SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT KIM LIÊN – ĐỐNG ĐA
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN CHO CÁC BỆNH VIỆN
VÀ CƠ SỞ Y TẾ TRÊN TOÀN QUỐC
Lĩnh vực: Khoa học Máy tính
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- Th.S Nguyễn Tài Hoài Thanh
- Đơn vị công tác: Học viện Kĩ thuật
Quân sự
TÁC GIẢ:
1. Vũ Nguyễn Trọng Nghĩa Lớp:11A15 Trường: THPT Kim Liên
2. Nguyễn Minh Hải Lớp:10A1 Trường: THPT Kim Liên
- 1 -
1
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
- 2 -
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Công ty Intel Việt Nam và Sở Giáo dục - Đào
tạo Hà Nội đã cho chúng em được biết đến một sân chơi bổ ích.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Tài Hoài Thanh – Học viện Kĩ
thuật Quân sự, các Thầy/ Cô hướng dẫn và các Thầy/ Cô trường THPT Kim Liên
đã ủng hộ và tạo điều kiện cho chúng em tham gia cuộc thi.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời biết ơn tới bố mẹ, gia đình và cô giáo Dương
Hồng Hạnh đã luôn đồng hành trong các hoạt động, tạo mọi điều kiện về mặt vật
chất và tinh thần để chúng em có thể hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Nhóm trưởng
Vũ Nguyễn Trọng Nghĩa
- 3 -
3
MỤC LỤC
Table of Contents
Article I.
- 4 -
4
I. Lí do chọn đề tài:
“Bức tranh thật về đại dịch vẫn luôn bị chậm trễ một hoặc hai tuần. […] Với một
bệnh dịch lây lan nhanh, hai tuần chậm trễ cũng giống như dài vô tận. Sự chậm trễ
này đã hoàn toàn vô hiệu hóa các cơ quan y tế tại những thời điểm gay cấn nhất.”
(Trích “Dữ liệu lớn: Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi cách chúng ta sống, làm
việc và tư duy”, Viktor Mayer-Schoenberger và Kenneth Cukier, NXB Trẻ, 2013)
Trong năm 2014, Việt Nam nói riêng đã phải đối mặt với 2 đại dịch lớn là dịch
bệnh tay – chân – miệng và dịch sởi nên chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc
cập nhật số liệu và cấp cứu kịp thời hơn bao giờ hết. Trên thực tế:
- Con số 5.000 bệnh nhân sởi ngày 15/4/2014 đã nhanh chóng lỗi thời.
Ngày 16/4, số trẻ mắc bệnh đã lên 7.000 ca. Ông Vũ Văn Ngọ -
Trưởng phòng Hành chính BV Trẻ em Hải Phòng - cho biết: Tính từ
tháng 2 đến ngày 16/4, tại bệnh viện có tổng số 95 trường hợp trẻ em
bị mắc bệnh sởi đến điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, con số từ
Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hải Phòng lại thấp hơn rất nhiều, khi
tính đến ngày 14.4, toàn thành phố mới có 59 ca mắc bệnh
sởi/rubella.
- Theo chúng em tìm hiểu, năm 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt
Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh viện tuyến trên
về hỗ trợ các Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh” theo Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT ngày
26/5/2008 . Đề án đã đem lại hiệu quả rất cao, theo phản ánh qua
trang web của các bệnh viện như Sở y tế An Giang, bệnh viện đa
khoa Vĩnh Phúc, sở y tế Yên Bái… số lượng bệnh nhân đến khám đã
tăng, số lượng bệnh nhân chuyển tuyến giảm, trình độ chuyên môn
của các cán bộ y tế được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc điều động
bác sĩ tuyến trên về các vùng sâu vùng xa không được thường xuyên
vì nhiều lí do nên nhu cầu hỗ trợ chuyên môn chưa được đáp ứng
tuyệt đối.
