Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lí thuyết chính sách và thương mại quốc tế- chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.88 KB, 18 trang )


TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI : CHỦ NGHĨA BẢO HỘ MẬU DỊCH
Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện :
Lớp :
Khoa :
Khóa :
Năm học :
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2008
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng, mậu dịch tự do là nền tảng lý tưởng để thực hiện quy luật lợi thế so
sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia và cho toàn thế giới. Trong những giai
đoạn đầu tiên khi kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ, sản xuất hàng hóa vượt ra khỏi
biên giới quốc gia. Adam Smith đã rất ủng hộ tự do mậu dịch, không cần sự can thiệp của
chính phủ. Điều này đã thể hiện khá rõ trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa vào chất
lượng và giá cả sản phẩm. Vì quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ nên chưa có doanh
nghiệp nào đủ sức lũng đoạn thị trường. Nếu không đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp có
thể chuyển hướng hoạt động.
Sang thế kỉ 19, nền kinh tế phát triển vượt bậc dựa vào các yếu tố thâm dụng của mỗi
quốc, các doanh nghiệp lớn áp dụng chính sách độc quyền. Họ đã bắt đầu dựng nên các
hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã bắt đầu hình
thành. Nền mậu dịch tự do trên thế giới không còn tồn tại và bước tiến đến chủ nghĩa bảo
hộ mậu dịch là một bước tất yếu của lịch sử thế giới (mặc dù là bước lùi).
4


I. Khái niệm bảo hộ mậu dịch :
Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ
thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác nhà nước
nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài.
II. Vì sao các nước áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch :
Dễ dàng nhận thấy rằng chính sách bảo hộ mậu dịch được áp dụng ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, dù là nước đã phát triển hay chưa. Vậy thì tại sao hiện tượng này lại diễn ra?
1. Nguyên nhân khách quan, cơ bản nhất của hiện tượng này là do :
− Có sự khác biệt về địa lý và tài nguyên dẫn đến sự khác biệt về nguồn lực kinh tế
và năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia – đó là cái gốc của vấn đề.
− Có sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với công ty
nước ngoài.
Ngoài hai nguyên nhân cơ bản này ra, chúng ta cũng nên nhìn nhận chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch dưới một số khía cạnh khác để làm rõ vấn đề “vì sao các nước áp dụng chính sách
bảo hộ mậu dịch” ?
2. Xét về khía cạnh tác dụng :
Nói đến khía cạnh tác dụng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng có nghĩa là nói đến ưu
điểm của nó :
− Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
− Bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, giúp họ tăng cường thêm sức mạnh trên thị
trường nội địa.
− Giúp nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài.
− Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ
thanh toán của mỗi nước.
3. Xét về khía cạnh lịch sử và quan hệ giữa các nước :
Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người ta thường quan tâm đến việc đẩy
mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quý, trong khi đó lại chủ trương hạn chế nhập khẩu để
giảm bớt khả năng di chuyển kim khí quý ra ngoài (lý thuyết lợi thế một chiều).
Xét về mặt chủ quan, các nước thực hiện chính sách bảo hộ chủ yếu vì lợi ích cục bộ. Các
nước lớn đánh thuế quan để làm giảm khối lượng nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi ích quốc

gia ; các nước khác trả đũa, dẫn đến thuế quan có tính chất cấm đoán. Hiện nay Mỹ và các
5
nước châu Âu bảo hộ rất mạnh cho hàng nông sản là thế mạnh của các nước đang phát
triển, để trả đũa các nước này bảo hộ ngành công nghiệp và dịch vụ.
III. Biểu hiện thực tế :
Bao gồm các biểu hiện thuế và phi thuế như : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép
xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật, trợ cấp…để thực hiện hai mục tiêu
của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ các nhà sản xuất trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước
ngoài và hỗ trợ họ bành trướng ra thị trường thế giới.
1. Biểu hiện thuế quan :
Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của quốc gia. Thuế
quan có tính chất là hàng rào mậu dịch chủ yếu là thuế nhập khẩu (ngày nay nhiều nước đã
bỏ thuế xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới).
Ví dụ : nhiều sản phẩm nhập khẩu như thịt động vật, sản phẩm sắt thép sẽ được điều chỉnh thuế.
Đáng chú ý là thuế nhập khẩu các sản phẩm thịt từ động vật được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, các
sản phẩm thuộc các nhóm 0201 là thịt trâu, bò, lợn tươi hoặc ướp lạnh và đông lạnh thuế sẽ tăng
thêm 2%. Các loại thịt bò nhập khẩu có mức thuế mới là 17% so với thuế cũ là 15%. Thịt lợn có
mức thuế mới 27% so với 25% trước đây. Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm
thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh thuộc nhóm 0207 có mức tăng khá mạnh. Nhất
là các loại gà nguyên con hoặc đã chặt mảnh dưới dạng tươi hay đông lạnh có mức thuế mới khá
cao là 40% so với mức 15% trước đây. Việc điều chỉnh thuế lần này, theo nhiều doanh nghiệp
(DN) chăn nuôi và phân phối thực phẩm là cần thiết vì thời gian qua, Việt Nam đã có mức điều
chỉnh thuế nhập khẩu các sản phẩm này thấp hơn so với lộ trình cam kết trong hội nhập WTO.
Việc này có thuận lợi là tăng cường một số sản phẩm nhập khẩu bổ sung nguồn thiếu hụt trong
nước. Tuy nhiên, điều này lại tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước vì thuế nhập khẩu thấp
nên nhiều sản phẩm nhập về có giá thành rẻ hơn đã khiến cho ngành chăn nuôi gặp khó khăn do
không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu.
Thuế quan làm tăng số lượng hàng hoá trong nước sản xuất và chính phủ thu được một
khoản tiền từ nhập khẩu.
Ví dụ: sau sáu tháng thực hiện cam kết với WTO , theo số liệu thống kê của các ngành có liên

quan thì thấy: so với cùng kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 30,4%, xuất khẩu tăng 19,4%,
nhưng số thu thuế XNK chỉ tăng 21,68% và tổng số thu các loại thuế XNK, tiêu thụ đặc biệt, giá
trị gia tăng, phí, lệ phí đối với hàng XNK mới đạt 49,8% mức kế hoạch năm. Ước tính đến cuối
tháng 8, tổng kim ngạch XNK đạt gần 69 tỷ USD, các chỉ số tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và
thu thuế so với cùng kỳ cũng không chênh lệch mấy so với số liệu nêu trên.
2. Các biểu hiện phi thuế quan : bao gồm :
− Giới hạn về số lượng Quota .
− Các biện pháp làm tăng tính cạnh tranh về giá
6
− Những quy định về kỹ thuật
7

×