điểm mới của đề tài 4
2.3. Tính sáng tạo của đề tài 4
Phần III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 5
Chương 1: THỰC NGHIỆM 5
3.1.1. Hóa chất 5
3.1.2. Dụng cụ 5
3.1.3. Khảo sát sự kết tủa của các ion kim loại
ở các giá trị pH khác nhau 5


3.1.4. Kết luận chương 1 8
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
3.2.1. Sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp
kết tủa và trung hòa 9
3.2.2. Mô hình thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp
kết tủa và trung hòa 10
3.2.3. Quy trình xử lý 11
3.2.4. Kết quả xử lý 11
3.2.5. Kết luận chương 2 12
3.2.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo 12
Phần IV. KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Phụ lục 15
2
Phần I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà đặc biệt là ngành hóa học luôn
luôn tỉ lệ thuận với những nguy cơ ô nhiễm do chất thải, hóa chất độc hại bị xả
trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Điều này làm cho môi trường
không còn khả năng tự cân bằng nữa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, làm cho
chất lượng sống ngày càng giảm sút.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học, trong đó có hóa chất
tồn dư trong các phòng thí nghiệm không qua xử lý ở nước ta hiện nay đã lên
đến mức báo động, làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần phải làm thế nào để giữ
được một môi trường trong sạch. Để ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường đang
bùng phát như hiện nay, người ta đã chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng các
công nghệ sạch, ít chất thải vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu sự phát thải ra
môi trường. Bên cạnh đó việc áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong xử lý các
chất thải (gồm bã thải rắn, nước thải và khí thải…) là một việc làm rất cần thiết

trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Trong các phòng thí nghiệm ở các trường học nói chung và trung học phổ
thông nói riêng hiện nay có nhiều hóa chất tồn dư có từ lâu đời đã bị biến chất
hoặc mất nhãn không còn sử dụng được nữa, chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy
không đúng cách đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, do đó chúng phải
được tiêu hủy.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiêu hủy hóa chất được đưa ra như:
Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học,… mỗi phương pháp đều có những
ưu, nhược đểm nhất định. Với đa số hóa chất vô cơ tồn dư thì tiêu hủy bằng
phương pháp hóa học được cho là thích hợp nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, trong đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
chúng em tiến hành “Nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong
phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa” để có thể loại bỏ
các hóa chất độc hại tồn dư trong phòng thí làm cho môi trường trong sạch hơn.
3
Phần II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Để xử lý các hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm, phương pháp
thường dùng là phương pháp hóa học. Đối với các hóa chất vô cơ là ion kim loại
thì trong các phương pháp hóa học thì sự kết hợp giữa phương pháp kết tủa và
trung hòa mang lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp hóa học là phương pháp chuyển hóa các chất độc hại thành
các chất khí, chất ít tan hoặc chất không độc hại bằng cách thêm hóa chất.
Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng trung hòa, tạo phức, kết
tủa, các phản ứng ôxi hóa khử hóa học và điện hóa.
Nguyên tắc của phương pháp dựa vào các phản ứng hóa học chuyển chất
thải nguy hại về dạng không nguy hại, bao gồm các phương pháp chủ yếu như:
a. Phương pháp kết tủa

Nguyên tắc chung: thêm một tác nhân tạo kết tủa vào dung dịch nước,
điều chỉnh pH của môi trường để chuyển ion cần tách về dạng hợp chất ít tan,
tách ra khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa.
b. Phương pháp trung hoà
Nguyên tắc chung là thực hiện một số phản ứng trung hoà giữa axit và
bazơ để đưa về môi trường trung tính trước khi thải ra môi trường. Tuỳ hoàn
cảnh việc trung hoà bằng các cách sau:
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong các phòng thí nghiệm ở hệ thống các trường học hiện nay có nhiều
óa chất tồn dư từ lâu đời đã bị biến chất hoặc mất nhãn không được sử dụng để
thí nghiệm, chúng phải tiêu hủy. Bao gồm các hóa chất mất nhãn và hóa chất để
lâu ngày do đó bị biến chất và những hóa chất đó chưa có biện pháp tiêu hủy
hoặc tiêu hủy không đúng cách.
2.2. Điểm mới của đề tài
Đã xử lý thành công một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm
có từ lâu đời bằng sự kết hợp 2 phương pháp kết tủa và trung hòa mà chưa có
biện pháp xử lý chúng.
2.3. Tính sáng tạo của đề tài
Tận dụng được lượng hóa chất vô cơ tồn dư là các axit, bazơ cần được xử
lý để làm chất để kết tủa các ion kim loại và để trung hòa mà không cần đưa
thêm hóa chất mới hoặc có cần sử dụng hóa chất mới thì hóa chất đó cũng rất rẻ
tiền.
4
Phần III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: THỰC NGHIỆM
3.1.1. Hóa chất
- Hóa chất dùng trung hòa và điều chỉnh pH: Ca(OH)
2
; HCl.
- Hóa chất dùng làm thí nghiệm: CuSO