Những thực trạng nói trên nhìn chung là do 3 nguyên nhân chính:
* Thứ nhất: là số liệu y tế (tỉ lệ nhiễm bệnh, tỉ lệ tử vong,…) chưa được cập nhật
thường xuyên và kịp thời nhằm kiểm soát tình hình và mức độ lây lan của dịch
bệnh
- 5 -
5
* Thứ hai: là việc chuyển bệnh nhân cấp cứu còn gặp khó khăn về khoảng cách
địa lí và do sự chênh lệch về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn giữa các cơ sở y
tế tuyến dưới so với tuyến trên.
* Thứ ba: trong quá trình khảo sát, chúng em nhận thấy CNTT là công cụ trợ
giúp đắc lực trong lĩnh vực Y tế trên thế giới, tuy nhiên lại chưa thực sự được ứng
dụng hiệu quả trong lĩnh vực Y tế ở Việt Nam
Cùng hưởng ứng cuộc thi Intel_ISEF 2014, nhóm Tin học chúng em mang đến ý
tưởng xây dựng một phần mềm hỗ trợ y tế trực tuyến giúp giảm thiểu sự quá
tải, chậm trễ, hỗ trợ kịp thời các cán bộ y tế ở vùng sâu vùng xa về mặt
chuyên môn. Đó chính là động lực thôi thúc nhóm có quyết tâm hơn, với hi vọng
ý tưởng sẽ được triển khai trong một tương lai không xa.
II. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Phần mềm của đề tài “Giải pháp hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện và cơ sở
y tế trên toàn quốc” bao gồm không chỉ tính năng cơ bản nhất của những phần
mềm y tế hiện nay là lưu trữ, nhập thông tin bệnh nhân, in đơn thuốc mà còn được
bổ sung thêm những tính năng mới cần thiết mà các phần mềm khác không có.
Tính mới và khác
− Hỗ trợ thường xuyên công tác khám chữa bệnh trực tuyến và cập nhật tài
liệu giữa những y bác sĩ có cùng chuyên môn.
− Rút ngắn khoảng cách về trình độ và tay nghề giữa y bác sĩ vùng xa và
vùng trung tâm.
− Giúp các cơ sở y tế ở vùng xa tiếp nhận kịp thời các công nghệ mới, các
thông báo khẩn hoặc những thay đổi về điều luật y tế từ tuyến trên.
− Nâng cao khả năng sử dụng CNTT cho các cán bộ y tế vùng sâu vùng
xa. Đưa nền y tế Việt Nam bắt kịp với nền y tế Thế giới.
− Giảm việc điều động các y bác sĩ tuyến trên về vùng sâu vùng xa mà vẫn
đảm bảo hiệu quả và nhu cầu hỗ trợ chuyên môn.
- 6 -
6
III. Quá trình nghiên cứu và kết quả:
1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Dưới sự hướng dẫn của cô Dương Hồng Hạnh, từng cá nhân trong nhóm được
phân công nhiệm vụ dựa theo năng lực:
• Vũ Nguyễn Trọng Nghĩa: viết báo cáo, thu thập thông tin, viết nhật kí
hoạt động
• Nguyễn Minh Hải: thu thập thông tin, thiết kế giao diện, viết báo cáo,
dịch tài liệu.
• Nhóm sử dụng hòm thư chung:
2. Chuẩn bị tài liệu:
Bước đầu tham gia cuộc thi, các thành viên trong nhóm đã có kiến thức lập trình
học tại nhà trường, đó là ngôn ngữ lập trình Pascal. Các công việc đã được triển
khai:
• Tìm hiểu về hệ quản trị CSDL Access: Mua tài liệu, đọc thêm sách
tham khảo,…
• Tìm hiểu về ngôn ngữ Visual Basic: Mua tài liệu, tải chương trình,
học cách sử dụng.
• Tìm hiểu phần mềm IMindmap và SmartDraw để phục vụ cho việc
thiết kế concept của chương trình: Tải chương trình, học cách sử
dụng.
• Học cách sử dụng Powerpoint và Prezi để có thể làm một bài thuyết
trình tốt hơn.
3. Khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng phần mềm tại các bệnh
viện, cơ sở y tế:
Tại Việt Nam
Hiện nay nhóm đã tiến hành khảo sát tại các cơ sở y tế như sau:
− Bệnh viện Đa khoa Sainpoint
− Bệnh viện Đại học Y
− Bệnh viện Lão khoa
− Bệnh viện Tim Hà Nội
− Bệnh viện Bộ Xây dựng
− Bệnh viện Đa khoa Hải Phòng
− Bệnh viện Quốc tế
− Trạm y tế phường Thanh Xuân Bắc
− Trạm y tế phường Cầu Dền
− Trạm y tế phường Thanh Nhàn
− Trạm y tế phường Phương Liệt
- 7 -
7
Tại các cơ sở y tế này, chúng em đã trò chuyện và trao đổi trực tiếp với 50 cán bộ
và y bác sĩ cùng 50 bệnh nhân.
Mẫu phiếu khảo sát của nhóm:
Hình 1. Phiếu khảo sát tại Trạm Y tế phường Thanh Xuân Bắc và bệnh viện Bộ Xây dựng
Hình 2 Phiếu khảo sát tại bệnh viện Bộ Xây dựng và bệnh viện Đa khoa Hải Phòng
- 8 -
8
Hình 3. Phần mềm y tế bệnh viện Sainpoint
Hình 4. Giao diện phần mềm y tế tại bệnh viện Lão khoa TW
- 9 -
9
Hình 5. Giao diện đơn thuốc tại bệnh viện Lão khoa TWTheo kết quả thu được, các bệnh
nhân cho rằng:
- Tình trạng chậm trễ, quá tải tại các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay diễn ra ở
mức độ thường xuyên.
- Vai trò của việc cập nhật số liệu y tế là rất quan trọng.
- Việc hỗ trợ khám chữa bệnh trực tuyến là điều cấp thiết để góp phần phát
triển ngành Y tế hiện nay.
Trong khi đó, 48/50 bác sĩ, chuyên gia CNTT lĩnh vực y tế có ý kiến rằng:
- Số liệu y tế hiện nay chưa được cập nhật thường xuyên mặc dù có vai trò
quan trọng.
- Muốn ngành Y tế có thể phát triển tốt đòi hỏi một phần mềm không chỉ hỗ
trợ lưu trữ thông tin mà cả hỗ trợ chuyên môn trực tuyến.
- Cần có hệ thống hỗ trợ chuyên môn trực tuyến giúp bác sĩ tham khảo, thuận
lợi dễ dàng ngay trong lúc làm việc (bác sĩ Nguyễn Thị Thanh – khoa tai
mũi họng); bổ túc, cập nhật kiến thức mới, hiện đại (bác sĩ Trần Ngô Bình –
khoa Sản; bác sĩ Bùi Thiên Hương – khoa Nhi); rút ngắn thời gian tập huấn
và đi lại (bác Phạm Hồng Hà – trưởng khoa CNTT); cập nhật thông tin về y
tế một cách chính thống (bác sĩ Nguyễn Thị Oanh – khoa Nội).