4
; ZnSO
4
; FeCl
3
; CrCl
3
; AlCl
3
;
MgCl
2
; FeCl
2
; …
3.1.2. Dụng cụ
- Cốc thuỷ tinh - Đũa thuỷ tinh.
- Pipet các loại. - Phễu lọc các loại.
- Giấy lọc. - Giấy chỉ thị vạn năng.
3.1.3. Khảo sát sự kết tủa của các ion kim loại ở các giá trị pH khác nhau
Trong phương pháp kết tủa, dạng kết tủa thường được sử dụng để tách các
kim loại nặng ra khỏi dung dịch là hydroxit. Với quá trình kết tủa hydroxit kim
loại thì pH của dung dịch có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành hay hòa tan.
Bằng việc tính toán lý thuyết kết hợp với làm thực nghiệm chúng ta có thể biết
được khoảng pH cần thiết để kết tủa cho từng ion kim loại.
Ngoài ra có một số ion kim loại có thể tạo thành các hydroxit kim loại
lưỡng tính như Cr
3+
, Al
3+

… các hydroxit này có thể tan cả trong môi trường axit
và kiềm. Vì vậy việc chọn khoảng pH thích hợp cho các kim loại này là hết sức
quan trọng, nó đảm bảo cho việc tách các kim loại dưới dạng hydroxit được triệt
để. Dưới đây là bảng Ảnh hưởng của pH đến sự tạo thành và sự hòa tan kết tủa
của một số ion kim loại thường gặp trong phòng thí nghiệm.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của pH đến sự tạo thành kết tủa của các ion kim loại
ion kim loại pH bắt đầu kết tủa pH kết tủa hoàn toàn
Fe
3+
2,3 4,1
Cr
3+
4,9 6,8
Al
3+
4 5,2
Ni
2+
7,7 9,5
Zn
2+
6,4 8,0
Fe
2+
7,5 9,7
Cu
2+
6 9,0
Mg
2+

8 10
Căn cứ vào khoảng kết tủa của các ion kim loại ở bảng trên, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả ở 2 khoảng giá trị pH
từ 5 - 6 và từ từ 9 - 10 như sau:
3.1.3.1. Thực nghiệm về sự kết tủa của các ion kim loại ở pH khoảng từ 5 - 6
5
Hòa tan các muối: CuSO
4
; ZnSO
4
; FeCl
3
; CrCl
3
; AlCl
3
; MgCl
2
; FeCl
2
mỗi
muối có khối lượng 1 gam vào cốc thủy tinh có dung tích 1000ml. Sau đó tiến
hành kiểm tra pH và dùng Ca(OH)
2
và HCl để điều chỉnh pH về khoảng từ 5 - 6.
Với mục đích kết tủa một số ion kim loại như: Fe
3+
;

Al

3+
;

Cr
3+
.
Sau một thời gian, để cho kết tủa lắng xuống, lọc bỏ kết tủa, lấy một phần
nước lọc gửi mẫu đi phân tích tại phòng phân tích môi trường, viện Hóa hoc
công nghiệp Việt Nam, kết quả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Kết quả hàm lượng các ion trước và sau thực nghiệm
ở pH khoảng từ 5 - 6
Từ
kết quả
trên, có thể
vẽ được
biểu đồ so
sánh
hàm
lượng các ion trước và sau khi làm thí nghiệm như sau:
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh hàm lượng các ion trước và sau thực nghiệm
ở pH khoảng từ 5 - 6
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.2 và hình 3.1 ta thấy:
6
Cation
Kim loại
Trước xử lí
(mg/l)
Sau xử lí
(mg/l)
QCVN 40:2011