- “ Hiện nay tất cả các phần mềm y tế đều chỉ có những chức năng thông
thường. Một phần mềm hỗ trợ khám bệnh trực tuyến chưa được triển khai”
(theo chú Đoàn Tiến Minh – trưởng khoa CNTT bệnh viện Đa khoa
Sainpoint)
- “ Y tế là một trong những lĩnh vực cần phải được chú trọng hàng đầu. Vì
vậy, việc xây dựng một phần mềm có chức năng hỗ trợ chuyên môn trực
tuyến phục vụ trong ngành y tế nước ta là rất cần thiết. Điều đó sẽ tạo nên
một bước tiến mới, giúp rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian và công
sức trong việc khám chữa, cập nhật thông tin cho những cán bộ y tế, đặc
biệt là ở những tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa” ( theo bác Nguyễn Hữu Hách –
bác sĩ đa khoa thuộc Tổ chức cấp cứu Châu Á – SOS )
2/50 ý kiến của bác sĩ cho rằng:
- Ngành Y tế Việt Nam hiện nay đang ở tình trạng phát triển tốt nhờ có sự ưu
việt của chế độ và sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
- Cần áp dụng kĩ thuật chung, tuy nhiên giữa thầy thuốc và bệnh nhân cần có
sự tương tác trực tiếp.
Khảo sát một số trang web tham khảo ở nước ngoài :
Ứng dụng AsthmaSense: ứng dụng di động của iSonea cho phép
bệnh nhân theo dõi hơi thở của họ và quản lý thuốc của họ với một
- 10 -
10
ghi chú ghi lại triệu chứng, lịch sử dùng thuốc, và hơi thở đọc chức
năng đồng hồ. Nó cũng có thể được sử dụng để kêu gọi giúp đỡ khẩn
cấp.
Hình 6. Ứng dụng AsthmaSense Hình 7. Ứng dụng Iconic Data's SwiftPayMD
Hình 8. Ứng dụng NetDoctor (Anh) Hình 9. Trang web Healthline
4. Kết luận:
Với kết quả khảo sát tại các bệnh viện và cơ sở y tế cùng sự so sánh với một số
trang web y tế nước ngoài, có thể kết luận như sau:
- Việc cập nhật kịp thời số liệu y tế đóng vai trò quan trọng trong việc theo
dõi, kiểm soát tình hình bệnh dịch và ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên hầu hết ý
kiến cho rằng việc cập nhật số liệu y tế hiện nay chưa được hiệu quả
- Tình trạng quá tải, chậm trễ tại các bệnh viện, cơ sở y tế diễn ra ở mức độ
thường xuyên.
- Việc các cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ trực tuyến các cơ sở y tế tuyến dưới
qua tài liệu chuyên môn, hình ảnh, webcam, micro,… là điều cần thiết vì
mọi người có thể thăm khám thường xuyên hơn do không mất thời gian đi
lại và chờ đợi khám, nâng cao khả năng chuyên môn của bác sĩ, giảm chi
phí cho bệnh nhân.
- Chênh lệch lớn giữa trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất giữa các vùng
tại Việt Nam và giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên
toàn thế giới.
5. Xây dựng chương trình phần mềm:
Giai đoạn 1: Mô phỏng giao diện phần mềm bằng ứng dụng
SmartDraw:
- 11 -
11
Hình 10. Giao diện mô phỏng ban đầu
- 12 -
12
Giai đoạn 2:
a) Mô tả hệ thống phần mềm:
Sau khi nghiên cứu một số tài liệu tham khảo và thu thập thông tin từ phiếu thăm
dò, nhóm đã bàn bạc và đưa ra mô hình hệ thống phần mềm như sau:
Hình 11. Mô tả hệ thống phần mềm
Máy chủ: có nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu tổng, bao gồm thông tin khám
bệnh, thông tin bệnh nhân điều trị bệnh, các văn bản – biểu mẫu.
- Cơ sở dữ liệu quản lý thông tin bệnh nhân: lưu trữ thông tin cá nhân của
bệnh nhân đi khám bệnh (chụp ảnh, cấp mã số khám bệnh, họ tên, năm sinh,
địa chỉ, diện bảo hiểm y tế, tiền sử bệnh …) , nếu phải điều trị bệnh thì thêm
thông tin ngày vào/xuất viện, tình trạng bệnh …
- Cơ sở dữ liệu về các văn bản và tài liệu chuyên môn: những mẫu biểu về
văn bản được quy định thống nhất trong toàn quốc hoặc khu vực, điều đó sẽ
tạo thuận lợi trong công tác quản lý. Do đó những mẫu văn bản này được
lưu trữ tại máy chủ, dễ dàng cấp phát cho các tuyến cơ sở.
- Chức năng cập nhật thông tin theo đơn vị thời gian nhỏ: thay vì cập nhật 1
lần/tuần thì cập nhật hàng giờ, thông báo tình hình dịch bệnh bùng phát,
phương án phòng ngừa, phương án điều trị nếu xảy ra dịch bệnh lan rộng …
- Chức năng trực tuyến : Do điều kiện tại những vùng xa vùng sâu, việc
chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là một khó khăn rất lớn. Mặt khác, đội ngũ
y bác sĩ tuyến cơ sở có thể còn hạn chế về chuyên môn. Do đó chức năng
trực tuyến hỗ trợ hình ảnh, webcam, micro,… giữa các y bác sĩ tuyến trên
và tuyến dưới, khắc phục nhanh những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu hoặc
xuất hiện những triệu chứng của bệnh dịch cần có tư vấn tại chỗ nhanh
chóng và chính xác.
Máy tính tại các tuyến cơ sở:
Phần mềm trên máy tính là nội dung chính của đề tài:
- Tiếp nhận thông tin bệnh nhân (thông tin cá nhân, kết luận khám bệnh, tình
hình điều trị nội trú …). Giao diện của phần mềm cho phép nhận dễ dàng
- 13 -
13
những thông tin bệnh nhân. Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với
trình độ tin học của tuyến cơ sở. Khi tiếp nhận thông tin người khám bệnh:
hệ thống camera (hoặc webcam) chụp ảnh người bệnh. Thu thập thông tin
cá nhân, phần mềm sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu tại máy chủ thông tin
này, nếu tồn tại trong hệ thống thì sẽ lấy thông tin về tiền sử bệnh, tình hình
khám và điều trị những lần trước …) từ đó xây dựng nhanh phác đồ điều trị.
- Chức năng tiếp nhận thông tin, thông báo khẩn từ tuyến trên: Phần mềm kết
nối trực tuyến với máy chủ, khi có thông tin hoặc thông báo khẩn từ tuyến
trên, thông báo được chỉ thị lên màn hình hoặc thông báo bằng hiệu lệnh âm
thanh.
- Chức năng giao tiếp trực tuyến (nhận tư vấn trực tuyến từ bác sĩ tuyến trên):
Chức năng gửi nhận tệp tin, trò chuyện trực tuyến với bác sĩ tuyến trên)
- Tra cứu thông tin (thông tin chuyên môn, thông tin lịch sử khám chữa bệnh
…) Tra cứu thông tin chuyên môn hỗ trợ cho y bác sĩ trong quá trình điều
trị, hoặc có thể truy xuất lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân (nếu có)
- Ngoài ra, phần mềm còn có chức năng quản lý thống kê để phục vụ công tác
quản lý, báo cáo như: thống kê số lượng khám chữa bệnh trong tháng, tỷ lệ
về độ tuổi, tỷ lệ về loại bệnh (có thể dự đoán dịch bệnh) …
b) Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu được phân loại thành các nhóm chính như sau:
Nhóm quản lý tài khoản người đăng nhập:
Phân quyền cho người sử dụng phần mềm, mỗi phần mềm cài đặt trên máy tính
đều phải được truy cập thông qua tài khoản được đăng ký và cấp quyền trước, việc
phân quyền sẽ tiến hành theo sơ đồ sau:
Tài khoản người dùng
- Truy cập chức năng phòng
khám.
- Truy cập chức năng theo
dõi điều trị bệnh nhân.
- Gửi nhận văn bản, biểu
mẫu
- Kích hoạt tư vấn trực tuyến
Tài khoản quản trị
- Cấp phát tài khoản người
dùng.
- Phát lệnh thông báo khẩn
Truy cập chức năng phòng
khám.