BTNMT (cột A)
Fe
3+
345 0,5 1
Al
3+
202 0,14 -
Cr
3+
328 0,04 0,2
Cu
2+
400 39,1 2
Zn
2+
403 41,0 3
Mg
2+
252 154,2 -
- Ở khoảng pH này Các ion Fe
3+
, Al
3+
và Cr
3+
đã kết tủa được gần hết (đạt
tiêu chẩn A về nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011 BTNMT)
- Một phần các ion Cu
2+
, Zn

2+
và Mg
2+
cũng được kết tủa theo, tuy nhiên
hàm lượng các ion này còn rất lớn (lớn hơn rất nhiều so với quy chuẩn A về
nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011 BTNMT), do đó chúng cần được xử lý
tiếp ở khoảng pH cao hơn.
3.1.3.2. Thực nghiệm về sự kết tủa của các ion kim loại ở pH khoảng từ 9 - 10
Một phần nước lọc ở thí nghiệm trên (pH khoảng từ 5 – 6) được cho vào
cốc có dung tích 500 ml sau đó dùng Ca(OH)
2
để điều chỉnh pH lên khoảng từ
9 - 10. Với mục đích kết tủa các ion kim loại còn lại như: Cu
2+
, Zn
2+
, Mg
2+

Pb
2+
,…
Sau một thời gian, để cho các ion kim loại còn lại kết tủa hết và lắng
xuống, lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc gửi đi phân tích tại phòng phân tích môi
trường, viện Hóa hoc công nghiệp Việt Nam, kết quả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Kết quả hàm lượng các ion trước và sau thực nghiệm
ở pH khoảng từ 9 – 10
Cation
kim loại
Trước xử lí

(mg/l)
Sau xử lí
(mg/l)
QCVN 40:2011
BTNMT (cột A)
Fe
3+
0,5 <0,05 1
Al
3+
0,14 0,06
Cr
3+
0,04 0,03 0,2
Cu
2+
39,1 0,05 2
Zn
2+
41,0 0,04 3
Mg
2+
154,2 1,32
Pb
2+
710 <0,002 0,1
Từ kết quả trên, có thể vẽ được biểu đồ so sánh hàm lượng các ion trước
và sau khi làm thí nghiệm như sau.
7
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng các ion trước và sau thực nghiệm

ở pH khoảng từ 9 - 10
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.3 và hình 2.4 ta thấy:
- Đã kết tủa được hầu hết phần còn lại các ion Cu
2+
, Zn
2+
, Mg
2+
và Pb
2+
.
Hàm lượng các ion đó đều đạt tiêu chẩn A về nước thải công nghiệp: QCVN
40:2011 BTNMT.
- Với kết quả đó, nước lọc sau khi đã tách được hầu hết các ion kim loại
có thể thải ra môi trường sau khi điều chỉnh pH về giá trị trung tính.
3.1.4. Kết luận chương 1
Qua quá trình làm thực nghiệm kết tủa các ion kim loại ở các giá trị pH
khác nhau, chúng em nhận thấy:
- Ở khoảng pH từ 5 - 6, đã kết tủa được gần hết các ion Al
3+
, Fe
3+
, Cr
3+

kết tủa được một phần các ion Cu
2+
, Fe
2+
, Zn

2+
, Mg
2+
và Pb
2+
. Tuy nhiên ở pH từ
5 - 6 này hàm lượng các ion Cu
2+
, Zn
2+
, Mg
2+
và Pb
2+

còn rất cao, do đó cần được
xử lý tiếp.
- Ở khoảng pH từ 9 - 10, đã kết tủa gần được hết các ion Cu
2+
, Zn
2+
Zn
2+
,
Mg
2+
và Pb
2+
. Ở khoảng pH này các ion có mặt trong nước thải đều thấp hơn so
với quy chuẩn A (QCVN 40:2011/BTNMT) và được phép thải ra môi trường.