- Truy cập chức năng theo
dõi điều trị bệnh nhân.
- Gửi nhận văn bản, biểu
mẫu
Do đó, chúng em đã thiết kế bộ cơ sở dữ liệu quản lý tài khoản thông qua module
Visual Data Manager trong bộ Visual Basic 6.0: Tên bảng đặt là “Login” và tên cơ
sở dữ liệu đặt tên là “Database.mdb”
- 14 -
14
Hình 12.
Tên trường (field) Loại dữ liệu Chức năng
UserName Text Tên tài khoản
Password Text Mật khẩu
Hoten Text Họ tên người dùng
Gioitinh Text Giới tính người dùng
Bacluong Text Bậc lương người dùng
Namsinh Text Năm sinh người dùng
Chucvu Text Chức vụ: Bác sỹ chuyên khoa, y tá …
Manhanvien Text Mã nhân viên người dùng
Donvi Text Đơn vị công tác, khoa hoặc phòng
Avatar Text Đường dẫn ảnh người dùng
Admin Boolean Quyền quản trị hay không.
Nhóm quản lý bệnh nhân: Quản lý bệnh nhân bao gồm thông tin bệnh nhân khám
bệnh và điều trị bệnh:
Hình 13.
- 15 -
15
Tên trường (field) Loại dữ liệu Chức năng
Ten Text
NamSinh Text
DiaChi Text
Gioitinh Text
Doituong Text
MaBHYT Text
MaBenhNhan Text
DienThoai Text
NgayKham Text
MaKham Text
SoKham Text
TrieuChungKham Text
ChuanDoanKham Text
HuyetApKham Text
NhietDoKham Text
NhipTimKham Text
NhomMau Text
TienSuBenh Text
KhoaDieuTri Text
NgayNhapVien Text
NgayXuatVien Text
BieuDoHuyetApNhietDo Text
ThuocDieuTri Text
Nhóm quản lý các trung tâm y tế trong tỉnh: Mục tiêu nhóm chúng em thiết kế
phần mềm này là để hỗ trợ cho các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa. Những nơi còn
thiếu về cơ sở vật chất và cán bộ y tế. Do đó, việc hỗ trợ trực tuyến của các tuyến
trên cho tuyến cơ sở là rất cần thiết. Nhóm đã khảo sát các cơ sở y tế thuộc tỉnh Hà
Giang, sau đó thiết kế thành cơ sở dữ liệu, thông tin nhập dữ liệu như sau:
Tuyến tỉnh
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang 02193.886.411
2 Bệnh viện Lao & Bệnh phổi 02193.887.518
3 Bệnh viện Y Dược cổ truyền 02193.810.787
4 Bệnh viện Điều dưỡng & PHCN 02193.507.778
5 Trung tâm PC Sốt Rét-KST-CT 02193.860.209
6 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản 02193.866.310
7 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh 02193.886.495 02193.866.195
8 Bệnh viện Mắt 02193.886.257
9 Trung tâm PC HIV/AIDS 02193.810.809
10 Trung tâm Truyền thông GDSK 02193.863.011
- 16 -
16
11 Trung tâm Giám Định Y khoa 02193.886.910
12 Trung tâm Kiểm nghiệm 02193.866.713
Tuyến huyện,TP
1 Trung tâm Y tế Yên Minh 02193.852.257
2 Bệnh Viện ĐKKV Yên Minh 02193.852.016
3 Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn 02193.214.145
4 Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn 02193.856.112
5 Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc 02193.871.703
6 Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc 02193.871.113
7 Trung tâm Y tế huyện Quản Bạ 02193.846.722
8 Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ 02193.846.123
9 Trung tâm Y tế huyện Bắc Mê 02193.841.773
10 Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Mê 02193.841.117
11 Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên 02193.245.070
12 Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên 02193.826.200
13 Trung tâm Y tế huyện Bắc Quang 02193.219.709
14 Bệnh viện ĐKKV Bắc Quang 02193.821.164
15 Trung tâm Y tế huyện Quang Bình 02193.820.609
16 Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình 02193.820.065
17 Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì 02193.831.413
18 Trung tâm Y tế huyện Hoàng Su Phì 02193.831.194
19 Trung tâm Y tế huyện Xín Mần 02193.836.516
20 Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần 02193.836.202
21 Bệnh viện Đa khoa Nà chì 02193.838.126
22 Trung Tâm Y Tế TP.Hà Giang 02193.866.562
- 17 -
17
Hình 14. Thiết kế bảng cơ sở dữ liệu
c) Thiết kế giao diện phần mềm:
Hình 15. Sơ đồ khối mô tả phần mềm
- 18 -
18
Giao diện màn hình khởi động: Giới thiệu thông tin về phần mềm, tên đề tài của
nhóm:
Hình 16. Giao diện màn hình chính
Giao diện màn hình chính: Từ màn hình chính, ta có thể dễ dàng lựa chọn phương
pháp truy cập vào các chức năng chính theo các nút bấm chọn trên giao diện phần
mềm.
Hình 17. Giao diện màn hình quản lí tài khoản
Giao diện màn hình quản lý tài khoản: Trong mục quản lý tài khoản, cho phép tạo
tài khoản mới hoặc xóa tài khoản hiện tại (phải có quyền quản trị mới được thực
hiện). Mỗi tài khoản sẽ có mục thông tin chi tiết của người sử dụng tài khoản. Do
đó, mỗi người nắm giữ tài khoản phải có trách nhiệm khi sử dụng phần mềm,
tránh trường hợp tài khoản bị thất thoát có thể làm xâm phạm vào cơ sở dữ liệu.
Thông tin người sử dụng tài khoản, mật khẩu đều được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
- 19 -
19
Hình 18. Giao diện ứng dụng trao đổi tài liệu chuyên môn
Hình 19. Giao diện màn hình quản lý khám bệnh
Giao diện màn hình quản lý khám bệnh: Người phụ trách tiếp nhận bệnh nhân
khám bệnh sẽ ghi các thông tin cá nhân vào trong mục “thông tin bệnh nhân khám
bệnh” (phía trên, bên trái). Mục “chẩn đoán bệnh” dành cho người trực tiếp khám
bệnh (phía dưới, bên trái). Trường hợp cần làm xét nghiệm, hoặc chỉ định nhập
viện, sẽ có các nút bấm chuyển ở bên dưới.
Khi lưu cơ sở dữ liệu, mỗi bệnh nhân sẽ được cấp phát mã số, mã số này sử dụng
như một số định danh của bệnh nhân. Phục vụ cho các lần khám sau hoặc sử dụng
theo dõi bệnh nhân nếu nhập viện điều trị.
Giao diện cũng thiết kế mục tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu, phục vụ tìm
kiếm thông tin nếu bệnh nhân tái khám hoặc thông tin tra cứu theo nhu cầu nếu
- 20 -
20
cần thiết. Từ cơ sở dữ liệu, người quản lý có thể thu thập thông tin để thực hiện
công tác thống kê, báo cáo một cách thuận lợi.
Hình 20. Giao diện màn hình tư vấn trực tuyến
Giao diện màn hình tư vấn trực tuyến: Đây chính là phần sáng tạo, và cốt lõi
nhất trong nội dung đề tài của chúng em. Thể hiện tính mới mẻ và cấp thiết đáp
ứng tốt trong điều kiện các cơ sở y tế vùng xa không đủ điều kiện cơ sở vật chất
và cán bộ chuyên môn. Qua các thông tin thu thập từ các phiếu khảo sát, chúng
em đã tổ chức quy mô của phần mềm là ứng dụng trong một tỉnh. Khi lựa chọn
tỉnh (mặc định), các cơ sở y tế sẽ được liệt kê trong danh mục. Khi cần tư vấn
đến đơn vị nào, thì có thể dễ dàng chọn đơn vị trong danh mục liệt kê.