8
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực tế, lượng hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm
của các nhà trường hiện nay rất lớn và cần được xử lý. Nhóm nghiên cứu chúng
em đã tiến hành nghiên cứu và xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư theo phương
pháp kết tủa và trung hòa. Sử dụng hai phương pháp này có ưu điểm là có thể
tận dụng nguồn axit và bazơ tồn dư trong phòng thí nghiệm để xử lý lẫn nhau,
và dùng để điều chỉnh giá trị pH để cho phản ứng kết tủa các ion kim loại được
xảy ra theo ý muốn. Do đó, trong đề tài này chúng em đã tiến hành kết hợp hai
phương pháp trên để xử lý có hiệu quả một số hóa chất vô cơ tồn dư, đặc biệt là
kim loại nặng, một trong những tác nhân gây độc hại cho môi trường.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và phần thực nghiệm, nhóm nghiên cứu
chúng em đưa ra quy trình xử lý hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm
bằng phương pháp kết tủa và trung hòa theo các công đoạn sau:
- Thu gom hóa chất tồn dư.
- Kết tủa một số ion kim loại ở khoảng pH từ 5 - 6.
- Kết tủa một số ion kim loại ở khoảng pH từ 9 - 10.
- Trung hòa để đưa pH về xấp xỉ = 7 trước khi thải ra môi trường.
Sau khi xử lý hóa chất tồn dư tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của
nước thải, nếu đạt quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp (QCVN
40:2011/BTNMT) thì được phép cho chảy vào nguồn nước công cộng.
Từ các công đoạn trên nhóm nghiên cứu chúng em đã đưa ra sơ đồ thiết bị
xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa.
3.2.1. Sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa
và trung hòa
Hình 3.3. Sơ đồ thiết bị xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư
bằng phương pháp kết tủa và trung hòa
9
4
5

1
5
5
2
3
6
Chú thích
1- Bể thu gom và kết tủa ở pH khoảng từ 5 - 6 (bể 1) .
2 - Bể kết tủa ở pH khoảng từ 9 - 10.(bể 2)
3 - Bể trung hòa (bể 3)
4 - Đường hóa chất vào
5 - Máy khuấy
6 - Đường nước thải sau khi đã xử lý
3.2.2. Mô hình thiết bị xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương
pháp kết tủa và trung hòa
Từ sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và
trung hòa và qua quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu
chúng em đã triển khai thiết kế mô hình công nghệ xử lý một số hóa chất vô cơ
tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa như sau:
Hình 3.4. Mô hình thiết bị xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư
bằng phương pháp kết tủa và trung hòa
10
3.2.3. Quy trình xử lý
Thu gom tất cả hóa chất tồn dư cần được xử lý hoặc nước thải phòng thí
nghiệm vào bể thu gom (bể số 1) sau đó dùng axit hoặc bazơ để điều chỉnh pH
về khoảng từ 5 - 6. Khi đó trong bể có thể xảy ra phản ứng trung hòa giữa axit
và bazơ tồn dư cần xử lí và phản ứng kết tủa một số hidroxit ở pH thấp như
Fe(OH)
3
; Cr(OH)

3
; Al(OH)
3
; Sau một thời gian, các kết tủa này lắng xuống
đáy bể, cho phần dung dịch chảy sang bể kết tủa số 2.
Tại bể kết tủa số 2, sử dụng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)
2
để điều
chỉnh pH lên khoảng từ 9 - 10, với mục đích kết tủa một số hidroxit như
Fe(OH)
2
; Cu(OH)
2
; Zn(OH)
2
; Mg(OH)
2
; Sau một thời gian, các kết tủa này
lắng xuống đáy bình, tách lấy phần dung dịch cho chảy sang bể trung hòa số (bể
số 3).
Tại bể trung hòa, có thể sử dụng axit tồn dư (nếu có) để điều chỉnh pH về
khoảng xấp xỉ 7 trước khi thải ra môi trường.
3.3.4. Kết quả xử lý
Sau khi tiến hành vận hành thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư trong
phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa, nhóm nghiên cứu
chúng em đã lấy mẫu nước thải sau xử lý ở thiết bị gửi sang phòng phân tích
môi trường, viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, thu được kết quả hàm lượng
các ion kim loại trong nước sau xử lý như sau:
Bảng 3.4. Hàm lượng ion kim loại sau xử lý (pH khoảng 7)
Cation

kim loại
Sau xử lí
(mg/l)
QCVN 40:2011
BTNMT (cột A)
Fe
3+
0,8 1
Al
3+
0,158
Cr
3+
0,09 0,2
Cu
2+
0,15 2
Zn
2+
0,1 3
Mg
2+
1,58
Pb
2+
0,051 0,1
Từ kết quả ở bảng trên, ta có thể so sánh được hàm lượng các ion kim loại
sau xử lý với quy chuẩn về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011 BTNMT) ở
biểu đồ sau:


11
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng các ion sau xử lý
ở pH khoảng

7 và quy chuẩn A
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.1 và hình 3.3 ta thấy:
- Hàm lượng các ion sau khi xử lý ở thiết bị đều đạt tiêu chẩn A về nước
thải công nghiệp (QCVN 40:2011 BTNMT) được phép thải ra môi trường.
- Các ion Al
3+
và Mg
2+
không có độc tính (trong quy chuẩn không có mức
giới hạn) do đó không so sánh được, nhưng với hàm lượng của các ion đó rất
thấp cho nên cũng có thể thải ra môi trường.
3.2.5. Kết luận chương 2
Đã chạy thử thiết bị để xử lý một số hóa chất tồn dư có trong phòng thí
nghiệm cho kết quả tốt, đáp ứng được quy chuẩn về nước thải công nghiệp
(QCVN 40:2011 BTNMT), được phép thải ra môi trường.
3.2.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong khuân khổ đề tài này nhóm nghiên cứu mới dừng lại ở việc xử lí
một số hóa chất vô cơ tồn dư, chủ yếu là ion kim loại, đặc biệt là kim loại nặng
có độc tính cao. Do đó đề tài mới đi giải quyết được một phần lượng hóa chất
tồn dư trong phòng thí nghiệm. Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu tiếp tục
triển khai một số công việc sau :
- Tiếp tục nghiên cứu xử lý các hóa chất vô cơ tồn dư còn lại, để loại bỏ
toàn bộ lượng hóa chất độc hại tồn đọng trong phòng thí nghiệm góp phần bảo
vệ môi trường.
- Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường cho nhóm nghiên cứu được
triển khai quy trình xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm

của nhà trường.
12
Phần IV: KẾT LUẬN
- Lượng hóa chất tồn dư trong phòng thí nghiệm hiện nay ở các trường
học là rất lớn, chúng có từ rất lâu, nhiều hóa chất đã bị biến chất hoặc mất nhãn
cần được tiêu hủy.
- Đã tiến hành làm thực nghiệm kết tủa các ion kim loại ở pH khoảng từ
5 - 6. Trong khoảng pH này, hầu hết các ion Fe
3+
, Al
3+
và Cr
3+
đã kết tủa và kết
tủa được một phần các ion Cu
2+
, Zn
2+
, Fe
2+
và Mg
2+
dưới dạng hidroxit.
- Đã tiến hành làm thực nghiệm kết tủa các ion kim loại ở pH khoảng từ
9 - 10. Trong khoảng pH này các ion Cu
2+
, Zn
2+
, Fe
2+

và Mg
2+
còn lại gần như
được kết tủa hết. Kết quả hàm lượng các ion Fe
3+
, Al
3+
, Cr
3+
, Cu
2+
, Zn
2+
, Fe
2+

Mg
2+
trong nước ở pH từ 9 - 10 đều thấp hơn tiêu chẩn A về nước thải công
nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT).
- Đã triển khai thiết kế và chạy thử mô hình thiết bị xử lý một số hóa chất
vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa, cho kết quả đáp ứng được
yêu cầu về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT), được phép thải ra
môi trường.
* Khuyến nghị
Do thời gian nghiên cứu và điều kiện có hạn, nghiên cứu của chúng em
mới chỉ dừng lại ở việc xử lý một số hóa chất vô cơ đặc biệt là kim loại nặng.
Nhóm nghiên cứu xin có một số đề nghị trong thời gian tới.
- Tiếp tục được nghiên cứu xử lý các hóa chất tồn dư khác có trong phòng
thí nghiệm.

- Nhân rộng quy trình này đến các nhà trường để xử lý này để xử lý hóa
chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm và xử lý nước thải trong phòng thí
nghiệm góp phần bảo vệ môi trường.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Đình Bảng, Các phương pháp xử lý nước, nước thải,
ĐHKHTN, 2004.
2. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê mậu Quyền, Hóa học 11 nâng
cao, Nxb Giáo dục, 2012.
3. PGS.TS. Trịnh Lê Hùng, kỹ thuật xử lý nước thải, Nxb GD, 2006.
4. Quy chuẩn về nước thải công nghiệp 40:2011/BTNMT.
14
PHỤ LỤC
15
16

×