Giao diện tư vấn trực tuyến thiết kế đơn giản, giúp cho các tuyến cơ sở có khả
năng tiếp cận nhanh trong trường hợp khẩn cấp. Phần mềm hỗ trợ trực tuyến bằng
thông tin giao tiếp, qua hình ảnh webcam hoặc qua Voice chat. Tham khảo các
phần mềm trò chuyện trực tiếp (CHAT), chúng em đã thiết kế giao diện như sau:
Hình 21. Giao diện màn hình tư vấn trực tuyến
- 21 -
21
d) Xây dựng nền tảng phần cứng:
Vì điều kiện vùng xa cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được nên có thể không sử
dụng video chat. Nhưng chúng em liệt kê về phần cứng như sau:
Hãng A4Tech
- Up to 5 Megapixel, 2560x2048
- Công nghệ CMOS, 640×480 pixels
- Quay phim: 30fps@160x120, @320x240, @640x480
- Ống kính quang: F=2.4, f=3.5 mm
- Trường nhìn: 60 độ
- Tự động lấy tiêu cự
- Tích hợp Micro
- Kết nối: USB 2.0
6. Kết quả thực nghiệm của đề tài:
Phần mềm chưa hoàn thiện nên chúng em chưa cài đặt thử nghiệm trên thực tế.
IV. Kết luận:
1. Lợi ích của đề tài đem lại:
a) Tính nhân văn:
- Tránh gây ra tình trạng xếp hàng, quá tải gây khó chịu cho bệnh nhân, đặc
biệt là người già và trẻ em.
- Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, tử
vong, tạo cơ sở cho chủ trương, chính sách quản lí, chỉ đạo y tế của nhà
nước.
- Rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn gây ra bởi lí do khách quan
(khoảng cách địa lí, v.v…) giữa các khu vực.
- Nắm bắt và theo kịp xu hướng phát triển chung của nền y tế thế giới, hỗ trợ
tốt công tác điều trị và tiếp cận được kiến thức mới.
- Giảm thiểu khả năng thất lạc giấy tờ.
b) Tính tiết kiệm:
- Đối với kinh tế: giảm chi phí cho bệnh nhân, tiết kiệm tiền bạc của các cơ
sở y tế, giảm thiểu tối đa không gian lưu trữ hồ sơ, giấy tờ (không tốn chi
phí cho nhiều server), có thể đầu tư vào cơ sở vật chất.
- Tiết kiệm thời gian: giúp bác sĩ dễ dàng tham khảo tài liệu chuyên môn
ngay trong lúc làm việc, giảm thời gian đi lại tập huấn chuyên môn, giảm
thời gian chờ đợi của bệnh nhân và thời gian
- chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
- Tiết kiệm về khoảng cách đi lại.
2.Một số kiến nghị và phương hướng phát triển của đề tài:
- 22 -
22
a) Kiến nghị:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng về CNTT cho các cơ sở y tế.
b) Phương hướng:
- Triển khai ứng dụng trên thực tế, cài đặt tại thử nghiệm tại các bệnh viện
sau: bệnh viện Sainpoint, bệnh viện Đa khoa Hải Phòng, bệnh viện Tim Hà
Nội, bệnh viện 7 Quân khu 3.
- 23 -
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1.] Visual Basic Programming for the Absolute Beginner, Michael Vine, 2011.
[2.] Visual Basic Step by Step, Michael Halvorson, 2010.
[3.] Dữ liệu lớn: Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc
và tư duy, Vickor Mayer, Schonberger, Kenneth Cukier.
[4.] http:// www .fpt.com.vn/vn/tin_tuc/2013/01/11/29414/#.VDNWmPl_vpc
[5.] />[6.] />15470/healthcare-in-vietnam-2
[7.] />luc/104596.vnp
- 24 -
24